intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:192

51
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tiến hành phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017, có cập nhật đến 2019; dự báo xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu giày da và đề xuất những giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam

  1. 1 MỤC LỤC `
  2. 2 Từ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt Nguyên nghĩa CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 CNHT Công nghiệp hỗ trợ CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTTT Giá trị gia tăng NK Nhập khẩu PTTTXK Phát triển thị trường xuất khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu KHCN Khoa học công nghệ TCHQ Tổng cục Hải quan TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu XTTM Xúc tiến thương mại 2
  3. 3 Từ viết tắt tiếng Anh Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AANZFTA ASEAN­Australia­ Hiệp định thương mại tự do  Newziland Free Trade  ASEAN­ Úc­New Zealand Agreement ACFTA ASEAN­China Free Trade  Hiệp định thương mại tự do  Agreement ASEAN và Trung Quốc AEC ASEAN Economic  Cộng đồng kinh tế ASEAN Community AHKFTA ASEAN­Hong Kong Free  Hiệp định thương mại tự do  Trade Agreement ASEAN ­ Hồng Kông AIFTA ASEAN­India Free Trade  Hiệp định thương mại tự do  Agreement ASEAN ­ Ấn Độ AJCEP ASEAN­Japan  Hiệp định hợp tác kinh tế toàn  Comprehensive Economic  diện ASEAN, Nhật Bản Partnership APEC Asia­Pacific Economic  Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á  Cooperation – Thái Bình Dương ASEM Asia­Europe Meeting Tiến trình Hợp tác Á­Âu ASEAN Association of Southeast  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam  Asian Nations Á CPTPP Comprehensive and  Hiệp định Đối tác Toàn diện và  Progressive Agreement for  Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trans­Pacific Partnership CMT Cut, Make, Trim Phương thức gia công cắt­may­ đóng gói GVC Global Value Chains Chuỗi giá trị toàn cầu EU European Union Liên minh Châu Âu EVFTA European­Vietnam Free  Hiệp định thương mại tự do Việt  Trade Agreement Nam­Hàn Quốc FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free On Board Điều   kiện   giao   hàng   miễn   trách  nhiệm của người bán khi hàng đã  lên boong tàu FTA Free trade area Khu vực thương mại tự do `
  4. 4 LEFASO Vietnam Leather, Footwear  Hiệp hội Da giày túi xách Việt  and Handbag Association Nam M&A Mergers & Acquisitions Sáp nhập và Thâu tóm ODM Original Design  Nhà sản xuất thiết kế gốc Manufacturer RCEP Regional Comprehensive  Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn  Economic Partnership diện Khu vực R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển SMEs Small and medium  Doanh nghiệp nhỏ và vừa enterprises SOE State Owned Enterprise Doanh nghiệp nhà nước TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật với thương  mại VCCI Vietnam Chamber of  Phòng Thương mại và Công  Commerce and Industry nghiệp Việt Nam VKFTA Vietnam Korea  Hiệp định thương mại tự do Việt  Nam­Hàn Quốc VN­EAEU FTA Vietnam­Eurasian  Hiệp định thương mại tự do Việt  Economic Union Free Trade  Nam ­ Nga ­ Belarus ­ Amenia ­  Agreement Kazakhstan ­ Kyrgyzstan VCFTA Vietnam­Chile Economic  Hiệp định thương mại tự do Việt  Union Free Trade  Nam­Chi Lê Agreement WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới . 4
  5. 5 Danh mục bảng biểu Bảng 1.1 Nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu 32 Bảng 1.2 Mô hình chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu Ansoff 33 Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp làm da – giày theo chuyên ngành 59 Bảng 2.2 59 Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành da giày (so với cùng  kỳ) Bảng 2.3 60 Sản lượng sản phẩm giày dép 2007 ­ 2017 Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu ngành da–giày 2013­2018 60 Bảng 2.5 Thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam theo châu lục 61 Bảng 2.6 62 TOP 20 thị trường xuất khẩu da­giày của Việt Nam Bảng 2.7 Top 20 nước Sản xuất – Xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới 63 Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày mũ da (HS 6403) theo thị  64 trường  Bảng 2.9 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giày mũ da (HS 6403) so với  66 năm trước theo thị trường Bảng 2.10 10 quốc gia xuất khẩu giày mũ da (HS 6403) lớn nhất thế giới 68 Bảng 2.11 Cơ cấu giá trị xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam phân theo  69 thị trường  Bảng 3.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị  114 trường các khu vực trên thế giới  Bảng 3.2 Dự báo sản lượng và giá trị xuất khẩu giày dép Việt Nam đến  115 năm 2030 `
