intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Tập đoàn điện lực Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:260

124
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống KSNB trong doanh nghiệp nói chung và hệ thống KSNB trong các TĐKT nói riêng, Luận án hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề mang tính chất lý luận cơ bản về hệ thống KSNB tại Tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Tập đoàn điện lực Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THANH THỦY GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THANH THỦY GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ QUANG BÍNH 2. TS. TRẦN ĐÌNH CƯỜNG HÀ NỘI - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thanh Thủy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS Lê Quang Bính và TS Trần Đình Cường - giáo viên hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn để Nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu của các nhà khoa học, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà quản lý tại Công ty mẹ và các công ty thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong quá trình thu thập tài liệu khi thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Tài chính, các đồng nghiệp trong khoa Kế toán và bộ môn Lý thuyết Hạch toán kế toán Học viện Tài chính đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Cuối cùng Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thanh Thủy
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ............................................................................... viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC ...................................................................................................................... 15 1.1. Khái quát chung về kiểm soát trong quản lý và kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ..................................................................................................................... 15 1.1.1. Chức năng kiểm soát trong quản lý ................................................................. 15 1.1.1.1.Khái niệm và vai trò của kiểm soát trong quản lý .................................. 15 1.1.1.2.Các loại kiểm soát ................................................................................. 17 1.1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ......................... 19 1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ............................................... 23 1.2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ............................. 23 1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ................ 25 1.2.3. Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ............................................................................................................. 29 1.2.3.1.Khái quát về rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp............................... 29 1.2.3.2.Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát nội bộ......................................................................................................... 31 1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ....................... 32 1.3.1. Tổng quan về Tập đoàn kinh tế Nhà nước ............................................................... 32 1.3.1.1. Khái niệm Tập đoàn kinh tế .................................................................. 32 1.3.1.2. Vai trò của Tập đoàn kinh tế ................................................................. 35 1.3.1.3. Các loại Tập đoàn kinh tế ..................................................................... 38 1.3.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ........................... 39 1.3.2.1.Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Nhà nước ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn ...................................................... 39
  6. iv 1.3.2.2.Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn kinh tế Nhà nước ................................................................................................................... 43 1.4. Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam ............... 59 1.4.1. Khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn kinh tế tại một số nước trên thế giới. .......................................................................................... 59 1.4.2. Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng theo COSO của Tập đoàn năng lượng Úc và Tập đoàn Điện lực Tokyo.............................................................. 63 1.4.3. Bài học kinh nghiệm khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các Tập đoàn kinh tế tại Việt Nam.................................................................. 65 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ...................................... 68 2.1. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm chính và các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam................. 68 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ................................................................................................................... 68 2.1.2. Các đặc điểm chính của Tập đoàn ảnh hưởng đến việc xây dựng và thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................................................................... 71 2.1.3. Các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..................................................................................................... 78 2.1.3.1. Các rủi ro ảnh hưởng chung đến hoạt động của cả Tập đoàn. .............. 78 2.1.3.2. Các rủi ro tại các đơn vị sản xuất điện ................................................. 81 2.1.3.3. Các rủi ro tại các đơn vị truyền tải điện ............................................... 84 2.1.3.4. Các rủi ro tại các đơn vị kinh doanh mua bán điện ............................... 85 2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thời gian qua ..................................................................................................................... 87 2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam................... 87 2.2.1.1. Đặc thù về quản lý ................................................................................ 87 2.2.1.2. Về cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ............................. 89 2.2.1.3. Về chính sách nhân sự của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ...................... 96 2.2.1.4. Về công tác kế hoạch tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.......................... 99 2.2.1.5. Về Ban kiểm soát ................................................................................ 101 2.2.1.6. Về bộ phận kiểm toán nội bộ ............................................................... 106
  7. v 2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .......................... 107 2.2.3. Thực trạng hệ thống thông tin và truyền thông tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.... 109 2.2.3.1. Thực trạng hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp ............................... 109 2.2.3.2. Thực trạng hệ thống thông tin kế toán ................................................ 111 2.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam................... 116 2.2.4.1. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc kiểm soát cơ bản trong việc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .... 116 2.2.4.2.Thực trạng áp dụng các thủ tục kiểm soát cơ bản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ........................................................................................... 121 2.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam.................... 128 2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thời gian qua .......................................................................................................... 130 2.3.1. Ưu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ...... 130 2.3.2. Một số tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ....... 133 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .......................................................................................... 139 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ........................................................... 143 3.1. Định hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ........................................................................ 143 3.1.1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam............................................................................................................ 143 3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian tới........... 148 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ........................................................................................................... 150 3.2. Nguyên tắc và mục tiêu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .......................................................................................................... 152 3.2.1. Những nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ................................................................................... 152 3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .............................................................................................................154
  8. vi 3.3. Một số kiến nghị về giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .......................................................................................................... 155 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện các nhân tố cơ bản của môi trường kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .......................................................................................... 155 3.3.1.1. Về đặc thù quản lý .............................................................................. 156 3.3.1.2. Về cơ cấu tổ chức ............................................................................... 158 3.3.1.3. Về chính sách nhân sự ........................................................................ 158 3.3.1.4. Về công tác kế hoạch .......................................................................... 162 3.3.1.5. Về Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ ................................................. 164 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..... 167 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ................................................................................................... 174 3.3.3.1. Về hệ thống thông tin chung toàn doanh nghiệp ................................. 174 3.3.3.2. Về hệ thống thông tin kế toán.............................................................. 177 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ....... 178 3.3.4.1. Về các nguyên tắc kiểm soát nói chung ............................................... 179 3.3.4.2. Hoàn thiện kiểm soát người đại diện tại Công ty mẹ Tập đoàn ........... 180 3.3.4.3. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát vốn của Công ty mẹ ............................... 182 3.3.4.4. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát với một số rủi ro cụ thể ......................... 182 3.3.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam ..... 191 3.4. Điều kiện cần thiết để hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .......................................................................................................... 195 3.4.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng .................................................. 195 3.4.2. Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn ...................................................................................................................... 197 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 200 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................... 202 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 203 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 210
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích từ ngữ Tiếng Việt EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam KSNB Kiểm soát nội bộ TĐKT Tập đoàn Kinh tế TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên WTO Tổ chức thương mại thế giới NĐD Người đại diện HĐQT Hội đồng quản trị BKS Ban kiểm soát HĐTV Hội đồng thành viên TGĐ Tổng giám đốc BGĐ Ban Giám đốc TCT Tổng Công ty EVN NPT TCT truyền tải điện Việt Nam EVN NPC TCT điện lực miền Bắc EVN NPC TCT điện lực miền Trung EVN SPC TCT điện lực miền Nam EVN HANOI TCT điện lực thành phố Hà Nội EVN HCMC TCT điện lực thành phố Hồ Chí Minh Genco 1 TCT phát điện 1 Genco 2 TCT phát điện 2 Genco 3 TCT phát điện 3 CBCNV Cán bộ công nhân viên CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa BCTC Báo cáo tài chính Tiếng Anh England Association of Accountant EAA Hội kế toán Anh quốc American Institute of Certificated Public Accountant AICPA Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ The International Federation of Accountant IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission COSO Uỷ ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway Enterprise Resource Planning ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO........................... 26 Bảng 2.1: Số lượng kiểm soát viên tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam .............................. 102 Bảng 2.2: Số lượng các cuộc kiểm tra kiểm soát được tiến hành tại EVN các năm qua.......................................................................................................... 103 Bảng 2.3: Hệ số đòn bẩy tài chính tại thời điểm kết thúc năm tài chính .......................... 125 Bảng 2.4: Kết quả giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2011-2015 .................................... 126 Bảng 3.1: Các tiêu chí để đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB................................ 193 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh điện năng ......................................................... 81 Sơ đồ 2.2: Lộ trình và thực tế thực hiện thị trường điện cạnh tranh của EVN................... 86 Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam .......................................................................................................... 90 Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức của TCT Truyền tải điện quốc gia ........................................... 92 Sơ đồ 2.5: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần cơ điện miền Trung ................................ 93 Sơ đồ 2.6: Hệ thống quy chế quản lý nội bộ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam................ 108 Sơ đồ 2.7: Quy trình lập BCTC hợp nhất tại EVN .......................................................... 114 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức đề xuất cho EVN.................................................................... 166 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tại Công ty mẹ Tập đoàn và các đơn vị thành viên ....................................................................................................... 169 Sơ đồ 3.3: Chu kỳ quản trị rủi ro ...................................................................................... 170 Sơ đồ 3.4: Khung quản trị rủi ro áp dụng cho doanh nghiệp ........................................... 173 Sơ đồ 3.5: Quy trình quản trị rủi ro tài chính ................................................................... 183 Sơ đồ 3.6: Quy trình quản trị rủi ro hoạt động ................................................................. 187
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Việc định hướng Xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. Để kinh tế Nhà nước được giữ vai trò chủ đạo, hệ thống các Tập đoàn và TCT Nhà nước đã được thành lập và đi vào hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trọng yếu và then chốt trong nền kinh tế, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội như xi măng, sắt thép, dầu khí, cao su, cà phê… trong đó không thể không nhắc tới một Tập đoàn lớn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Từ khi thống nhất đất nước cho tới năm 1995, ngành điện Việt Nam bao gồm Công ty điện lực 1, Công ty điện lực 2 và Công ty điện lực 3. Cả ba công ty được đặt dưới sự quản lý của Bộ Điện và Than, sau chuyển về Bộ Điện lực (1981 - 1987) và Bộ năng lượng (1987 - 1995). Các công ty Điện lực 1,2,3 quản lý toàn bộ các nhà máy điện, sở truyền tải điện và các sở phân phối điện theo khu vực địa lý phía Bắc, phía Trung và phía Nam. Trong thời kỳ này cơ chế quản lý ngành điện về cơ bản vẫn là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Điện năng là tài sản xã hội chủ nghĩa, việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện phải thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối đều do Bộ chủ quản điều hành và quản lý. TCT Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 theo chủ trương thí điểm xây dựng các TCT lớn của Chính phủ nhằm khắc phục những nhược điểm của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu cùng với việc Việt Nam được gia nhập WTO, để đón nhận các vận hội mới của đất nước và đảm bảo sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập với thế giới, ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Với mục đích đa dạng hóa sở hữu, EVN hình thành và hoạt động theo mô hình chủ đạo công ty mẹ - công ty con đều là các pháp nhân độc lập được sắp xếp lại từ TCT điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Theo đó Công ty mẹ - Tập đoàn có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của TCT điện lực Việt Nam theo quy định của pháp luật. Tính đến cuối năm 2015, EVN là một trong số
  12. 2 các TĐKT Việt Nam có quy mô lớn nhất về Tổng tài sản và vốn. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV thuộc sở hữu Nhà nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 TCT phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 TCT điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là TCT Điện lực miền Bắc (EVN NPC), TCT Điện lực miền Trung (EVN CPC), TCT Điện lực miền Nam (EVN SPC), TCT Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), TCT Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là TCT Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam). Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để từ đó tìm ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống này là một yêu cầu cấp thiết xuất phát từ một số lý do sau: Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò của ngành điện Việt Nam trong nền kinh tế. Trong lịch sử 60 năm của ngành điện, điện lực Việt Nam với vị trí là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước đã chứng tỏ được vai trò chủ đạo trong cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong tất cả giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, điện lực Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, với phương châm “điện đi trước một bước”, ngành điện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh…
  13. 3 Thứ hai: Xuất phát từ kỳ vọng của Đảng và Nhà nước cũng như người dân đặt ra đối với ngành điện. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước và vì sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ và kỳ vọng đặt ra cho ngành điện Việt Nam rất lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng và phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày càng một lớn mạnh, sản xuất và kinh doanh có lợi nhuận, cân bằng tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động, tạo nền tảng vững chắc để Tập đoàn bước vào giai đoạn phát triển năm 2016-2020. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân, điều hành hệ thống điện an toàn, linh hoạt, kịp thời, bám sát tình hình thời tiết, khai thác hiệu quả các nguồn điện; Điều hành thị trường điện phát đúng quy định, vận hành điện an toàn, hiệu quả, tin cậy hệ thống điện, sử dụng hiệu quả nguồn nước phát trong các tháng mùa khô; Ổn định các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc và các nhiệt điện than mới vận hành, khắc phục nhanh khi có sự cố; Đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng các dự án, công trình điện, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra đối với ngành điện. Để làm được việc đó đặt ra hàng hoạt các vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện trong đó việc hoàn thiện hệ thống KSNB đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Thứ ba: Xuất phát từ chính những hạn chế, bất cập của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau một quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể, phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện, đáp ứng được nhu cầu về điện của người dân ở nhiều vùng miền trên cả nước, đem lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách, góp phần bình ổn vật giá… Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, hoạt động của Tập đoàn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như trình độ quản lý của một số công ty thành viên còn chưa cao, hiệu quả kinh doanh và khả năng hội nhập, cạnh tranh thấp, chưa đánh giá và phòng ngừa được hết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó phải kể đến một nguyên nhân quan trọng mà đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, đó là chưa thiết kế và vận hành được một hệ thống KSNB thích hợp và làm việc có hiệu quả để có thể thực hiện được tất cả các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ những lý do nêu trên và thực tiễn của hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như trên cơ sở yêu cầu cấp thiết đặt ra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn điện lực Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
  14. 4 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Về những kết quả nghiên cứu nước ngoài: Các lý luận về hệ thống KSNB trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ và tập trung làm rõ khái niệm về hệ thống KSNB, các tiêu chí và công cụ để đánh giá hệ thống KSNB cũng như các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB. Đã từ lâu, KSNB là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm chú ý trong cả thực tiễn và lý luận. Trong giai đoạn sơ khai, KSNB xuất phát ban đầu từ sự quan tâm của kiểm toán độc lập mà hình thức ban đầu là kiểm soát tiền. Đến năm 1905, trong cuốn “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert Montgomery đã bắt đầu xuất hiện thuật ngữ “KSNB”. Một trong những khái niệm đầu tiên về KSNB được cục dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra vào năm 1929, sau đó được Ủy ban giao dịch chứng khoán của Mỹ sử dụng nhằm đưa ra Đạo luật giao dịch chứng khoán vào năm 1934. Cũng trong đạo luật này, vai trò của hệ thống KSNB đối với việc đảm bảo các mục tiêu cơ bản trong đơn vị chính thức được ghi nhận (đặc biệt là mục tiêu đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán). Điều này nhằm mục đích khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các quyết định đầu tư mua bán hay giữ chứng khoán một cách hợp lý trong điều kiện có đầy đủ thông tin. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống KSNB, các loại hình kiểm soát trong mối liên hệ với KTNB như: Nghiên cứu của tác giả Victor Z Brink và Herbert Witt (1941) về “KTNB hiện đại - đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát”; của tác giả Alvin A.Arens và James Loebecke về “Kiểm toán - Một phương pháp liên kết”; của tác giả Robert Moller (2005) về “KTNB hiện đại kế thừa quan điểm của Brink”, của tác giả Oray Wittington và Kurt Pany (1995) về “Các nguyên tắc của kiểm toán”…. Bên cạnh lĩnh vực kiểm toán, những nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp cũng được nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Merchant, K.A (1985) về “Kiểm soát trong tổ chức kinh doanh”; Tác giả Anthony R.N và Dearden, Jbedford (1989) về “Kiểm soát quản lý”; tác giả Laura F.Spira và Micheal Page (2002) nghiên cứu về quản trị rủi ro trong mối quan hệ với KSNB; tác giả Faudizah, Hasnah và Muhamad (2005) nghiên cứu mối quan hệ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với KSNB, tác giả Yuan Li, Yi Liu, Youngbin Zhao (2006) nghiên cứu về vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và KSNB có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới.
  15. 5 Nhìn chung, trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, KSNB vẫn dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán BCTC. Đến năm 1992, các công ty ở Hoa Kỳ phát triển nhanh, kèm theo đó là tình trạng gian lận gia tăng, gây thiệt hại nặng nền cho nền kinh tế. Trước bối cảnh đó, nhiều ủy ban ra đời nhằm tìm các biện pháp ngăn chặn và khắc phục các gian lận, hỗ trợ phát triền kinh tế trong đó có ủy ban COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Uỷ ban của các tổ chứ tài trợ của Ủy ban Treadway) là một tổ chức được thành lập dựa trên sự khởi xướng và tài trợ của (5) tổ chức là: Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA - Institute of Internal Auditors), Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI - Financial Executives Institude), Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (AAA - American Accounting Association), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA - Institude of Management Accountants). Báo cáo của COSO bao gồm 4 phần và là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về hệ thống KSNB, làm nền tảng cho hệ thống lý thuyết về KSNB sau này. Như vậy có thể nói báo cáo của COSO là khung lý thuyết căn bản để các nhà nghiên cứu sau này phát triển lý thuyết và hoàn thiện lý thuyết đó hơn trong những môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thể. Cũng từ đây, khi nghiên cứu về KSNB, các nhà quản lý sẽ nhìn nhận một cách cụ thể hơn về vai trò cũng như các bộ phận cấu thành của của nó để có thể thiết kế và vận hành được một hệ thống KSNB phát huy được hiệu lực và mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động. Sau báo cáo COSO, đã có rất nhiều nghiên cứu mở rộng và phát triển hệ thống lý luận về KSNB trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sử dụng báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán độc lập và kiểm toán BCTC; vận dụng KSNB của COSO vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong Báo cáo Basel của ủy ban Basel. Về những kết quả nghiên cứu trong nước Thứ nhất, hệ thống lý luận về hệ thống KSNB ở Việt Nam được thể hiện trong những cuốn giáo trình, sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết nghiên cứu về khái niệm hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, trình tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của KTV cũng như những hạn chế tiềm tàng của một hệ thống KSNB.
  16. 6 Trong giáo trình Kiểm toán của các trường đại học như Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Hồng Đức, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh luôn dành riêng một chương để nói về hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB, trình tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của kiểm toán viên… Một số sách tham khảo như “Kiểm toán” (tác giả Vương Đình Huệ và Đoàn Xuân Tiên, NXB Tài chính 1996) có đề cập đến hệ thống KSNB ở những khía cạnh như: khái niệm, mục đích của hệ thống KSNB trong quản lý, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Sách tham khảo “KSNB” (PGS.TS Trần Thị Giang Tân chủ biên, nhà xuất bản Phương Đông, 2012) có đề cập đến tổng quan hệ thống KSNB, nội dung cơ bản của hệ thống KSNB theo COSO, các loại gian lận và biện pháp phòng ngừa, KSNB một số chu trình nghiệp vụ và tài sản… Nhìn chung những tài liệu này chỉ cung cấp hệ thống lý luận chung về hệ thống KSNB chứ không vận dụng chúng vào một tổ chức cụ thể. Thứ hai, sự ra đời và phát triển lý luận về hệ thống KSNB ở Việt Nam gắn liền với sự ra đời và phát triển của các hoạt động kiểm toán và nhu cầu quản trị của các doanh nghiệp. Sự ra đời của công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam (VACO) vào năm 1991 đánh dấu một bước ngoặt vô cùng to lớn đối với công tác kế toán kiểm toán ở Việt Nam. Sự ra đời của một loạt các công ty kiểm toán tồn tại dưới đủ mọi loại hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán Việt Nam phát triển, dẫn đến yêu cầu về đánh giá hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi phải có một nền tảng lý thuyết căn bản về KSNB. Tiếp theo đó một loạt các quyết định liên quan đến KSNB ra đời như Quy chế kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành vào Tháng 1/1994, quy chế KTNB áp dụng với các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành vào tháng 10/1994. Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 03/01/1998. Tháng 9/1999, Bộ Tài chính ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2005 ban hành 26 chuẩn mực kiểm toán. Ngày 06/12/2012, Bộ Tài chính đã ban hành và chuẩn hóa lại 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo quan điểm quốc tế. Theo các quy định này, thuật ngữ “kiểm soát” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của KSNB. Nhìn chung, ở Việt Nam, hệ thống lý luận về KSNB còn sơ sài và chưa được coi trọng đúng mức, KSNB chủ yếu vẫn chỉ được xem là công cụ quan trọng hỗ trợ kiểm toán độc lập thực hiện hoạt động kiểm toán. KSNB chưa được coi là công cụ quan trọng giúp ích cho quá trình quản lý các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đặt được các mục tiêu đề ra. Thứ ba, tại Việt Nam, việc nghiên cứu hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể cũng được nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến trong các luận văn thạc sỹ của mình.
  17. 7 Có thể kể đến tác giả Bùi Thị Hảo (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài”; tác giả Phạm Lê Hoài Thương (2014) với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB của cảng Hàng không Vinh - chi nhánh của TCT Cảng hàng không Việt Nam”; tác giả Phạm Ngọc Tú (2013) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại TCT đầu tư nước và môi trường Việt Nam”; tác giả Trần Thị Minh Thư (2001) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các TCT Nhà nước ở Việt Nam”; tác giả Đào Việt An (2011) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại TCT khai thác Cảng hàng không miền Bắc”… Hầu hết các nghiên cứu này đều nghiên cứu hệ thống KSNB ở một doanh nghiệp đơn lẻ nên mới chỉ đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB của từng chu trình như mua hàng - thanh toán, chu trình tài sản cố định, chu trình xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mà chưa đánh giá và hoàn thiện hệ thống KSNB trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Một số luận văn và công trình nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thiết kế hệ thống KSNB còn chưa rõ nét, thậm chí còn chưa có. Chưa có tác giả nào nêu được tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu trong quá trình vận hành của hệ thống KSNB và phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB. Thứ tư, trong thời gian gần đây, đã có một số luận án tiến sỹ nghiên cứu về hệ thống KSNB trong phạm vi rộng hơn một doanh nghiệp, cụ thể hơn là trong một ngành, một bộ hoặc một TCT. Có thể kể đến Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Minh Hải năm 2010 về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Luận án đã khái quát được lý luận chung về hệ thống KSNB và cũng đúc rút được một số kinh nghiệm kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và vận hành hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc cũng như đưa ra được sự cần thiết và các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong phần lý luận, luận án cũng chưa chỉ ra được các điểm khác nhau giữa kiểm soát, KSNB và hệ thống KSNB cũng như chưa nghiên cứu hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quản lý để thực hiện các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, chưa chỉ ra được các rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp may mặc và cũng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là 1 công cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thu Hoài năm 2011 về “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam”. Điểm mới của luận án này là đã đề cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng công
  18. 8 nghệ thông tin. Luận án cũng chỉ ra được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB như thế nào, từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi. Tuy nhiên luận án cũng mới chỉ nghiên cứu được các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB của các doanh nghiệp sản xuất thuộc TCT Xi măng Việt Nam chứ chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong toàn ngành. Luận án cũng chưa chỉ ra được các rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp sản xuất xi măng và cũng chưa nghiên cứu được hệ thống KSNB dưới góc độ là một công cụ quan trọng để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2013), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam. Luận án đã khái quát hóa được hệ thống lý luận về hệ thống KSNB tại TĐKT nói chung cũng như Tập đoàn hóa chất nói riêng. Luận án đã chỉ ra được các đặc điểm đặc thù của TĐKT có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB như thế nào cũng như đã đưa ra được những điểm khác nhau căn bản giữa hệ thống KSNB của TĐKT so với hệ thống KSNB ở một doanh nghiệp riêng lẻ. Trong quá trình phân tích thực trạng, tác giả luận án cũng đã lập các bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát tại các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Hóa chất để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn này. Tuy nhiên, Luận án mới chỉ nghiên cứu về hệ thống KSNB với 3 yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Một trong những chức năng quan trọng nhất của hệ thống KSNB là cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro lại chưa được tác giả nhắc đến trong luận án của mình. Luận án cũng chưa chỉ ra được các đặc điểm riêng có của Tập đoàn hóa chất có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB như thế nào cũng như chưa chỉ ra được các rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống KSNB tại Tập đoàn hóa chất. Luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Trang (2015). Luận án đã nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB với 5 yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát. Luận án có nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp ngành năng lượng và dầu khí ở nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam. Luận án cũng trình bày khá rõ ràng đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí ảnh hưởng tới việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB cũng như những rủi ro mà loại hình doanh nghiệp này
  19. 9 phải đối mặt. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn mang tính định hướng chung chung mà chưa hướng đến ngăn ngừa các rủi ro mà tác giả đã nhận diện trước đó. Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Hoài Nam (2016), nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp trong TCT phát triển nhà và đô thị. Luận án đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tác giả đã nhận diện và phân tích những rủi ro có ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống KSNB cũng như đã lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát tại các đơn vị thành viên của TCT để có được cái nhìn toàn diện về thực trạng hệ thống KSNB tại TCT phát triển nhà và đô thị dựa trên 3 yếu tố là cấu thành là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát. Trên cơ sở đó luận án đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB. Điểm mới của luận án này là đã nghiên cứu hệ thống KSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong phần lý luận của luận án cũng chưa phân biệt được các khái niệm kiểm soát, KSNB, hệ thống KSNB. Thứ năm, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới mô hình Tập đoàn ở nước ta là một vấn đề không còn mới mẻ nhưng trong quá trình hoạt động trong thời gian qua vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động kinh doanh dưới mô hình Tập đoàn nhưng trên các khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến PGS.TS Ngô Trí Tuệ với “Tổ chức hệ thống KSNB trong quản lí tài chính tại các TCT và TĐKT Việt Nam”; TS Hoàng Văn Ninh với “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý trong các TĐKT ở Việt Nam”; TS Nguyễn Xuân Nam với “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các TCT 91 phát triển theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”; TS Nguyễn Minh Dũng với “Quản lý vốn đầu tư công ty mẹ vào công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”… Các công trình này đã làm rõ được khái niệm, phân loại Tập đoàn cũng như đưa ra được kinh nghiệm khi tổ chức và xây dựng một số Tập đoàn trên thế giới, các chính sách vĩ mô cho sự phát triển của TĐKT tại Việt Nam, đưa ra được phương hướng và các giải pháp về cơ chế, tổ chức, về chính sách hỗ trợ để hình thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các TCT Nhà nước. Thứ sáu, trong nghiên cứu nói chung và trong chuyên ngành kế toán - kiểm toán nói riêng, Tập đoàn Điện lực cũng như ngành điện đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, có thể kể đến TS Trần Thế Hùng với “Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam”; tác giả Phạm Văn Hòa và Đặng Tiến Trung với “Hệ thống thông tin trong hệ thống điện”; tác giả Nghiêm Sĩ Thương (2008) với “Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các công ty điện lực thuộc Tập đoàn
  20. 10 Điện lực Việt Nam”... Tuy nhiên các công trình này mới chỉ nghiên cứu các khía cạnh đơn lẻ của hệ thống KSNB chứ chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống về hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với đầy đủ các yếu tố cấu thành. Như vậy theo hiểu biết của tác giả, tuy tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị khác nhau nhưng vẫn còn có những khoảng trống để đề tài tiếp tục nghiên cứu và khai thác, cụ thể như sau: Về nội dung: Trên góc độ nghiên cứu lý luận về hệ thống KSNB, phần lớn các đề tài chưa làm rõ được sự khác biệt giữa hai khái niệm KSNB và hệ thống KSNB cũng như chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa vận hành hệ thống KSNB với quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Trên góc độ khảo sát thực tiễn, hầu hết các đề tài chưa nêu được các rủi ro trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và việc xây dựng các chính sách, thủ tục kiểm soát để hạn chế các rủi ro đó được thực hiện như thế nào. Chính vì vậy các giải pháp đưa ra đều mang tính chung chung chứ chưa đi vào từng rủi ro cụ thể. Về phạm vi nghiên cứu: Theo nghiên cứu tổng quan của tác giả, chưa có một nghiên cứu nào về hệ thống KSNB của Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối kinh doanh điện năng, về Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đặc biệt tiếp cận hệ thống KSNB với chức năng quan trọng là cảnh báo và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Từ những lý do nêu trên, tác giả cho rằng khoảng trống để tác giả nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Luận án tập trung vào nghiên cứu lý luận chung về hệ thống KSNB trong các đơn vị hoạt động theo mô hình TĐKT tồn tại dưới dạng công ty mẹ - công ty con, thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho hệ thống KSNB tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cách tiếp cận của luận án là tiếp cận theo hướng rủi ro, có nghĩa là nghiên cứu hệ thống KSNB với chức năng quan trọng nhất là cảnh báo và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án - Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp nói chung và hệ thống KSNB trong các TĐKT nói riêng, Luận án hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề mang tính chất lý luận cơ bản về hệ thống KSNB tại Tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Mục tiêu này được giải quyết ở chương 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2