Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 15
download
Mục tiêu tổng quát là trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng việc ứng dụng ERP trong nước, luận án hướng đến việc xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các DNVN nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu quả của lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- D¦¥NG THÞ H¶I PH¦¥NG NGHI£N CøU C¸C NH¢N Tè ¶NH H−ëng ®Õn viÖc triÓn khai thµnh c«ng hÖ thèng erp t¹i c¸c doanh nghiÖp viÖt nam Hµ Néi - 2018
- Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- D¦¥NG THÞ H¶I PH¦¥NG NGHI£N CøU C¸C NH¢N Tè ¶NH H−ëng ®Õn viÖc triÓn khai thµnh c«ng hÖ thèng erp t¹i c¸c doanh nghiÖp viÖt nam Chuyªn ngµnh: hÖ thèng th«ng tin qu¶n lý M· sè: 62340405 62340405 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS. TS. HµN VIÕT THUËN Hµ Néi - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng, nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2018 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS. TS. Hàn Viết Thuận Dương Thị Hải Phương
- LỜI CÁM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất đến PGS. TS. Hàn Viết Thuận. Em xin cám ơn Thầy đã luôn hỗ trợ cho em về mọi mặt, động viên, và ủng hộ em vượt qua nhiều khó khăn trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế đã đồng ý và tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Đặc biệt, tôi xin cám ơn các anh/em đồng nghiệp trong Bộ môn Tin học Kinh tế - Khoa Hệ thống thông tin Kinh Tế - đã luôn giúp đỡ, gánh vác công việc giúp tôi trong thời gian qua. Tôi xin trân trọng cám ơn Bộ môn Hệ thống thông tin quản lý, khoa Tin học Kinh tế, Viện Đào tạo Sau đại học và các phòng ban chức năng của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin trân trọng cám ơn các tổ chức/doanh nghiệp, các anh/chị/em, bạn bè đã dành thời gian giúp tôi hoàn thành việc thu thập dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, con xin cám ơn ba mẹ và người thân hai bên gia đình cùng bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn, thường xuyên động viên con trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2018 Nghiên cứu sinh Dương Thị Hải Phương
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ERP VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ................................ 24 1.1. Định nghĩa về ERP ........................................................................................ 24 1.2. Mối quan hệ giữa hệ thống ERP và Hệ thống thông tin quản lý ................ 26 1.3. Lịch sử phát triển của hệ thống ERP ........................................................... 27 1.4. Kiến trúc của hệ thống ERP ......................................................................... 29 1.5. Các module cơ bản của hệ thống ERP ......................................................... 31 1.6. Lập kế hoạch, thiết kế, và triển khai hệ thống ERP .................................... 36 1.6.1. Quy trình phát triển các hệ thống thông tin truyền thống ............................. 36 1.6.2. Quy trình phát triển các hệ thống ERP ........................................................ 38 1.7. Tình hình ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp trên thế giới ... 51 1.8. Tình hình ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam ... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 66 CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG ERP ............ 67 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................. 67 2.1. Một số mô hình thường được sử dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong doanh nghiệp............. 67 2.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý ........................................................................ 67 2.1.2. Lý thuyết hành vi hoạch định ...................................................................... 68 2.1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ .................................................................... 69 2.1.4. Mô hình Hệ thống thông tin thành công ...................................................... 70 2.1.5. Mô hình của Gable và cộng sự .................................................................... 72 2.1.6. Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống ERP mở rộng của Ifinedo ....... 73 2.1.7. Mô hình của Markus và Tanis ...................................................................... 74
