intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

19
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế học "Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số" trình bày các nội dung chính sau: Một số chính sách giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số; Mô hình đánh giá tác động của chính sách đến hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- PHAN VĂN CƯƠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- PHAN VĂN CƯƠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Chuyên ngành: Toán kinh tế Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ VĂN THỨ Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Vì vậy Nghiên cứu sinh cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. NGHIÊN CỨU SINH Phan Văn Cương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của Thầy giáo hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè và các thầy cô giáo trong bộ môn. Nghiên cứu sinh xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Ngô Văn Thứ; các Thầy, Cô giáo trong khoa toán Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã quan tâm, chỉ bảo để NCS hoàn thành Luận án. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...........................9 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................9 1.1.1. Nghèo và đo lường tình trạng nghèo ..............................................................9 1.1.2. Chính sách giảm nghèo .................................................................................14 1.1.3. Đánh giá chính sách ......................................................................................19 1.1.4. Đánh giá tác động của chính sách ................................................................22 1.1.5. Hộ gia đình dân tộc thiểu số .........................................................................28 1.2. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................31 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ...............................................................................31 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................36 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................41 1.3. Khung phân tích ................................................................................................43 Tóm tắt Chương 1........................................................................................................45 Chương 2 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ....................................................................................................... 46 2.1. Một số đặc điểm về kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số ..............................46 2.1.1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư .............................................................46 2.1.2. Đặc điểm kinh tế ...........................................................................................48 2.1.3. Đặc điểm xã hội ............................................................................................50 2.2. Tình trạng nghèo và chính sách giảm nghèo ..................................................51 2.2.1. Tình trạng nghèo ...........................................................................................51 2.2.2. Chính sách giảm nghèo .................................................................................53 2.3. Chính sách phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (CT135) ..................................................................................57 2.3.1. Đối tượng, địa bàn thực hiện ........................................................................57 2.3.2. Nội dung chính sách .....................................................................................58
  6. iv 2.3.3. Một số thay đổi về kinh tế-xã hội .................................................................58 Tóm tắt Chương 2........................................................................................................71 Chương 3: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾN HỘ NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ .................................................................................72 3.1. Phương pháp mô hình số liệu mảng ................................................................72 3.2. Dữ liệu sử dụng..................................................................................................74 3.3. Mô hình đánh giá ..............................................................................................78 3.3.1. Mô hình đánh giá tác động của chính sách đến thu nhập .............................78 3.3.2. Mô hình đánh giá tác động của chính sách đến y tế .....................................85 3.3.3. Mô hình đánh giá tác động của chính sách đến giáo dục .............................91 Tóm tắt Chương 3........................................................................................................99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................100 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................113 PHỤ LỤC ...................................................................................................................119
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 Bộ LĐTB& XH Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các xã đặc 2 CT135 biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi 3 CIDA Cơ quan Phát triển quốc tế của Canađa 4 CSHT Cơ sở hạ tầng 5 CSGN Chính sách giảm nghèo 6 DTTS Dân tộc thiểu số 7 DTTS&MN Dân tộc thiểu số và miền núi 8 ĐBKK Đặc biệt khó khăn 9 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 10 NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 NCS Nghiên cứu sinh 12 UBDT Ủy ban Dân tộc 13 UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 14 UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á – 15 ESCAP Thái Bình Dương 16 OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế 17 WB Workbank (Ngân hàng thế giới)
