intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:236

157
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng tới mục đích sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài của luận án; hệ thống hóa lý luận hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp; hệ thống hóa một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp các nước trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THANH TRANG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 62.34.30.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1. PGS,TS. Nguyễn Trọng Cơ 2. PGS,TS. Đoàn Vân Anh HÀ NỘI - 2015
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu trong Luận án là trung thực. Những kết quả trong Luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả của Luận án Nguyễn Thanh Trang
  3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN ÁN ........................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ...................................................................... vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI ................... 9 1.1. Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trên thế giới ........................9 1.1.1. Giai đoạn 1 – Những nghiên cứu trƣớc năm 1992 .....................................9 1.1.2. Giai đoạn 2 – Những nghiên cứu sau năm 1992 ......................................11 1.2. Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Việt Nam .....................18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 23 CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ..................................................................................... 24 2.1. Khái quát về kiểm soát trong doanh nghiệp ..............................................24 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm kiểm soát trong doanh nghiệp ............................24 2.1.2. Phân loại kiểm soát...................................................................................27 2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp .........................................31 2.2.1. Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ......................................................31 2.2.2. Bản chất và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ......37 2.2.3. Các thành phần trong HTKSNB của doanh nghiệp .................................42 2.2.4. Hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................58 2.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí ..................................................................................................................59 2.3.1. Đặc điểm của doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí...................59 2.3.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí ................................................................................................................63 2.4. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp ngành năng lƣợng và dầu khí các nƣớc trên thế giới .......................................66 2.4.1. Hệ thống KSNB tại các công ty thuộc ngành dầu khí tại Canada............66 2.4. 2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ngành năng lƣợng tại Mỹ ......67
  4. iii 2.4.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn BP – Vƣơng quốc Anh ........68 2.4.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ của Petronas – Malaysia................................69 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 72 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................................................. 73 3.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay ........................................................................................................73 3.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam .......................................................................................................73 3.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay có ảnh hƣởng tới hệ thống kiểm soát nội bộ........................................75 3.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam hiện nay. .................................................................86 3.2.1. Môi trƣờng kiểm soát ...............................................................................86 3.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro ........................................................................105 3.2.3. Hệ thống thông tin và truyền thông ........................................................106 3.2.4. Chính sách và thủ tục kiểm soát .............................................................116 3.2.5. Giám sát kiểm soát .................................................................................132 3.3. Đánh giá HTKSNB trong doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam hiện nay .............................................................................................134 3.3.1. Ƣu điểm ..................................................................................................134 3.3.2. Tồn tại cần khắc phục .............................................................................140 3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế đã nêu .....................................................144 Kết luận Chƣơng 3 .............................................................................................................. 146 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 147 4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay .....................147 4.1.1. Chiến lƣợc phát triển ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí định hƣớng đến năm 2025 ..........................................................................................................147
