Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam
lượt xem 7
download
Luận án "Mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng các dự án BOT trong phát triển hạ tầng GTĐB và định hướng phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, luận án đề xuất các giải pháp hoàn hiện mô hình BOT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với mô hình BOT trong phát triển giao thông đường bộ Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH MÔ HÌNH BOT TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH MÔ HÌNH BOT TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Hùng Cường (HDĐL) Hà Nội, năm 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Hạnh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Vũ Hùng Cường đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến một số đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các đồng nghiệp đã giúp tôi trong quá trình thu thập số liệu và thông tin phục vụ cho luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Hạnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 5. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu .................................................. 4 6. Kết quả đạt được của luận án ......................................................................... 12 7. Kết cấu của luận án:........................................................................................ 13 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................... 14 1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................................ 14 1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về khái niệm, vai trò và đặc trưng mô hình BOT ... 14 1.1.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến mô hình BOT và giải pháp hoàn thiện mô hình BOT trong phát triển cơ sở hạ tầng ............................................. 20 1.2 Nghiên cứu trong nước về mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................................ 25 1.2.1 Các công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển giao thông đường bộ qua hình thức BOT ............................................................................................. 25 1.2.2 Các công trình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông .............................................................................. 26 1.3 Nhận xét về kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................ 30 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 33 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ MÔ HÌNH BOT TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ............................................................................................................................. 34 2.1 Cơ sở lý luận về hạ tầng giao thông đường bộ và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ................................................................................................ 34
- 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại về hạ tầng giao thông đường bộ ............. 34 2.1.2 Khái niệm, đặc điểm mạng lưới giao thông đường bộ .............................. 37 2.2 Khái quát về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ...................... 38 2.2.1 Khái niệm, đặc điểm dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ............................................................................................................ 38 2.2.2 Các mô hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ .............. 40 2.2.3 Vai trò của quản lý dự án đầu tư ............................................................ 42 2.3 Cơ sở lý luận về mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ................................................................................................................... 43 2.3.1 Khái niệm, đặc điểm về mô hình BOT ...................................................... 43 2.3.2 Sự cần thiết triển khai mô hình BOT ..................................................... 52 2.3.3 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình BOT ................................................ 54 2.3.4 Yếu tố ảnh hưởng đến mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ............................................................................. 56 2.3.5 Tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................... 59 2.4 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình BOT ........................................................................................................... 66 2.4.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ ........................................................................... 66 2.4.2 Kinh nghiệm của Chile .............................................................................. 70 2.4.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................... 72 2.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................... 73 Chương 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH BOT TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ........................................... 77 3.1 Thực trạng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ở Việt Nam .................. 77 3.1.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ ở Việt Nam........................... 77 3.1.2 Hiện trạng kết nối mạng lưới giao thông đường bộ .................................. 85 3.2 Thực trạng mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2021 ............................................................................ 86
- 3.2.1 Thực trạng triển khai mô hình PPP ở Việt Nam trong lĩnh vực giao thông đường bộ ................................................................................................... 86 3.2.2 Thực trạng phát triển các dự án giao thông theo mô hình BOT ở Việt Nam ............................................................................................................ 87 3.3 Đánh giá thực trạng dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình BOT ở Việt Nam ....................................................................................... 90 3.3.1 Đánh giá khung chính sách về mô hình PPP ............................................. 90 3.3.2 Đánh giá quản lý nhà nước đối với dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình BOT .............................................................................. 91 3.4 Đánh giá vai trò và trách nhiệm của chủ thể tham gia mô hình BOT phát triển hạ tầng giao thông đường bộ .............................................................. 102 3.4.1 Vai trò và trách nhiệm của khu vực công ................................................ 102 3.4.2 Vai trò và trách nhiệm của khu vực tư nhân............................................ 106 3.4.3 Vai trò và trách nhiệm của Tổ chức tín dụng/tài trợ vốn ........................ 108 3.5 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam .................................................................... 111 3.5.1 Phân tích đánh giá độ tin cậy ................................................................... 111 3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá..................................................................... 112 3.5.3 Phân tích hồi quy bội ............................................................................... 115 3.5.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................. 118 3.6 Đánh giá chung ................................................................................................ 120 3.6.1 Kết quả đạt được ...................................................................................... 120 3.6.2 Những tồn tại hạn chế .............................................................................. 121 3.6.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 126 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 129 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH BOT TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ........................ 130 4.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến phát triển giao thông đường bộ và mô hình BOT ................................................................................... 130 4.1.1 Xu hướng phát triển giao thông đường bộ các nước trên thế giới .......... 130
- 4.1.2 Xu hướng phát triển giao thông đường bộ các nước trong khu vực ............ 130 4.1.3 Bối cảnh phát triển giao thông đường bộ trong nước .............................. 133 4.2 Quan điểm và định hướng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam................................................................................................................. 134 4.2.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giao thông đường bộ ................................................................................................. 134 4.2.2. Mục tiêu phát triển đường bộ đến năm 2030.......................................... 137 4.2.3. Định hướng mô hình BOT trong phát triển giao thông đường bộ................ 143 4.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam ............................................................................................... 145 4.3.1 Giải pháp nâng cao vai trò và trách nhiệm của các chủ thể trong mô hình BOT .......................................................................................................... 145 4.3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình BOT .................................................. 150 4.3.3 Nhóm giải pháp đòn bẩy tài chính cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình BOT .......................................................... 152 4.3.4 Nhóm các giải pháp khác ........................................................................ 153 4.4 Một số kiến nghị .............................................................................................. 156 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ........... 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 161 PHỤ LỤC
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt PPP Public-Private Partnership Hợp tác công – tư BOT Build-Operate-Transfer Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BOO Build - Own - Operate Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh OM Operation - Manage Kinh doanh - Quản lý BLT Buil - Lease - Transfer Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao BTL Buil - Transfer - Lease Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt KVC Khu vực công KVTN Khu vực tư nhân KTXH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nước GTVT Giao thông vận tải CSHT Cơ sở hạ tầng GTĐB Giao thông đường bộ KCHT Kết cấu hạ tầng KCHTGTĐB Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ KTTĐ Kinh tế trọng điểm CQNN Cơ quan nhà nước CQNNCTQ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại VĐT Vốn đầu tư UBND Ủy ban nhân dân KTNN Kiểm toán nhà nước
- DANH MỤC BẢNG Bảng 0.1: Mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................................... 7 Bảng 2.1: Các hình thức PPP trên thế giới.......................................................... 45 Bảng 2.2 Các hình thức PPP ở Việt Nam ........................................................... 47 Bảng 2.3 Thang đo đánh giá quy trình triển khai dự án (xây dựng: Build – B) ....... 55 Bảng 2.4 Thang đo đánh giá quá trình vận hành ................................................ 55 Bảng 2.5 Thang đo đánh giá quá trình chuyển giao ........................................... 56 Bảng 2.6 Tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng từ khu vực công ......................... 60 Bảng 2.7 Tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng từ khu vực tư nhân ..................... 62 Bảng 2.8 Thang đo tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng từ tổ chức tín dụng/tài trợ vốn ......................................................................................... 63 Bảng 2.9 Thang đo tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng từ người thụ hưởng ..... 64 Bảng 3.1: Tổng hợp các tuyến đường cao tốc đã đưa vào khai thác .................. 79 Bảng 3.2: Mật độ hiện trạng hệ thống quốc lộ .................................................... 81 Bảng 3.3: Tổng hợp thống kê Tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống quốc lộ .......... 83 Bảng 3.4: Thống kê mật độ hiện trạng hệ thống đường tỉnh .............................. 84 Bảng 3.5: Dự án PPP theo lĩnh vực tại các địa phương ...................................... 87 Bảng 3.6: Tổng hợp các dự án theo loại hợp đồng do Bộ GTVT quản lý .......... 87 Bảng 3.7: Tổng hợp các dự án theo loại hợp đồng do địa phương quản lý ........ 89 Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo .............................................. 111 Bảng 3.9. Kết quả phân tích khám phá nhân tố ................................................ 113 Bảng 3.10: Kết quả phân tích khám phá nhân tố các biến độc lập ................... 114 Bảng 3.11: Bảng tóm tắt và đặt tên nhân tố ...................................................... 115 Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy bội tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc .................................................................................. 115 BẢNG 4.1: Dự báo tỷ lệ chia sẻ vận tải hàng hóa khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tổng lượng hàng hóa luân chuyển tấn/km) năm 2015 đến 2030: ................................................................................................. 131
- BẢNG 4.2: Dự báo tỷ lệ chia sẻ vận tải hành khách khu vực châu Á – Thái Bình Dương (hành khách/km), năm 2015 đến 2030: ..................... 131 BẢNG 4.3: Dự báo đầu tư cho hạ tầng đường bộ cho các khu vực ................. 131 BẢNG 4.4 Kế hoạch chiến lược phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025 ............................................................................................... 132 Bảng 4.5: Nhu cầu phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc theo vùng ............. 139 Bảng 4.6 Tổng mức đầu tư mạng đường bộ, cao tốc ........................................ 142 Bảng 4.7: Quỹ đất bổ sung cho phát triển đường bộ, cao tốc ........................... 143 Bảng 4.8: Quỹ đất bổ sung cho phát triển tuyến quốc lộ .................................. 143
- DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Chuỗi phản ánh mức độ tham gia của KVTN trong PPP ............... 44 Hình 2.2: Đặc điểm của mô hình BOT ........................................................... 52 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................... 58 Hộp 3.1 Các ngân hàng cần có chính sách chia sẻ rủi ro cấp tín dụng ........... 98 Hộp 3.2 Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý các tồn tại trong dự án BOT giao thông đường bộ năm 2019-2020 ........................................ 100 Hộp 3.3 Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ xử lý giải quyết khó khăn tồn tại 8 dự án BOT............................................................................. 103 Hộp 3.4 Cam kết của Chính phủ xử lý vướng mắc bất cập trong cơ chế chính sách ............................................................................................ 104 Hộp 3.5 Chính sách ảnh hưởng đến lợi ích của chủ đầu tư/doanh nghiệp trong quá trình vận hành khai thác...................................................... 106 Hộp 3.6 Nhà đầu tư/doanh nghiệp bị đối xử bất bình đẳng .......................... 107 Hình: 3.1 Ý kiến của doanh nghiệp về mức độ sẵn lòng tham gia dự án BOT giai đoạn sau............................................................................... 108 Hộp 3.7 Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác cấp tín dụng cho các dự án BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................................... 108
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Trong hệ thống giao thông vận tải, hệ thống giao thông đường bộ có vị trí quan trọng trong việc kết nối, vận tải hàng hóa và hành khách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giảm thời gian đi lại, rút ngắn khoảng cách vùng, miền thúc đẩy liên kết giữa các trung tâm kinh tế - chính trị, các địa phương, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế. Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực đều cho thấy, đầu tư phát triển đường bộ tạo động lực, sức lan tỏa để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, kết cấu hạ tầng giao thông đã có bước phát triển mạnh mẽ, một số công trình trọng điểm đầu tư đưa vào khai thác, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR) Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng thêm 10 bậc so với năm 2018 xếp hạng thứ 67/141 nền kinh tế. So với các nước trong khu vực ASEAN năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 7/12 quốc gia. Chỉ số về kết cấu hạ tầng đường bộ còn thấp, chỉ số về kết nối đường bộ đứng thứ 104/141 quốc gia, chỉ số về chất lượng đường bộ đứng thứ 103/141 quốc gia. Hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực giao thông đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu, tiềm năng phát triển của đất nước. Tại Đại hội Đảng lần thứ XIII đánh giá nhận định: “Việc thực hiện ba đột phá chiến lược có bước chuyển biến tích cực, đạt một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong chiến lược 2011- 2020 chưa đạt được mục tiêu đề ra; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả…”[11]. Chiến lược phát triển hạ tầng giao thông của Đảng xác định ba khâu đột phá trong đó: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biển đổi khí hậu”[11]. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông đường bộ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1
- 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 phê duyệt quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, mạng lưới đường cao tốc là 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km, mạng lưới đường quốc lộ là 72 tuyến, tổng chiều dài khoảng 29.795 km; nhu cầu nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông hàng năm đạt 3,5%-4,5% GDP[27]. Mục tiêu và vai trò của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết và hội nhập là rất rõ ràng nhưng việc huy động nguồn lực trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp, nguồn vốn ODA đang dần thu hẹp do Việt Nam đã gia nhập vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình (thấp), vốn tín dụng ngân hàng khó huy động. Một trong những hình thức thu hút vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông được triển khai hiệu quả ở các quốc gia trên thế giới đó là hợp tác công tư (PPP). Mô hình PPP cho phép khu vực tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ, công trình công cộng vốn trước đây là thuộc trách nhiệm của nhà nước, trong đó tập trung chủ yếu vào các dự án cơ sở hạ tầng. Hợp tác công tư là cách tiếp cận để cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng; tăng giá trị đồng tiền dành cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng bằng cách cung cấp hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn, dịch vụ đáng tin cậy hơn[133]. [92]PPP là một chiến lược tốt trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng và tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan tham gia PPP. Vai trò của tư nhân luôn được đề cao khi tham gia các dự án PPP. Tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển cũng như các nước đang phát triển, khu vực tư nhân đã và đang tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực hạ tầng [34]. Ở Việt Nam, khu vực tư nhân ngày càng lớn mạnh, năm 2020, tỷ lệ đóng góp của kinh tế tư nhân cho GDP là 39,19%. [28]cho thấy khu vực tư nhân có khả năng và nguồn lực tham gia vào các dự án phát triển giao thông đường bộ thông qua hình thức hợp tác công tư. Theo Bộ Giao thông vận tải, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tính đến năm 2019 là 220 dự án với tổng mức vốn đầu tư 672.345 tỷ đồng. Số dự án trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 211 dự án, dự án theo hình thức BOT là 118 dự án. Đầu tư phát triển giao thông đường bộ chủ yếu qua hình thức BOT, nhà đầu tư hoàn vốn thông qua hình thức thu phí khai thác đường bộ là phổ biến[7],[8]. Năm 2021, Quốc hội đã kịp thời điều chỉnh hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư thông quan ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư tạo niềm tin về hành lang pháp lý tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tư nhân có năng lực đầu tư phát triển ngành giao thông. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn tồn tại một số bất cập từ quản lý đến thực thi làm cho mô hình BOT chưa phát huy hết lợi thế như: chính sách pháp luật 2
- còn chồng chéo, mức phí và đặt trạm thu phí còn chưa phù hợp, chưa kiểm soát chặt chẽ việc xác định lưu lượng xe qua trạm… Những nghiên cứu về mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều nghiên cứu có ý kiến khác về quản lý và điều tiết hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia mô hình. Để khắc phục hạn chế từ cơ sở lý luận đến thực tiễn triển khai mô hình BOT trong phát triển giao thông đường bộ, tác giả lựa chọn đề tài luận án: “Mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam” để làm nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra gợi ý xây dựng chính sách nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng các dự án BOT trong phát triển hạ tầng GTĐB và định hướng phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, luận án đề xuất các giải pháp hoàn hiện mô hình BOT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với mô hình BOT trong phát triển giao thông đường bộ Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ hơn các cơ sở lý luận về mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. - Tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển hạ tầng GTĐB theo mô hình BOT và rút ra gợi mở cho Việt Nam. - Đánh giá, làm rõ thực trạng quản lý dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo quy trình B – O – T ở Việt Nam, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong mô hình BOT, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình BOT; đánh giá tác động của yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước theo qui trình B – O – T. - Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện mô hình BOT nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư theo hình thức BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. 3
- 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: mô hình BOT trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông đường bộ liên quan đến đường cao tốc, đường quốc lộ, luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết nội dung về: (1) Quản lý nhà nước đối với dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo giai đoạn B – O – T . (2) Nghiên cứu đánh giá vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong mô hình BOT, phân tích yếu tố ảnh hưởng tác động đến mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. - Phạm vi về không gian và thời gian: thu thập, phân tích số liệu từ năm 2011- 2021 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án đi sâu vào trả lời các câu hỏi cụ thể như sau: Một là, những lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn nào làm cơ sở để triển khai mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam? Hai là, vai trò và trách nhiệm của các chủ thể trong mô hình BOT như thế nào? Ba là, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình BOT tác động như thế nào đến quản lý nhà nước đối với dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam? Bốn là, giải pháp gì để hoàn thiện mô hình BOT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam trong thời gian tới? 5. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu 5.1 Khung phân tích 4
- Tổng quan nghiên cứu Xây dựng khung phân tích Thu thập dữ liệu Dự liệu thứ cấp Kinh nghiệm quốc tế Dữ liệu sơ cấp Nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu tài liệu, Phân tích định lượng: qua số Phân tích định tính: thu thập ý kiến tổng hợp, phân tích các dữ liệu đã công bố liệu điều tra, khảo sát chuyên gia, CBQL, phỏng vấn Đánh giá thực trạng quản lý dự án BOT QLNN theo quy trình: Yếu tố ảnh hưởng Vai trò, trách nhiệm của trong phát triển hạ tầng giao thông B-O-T đến mô hình BOT chủ thể trong mô hình BOT đường bộ quan dữ liệu thứ cấp Yếu tố có tác động mạnh mẽ đến QLNN theo quy trình Hiện trạng Khung chính sách QLNN đối với các dự B – O – T để đề xuất giải pháp mạng lưới GTĐB án theo mô hình BOT Giải pháp hoàn thiện mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam 5
- 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh: sử dụng phương pháp để mô tả thực trạng về mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam từ năm 2011-2021 qua các số liệu thống kê. Đồng thời so sánh các số liệu thống kế qua các năm sẽ cho thấy rõ hơn thực trạng triển khai mô hình BOT của các dự án giao thông đường bộ. - Phương pháp phân tích tổng hợp: quá trình thực hiện luận án sẽ sử dụng xuyên suốt phương pháp này để phân tích, đánh giá, từ đó tổng hợp để đưa ra các vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện quản lý mô hình BOT lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ. - Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: thực hiện thu thập các số liệu thứ cấp, số liệu thống kê đã công bố từ các website, ấn phẩm, từ các báo cáo chuyên ngành của Bộ Giao thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Chính phủ, Quốc hội…Số liệu khảo sát, luận án tổng hợp tính toán và phân tích thông quan công cụ phần mềm Excel, SPSS. - Phương pháp phân tích định tính: vận dụng các kết quả nghiên cứu đã công bố, kết hợp với nhận định của các chuyên gia, cán bộ quản lý thuộc các bộ ngành, cơ quan chuyên, ngân hàng, các tập đoàn tư nhân trong lĩnh vực xây dựng, giao thông nhằm phân tích đánh giá quản lý nhà nước đối với các dự án BOT phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích định lượng: sử dụng mô hình hồi quy đa biến đo lường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng mô hình BOT phát triển hạ tầng GTĐB. 5.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 5.3.1 Tóm tắt phương pháp nghiên cứu - Mô tả cách thức chọn mẫu [119]Kích thước mẫu n ≥ 50+8.m (m là biến độc lập trong mô hình), luận án tiến hành thu thập thông tin số lượng mẫu 260 mẫu được gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quá trình triển khai mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. 6
- Để thu thập đầy đủ nội dung của bảng hỏi và đảm bảo chất lượng, tác giả tham vấn ý kiến của ba chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực hợp tác công – tư về giao thông đường bộ (Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông) các chuyên gia cho ý kiến về bảng hỏi. Sau đó tác giả tiến hành hiệu chỉnh và hỏi lần đầu với 5 cán bộ quản lý nhà nước, 5 cán bộ quản lý, 10 nhân viên (Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Vietinbank, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông, Công ty CP Tasco). Sau khi hoàn chỉnh bảng hỏi tác giả tiến hành khảo sát điều tra diện rộng với 260 phiếu. Khảo sát điều tra từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2023 kết hợp phát phiếu trực tiếp và thông qua thư điện tử cho các đối tượng. Hệ thống câu hỏi khảo sát được đo bằng thang đo Likert, đánh giá từ 1 đến 5 để sử dụng và kiểm định nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung như sau: (1) = Rất không đồng ý; (2) = không đồng ý; (3) = trung lập; (4)= Đồng ý; (5) = rất đồng ý. Số phiếu thu về là 252 phiếu tỷ lệ phản hồi 252/260 = 96,9%. Số phiếu đầy đủ thông tin và đưa vào sử dụng trong phân tích dữ liệu 252 phiếu đạt, tỷ lệ 96,9% tổng số phiếu khảo sát điều tra. Đối tượng trả lời phiếu khảo sát cụ thể theo bảng dưới đây: Bảng 0.1: Mô tả mẫu nghiên cứu Các tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%) Chung 252 100 Doanh nghiệp 164 65.08 Ngân hàng 20 7.94 Lĩnh vực hoạt động Người sử dụng 8 3.17 Cơ quan QLNN 60 23.81 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Nhóm 1: Các tiêu chí đánh giá về quản lý nhà nước đối với dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), hệ thống câu hỏi được thiết kế trên cơ sở nội dung quy định quy trình dự án 7
- PPP tại Điều 11 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020; Luật Đầu tư công năm 2019. Nhóm 2: Các tiêu chí đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến mô hình BOT tập trung đánh giá về chủ thể tham gia mô hình BOT [82],[132],[133] bao gồm: Nhà nước/chính phủ; nhà đầu tư/doanh nghiệp; tài trợ vốn/tổ chức tín dụng; người sử dụng dịch vụ. Hệ thống tiêu chí đo lường thiết kế trên cơ sở hành vi của bốn chủ thể tham gia mô hình BOT. Kế thừa một số nội dung, tiêu chí thang đo định lượng của [12],[29],[31] có hiệu chỉnh tiêu chí phù hợp với hành vi của chủ thể tham gia mô hình BOT đường bộ tại Việt Nam. 5.3.2 Xử lý dữ liệu Bộ dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS theo bước đánh giá như sau: - Xử lý dữ liệu đánh giá quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo mô hình BOT: Việc đánh giá theo giai đoạn gồm: Quy trình triển khai dự án – Quy trình vận hành khai thác – Quy trình chuyển giao dự án. Các dự án BOT trong phát triển giao thông đường bộ Việt Nam chủ yếu đang ở giai đoạn vận hành, luận án tập trung đánh giá xem xét thang đo quy trình quản lý xây dựng (B), thang đo quy trình quản lý kinh doanh/vận hành (O). Sử dụng phương pháp kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha. Đánh giá 03 biến với 16 thang đo. - Xử lý dữ liệu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Để đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến mô hình PPP trong phát triển hạ tầng giao thông, các nhà nghiên cứu [89],[116],[118] sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Luận án sử dụng phương pháp đánh giá này nhằm phân tích yếu tố ảnh hưởng đến mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Mô hình nghiên cứu có 04 biến 17 thang đo. Luận án tập trung phân tích định lượng để đánh giá dữ liệu 03 chủ thể: Nhà nước/Chính phủ; nhà đầu tư/doanh nghiệp; tài trợ vốn/tổ chức tín dụng, ngân hàng. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 629 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 458 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 396 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
0 p | 393 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ 2000-2010
0 p | 229 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn
184 p | 233 | 46
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 302 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 294 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
0 p | 231 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020
0 p | 241 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 261 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn
27 p | 151 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020
0 p | 131 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn