intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Bi Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:233

68
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận về hệ thống báo cáo kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn tại một số công ty lâm nghiệp ở Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin trong và ngoài doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                          BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------- ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HOÀNG VŨ HẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN  TẠI CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP Ở  VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang  PGS TS Đặng Thái Hùng
  2. HÀ NỘI ­ 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi  xin  cam  đoan  bản  luận  án  này  là  công  trình  nghiên  cứu  khoa  học  độc  lập  của  tôi.  Các  số  liệu,  kết  luận  nêu  trong  luận  án  là  trung  thực  và  có  nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày,         tháng         năm   2019 Tác giả luận án Hoàng Vũ Hải
  4. ii MỤC LỤC  LỜI CAM ĐOAN                                                                                                         .....................................................................................................     i  MỤC LỤC                                                                                                                   ...............................................................................................................      ii  DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT                                                                         .....................................................................      v  DANH MỤC CÁC BẢNG                                                                                        ....................................................................................       vii  DANH MỤC CÁC HÌNH                                                                                        ....................................................................................       viii  MỞ ĐẦU                                                                                                                      ..................................................................................................................      1 Chương   1   CƠ   SỞ   LÝ   LUẬN   VỀ     HỆ   THỐNG   BÁO   CÁO   KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP                                                                                 .............................................................................       19  1.1. Tổng quan về báo cáo kế toán trong doanh nghiệp                                    ................................       19 1.1.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng cua hê thông báo cáo k ̉ ̣ ́ ế  toán doanh   nghiệp                                                                                                                     .................................................................................................................       19 1.1.2. Lý thuyết nền tảng  ứng dụng trong nghiên cứu hệ  thống Báo cáo tài    chính và báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp doanh nghiệp                   ...............       22 1.1.3. Các nhân tố   ảnh hưởng đến hệ  thống báo cáo tài chính và báo cáo kế   toán quản trị  trong DN                                                                                           .......................................................................................       27  1.1.4. Hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp                                            ........................................       33  1.2. Báo cáo tài chính                                                                                              ..........................................................................................       35  1.2.1. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính                                            ........................................       35  1.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính                                                                    ...............................................................       37  1.2.3. Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính                              ..........................       39 1.2.4. Đo lường, ghi nhận và trình bày các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính                                                                                                                               44 ............................................................................................................................      1.3. Bao cao kê toan qu ́ ́ ́ ́ ản trị                                                                                 .............................................................................       55  1.3.1. Đối tượng sử dụng thông tin Báo cáo kế toán quản trị                               ...........................       55  1.3.2. Mục đích, tác dụng và vai trò của báo cáo kế toán quản trị                        ....................       57  1.3.3. Yêu cầu về chất lượng thông tin của báo cáo kế toán quản trị                  ..............       62  1.3.4. Hệ thống Báo cáo kế toán quản trị trong DN                                              ..........................................       64