  5. iv 4.1.2. Thuận lợi của các doanh nghiệp DVKTDK tại Việt Nam hiện nay ......148 4.1.3. Khó khăn của các doanh nghiệp DVKTDK Việt Nam hiện nay ...........149 4.1.4. Tác động tới việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay ........................150 4.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay .........151 4.2.1. Yêu cầu hoàn thiện ................................................................................151 4.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện ............................................................................152 4.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay .................................153 4.3.1. Hoàn thiện đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch và vai trò của con ngƣời trong môi trƣờng kiểm soát .......................154 4.3.2. Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro và nhận diện các rủi ro trọng tâm với ngành DVKTDK hiện nay................................................................................162 4.3.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông ......................................164 4.3.4. Hoàn thiện kiểm soát tổng quát toàn bộ hoạt động của đơn vị và kiểm soát trực tiếp với các hoạt động trọng tâm. ......................................................167 4.3.5. Hoàn thiện giám sát kiểm soát ...............................................................173 4.4. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay .....................174 4.4.1. Về phía các cơ quan Nhà nƣớc và Bộ Công thƣơng ..............................174 4.4.2. Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam .....................................176 4.4.3. Về phía các Doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí ...................176 Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................................... 177 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................. 178 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG LUẬN ÁN PHỤ LỤC
  6. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN ÁN STT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 1 AAA American Anthropological Association Hiệp hội kế toán Hoa kỳ American Institute of Certified Public Accountants - Hiệp hội kế 2 AICPA toán viên công chứng Hoa Kỳ Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ ( AICPA – American 3 AICPA Institute of Certified Public Accountants) 4 BP Bristish Petrolium 5 CAP Ủy ban thủ tục kiểm toán CAP 6 CEO giám đốc điều hành (CEO) 7 CFO Giám đốc tài chính (CFO) Canadian Institute of Chartered Accountants 8 CICA Viện kế toán viên công chứng Canada “Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh 9 CoBIT vực liên quan” ( CoBIT) 10 COCO Ủy ban về tiêu chí của kiểm soát Committee of Sponsoring Organizations 11 COSO Hiệp hội các Tổ chức tài trợ Certified Public Accountant 12 CPA Kế toán viên công chứng 13 DVKTDK Dịch vụ kỹ thuật dầu khí 14 ERM hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp ( ERM) Enterprise resource planning 15 ERP Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Foreign Corrupt Practices Act 16 FCPA Đạo luật Chống hối lộ ở nƣớc ngoài Financial Executives Institution 17 FEI Hiệp hội Quản trị viên tài chính HSE Sức khỏe-An toàn – Môi trƣờng (Health, Safety and 18 Environment – HSE) 19 HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
  7. vi The International Auditing and Assurance Standards Board 20 IAASB Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán và Chứng chỉ quốc tế 21 IAS International auditing standard - Chuẩn mực kiểm toán quốc tế International Federation of Accountants 22 IFAC Liên Đoàn kế toán quốc tế The Institute of Internal Auditors 23 IIA Viện Kiểm toán viên nội bộ The Institute of Management Accountants 24 IMA Hiệp hội Kế toán viên quản trị 25 ITGI The IT Governance Institute Information Systems Audit and Control Association Hiệp hội 26 ISACA kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin 27 ISACA – Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin International Organization for Standardization 28 ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế 29 KSNB Kiểm soát nội bộ 30 NIST Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (NIST) 31 Petronas Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petroliam Nasional Berhad 32 PTSC Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí 33 PVD Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí 34 PVN Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam 35 PVN Petro Việt Nam 36 SAP Thủ tục kiểm toán 37 SEC Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ - SEC 38 SOA404 Điều khoản 404 của đạo luật Sarbanes – Oxley 39 TK Tài khoản 40 VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 41 VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
  8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Bảng số 3.1 :Báo cáo Doanh thu dịch vụ của Tập đoàn ( PVN) ........................................ 76 Bảng số 3.2: Giá trị dịch vụ năm 2012 .................................................................................. 76 Bảng số 3.3: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh........................................... 78 Bảng số 3.4: Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động ................................................ 78 Bảng số 3.5: Doanh thu và Lợi nhuận năm 2011, 2012 của một số công ty dịch vụ ....... 80 Bảng số 3.6: Các chỉ tiêu kế hoạch tổng quát chủ yếu PTSC năm 2012 ........................... 94 Bảng số 3.7: Các chỉ tiêu kế hoạch tổng quát chủ yếu Công ty mẹ PTSC năm 2012: ..... 95 Bảng số 3.8: Lập kế hoạch cụ thể tại PTSC.......................................................................... 96 Bảng số 3.9: Đánh giá kết quả toàn Tổng Công ty PTSC năm 2012 ................................. 97 Bảng số 3.2 Nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu tại PVD ........................................ 122 Bảng số 3.3 Đánh giá mức độ rủi ro thực hiện dịch vụ (Nguồn PV ship yard) .............. 126 Hình 2.1: Mô hình hệ thống kiểm soát nội bộ theo Báo cáo COSO [104] ........................ 43 Hình 2.2: Vòng đời của kiểm soát nội bộ ............................................................................. 56 Hình 3.1: Mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ của PVD .............................................. 101 Hình 4.1: Mô hình hƣớng dẫn xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ....................... 159 Hình 4.2 : Mối quan hệ giữa các bên trong đánh giá rủi ro ............................................... 163