  6. 6 Danh mục hình vẽ Hình 1.1 Phân loại thị trường xuất khẩu theo 8 tiêu thức  29 Hình 1.2 Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế   34 Hình 1.3 Các tác nhân môi trường vĩ mô, vi mô và nội tại doanh nghiệp  42 ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường xuất khẩu giày  dép Hình 1.4 Các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp 51 Hình 2.1 Đánh giá thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam 86 Hình 2.2 Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp  87 sản xuất giày da Việt Nam dựa trên mô hình Ansoff Hình 2.3 Chiến lược và phương thức PTTTXK mặt hàng giày da với từng  95 khu vực thị trường 6
  7. 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Hiệp hội Da – Giày, Túi xách Việt Nam, với lợi thế về giá công lao động   rẻ và các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, trong nhiều năm qua, ngành da giày đã phát  triển mạnh mẽ. Tính đến tháng 11 năm 2019, ngành da  giày Việt Nam xuất khẩu   khoảng 19,5 tỷ USD; trong đó giày dép là 16,5 tỷ USD và túi xách là 3,3 tỷ  USD, tăng   10% so với cùng kì năm 2018, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, riêng   kim ngạch xuất khẩu sản phẩm giày da chiếm khoảng 22% đạt khoảng 3,6 tỷ  USD  với sản lượng 270,6 triệu đôi (tăng 7% so với năm 2018). Số  liệu thống kê cho thấy,  ngành da giày liên tục chiếm khoảng 8­10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả n ước   với tốc độ  tăng trưởng trung bình hằng năm là khoảng 10%. Dự  kiến đến năm 2020,   ngành da giày sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 25 tỷ USD.    Từ năm 2014, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu da giày lớn thứ 2 thế giới   sau Trung Quốc, về  số  lượng chiếm 4,6% và về  trị  giá chiếm 9,2% tổng xuất khẩu   giày dép toàn cầu. Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 100 nước   trên thế giới. Tại các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, giày dép Việt Nam   tiếp tục tăng thị phần và đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc. Toàn ngành hiện có trên 800  DN, sử dụng 1,5 triệu lao động. Trong đó có khoảng 200 doanh nghiệp nước ngoài, sử  dụng khoảng 50% lao động và chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Khối DN FDI   vẫn là thành phần chủ lực của xuất khẩu da giày Việt Nam, đạt 9,55 tỷ  USD và tăng  trưởng 20% so với năm trước. Các hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Thương mại Tự  do   Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương Toàn  diện và Tiến bộ (CPTPP), Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA), Hàn Quốc (VKFTA), Việt   Nam­Liên minh Kinh tế Á­Âu (VN­EAEU)… đã được Việt Nam ký kết trong thời gian   gần đây, dự báo mang lại nhiều lợi thế cho mặt hàng giày da Việt Nam bởi ưu đãi về  thuế suất và nguồn gốc nguyên phụ liệu. Với CPTPP, giày dép Việt  Nam sẽ nâng cao  khả năng cạnh tranh so với các nước xuất khẩu giày dép lớn như Trung Quốc, Ấn Độ  không phải là thành viên của Hiệp định CPTPP. Thuận lợi này cũng sẽ là cơ hội lớn để  Việt Nam tiếp cận được các thương hiệu giày dép, túi xách lớn của thế  giới. Tuy   nhiên, để  có được cơ  hội này, DN sản xuất và xuất khẩu giày da Việt Nam phải đối   diện với nhiều thách thức, cạnh tranh với các DN đầu tư nước ngoài, các yêu cầu khắc   nghiệt về chất lượng giao hàng và hàng rào kỹ thuật, rào cản về môi trường, khả năng  làm chủ thị trường nội địa, tỷ  lệ  nội địa hóa nguyên phụ  liệu, nguồn gốc xuất xứ để  đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất  ưu đãi trong các FTA “thế hệ mới” hoặc các 
  8. 8 quy định riêng của quốc gia nhập khẩu, trong điều kiện năng lực cạnh tranh sản phẩm,   năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và năng lực cung ứng xuất khẩu giày da Việt   Nam nói chung còn thấp,tốc độ đổi mới và phát triển còn chậm.  Hiện nay, xuất khẩu các sản phẩm giày da của Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi  ro do thị trường thế giới có nhiều biến động và nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc   vào nhập khẩu. Theo Hiệp hội Da ­ Giầy, túi xách Việt Nam (Lefaso, 2018), tỷ lệ nội   địa hóa của ngành mới chỉ chiếm 40 ­ 45%, chủ yếu là đế  giày và chỉ khâu giày, trong   khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu. Ngành  da giày vẫn chưa xử  lý một cách rốt ráo các vấn đề  về  môi trường đặc biệt là xây  dựng hệ  thống xử  lý da thuộc tập trung. Công nghiệp hỗ  trợ  để  giúp ngành da giày   giảm phụ thuộc vào nhập khẩu cũng còn rất sơ khai, chưa đáp ứng được yêu cầu của   ngành. Chi phí đầu vào tăng nhiều trong thời gian gần đây như lương tối thiểu, chi phí  nhân công, chi phí điện nước, logistics… trong khi giá bán thì không tăng.  Ảnh hưởng  của suy thoái kinh tế thế giới vẫn chưa hết, sức mua ở nhiều thị trường giảm như EU,   biến động đồng nhân dân tệ, đồng EURO, Brexit, gần đây là đại dịch Covid­19... đã  ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất và xuất khẩu của DN da giày trong nước.  Đứng trước thực tế  này, để  tiếp tục củng cố  và duy trì phát triển những thị  trường truyền thống cũng như nắm bắt cơ hội và tìm đường xuất khẩu vào những thị  trường mới mẻ  và tiềm năng, các DN giày da rất cần những chỉ  dẫn chuyên sâu và  chuyên biệt cả về lý luận và thực tiễn tạo luận cứ khoa học hoạch định, triển khai các  giải pháp nâng cao hiệu quả, giá trị  gia tăng xuất khẩu, mở  rộng quy mô thị  trường   xuất khẩu hiện hữu và phát triển thị  trường xuất khẩumới đối với mặt hàng giày da   Việt Nam phù hợp, khả thi, hiệu quả trong bối cảnh mới. Ở cấp độ DN, để phát triển   được thị trường xuất khẩu, ngoài việc trông chờ  vào những chính sách ưu đãi từ  phía   Nhà nước hoặc các nước nhập khẩu, DN còn cần phải hiểu rõ những lợi thế, khó khăn   của chính mình, đề  xây dựng được những chiến lược và kế  hoạch cho sản xuất và   xuất khẩu đáp  ứng được yêu cầu thị  trường và đạt được mục tiêu của DN. Nhưng  hiện nay chưa có một mô hình nào được xây dựng và áp dụng cho các DN giầy da Việt   Nam khi muốn phát triển thị  trường xuất khẩu ra thế  giới. Nhìn nhận được sự  cần   thiết này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt   8
  9. 9 hàng giày da Việt Nam”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá có luận giải chi tiết cơ sở lý luận và thực tiễn về “phát   triển thị  trường xuất khẩu” đối với mặt hàng giày da, phân tích thực trạng, từ  đó đề  xuất những giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam  trong bối cảnh mới.  2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu giày da Việt   Nam. (2) Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển thị trường xuất khẩu giày da của một  số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam. (3) Phân tích những tác nhân ảnh hưởng tới phát triển thị trường xuất khẩu giày  da Việt Nam. (4) Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn   phát triển thị  trường xuất khẩu giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017, có cập nhật   đến 2019. (5) Dự báo xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu giày da và đề  xuất những   giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là: “lý thuyết phát triển thị  trường xuất khẩu   giày da của quốc gia và thực tiễn phát triển thị trường xuất khẩu giày da của Việt Nam   với 3 chủ thể tham gia là Nhà nước, Hiệp hội và Doanh nghiệp”  3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung:  ­ Ngành da giày bao gồm giày dép (mã HS 64), túi xách, ba lô (mã HS 42) và da  thuộc; đề tài tập trung nghiên cứu mặt hàng “giày da” hay còn gọi là“giày mũ da” (mã   HS 6403). Trong luận án, thuật ngữ doanh nghiệp “da giày”, “giày dép” hay “giày da”   có ý  nghĩa   là  doanh  nghiệp sản xuất mặt  hàng “da  giày”  (HS  64 +  HS  42),   “giày  dép”(HS 64) hay “giày da” (HS 6403).
  10. 10 ­ Luận án nghiên cứu về  PTTTXK giày da  ở  3 cấp độ  Nhà nước, Hiệp hội và  Doanh nghiệp, trong đó tập chủ vào chủ yếu vào chủ thể Doanh nghiệp. Về khách thể,   luận án chỉ tập trung nghiên cứu mặt hàng giày da (HS 6403) vì đây là mặt hàng chiến   lược của ngành da giày, là mặt hàng sẽ mang lại giá trị gia tăng và dư địa phát triển lớn   hơn so với giày vải (HS 6404) và giày thể thao (HS 6402) trong tương lai.  ­ Các giải pháp PTTTXK giày dađược xây dựng dựa trên (1) cơ  sở  lý luận và   thực tiễn PTTTXK giày da, (2) từ nguyên nhân của hạn chế trong thực trạng PTTTXK   giày   da,   (3)   Yêu   cầu   của   bối   cảnh   mới   và   (4)   Dựa   trên   quan   điểm,   định   hướng   PTTTXK của VN.   Khung phân tích về PTTTXK giày da của 3 chủ thể: Đối với Nhà nước, PTTTXK giày da bao gồm: hoàn thiện thể  chế, pháp luật  chính sách; thực thi chiến lược PTTTXK; đàm phán kí kết FTA; xúc tiến thương mại;   xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp thương mại, và đẩy mạnh  tạo thuận lợi hóa thương mại.  Đối với Hiệp hội, PTTTXK giày da bao gồm vai trò cầu nối tích cực của Hiệp   hội giữa Nhà nước và Doanh nghiệp; hỗ trợ thông tin, tư vấn về thị trường XK; hỗ trợ  xúc tiến thương mại; hỗ trợ  kỹ  thuật nâng cao năng lực XK, hỗ  trợ  xử  lý tranh chấp   thương mại. Đối với Doanh nghiệp, PTTTXK giày da gồm 4 bước theo mô hình Ansoff:  (i) nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu; (ii) lập chiến lược phát triển thị  trường  xuất khẩu, (iii) xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (7P), và (iv)   hoàn thiện chiến lược PTTTXK. Phạm vi không gian: Việt Nam và 10 thị  trường/khu vực thị  trường xuất khẩu  mặt hàng giày da của Việt Nam trên thế  giới, tập trung vào phát triển các thị  trường   trọng điểm, truyền thống (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc); các thị  trường mới,   tiềm năng (Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Âu, ASEAN) và thị  trường ngách   khác... Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn 10 năm từ năm 2007 (khi Việt Nam bắt đầu  10
  11. 11 tham gia vào Tổ  chức Thương mại Thế  giới (WTO) đến năm 2017, có cập nhật đến  2019, và các giải pháp đề xuất tới năm 2025, định hướng tới năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề  tài sử  dụng phương pháp nghiên cứu theo cách tiếp cận của chuyên ngành   Kinh doanh thương mại (MS: 62.34.01.21), phương pháp duy vật biện chứng và duy  vật lịch sử của chủ nghĩa Mác làm nền tảng và các phương pháp nghiên cứu khoa học   khác như  logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, dự  báo khoa học,   phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu liên ngành… Đề  tài áp dụng phương pháp nghiên  cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng. 4.1. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: căn cứ  vào đối  tượng nghiên cứu, đề  tài sử  dụng phương pháp luận này nhằm làm rõ bản chất của  phát triển thị  trường xuất khẩu mặt hàng giày da, tức là làm rõ mối quan hệ  biện   chứng giữa các yếu tố nội hàm và các yếu tố tác động PTTTXK giày da.  ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, kế  thừa các kết quả  nghiên cứu trước đây:   làm rõ cơ sở lý luận, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong PTTTXK, các  cam kết và các yêu cầu đặt ra trong hiệp định thương mại tự do; kinh nghiệm quốc tế;   thu thập thông tin và phân tích dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng phát triển thị  trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam trong giai đoạn 2007­2017, có cập nhật  đến 2019. 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.2.1. Nguồn tài liệu, thông tin Nguồn tài liệu, thông tin được sử dụng để  tham khảo, nghiên cứu đề  tài là tập  hợp các tài liệu, văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến PTTTXK  giày da; cùng các thông tin, dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các công trình nghiên cứu  đã được công bố  trong nước và ngoài nước liên quan đến chủ  đề  nghiên cứu của đề  tài, bao gồm: ­  Hệ  thống các  văn bản  pháp luật,  chính  sách  của  Nhà  nước  liên quan  đến  PTTTXK giày da Việt Nam như: Luật, Nghị  định, Thông tư, chỉ  thị, các chiến lược,   chính sách, quy hoạch tổng thể, đề án giải pháp phát triển PTTTXK Việt Nam. ­ Các thông tin, tài liệu về  lộ  trình tham gia và cam kết thực thi các FTA của  Việt Nam: EVFTA, CPTPP … có liên quan đến PTTTXK giày da Việt Nam. ­ Các thông tin, dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận khoa học và các vấn đề  thực 
  12. 12 tiễn, kinh nghiệm quốc tế  trong phát triển thị  trường xuất khẩu mặt hàng giày da thu   thập được từ các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước và ngoài nước. ­ Các thông tin, dữ liệu, số liệu về sản xuất, xuất nhập da giày, năng lực cạnh   tranh xuất khẩu, tác động của xuất khẩu da giày đối với các vấn đề  môi trường và xã   hội. ­ Nguồn thông tin lấy ý kiến chuyên gia về  công tác phát triển thị  trường xuất   khẩu, các yếu tố nội hàm và các yếu tố tác động. 4.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp ­ Liên hệ với các tổ chức, các Bộ/ngành, cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nhận  được sự hỗ trợ, tư vấn thông tin, tài liệu về  lộ trình tham gia và cam kết thực thi các   Hiệp định thương mại của Việt Nam liên quan đến xuất nhập khẩu mặt hàng da giày;   cũng như các văn bản pháp luật, chủ  trương, chính sách mới ban hành của Nhà nước   liên quan đến phát triển xuất khẩu ngành da giày, ­ Liên hệ với các Viện nghiên cứu, Trường đại học nhằm thu thập các thông tin,   dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận khoa học và các vấn đề thực tiễn, kinh nghiệm quốc  tế trong phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da, thông qua các đề tài nghiên   cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án, sách chuyên khảo, các chuyên đề, kỷ  yếu hội thảo khoa học, các bài đăng trên báo, tạp chí khoa học chuyên ngành da giày… ­ Thu thập thông tin, dữ  liệu, số  liệu liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu   giày da  qua   các  báo  cáo  của  Tổng  cục   Thống kê,  Tổng  cục   Hải  quan,   Trung  tâm  Thương mại thế  giới (ITC), Hiệp hội Da ­ Giầy, Túi xách Việt Nam, tạp chí chuyên   ngành… ­ Thu thập thông tin, dữ  liệu từ  kết quả  điều tra, khảo sát các doanh nghiệp   ngành da giày; các nguồn thông tin đại chúng, sách báo, mạng Internet… 4.2.3. Thu thập dữ liệu sơ cấp ­  Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia  trong các lĩnh vực liên quan đến chủ  đề  nghiên cứu. Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo, lấy ý kiến   chuyên gia, các nhà khoa học và nhà quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề  12
