intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Bi Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:194

136
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý thuyết để đánh giá năng lực cạnh tranh đối các sản phẩm dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam trong nước và thế giới; hệ thống giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dệt may Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1.   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  ­ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUYỄN XUÂN THỌ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT  MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC  TẾ CHUYÊN NGÀNH     :  KINH TẾ PHÁT TRIỂN                                         MàSỐ       :  9310105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1 : PGS.TS BÙI TẤT THẮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2      : TS NGUYỄN TRỌNG THỪA
  2.   HÀ NỘI ­ 2019
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh  của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế  quốc tế    ” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Công trình nghiên  cứu và học tập tại Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch đầu tư. Các tài liệu, số  liệu mà tác giả  sử  dụng có nguồn trích dẫn hợp lí,  không vi phạm quy định của pháp luật. Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả  hoàn toàn xin chịu trách nhiệm. Tác giả luận án  Nguyễn Xuân Thọ
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Luận án được thực hiện dưới sự  hướng dẫn tận tình của thầy giáo  PGS.TS Bùi Tất Thắng, cùng TS Nguyễn Trọng Thừa. Xin được trân trọng   cảm ơn các thầy đã rất nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn NCS trong suốt quá  trình học tập và công tác tại Viện. Nghiên cứu sinh xin gửi lơi cảm  ơn  đến các thầy, cô giáo tại Viện  chiến lược phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để NCS hoàn thành tốt   luận án tiến sĩ của mình. Nghiên cứu sinh xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong hội đồng đã chia sẻ  và đóng góp những ý kiến rất thiết thực để  luận án từng bước được hoàn  thiện hơn. Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lơi cảm  ơn đến Ban lãnh đạo Tập đoàn  Dệt May Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam, gia đình và bạn bè đã nhiệt  tình giúp đỡ để NCS hoàn thành được bản luận án này. Trân trọng cảm ơn.
  5. 5
  6. 6 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN………………………………………………………… MỤC  LỤC…………………………………….................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.........................................................................ix
  7. 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt CMT Gia công xuất khẩu CPTPP Hiệp   định   đối   tác   toàn   diện   và   tiến   bộ   xuyên   Thái   Bình  Dương DMVN Dệt May Việt Nam DN Doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài FOB Xuất khẩu trực tiếp FTA Hiệp định Thuơng mại Tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội KNXK Kim ngạch xuất khẩu NCS Nghiên cứu sinh NLCT Năng lực cạnh tranh OBM Sản xuất theo thương hiệu riêng ODM Sản xuất theo thiết kế riêng OEM Sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng SHTT Sở hữu trí tuệ UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc VCCI Phòng Thuơng mại và Công nghiệp Việt Nam VINATEX Tập đoàn Dệt may Việt Nam VITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam Tập đoàn Dệt may Việt Nam
  8. 8 Từ viết tắt Tiếng Việt WEF Diễn đàn kinh tế thế giới  WTO Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 3.1 Số liệu khái quát về ngành dệt may Việt Nam năm 2017 50 So sánh hiệu quả  kinh tế của doanh nghiệp dệt may với   3.2 51 các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Tổng mức tiêu thụ thị trường may mặc nội địa Việt Nam  3.3 53 giai đoạn 2010 – 2017 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may  Việt Nam giai  3.4 55 đoạn 2010­2017 So sánh chi phí và thời gian vận chuyển sợi bán trong  3.5 58 nước và xuất khẩu sang Trung Quốc  3.6 So sánh chi phí sản xuất sợi 58 3.7 Cung cầu vải trong nước năm  2016 59 3.8 Tình hình xuất, nhập khẩu vải năm 2016 60 Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ  lực của  3.9 66 hàng may mặc Việt Nam năm 2016 Số liệu so sánh tương đối giữa năng suất lao động nguồn  3.10 nhân lực dệt may và tăng trưởng xuất khẩu dệt may giai   68 đoạn 2010 – 2017 Số   lượng   học   sinh,   sinh   viên   dệt   may   tuyển   mới   giai   3.11 69 đoạn 2010 – 2017 Thời gian sản xuất hàng may mặc  tại một số  quốc gia  3.12 73 châu Á năm 2010 Tác động của CM 4.0 đến chuỗi giá trị  Dệt May Việt   4.1 90 Nam
  9. 9 Bảng Nội dung Trang Dự  báo thị  trường hàng may mặc trên thế  giới giai đoạn  4.2 98 2020­2030 Dự báo thị trường theo chủng loại sản phẩm dệt may giai  4.3 98 đoạn 2020­ 2030 Các mục tiêu cụ  thể  sản phẩm  của ngành dệt may  giai  4.4 100 đoạn 2020­ 2030