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí là một ngành dịch vụ còn khá mới tại Việt Nam hiện nay nhƣng lại đang cung cấp những dịch vụ cơ bản hàng đầu cho hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nói riêng (Theo Đề án tái cấu trúc chung toàn Tập đoàn đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013) và các công ty thuộc lĩnh vực dầu khí hoạt động tại Việt Nam nói chung. Rất nhiều công ty lớn của ngành dầu khí có doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật từ trong nƣớc và doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật ra nƣớc ngoài tại các thị trƣờng Đông Nam Á, Liên bang Nga, Algeria…Năm 2013, xét riêng các công ty thuộc PVN cho thấy Doanh thu của dịch vụ dầu khí đạt 236.338 tỷ, chiếm 30% tổng doanh thu của toàn Tập đoàn, trong đó doanh thu của dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 41.000 tỷ. Ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí cũng là ngành đóng góp giá trị lớn cho Ngân sách, nhiều Công ty ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí nằm trong Danh sách 1000 doanh nghiệp nộp Thuế cao nhất vào Ngân sách Nhà nƣớc năm 2012. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nƣớc đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí nhƣ: giá cả đầu vào biến động không ổn định, khó dự đoán; xu hƣớng giảm giá dầu mạnh gần đây gây áp lực lớn đến chi phí cho hoạt động và chất lƣợng công việc; khối lƣợng công việc bị thu hẹp do nguồn lực cạn kiệt; cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành gia tăng cao; yêu cầu ngày càng chặt chẽ về kỹ thuật và công nghệ do xu hƣớng tiến ra vùng biển xa; các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, giải quyết về chồng lấn trong khai thác… Tiếp theo đó, quá trình thực hiện dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cấu trúc địa tầng phức tạp, kế hoạch chƣa hợp lý, áp lực về thời gian, áp lực về kỹ thuật nên không tránh khỏi rủi ro và chậm trễ, không đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Những khó khăn nêu trên đã gây ra ảnh
  10. 2 hƣởng nhƣ chất lƣợng của một số dịch vụ chƣa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, giá chào cao so với mặt bằng thị trƣờng, chi phí cao do phải qua nhiều bƣớc trung gian, tiến độ chậm… Đặc biệt, ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty nƣớc ngoài nhƣ các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí của Anh, Ấn Độ, Pháp, Malaysia, Indonesia… có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, quy trình thực hiện khoa học, quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, quá trình cung cấp dịch vụ kỹ thuật ra ngƣớc ngoài của các công ty trong nƣớc cũng gặp các rào cản về bảo hộ mậu dịch, thƣơng mại, thuế quan của các nƣớc sở tại. Hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống các quy định, quy trình,chính sách, thủ tục kiểm soát do doanh nghiệp xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm: tuân thủ pháp luật và các quy định; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lý; bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp; với thành phần bao gồm: môi trƣờng kiểm soát; quy trình đánh giá rủi ro; hệ thống thông tin và truyền thông; các chính sách và thủ tục kiểm soát; giám sát kiểm soát. Hệ thống này có ảnh hƣởng lớn tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lý, cũng nhƣ tạo niềm tin cho những ngƣời quan tâm tới hoạt động của doanh nghiệp. Dịch vụ kỹ thuật dầu khí là loại hình dịch vụ phức tạp, có nhiều yêu cầu cao trong thực hiện và quản lý, gặp nhiều rủi ro trong hoạt động nên các doanh nghiệp của ngành đã ban hành và thực hiện rất nhiều chính sách và thủ tục kiểm soát trong nội bộ so với các ngành khác. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh ghiệp trong ngành khi đối mặt với những khó khăn nêu trên vẫn còn bộc lộ những hạn chế về nhƣ môi trƣờng kiểm soát còn chƣa hỗ trợ đầy đủ cho việc phát huy thủ tục kiểm soát, chính sách và thủ tục kiểm soát còn thiếu hụt hoặc chƣa cụ thể, chi phí cho kiểm soát còn chƣa tƣơng thích với chất lƣợng, các nhân tố trong hệ thống chƣa đƣợc vận hành nhất quán, xây dựng chƣa dựa trên đánh giá đầy đủ về rủi ro của ngành, thiếu nhân lực về kiểm soát, công tác giám sát kiểm soát ít đƣợc thực hiện, xu hƣớng tiết kiệm chi phí do giá dầu giảm ảnh hƣởng tới việc duy trì đầy đủ các thủ tục kiểm soát, tiêu chuẩn về dịch vụ kỹ thuật chƣa đƣợc ban hành và phổ biến để hƣớng dẫn thực hiện... Điều này đòi hỏi cần phải khắc
  11. 3 phục và hoàn thiện để củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp trong ngành nói riêng và giúp gia tăng giá trị của ngành nói chung, tạo lợi thế về kiểm soát trong cạnh tranh khi cung cấp dịch vụ ra bên ngoài, cũng nhƣ góp phần đạt hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động trên cơ sở tiết kiệm chi phí hợp lý. Từ những nội dung trên, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc coi là một vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay. Vì vậy, Tác giả đã lựa chọn Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” cho Luận án Tiến sỹ của mình. 2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của Luận án Luận án hƣớng tới mục đích sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài của luận án. - Hệ thống hóa lý luận hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. - Hệ thống hóa một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp các nƣớc trong lĩnh vực dầu khí, năng lƣợng. - Khảo sát và phân tích đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay có ảnh hƣởng tới hệ thống kiểm soát nội bộ và thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay tại các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam với 5 thành phần trong hệ thống. - Nghiên cứu và đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. Đặc biệt luận án hƣớng tới các vấn đề cụ thể sau: - Tăng cƣờng nhận thức của nhà quản trị về mục tiêu của HTKSNB. - Tăng cƣờng trách nhiệm của nhà quản trị về hệ thống kiểm soát nội bộ. - Nhận diện các vấn đề cần thực hiện trong quá trình vận hành HTKSNB. - Đánh giá rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. - Đƣa ra một số giải pháp để nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay.