  5. iii 1.4. Hệ  thống báo cáo kế  toán trong các DN trên thế  giơi va bai hoc kinh ́ ̀ ̀ ̣    nghiêm cho Viêt Nam ̣ ̣                                                                                               ..........................................................................................       69  1.4.1. Hệ thống báo cáo kế toán ở một số nước trên thế giới                              ..........................       69 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về  hệ  thống báo cáo kế  toán cho các DN  ở  Việt   Nam                                                                                                                         .....................................................................................................................       80  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1                                                                                         .....................................................................................       87 Chương   2 THỰC   TRẠNG   HỆ   THỐNG   BÁO   CÁO   KẾ   TOÁN    TRONG CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM                                          ......................................       89  2.1. Tông quan vê các Công ty lâm nghi ̉ ̀ ệp Việt Nam                                         ....................................       89 2.1.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty lâm nghiệp    Việt Nam                                                                                                                ...........................................................................................................       89 2.1.2.  Đặc  điểm về  tổ  chức sản xuất kinh doanh và  cơ  chê tai chinh  ́ ̀ ́ ảnh   hưởng đến  hệ thống báo cáo kế toán của các công ty lâm nghiệp Việt Nam  95     2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán tại các Công ty lâm nghiệp Việt   Nam hiện nay                                                                                                        ....................................................................................................       112 2.2.1. Thực trạng hệ thống pháp lý về  kế  toán Việt Nam đối với lập và trình    bày hệ thống báo cáo kế toán hiện nay                                                               ...........................................................       112 2.2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính theo Luật Kế toán và theo chuẩn    mực kế toán tại các Công ty lâm nghiệp                                                             .........................................................       116 2.2.3. Thực trạng hệ  thống báo cáo kế  toán quản trị  trong các Công ty lâm    nghiệp ở Việt Nam hiện nay                                                                               ...........................................................................       130 2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo kế toán của công ty lâm nghiệp   hiện nay                                                                                                                 .............................................................................................................       143 2.3.1 Đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống pháp lý về kế  toán ở  Việt Nam  trong việc lập và trình bày hệ thống Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán quản   trị trong doanh nghiệp hiện nay                                                                           .......................................................................       143 2.3.2. Đánh giá thực trạng hệ  thống Báo cáo tài chính của các Công ty lâm   nghiệp                                                                                                                   ...............................................................................................................       147  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2                                                                                        ....................................................................................       154
  6. iv HOÀN   THIỆN   HỆ   THỐNG   BÁO   CÁO   KẾ   TOÁN    TẠI CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY                      ..................       155 3.1. Đinh h ̣ ương phat triên cua các công ty lâm nghi ́ ́ ̉ ̉ ệp Việt Nam trong thơì   gian tơí                                                                                                                   ...............................................................................................................       155  3.1.1 Định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2030                           .......................       155  3.1.2 Định hướng phát triển các công ty lâm nghiệp hiện nay                            ........................       156 3.2. Mục tiêu, nguyên tắc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại các công    ty lâm nghiệp Việt Nam                                                                                      ..................................................................................       158  3.2.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán            158 .......      3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ  thống báo cáo kế  toán trong Công ty lâm   nghiệp                                                                                                                   ...............................................................................................................       160 3.3. Nội dung hoàn thiện hệ  thống báo cáo kế  toán tại các công ty lâm   nghiệp ở Việt Nam hiện nay                                                                              ..........................................................................       162 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong các công ty lâm nghiệp Việt   Nam hiện nay                                                                                                        ....................................................................................................       162 3.3.2. Nội dung hoàn thiện hệ  thống Báo cáo kế  toán quản trị  tại các công ty    lâm nghiệp ở Việt Nam                                                                                        ....................................................................................       194 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp về hoàn thiện hệ thống báo cáo kế   toán ở các công ty lâm nghiệp                                                                             .........................................................................       207  3.4.1. Về phía nhà nước                                                                                       ...................................................................................       207  3.4.2. Về phía Hội kế toán kiểm toán Việt Nam (VAA)                                    ................................       210  3.4.3. Về phía các công ty lâm nghiệp                                                                 .............................................................       210  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3                                                                                        ....................................................................................       214  KẾT LUẬN CHUNG                                                                                              ..........................................................................................       215 DANH   MỤC   CÔNG   TRÌNH   ĐÃ   CÔNG   BỐ    CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN                                                    ................................................       217  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                       ...................................................................................       218
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKT Báo cáo kế toán BCKTQT Báo cáo kế toán quản trị BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán CMKTQT Chuẩn mực kế toán quốc tế CP Cổ phần CTLN Công ty lâm nghiệp DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân GTHL Giá trị hợp lý HĐQT Hội đồng quản trị IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính LCTT Lưu chuyển tiền tệ LTQD Lâm trường quốc doanh MTV Một thành viên NĐ­CP Nghị định ­ Chính phủ QĐ Quyết định SXKD Sản xuất kinh doanh
  8. vi Viết tắt Nghĩa đầy đủ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TT Thông tư TTg Thủ tướng VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng   1.1.   Các   đặc   điểm   chất   lượng   của   thông   tin   tài   chính   hữu   ích    theo IASB và FASB                                                                                                    ................................................................................................       24  Bảng 2.1. Tình hình các công ty lâm nghiệp hiện nay ở Việt Nam                           .......................       93  Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các công ty lâm nghiệp hiện nay.            ........       94  Bảng 2.3. Kết quả lập dự toán chi phí tại các CTLN                                              ..........................................       131 Bảng   2.4.   Định   mức   nhân   công   và   giá   thành   trồng   rừng   năm   2016   CTLN    Sông Thao                                                                                                                  ..............................................................................................................       133  Bảng 3.1: Định mức nhân công và giá thành khai thác                                             .........................................       200  Biểu 3.2: Định mức suất đầu tư bình quân tính trên 1ha rừng trồng                       ...................       202  Bảng 3.3. Bảng tính giá thành dạng lãi trên biến phí                                              ..........................................       205
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH  Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống thông tin kế toán quản trị theo đối tượng sử dụng          57 .....       Hình 1.2:  Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản trị và thông tin KTQT        60 ...       Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cty TNHH MTV LN Đông Triều                  ..............       105 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH một thành viên Lâm   nghiệp Hoà Bình                                                                                                       ...................................................................................................       108  Hình 2.3. Sơ đồ phân bổ hình thức kế toán trong CTLN                                         .....................................       112 Hình 2.4. Biểu đồ  tổng hợp ý kiến khảo sát về  vai trò quan trọng của BCTC    trong CTLN                                                                                                               ...........................................................................................................       118 Hình 2.5. Biểu đồ ý kiến của chuyên gia về nội dung BCTC thống nhất đồng bộ  trong các văn bản pháp lý hiện hành và đã đáp  ứng được yêu cầu: Trung thực,    hợp lý, đầy đủ, khách quan, không sai sót                                                                ............................................................       120 Hình 2.6. Biểu đồ kết quả tổng hợp ý kiến về bổ sung chỉ tiêu Tài sản sinh học  trong BCTC                                                                                                               ...........................................................................................................       124  Hình 2.7. Sơ đồ quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm gỗ của CTLN             .........       135  Hình 2.8. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo từng khâu sản xuất                      ..................       135 Hình 2.9. Biểu đồ  kết quả  tổng hợp hệ  thống BCKTQT ngắn hạn và dài hạn   trong các công ty lâm nghiệp                                                                                    ...............................................................................       140 Hình 2.10. Biểu đồ  kết quả  tổng hợp hệ  thống BCKTQT ngắn hạn các CTLN    thường sử dụng                                                                                                        ....................................................................................................       141  Hình 2.11. Biểu đồ kết quả tổng hợp hệ thống BCKTQT dài hạn                        ....................       142 Hình 3.1. Sơ đồ phân cấp trung tâm trách nhiệm tại Công ty và yêu cầu thông tin   đối với từng trung tâm trách nhiệm                                                                          ......................................................................       197
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới kinh tế  đã diễn ra   từ  năm 1986 đến nay,  nền kinh tế  Việt Nam đã thay đổi từ một nền kinh tế tập trung bao cấp sang một nền kinh tế  thị trường. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới cũng thay đổi không ngừng,  quá trình  hội nhập ngày càng sâu rộng, hhiệp định thương mại và khu vực tự do thuế quan   ngày càng được thiết lập và mở  rộng. Các công ty đa quốc gia ngày càng phát  triển và mở  rộng trên toàn thế  giới cùng với sự  phát triển không ngừng của   internet đã thu hẹp khoảng cách địa lý giữa các quốc gia. Thị trường lao động và   thị trường tài chính ngày càng được hội nhập trên toàn cầu. Do vậy, đòi hỏi nền  kinh tế  Việt Nam không thể  đứng ngoài xu thế  hội nhập thế  giới, nền kinh tế  nước ta cũng phải thay đổi và phát triển để  theo kịp với nền kinh tế thế giới và  cùng phát triển.  Cung cấp thông tin kế  toán là một trong những nội dung quan trọng của   công tác kế  toán. Các thông tin kế  toán cung cấp thông tin về  toàn bộ  quá trình  hoạt động của DN, phản ánh quá trình và hiệu quả  sử  dụng các nguồn lực của   DN. Các đối tượng sử  dụng thông tin kế  toán bao gồm nhà quản trị  DN, các cơ  quan chức năng của nhà nước, các chủ  nợ, nhà đầu tư, người mua người bán...  BCKT là phương tiện để truyền tải cung cấp thông tin kế toán đến các đối tượng   sử  dụng thông tin kế  toán và được lập trên cơ  sở  tổng hợp số  liệu thông tin kế  toán. Hệ thống BCKT là sản phẩm cao nhất của quá trình kế toán. Trong điều  kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh t ế  ở Vi ệt Nam hi ện nay, thông  tin trình bày trên BCKT trở  nên hết sức đa dạng và càng có ý nghĩa đặc biệt  quan trọng. BCKT một mặt phải đảm bảo được tình hữu ích đối với nhiều đối   tượng sử dụng, đáp ứng được yêu cầu phát triển và quản lý nền kinh tế nhiều   thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một  mặt phải hòa hợp với thông lệ thế giới và chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp  với yêu cầu hội nhập kinh tế.    Các CTLN là các DN hoạt động theo luật DN trong các lĩnh vực trồng 
  12. 2 rừng, chế  biến lâm sản, thực hiện dịch vụ  về  rừng và môi trường rừng. Đối  tượng sản xuất chính của các CTLN  là các sản phẩm sinh học, cụ  thể  là rừng  trồng, rừng tự nhiên hoặc rừng đặc dụng, các sản phẩm từ rừng như gỗ nguyên liệu  các lâm sản ngoài gỗ. Các CTLN hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp có đặc thù   là chu kỳ  sản xuất dài, địa bàn sản xuất là các vùng xâu vùng xa, biên giới với   giao thông khó khăn, nền kinh tế chưa phát triển, đời sống người dân còn nghèo.   Do vậy, các CTLN không chỉ sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng cho mình  mà còn là đơn vị tạo công ăn việc làm thu nhập cho người lao động cho khu vực   nông thôn miền núi. Các CTLN góp phần phát triển kinh tế vùng khó khăn, nông  thôn miền núi.  Và đặt biệt các CTLN  thường đặt tại địa bàn tại nơi vùng núi,  biên giới có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Do vậy, phát triển các  CTLN cũng là nâng cao an ninh quốc phòng tại các vị trí trọng yếu của đất nước. Mặt khác đối tượng sản xuất kinh doanh của các CTLN là các tài sản sinh   học, cụ thể là rừng trồng sản xuất, rừng nguyên liệu, rừng đặc dụng, rừng phòng  hộ. Các đối tượng sản xuất này vừa tạo ra giá trị sản xuất, tạo ra lợi nhuận cho   DN đồng thời còn tạo ra các giá trị xã hội, môi trường, bảo vệ môi trường, giảm  thiểu tác hại của thiên tai... Do vậy, các CTLN không chỉ giữa vai trò kinh tế mà   còn có vai trò quan trọng đối với xã hội, môi trường và đời sống nhân dân. Mặc dù giữ vai trò vô cùng quan trong trong xã hội và nền kinh tế nhưng   đa số CTLN  hoạt động không hiệu quả. Một phần, do các DN này phải đáp ứng  quá nhiều mục tiêu của Nhà nước, không chỉ  đơn thuần hoạt động vì hiệu quả  kinh doanh của DN. Mặt khác, do cơ chế quản lý gò bó bởi chiụ sự chỉ đạo của   nhiều cơ quan chủ quản, mỗi cơ quan chủ quản lại có nhiều cách quản lý riêng.  Mặt khác, CTLN giá trị tài sản của DN chưa được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó,  chế  độ  phân phối thu nhập bất hợp lý, không phát huy được tính sáng tạo năng  động của người lao động trong DN lâm nghiệp.  Các CTLN hiện nay chủ yếu là được hình thành từ  các LTQD. Khi bước   vào đổi mới sắp xếp, đổi mới các LTQD theo Nghị  Định số  200/2004/ND­CP   ngày 03/12/2004 của Chính Phủ  về  đổi mới sắp xếp   và phát triển LTQD trên   toàn quốc, có 170 CTLN được trải rộng chủ yếu trên 5 vùng sinh thái. Trong quá   trình chuyển đổi nhiều công ty đã chuyển đổi, sát nhập và giải thể, đến năm   2014 còn 139 công ty. Tuy nhiên qua quá trình chuyển đổi nhiều lần trong vòng 
  13. 3 10 năm nhưng các CTLN đã đổi tên, các yếu tố  cơ  bản của quá trình sản xuất   kinh doanh là đất đai, rừng các loại, vốn và lao động vẫn chưa được xác lập lại  phù hợp với mô hình chuyển đổi. Các CTLN   chủ  yếu là 100% vốn nhà nước, hầu hết các CTLN   chưa   được cổ phần hóa do còn vướng mắc về chính sách đối với định giá tài sản của  DN nhất là tài sản rừng và đất rừng. Chi phí sản xuất kinh doanh của CTLN  hết  sức phức tạp khó quản lý. Trong đó chi phí đầu tư  và trồng rừng là loại chi phí   đặc thù, phát sinh liên tục, nhiều năm trong các chu kỳ kinh doanh rừng. Các chi   phí này bao gồm chi phí bỏ ra 1 lần và các chi phí thường xuyên. Do vậy đòi hỏi   cần phải có phương pháp hạch toán, tập hợp phù hợp khi tổ chức báo cáo quản  trị tại Công ty. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty được tổ chức theo mô  hình khép kín, từ khâu trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và thương mại, Do vậy  việc trình bày và lập hệ thống BCKTQT  phải có những cách thức phù hợp với  đặc điểm của các Công ty. Đặc điểm kinh doanh của CTLN mang tính chất đặc thù khác biệt với các  loại hình DN khác. Do vậy, việc đánh giá kết quả sản suất kinh doanh của DN và  đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN không giống các DN thông thường. Thông tin kế toán của CTLN không chỉ cung cấp cho các nhà quản trị trong  DN, các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng bên ngoài DN mà thông tin  kế  toán liên quan đến hiệu quả  hoạt động của các CTLN còn cung cấp cho các   nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp, cho các cơ  quan chức năng có biện pháp  để quản lý tốt nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt. Tuy nhiên, CTLN  là dạng công ty đặc thù, chịu cơ  chế  quản lý trồng chéo giữa Luật DN và các  Nghị  định riêng cho ngành lâm nghiệp. Đồng thời mục tiêu kinh doanh của các   CTLN chưa rõ ràng giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu bảo vệ tài nguyên rừng  và môi trường. Do vậy, khi áp dụng các chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán hiện  hành để lập BCKT cho CTLN còn nhiều bất cập và chưa đạt được mục đích cung  cấp thông tin nhất là trong giai đoạn gấp rút đổi mới sắp xếp lại các CTLN, lâp  trường quốc doanh và cổ phần hóa các CTLN hiện nay. Ở các DN Việt Nam nói chung và CTLN nói riêng, hệ thống BCKT được  
  14. 4 xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh doanh CTLN trên cơ  sở  tuân thủ  các quy   định chung của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và áp dụng ở  các CTLN, nhất là trong giai đoạn tiến hành cổ  phần hoá, đổi mới sắp xếp lại  CTLN, hệ thống BCKT và cung cấp thông tin đã bộc lộ nhiều hạn chế gặp nhiều   lúng túng trong việc tổ chức, lập hệ thống BCKT hiện nay. Nhằm góp phần hoàn thiện hệ  thống BCKT tại các CTLN  phù hợp hơn  với điều kiện hiện nay, tác giả chọn viết đề tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo  kế toán tại các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam” làm luận án tiến sỹ. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu đề cập đến BCKT Ở Việt Nam, nghiên cứu hệ thống BCKT trong các DN là vấn đề quan trọng  và có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể có một số các công trình nghiên cứu   như sau: Năm 2011, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Tổ chức hệ thống  BCKT  trong  các  DN nhỏ  và  vừa  ở  Việt Nam”  của  tác  giả  Ngô  Thị  Thu  Hồng  [35].  Đề  tài  đã  trình  bày  rõ  các  vấn  đề  lý  luận  về  tổ  chức  hệ  thống  BCKT  (BCKT) trong  DN bao gồm:  BCKT  tài chính, BCKT  quản trị, báo  cáo  hình  thức  thực  hiện,  báo  cáo  phân  tích.  Nghiên  cứu  đã  phản  ánh  thực  trạng  hệ  thống  BCKT  theo  chế  độ  kế  toán  qua  các  thời  kỳ;  đánh  giá  hệ  thống  BCTC  từ  năm  1996  đến  năm  2000  và  từ  năm  2001  đến  nay;  thực  trạng  tổ  chức  hệ  thống  BCKT trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam từ đó đưa ra nhận xét, đánh  giá về  hệ  thống  BCTC  và  hệ  thống  BCKTQT  trong  các  DN nhỏ  và  vừa  ở  Việt Nam.  Đề  tài  đã  đưa  ra  các  giải  pháp  hoàn  thiện  hệ  thống  BCKT  từ  góc  độ  chế  độ  kế  toán  như  hoàn  thiện  việc  ghi  nhận  một  số  nội  dung  trình  bày  trên  BCTC;  hoàn  thiện  hệ  thống  BCTC  từ  giác  độ  thực  trạng  như  ghi  nhận  và  trình  bày  hợp  lý  các  khoản  tiền  nhận  trước,  đánh  giá  lại  các  khoản  mục  tiền  tệ  có gốc  ngoại tệ, hoàn thiện thuyết minh BCTC…; hoàn thiện hệ thống BCKTQT;  hoàn  thiện  công  tác  phân  tích  tài  chính…  Tuy  nhiên,  đề  tài  chủ  yếu  tập  trung  vào  nghiên  cứu  hệ  thống  BCTC  và  chỉ  dừng  lại  ở  lĩnh  vực  các  DN nhỏ  và  vừa,  chưa  nghiên  cứu sâu  vào  các  DN sản  xuất  có  quy  mô  lớn,  đặc  biệt  là  lĩnh vực 
  15. 5 đặc thù như các Công ty lâm nghiệp. ­ Nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống BCKT trong các DN sản xuất thức ăn   chăn nuôi của Việt Nam” của tác giả  Bùi Thị  Thu Hương (2011) [17]. Luận án  của tác giả  đã đưa ra được cơ  cở  lý luận cơ  bản nhất về  hệ  thống BCKT bao   gồm mục đích, tác dụng, yêu cầu và nguyên tắc xây dựng và nội dung phương  pháp   lập, trình bày hệ  thống BCTC, BCKTQT; các yếu tố  cơ  bản của BCTC,   BCKTQT. Đồng thời luận án đã nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng về hệ  thống BCTC và BCKTQT, chỉ  ra được những  ưu điểm và hạn chế  và nguyên  nhân của những hạn chế đó. Luận án cũng nghiên cứu những kinh nghiệm lập và  trình bày BCKT của một  số nước và Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm  cho việc hoàn thiện hệ thống BCKT Từ những nghiên cứu lý luận và thực trạng  đó, tác giả đã đưa ra được các ý kiến hoàn thiện hệ thống BCKT như sau: Hoàn   thiện hệ  thống BCTC từ  góc độ  chuẩn mực kế  toán và chế  độ  kế  toán hiện   hành; hoàn thiện hệ thống BCTC của các DN sản xuất kinh doanh thức ăn chăn  nuôi hiện nay; Hoàn thiện hệ  thống BCKT quản trị từ các DN này; Hoàn thiện  tổ chức sử dụng thông tin BCKT cung cấp. Luận án của tác giả trình bày tương   đối đầy đủ  về  tổ  chức hệ  thống BCTC và BCKTQT nhưng chủ  yếu là đi sâu   vào loại hình DN sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chưa khái quát hóa  được cho các loại hình DN khác. luận án cũng trình bày chủ  yếu về  nội dung  phương pháp lập và trình bày BCKT phù hợp với điều kiện các DN chưa tiếp cận  theo IAS và IFRS như hiện nay. Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán  trong các DN  sản  xuất  vật  liệu  xây  dựng  trên  địa  bàn  tỉnh  Nghệ  An” của tác giả  Nguyễn Thị  Thanh Hòa (2017) [43]. Luận án đã hệ  thống đươc cơ  sở  lý luận về  hệ  thống  BCKT theo hướng tiếp cận thông tin kế toán. Tác giả đã phân tích nhu cầu thiếu  nhận thông tin kế toán của người sử dụng để đưa ra lý luận về BCKT trong DN.  Đồng thời tác giả  đã đánh giá được thực trạng hệ  thống BCKT tại các DN sản  xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ  An dựa trên định hướng nhu cầu   sử dụng thông tin. Đồng thời, tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống  BCKT gắn với thực trạng của các DN sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn  tỉnh Nghệ  An. Các giải pháp tác giả  đưa ra gắn với định hướng hòa hợp với   Chuẩn mực kế  toán quốc tế  (IAS) và chuẩn mực BCTC quốc tế  (IFRS). Tuy  
  16. 6 nhiên giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ bao gồm các công ty sản xuất vật liệu xây  dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ  An, gắn với đặc thù của các công ty này, chưa áp   dụng vào các DN khác. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống BCKT   riêng trong một số loại hình DN.  Các công trình nghiên cứu đề cập đến BCTC: ­ Luận  án  của  tác  giả  Nguyễn  T h ị   Kim  Cúc  (2009)  với  đề  tài  “Hoàn  thiện  hệ  thống  BCTC  DN nhằm  phù  hợp  với  yêu  cầu  hội  nhập  và  phát  triển  của  Việt Nam”  [42].  Cùng  với  khảo  sát  ý  kiến  từ  phía  DN,  nhà  đầu  tư  và  giảng viên về thực trạng  hệ thống BCTC hiện hành, tác giả đã đánh giá về thực  trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC  đáp ứng nhu cầu hội nhập và  phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng chỉ mới  dừng lại ở BCTC. ­ Luận án: “Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống   BCTC DN trong điều kiện ở Việt Nam” của Tác giả Lê Hoàng Phúc [30]. Luận án  đã phân tích, tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống  BCTC DN theo chuẩn mực kế  toán và thông lệ  kế  toán  quốc tế, trong đó có  những vấn đề còn khá mới ở các quốc gia, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo  nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội DN; Phân tích thực trạng áp dụng  chuẩn mực kế  toán quốc tế  đối với hệ  thống BCTC tại các quốc gia và kinh  nghiệm cho Việt Nam; Đồng thời, căn cứ vào thực trạng nghiên cứu, luận án  đã  làm rõ tính tất yếu của quá trình cải cách hệ  thống kế  toán và BCTC DN Việt   Nam; Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC DN Việt Nam hiện nay, nhận diện các  vấn đề cần giải quyết; Xác lập một cách khoa học và phù hợp quan điểm, mục   tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ  thống BCTC DN, trên cơ  sở  nhận diện  những điều kiện và bối cảnh mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và phát  triển; Đề  xuất các giải pháp ngắn hạn, đặc biệt là các giải pháp dài hạn, mang   tính khoa học và khả thi, xác định lộ trình phù hợp, nhằm phát triển và hoàn thiện  hệ  thống BCTC DN Việt Nam, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp  ứng yêu  cầu hội nhập quốc tế. Luận  án đã định hướng về  nội dung và phương pháp   những vấn đề mang tính đột phá ở  Việt Nam liên quan đến định giá và trình bày  thông tin trên BCTC, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo  
  17. 7 cáo trách nhiệm xã hội DN.  ­ Nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống BCTC trong các DN xây lắp hoạt động   theo mô hình Công ty mẹ  ­ Công ty con” của tác giả  Bùi Thu Hằng (2014) [18].  Trong nghiên cứu này, tác giả  đã trình bày các lý luận cơ  bản liên quan đến hệ  thống BCTC bao gồm BCTC riêng và BCTC hợp nhất; Tác giả  đã nghiên cứu   thực trạng hệ thống BCTC của các công ty xây lắp hoạt động theo mô hình công   ty mẹ và công ty con từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về  hệ  thống BCTC của các  Tổng công ty xây lắp, chỉ  ra những  ưu điểm và hạn chế  và nguyên nhân của  những hạn chế  đối với các Tổng công ty xây lắp trong việc lập và trình bày  BCTC riêng và BCTC hợp nhất; Đồng thời luận án cũng đưa ra được các nguyên   tắc, yêu cầu và nội dung hoàn thiện hệ  thống BCTC từ góc độ  quy phạm pháp   luật, từ lý thuyết hạch toán cũng như từ thực tiễn trong các DN xây lắp.  Các công trình nghiên cứu đề cập đến BCKTQT ­ Phạm Quang (2002) luận án tiến sĩ kinh tế  Đại học Kinh tế  quốc dân  “Phương hướng xây dựng hệ  thống báo cáo kế  toán quản trị  và tổ  chức vận   dụng vào các DN Việt Nam”  [46]  đã phân tích và chỉ  ra điểm xuất phát để  tổ  chức hệ  thống kế  toán quản trị  và xây dựng hệ  thống báo cáo kế  toán quản trị  trong các DN nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của báo cáo kế toán quản trị  là chức năng định hướng và chức năng đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn  kiểm soát. Luận án đã nghiên cứu thực trạng của vấn đề  qua hai thời kỳ  là kế  hoạch hóa tập trung và thời kỳ quản lý DN theo cơ chế thị trường có sự điều tiết   của Nhà nước. Từ đó, luận án trình bày mục đích, tác dụng, nội dung, kết cấu và  phương pháp lập những báo cáo kế toán quản trị để  thực hiện hai chức năng cơ  bản của báo cáo kế toán quản trị. luận án đã trình bày được các nội dung cơ bản   liên quan đến hệ thống báo cáo kế toán quản trị, đưa ra được các nguyên tắc cơ  bản mà quá trình xây dựng báo cáo kế toán quản trị cần tuân thủ, đưa ra cách xây  dựng hệ  thống kế  toán quản trị  và phương hướng hoàn thiện hệ  thống báo cáo  kế   toán   quản   trị,   tổ   chức   vận  dụng   các   nguyên  tắc,   phương  pháp  xây   dựng  BCKTQT vào các DN Việt Nam. Tuy nhiên, khi chế độ kế toán liên tục thay đổi  và tiến tới thống nhất với chuẩn mực kế  toán quốc tế  và đặc điểm nội dung   hoạt động của các DN cũng thay đổi thì những định hướng hoàn thiện BCKTQT  cũng cần phải tay đổi theo để phù hợp với tình hình mới.