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 ........................................13 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về xã hội vùng DTTS ...........................................................51 Bảng 2.2. Tổng hợp nội dung hỗ trợ của một số chính sách .........................................55 Bảng 2.3. Cơ sở hạ tầng nông thôn ...............................................................................59 Bảng 2.4. Nguồn thắp sáng chính của hộ (ĐVT%) .......................................................60 Bảng 2.5.Về điều kiện sản xuất nông nghiệp ................................................................61 Bảng 2.6. Nguồn thu theo ngành nghề ..........................................................................61 Bảng 2.7. Quy mô hộ và lao động .................................................................................62 Bảng 2.8. Thu nhập trung bình/khẩu/năm .....................................................................62 Bảng 2.9. Thay đổi về tỷ lệ nghèo .................................................................................65 Bảng 2.10 Chuyển đổi tình trạng nghèo ........................................................................65 Bảng 2.11. Thay đổi mức sống của hộ gia đình ............................................................66 Bảng 2.12. Tình trạng sử dụng nước sạch .....................................................................67 Bảng 2.13. Tình trạng nhà ở ..........................................................................................67 Bảng 2.14. Sử dụng công trình vệ sinh .........................................................................68 Bảng 2.15. Tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục ...................................................................68 Bảng 3.1. Tuổi trung bình của chủ hộ ...........................................................................77 Bảng 3.2. Học vấn của chủ hộ .......................................................................................78 Bảng 3.3. Thống kê mô tả các biến số ...........................................................................80 Bảng 3.4. Kết quả ước lượng .........................................................................................81 Bảng 3.5. Thống kê mô tả các biến số ...........................................................................87 Bảng 3.6. Kết quả ước lượng .........................................................................................89 Bảng 3.7. Thống kê mô tả các biến số ...........................................................................95 Bảng 3.8. Kết quả ước lượng .........................................................................................95
  9. vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô hình tác động của chính sách ..................................................................24 Hình 1.2 Tác động của chính sách trong điều kiện nhóm chính sách và nhóm đối chứng không cùng đặc điểm ..........................................................................................26 Hình 2.1: Tỷ lệ nghèo 2012 – 2015 của một số dân tộc................................................52 Biểu đồ 2.1 Phân bố dân cư các DTTS .........................................................................47 Biểu đồ 2.2. Thay đổi về thu nhập trung bình ...............................................................63 Biểu đồ 2.3. Chi phí KCB bình quân đầu người (giá thực tế) .......................................69 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ hộ có trẻ trong độ tuổi đi học không được đến trường .....................70
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có dân số đông nhất, chiếm trên 85%, 53 dân tộc còn lại có dân số trên 13 triệu người chiếm 14,6% gọi là các DTTS (TCTK,2015). Tuy có dân số ít, nhưng phần lớn các DTTS cư trú, sinh sống chủ yếu ở 5.266 xã, thuộc 51 tỉnh, thành phố, trong đó có 382 xã biên giới tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Địa bàn cư trú chủ yếu của các DTTS là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới khó khăn, thiếu nước sinh hoạt, đất, nước sản xuất... Vì vậy, đời sống của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập bình quân năm 2015 bằng khoảng 30% so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS chiếm gần 60% số hộ nghèo của cả nước, trong khi dân số chỉ chiếm khoảng 14% (TCTK, 2016). Trước thực trạng đời sống kinh tế-xã hội ở vùng DTTS như trên, ngay sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cùng với nguồn lực lớn để hỗ trợ, đầu tư phát triển vùng DTTS. Theo báo cáo Ủy ban Dân tộc (2014), có trên 100 chính sách đang thực hiện ở vùng DTTS. Trong đó có một số chính sách đặc thù cho phát triển kinh tế, xã hội nhằm mục tiêu hướng đến xóa đói, giảm nghèo chủ yếu cho hộ nghèo người DTTS như: Chương trình định canh định cư; Chương trình Phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng DTTS (CT135); Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Chương trình 30a); Chính phủ đã thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020) nhằm mục đích tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo và tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản đối với các hộ nghèo của cả nước, trong đó trên 50% là hộ nghèo người DTTS. Mặc dù đã có nhiều chính sách phát triển đặc thù nhưng tỷ lệ hộ nghèo và kết quả giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi vẫn chưa đạt được như mong đợi. Hộ nghèo của cả nước có xu hướng ngày càng tập trung vào hộ người DTTS và đang có xu hướng tăng lên. Theo kết quả rà soát hộ nghèo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo các dân tộc thiểu số chiếm 42,25% tổng số hộ nghèo cả nước, tương ứng năm 2016 là 48,23%, năm 2017 là 52,66% và đến năm 2018 là 55,27%. Còn theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2015 và 2019, tỷ lệ hộ nghèo riêng các dân tộc thiểu số năm 2015 chiếm 23,1%, cao gấp 2,3 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước (9,88%), nhưng đến năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo các dân tộc thiểu số là 22,3% cao gấp 5,95 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của
  11. 2 cả nước (3,75%)1. Trong một số nghiên cứu đã nhìn nhận và khẳng định thực trạng nghèo ở vùng DTTS như trên. Lanjouw và cộng sự (2013) cho rằng, Việt Nam đã triển khai rất nhiều chương trình giảm nghèo với lượng ngân sách lớn nhắm đến hỗ trợ vùng DTTS. Tuy nhiên, thực trạng nghèo vùng DTTS và miền núi vẫn chưa được cải thiện một cách đáng kể. Bức tranh về giảm nghèo như trên đã và đang đặt ra câu hỏi: Chính sách và nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho phát triển kinh tế để giảm nghèo khá lớn, nhưng kết quả giảm nghèo có thực sự như mong đợi không? các chính sách có thực sự là nhân tố tác động, làm tăng thu nhập của hộ gia đình hay không?. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng “Mặc dù đã có hàng tỷ đô la được chi tiêu để hỗ trợ phát triển mỗi năm, nhưng người ta vẫn còn biết rất ít về tác động thực sự của các dự án tới người nghèo” (Judy L.Baker, 2002). Còn ở trong nước, sau khi điều tra, nghiên cứu một số chính sách giảm nghèo ở vùng DTTS, Phùng Đức Tùng và cộng sự (2012) cho rằng: “Tác động của những chương trình giảm nghèo đến các kết quả (mục tiêu) mong đợi là gì hiện nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng”. Việc đánh giá, xem xét những tác động, hiệu quả thực sự của chính sách công nói chung và chính sách giảm nghèo nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho cơ quan quản lý có cơ sở đưa ra các giải pháp sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Thời gian qua đã có một số nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo, nhưng do hạn chế về dữ liệu và kỹ thuật thực hiện khá phức tạp, nên kết quả đánh giá mang lại chưa cao, chưa trả lời được đầy đủ các câu hỏi về hiệu quả, tác động của chính sách đến hộ nghèo là gì (Phùng Đức Tùng, 2012). Do vậy nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách nói chung và chính sách giảm nghèo nói riêng vẫn là một khoảng trống cần thêm nhiều nghiên cứu để bổ sung cả về lý luận và thực tiễn. Chương trình 135 là một chính sách lớn được Chính phủ ban hành để tập trung vào xóa đói, giảm nghèo ở vùng DTTS khó khăn nhất. Chương trình đươc thực hiện từ năm 1998 đến năm 2012 với 3 nội dung đầu tư chính là: Hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng. Sau năm 2012, CT135 được lồng ghép thành một nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Mặc dù không tổ chức thành chính sách riêng, độc lập, nhưng các nội dung về đầu tư, hỗ trợ của CT135 ở giai đoạn trước vẫn được duy trình thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc gia. Cho đến nay, CT135 được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao về mô hình, phương thức quản lý, nội dung đầu tư và hiệu quả mang 1 Kết quả điều tra thực trạng KTXH 53 DTTS năm 2015 và năm 2019 và kết quả rà soát hộ nghèo hằng năm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
  12. 3 lại. Trên cơ sở dữ liệu điều tra đầu kỳ (2006) và cuối kỳ (2011) của CT135 giai đoạn II (giai đoạn I thực hiện từ năm 1998-2005), cùng với lý thuyết, kỹ thuật kinh tế lượng được học trong quá trình đào tạo tiến sĩ, (ngành Kinh tế Học-chuyên ngành Toán Kinh tế), khóa 34, NCS xây dựng mô hình để đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo (CT135) đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Nghiên cứu thực hiện để vận dụng lý thuyết, phương pháp nghiên cứu khoa học, mô hình kinh tế lượng trong chương trình đào tạo tiến sĩ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân vào đánh giá tác động của chính sách. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng mô hình kinh tế lượng để ước lượng tác động của chính sách giảm nghèo đến thu nhập và tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục của hộ gia đình nghèo người dân tộc thiểu số. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Luận án nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Chính sách giảm nghèo tác động như thế nào đến thu nhập của hộ dân vùng DTTS? (2) Giáo dục đào tạo đóng vai trò như thế nào trong khả năng hấp thụ các chính sách giảm nghèo của người dân vùng DTTS? (3) Chính sách giảm nghèo tác động như thế nào đến khả năng tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế của hộ dân vùng DTTS? Các câu hỏi trên được cụ thể hóa bằng các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: Chính sách giảm nghèo tác động làm tăng hơn thu nhập của hộ gia đình ở vùng DTTS Giả thuyết 1, được đề xuất để kiểm định một số luận điểm và kết quả nghiên cứu trước đây như Tùng và cộng sự (2014) cho rằng CT135 đã có tác động làm tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp, do đó có thể dẫn đến tăng thu nhập của hộ. Thực tế từ năm 2015 trở về trước, ở nước ta quản lý nhà nước và tiến hành điều tra hộ nghèo là dựa trên thu nhập của hộ gia đình (nghèo đơn chiều). Các chương trình, chính sách giảm nghèo thời kỳ này chủ yếu hướng tới hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập để giúp hộ gia đình thoát nghèo. Một chính sách giảm nghèo khi được xây dựng và triển khai thực hiện thì nó phải có ý nghĩa thúc đẩy tăng thu nhập của hộ gia đình hơn khi không có chính sách. Vì vậy kỳ vọng rằng chính sách giảm nghèo sẽ có tác động tích cực, làm tăng thu nhập hơn so với hộ không được hưởng chính sách.
  13. 4 Giả thuyết 2: Các nhóm thu nhập cao hơn có khả năng hấp thụ CSGN tốt hơn so với các nhóm thu nhập thấp. Giải thuyết 2 được đề xuất để kiểm định một số quan điểm cho rằng: Những hộ có xuất phát điểm cao hơn, thu nhập khá hơn sẽ có khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ bên ngoài khác. Giả thuyết 3: Trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến khả năng hấp thụ CSGN của hộ vùng DTTS Giả thuyết 3 được đề xuất để kiểm định một số quan điểm, nghiên cứu trước đây cho rằng, ở những gia đình chủ hộ có học vấn cao hơn, thì khả năng hấp thụ các chính sách tốt hơn, có khả năng tiếp cận thị trường, dễ dàng tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp hơn… do đó khả năng tăng thu nhập sẽ cao hơn. Giả thuyết 4: Chính sách giảm nghèo tác động làm giảm chi phí khám chữa bệnh trung bình của hộ gia đình nghèo ở vùng DTTS. Giả thuyết 4 được đề xuất để kiểm định mục tiêu “… nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và chính sách bảo hiểm y tế để đảm bảo tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế cho người nghèo, người cận nghèo…” trong Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Trong thực tế vùng DTTS có hạ tầng y tế, chất lượng khám chữa bệnh kém hơn so với các vùng khác. Khi người dân bị đau ốm, thường phải di chuyển quãng đường đi khá xa đến bệnh viện, hệ thống y tế tuyến trên. Vì vậy các chi phí phát sinh cho việc khám chữa bệnh cao, làm cho nhiều gia đình trở nên ngày càng nghèo hơn. Các chính sách giảm nghèo đã hướng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến xã, thôn, bản và cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho hộ nghèo. Vì vậy việc khám, chữa bệnh của người dân vùng DTTS trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn, chi phí cho y tế có thể sẽ giảm đi. Giả thuyết 5, Chính sách giảm nghèo làm giảm tỷ lệ hộ gia đình có con, em trong độ tuổi đi học nhưng không đến trường Giả thuyết 5 được đề xuất để kiểm định kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng: “Chương trình giảm nghèo đã giúp cho con, em người DTTS có điều kiện thuận lợi hơn để đến trường” (Tùng và cộng sự, 2014). Trong thực tế chính sách giảm nghèo đã giúp cho nhiều địa phương vùng DTTS xây dựng trường, lớp; nâng cấp làm đường giao thông từ thôn, bản đến xã, đến trường học; hỗ trợ tiền học, đồ dùng học tập cho con em hộ nghèo ở vùng khó khăn… vì vậy các em học sinh có điều kiện để đến trường hơn và có thể sẽ giảm tỷ lệ hộ có trẻ trong độ tuổi đi học nhưng không đến
  14. 5 trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách hỗ trợ giảm nghèo và mối quan hệ của chính sách giảm nghèo đến thu nhập và tiếp cận với dịch vụ y tế, giáo dục của hộ gia đình nghèo người DTTS. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Vùng DTTS là địa bàn khó khăn nhất cả nước về kinh tế-xã hội, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng thấp kém. Vì vậy, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội ở vùng DTTS như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ vay vốn tín dụng, đào tạo nghề, tạo việc làm… Mỗi chính sách có ảnh hưởng, tác động nhất định đến một lĩnh vực đời sống của hộ gia đình nghèo ở vùng DTTS. Theo báo cáo tổng kết chính sách của Ủy ban Dân tộc năm 2018, có khoảng trên 50 chính sách có nội dung hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) cho hộ nghèo. Trong phạm vi Luận án, NCS giới hạn, lựa chọn Chương trình Phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn (CT135) để thực nghiệm mô hình kinh tế lượng ước lượng tác động của chính sách đến hộ gia đình. Lý do, CT135 là một chính sách điển hỉnh của Chính phủ có nội dung đầu tư khá toàn diện về kinh tế-xã hội; có đối tượng hỗ trợ là hộ nghèo, cận nghèo chủ yếu là người DTTS sinh sống ở vùng khó khăn, miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới ở nước ta. Về nội dung đánh giá, luận án xây dựng mô hình để xem xét tác động của chính sách đến 3 khía cạnh cơ bản của hộ gồm: (1) Thu nhập; (2) Giáo dục; (3) Y tế. Trong thực tế chính sách giảm nghèo khi triển khai thực hiện có thể tác động trực tiếp đến cộng đồng xã, thôn bản (xây dựng trụ sở, làm đường giao thông, thủy lợi, làm nhà văn hóa, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ…); tác động đến nhiều mặt đời sống của người dân. Đối với hộ nghèo sinh sống ở vùng DTTS, nghèo lương thực vẫn là chủ yếu; các dịch vụ y tế, giáo dục kém hơn các vùng khác. Vì vậy 3 vấn đề luận án lựa chọn để đánh giá tác động cũng là những yếu tố cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hộ gia đình nghèo. - Phạm vi về không gian: Các tỉnh vùng DTTS - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2000 đến 2016. Tác giả lựa chọn phạm vi thời
  15. 6 gian như trên là vì: (1) Về số liệu sử dụng: Chương trình 135 được Chính phủ triển khai thực hiện từ năm 1999. Đến nay CT135 đã được triển khai 3 giai đoạn: Giai đoạn I, từ năm 1999- 2005; giai đoạn II từ năm 2006-2011 và giai đoạn III từ 2015 đến 2020. Giai đoạn II (2006-2011) được các cơ quan quản lý, tổ chức điều tra, thu thập số liệu, thông tin đầy đủ nhất để phục vụ cho công tác theo dõi, quản lý, đánh giá kết quả thực hiện. Trong giai đoạn này CT135 đã tiến hành điều tra quy mô lớn, với mẫu lặp đầu kỳ (2006) và cuối kỳ (2011) trên địa bàn 400 xã và 6000 hộ gia đình ở các tình vùng DTTS. Với quy mô, nội dung của bộ cơ sở dữ liệu này, luận án kỳ vọng sẽ có đủ độ tin cậy để thực nghiệm mô hình kinh tế lượng. Mặt khác là NCS của khóa 34, thời gian bắt đầu đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là từ năm 2013. Đến năm 2014, NCS đã đăng kí tên đề tài, phạm vi, dữ liệu sử dụng và được Nhà trường phê duyệt. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận án vẫn tiếp tục kế thừa bộ số liệu này để vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học vào thực nghiệm mô hình đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình. Tuy rằng số liệu so với hiện nay đã cũ, nhưng kết quả của mô hình vẫn còn có ý nghĩa, giá trị thực tiễn để tham khảo. Nếu trong điều kiện nguồn lực điều tra, khảo sát cho phép, với kiến thức được học, NCS hoàn toàn có thể vận dụng lý thuyết để xây dựng mô hình đánh giá tác động của chính sách nói chung và của chính sách giảm nghèo nói riêng. (2) Về tổng quan các nghiên cứu và phân tích các chính sách giảm nghèo, NCS lựa chọn thời điểm từ 2000 -2016 để đảm bảo rà soát, tổng quan được nhiều nhất nhất các nghiên cứu, chính sách có liên quan để hạn chế tối đa sự trùng lặp. Đây cũng là thời điểm CT135 mới bắt đầu triển khai thực hiện (1999) và kết thúc (2015) ở vùng DTTS. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê mô tả. Phương pháp này được NCS sử dụng để nghiên cứu phân tích các tài liệu liên quan nhằm làm rõ: Các vấn đề lý luận, lý thuyết về mô hình đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo; thực trạng nghèo và hiệu quả của chính sách giảm nghèo; phân tích tương quan, thay đổi giữa các biến số về kinh tế-xã hội ở các xã thực hiện CT135. - Phương pháp phân tích định lượng. Luận án xây dựng mô hình hồi quy tác động các nhân tố cố định (fixed-effects regressions) với số liệu mảng (panel data) để đánh giá tác động của CT135 đến thu nhập, y tế và giáo dục của hộ gia đình. (phương
  16. 7 pháp cụ thể được mô tả trong Chương 3). - Nguồn dữ liệu: Luận án sử bộ số liệu mảng từ kết quả điều tra đầu kỳ (2006) và cuối kỳ (2011) của CT135 để xây dựng mô hình định lượng; sử dụng dữ liệu điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2015, số liệu điều tra thống kê khác của Tổng cục Thống kê để phân tích tình trạng nghèo và chính sách giảm nghèo ở vùng DTTS. 6. Một số kết quả chính của Luận án Luận án đã hệ thống được một số vấn đề lý luận liên quan đến chính sách giảm nghèo, lý thuyết về đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo. Hệ thống hóa và phân tích kết quả đạt được, hạn chế của một số chính sách giảm nghèo và đánh giá chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người DTTS. Về phương pháp nghiên cứu, Luận án sử dụng sử dụng mô hình hồi quy với số liệu mảng để đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo lên một số khía cạnh nghèo của DTTS, bao gồm: nghèo về thu nhập, nghèo về y tế và nghèo về giáo dục. Phương pháp này đã được sử dụng bởi một số nghiên cứu trong và ngoài nước để đánh giá tác động của các chính sách đến đời sống của người dân. Một ưu điểm quan trọng của phương pháp hồi quy so với các phương pháp khác đó là có thể sử dụng các biến tương tác giữa biến chính sách với các biến nhân tố khác, chẳng hạn như trong luận án sử dụng tương tác giữa CT135 với biến học vấn chủ hộ, do đó thích hợp để làm rõ yếu tố nào giúp các hộ dân hấp thụ chính sách tốt hơn. Ngoài ra, mô hình hồi quy dữ liệu mảng được sử dụng trong luận án có ưu điểm là độ chính xác cao hơn các kết quả nghiên cứu với mô hình hồi quy dữ liệu chéo. Một số kết quả chính của Luận án như sau: (1) Chính sách giảm nghèo (CT135) đã có tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình DTTS. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng, cho thấy tính hiệu quả của Chương trình trên thực tế, cụ thể là góp phần cải thiện thu nhập và mức sống của người DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn. (2) Học vấn là yếu tố quan trọng giúp làm tăng khả năng hấp thụ của đồng bào DTTS đối với chính sách giảm nghèo. Kết quả cho thấy, các chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì tác động của CT135 lên thu nhập hộ cũng càng lớn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục đào tạo đối với người dân vùng DTTS, bởi nếu các chủ hộ được học các bậc học cao hơn, hoặc đã qua đào tạo nghề thì khả năng nắm bắt các cơ hội mở ra từ các chương trình giảm nghèo cũng càng được cải thiện so với các chủ hộ có trình độ mù chữ hoặc thấp hơn.
  17. 8 (3) Chính sách giảm nghèo (CT135) đã góp phần cải thiện chất lượng y tế tại các địa bàn DTTS, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân. Cụ thể, CT135 làm giảm chi tiêu y tế của hộ gia đình DTTS, bởi sự cải thiện về hệ thống y tế cơ sở có thể giúp đồng bào tiếp cận các dịch vụ y tế một cách dễ dàng hơn, chẳng hạn như được giảm chi phí đi lại và khám chữa bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, CT135 làm tăng mức chi trả cho các dịch vụ y tế đối với các nhóm có thu nhập cao tại các vùng DTTS, bởi sự đa dạng về dịch vụ cũng như chất lượng của các dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. (3) Về giáo dục, kết quả của luận án cho thấy chính sách giảm nghèo (CT135) đã làm tăng khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ vùng DTTS, cụ thể là làm giảm xác suất bỏ học của con, em đồng bào các DTTS trong độ tuổi đến trường. Có thể cho rằng, CT135 giúp mở rộng độ bao phủ trường học, nâng cao chất lượng dạy học, hỗ trợ học phí, trang thiết bị đồ dùng học tập, hỗ trợ tiền ăn bán trú… đã giúp làm tăng cơ hội đến trường cho trẻ em vùng DTTS. (4) Một số kết quả khác: Kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy, quy mô lao động của hộ có tác động tích cực đến thu nhập. Ở những hộ có nhiều lao động có tác động tăng thu nhập của hộ; yếu tố đất sản xuất và vốn tín dụng có ảnh hưởng tích cực đến tăng thu nhập, nhưng mức độ khá thấp hơn các yếu tố chính sách và lao động. Kết quả này gợi mở chính sách giảm nghèo thời gian tới cần tập trung vào đào tạo lao động, phát triển nhân lực cho hộ nghèo DTTS hơn là hỗ trợ đất sản xuất, vốn tín dụng. (5) Về kiến nghị chính sách, kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy, CT135 với cơ chế, chính sách đặc thù đã có tác động rõ ràng đến đời sống của hộ gia đình, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo ở vùng DTTS. Với đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực và nhân khẩu học, trong thời gian tới cần có chính sách riêng, giống như CT135 để hỗ trợ đồng bào tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Chính sách cần phải điều chỉnh bổ sung nhiều nội dung cho phù hợp với bối cảnh mới. Trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào trong sản xuất, đời sống của hộ gia đình vùng DTTS. 7. Cấu trúc luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 3 chương gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Chương 2. Một số chính sách giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Chương 3. Mô hình đánh giá tác động của chính sách đến hộ nghèo dân tộc thiểu số
  18. 9 Phần cuối cùng là kết luận, kiến nghị Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trong Chương 1, Luận án nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu liên quan về chính sách và đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo, làm cơ sở để xác định khoảng trống và xây dựng khung phân tích. Cấu trúc của Chương gồm gồm các mục: Mục 1.1. Cơ sở lý luận; Mục 1.2. Tổng quan nghiên cứu và 1.3. Khung phân tích. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Nghèo và đo lường tình trạng nghèo - Quan niệm về nghèo Trên thế giới, vấn đề đói nghèo từ lâu đã được cộng đồng quốc tế quan tâm, nghiên cứu và có nhiều chương trình hành động để cùng chung tay giải quyết. Năm 1993 Ủy ban Kinh tế, xã hội Châu Á Thái bình dương (ESCAP) đã tổ chức hội nghị bàn về chống đói, nghèo tại khu vực Châu Á. Nhiều nội dung và giải pháp về chống đói, nghèo tại khu vực Châu Á đã được thảo luận, trong đó các đại biểu tham dự đã thống nhất nhận thức chung và đưa ra quan niệm về nghèo như sau: “Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương” (Bộ LĐTB&XH, 2015). Với quan niệm nhìn nhận như trên “nghèo” chỉ là trạng thái tương đối của một bộ phận dân cư, hộ gia đình ở một thời điểm nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, địa phương và lãnh thổ. Như vậy mỗi quốc gia có thể có quan niệm và cách lựa chọn, ứng xử khác nhau về vấn đề đói, nghèo tùy thuộc vào thể chế chính trị và mức độ phát triển của mình. Quá trình phát triển của xã hội cùng với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ đã làm cho của cải trong xã hội gia tăng mạnh. Nhu cầu của con người không chỉ là lương thực, thực phẩm đảm bảo đời sống tối thiểu, mà ở đó cần phải có nhu cầu về hưởng thụ tinh thần và được bảo vệ an toàn. Vì vậy đến năm 2008, UNDP đã chủ trì
  19. 10 họp và thống nhất đưa ra quan niệm mới tiếp cận theo hướng đa chiều: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa không an toàn, không có quyền và dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn. Cùng tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đưa ra quan niệm: “Nghèo là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng. Mọi người cần được tiếp cận với giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Các hộ nghèo có quyền duy trì cuộc sống bằng chính lao động của họ và được trả công một cách hợp lý, cũng như được sự bảo trợ khi có biến động bên ngoài”. Như vậy, vấn đề “nghèo” được quốc tế nhìn nhận trong trạng thái “động” gắn với quá trình phát triển của xã hội của mỗi quốc gia. Ban đầu, khái niệm “nghèo” được nhận thức là nhu cầu tối thiểu của một con người như: Lương thực, nước uống… Khi KT-XH đã phát triển, quan niệm về nghèo cũng thay đổi tiếp cận theo hướng đã chiều, ngoài nhu cầu về lương thực, nước uống, con người còn có quyền được tiếp cận các các dịch vụ về giải trí, tinh thần, chăm sóc sức khỏe, giáo dục… Ở Việt Nam, những năm 90 của thế kỷ XX, khi đất nước mới bước vào công cuộc đổi mới, còn là nước nghèo, lạc hậu nên tỷ lệ hộ nghèo rất cao khoảng 58,1% (chinhphu.vn, 2010). Năm 1995 UNDP, UNFPA và UNICEF (1995) nhìn nhận “nghèo ở Việt Nam là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế" (Bộ LĐTB&XH, 2015). Như vậy với người nghèo của Việt Nam thời điểm này không chỉ là được hưởng những nhu cầu cơ bản, mà còn thiếu công cụ lao động, kỹ năng tối thiểu để sản xuất, dẫn đến nghèo cùng cực (đói). Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác XĐGN đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để cải thiện thể chế, chính sách, hỗ trợ cho người nghèo. Về mặt lý luận, nhận thức, Việt Nam tiếp cận khái niệm nghèo do ESCAP tổ chức năm 1993 và xác định có tình trạng nghèo theo mức độ phát triển của từng địa phương. Cách tiếp cận này khá phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển giữa các vùng, miền của nước ta, là cơ sở để xây dựng tiêu chí xác định hộ nghèo vùng nông thôn và thành thị sau này. Để cụ thể hóa theo bối cảnh của Việt Nam, một số nghiên cứu đã đưa ra khái
  20. 11 niệm khác nhau về các chiều cạnh của tình trạng nghèo đó là nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối: “Nghèo tuyệt đối là tình trạng người dân không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và tập quán địa phương; nghèo tương đối là tình trạng người dân sống dưới mức trung bình so với cộng” (Hà Hùng, 2014). Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, ngoài việc nghiên cứu đưa ra khái niệm về người nghèo, để phân loại và tập trung nguồn lực giảm nghèo cho những vùng khó khăn nhất, ở Việt Nam một số nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về hộ nghèo và xã nghèo. Theo đó, “Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện” (Bộ LĐTB&XH, 2015). Còn xã nghèo là cách hiểu khác của xã đặc biệt khó khăn, gắn liền với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS. Từ năm 1999, Ủy ban Dân tộc với vai trò là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác dân tộc đã xây dựng tiêu chí (5 tiêu chí) để phân loại các xã vùng DTTS theo trình độ phát triển. Theo đó các xã vùng DTTS được chia làm 3 loại: Xã vùng 1, vùng 2, xã vùng 3. Xã vùng 3 là xã khó khăn nhất có: “tỷ lệ hộ nghèo rất cao, trên 40%; không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt; trình độ dân trí thấp tỷ lệ người mù chữ cao” và những xã này gọi là xã đặc biệt khó khăn, hay xã nghèo (Đại học Kinh tế quốc dân, 2011). Việc nhận thức và xác định hộ nghèo có vai trò rất quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước. Hiện nay Việt Nam tổ chức điều tra nghèo hàng năm đều lấy đơn vị “hộ” để xác định tỉ lệ nghèo và thay đổi tình trạng nghèo của mỗi địa phương. Hầu hết các chính sách giảm nghèo do Chính phủ ban hành hướng đến hỗ trợ đối tượng “hộ” nghèo. Xác định xã nghèo là cơ sở rất quan trọng để Chính phủ tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những địa bàn khó khăn nhất của cả nước, trong bối cảnh đất nước còn nghèo, ngân sách khó khăn. Đây là cách làm sáng tạo của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống đói nghèo, đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận đánh giá cao. Kể từ năm 2015 đến nay, Việt Nam đo lường, điều tra hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều. Theo đó: “Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh” (LHQ, 2008).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2