- 2.1.8. Mô hình đánh giá trước vận hành (ex-ante) hệ thống ERP của Stefanous ........ 75 2.1.9. So sánh giữa các mô hình ............................................................................ 77 2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam ........ 81 2.2.1. Sự thành công của việc triển khai hệ thống ERP ......................................... 81 2.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .... 81 2.3. Nghiên cứu định tính..................................................................................... 94 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính...................................................................... 94 2.3.2. Thu thập dữ liệu .......................................................................................... 94 2.3.3. Phân tích kết quả......................................................................................... 95 2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất............................................. 97 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 100 CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................. 101 3.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng.................................................................. 101 3.1.1. Phát triển công cụ khảo sát........................................................................ 101 3.1.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ............................................... 103 3.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 105 3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................. 107 3.2.1. Thống kê mô tả mẫu ................................................................................. 107 3.2.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu ................................................................. 111 3.2.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu định lượng............................................... 128 3.3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................... 134 3.3.1. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 134 3.3.2. Giải pháp đề xuất ...................................................................................... 139 3.3.3. Một số kiến nghị ....................................................................................... 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 144 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 151 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 164
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ Stt Tiếng Anh Tiếng Việt viết tắt 1. ABAP Advance Business Application Ngôn ngữ lập trình ứng dụng nghiệp Programming vụ chuyên sâu 2. ASP Application Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ chạy thuê ứng dụng 3. CNTT Công nghệ thông tin 4. CO Controlling Kiểm soát quản lý 5. CSDL Cơ sở dữ liệu 6. CRM Customer Relationship Quản trị quan hệ khách hàng Management 7. DDIC Data Dictionary Từ điển dữ liệu 8. DNVN Doanh nghiệp Việt Nam 9. Dynpro Dynamic Program Chương trình động 10. ERP Enterprise Resource Planning Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp 11. FA Financial Accounting Kế toán tài chính 12. GUI Graphical User Interface Giao diện người dùng đồ họa 13. HR Human Resources Nhân sự 14. HTTT Hệ thống thông tin 15. LAN Local Area Network Mạng cục bộ 16. MIS Management Information System Hệ thống thông tin quản lý 17. MM Materials Management Quản lý nguyên vật liệu 18. MRP Material Requirement Planning Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 19. PLS Partial Least Square Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần 20. PP Production Planning Lập kế hoạch sản xuất 21. RFP Request For Proposal Hồ sơ mời thầu 22. SaaS Software as a Service Phần mềm hướng dịch vụ 23. SD Sales and Distribution Bán hàng và Phân phối 24. SEM Structural Equation Modeling Mô hình phương trình cấu trúc 25. TAM Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ 26. TPB Theory of Planned Behavior Lý thuyết hành vi hoạch định 27. TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết hành động hợp lý
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP ............................................................................................... 10 Bảng 1.1. Một số định nghĩa về ERP ....................................................................... 24 Bảng 1.2. Thiết kế các HTTT theo phương pháp truyền thống ................................ 37 Bảng 1.3. Quy trình thiết kế các hệ thống ERP........................................................ 38 Bảng 1.4. Các lợi ích về mặt công nghệ và kinh tế của ERP .................................... 39 Bảng 1.5. Các hoạt động của quy trình lựa chọn hệ thống ERP ............................... 40 Bảng 1.6. Các yếu tố công nghệ cần xem xét khi lựa chọn hệ thống ERP ................ 41 Bảng 1.7. Tái cấu trúc - Tùy chỉnh .......................................................................... 41 Bảng 1.8. So sánh chi tiết giữa tái cấu trúc và tùy chỉnh .......................................... 