  12. 4 2.2. Ý nghĩa nghiên cứu của Luận án Ý nghĩa khi thực hiện Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam” đó là: Về mặt lý luận, trình bày một cách khái quát và hệ thống các lý luận về kiểm soát nội bộ, đặc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới. Về mặt thực tiễn, khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống kiếm soát nội bộ trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án Đối tƣợng nghiên cứu của Luận án là hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ thể, nghiên cứu lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp thông qua tìm hiểu về các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua đó, tác giả sẽ đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay tại các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án Phạm vi nghiên cứu của Luận án là các doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam (với đặc điểm là dịch vụ kỹ thuật dầu khí phải là lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp) trong điều kiện có sử dụng hệ thống máy tính kết hợp với thủ công. Tuy nhiên, Tác giả không tiến hành khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trƣờng tin học do chỉ có duy nhất một doanh nghiệp thuộc ngành hiện nay có hệ thống ERP, hơn nữa các doanh nghiệp đều thực hiện đa dịch vụ không quá tập trung vào một dịch vụ chuyên sâu nên rất khó để có thể ứng dụng ERP. Do đặc trƣng của ngành nên các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động chủ yếu tại khu vực miền Nam Việt Nam nhƣ Vũng Tàu, Sài Gòn…và phần lớn là các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
  13. 5 3.3. Lựa chọn doanh nghiệp khảo sát Về tiêu chí lựa chọn: những doanh nghiệp có liên quan tới PVN gồm các Tổng công ty của PVN (PTSC, PVD…), công ty thành viên của các Tổng công ty của PVN (PV EIC, PVC-MS…) – Sau đây gọi chung là các công ty thuộc PVN thƣờng có quy mô lớn. Các công ty khác không thuộc PVN thì thƣờng có quy mô vừa và nhỏ là chính nhƣng các công ty này lại có khách hàng sử dụng dịch vụ chính là các công ty thuộc PVN – sau đây gọi chung là các công ty ngoài PVN. Vì vậy, Tác giả sẽ có 2 nhóm đơn vị khảo sát là các công ty thuộc PVN và các công ty ngoài PVN nhƣng tác giả chủ yếu lựa chọn các doanh nghiệp thuộc PVN để khảo sát nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo những yêu cầu về đổi mới ngành dầu khí và của PVN. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí mong muốn thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ kỹ thuật và sự cần thiết nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đa số các công ty trong ngành nên tác giả cũng sẽ khảo sát thêm một số doanh nghiệp ngoài PVN nhƣng cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí đặc trƣng nhƣ cơ khí, kiểm định, khảo sát, ngành khá nhỏ và cung cấp dịch vụ cho PVN là chủ yếu nên các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không nhiều, quy mô thƣờng nhỏ nên tác giả không phân nhóm riêng với nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Một số doanh nghiệp thuộc PVN là doanh nghiệp Liên doanh hoặc liên kết với đối tác ngước ngoài và đặt cơ sở tại nước ngoài, chịu sự ảnh hưởng và chi phối của bên tham gia là đối tác nước ngoài và các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được loại trừ khi nghiên cứu và khảo sát. Căn cứ lựa chọn doanh nghiệp theo quy mô sẽ đƣợc xác định theo Tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP (ban hành ngày 30/6/2009) gồm quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm và căn cứ Theo quyết định 14/2011/QĐ-TTg. Về tiêu chí đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua kết quả điều tra là dựa vào các tiêu thức sau: Sự hiện diện đầy đủ của