  18. 8 Tóm lại, qua nghiên cứu khảo sát, tác giả  cho rằng các công trình nghiên  cứu  về  BCKT  mới  chủ  yếu  đi  vào  các  giải  pháp  kế  toán  nói  chung  hoặc  phân  tích  lý  luận  và  đề  xuất  giải  pháp  hoàn  thiện  BCTC  gắn  với  các  DN sản xuất  chung của Việt Nam nhưng chưa đi và nghiên cứu cụ thể  đối với loại hình DN  lâm nghiệp.  Các nghiên cứu nói chung đã hầu hết đi sâu vào nghiên cứu các phương  pháp kế toán và kỹ thuật lập các BCKT cụ thể. Các nghiên cứu chưa nghiên cứu  được tổng quát tình hình tổ chức một hệ thống gồm các BCTC và BCKT quản trị  có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp  thông tin kế toán cho các đối tượng kế toán quan tâm Bên  cạnh  đó  các  nghiên  cứu  chưa nghiên cứu cập nhật những khác biệt  về lập và trình bày BCTC của Việt Nam với  thông lệ quốc tế cũng như các quốc  gia  trên  thế  giới.  Mặc  dù  cũng  có  một  số  công  trình  nghiên  cứu về  BCKTQT  nhưng chưa gắn với phạm vi nghiên cứu tại các  DN đặc thù  hơn  nữa  các  công  trình  này  cũng  đã  khá  lâu  chủ  yếu  phân  tích  các  công  cụ  KTQT truyền thống  mà chưa cập nhật những công cụ KTQT hiện đại. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Grusd,  Neville  (2006)  “Đề  xuất  giải  pháp  cải  thiện  BCTC  cho  các  công  ty tư nhân”[54] đã chỉ ra những vấn đề mà các công ty tư nhân đang gặp phải khi  lập  BCTC sau vụ sụ Enron và đưa ra giải pháp cần thay đổi nguyên tắc kế toán  (GAAP) cho các công ty tư nhân trong việc trình bày BCTC đơn giản hơn. Li,  Qingyuan,  Wang,  Tielin  (2010)  “Nâng  cao  chất  lượng  BCTC  và  hiệu  quả đầu tư của công ty:  Kinh nghiệm từ  Trung Quốc”  [62]  đã nghiên cứu mối  quan hệ  giữa  chất  lượng  BCTC  và  hiệu  quả  đầu  tư  ở  Trung  Quốc  bằng  cách  phân tích  nền tảng thể chế và phát triển giả thuyết. Bài viết này có ý nghĩa cho  nghiên  cứu  xem  xét các yếu tố quyết định hiệu quả  đầu tư và những hiệu quả  kinh tế của các BCTC đem lại, đồng thời nâng cao vai trò của thông tin kế toán  mà BCTC cung cấp. Nghiên  cứu  của  nhóm  tác  giả  Ding,  Yuan  and  Jeanjean,  Thomas  and  Stolowy,  Hervé  (2005)  với  đề  tài  “Why  Do  Firms  Opt  for  Alternative­Forma  Financial Statements?”. [53]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày các 
  19. 9 vấn  đề  liên quan đến hình thức BCTC. Kết quả  của nghiên cứu cho thấy việc  áp dụng hình  thức BCTC khác nhau của các công ty phụ thuộc vào tính quốc tế  hóa của công ty.  Từ khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IAS01 ­ Trình bày  BCTC,  phần  lớn  các  công  ty  niêm  yết  tại  Châu  Âu  và  Châu  Á  đã  lựa  chọn  các  công  bố  thông  tin  trên  BCTC  với  các  cách  thức  trình  bày  thông  tin  khác  nhau. ­ Những nghiên cứu đề cập đến BCKTQT: Nghiên cứu của nhóm  tác  giả  Michael  Lucas,  Malcolm  Prowle  và  Glynn  Lowth  (2013)  [64]  trong  công  bố  báo  cáo  của  dự  án  nghiên  cứu  được  bảo  trợ  bởi  Viện  kế  toán  quản  trị  Anh  Quốc  ­  CIMA  với  đề  tài  nghiên  cứu  về  thực  hành  kế  toán  quản  trị  tại  DN  nhỏ  và  vừa  ­  Management  Accounting  Practices  of  (UK)  Small­Medium­Sized  Enterprises  (SMEs),  đã đưa ra kết luận: Các SMEs  thường lập BCKT phục vụ mục đích tuân thủ cá quy định về thuế, và không lập   BCKTQT;  BCKTQT  được  lập phục vụ  mục đích ra  quyết  định  bao  gồm  sự  phân tích chi phí có liên quan, các kỹ thuật thẩm định chi phí đầu tư và các  công  cụ  để  đối  phó  với  rủi  ro  và  không  chắc  chắn  (giá  dự  kiến,  cây  quyết  định  và  ma  trận  thưởng  phạt);  dựa  trên  kinh  nghiệm  chia  sẻ  từ  các  tổ  chức  mẫu  mực  những công cụ phân tích giá của sản phẩm phân tích điểm hòa vốn, quản  lý vốn lưu  động được coi là cơ bản  giúp DN sống sót trong  khi nhiều DN  nhỏ  không sử dụng  công cụ này; Đối với các DN có quy mô lớn, sụ phân cấp quản lý  ngày càng phúc tập  thì  những  công  cụ  KTQT  được  coi  là  quan  trọng  mà  nhà  quản  trị  DN  cần  được  biết  đến là  ngân sách,  các trung tâm trách nhiệm và  các  kỹ thuật phân bổ chi phí [62]. Howard  M.  Armitage  và  Alan  Webb  (2013)  thuộc  đại  học  Waterloo  “Việc  sử  dụng công cụ KTQT tại 11 SME ở Canada”[55] đã giải quyết được 2  vấn đề lớn: (1) xác định mức độ áp dụng các công cụ KTQT tại các DN có quy  mô khác nhau và hoạt động trong những ngành nghề khác nhau, (2) giải thích lý  do tại  sao một số công cụ KTQT cụ thể không được sử dụng. Kamilah Ahmad, luận án tiến sĩ (2012) Đại học Exeter “KTQT trong  công  tác quản lý tại các SME ở Malaysia” [61] đã chỉ ra vai trò của KTQT trong công  tác  quản  lý  tại  các  SME  ở  Malaysia;  Đồng  thời  xác  định  được  các  nhân tố ảnh 
  20. 10 hưởng đến việc áp dụng KTQT tại các DN này; Nêu lên mối liên hệ giữa việc áp  dụng KTQT với kết quả kinh doanh của DN. 2.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu Nhìn chung, các công trình khoa học này đã góp phần: Phân  tích  những  lý  luận  về  bản  chất  vai  trò,  mục  tiêu  của  BCTC,  các  nguyên tắc lập, trình bày BCTC, nội dung thông tin trình bày trên BCTC,  đánh  giá  khái quát quá  trình  phát triển của hệ  thống  BCTC  ở  Việt Nam.  Nghiên cứu hệ thống BCTC áp dụng cho các DN Việt Nam  hiện nay, tình  hình thực tế việc lập BCTC tại các DN Việt Nam và hệ  thống  BCTC  trên  thế  giới,  nhìn  nhận  ưu,  nhược  điểm  của  hệ  thống  BCTC  hiện  hành  ở  Việt Nam.  Chỉ  ra  rằng  hệ  thống  BCTC  không  ngừng  đổi  mới  và  hoàn  thiện  cho  phù  hợp  với  các  chuẩn  mực  chung  của  kế  toán  quốc  tế,  thu  hẹp  sự  khác  nhau  giữa  kế  toán Việt Nam với chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Phân tích BCTC, đưa ra ý kiến nhằm nâng cao chất lượng thông tin  cũng  như phát huy thực sự tác động của BCTC trong công tác quản lý tài  chính, đánh  giá hiệu quả kinh doanh.  Trên cơ sở nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về các vấn đề  liên  quan  đến  luận  án,  ngoài  những  thành  tựu  đóng  góp  tác  giả  nhận  thấy  còn  một số hạn  chế sau:    Về  nội  dung  nghiên  cứu:    các công trình nghiên cứu đã đề  cập đến  hệ  thống  BCKT trong các DN sản xuất như: các nguyên tắc và xây dựng mô hình  mẫu về  hệ  thống BCKT  trong các DN. trong đó đi sâu vào nghiên cứu nguyên  tắc, phương pháp lập và trình bày BCKT đối với từng loại hình DN trên một số  lĩnh vực  hoặc  nghiên cứu về  lập BCTC hợp nhất trong các tập đoàn kinh tế,   hoặc nghiên cứu về  lập BCKT riêng trong các DN.  Chủ  yếu các công trình đề  cập đến nội dung BCKT, phương pháp lập các chi tiêu trên BCKT... theo các cách  tiếp cận từ nội dung cung cấp thông tin trên từng BCKT  Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đi sâu và đề cập đến vấn đề nội dung hệ  thống BCKT bao gồm BCTC theo hướng  tiếp cận với Chuẩn mực kế toán quốc tế và   Chuẩn mực BCTC quốc tế hiện nay và BCKTQT theo nhu cầu sử dụng thông tin của   các cấp quản trị và người sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2