42 Bảng 1.9. Các phương án thiết kế hệ thống ERP ..................................................... 44 Bảng 1.10. Các mô hình hỗ trợ các “thực tiễn tốt nhất” ............................................. 45 Bảng 1.11. Các thành phần thiết kế của SAP ERP..................................................... 45 Bảng 1.12. Tóm tắt dữ liệu nghiên cứu về ERP qua các năm..................................... 51 Bảng 1.13. Giá trung bình các dự án ERP tại Việt Nam ............................................ 63 Bảng 2.1. So sánh giữa các mô hình đo lường sự thành công ..................................... 78 Bảng 2.2. Mô tả các nhân tố trong mô hình HTTT thành công cập nhật ..................... 82 Bảng 2.3. Các nhân tố thành công của một số dự án ERP ở các DNVN .................. 84 Bảng 2.4. So sánh các nhân tố thành công trong triển khai hệ thống ERP ở các nước phát triển và các nước đang phát triển ..................................................... 89 Bảng 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ........................................................... 93 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN ................ 95 Bảng 2.7. Các giả thuyết nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh .......................................... 98 Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố ............................................................................ 102 Bảng 3.2. Mối liên hệ giữa độ lệch chuẩn σ và chất lượng ước lượng ................... 104 Bảng 3.3. Tiêu chuẩn kiểm định sự hội tụ của mô hình định lượng ....................... 106 Bảng 3.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 108 Bảng 3.5. Hệ số tải của các biến quan sát trong lần chạy đầu tiên.......................... 112 Bảng 3.6. Hệ số tải của các biến quan sát sau khi điều chỉnh ................................. 113 Bảng 3.7. Giá trị ICR, AVE, và Cronbach alpha ................................................... 114 Bảng 3.8. Giá trị T-value của các biến quan sát ..................................................... 115 Bảng 3.9. Giá trị hệ số tải của các biến quan sát trong quan hệ với các nhân tố ..... 117 Bảng 3.10. Tương quan giữa các nhân tố và một số chỉ tiêu thống kê khác ............. 120 Bảng 3.11. Giá trị R2của các biến phụ thuộc ........................................................... 122 Bảng 3.12. Mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy ........................................................ 122 Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 127
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Lý do triển khai ERP – năm 2015 ......................................................... 52 Biểu đồ 1.2. Lý do triển khai ERP – năm 2014 ......................................................... 52 Biểu đồ 1.3. Danh sách các nhà cung ứng ERP thường xuyên được chọn ................. 53 Biểu đồ 1.4. Mức độ hài lòng đối với các nhà cung cấp ERP của năm 2015 so với năm 2014 .............................................................................................. 54 Biểu đồ 1.5. Loại phần mềm ERP được chọn triển khai trong năm 2015 so với năm 2014 ..................................................................................................... 54 Biểu đồ 1.6. Chi phí tiết kiệm từ việc sử dụng ERP điện toán đám mây.................... 55 Biểu đồ 1.7. Những lý do không triển khai ERP điện toán đám mây ......................... 55 Biểu đồ 1.8. Mức độ tùy chỉnh hệ thống ERP ........................................................... 56 Biểu đồ 1.9. Các lý do sử dụng dịch vụ tư vấn ERP .................................................. 57 Biểu đồ 1.10. So sánh chi phí triển khai dự án ERP năm 2015 với năm 2014 ............. 58 Biểu đồ 1.11. Các nguyên nhân dẫn đến chi phí vượt quá ngân sách dự kiến .............. 58 Biểu đồ 1.12. Thời gian thực hiện dự án ERP ............................................................. 59 Biểu đồ 1.13. Những lý do dẫn đến thời gian thực hiện dự án ERP bị kéo dài ............ 59 Biểu đồ 1.14. Thời gian hoàn vốn ............................................................................... 60 Biểu đồ 1.15. Ích lợi đạt được khi triển khai ERP ....................................................... 61 Biểu đồ 1.16. Các loại lợi ích đạt được khi triển khai ERP ......................................... 61 Biểu đồ 1.17. Kết quả triển khai ERP ......................................................................... 62 Biểu đồ 2.1. So sánh các nhân tố thành công trong triển khai hệ thống ERP ở các nước phát triển và các nước đang phát triển .......................................... 90 Biểu đồ 3.1. Các giải pháp ERP được sử dụng ........................................................ 109 Biểu đồ 3.2. Tình trạng thực hiện triển khai ERP .................................................... 109 Biểu đồ 3.3. Thời gian sử dụng hệ thống ERP ........................................................ 110 Biểu đồ 3.4. Tình hình sử dụng các module trong các hệ thống ERP ...................... 110 Biểu đồ 3.5. Tần suất sử dụng hệ thống ERP .......................................................... 111
- DANH MỤC HÌNH Hình 1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 5 Hình 2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam ................................................................................................ 22 Hình 1.1. Tổng quan về hệ thống ERP .................................................................... 26 Hình 1.2. Sự tương tác giữa ERP và MIS................................................................ 27 Hình 1.3. Quá trình phát triển của hệ thống ERP .................................................... 28 Hình 1.4. Kiến trúc Client - Server ba tầng ............................................................. 30 Hình 1.5. Kiến trúc Client - Server ba tầng của SAP ERP ....................................... 31 Hình 1.6. Tổng quan về các module trong hệ thống SAP ERP ................................ 34 Hình 1.7. Dữ liệu chính – Dữ liệu khách hàng ........................................................ 46 Hình 1.8. Giao dịch bán hàng ................................................................................. 47 Hình 1.9. Các hệ thống báo cáo .............................................................................. 47 Hình 2.1. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................ 68 Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) ........................................... 69 Hình 2.3. Mô hình chấp nhập công nghệ (TAM)..................................................... 70 Hình 2.4. Mô hình HTTT thành công gốc ............................................................... 71 Hình 2.5. Mô hình HTTT thành công cập nhật ....................................................... 71 Hình 2.6. Mô hình của Gable và cộng sự ................................................................ 72 Hình 2.7. Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống ERP mở rộng của Ifinedo (2006) ..................................................................................................... 73 Hình 2.8. Chu trình triển khai HTTT của Markus và Tanis (2000) .......................... 74 Hình 2.9. Các giai đoạn chính của vòng đời của hệ thống ERP ............................... 76 Hình 2.10. Mô hình HTTT thành công cập nhật của DeLone & McLean trong bối cảnh ứng dụng ERP................................................................................. 83 Hình 2.11. Ảnh hưởng của các biến “Sự hỗ trợ và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao”, “Tái cấu trúc quy trình kinh doanh”, “Đào tạo người dùng”, “Năng lực nhóm triển khai dự án ERP”, và “Sự phối hợp và giao tiếp giữa các phòng ban” đến Sự thành công của việc triển khai hệ thống ERP....................... 87 Hình 2.12. Ảnh hưởng của “Phương pháp quản trị thay đổi” và “Quản lý dự án” đến sự thành công của việc triển khai hệ thống ERP ...................................... 88 Hình 2.13. Ảnh hưởng của “Nền văn hóa quốc gia” đến sự thành công của việc triển khai hệ thống ERP .................................................................................. 91 Hình 2.14. Ảnh hưởng của “Tái cấu trúc quy trình kinh doanh” và “Đào tạo người dùng” đến dự thỏa mãn của người dùng đối với hệ thống ERP ................ 91
- Hình 2.15. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 92 Hình 2.16. Mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh ................................................... 97 Hình 3.1. Mô hình cấu trúc ................................................................................... 121 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đã kiểm định về “các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN”...................................... 128