  10. 10 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang 1.1 Sơ đồ kim cương của M. Porter 10  1.2 Khung phân tích năng lực cạnh tranh ngành của UNIDO 11  2.1 Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Gereffi 32  2.2 Mô hình chuỗi giá trị đường cong nụ cười Stan Shih 33 Tốc độ  tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và tăng  51  3.1 trưởng GDP giai đoạn 1986 – 2017 Kim ngạch xuất khẩu dệt may top 5 quốc gia/vùng lãnh thổ  54  3.2 trên thế giới 2001­2017  3.3 Kim ngạch xuất khẩu Sợi Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017 56 Các thị trường xuất khẩu Sợi Cotton lớn của Việt Nam năm  56  3.4 2016 Tỷ  trọng kim ngạch xuất khẩu các quốc gia xuất khẩu Sợi  57 3.5 cotton  lớn năm 2016 3.6 Kim ngạch xuất khẩu Vải Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017 59 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam giai đoạn  60  3.7 2010 – 2017  3.8 Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2017 61 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2017 61  3.9 phân theo tính chất mặt hàng Tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc tại Mỹ theo quốc gia  62 3.10 xuất khẩu giai đoạn 2010 ­2016  3.11 Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang EU năm 2016  63 Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang Nhật giai  64 3.12 đoạn 2010­2016  Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang Hàn Quốc  65 3.13 giai đoạn 2010­2016 3.14 Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành Sợi năm 2015 70 3.15 Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành Dệt nhuộm năm 2015 70 3.16 Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành May năm 2015 71  3.17 Thời gian sản xuất các đơn hàng may mặc trung bình tại Việt  74
  11. 11 Hình Nội dung Trang Nam Lương hàng tháng tối thiểu của công nhân nhân may tại 20   74  3.18 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới năm 2015 Tích hợp trong các quá trình của chuỗi giá trị sản phẩm dệt  89  4.1 may và IoT 4.2 Xu thế sử dụng sản phẩm vải của thế giới 102  4.3 Mô hình hệ thống trồng Bông tưới nhỏ giọt 107  4.4 Mô hình hệ thống Sợi tự động 108 4.5 Mô hình máy dệt 3D Kniterate 110 4.6 Tính liên kết sản xuất ứng dụng CAM trong lĩnh vực May 111
  12. 12 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của hoạt động kinh tế trong   nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.   Bởi vậy nghiên cứu vấn đề về nâng cao năng lực cạnh trong luôn được đặt  ra nhằm chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và những giải pháp hữu hiệu  cho việc nâng cao sức cạnh tranh. Sản phẩm dệt may là một trong những   sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có mức tăng trưởng tốt và có lợi thế  cạnh tranh của Việt Nam. Năm 2017, với giá trị  xuất khẩu đạt 31 tỷ  đô la,   dệt may Việt Nam đã đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả  nước. Tính đến nay, sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt tại hơn 180   quốc gia trên thế giới, có thị phần đứng thứ 2 tại những thị trường khó tính  như  Mỹ, Nhật Bản. Ngành dệt may hiện đang sử  dụng đến gần 2,5 triệu  lao động, chiếm khoảng 30 % số  lao động trong lĩnh vực sản xuất công  nghiệp [79]. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, để  tiếp tục duy trì  được vị  thế  của các sản phẩm dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh  của ngành này, còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong bối cảnh hội  nhập quốc tế. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu diễn ra, với  trình độ  tự  động hóa cao, sử  dụng robot, tất yếu lượng lao động dệt may  sẽ  giảm mạnh. Không những thế, các khâu trong quá trình sản xuất, lưu  thông được kết nối với nhau nhờ internet nên có nhiều thay đổi về quản lý,  thiết kế, chào hàng và các dịch vụ  khác. Nhiều loại lợi thế  cũ như  nhân  công giá thấp, nguyên vật liệu truyền thống… sẽ không còn, dẫn đến nguy 
  13. 13 cơ  sản xuất hàng dệt may sẽ  dịch chuyển ngược trở lại các quốc gia phát  triển.   Trong  khi   đó,  nhiều   nước   có   nhân  công   giá   rẻ   như     Bangladesh,   Campuchia…., sẽ cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam.   Triển vọng từ việc   tham gia các hiệp định thương mại tự  do trong thời gian tới như  CPTPP,   FTA­EU, Hiệp đinh Đôi tac Kinh tê toan di ̣ ́ ́ ́ ̀ ẹn khu v ̂ ực Asean 6+, …sẽ là cơ  hội thật sự  lớn cho hàng hóa Việt Nam nói chung và ngành Dệt May nói   riêng. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược chuyển đổi hợp lý, lựa   chọn đầu tư  không đúng đắn thì dệt may Việt Nam sẽ  gặp trở  ngại lớn   trong việc duy trì sự phát triển và tồn tại. Đồng thời, việc tìm kiếm những   giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn thúc đẩy phát triển sản  phẩm dệt may, phát huy được những thế  mạnh tiềm năng của đất nước,  đưa ngành dệt may trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững. Từ  sự  nhận thức sâu sắc, cấp bách cả  về  lý luận và thực tiễn nêu   trên, Nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh   của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”   làm đề tài nghiên cứu luận án.  2. Mục tiêu  nghiên cứu của luận án Luận án tập trung vào những mục tiêu chính sau:            (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ  bản về năng lực cạnh  tranh nói chung và đối với sản phẩm dệt may nói riêng trong bối cảnh hội   nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.           (2) Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm   dệt may Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của tình hình.           (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh  tranh sản phẩm dệt may, tham gia sâu vào chuỗi giá trị may mặc thế giới.
  14. 14 Các câu hỏi cần nghiên cứu trong luận án gồm:   (1) Cơ sở lý thuyết nào để đánh giá năng lực cạnh tranh đối các sản   phẩm dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ?  (2) Những bài học kinh nghiệm gì của quốc tế  cho Việt Nam để  nâng cao năng lực sản xuất của các sản phẩm dệt may trong bối cảnh hội   nhập kinh tế quốc tế ? (3) Năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam trong nước và  thế giới hiện nay đang ở mức nào ? Các tiêu chí liên quan nào đánh giá/nâng  cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam ? (4) Xu hướng hội nhập kinh tế  quốc tế  của thế  giới và Việt Nam   trong những năm sắp tới như thế nào? (5) Những xu hướng, triển vọng về năng lực cạnh tranh của các sản   phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới ra sao? (6) Những hệ  thống giải pháp nào để  nâng cao năng lực cạnh tranh  các sản phẩm dệt may Việt Nam ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nâng cao năng lực cạnh  tranh sản phẩm dệt may dưới tác động bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cưu, phân tích th ́ ực trang năng l ̣ ực   cạnh tranh sản phẩm dẹt may,  ̂ đề  cập đến các yếu tố  thuộc môi   trường bên trong và bên ngoài để  nâng cao năng lực cạnh tranh của  sản phẩm dệt may Việt Nam.
  15. 15 ­ Phạm vi không gian: Nghiên cưu các s ́ ản phẩm dệt may của Việt   ̣ ương trong n Nam trên các thi tr ̀ ươc và thi tr ́ ̣ ương xu ̀ ất khẩu. ­ Phạm vi thơi gian: Lu ̀ ận án chủ yếu sử dụng các số liệu tư nam 2010 ̀ ̆   trở về đây và định hướng thời kỳ đên nam 2030. ́ ̆ 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Trên cơ  sở  lý thuyết về  năng lực cạnh tranh,  lý thuyết chuỗi giá trị  toàn cầu, Luận án sẽ  xác định vị  thế  sản phẩm dệt may Việt Nam, phân  tích các cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may trong chuỗi giá trị may  toàn cầu, từ đó đưa ra khuyến nghị về những khâu then chốt, có tính quyết  định cần tập trung. Trên cơ  sở  đó, đề  án đề  xuất các giải pháp, kiến nghị  chính sách cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may. 4.2. Phưong pháp nghiên c ̛ ưu ́ Trong quá trình nghiên cưu, tác gia s ́ ̉ ử  dung tông h ̣ ̉ ợp nhiêu ph ̀ ưong ̛   pháp nghiên cưu. Trong đó, có m ́ ọt sô ph ̂ ́ ưong pháp co ban nhât là: ̛ ̛ ̉ ́ ­ Phương pháp định tính: sử dụng hệ thống số liệu, dữ liệu lịch sử và  sử  dụng lý thuyết về  chuỗi giá trị  dệt may toàn cầu và mô hình mô hình   kim cương  (diamond model)  năng lực cạnh tranh của Michael Porter  để  phân tích năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam. ̛ ̛ ́ ặt đôi t ­ Phuong pháp so sánh, đôi chiêu: đ ́ ́ ượng nghiên cứu trong sự  ̉ ́ ược phát triên n liên hoàn cua chiên l ̉ ền kinh tế thị trường định hướng xã hội  chủ  nghĩa  ở  nước ta, bôi canh cua nên kinh tê thê gi ́ ̉ ̉ ̀ ́ ́ ơi. Vi ́ ẹc so sánh, đôi ̂ ́  ́ ưa các n chiêu gi ̃ ươc, gi ́ ữa một số  doanh nghiệp dệt may trong khía canh ̣   ̉ ̣ ương cho s phát triên thi tr ̀ ản phẩm dẹt may đê rút ra nh ̂ ̉ ưng đinh h ̃ ̣ ướng và  
  16. 16 ̉ ̉ ̣ ương s giai pháp đúng đăn nhăm phát triên thi tr ́ ̀ ̀ ản phẩm dẹt may trong th ̂ ơì  gian tơi. ́ ̛ ̛ ­ Phuong pháp thông kê: T ́ ừ viẹc thu th ̂ ạp d ̂ ữ liẹu, sô li ̂ ́ ệu vê hoat ̀ ̣  động phát triên thi tr ̉ ̣ ương hàng d ̀ ẹt may cua Vi ̂ ̉ ẹt Nam, c ̂ ủa Tập đoàn Dệt  may Việt Nam trong nhưng nam qua và kinh nghi ̃ ̆ ẹm cua các n ̂ ̉ ước có liên  ̉ ưa ra nhưng phân tích, đánh giá vê th quan đê đ ̃ ̀ ực trang hoat đ ̣ ̣ ộng này. ̛ ̛ ̉ ­ Phuong pháp phân tích, tông hợp tài liẹu: t ̂ ừ nhưng tài li ̃ ẹu đã có viêt ̂ ́  vê ngành d ̀ ẹt may, tác gia se phân tích, tông h ̂ ̉ ̃ ̉ ợp lai nhăm có cái nhìn toàn ̣ ̀   diẹn và th ̂ ực tê nhât vê đôi t ́ ́ ̀ ́ ượng nghiên cứu, để  đat đ ̣ ược muc tiêu nghiên ̣   cưu. Mô hình phân tích SWOT là m ́ ột công cụ  hữu dụng được sử  dụng   nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ  hội   (Opportunities) và Thách thức (Threats), từ đó có những chiến lược căn bản   đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam   trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4.3. Nguồn số liệu Đề  tài về cơ  bản sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ  các số  liệu của Tổng cục thống kê, Báo cáo hàng năm của Hiệp hội Dệt   may Việt Nam (VITAS), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX), các số  liệu công bố  về  cạnh tranh sản phẩm Dệt May Việt Nam của Bộ  Công  thương, các báo cáo hàng năm, hàng quý của các tổ chức phi chính phủ, tổ  chức nước ngoài đánh giá tốc độ  phát triển ngành Dệt may của các nước   khu vực Châu Á, Mỹ, Châu Âu như UNIDO, World Bank, WEF,….Ngoài ra,  tác giả còn tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý của các  công ty và các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực   Dệt may.
  17. 17 5. Những đóng góp của luận án 5.1. Về mặt học thuật, lý luận Dựa trên khung lý luận về cạnh tranh theo các cấp độ và quan hệ liên  kết theo chiều dọc, chiều ngang giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm,  luận án làm rõ bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc nâng cao  năng lực cạnh tranh sản phẩm Dệt May trong bối cảnh hội nhập kinh tế,   với sự  phát triển có hiệu quả  và bền vững các Doanh nghiệp trong chuỗi  giá trị sản phẩm. Luận án nghiên cứu và xác định bộ tiêu chí cơ bản nâng cao năng lực  cạnh tranh sản phẩm Dệt May bao gồm:   Thị  phần sản phẩm dệt may,  Chất lượng nguồn nhân lực dệt may, Công nghệ thiết bị dệt may, Thương  hiệu sản phẩm dệt may, Chi phí lao động dệt may, Thời gian sản xuất sản  phẩm dệt may   .Trong đó, yếu tố  Chính sách của Nhà nước đều tác động  lên các tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 5.2. Về mặt thưc tiễn Vận dụng những vấn đề  lý thuyết cơ  bản về  năng lực cạnh tranh  sản phẩm, từ  phân tích những nét khái quát thực trạng của ngành công  nghiệp dệt may, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng về   thị  phần sản  phẩm Dệt May trên thị  trường  thế  giới, đánh giá về  năng suất lao động,  quá trình đổi mới công nghệ thiết bị dệt may, xác định rõ chi phí lao động  và thời gian sản xuất sản phẩm dệt may. Các chính sách hỗ  trợ  nhà nước  đối với việc cạnh tranh sản phẩm cũng được phân tích một cách kỹ lưỡng  đặc biệt trong bối cảnh ngành Dệt may đang chịu sự ảnh hưởng cách mạng   công nghiệp lần thứ tư ngày một sâu sắc.Từ đó, luận án đã đánh giá rõ nhu  cầu, những điều kiện tiền đề  thuận lợi và những khó khăn cản trở  việc 
  18. 18 cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. Trên cơ sở phân tích SWOT,   luận án đã làm rõ luận cứ  khoa học định hướng hình thành, nâng cao năng   lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. Định hướng đó lấy hạt  nhân là “Phát triển sản phẩm dệt may theo hướng tiếp cận công nghệ hiện  đại (công nghiệp lần thứ tư), thân thiện môi trường, đảm bảo hiệu quả và  bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”.  Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo   hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp (DN) dệt may và các nhà hoạch  định chính sách phát triển công nghiệp dệt may trong việc nghiên cứu cạnh  tranh sản phẩm Dệt May Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển sự  phát  triển có hiệu quả  và bền vững các DN dệt may, thúc đẩy quá trình công  nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế  quốc tế. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phần  phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương như sau: Chương 1:  Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài  Chương 2:  Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng   cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may   Việt Nam  Chương 4: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực cạnh   tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nh ập kinh t ế  quốc tế.
  19. 19 CHƯƠNG 1  TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH  NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế Các công trình nghiên cứu cuả  các học giả, các tổ  chức quốc tế  về  chủ  đề  năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh của sản phẩm   dệt may nói riêng hết sức đa dạng, phong phú, cả  những vấn đề  lý thuyết   lẫn thực tiễn của các nước. Sau đây, tác giả xin phân tích một số công trình  tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Sanjaya   Lall   (2001)   trong   cuốn   sách   “Competitiveness,   Technology  and Skills” đã đưa ra các nhận định liên quan đến vấn đề tại sao cạnh tranh  lại quan trọng và làm thế nào để các quốc gia năng cao năng lực cạnh tranh  [123]. Những quốc gia có tiềm lực về kinh tế giữ vững phát triển khoa học, 
  20. 20 công nghệ thông tin để tạo ra hàng hóa với chi phí thấp, cạnh tranh so với   các đối thủ. Trong khi các quốc gia ở trình độ phát triển trung bình cố gắng   bắt kịp thay đổi về cách mạng khoa học công nghệ, thì các nước kém phát   triển bằng mọi phương thức để tiệm cận được công nghệ tiên tiến nhất và  tạo ra sản phẩm có thể  cạnh tranh trong nền kinh tế. Có thể  thấy rằng   cuốn sách đưa ra nhiều yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh, nhưng  yếu tố mấu chốt là chất lượng của nguồn nhân lực ở các cấp độ trong quá  trình quản trị, sản xuất kinh doanh. Để  đảm bảo tối đa hóa hiệu quả  sử  dụng các nguồn tài nguyên trong nền kinh tế, việc đầu tư  vào công nghệ  thiết bị, đổi mới sáng tạo và lực lượng lao động là vấn đề cấp thiết.  Appelbaum   and   Gereffi   (2003):   “The   global   apparel   chain:   What  prospects for upgrading by developing countries” đã sử  dụng phương pháp  tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu đề lý giải các chuyển đổi trong phương thức  sản xuất kinh doanh, phân phối, marketing sản phẩm, thương mại quốc tế  đối với các doanh nghiệp may mặc tại một số quốc gia ở khu vực phía Bắc  thị trường Mỹ. Tác giả nhận định chuỗi giá trị hàng may mặc được tổ chức  quanh các bộ  phận chính “ (1) mua nguyên liệu, bao gồm sợi tổng hợp và   tự nhiên; (2) cung cấp vật tư như chỉ và vải được sản xuất bởi các công ty   dệt; (3) mạng lưới sản xuất tạo thành từ  các nhà máy may mặc, bao gồm  các nhà gia công trong nước và nước ngoài;  (4) các kênh xuất khẩu được   tổ chức bởi các trung gian thương mại; và mạng lưới tiếp thị ở cấp bán lẻ  “ [104]. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi thị trường có mô hình phát triển  dệt may không giống nhau, dẫn đến sự  cạnh tranh sản phẩm  ở  mức độ  khác nhau. Tại thị trường Mỹ, các doanh nghiệp sản xuất tiến tới đáp ứng  theo nhu cầu đại trà của người tiêu dùng và phản  ứng kịp thời với những   thay đổi về  nhu cầu của thị trường may mặc. Các doanh nghiệp may mặc 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2