  13. 13 tài nhằm chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện nội dung của đề tài.  4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 4.3.1. Phương pháp định lượng ­ Phương pháp so sánh, đối chứng: được sử dụng chủ yếu ở chương 2 để tiến   hành đánh giá   thực   trạng,   so  sánh  quy mô,  tốc   độ  tăng  trưởng,   cơ   cấu  mặt  hàng,  phương thức xuất khẩu giữa các thị  trường/khu vực thị  trường XK giày da của Việt   Nam với nhau và giữa các thời kỳ phát triển khác nhau.  ­ Phương pháp dự báo: sử dụng chủ yếu ở chương 3 dựa trên các báo cáo và dự  báo của các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế  giới (WB), Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và các báo cáo của Việt Nam từ đó  dự báo về bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến PTTTXK mặt hàng giày da,   và định hướng PTTTXK mặt hàng giày da Việt Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2030.  ­ Phương pháp phân tích SWOT: được sử dụng trong Chương 2 nhằm phân tích  những thành tựu (strengths), hạn chế  (weakenesses) và nguyên nhân trong PTTTXK   giày da, nhận định những cơ hội (opportunities) và thách thức (threats) hay các nguy cơ  đe dọa đối với PTTTXK mặt hàng giày da của Việt Nam trong bối cảnh mới. ­ Phương pháp phân tích định lượng: sử dụng trong Chương 2 khi đánh giá các  thị  trường xuất khẩu  của  Việt  Nam  dựa  trên kim ngạch  xuất  khẩu và  độ   mở  thị  trường.   4.3.2. Phương pháp định tính ­ Phương pháp tổng hợp, phân tích quy luật:  nhằm thống kê, tổng hợp các thông  tin, số liệu thu thập được về thực trạng xuất khẩu giày da của Việt Nam phân tích các   quy luật kinh tế, làm cơ  sở  thực tiễn cho việc đề  xuất các định hướng và giải pháp   phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da. ­Phương pháp phân tích định tính: Phân tích và xử lý thông tin, dữ liệu thu thập   được, thông qua phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng để  làm rõ thực  trạng PTTTXK giày da của Việt Nam.  5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1. Đóng góp về lý luận ­ Góp phần xây dựng, bổ sung khung lý thuyết về phát triển thị  trường xuất khẩu   giày da của Việt Nam.  ­ Xác định được những nhân tố  (bên trong và bên ngoài) có  ảnh hưởng tới phát 
  14. 14 triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da của Việt Nam. ­ Xây dựng được chiến lược, phương thức phát triển thị trường xuất khẩu cho các   DN ngành giầy da đối với 10 thị trường/khu vực thị trường trong bối cảnh mới. 5.2. Đóng góp về thực tiễn ­ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thị trường xuất khẩu giày da. ­ Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giày da và thực tiễn phát  triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam từ 2007 đến 2017, cập nhật  đến 2019. ­ Đề  xuất định hướng và giải pháp phát triển thị  trường xuất khẩu đối với mặt   hàng giày da VN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần danh mục chữ viết tắt, mở đầu, tổng quan về các công trình nghiên   cứu liên quan đến đề  tài, kết luận, danh mục các công trình công bố  kết quả  nghiên   cứu của đề  tài, danh mục tài liệu tham khảo, phụ  lục, đề  tài được kết cấu thành ba   chương: CHƯƠNG 1:  CƠ  SỞ  LÝ LUẬN VỀ  PHÁT TRIỂN THỊ  TRƯỜNG XUẤT KHẨU   MẶT HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM  CHƯƠNG   2:  THỰC   TRẠNG   PHÁT   TRIỂN   THỊ   TRƯỜNG   XUẤT   KHẨU   MẶT  HÀNG GIÀY DA VIỆT NAM TỪ 2007­2017 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ  TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG  GIÀY DA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI  TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 14
  15. 15 Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại, năm 2011  “Nghiên cứu   phát triển thị trường bán lẻ  hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010­2020”   do Phạm Hồng Tú làm chủ nhiệm đã tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm về thị  trường và bán lẻ hàng tiêu dùng. Trong kinh tế học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng, thị  trường là tổng thể các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán  và người mua có quan hệ  cạnh tranh với nhau, bất kể  ở địa điểm nào, thời gian nào.   Khái niệm thị  trường hiện đại còn bao hàm cả  thị  trường thực và thị  trường  ảo. Tác  giả đã đề xuất những giải pháp phát triển thị trường gồm có (1) đa dạng hoá loại hình  bán lẻ tiêu dùng, (2) phát triển kênh cung ứng hàng hoá bán lẻ và (3) các giải pháp quản  lý nhà nước đối với hoạt động lưu thông hàng hoá bản lẻ  trên thị  trường nông thôn   [50].  Luận án tiến sĩ của NCS Phạm Nguyên Minh, Viện Nghiên cứu Thương mại,   năm 2010 về  “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ  công mỹ nghệ của   Việt Nam” đã xác định một khung phân tích về  phát triển thị  trường xuất khẩu hàng   hoá bao gồm 4 bước: (1) Nghiên cứu thị  trường, (2) Lập chiến lược phát triển thị  trường, (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu và (4) Kiểm tra  đánh giá thực hiện chiến lược phát triển thị trường. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển  của thị trường xuất khẩu hàng hoá gồm có chỉ tiêu tuyệt đối (gia tăng về số lượng thị  trường, về  giá trị  kim ngạch tại mỗi thị  trường và số  lượng chủ  thể  tham gia xuất  khẩu hàng hoá) và chỉ tiêu tương đối (tốc độ  tăng số  lượng thị  trường xuất khẩu, tốc  độ tăng trưởng giá trị  kim ngạch xuất khẩu). Theo tác giả, các nhân tố  ảnh hưởng tới  sự phát triển thị trường xuất khẩu gồm nhóm nhân tố trong nước (pháp luật, chính sách  của Nhà nước, cơ  chế  quản lý của chính quyền địa phương, các yếu tố  sản xuất và  các yếu tố  thuộc về  doanh nghiệp) và nhóm nhân tố  ngoài nước (thị  hiếu tiêu dùng,   hàng rào thuế quan và phi thuế quan) [37].  Luận án tiến sĩ của NCS Phoxay Sitthisonh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,  năm 2011 về  “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước CHDCND Lào đến   năm 2020”  đã luận giải những khái niệm và nội hàm về  kinh tế  thị  trường và phát  triển thị trường xuất khẩu hàng hoá. Theo tác giả, trước thách thức mới về đổi mới mô   hình tăng trưởng và cơ  cấu lại nền kinh tế, phát triển thị  trường xuất khẩu đối với   từng quốc gia cần có sự  chuyển dịch phù hợp với yêu cầu phát triển, nhằm tháo gỡ  những vướng mắc và tạo đà cho bước phát triển bền vững. Từ việc nghiên cứu, đánh  giá thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào những năm trước, Phoxay chỉ ra   bốn nguyên nhân chủ  yếu dẫn đến những bất cập trong phát triển thị  trường xuất   khẩu hiện nay của Lào, bao gồm: (1) Khả năng phân tích dự  báo tình hình, diễn biến 
  16. 16 thị  trường quốc tế  của các cơ  quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế; (2)   Khả năng thích ứng của các doanh nghiệp với bối cảnh mới của thị trường khu vực và  thế  giới còn yếu, xuất khẩu tăng trưởng nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố  bên ngoài; (3) Hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa vẫn còn  tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa khai thác hiệu quả thương mại vùng biên, xuất khẩu tại   chỗ  và các tuyến hành lang kinh tế; (4) Cơ  sở hạ tầng logistics và sản xuất hàng hoá  kém phát triển tạo rào cản đối với các hoạt động thương mại. Từ kết quả nghiên cứu   lý luận về  phát triển thị  trường xuất khẩu hàng hóa cấp quốc gia, Phoxay đã khẳng   định phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa là kết quả của các giải pháp về cơ chế,   chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tầm vĩ mô, đồng thời là kết quả  của sự  chuyển dịch có hiệu quả  cơ  cấu các mặt hàng xuất khẩu từ  phía các doanh nghiệp   tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo Phoxay, thị trường xuất khẩu hàng hoá được  phân loại theo 6 tiêu thức, đó là: vị  trí địa lý, dung lượng và sức mua thị  trường, kim  ngạch XNK và cán cân thương mại, mức độ  mở  cửa và bảo hộ  thị  trường, sức cạnh   tranh của hàng hoá và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, và loại hình cạnh tranh   trên thị  trường. Có hai phương thức phát triển thị  trường chính đó là: phát triển theo   chiều rộng (phát triển gia tăng số lượng, kim ngạch) và phát triển theo chiều sâu (thâm  nhập thị trường, mở rộng thị trường và cải tiến hàng hoá). Tác giả đã đề xuất 4 nhóm   giải pháp mang tính bản lề, gồm có: (1) nhóm giải pháp hướng vào sự chuyển dịch thị  trường cho từng khu vực trên thế giới như thị trường châu Á, thị trường châu Mỹ, thị  trường Trung Đông, châu Phi và Tây Nam Á, (2) Nhóm giải pháp về cơ cấu mặt hàng   và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Lào từ  xuất khẩu tài nguyên khoáng   sản sang xuất khẩu mặt hàng có giá trị  gia tăng cao và các sản phẩm chế  biến, (3)  Nhóm giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất   khẩu sang ASEAN, đặc biệt các quốc gia có chung đường biên giới như  Việt Nam,  Thái  Lan và   Campuchia,   (4)  Giải pháp đồng bộ  phát  triển  dịch vụ  logistics  từ   địa  phương tới hệ thống quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững xuất   khẩu hàng hoá của Lào [40].   Lê Quang Thắng năm 2015 đã lựa chọn chủ đề về xuất khẩu hàng hóa của Việt  Nam sang thị trường Trung Đông để thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế. Trên cơ sở các lý   16
  17. 17 thuyết thương mại quốc tế  liên quan như  lý thuyết trọng thương, lý thuyết lợi thế  tuyệt  đối  (Adam  Smith),   lý  thuyết   lợi   thế   so  sánh  (David  Ricardo),   lý   thuyết   H­O  (Heckcher­Ohlin), Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia (M. Porter) và lý thuyết về  mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế  (Gravity Model), luận giải cơ sở  lý  luận về các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Ở đây, những   nhân tố tác động tới xuất khẩu khẩu hàng hóa của một quốc gia được chỉ ra gồm:  Một là, Các nhân tố  từ  phía nước xuất khẩu   (Mức độ  mở  cửa hội nhập của   nước xuất khẩu và quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao với nước nhập khẩu; Chính  sách kinh tế đối ngoại như chính sách thương mại quốc tế, chính sách tỷ giá hối đoái,   chính sách thu hút vốn FDI; Trình độ  phát triển kinh tế  của nước xuất khẩu như  sự  tăng trưởng sản xuất trong nước, nhân tố nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ  của nước xuất khẩu; Nhân tố vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước xuất khẩu);   Hai là, Các nhân tố từ phía nước nhập khẩu (Nhân tố về chính trị­tôn giáo, Chính sách  thương mại quốc tế của nước nhập khẩu như hàng rào hành chính, rào cản kỹ thuật;  Nhân tố  văn hóa xã hội; Nhân tố  điều kiệu tự  nhiên­khí hậu của nước nhập khẩu;   Nhân tố  cạnh tranh; Nhân tố  thuộc về  nhu cầu và khả  năng thanh toán);   Ba là, Các   nhân tố  quốc tế  (Xu hướng toàn cầu hóa; Tính  ổn định ­ bất  ổn định của kinh tế  ­  chính trị thế giới; Các vấn đề mang tính toàn cầu như an ninh lương thực, biến đổi khí   hậu). Qua việc phân tích tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường   Trung Đông, đề  tài đã rút ra được những nguyên nhân cơ  bản dẫn đễn quy mô và tỷ  trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Đông còn nhỏ  bé.   Đồng thời, luận giải được tính tất yếu của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của  Việt Nam sang thị trường này, trả  lời được câu hỏi tại sao cần đẩy mạnh xuất khẩu   hàng hóa của  Việt Nam sang thị  trường Trung  Đông, cũng như  kiểm chứng  được   những kết quả  đã đạt được trong Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ  hợp tác  Việt Nam –Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015  c ̋ ủa Chính phủ Việt Nam. Một số gợi ý  về  chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang   Trung Đông dựa trên quan điểm và triển vọng xuất khẩu vào thị trường này được chia   thành 02 nhóm. Nhóm một, là những gợi ý chính sách đối với Nhà nước gồm: Đẩy  mạnh quan hệ  hợp tác giữa Việt Nam với một số  nước thuộc khu vực Trung Đông;   Tăng cường đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước Trung Đông;  Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng  hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Đông; Nhà nước có chính sách hỗ  trợ  các doanh  nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia Trung Đông; Tăng cường công  tác xúc tiến thương mại tại thị trường Trung Đông; Lựa chọn đối tác và mặt hàng xuất   khẩu chủ  lực sang thị  trường Trung Đông. Nhóm hai, là các giải pháp cho DN Việt 
  18. 18 Nam gồm: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thăm dò và khai thác thị  trường Trung  Đông Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa; Cần có sự liên kết, phối hợp giữa các   doanh nghiệp xuất khẩu hàng; hóa và doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sang Trung   Đông; Nâng cao chất lượng nguồn hàng xuất khẩu; Sử dụng có hiệu quả  các dịch vụ  hỗ trợ xuất khẩu; Chú trọng công tác đào tạo cán bộ phụ trách thị trường Trung Đông   [48]. Nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu giầy   da Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thương mại, năm 2010 về  “Các giải   pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng giày da Việt Nam”  do PGS. TS Doãn Kế  Bôn làm chủ  nhiệm, đã đi sâu phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng giày da Việt Nam   vào thị trường các nước trên thế giới trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO. Đây  là một công trình khoa học khá công phu, đã trình bày chi tiết về thực trạng sản xuất và  xuất khẩu các mặt hàng da giày của doanh nghiệp Việt Nam vào một số  thị  trường   quan trọng như  EU, Hoa Kỳ  và Nhật Bản. Đề  tài đã chỉ  ra một số  yếu kém tồn tại  nhiều năm cần khắc phục của ngành da giày Việt Nam như: tỷ  lệ  nội địa hóa thấp,  công nghệ lạc hậu, hỗ trợ tài chính hạn chế, nguồn nhân lực chất lượng thấp… [17] Nghiên cứu tiếp theo về xuất khẩu da giày sang thị  trường EU của Đinh Công  Hoàng năm 2013. Theo tác giả, khó khăn nhất đối với ngành da giày Việt Nam là chưa   giải quyết được khâu nguyên phụ liệu trong nước khi nguồn vốn đầu tư  cũng còn rất   khó khăn. Khó khăn tiếp theo là việc các DN Việt Nam chủ  yếu là gia công quốc tế  chứ  hầu như  các sản phẩm da giày đều ít mang thương hiệu Việt Nam. Các DN đa  phần đều có quy mô nhỏ và vừa, sức cạnh tranh yếu. Những chính sách về chống bán  phá giá và yêu cầu độ tinh xảo của sản phẩm ở thị trường EU cũng là một rào cản vô   cùng khó khăn cho các DN xuất khẩu da giày Việt Nam. Định hướng cho vấn đề này,  các DN Việt Nam cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ  tổ  chức sản xuất   đến chọn mặt hàng, đầu tư  khoa học công nghệ, mở  rộng xúc tiến thương mại, đào   tạo công nhân lành nghề, đầu tư  chiều sâu, tăng năng suất lao động, giảm giá thành   sản phẩm… Các ngành chức năng và các DN sản xuất, xuất khẩu mặt hàng da giày  cần chuyển hướng sản xuất theo yêu cầu nâng cao chất lượng và giảm chi phí để tăng   18
  19. 19 sức cạnh tranh trên thị  trường khó tính như  EU. Một số  giải pháp chủ  yếu được đưa  ra: (1) Bộ  Công Thương cần chỉ đạo các DN da giày chuyển dần từ phương thức gia   công sang phương thức mua bán (FOB) để  tạo nên mức giá trị  gia tăng cao, tạo điều   kiện tích lũy tư bản, tái đầu tư, từ đó có sự  phát triển nhanh và vững chắc; (2) Có sự  liên kết  ổn định giữa các DN; (3) Sớm hình thành khu công nghiệp thuộc da, các cụm  công nghiệp nguyên phụ liệu; (4) DN cần phải nỗ lực nâng cao năng suất lao động, cải   tiến chất lượng, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang thiết bị [28]. Luận án Tiến sĩ kinh tế  của nghiên cứu sinh Đào Thị  Thu Giang (2008)   “Các  biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất   khẩu hàng hóa của Việt Nam” đã tập trung làm rõ một số cơ sở lý luận chung về rào  cản phi thuế  trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, tác giả  đã nêu rõ thực trạng và tác  động của các rào cản phi thuế của EU một cách khái quát nhất đối với mặt hàng giày   dép của Việt Nam. Cụ thể là các rào cản pháp lý như  chống bán phá giá, quy định về  đảm bảo sức khỏe và độ an toàn của khách hàng và rào cản kỹ thuật như các quy định  về  tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy định về  nhãn mác, quy định về  bao bì, đánh  số cỡ giày. [23] “Đánh giá năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam trong điều kiện hội   nhập kinh tế quốc tế”(trường hợp của Liên minh Châu âu – EU, Mỹ…)  là một nghiên  cứu của Lý Hoàng Thư (2008). Để đánh giá chi tiết về năng lực xuất khẩu của ngành   da giầy Việt Nam, Lý Hoàng Thư đã sử dụng mô hình GEAR WTO/UNTAC/ITC). Mô  hình GEAR gồm 04 bánh răng: Bánh răng 1­ Năng lực cạnh tranh của ngành (Phát triển  năng lực của ngành, Đa dạng hóa năng lực ngành, Phát triển nguồn nhân lực);   Bánh   răng 2 ­ Những yếu tố nội bộ ngành (Hạ tầng cơ sở cho sự phát triển của ngành, Thúc  đẩy thương mại, Giảm chi phí kinh doanh);   Bánh răng 3  ­ Những yếu tố  bên ngoài  (Khả  năng xâm nhập thị  trường, Các ngành hỗ  trợ  trên thị  trường, Xúc tiến thương   mại ở tầm quốc gia); Bánh răng 4 ­ Tăng trưởng và phát triển (Tạo giá trị kinh tế tăng  thu nhập và tạo việc làm của ngành, Phát triển các giá trị  văn hóa – xã hội và môi   trường, Đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu). Ngành Da giày Việt Nam được coi là   ngành có lợi thế hướng ra xuất khẩu và là ngành sử dụng nhiều lao động với chi phí   nhân công thấp, số lượng lao động đang trong giai đoạn dân số vàng. Tuy nhiên lợi thế  về chi phí nhân công rẻ đã và đang giảm đi cùng với tiến trình hội nhập kết quả quốc   tế, cùng với sự di chuyển tự do của các nguồn lực từ  nơi này sang nơi khác, từ  quốc  gia này sang quốc gia khác. Việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng trong nước  thấp sẽ  bị  giảm dần lợi thế trong tương lai, khi tiến bộ khoa học và  ứng dụng công  nghệ  mới phát triển với tốc độ  nhanh như  hiện nay. Mặc dù DN trong ngành Da giày  Việt Nam đã có nhiều nỗ  lực thúc đẩy phát triển sản xuất, song khả  năng cạnh tranh 
  20. 20 tổng thể của DN còn yếu so với các nước trong khu vực. Việc tìm các giải pháp nâng  cao năng lực xuất khẩu là hết sức cần thiết đối với từng DN nói riêng cũng như  tổng   thể  ngành Da giày, nhằm đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng trước   những biến động của thị trường xuất khẩu da giày. Để nâng cao hiệu quả tối đa trong  việc vận dụng các giải pháp vào thực tiễn cần có sự “mềm dẻo”, tức là có sự lựa chọn  phương án khả  thi nhất để  đạt mục tiêu để  ra, dựa trên việc tác động tích cực đến  những nhân tố quyết định như tăng nông sản lao động, năng lực quản lý, hiệu quả sản   xuất kinh doanh, trình độ  khoa học công nghệ, các dịch vụ  và chi phí đầu vào… Từ  việc giảm chi phí, tăng lợi nhuận, DN mới có thể tồn tại và phát triển vững bước trên   đôi chân của mình. DN tồn tài có nghĩa là ngành tồn tài và phát triển bền vững. Do đó,   nâng cao năng lực xuất khẩu của ngành sản xuất kinh doanh là một thực tế  khách  quan, nhằm hóa giải rủi ro, tận dụng cơ hội, chủ động trong sản xuất kinh doanh để  chiến thắng trên thương trường.[49] Hoàng Xuân Bình và Hoàng Đông Quang (2006) đã có bài nghiên cứu về  thị  trường xuất nhập khẩu và buôn bán giày tại Ba Lan của các thương hiệu giày Việt  Nam. Nhóm tác giả đã phân loại thị trường giày Ba Lan theo thị hiếu của khách hàng,   gồm 3 loại: thị  trường cấp thấp (thị  trường sản phẩm không có thương hiệu); thị  trường cấp trung bình (thị trường sản phẩm đại trà nhưng đã có thương hiệu riêng) và  thị  trường cấp cao (thị  trường sản phẩm cao cấp có thương hiệu nổi tiếng). Các thị  trường phân phối của từng phương thức: phương thức thấp (chợ và siêu thị, hệ thống   các cửa hàng nhỏ  multibrand); phương thức tầm trung (mang lưới các cửa hàng lớn  chuyên bán giày như CCC, Ambra, Deichmann, Inblu, Avanti, Szuz Szop); phương thức   cao cấp (mạng lưới các cửa hàng chuyên bán giày cao cấp; các cửa hàng chuyên bán  quần áo thời trang). Các thương hiệu giày của Việt Nam nhìn chung không xuất hiện  tại Ba Lan, mà các sản phẩm giày được sản xuất từ  Việt Nam có mặt tại Ba Lan  thường là các sản phẩm của các hãng có thương hiệu nổi tiếng hay của các công ty Ba   Lan, EU đặt sản xuất tại Việt Nam (các xí nghiệp của Việt Nam sản xuất gia công   giày cho các công ty này). Tại thị trường này, giày Việt Nam cũng bị cạnh tranh nhiều   với giày nhập khẩu từ  Trung Quốc, do: Trung Quốc có lợi thế  về  giày rẻ/chưa có  thương hiệu; công ty của người Việt Nam tại Ba Lan chưa có ý thức xây dựng thương  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2