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ERP (Enterprise Resource Planning) là thuật ngữ được Gartner Group of Standford, CT, USA sử dụng từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỉ trước nhằm mô tả một hệ thống phần mềm doanh nghiệp được hình thành và phát triển từ những hệ thống quản lý và kiểm soát kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạch định và quản lý các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. “Nếu mua một hệ thống ERP thì doanh nghiệp sẽ nhận được cùng một lúc 3 sản phẩm: ý tưởng quản lý, chương trình phần mềm, và phương tiện kết nối để xây dựng mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, và điều hành, ERP giúp theo dõi và quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài. Một đặc điểm nổi bật nữa của ERP là ERP là một hệ thống phần mềm sống có thể mở rộng và phát triển theo thời gian cũng như theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình” (EVN CPC, 2012). Với những tính năng ưu việt đó, ERP đã được công nhận là một trong những phần mềm kinh doanh quan trọng nhất trong thời đại mới (Davenport, 1998). Các báo cáo công nghiệp cho thấy có đến 30.000 công ty trên toàn thế giới đã triển khai hệ thống ERP (Mabert và cộng sự, 2001), và việc triển khai thành công ERP đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích lâu dài trong kinh doanh cũng như tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh trên toàn doanh nghiệp. Do đó, triển khai ERP thường được xem như là một thành phần của quá trình tái cấu trúc quy trình kinh doanh và dự án chuyển đổi tổ chức (Botta-Genoulaz & Millet, 2006). Theo trích dẫn của Kalling (2003), có đến 180 tỷ USD được đầu tư cho ERP trên toàn cầu vào năm 2010. Các chi phí liên quan đến việc triển khai ERP là rất cao (Hayes và cộng sự, 2001). Tổng chi phí triển khai ERP cho một công ty vừa là 10-50 triệu USD (Mabert và cộng sự, 2000) và 300-500 triệu USD cho các tập đoàn quốc tế lớn (Kumar & Van Hillegersberg, 2000). Mặc dù đầu tư cho ERP là lớn như vậy, nhiều công ty lại thất bại trong việc tối đa hóa lợi ích khi ứng dụng ERP cũng như phải đối mặt với nhiều vấn đề khác khi triển khai ERP. Về tỷ lệ thất bại trong triển khai ERP, cũng đã có những ước tính rất khác nhau trong các nghiên cứu (Velcu, 2007). Barker và Frolick (2003) cho rằng 50% dự án triển khai ERP là thất bại. Hong và Kim (2002) ước tính tỷ lệ không thành công là 75%. Scott và Vessey (2002) lại ước tính tỷ lệ thất bại cao tới 90%. Các nghiên cứu khác cho thấy nhu cầu
- 2 hiện tại cho ERP đang phát triển ngày càng nhanh, nhưng có rất ít những câu chuyện thành công (Hong và Kim, 2002). Scott và Vessey (2002) cho rằng 90% các dự án SAP R/3 thường đưa vào vận hành muộn hơn so với kế hoạch. Ở Việt Nam, không ít doanh nghiệp cũng đã và đang triển khai hệ thống ERP trong hoạt động. Thực tế cũng đã chứng minh được “những tính năng ưu việt mà hệ thống ERP mang lại, nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công và việc ứng dụng ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trước mắt và cả về lâu dài” như công ty cổ phần Savimex, công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, công ty cổ phần Đồng Tâm, công ty cổ phần sữa Việt Nam VinaMilk, … (Như Đăng, 2010). Cụ thể, “sau 8 tháng vận hành ERP trên toàn công ty, Vinamilk đã có thể sơ bộ kết luận về hiệu quả ứng dụng. Hệ thống giúp công ty thực hiện chặt chẽ, tránh được rủi ro trong công tác kế toán; với sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, công tác tài chính – kế toán thuận lợi hơn nhiều so với trước đây. Các khâu quản lý kho hàng, phân phối, điều hành doanh nghiệp, quan hệ khách hàng và sản xuất đã được công ty quản lý tốt hơn, giảm đáng kể rủi ro; giữa bán hàng và phân phối có sự nhịp nhàng, uyển chuyển hơn; các chức năng theo dõi đều tiến hành theo thời gian thực. Trình độ nhân viên công nghệ thông tin (CNTT) tại Vinamilk đã được nâng cao hơn so với trước. Hạ tầng CNTT được kiện toàn, đồng bộ, chuẩn hoá và củng cố”, và “hệ thống đã đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng. Việc quản lý trở nên tập trung, xuyên suốt, có sự thừa hưởng và kịp thời” (Nguyễn Như Dũng, 2007); hay, việc khởi động dự án ERP Oracle EBS từ giữa năm 2006 đã giúp doanh thu công ty Giấy Sài Gòn năm 2007 tăng 102% so với năm 2006, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân lên mức 64%/năm trong vòng 6 năm, hệ thống phân phối lên đến 45000 điểm bán lẻ, và đưa Giấy Sài Gòn trở thành doanh nghiệp ngành giấy đầu tiên trong nước ứng dụng thành công hệ thống phần mềm quản trị với quy trình tiên tiến của thế giới (Kinh nghiệm ứng dụng ERP thành công tại Giấy Sài Gòn, 2008). Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các giải pháp ERP nổi tiếng (SAP, Oracle, …) đều được phát triển bởi các nhà cung cấp ở Mỹ hoặc ở Châu Âu. Những hệ thống này chứa đựng những suy nghĩ kiểu phương Tây, và do đó có thể không phù hợp với các phong tục tập quán, các giá trị, và các chuẩn mực của các nước đang phát triển. Một phân tích về khách hàng trên website của ba nhà cung cấp ERP lớn nhất (www.sap.com, www.oracle.com, và www.peoplesoft.com) đã chỉ ra rằng chưa đến 7% trong tổng số các gói ERP đã được triển khai được thực hiện ở các nước đang phát triển. Tại sao tỉ lệ ứng dụng ERP ở các nước đang phát triển lại thấp như vậy? Nghiên cứu của Rajapakse và Seddon (2005) đã đưa ra bốn nguyên nhân cơ bản cho vấn đề này. Đó là: (1) chi phí ban đầu cho việc triển khai ERP vượt quá khả năng của hầu hết các tổ chức; (2) văn
- 3 hóa quốc gia của các nước đang phát triển không phù hợp với các nền văn hóa được áp đặt trong các giải pháp ERP; (3) tốc độ ứng dụng ERP ở các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thiếu thông tin, thiếu nhận thức và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về ERP, bởi các dự án không thành công, và những vấn đề không chắc chắn khác đến từ phía các nhà cung cấp; (4) việc cắt giảm nhân viên khi triển khai ERP tạo ra những mâu thuẫn giữa việc triển khai ERP với chuẩn mực văn hóa trong thị trường lao động ở các nước đang phát triển. Là một nước đang phát triển nằm trong khu vực Châu Á, do đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức trên khi triển khai hệ thống ERP. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) ứng dụng ERP còn khá khiêm tốn. Theo kết quả khảo sát thì chỉ có 15% trong tổng số 4751 doanh nghiệp tham gia khảo sát có ứng dụng giải pháp ERP trong hoạt động của mình (Cục TMĐT và CNTT, 2015). Hầu hết các doanh nghiệp này, trong quá trình triển khai ERP vào chiến lược kinh doanh của mình, đều triển khai chưa thành công, gặp không ít khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát, rất ít doanh nghiệp có thể vận dụng tính năng kế hoạch hóa. Rất nhiều doanh nghiệp cảm thấy “bị gượng ép khi đầu tư dự án ERP”. Triển khai ERP thành công hay thất bại liên quan mật thiết với cách thức thực hiện của các công ty. Quy trình triển khai ERP có thể khác nhau ở mỗi công ty và những khác biệt này có thể là do mục tiêu, phạm vi, hoặc sự sẵn có của các nguồn lực. Tuy nhiên, trong số những khác biệt trong mỗi quy trình triển khai đó luôn có một số điểm quan trọng chung ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả triển khai hệ thống ERP. Những điểm quan trọng này được xem như là những nhân tố thành công chính (Laudon & Laudon, 1998). Các nhân tố thành công được định nghĩa là “một số khía cạnh chính mà việc triển khai phải đi đúng theo đó thì kết quả triển khai mới thành công được” (Rockhart, 1979). Việc hiểu được các nhân tố thành công cho triển khai hệ thống ERP sẽ đem lại một số chỉ dẫn về các nhân tố cần được chú ý để giúp quy trình triển khai đạt được sự thành công. Các nhân tố thành công chính có thể là rủi ro và cũng có thể là cơ hội tùy thuộc vào cách thức tổ chức đối mặt với chúng ra sao. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về ERP nói chung và nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai hệ thống ERP nói riêng. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn chưa nhiều. Các đề tài chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc mô tả, phân biệt khái niệm về ERP, đúc kết các kinh nghiệm triển khai ERP, các nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong quá trình triển khai ERP tại một số doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu chưa tập trung vào việc khảo sát thực nghiệm tại môi trường Việt Nam khi ứng dụng ERP, chưa áp dụng các phương pháp nghiên cứu
- 4 chuyên dụng khi nghiên cứu về triển khai hệ thống ERP để từ đó có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công một hệ thống ERP trong doanh nghiệp, có thể kiểm soát được mức độ tác động của các nhân tố để tăng khả năng triển khai thành công hệ thống ERP trong môi trường Việt Nam. Đặc biệt, hầu như không xuất hiện các nghiên cứu về xác định mối quan hệ giữa các nhân tố chính ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP. Điều này cho thấy còn khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề này tại môi trường Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam” được chọn triển khai thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án • Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng việc ứng dụng ERP trong nước, luận án hướng đến việc xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các DNVN nhằm nâng cao tính khả thi và hiệu quả của lĩnh vực này. • Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến triển khai hệ thống ERP nói chung và các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP nói riêng để xác định khoảng trống nghiên cứu cho đề tài luận án. Đánh giá thực trạng ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu các mô hình/khung lý thuyết đã được vận dụng trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trên thế giới và các bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. Đề xuất và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các điều kiện cụ thể của các DNVN. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thành công, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP trong các DNVN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể nghiên cứu: hệ thống ERP và các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các DNVN.
- 5 Khách thể nghiên cứu: các cá nhân đang sử dụng hệ thống ERP tại các DNVN. • Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: nghiên cứu thực tiễn thực hiện tại một số doanh nghiệp đang triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam. Về mặt thời gian: dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được tiến hành thu thập từ ngày 01/08/2016 đến ngày 30/09/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Quy trình nghiên cứu Trong bản luận án này, quy trình nghiên cứu được thực hiện theo ba giai đoạn như ở Hình 1. 1. Xác định vấn đề nghiên cứu Giai đoạn 1 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3. Đề xuất mô hình nghiên cứu 4. Khảo sát ý kiến chuyên gia Giai đoạn 2 5. Hoàn thiện mô hình nghiên cứu và phiếu khảo sát 6. Khảo sát chính thức Giai đoạn 3 7. Phân tích dữ liệu 8. Bàn luận & Đề xuất giải pháp, kiến nghị Hình 1. Quy trình nghiên cứu • Giai đoạn 1: bao gồm các công việc sau: Xác định vấn đề nghiên cứu. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu một cách chi tiết và toàn diện để có thể hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và xác định các khoảng trống trong các nghiên cứu hiện tại.
- 6 Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN cùng với thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu trên cơ sở phân tích, tổng hợp các nghiên cứu cũng như khảo sát một số trường hợp cụ thể ở Việt Nam đã triển khai thành công giải pháp ERP. • Giai đoạn 2: kiểm tra ban đầu tính hợp lệ của mô hình nghiên cứu trong bối cảnh các DNVN – việc kiểm tra được thực hiện bằng phương pháp khảo sát chuyên sâu thông qua phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn qua điện thoại để khảo sát ý kiến của một số chuyên gia triển khai ERP ở các DNVN. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát chuyên sâu là cơ sở để điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp. Trên cơ sở đó, bảng câu hỏi để phục vụ cho nghiên cứu định lượng cũng được hoàn thiện. • Giai đoạn 3: khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN – bảng câu hỏi được gửi đến các đối tượng khảo sát để thu thập dữ liệu, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra để đảm bảo tính hợp lệ, sau đó sẽ được xử lý và phân tích để thực hiện các kiểm định cần thiết và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị dựa theo các kết quả thu được. Trong bản luận án vận dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu tổng quan về các mô hình, các lý thuyết liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP cũng như khảo sát thực trạng của việc ứng dụng ERP hiện nay tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp khảo sát chuyên sâu thông qua phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn qua điện thoại để khảo sát ý kiến của một số nhà cung ứng, một số nhà tư vấn, và người dùng ERP ở một số doanh nghiệp đã triển khai thành công hệ thống ERP ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu định tính là một trong những căn cứ để giúp xác định được khung lý thuyết phù hợp cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong bối cảnh các DNVN, và cũng là căn cứ để giúp kiểm tra ban đầu tính phù hợp của mô hình trong khung cảnh mới (các doanh nghiệp ở Việt Nam). Nghiên cứu định lượng sử dụng trong việc điều tra khảo sát dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
- 7 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể như sau: • Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các báo cáo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, công ty tư vấn Panorama, … về tình hình ứng dụng giải pháp ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. • Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Một số vấn đề liên quan đến phương pháp này được thiết kế như sau: Mẫu và tổng thể mẫu: tổng thể mẫu nghiên cứu là toàn thể cá nhân có sử dụng hệ thống ERP trong tất cả DNVN có ứng dụng giải pháp ERP. Tuy nhiên, khó có thể có danh sách tất cả các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp ERP nên nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên cơ sở chọn ra một số cá nhân thuộc một số doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp, hoặc dưới hình thức e-mail, hoặc thông qua các website, diễn đàn ERP … đến các đối tượng điều tra. Thiết kế bảng câu hỏi: bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên sự kế thừa các kết quả nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP trong doanh nghiệp, và được thiết kế lại để phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với những nội dung chính sau: - Phần 1: nhận định của cá nhân về vai trò của các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP. - Phần 2: thông tin cá nhân của các đối tượng điều tra (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác, giải pháp ERP đang sử dụng, thời gian sử dụng hệ thống ERP, …). 4.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Nghiên cứu tập trung vào các phân tích sau: • Phân tích thống kê mô tả: nhằm xác định đặc điểm chung, xu hướng của mẫu nghiên cứu. • Phương pháp bình phương nhỏ nhất từng phần PLS: nhằm kiểm định độ phù hợp tổng thể của mô hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN. Các kĩ thuật trên được tiến hành bằng phần mềm phân tích và xử lý số liệu VisualPLS kết hợp với phần mềm SPSS.
- 8 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã đạt được một số kết quả sau đây: Một là, luận án đã đánh giá được thực trạng ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Hai là, luận án đã hệ thống hóa được một số mô hình/khung lý thuyết thường được ứng dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống thông tin (HTTT) nói chung và hệ thống ERP nói riêng, từ đó xác định được khung lý thuyết phù hợp cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong bối cảnh các DNVN. Ba là, luận án đã đề xuất được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP trong các doanh nghiệp tại môi trường Việt Nam – mô hình này không những cho biết các nhân tố có ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP ở các DNVN mà còn cho biết mối quan hệ giữa các nhân tố cũng như mức độ tác động của mỗi nhân tố đối với việc triển khai thành công hệ thống ERP. Đây là một mô hình lý thuyết mới, có thể lấy làm cơ sở cho các nghiên cứu về ERP nói chung và nghiên cứu triển khai ERP nói riêng trong các DNVN Bốn là, luận án đã đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng khả năng thành công, giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP ở các DNVN. Cụ thể: • Giải pháp cho các doanh nghiệp đang và sẽ triển khai hệ thống ERP trong các hoạt động nhằm tăng cường khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai hệ thống ERP. • Giải pháp cho các công ty phần mềm đang và sẽ triển khai hệ thống ERP và các nhà cung cấp/tư vấn ERP cho các DNVN trong việc chuẩn bị một số chiến lược để khắc phục những khác biệt giữa sản phẩm ERP của mình với các công ty triển khai ERP ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận án được chia làm 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về hệ thống ERP và tình hình ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp
- 9 Chương này trình bày một số vấn đề liên quan đến hệ thống ERP như khái niệm về hệ thống ERP, lịch sử phát triển, kiến trúc của hệ thống ERP, các phương án thiết kế và triển khai hệ thống ERP, ... và thực trạng ứng dụng ERP trong hoạt động của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chương 2. Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam Phần đầu của chương này trình bày đặc điểm của các mô hình/khung lý thuyết thường được sử dụng trong nghiên cứu triển khai hệ thống ERP nói chung và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP nói riêng. Trên cơ sở đó, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN. Phần cuối của chương này trình bày các kết quả phân tích định tính cho việc kiểm thử mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất. Chương 3. Khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam Trên cơ sở mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất ở chương 2, chương này trình bày các nội dung liên quan đến nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu – từ thiết kế nghiên cứu cho đến phân tích kết quả nghiên cứu. Bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao khả năng triển khai thành công hệ thống ERP tại các DNVN cũng được trình bày chi tiết trong chương này. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7.1. Các nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến ERP. Chẳng hạn, theo tổng kết của Moon (2007), chỉ từ năm 2000 đến 05/2006 đã có 313 nghiên cứu về ERP được đăng tải trên các tạp chí. Trong đó, có đến 135 bài nghiên cứu về triển khai hệ thống ERP (chiếm hơn 40% các bài nghiên cứu về ERP). Các nghiên cứu về triển khai ERP thường tập trung vào các hướng nghiên cứu sau: • Nghiên cứu tình huống: tập trung vào khảo sát kinh nghiệm triển khai hệ thống ERP tại một/một số công ty. • Nghiên cứu các nhân tố thành công chính: xác định các nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thành công hay thất bại của dự án ERP – đây là một trong những
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 292 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
0 p | 302 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 185 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn