intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

86
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU thời gian qua. Từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp vượt rào cản để tăng cường xuất khẩu tôm và cá da trơn vào hai thị trường nói trên trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VÀ CÁ DA TRƠN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VÀ CÁ DA TRƠN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn TS. Chu Thị Kim Loan NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Hoàng Thị Thu Hiền i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực của bản thân, nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân Lời đầu tiên nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn, TS. Chu Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và PTNT, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Nhân dịp này cho phép nghiên cứu sinh được chân thành cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành và các doanh nghiệp đã cung cấp thông tin giúp chúng tôi hoàn thành luận án Cuối cùng nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Một lần nữa nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân dành cho nghiên cứu sinh. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Hoàng Thị Thu Hiền ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................. viii Danh mục sơ đồ ................................................................................................................x Trích yếu luận án ............................................................................................................ xi Thesis abtract ................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4 1.4. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................5 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................6 2.1. Cơ sở lý luận về giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn .................................................................................................6 2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................6 2.1.2. Vai trò và đặc điểm của các loại rào cản .............................................................9 2.1.3. Hệ thống rào cản của Mỹ và EU đối với tôm và cá da trơn ..............................12 2.1.4. Vai trò và tác động của các giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu sản phẩm ..................................................................................................................22 2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU ...........................................23 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi các giải pháp vượt rào cản của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế ............................................................24 iii
  6. 2.2. Cơ sở thực tiễn về giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU .......................................28 2.2.1. Thực trạng xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU .................28 2.2.2. Kinh nghiệm của một số nước về vượt qua rào cản trong xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và EU ...........................................................................37 2.2.3. Một số bài học và kinh nghiệm trong việc thực hiện giải pháp vượt rào cản đối với Việt Nam ........................................................................................40 2.2.4. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...........................................41 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................44 Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................45 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................45 3.1.1. Đặc điểm của các tác nhân nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu ...........45 3.1.2. Đặc điểm thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ và EU .........................................50 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................61 3.2.1. Phương pháp tiếp cận ........................................................................................61 3.2.2. Khung phân tích nghiên cứu giải pháp vượt rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU .........................................................62 3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra...............................62 3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................64 3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................66 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................66 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................69 Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................70 4.1. Thực trạng rào cản đối với tôm và cá da trơn của việt nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU .........................................................................................70 4.1.1. Thực trạng rào cản đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU .................................................................................70 4.1.2. Thực trạng về những khó khăn, thiệt hại do rào cản trên thị trường Mỹ và EU tạo ra đối với các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn của Việt Nam ...................................................................................................................79 4.2. Đánh giá thực thi các giải pháp vượt rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU của các doanh nghiệp Việt Nam ............83 iv
  7. 4.2.1. Các giải pháp vượt rào cản doanh nghiệp đã sử dụng .......................................83 4.2.2. Kết quả thực hiện các giải pháp vượt rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU, những tồn tại và nguyên nhân ................99 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU ...........110 4.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu .................................................................................................................111 4.3.2. Nhóm các yếu tố ngoài doanh nghiệp chế biến cá da trơn và tôm xuất khẩu .................................................................................................................120 4.4. Các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU trong thời gian tới .........................................124 4.4.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch của ngành nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu ..................................................................................................124 4.4.2. Đổi mới cách thức tổ chức ngành nuôi, chế biến tôm và cá tra xuất khẩu theo mô hình chuỗi giá trị sản phẩm ...............................................................126 4.4.3. Đổi mới công nghệ nuôi, chế biến cá da trơn và tôm xuất khẩu vừa đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, vượt qua các rào cản, mở rộng thị trường vừa nâng cao hiệu quả nuôi, chế biến xuất khẩu tôm và cá da trơn ....134 4.4.4. Tăng cường công tác quản lý và giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ................................................................................................................136 4.4.5. Tăng cường dự báo, tiếp thị mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm và cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam ..............................139 4.4.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu .............................................................................................142 Tóm tắt phần 4 ..............................................................................................................144 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................145 5.1. Kết luận ...........................................................................................................145 5.2. Kiến nghị .........................................................................................................146 5.2.1. Đối với nhà nước .............................................................................................146 5.2.2. Với các địa phương có các cơ sở nuôi, chế biến cá da trơn và tôm xuất khẩu .................................................................................................................147 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án .......................................148 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................149 Phụ lục .........................................................................................................................155 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASC Aquaculture Stewardship Council Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản CFR Code of Federal Regulations Đạo luật liên bang CQXTTMQG Cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia DOC Department of Commerce Bộ thương mại Mỹ EPA Environmental Protection Agency Cơ quan bảo vệ môi trường FDA Food and Drug Administration Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDCA Federal Food, Drug, and Cosmetic Act Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ phẩm FPLA Fair Packaging and Labeling Act Luật về Bao bì và Nhãn hàng FSMA Food Safety Modernization Act Luật Hiện đại hóa An toàn vệ sinh thực phẩm GAA Global Aquaculture Alliance Liên minh nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu GAP Global Good Agricultural Practice Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GSP Generalized Systems of Prefrences Hệ thống ưu đãi phổ cập HACCP Hazard Analysis Control Critical Point Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn ISO International Standardisation Tổ chức Quốc tế về Tiêu Organization chuẩn hoá ITC US International Trade Commissipn Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc NMFS National Marine Fisheries Service Cục Nghề cá Mỹ OECD Organization for Economic Cooperation Tổ chức Hợp tác và Phát and Development triển Kinh tế PHSA Public Health Service Act Luật Dịch vụ Y tế RCTM Rào cản SPS Sanitary and Phytosanitary Measures Các biện pháp vệ sinh động - thực vật vi
  9. Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại USCIT US Court of International Trade Toà án Thương mại Quốc tế USDA United State Department of Agricuture Bộ Nông nghiệp Mỹ USTR The Office of the US trade Văn phòng Đại diện Representative thương mại Mỹ VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp hội Chế biến và Exporters and Producers Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VCCI VietNam Chamber of Commerce and Phòng Thương mại và Industry Công nghiệp Việt Nam WTO World trade organization Tổ chức thương mại thế giới vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Các bước tiến hành điều tra chống bán phá giá tại Mỹ.................................................... 17 2.2. Các chỉ tiêu kiểm tra vi sinh đối với các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường EU ........................................................................................................................... 18 2.3. Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản ..... 18 2.4. Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam................................................... 29 2.5. Các thị trường chính nhập khẩu thủy sản củaViệt Nam .................................................. 30 2.6. Xuất khẩu tôm của các nước vào thị trường Mỹ giai đoạn 2012-2014 .......................... 31 2.7. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2012 – 2015 ....... 32 2.8. Giá trung bình nhập khẩu tôm của Mỹ (USD/kg) ........................................................... 33 2.9. Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU 2012 – 2015 ......................... 34 2.10. Thị trường và kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam ........................................ 35 2.11. Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ 2012- 2015 .................................. 36 2.12. Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn sang thị trường EU 2012- 2015 ................................. 37 3.1. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người một năm tại Mỹ ......................................... 51 3.2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Mỹ 2013 – 2015 ..................................................... 52 3.3. Giá trị và khối lượng thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ của một số nước giai đoạn 2013- 2015.......................................................................................................... 53 3.4. Thị phần thủy sản của 10 nước có nhiều hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ.......................................................................................................................... 54 3.5. Mức chi tiêu cho các loại thịt theo các vùng của Mỹ năm 2010..................................... 55 3.6. Các nước cung cấp tôm cho thị trường EU từ năm 2011 – 2014 ................................... 58 3.7. Số doanh nghiệp chế biến tôm, cá da trơn được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu .......... 64 3.8. Tổng hợp các nguồn thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 65 4.1. Mức thuế chống bán phá giá qua các đợt xem xét hành chính ....................................... 71 4.2. Số lô hàng tôm của Việt Nam bị Mỹ và EU cảnh báo về chất lượng............................ 74 4.3. Mức thuế chống bán phá giá qua các lần rà soát.............................................................. 77 4.4. Số lô hàng cá da trơn bị cảnh báo tại thị trường Mỹ và EU ............................................ 79 4.5. Nguyên nhân chủ yếu của các lô hàng cá da trơn bị cảnh báo tại thị trường Mỹ và EU .......................................................................................................................... 79 viii
  11. 4.6. Cơ cấu nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tôm, cá da trơn xuất khẩu............................................................................................................................. 86 4.7. Mức độ đáp ứng nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu ............................................................................................................................. 87 4.8. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp về chất lượng tôm và cá da trơn ........................... 87 4.9. Đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động................................................ 91 4.10. Kết quả xây dựng các chứng nhận về chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu................................................................................ 92 4.11. Đánh giá về tính chủ động của doanh nghiệp trong xuất khẩu ....................................... 97 4.12. Kết quả xuất khẩu cá da trơn và tôm 2011- 2015 .......................................................... 100 4.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp đến việc thực thi các giải pháp vượt rào cản ...................................................................................................... 111 4.14. Trình độ của lao động thuộc các doanh nghiệp chế biến cá da trơn và tôm xuất khẩu được điều tra ............................................................................................................ 114 4.15. Tình hình vốn của các doanh nghiệp chế biến tôm, cá da trơn xuất khẩu được điều tra............................................................................................................................... 117 4.16. Thực trạng thiết bị chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến được điều tra ...................................................................................................... 119 4.17. Ảnh hưởng từ người nuôi đến việc thực thi các giải pháp vượt RCTM của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm và cá da trơn ...................................................... 120 4.18. Đánh giá của DN về mức độ ảnh hưởng của quy hoạch ............................................... 122 4.19. Đánh giá của doanh nghiệp về một số chính sách ......................................................... 123 4.20. Báo cáo kết quả giám sát đánh giá việc thực hiện các điều kiện nuôi cá da trơn......... 138 ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 2.1. Kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2000-2015 .......................28 2.2. Xuất khẩu tôm sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ theo tháng năm 2014- 2015 ..........................................................................................................32 3.1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................45 3.2. Kênh phân phối thuỷ sản tại EU .........................................................................61 3.3. Khung phân tích của đề tài .................................................................................63 4.1. Mô hình liên kết dọc hoàn thiện .........................................................................89 4.2. Mô hình tổ chức các mối liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm tôm và cá da trơn xuất khẩu ...................................................................................................129 x
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Hoàng Thị Thu Hiền Tên luận án: Nghiên cứu giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU thời gian qua. Từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp vượt rào cản để tăng cường xuất khẩu tôm và cá da trơn vào hai thị trường nói trên trong thời gian tới. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở xây dựng khung phân tích, nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản, Luận án tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua các phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 30 doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu. Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng (stratified sampling), phân các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn theo vùng, tỉnh, sau đó lấy ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp (13%) làm mẫu nghiên cứu đại diện cho các tỉnh, các loại hình doanh nghiệp thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được sử lý, phân tích, đánh giá trên cả khía cạnh định lượng và định tính, bằng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh … 3. Kết quả chính và kết luận (1) Những năm qua, việc xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU đã đem lại những kết quả tốt, đóng góp đáng kể vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thúc đẩy ngành nuôi tôm và cá da trơn phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, Mỹ và EU đã liên tiếp sử dụng các hệ thống rào cản với tính chất ngày càng tinh vi và phức tạp, để gia tăng sự kiểm soát chặt chẽ đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ và EU. (2) Thị trường Mỹ và thị trường EU là thị trường lớn nhiều tiềm năng đối với sản phẩm tôm và cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam.Tuy nhiên, đây cũng là những thị trường khó tính nhất với hệ thống rào cản rất phức tạp. Những năm qua tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã phải đối mặt với rất nhiều loại rào cản từ việc quy định tên nhãn mác với Dự luật H.R 2439 không cho cá da trơn của Việt xi
  14. Nam có cùng tên gọi với cá da trơn của Mỹ đến việc áp thuế chống bán phá giá; thuế chống trợ cấp; Đạo luật Nông nghiệp 2014 (Farm Bill) của Mỹ; Các cảnh báo về chất lượng sản phẩm cá da trơn và tôm Việt Nam và hàng loạt các quy định. Những rào cản này đã gây tổn hại lớn cho cả các doanh nghiệp và hàng triệu người dân nuôi tôm và cá da trơn nguyên liệu, như: mất nhiều triệu USD mỗi năm vì thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các nhiều lô hàng phải về; thị phần và kim ngạch xuất khẩu tôm và cá da trơn chứa đựng nhiều rủi ro khó được mở rộng. Các doanh nghiệp chế biến và người dân nuôi tôm và cá da trơn luôn ở tình trạng bất ổn vì không ổn định về thuế xuất, về các rào cản, về thị trường xuất khẩu... Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu đã áp dụng một số giải pháp vượt rào cản như: Kiểm soát nguyên liệu đầu vào; kiểm soát quá trình chế biến; đổi mới công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xây dựng các chứng nhận về tiêu chuẩn sản phẩm tôm và cá da trơn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và một số giải pháp khác Việc thực thi các giải pháp trên đã đạt được một số kết quả tốt nhưng trong quá trình thực thi các giải pháp cũng gặp phải một số khó khăn do tác động của các yếu tố như: Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp gồm: nguồn nhân lực của doanh nghiệp; vốn kinh doanh; công nghệ và thiết bị chế biến; và nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như người sản xuất tôm và cá da trơn nguyên liệu; các yếu tố từ phía Nhà nước; các nhân tố khác (3) Các giải pháp vượt rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU được luận án hoàn thiện gồm (i) Thực hiện đúng quy hoạch của ngành nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu; (ii) Đổi mới cách thức tổ chức ngành nuôi, chế biến tôm và cá tra xuất khẩu theo mô hình chuỗi giá trị sản phẩm; (iii) Đổi mới công nghệ nuôi, chế biến cá da trơn và tôm xuất khẩu theo hướng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu (iv) Tăng cường công tác quản lý và giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; (v) Tăng cường dự báo, tiếp thị mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm và cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam; (vi) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu. xii
  15. THESIS ABTRACT PhD Candidate: Hoang Thi Thu Hien Thesis Title: Research for a solution to surpass commercial barrier on shrimps and catfish exported from Vietnam to US and EU Speciality: Development Economics Code: 62 31 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture 1. Researching Objective Objective of this research is to find the solution for surpassing commercial barrier on shrimps and catfish exported to US and EU from Vietnam. The result of this research can help to improve solutions for surpassing commercial barrier and strengthen exportation of shrimps and catfish from Vietnam to two markets mentioned above in the coming time. 2. Marterials and Methods Based on designed framework for analysis and research on solution to overcome commercial barrier, primary and secondary data have been collected through questionnaire and direct interview with 30 shirmp and catfish exporters. Method of stratified sampling is used in the thesis in which shirmp and catfish exporters are classified by region and province, and then 30 exporters (13%) are selected randomly for sampling who are would be representatives of provinve and enterprises in Mekong Delta area. Primary and secondary data has been processed, analyzed and evaluated in both quantitative and qualitative aspects by descriptive statistics, comparative analysis... 3. Main findings and conclusions 1) During recent years, exportation of shirmp and catfish from Vietnam to US and EU market has got appriciated achievement that contributed remarkbly to increase turnover of seafood exportation of Vietnam and promote development of shirmp and catfish production industry. However, US and EU have repeatedly used increasing sophisticated and complicated commercial barrier system in order to tighten control of seafood imported into US and EU market. Therefore, a research for solutions to overcome commercial barrier on shirmp and catfish exported to US and EU market is very essential. 2) US and EU are potiential market for shirmp and catfish exported from Vietnam. However, these are the most difficult markets with complicated commercial barrier system. During recent years, exportation of shirmp and catfish from Vietnam into US and EU market has been facing with many commercial barriers such as naming labels with H.R 2439 which stipulated different name of catfish from Vietnam and from xiii
  16. US; application of tax on price devaluation; anti-subsidy tariff; Farm Bill 2014 by US; specific quality qualification of shirmp and catfish from Vietnam and other regulations. These commercial barriers have causes huge damage to exporters and millions of shirmp and catfish farming workers such as: lossing millions of USD per year due to price devaluation tax, anti-subsidy tariff; many shipmen had to return; market share and exportation value of shirmp and catfish is hard to be expanded with many risk. The shrimp and catfish processer and producers are alway in unstable condition due to changing tax system, commercial barriers and exportation market,... In coping with these problems, shrimp and shark catfish manufactures have applied several solutions to overcome commercial barriers, such as: Control Raw Material (both quantity and quality), control the process, renovate the processing techniques to meet the exportation needs, frequent training to improve the overall ability of all employees, give certificates on produce quality, promote commerce and intensify exportation, actively participate in lawsuit against commercial dispute; actively converse markets, and other solutions like forming associations, co-ordinate with several related organizations... The execution of the solutions above has brought up positive results, but still confronts other difficulties from factors such as: difficulties from within manufacturers (administrative officers, employees); funds; processing techniques and equipment; and difficulties from the outer such as the Government; other factors. 3) The solutions to overcome commercial barriers on shrimp and shark catfish exportation to the US and EU markets are given with specific goals as well as instructions for execution. (i) Thoroughly Program and Administer the Execution on re- planning the breeding, processing shrimps and shark catfish; (ii) Innovate the organizing manner of breeding and processing shrimps and shark catfish for exportation; (iii) Renovate techniques on breeding and processing exported shrimps and shark catfish so as to improve the quality, overcome the commercial barriers, extend market and advance the result of the breeding, processing shrimp and shark catfish; (iv) Reinforce the Monitor and Administration on Food Safety; (v) Improve on predicting and marketing, extending market and building up a brand name for the shrimp and shark catfish produce of Vietnam; (vi) Improve on human resources. xiv
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và ký kết các hiệp định thương mại song phương với nhiều đối tác thương mại, trong đó có các đối tác thương mại lớn như Mỹ và EU. Năm 1995 Việt Nam ký Hiệp định Thương mại với EU. Năm 2001, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức được ký kết. Đây là những cơ hội để hàng hóa nói chung, hàng thủy sản nói riêng của Việt Nam có điều kiện đi vào các thị trường lớn nhiều tiềm năng. Với điều kiện sản xuất thuận lợi, giá nhân công rẻ... cộng với các hiệp định thương mại đã được ký kết, hơn 20 năm, kể từ năm ký kết các hiệp định thương mại lớn, ngành thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến lớn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm, với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm và đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2014. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ, với ba thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 20% và Nhật Bản 16%. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu (VASEP, 2016b). Trong ngành thủy sản Việt Nam, tôm và cá da trơn là hai mặt hàng chủ lực, với đặc điểm ngon, dễ chế biến giá bán rẻ đã đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của nhiều khách hàng, nên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần lớn trong thị trường hàng thủy sản trên hai thị trường Mỹ và EU và đã trở thành nhà cung cấp lớn đối với hai mặt hàng tôm và cá da trơn trên hai thị này. Với mặt hàng tôm, Việt Nam luôn là nước đứng ở vị trí thứ 4, thứ 5 trong các nước xuất khẩu nhiều tôm nhất vào thị trường Mỹ, và thị trường EU. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 1,06 tỷ USD bằng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam và chiếm 12,9 % thị phần của thị trường tôm tại Mỹ. Con số này với thị trường EU là 491,5 triệu USD.Với bước tiến này, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh và Thái Lan để trở thành nhà xuất khẩu tôm lớn thứ tư vào EU. Trước đó, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trong năm 2013 và 2012, đứng thứ 5 vào năm 2011 và thứ 6 vào năm 2010 (Trung Nghĩa, 2015). 1
  18. Với mặt hàng cá da trơn, Năm 2014, Việt Nam là nước xuất khẩu cá da trơn đứng đầu thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,768 tỷ USD và là nhà cung cấp sản phẩm cá da trơn fillet đông lạnh chính cho hai thị trường Mỹ và EU. Hai thị trường này luôn chiếm vị trí hàng đầu trong tốp 7 thị trường nhập khẩu nhiều cá da trơn của Việt Nam. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 380,6 triệu USD, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cá da trơn. Con số này với thị trường EU là 385,6 triệu USD và 21,9% (VASEP, 2014b). Việc xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị trường Mỹ và EU đã đem lại những kết quả tốt, đóng góp đáng kể vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thúc đẩy ngành nuôi tôm và cá da trơn phát triển vượt bậc. Năm 2014, diện tích nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 692.000 ha, tăng gần 2,9 lần so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4,1 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với năm 2009, diện tích nuôi cá da trơn đạt hơn 5.500 ha, tăng gấp 5 lần so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu ca da trơn đạt gần 1,77 tỷ USD tăng 1,34 lần so với năm 2009 (Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2015). Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều rào cản, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật đã và đang gây trở ngại lớn cho việc tăng cường mở rộng xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU. Việc sử dụng rào cản nói chung, rào cản kỹ thuật nói riêng là quyền của mỗi quốc gia trong quan hệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, người tiêu dùng của các quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, rào cản là vấn đề phức tạp, nó không chỉ còn là các công cụ, biện pháp để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất, người tiêu dùng mà nó còn chứa đựng cả các yếu tố, chính trị, kinh tế và các mâu thuẫn giữa các đối tác thương mại. Những năm qua, Mỹ và EU đã liên tiếp sử dụng các hệ thống rào cản nói chung và rào cản kỹ thuật nói riêng với tính chất ngày càng tinh vi và phức tạp, để gia tăng sự kiểm soát chặt chẽ đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ và EU. Việc làm đó đã gây ra nhiều tổn hại và không ít khó khăn cho ngành nuôi tôm và cá da trơn của Việt Nam, không chỉ làm giảm sút về kim ngạch xuất khẩu mà còn làm cho nhiều doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến tôm, cá da trơn xuất khẩu bị thua lỗ, người lao động mất việc làm, thu nhập thấp... (Thiên Việt, 2014). 2
  19. Trước tình hình nêu trên, các doanh nghiệp chế biến tôm, cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp vượt rào cản nhằm duy trì và phát triển thị phần ở hai thị trường lớn nhiều tiềm năng này. Tuy nhiên, đến nay, hệ thống rào cản nói chung và hệ thống các rào cản kỹ thuật nói riêng hiện hữu trên thị trường Mỹ và EU vẫn đang là những thách thức, trở ngại lớn nhất đối với việc duy trì, mở rộng và phát triển việc xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào hai thị trường lớn nhiều tiềm năng này (Nguyễn Thị Bích, 2015). Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi có liên quan đến các rào cản đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. - Hệ thống rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU là gì? - Các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU thời gian qua là gì? - Kết quả thực thi các giải pháp vượt rào cản như thế nào? Những tồn tại, nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp vượt rào cản là gì? - Để vượt qua các rào cản đẩy mạnh xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị trường Mỹ và EU trong thời gian tới cần đề xuất những giải pháp gì? Việc nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản để sản phẩm cá da trơn và tôm của Việt Nam trụ vững và ngày càng có thị phần lớn trên thị trường Mỹ và EU là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nó không chỉ giúp các doanh nghiệp chế biến tôm, cá da trơn xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam phát triển mà còn giúp hàng triệu người dân nuôi tôm và cá da trơn thoát khỏi khó khăn, có việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn đã được thực thi đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU thời gian qua đề xuất và hoàn thiện các giải pháp vượt qua rào cản, tăng cường xuất khẩu tôm và cá da trơn vào hai thị trường nói trên trong thời gian tới. 3
  20. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp vượt rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU; - Đánh giá thực trạng thực thi các giải pháp vượt rào trong cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU giai đoạn 2011 - 2015; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi các giải pháp vượt rào của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU; - Đề xuất và hoàn thiện các giải pháp vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU đến năm 2020 và các năm tiếp theo. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống rào cản nói chung và đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang Mỹ và EU nói riêng là rất phong phú và đa dạng. Do vậy, để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, luận án chỉ tập trung vào một phạm vi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của một đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. Cụ thể: Về nội dung: - Luận án nghiên cứu rào cản trong khuôn khổ lý thuyết thương mại quốc tế đối với rào cản kỹ thuật và các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. - Nghiên cứu hệ thống rào cản kỹ thuật và các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp ở thị trường Mỹ và EU đối với tôm và cá da trơn của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam. - Nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU. Về thời gian: - Số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu: 2011-2015. - Thời gian nghiên cứu: 2011-2015. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2