  14. 6 các thành phần trong HTKSNB; tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ; tính liên tục của các thủ tục kiểm soát, giám sát kiểm soát. Đích cuối cùng mà việc khảo sát mong muốn hƣớng tới đó là tìm hiểu xem HTKSNB có giúp đảm bảo các mục tiêu kiểm soát ban đầu là thông tin, hoạt động và mục tiêu tuân thủ và chỉ ra đƣợc những điểm hạn chế để khắc phục và điểm hữu ích để phát huy. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án Về phương pháp luận: Luận án xuất phát từ phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong nghiên cứu xã hội học làm gốc. Về phương pháp nghiên cứu: Luận án cũng sử dụng các phƣơng pháp kỹ thuật cụ thể nhƣ quan sát, phỏng vấn, điều tra để thu thập thông tin trực tiếp từ các đơn vị, kết hợp với phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa thông tin và xác định xu hƣớng. Cụ thể nhƣ sau: thông tin sơ cấp sẽ đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn gồm lập các phiếu điều tra (Nội dung cụ thể nhƣ sau: Thông tin chung về doanh nghiệp, Môi trƣờng kiểm soát, Quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các chính sách và thủ tục kiểm soát, giám sát kiểm soát). Các câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên nội dung lý thuyết đã tìm hiểu ở chƣơng 2 và đặc điểm ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay, riêng quy trình đánh giá rủi ro sẽ tập trung vào quy trình thực hiện đánh giá rủi ro; về các chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ tập trung vào vấn đề kiểm soát dự án đầu tƣ, kiểm soát mua sắm, kiểm soát tiền lƣơng, kiểm soát về sử dụng tài sản cố định, kiểm soát chi phí thực hiện hoạt động dịch vụ. Phiếu khảo sát cũng tập trung vào việc tìm hiểu vai trò và nhận thức của nhà quản trị cấp cao nhƣ CEO, CFO, trƣởng các bộ phận. Thiết kế của các câu hỏi trong Phiếu điều tra gồm 2 loại câu hỏi là câu hỏi mở và đóng. Câu hỏi mở nhằm thu thập thông tin cụ thể và đặc thù của đơn vị đƣợc phỏng vấn nhƣ về tiêu chuẩn chất lƣợng mà đơn vị đƣợc kiểm soát áp dụng... Câu hỏi đóng đƣa ra các phƣơng án lựa chọn xác định cho ngƣời đƣợc phỏng vấn gồm có thể hỏi về có/không, hỏi về mức độ của các hoạt động, phạm vi...Chủ thể trả lời phiếu điều tra: do nội dung của phiếu điều tra rất rộng liên quan tới nhiều bộ phận nhƣ Ban giám đốc, Ban kiểm soát, bộ phận nhân sự, bộ phận
  15. 7 kế toán, bộ phận kỹ thuật, marketing, mua sắm... nên nhiều cá nhân sẽ tham gia vào trả lời câu hỏi trên phiếu gồm kế toán viên, thành viên ban kiểm soát, nhân viên phòng tổ chức, nhân sự, giám đốc, nhân viên phụ trách mua sắm... Các bên tham gia trả lời trong bảng câu hỏi sẽ lấy bộ phận kế toán – tài chính làm đầu mối để thu thập, hỗ trợ cung cấp và trả lời cho phần về môi trƣờng kiểm soát là bộ phận tổ chức hành chính, dự án, kỹ thuật, kế hoạch; phần về quy trình đánh giá rủi ro là phòng kế toán, kế hoạch, dự án; Hệ thống thông tin và truyền thông sẽ do bộ phận kế toán, marketing, truyền thông, kế hoạch trả lời; Thủ tục kiểm soát sẽ do bộ phận kế toán, kế hoạch, kiểm toán nội bộ, tổ chức hành chính, kỹ thuật trả lời; giám sát kiểm soát chủ yếu là do bộ phận kế toán, kiểm toán nội bộ, ban giám đốc trả lời. Kết quả của bảng câu hỏi đƣợc tác giả thu thập và thống kê theo từng phiếu trả lời thực tế do số lƣợng mẫu không lớn nên thủ tục thống kê tiến hành kết hợp với việc xin xác nhận lại với một số đơn vị tiêu biểu để khẳng định cho kết quả; phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý cấp trung, cán bộ, nhân viên các đơn vị tiêu biểu nhƣ PTSC, Alpha-ECC, PVD...và quan sát trực tiếp một số hoạt động kiểm soát. Tác giả đã gửi phiếu điều tra cho các doanh nghiệp có dịch vụ kỹ thuật dầu khí thuộc PVN và doanh nghiệp ngoài PVN. Tác giả cũng đã phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý cấp cao, nhân viên tại các doanh nghiệp tiêu biểu. Ngoài ra, Tác giả đã tiến hành phỏng vấn các Trƣởng Ban, Phó Ban của một số Ban thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhằm làm rõ hơn các thông tin thu thập đƣợc. Tác giả cũng lựa chọn một số doanh nghiệp điều tra để quan sát trực tiếp nhƣ Công ty CP Dịch vụ đóng mới giàn khoan (PV Shipyard), Công ty CP Kim loại kết cấu và lắp máy dầu khí (PVC – MS), Công ty CP Xây lắp dầu khí miền Nam (Alpha-ECC)… để các thông tin điều tra đƣợc khách quan. Về kết quả khảo sát: tác giả đã gửi phiếu điều tra cho 30 doanh nghiệp gồm cả tổng công ty thuộc PVN và công ty thành viên của các tổng công ty có cung cấp dịch vụ kỹ thuật và 13 phiếu điều tra đến các công ty ngoài PVN có cung cấp dịch vụ kỹ thuật tập trung tại Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả là đã nhận đƣợc 42 phiếu trả lời/43 phiếu phát ra, chiếm tỷ lệ 85,7 %, một phiếu không có phản hồi là do quy định của doanh nghiệp trong
  16. 8 bảo mật thông tin nội bộ. Từ kết quả kiểm tra trên mẫu, kết luận sẽ suy rộng ra cho toàn bộ tổng thể các doanh nghiệp của ngành. Bảng thống kê các doanh nghiệp nhận phiếu điều tra và phản hồi; cũng nhƣ kết quả điều tra đƣợc thể hiện ở Phụ lục 3.2 đi kèm luận án. Thông tin thứ cấp: Các thông tin tổng hợp đƣợc thu thập từ Báo cáo tổng kết của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê, số liệu trên trang web của Tổng cục Thuế, website của doanh nghiệp... Sử dụng phƣơng pháp phân tích thông tin và suy luận để đƣa ra kết luận. 5. Những đóng góp của Luận án Về mặt lý luận: Khái quát và hệ thống các lý luận về kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ, trình bày đặc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí, nêu một số bài học kinh nghiệm của các nƣớc và các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ nhƣ Anh, Canada, Malaysia, Mỹ… Về mặt thực tiễn: Luận án khảo sát các yếu tố của HTKSNB trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp khả thi và điều kiện cần thiết nhằm hoàn thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. 6. Bố cục và kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án đƣợc trình bày theo 4 chƣơng sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài; Chương 2: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp; Chương 3: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay; Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam hiện nay;
  17. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trên thế giới Trong những năm từ đầu thế kỷ XX tới đầu thế kỷ XXI, hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) đã đƣợc đề cập trong rất nhiều tài liệu nghiên cứu tại các quốc gia và do nhiều tác giả tiến hành. Theo quá trình phát triển của các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ, tạm thời có thể chia ra hai giai đoạn nghiên cứu: giai đoạn 1 là những nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trƣớc năm 1992, trƣớc khi có Báo cáo 1992 của COSO (Hiệp hội các tổ chức tài trợ của Ủy ban quốc gia về chống gian lận trong Báo cáo tài chính của Mỹ) và giai đoạn 2: những nghiên cứu sau khi có Báo cáo 1992 của COSO. 1.1.1. Giai đoạn 1 – Những nghiên cứu trước năm 1992 Đầu tiên là nghiên cứu trong cuốn “Lý thuyết và thực hành kiểm toán” (Auditing – Theory and Practice) của tác giả Robert H. Montgomery [99, tr.83-84]. Tác giả đã dành ra khoảng 2 trang để đƣa ra ý kiến của mình về nội dung của hệ thống kiểm tra nội bộ (System of internal check) mà sau này đã phát triển lên thành kiểm soát nội bộ, cụ thể trong Chƣơng V – Nhiệm vụ của Kiểm toán viên. Tại đây, tác giả có đƣa ra nội dung của kiểm tra nội bộ chủ yếu là kiểm tra về kế toán. Khẳng định hệ thống kiểm tra nội bộ là một hệ thống bao gồm các ghi chép kế toán, phƣơng pháp ghi chép và kiểm tra để nhằm mục đích bảo vệ tài sản nhƣ tiền mặt, hàng hóa… và đặc biệt là kiểm tra các giao dịch có liên quan tới tiền mặt, hoạt động bán hàng, mua hàng, lập báo cáo và sổ sách kế toán. Quan điểm này đƣa ra chủ yếu để giúp cho kiểm toán viên trong việc nhận diện tác động của kiểm soát nội bộ tới công việc của kiểm toán nên còn tƣơng đối đơn giản và mang tính sơ khai. Tiếp theo, HTKSNB cũng đƣợc đề cập trong quyển “Kiểm toán nội bộ hiện đại – Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát” của Tác giả Victor Z. Brink và Herbert Witt (viết năm 1982) [8]. Trong Chƣơng 4 – Nguyên tắc cơ bản của kiểm soát và Chƣơng 6 – Phƣơng thức hoạt động của kiểm toán viên nội bộ đã đƣa ra những
  18. 10 nhận định tƣơng đối đầy đủ về kiểm soát nội bộ. Victor Z. Brink và Herbert Witt cho rằng “kiểm soát nội bộ đƣợc dùng để mô tả những phƣơng pháp thực hành nội bộ có liên quan đến việc nhằm đạt tốt hơn các mục tiêu của tổ chức thực hiện”. [8, tr.17]. Kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát nội bộ tiến hành với cả hoạt động kế toán và các hoạt động khác. Quan điểm của tác giả cũng cho rằng nên tập trung vào kiểm soát nội bộ về kế toán trong đó tập trung trực tiếp vào việc đảm bảo lập báo cáo tài chính đáng tin cậy và tuân thủ luật pháp. Đến thời điểm này, nghiên cứu của tài liệu đã mở rộng phạm vi của hệ thống kiểm soát nội bộ hơn nhƣng các tác giả cũng chƣa đƣa ra các thành phần đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ và vẫn tiếp cận về kiểm soát nội bộ từ vị trí của kiểm toán viên nội bộ. Theo Alvin A. Arens và James K. Loebbecke trong cuốn “Kiểm toán” – Auditing [8, tr.17], Chƣơng 9 – Nghiên cứu về cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, các tác giả đã đƣa ra lý do để các công ty xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ và nội dung trọng tâm của hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc khẳng định là các quá trình kiểm soát. Cụ thể, các tác giả đã viết nhƣ sau “Lý do để công ty xây dựng một hệ thống kiểm soát là nhằm giúp công ty thỏa mãn các mục tiêu của mình. Hệ thống bao gồm rất nhiều chế độ và thể thức đặc thù được thiết kế để cung cấp cho Ban quản trị sự đảm bảo hợp lý là các mục tiêu và mục đích quan trọng với công ty sẽ được thỏa mãn. Những chế độ và thể thức này thường được gọi là các quá trình kiểm soát, và kết hợp lại thì chúng hình thành cơ cấu kiểm soát nội bộ của tổ chức” [8, tr.195]. Nghiên cứu của các tác giả đã giúp khẳng định về đích mà kiểm soát hƣớng tới và căn cứ để xây dựng các thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên, thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong nghiên cứu này chỉ bao gồm là môi trƣờng kiểm soát, hệ thống kế toán và các thể thức kiểm soát (chính sách và thủ tục kiểm soát). Năm 1984, tại Canada, tác giả Lois D. Etherington và Irene M. Gordon đã đƣa ra các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp tại Canada trong cuốn “Internal controls in Canadian corporations” [82], nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua một cuộc điều tra về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các công ty của Canada tiến hành vào thập niên 80 thế kỷ 20 do CICA thực hiện (áp dụng với 608
  19. 11 công ty tiêu biểu của Canada gồm các ngành khai thác than, bán lẻ, đƣờng ống dẫn dầu và gaz, dầu khí…). Trong tài liệu, các tác giả đƣa ra nhận định rằng hệ thống kiểm soát nội bộ không đƣợc định nghĩa bởi các nhà quản trị mà thƣờng đƣợc định nghĩa trên quan điểm của kiểm toán viên, tuy nhiên hệ thống này chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ quan điểm và nhận thức của các nhà quản trị cấp cao. Các tác giả đã quan tâm việc thể hiện của kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh kiểm soát quản lý, kiểm soát hoạt động và kiểm soát kế toán cũng nhƣ bày tỏ sự quan tâm về mối quan hệ giữa chi phí kiểm soát với lợi ích mà kiểm soát mang lại. Nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu nêu trên cho thấy các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ có sự liên quan đặc biệt với lĩnh vực kiểm toán. Các nghiên cứu đã đƣa ra khái niệm về kiểm soát nội bộ nhƣng vẫn còn nhiều điểm chƣa rõ về phạm vi của kiểm tra nội bộ (internal check) và kiểm soát nội bộ (internal controls). Nội dung của kiểm soát nội bộ chủ yếu mới chỉ đƣợc đề cập trong lĩnh vực kế toán là chủ yếu nhƣng cũng đã quan niệm kiểm soát nội bộ có ý nghĩa nhƣ là một hệ thống mà các yếu tố có quan hệ qua lại với 3 yếu tố (thành phần). Riêng với HTKSNB của các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí, giai đoạn này chƣa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể 1.1.2. Giai đoạn 2 - Những nghiên cứu sau năm 1992 Năm 1992, COSO có đƣa ra báo cáo Báo cáo COSO đánh dấu một giai đoạn mới trong nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ. Các nghiên cứu trong giai đoạn này đã lấy Báo cáo COSO 1992 làm nền tảng cho các nghiên cứu về HTKSNB. Báo cáo này là một hƣớng dẫn khá phổ biến trên thế giới mà nhiều công ty căn cứ vào đó để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo COSO, hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 5 yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Môi trƣờng kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. COSO xác định rằng môi trƣờng kiểm soát sẽ làm nền tảng cho các thành phần còn lại. Môi trƣờng kiểm soát có 7 yếu tố là tính trung thực và giá trị đạo đức; cam kết về năng lực và sự phát triển của thành viên; triết lý quản trị và phong cách điều hành; cơ cấu tổ chức; phân công nghĩa vụ và trách nhiệm; chính sách và thủ tục về nhân sự; sự tham gia của Ban quản trị. Đánh giá rủi ro: thành phần này liên quan tới việc nhận diện và phân
  20. 12 tích rủi ro ảnh hƣởng tới việc đạt mục tiêu của đơn vị gồm xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể của các hoạt động, phân tích rủi ro và cơ chế thay đổi. Các hoạt động kiểm soát đƣợc cho là diễn ra trong toàn bộ đơn vị, ở mọi cấp và mọi chức năng bao gồm: Phê duyệt, ủy quyền, xác minh, đối chiếu, rà soát hoạt động, bảo vệ tài sản, phân chia nhiệm vụ. Thông tin và truyền thông: là thành phần tạo mối liên hệ giữa các thành phần khác trong hệ thống bao gồm hệ thống kế toán, cách chính sách định kỳ, báo cáo quản trị, cập nhật kế toán, cập nhật công nghệ, hội nghị, đào tạo…Giám sát nội bộ nhằm đánh giá chất lƣợng của hệ thống kiểm soát nội bộ gồm giám sát thƣờng xuyên, giám sát định kỳ và báo cáo về những khiếm khuyết [104]. Ngoài ra, mô hình của COSO cũng có những quy định riêng khi áp dụng tại doanh nghiệp trong điều kiện sử dụng công nghệ thông tin. Mô hình này sẽ đƣợc bổ sung thêm các nội dung trong từng thành phần thông qua kết hợp với khuôn mẫu của COBiT. CoBiT là một chuẩn quốc tế về quản lý công nghệ thông tin gồm những khuôn mẫu (framework) liên quan tới cách thực hành tốt nhất về quản lý công nghệ thông tin do ISACA và ITGI xây dựng năm 1996. CoBiT cung cấp cho các nhà quản lý, những ngƣời kiểm tra và những ngƣời sử dụng công nghệ thông tin một loạt các cách đo lƣờng, dụng cụ đo, các quy trình và các hƣớng dẫn thực hành tốt nhất để giúp tăng tối đa lợi nhuận thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin; giúp quản lý và kiểm soát công nghệ thông trong tổ chức, doanh nghiệp. Mục đích của COBIT là “nghiên cứu, phát triển, quảng bá và xúc tiến các mục tiêu của kiểm soát công nghệ thông tin dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp và những ngƣời kiểm tra áp dụng vào trong các hoạt động”. Khi kết hợp với COBIT, những yếu kém trong quy trình đánh giá rủi ro có thể đƣợc hỗ trợ tốt hơn. (Phụ lục 1.2) Tại Vƣơng Quốc Anh, các công ty cũng thực hiện xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo một hƣớng dẫn từ Quy tắc thực hành tốt nhất (Code of Best Practice). Quy tắc này ban hành năm 1992 đƣợc áp dụng cho các công ty hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán Luân Đôn - Ủy Ban Cadbury ban hành (một dạng giống với Ủy ban Treadway của Mỹ). Một trong những nội dung của bản quy tắc là yêu cầu các giám đốc phải báo cáo về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Năm 1994, một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2