Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Sinh kế bền vững trong nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng thích ứng xâm nhập mặn
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học "Sinh kế bền vững trong nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng thích ứng xâm nhập mặn" trình bày các nội dung: Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững trong nuôi trồng thủy sản thích ứng xâm nhập mặn; Thực trạng sinh kế nuôi trồng thủy sản và xâm nhập mặn vùng ven biển của các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng; Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển của các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng thích ứng với xâm nhập mặn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Sinh kế bền vững trong nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng thích ứng xâm nhập mặn
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN KHÁNH DƯƠNG SINH KẾ BỀN VỮNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÍCH ỨNG XÂM NHẬP MẶN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC Hà Nội, 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN KHÁNH DƯƠNG SINH KẾ BỀN VỮNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÍCH ỨNG XÂM NHẬP MẶN Ngành: Kinh tế học Mã số: 9.31.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Trần Ngọc Ngoạn 2. PGS. TS. Nguyễn An Thịnh Hà Nội, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Thông tin, số liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Khánh Dương
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn là TS. Trần Ngọc Ngoạn và PGS.TS. Nguyễn An Thịnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin gửi tới các thầy lời cảm ơn với lòng kính trọng sâu sắc nhất. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, các thầy cô, anh chị trong khoa Kinh tế và các phòng ban của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, TS. Nguyễn Song Tùng, TS. Nguyễn Đình Hòa, các nhà khoa học và các thầy cô ở các cấp hội đồng đánh giá luận án đã nhận xét, góp ý những điều quý báu giúp tôi hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, thành phố Hải Phòng đã cung cấp những thông tin hữu ích, thiết thực cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em đồng nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân, gia đình, những người thân yêu nhất đã luôn ở bên cạnh, là chỗ dựa tinh thần vững chắc, là động lực mạnh mẽ để tôi yên tâm thực hiện luận án. Xin trân trọng cám ơn./. Tác giả luận án Phan Khánh Dương
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................... 5 5. Điểm mới của luận án .......................................................................................... 5 6. Cách tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 5 7. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 15 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................ 17 1.1. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................. 17 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 17 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................................... 25 1.2. Đánh giá tổng quan ....................................................................................... 35 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 37 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG XÂM NHẬP MẶN .................................... 38 2.1. Lý thuyết về sinh kế bền vững ..................................................................... 38 2.1.1. Sinh kế ...................................................................................................... 38 2.1.2. Sinh kế bền vững ...................................................................................... 39 2.1.3. Một số khung sinh kế bền vững ............................................................... 41 2.2. Lý thuyết về nuôi trồng thủy sản thích ứng xâm nhập mặn..................... 45 2.2.1. Xâm nhập mặn.......................................................................................... 45 2.2.2. Nuôi trồng thủy sản .................................................................................. 45 2.2.3. Nuôi trồng thủy sản thích ứng xâm nhập mặn ......................................... 46 2.3. Các khái niệm phục vụ nghiên cứu ............................................................. 47 2.4. Khung lý thuyết áp dụng trong phân tích sinh kế nuôi trồng thủy sản thích ứng xâm nhập mặn .................................................................................... 48 2.5. Mô hình đề xuất giải pháp ........................................................................... 53 2.6. Khung thiết kế nghiên cứu tổng thể ............................................................ 54 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 57
- CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG XÂM NHẬP MẶN VÀ SINH KẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ......................................................................................................... 58 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .......................... 58 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 58 3.1.2. Kinh tế - xã hội ......................................................................................... 61 3.1.3. Một số đặc điểm của các huyện được khảo sát ........................................ 65 3.2. Thực trạng xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng ......... 68 3.2.1. Thực trạng xâm nhập mặn khu vực ven biển các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng .................................................................................................. 68 3.2.2. Xâm nhập mặn trong bối cảnh nước biển dâng........................................ 71 3.2.3. Nguyên nhân xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng..... 74 3.3. Thực trạng sinh kế nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng .................................................................................................... 76 3.3.1. Các nguồn vốn sinh kế ............................................................................. 76 3.3.2. Chiến lược sinh kế .................................................................................... 88 3.3.3. Kết quả sinh kế ......................................................................................... 89 3.4. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng ............................................................ 97 3.4.1. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới tài sản sinh kế ................................... 99 3.4.2. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới chiến lược sinh kế ........................... 106 3.4.3. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới kết quả sinh kế ................................ 107 3.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sinh kế nuôi trồng thủy sản thích ứng xâm nhập mặn ................................................................... 108 3.5.1. Điểm mạnh ............................................................................................. 108 3.5.2. Điểm yếu ................................................................................................ 109 3.5.3. Cơ hội ..................................................................................................... 110 3.5.4. Thách thức .............................................................................................. 111 3.5.5. Các chiến lược kết hợp ........................................................................... 113
- 3.6. Phân tích khả năng thích ứng với xâm nhập mặn của các hộ nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng bằng mô hình hóa phương trình cấu trúc SEM.............................................................................. 115 3.6.1. Xây dựng mô hình SEM cho khu vực nghiên cứu ................................. 115 3.6.2. Kết quả của mô hình ............................................................................... 126 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 136 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SINH KẾ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG XÂM NHẬP MẶN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BĂNG SÔNG HỒNG .......................................................... 137 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp............................................................................ 137 4.1.1. Bối cảnh quốc gia và vùng ..................................................................... 137 4.1.2. Căn cứ thực tiễn...................................................................................... 139 4.1.3. Căn cứ từ kết quả nghiên cứu ................................................................. 142 4.2. Đề xuất giải pháp ........................................................................................ 143 4.2.1. Đề xuất hệ thống giải pháp tổng thể ....................................................... 143 4.2.2. Xác định mức độ ưu tiên thực hiện của các giải pháp ........................... 146 4.2.3. Nội dung các giải pháp ưu tiên ............................................................... 148 4.2.4. Đề xuất các giải pháp khả thi ................................................................. 160 Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 162 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 163 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Chữ đầy đủ 1 AHP Analytic Hierarchy Process - Đánh giá theo hệ thống chỉ tiêu cấp bậc 2 BĐKH Biến đổi khí hậu 3 CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định 4 CR Consistency Ratio - Tỉ lệ nhất quán 5 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 6 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 7 DFID Bộ phát triển quốc tế Anh quốc phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis - Phân tích 8 EFA nhân tố khám phá 9 GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội 10 GRDP Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên địa bàn 11 IDS Viện nghiên cứu phát triển, Đại học Sussex, Anh 12 KMO Kaiser – Meyer - Olkin 13 NQ Nghị quyết 14 NTTS Nuôi trồng thủy sản 15 SEM Structural Equation Modeling - Mô hình phương trình cấu trúc 16 USD Đô la Mỹ 17 XNM Xâm nhập mặn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Số lượng phiếu tại các huyện được khảo sát ................................................. 8 Bảng 2. Các công thức tính tỉ số nhất quán............................................................... 14 Bảng 3. Giá trị chỉ số ngẫu nhiên ứng với số giải pháp ............................................ 15 Bảng 3. 1. Một số thông tin về các huyện được thực hiện khảo sát ......................... 66 Bảng 3. 2. Xâm nhập mặn tại các sông vùng ven biển ĐBSH ................................. 70 Bảng 3. 3. Dự báo khoảng cách xâm nhập mặn trên các sông (km) ......................... 70 Bảng 3. 4. Diện tích đất có nguy cơ bị ngập khi nước biển dâng tại các tỉnh ven biển ĐBSH ................................................................................................. 72 Bảng 3. 5. Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu đối với các tỉnh ven biển đồng bằng Sông Hồng ................................................................ 72 Bảng 3. 6. Cơ cấu đất các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng ............................... 76 Bảng 3. 7. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng năm 2021 ................................................................................................ 77 Bảng 3. 8. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tại các huyện được khảo sát ............... 77 Bảng 3. 9. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số tại các tỉnh ven biển ĐBSH giai đoạn 2016 -2021 (đv: %) ........................................ 82 Bảng 3. 10. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tại các tỉnh ven biển ĐBSH giai đoạn 2016 -2021 (đv: %) ......... 82 Bảng 3. 11. Cơ cấu vốn các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng năm 2021 ........... 84 Bảng 3. 12. Cơ cấu vốn đầu tư các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng ................. 85 Bảng 3. 13. Cơ cấu vốn đầu tư vào nông nghiệp và thủy sản tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2018 - 2021 (đv: %).............................. 86 Bảng 3. 14. Tóm lược chiến lược sinh kế NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH ......... 89 Bảng 3. 15. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển ĐBSH ............................................................................................................... 90 Bảng 3. 16. Diện tích nuôi trồng thủy sản theo loại hình mặt nước tại các tỉnh ven biển ĐBSH năm 2021 (Đv: ha) ................................................................. 90
- Bảng 3. 17. Diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi tại các tỉnh ven biển ĐBSH năm 2021 (Đv: ha) ................................................................. 91 Bảng 3. 18. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo loại thủy sản tại các tỉnh ven biển ĐBSH năm 2021 (Đv: ha) ................................................................. 92 Bảng 3. 19. Diện tích NTTS phân theo đối tượng nuôi năm 2019, 2021 ................. 92 Bảng 3. 20. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tại các tỉnh ven biển ĐBSH .................. 95 Bảng 3. 21. Tóm lược kết quả sinh kế NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH .............. 97 Bảng 3. 22. Ma trận ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới sinh kế NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH ......................................................................................... 98 Bảng 3. 23. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng........................................................... 99 Bảng 3. 24. Tổng hợp những ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới các nguồn vốn sinh kế nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng ....... 104 Bảng 3. 25. Ma trận SWOT cho sinh kế nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng ............................................................................. 112 Bảng 3. 26. Các chiến lược kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng thích ứng xâm nhập mặn ............................. 113 Bảng 3. 27. Bảng mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thích ứng ................... 115 Bảng 3. 28. Điểm trung bình nhận thức về rủi ro của XNM của người dân NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH ................................................................. 117 Bảng 3. 29. Điểm trung bình nhận định về những khó khăn để thích ứng với XNM của người dân NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH ............................... 119 Bảng 3. 30. Điểm trung bình mức độ hiệu quả các hoạt động thích ứng mà địa phương đang áp dụng ..................................................................................... 120 Bảng 3. 31. Điểm trung bình khả năng thực hiện các hoạt động thích ứng XNM của người dân NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH ............................... 121 Bảng 3. 32. Điểm trung bình mức độ khuyến khích các hoạt động thích ứng XNM của địa phương đối với các hộ NTTS .................................................. 123
- Bảng 3. 33. Điểm trung bình ý định thích ứng với XNM của các hộ NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH ................................................................................. 124 Bảng 3. 34. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhân tố..................................... 127 Bảng 3. 35. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong phân tích EFA ............. 129 Bảng 3. 36. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM cho khu vực nghiên cứu .... 133 Bảng 4. 1. Bảng tổng hợp các giải pháp ................................................................. 145 Bảng 4. 2.Ma trận Saaty: kết quả so sánh mức độ ưu tiên của các cặp giải pháp bằng phương pháp AHP ................................................................................. 146 Bảng 4. 3. Giá trị trọng số các giải pháp ưu tiên phát triển sinh kế bền vững trong NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH ........................................................ 147
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Ma trận vuông cấp n mức độ ưu tiên của các giải pháp...............................13 Hình 2. Ma trận tính toán trọng số các giải pháp ưu tiên ..........................................14 Hình 2. 1. Khung sinh kế bền vững của DFID..........................................................44 Hình 2. 2. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới sinh kế...............................................48 Hình 2. 3. Mô hình thích ứng với xâm nhập mặn của sinh kế nuôi trồng thủy sản ..49 Hình 2. 4. Mô hình đề xuất giải pháp........................................................................54 Hình 2. 5. Khung thiết kế nghiên cứu tổng thể .........................................................55 Hình 3. 1. Bản đồ các huyện ven biển đồng bằng sông Hồng ..................................59 Hình 3. 2. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100cm khu vực đồng bằng sông Hồng ................................................................................................71 Hình 3. 3. Cơ cấu vốn đầu tư của các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng .............85 Hình 3. 4. Nhận thức về khó khăn trong việc thích ứng với XNM và BĐKH .......105 Hình 3. 5. Mô hình lý thuyết nghiên cứu ................................................................116 Hình 3.6. Mô hình CFA cho khu vực nghiên cứu ...................................................130 Hình 3.7. Mô hình cấu trúc SEM của khu vực nghiên cứu .....................................132 Hình 3.8. Mô hình tác động của các yếu tố tới ý định thích ứng với XNM của hộ gia đình NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH .........................................................134 Hình 4. 1. Mô hình tác động của các giải pháp tới sinh kế NTTS các tỉnh ven biển ĐBSH thích ứng XNM ...................................................................................144
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và những hệ quả của biến đổi khí hậu ngày càng có những tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội như hiện nay, việc nghiên cứu về sinh kế bền vững thích ứng với môi trường thiên nhiên đang thay đổi là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên khả năng ứng phó với BĐKH còn thấp như Việt Nam. Việt Nam có 28 tỉnh ven biển với đường bờ biển dài 3260 km, khu vực ven biển là nơi tập trung các nền kinh tế năng động, tạo ra sinh kế cho hàng triệu người. Tại khu vực ven biển, nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong những ngành kinh tế then chốt, đi đầu trong tăng trưởng kinh tế. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp 87% sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn quốc. Riêng NTTS ước tính cung cấp khoảng 2,6 triệu việc làm cho khu vực ĐBSH và ĐBSCL [10]. Tính đến năm 2021, dân số các tỉnh ven biển ĐBSH (gồm 5 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình) khoảng 8.142.900 người (chiếm 35% tổng dân số các tỉnh ĐBSH). Cộng đồng dân cư ven biển nói trên khoảng 2,45 triệu người (30% dân số các tỉnh ven biển ĐBSH) hoạt động sản xuất chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, NTTS và đánh bắt thủy sản [68]. Trong những năm gần đây, các hoạt động NTTS theo hướng thâm canh đã được áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra việc làm và thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình khu vực ven biển các tỉnh ven biển ĐBSH. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản cũng góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh ven biển ĐBSH theo hướng hiện đại hóa, làm cho đời sống kinh tế, xã hội có những chuyển biến tích cực, nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển ĐBSH có vai trò quan trọng như: cung cấp nguồn thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực miền Bắc; góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra nghề nghiệp mới, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn; tăng hiệu quả sử dụng vốn 1
- mặt đất, mặt nước; nguồn xuất khẩu quan trọng, đem lại lượng ngoại tệ lớn; góp phần đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng. Mặc dù có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như đời sống của người dân, nhưng NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức. Một trong những vấn đề mà người dân nuôi trồng thủy sản cũng như những nhà quản lý các tỉnh ven biển đồng bằng ven biển sông Hồng đang phải đối mặt là hiện tượng xâm nhập mặn (XNM). Đây không phải là hiện tượng nhất thời mà đã và đang diễn ra tại hầu hết các tỉnh ven biển ĐBSH. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất NTTS về nhiều mặt như: làm thay đổi diện tích mặt nước, thay đổi chất lượng nguồn nước, làm mất môi trường sống thích hợp của nhiều loài thủy sản. Tình trạng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống và cách thức sản xuất truyền thống của người dân NTTS. Những ảnh hưởng tiêu cực của XNM làm cho năng lực nuôi trồng thủy sản của khu vực ven biển ĐBSH giảm. Việc khắc phục những hậu quả do xâm nhập mặn gây ra gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp, khó dự đoán. Vì vậy, vấn đề phát triển bền vững sinh kế NTTS các tỉnh ven ĐBSH trong bối cảnh XNM để hạn chế được những thiệt hại và tận dụng được những cơ hội là cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Sinh kế bền vững trong nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Hồng thích ứng xâm nhập mặn” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ ngành Kinh tế học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu Nghiên cứu thực trạng sinh kế bền vững trong nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng thích ứng với xâm nhập mặn. Từ đó, xác lập được luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất giải pháp tổng thể và các giải pháp ưu tiên phát triển sinh kế bền vững trong NTTS vùng ven biển của các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng thích ứng với xâm nhập mặn. b. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu nói trên, những nhiệm vụ nghiên cứu sau được thực hiện: 2
- Tổng quan và làm rõ cơ sở lý luận về sinh kế bền vững trong NTTS thích ứng XNM. Phân tích thực trạng và ảnh hưởng của XNM đến sinh kế NTTS vùng ven biển các tỉnh ven biển ĐBSH. Điều tra, phân tích ý định phát triển NTTS thích ứng với XNM của cư dân vùng ven biển các tỉnh ven biển ĐBSH. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức (SWOT) đối với phát triển sinh kế bền vững trong NTTS thích ứng XNM tại các tỉnh ven biển ĐBSH. Đề xuất các giải pháp tổng thể và giải pháp ưu tiên để phát triển sinh kế bền vững trong NTTS vùng ven biển các tỉnh ven biển ĐBSH thích ứng với XNM. c. Câu hỏi nghiên cứu Hoạt động NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH đang diễn ra như thế nào? Xâm nhập mặn có những tác động gì tới sinh kế NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH? Các hộ NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH có những ý định thích ứng với XNM như thế nào? Sinh kế NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức gì và cần có những chiến lược nào để thích ứng với XNM? Cần có những giải pháp gì để phát triển sinh kế NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH thích ứng XNM? 3. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian Không gian nghiên cứu của đề tài trong phạm vi lãnh thổ hành chính của 4 tỉnh/thành phố ven biển ĐBSH (cụ thể là vùng ven biển của thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định, tỉnh Ninh Bình). Theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế xã hội – vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 và Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, 3
- tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, theo bản đồ địa lý Việt Nam, cập nhật đến năm 2022, Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu năm 2020 của Bộ Tài nguyên Môi trường, khi mực nước biển dâng 100cm, tỉ lệ có nguy cơ ngập của tỉnh Quảng Ninh chi khoảng 1,94% diện tích, thấp hơn nhiều so với các tỉnh, thành phố khác trong khu vực nghiên cứu (Hải Phòng: 25,06%; Thái Bình: 38,22%; Nam Định: 43,67%; Ninh Bình: 21,12%) [8]. Vì vậy, mặc dù đã tiến hành khảo sát tại thị xã Quảng Yên, luận án xác định không gian nghiên cứu là thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Khảo sát chi tiết và điều tra cư dân địa phương tại một số huyện ven biển thuộc 4 tỉnh/thành phố gồm: huyện Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng), huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định), huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình). Các huyện được lựa chọn khảo sát là các huyện ven biển, có số hộ NTTS nhiều nhất và diện tích NTTS nước mặn, nước lợ lớn hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Sinh kế nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng tại các huyện nói trên nên nhận thức của các hộ về ảnh hưởng của xâm nhập mặn rõ ràng hơn, do đó, việc khảo sát sẽ thuận lợi hơn. b. Phạm vi thời gian Thực trạng kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu được phân tích từ năm 2010 đến năm 2021 Thực trạng XNM, biến đổi khí hậu, nước biển dâng được phân tích từ năm 2000 đến năm 2021 Điều tra hộ gia đình về ý định thích ứng với XNM trong NTTS tại khu vực nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018. Định hướng các giải pháp tổng thể và giải pháp ưu tiên đến 2030, tầm nhìn 2045. c. Phạm vi khoa học Tác động của XNM đến sinh kế NTTS được phân tích ở ba khía cạnh: nguồn vốn, chiến lược và kết quả sinh kế, trong đó tập trung vào tác động tới nguồn vốn sinh kế. 4
- Tác động và giải pháp thích ứng với XNM được phân tích dựa trên mô hình định lượng nghiên cứu về ý định thích ứng của cư dân đối với XNM trong NTTS. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: luận án hệ thống lại các nguồn vốn của sinh kế NTTS vùng ven biển của các tỉnh ven biển ĐBSH nói riêng, làm rõ cơ sở khoa học về vai trò của các nguồn vốn sinh kế NTTS để thích ứng với XNM nói chung. Ý nghĩa thực tiễn: luận án mô tả thực trạng sinh kế NTTS tại vùng ven biển các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng, qua đó, đưa ra một số gợi ý hỗ trợ các cấp chính quyền địa phương, các hộ gia đình NTTS trong việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế, lập chiến lược sinh kế phù hợp để phát triển sinh kế thích ứng với XNM. 5. Điểm mới của luận án Điểm mới 1: Vận dụng kết hợp lý thuyết sinh kế bền vững, thuyết động cơ bảo vệ và mô hình phân tích định lượng phân tích tác động và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế NTTS bền vững thích ứng XNM. Điểm mới 2: Vận dụng mô hình phân tích đa chỉ tiêu xác định hệ thống các giải pháp ưu tiên hướng tới lựa chọn thích ứng XNM và phát triển sinh kế bền vững. 6. Cách tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án tiếp cận sinh kế bền vững trong NTTS tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Hồng theo các khái niệm sinh kế bền vững của Chambers và Conway. Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID được sử dụng để phân tích sinh kế bền vững của các hộ NTTS các tỉnh ven biển ĐBSH. Trong đó, các hộ NTTS được đặt trong các thành tố cấu thành khung sinh kế bền vững gồm: bối cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế, thể chế chính sách, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Tương ứng với các thành tố nói trên, luận án nghiên cứu nhận thức của các hộ về xâm nhập mặn và ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế NTTS; luận án nghiên cứu quan điểm của Đảng, Nhà nước và của các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng về phát triển NTTS để có góc nhìn vĩ mô về chính sách, biện pháp thích ứng với XNM, định hướng sử dụng nguồn vốn sinh kế, định hướng chiến lược sinh kế dành cho các 5
- hộ đang được thực hiện; các chiến lược sinh kế mà các hộ đã thực hiện và có ý định sẽ thực hiện; tài sản sinh kế mà các hộ được sử dụng trong sinh kế NTTS, kết quả sinh kế. Bên cạnh đó, luận án sử dụng cách tiếp cận theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA). Cộng đồng cư dân nuôi trồng thủy sản tại khu vực ven biển các tỉnh, thành phố ven biển đồng bằng sông Hồng đã và đang chịu tác động của xâm nhập mặn. Các hộ gia đình có những khó khăn trong việc thích ứng với xâm nhập mặn để duy trì và phát triển sản xuất. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích những nhận thức của người dân về XNM, các hoạt động thích ứng của địa phương và chiến lược sinh kế hiện tại của các hộ NTTS, cách tiếp cận theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân giúp luận án tìm hiểu rõ thực tế và gợi ý khắc phục những khó khăn mà các hộ NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH phải đối mặt. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: điều tra, khảo sát thực địa, tham vấn ý kiến chuyên gia; các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phân tích số liệu: mô hình hóa cấu trúc SEM, mô hình SWOT, phương pháp đánh giá theo quá trình phân tích thứ bậc AHP. Cụ thể như sau: 6.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 6.2.1.1. Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Điều tra, khảo sát thực địa Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa được thực hiện để điều tra nhận thức của các hộ gia đình NTTS tại các tỉnh ven biển ĐBSH về XNM và ý định thích ứng của các hộ gia đình trước những diễn biến của XNM. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Xác định khu vực khảo sát Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình thông qua hình thức điều tra bằng bảng hỏi. Đối tượng được điều tra, phỏng vấn là các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh nói trên (do chủ hộ gia đình đại diện trả lời). Các huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), Thái Thụy (Thái 6
- Bình), Hải Hậu (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình) được lựa chọn để khảo sát do đây là các huyện có hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển. Phần lớn các xã của các huyện đều có các hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản. Các huyện có đường bờ biển dài, chịu tác động trực tiếp của XNM. Bước 2: Xác định số lượng mẫu Luận án xác định số lượng mẫu tổng thể tại khu vực khảo sát dựa trên phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA. Kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tỉ lệ mẫu/số biến quan sát hay còn gọi là tỉ lệ số biến quan sát trên một biến phân tích (m) là 5:1 hoặc 10:1. Công thức tính mẫu theo EFA được đưa ra là: N = m*a. Trong đó: N là số lượng mẫu, m là tỉ lệ mẫu/ tổng số biến quan sát, a là tổng số biến quan sát (tổng số câu hỏi trong bảng khảo sát) [119]. Luận án xác định số lượng mẫu theo công thức: N = m*a + 50 Trong đó: N: số lượng mẫu a: tổng số biến quan sát (tổng số câu hỏi trong bảng khảo sát): 37 câu hỏi. m: tỉ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 10:1 (m = 10) 50: số lượng mẫu tối thiểu để phân tích EFA, để đảm bảo độ tin cậy. Với công thức trên, số lượng mẫu tính như sau: N = 10*37 + 50 = 420 mẫu. Như vậy, số lượng mẫu để đảm bảo độ tin cậy và đủ yêu cầu để phân tích EFA nằm trong khoảng 370 đến 420 mẫu. Bước 3: Xác định số lượng phiếu khảo sát từng huyện trong khu vực nghiên cứu. Huyện Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng): 4 xã có các hộ NTTS là Vinh Quang, Tiên Hưng, Đông Hưng, Tây Hưng, số lượng khoảng 74 hộ. Huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình): 5 xã có các hộ NTTS là Thái Thượng, Thụy Hải, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thái Hòa, số lượng khoảng 126 hộ Huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định): 5 xã có các hộ NTTS là Hải Triều, Hải Hòa, Hải Đông, Thịnh Long, Hải Chính, Hải Lý, số lượng khoảng 153 hộ 7
- Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình): 8 xã có các hộ NTTS là Kim Trung, Cồn Thoi, Kim Thành, Kim Đông, Kim Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Văn Hải, số lượng khoảng 230 hộ. Luận án xác định số lượng phiếu khảo sát tại từng huyện theo công thức: n = T/(1+T*e2) Trong đó: n là số lượng phiếu phát ra. T: số lượng hộ NTTS trong huyện e: sai số cho phép ± 0,05 (5%) Với cách tính trên, số lượng phiếu khảo sát (sau khi tính toán bằng Excel, được làm tròn) tại từng huyện được xác định theo bảng 1. Bảng 1. Số lượng phiếu tại các huyện được khảo sát STT Huyện Số hộ NTTS (T) Số phiếu khảo sát tại huyện (n) 1 Thái Thụy 126 96 2 Hải Hậu 154 111 3 Kim Sơn 230 146 4 Tiên Lãng 75 63 Tổng số 585 416 (Nguồn: tính toán theo công thức xác định số lượng mẫu) Tổng số phiếu khảo sát là 416 phiếu (thành phố Hải Phòng: 63 phiếu; tỉnh Thái Bình: 96 phiếu; tỉnh Nam Định 111 phiếu; tỉnh Ninh Bình: 146 phiếu), nằm trong khoảng cho từ 370 đến 420 là phù hợp với yêu cầu. - Tham vấn ý kiến chuyên gia Thông qua các hội thảo để tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về các vấn đề nghiên cứu. Trong qua trình thực hiện luận án, tác giả đã thực hiện 3 hội thảo có liên quan đến đề tài gồm: “Sinh kế bền vững của người dân nuôi trồng thủy sản tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định” (năm 2018); “Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sinh kế nuôi trồng thủy sản tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” (năm 2019); “Thực trạng và một số giải pháp phát triển sinh kế nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng” (năm 2021). Ngoài ra, để đánh giá mức độ quan 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 18 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn