intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: ViMarkzuckerberg Markzuckerberg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

33
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của doanh nghiệp thương mại; Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- NGUYỄN NGỌC DƯƠNG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI Luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- NGUYỄN NGỌC DƯƠNG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 934.01.21 Luận án tiến sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan 2. PGS.TS. Trần Văn Trang Hà Nội, Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án đều dựa trên những cơ sở dữ liệu trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin khẳng định rằng các thông tin trích dẫn sử dụng trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận án đều được cho phép và công khai. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Dương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được luận án này, tôi xin trân trọng được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại cùng các thầy cô giáo, nhà khoa học đã cung cấp những kiến thức chuyên môn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Nguyễn Thị Bích Loan và PGS, TS Trần Văn Trang, là những giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Công Thương Lào Cai và các ban, ngành có liên quan đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu; các doanh nghiệp đã phối hợp thực hiện điều tra, trả lời phỏng vấn; các đồng nghiệp, người thân, bạn bè và các cá nhân có liên quan đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Dương
  5. iii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................4 4. Đóng góp mới của luận án ..............................................................................5 5. Kết cấu của luận án.........................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................7 1.1.1. Một số nghiên cứu về dịch vụ và dịch vụ thương mại.............................7 1.1.2. Một số nghiên cứu về phát triển kinh doanh của DNTM. ....................10 1.1.3. Một số nghiên cứu về năng lực cung ứng dịch vụ thương mại ............13 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................17 1.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................18 1.2.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................18 1.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................20 1.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp .........................22 1.2.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp ...........................24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ................................. 34 2.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài...............................................................34
  6. iv 2.1.1. Dịch vụ thương mại .............................................................................34 2.1.2. Dịch vụ thương mại của DNTM .........................................................37 2.1.3. Năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của DNTM .........................42 2.2. Nội dung nghiên cứu về năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của doanh nghiệp thương mại ...................................................................................47 2.2.1. Nguồn lực cung ứng dịch vụ thương mại của DNTM.......................47 2.2.2. Quy trình cung ứng dịch vụ thương mại của DNTM ........................49 2.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của DNTM ...............................................................................................................57 2.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của doanh nghiệp thương mại .....................................................................63 2.3.1. Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô............................................................63 2.3.2. Nhóm yếu tố môi trường ngành ..........................................................68 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 71 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI .................................................................................................................. 72 3.1. Khái quát về doanh nghiệp thương mại và tình hình cung ứng dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...............................................................72 3.1.1. Khái quát về doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..72 3.1.2. Khái quát về tình hình cung ứng dịch vụ thương mại của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................................74 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................77 3.2.1. Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô............................................................77 3.2.2. Nhóm yếu tố môi trường ngành ..........................................................82 3.3. Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm 2016 đến 2020 ........................84
  7. v 3.3.1. Nguồn lực cung ứng dịch vụ thương mại của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai .......................................................................................................84 3.3.2. Quy trình cung ứng dịch vụ thương mại của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai .......................................................................................................87 3.3.3. Kết quả cung ứng dịch vụ thương mại của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai .......................................................................................................90 3.4. Nghiên cứu tình huống về năng lực cung ứng dịch vụ thương mại tại một số doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................................100 3.4.1. Năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ An Lộc Phát.............................................................100 3.4.2. Năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ Thành Công .......................................................................................106 3.4.3. Năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của công ty CP Logistics Kim Thành .............................................................................................................113 3.5. Đánh giá chung về năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................................................120 3.5.1. Những thành công .............................................................................121 3.5.2. Những hạn chế tồn tại .......................................................................122 3.5.3. Nguyên nhân tồn tại ..........................................................................123 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 126 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI..................................................................................................... 127 4.1. Dự báo về nhu cầu CUDVTM và quan điểm nâng cao NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030 .....................................127 4.1.1. Dự báo về nhu cầu cung ứng dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030 ...............................................................................................127 4.1.2. Quan điểm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030 ..............................................129
  8. vi 4.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai .......................130 4.2.1. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cung ứng dịch vụ thương mại ..................................................................................................130 4.2.2. Hoàn thiện công tác xác định dịch vụ thương mại cung ứng .........133 4.2.3. Hoàn thiện công tác thiết kế quy trình cung ứng dịch vụ thương mại . .............................................................................................................136 4.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ thương mại .............................................................................................................138 4.2.5. Hoàn thiện công tác đo lường và đánh giá kết quả cung ứng dịch vụ thương mại .......................................................................................................142 4.2.6. Các giải pháp khác.............................................................................144 4.3. Một số kiến nghị.......................................................................................145 4.3.1. Với Chính phủ....................................................................................145 4.3.2. Với UBND tỉnh Lào Cai ....................................................................147 4.3.3. Với Sở Công thương Lào Cai ............................................................148 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 150 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ................................................ 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ a PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO DNTM........................................i PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CỦA DNTM n PHỤ LỤC 3: CÂU HỎI PHỎNG VẤN DÀNH CHO ĐẠI DIỆN DNTM ...........q PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC DNTM THAM GIA KHẢO SÁT................... r PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU.......................................................... ee
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Danh mục từ viết tắt tiếng Việt STT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CP Cổ phần 3 CUDVTM Cung ứng dịch vụ thương mại 4 DN Doanh nghiệp 5 DNTM Doanh nghiệp thương mại 6 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 7 DVTM Dịch vụ thương mại 8 HLKT Hành lang kinh tế 9 KH Khách hàng 10 KHCN Khoa học công nghệ 11 KT-XH Kinh tế - Xã hội 12 NCS Nghiên cứu sinh 13 NLCU Năng lực cung ứng 14 TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc 15 TMĐT Thương mại điện tử 16 TMQT Thương mại quốc tế 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 XNK Xuất nhập khẩu
  10. viii 2. Danh mục từ viết tắt tiếng Anh STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông 1 ASEAN Asian Nations Nam Á Asean-China Free Trade Khu vực mậu dịch tự do 2 ACFTA Area ASEAN-Trung Quốc 3 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa bàn 5 GRDP Product Key Performance Chỉ số đánh giá thực hiện 6 KPI Indicators công việc Regional Comprehensive Đối tác kinh tế toàn diện khu 7 RCEP Economic Partnership vực 8 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả thu thập phiếu khảo sát................................................................28 Bảng 1.2. Đặc điểm mẫu khảo sát DNTM ................................................................29 Bảng 1.3. Đặc điểm mẫu khảo sát KH của DNTM...................................................30 Bảng 1.4. Các DNTM trong nghiên cứu tình huống .................................................32 Bảng 2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá nguồn lực CUDVTM của DNTM ...................... 58 Bảng 2 2. Nhóm tiêu chí đánh giá các hoạt động trong quy trình CUDVTM ..........58 Bảng 2.3. Nhóm tiêu chí đánh giá kết quả CUDVTM từ phía doanh nghiệp ...........60 Bảng 2.4. Các biến quan sát trong thang đo chất lượng DVTM...............................62 Bảng 3.1. Số DNTM hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 .................................................................................... 73 Bảng 3.2. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh và doanh thu DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 .........................................................74 Bảng 3.3. Cơ cấu doanh thu nhóm DVTM chủ yếu so với tổng doanh thu của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 ............................................75 Bảng 3.4. Vốn đầu tư cơ sở vật chất và vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai 2016-2020 ...............................................84 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về nguồn lực hữu hình để CUDVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................................................85 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về nguồn lực vô hình để CUDVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..................................................................................................86 Bảng 3.7. Số lao động trong các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai..........................86 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực để CUDVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................................................................................................87 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về hoạt động xác định DVTM cung ứng của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai ...........................................................................................87 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát về hoạt động thiết kế quy trình CUDVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..............................................................................88 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về hoạt động tổ chức thực hiện CUDVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai ..............................................................................88 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát về hoạt động đo lường và đánh giá kết quả CUDVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai .................................................................89
  12. x Bảng 3.13. Kết quả khảo sát đánh giá CUDVTM từ DNTM ...................................91 Bảng 3.14. Kết quả kiểm định thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha ......................94 Bảng 3.15. Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến trong thang đo ....................96 Bảng 3.16. Phân tích EFA cho các biến độc lập .......................................................97 Bảng 3.17. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc .........................................................97 Bảng 3.18. Kết quả phân tích hồi quy (Coefficients)................................................98 Bảng 3.19. Kết quả phân tích hồi quy (Model Summary) ........................................98 Bảng 3.20. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ An Lộc Phát năm 2016-2020 .....................................................................100 Bảng 3.21. Doanh thu một số DVTM chủ yếu của công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ An Lộc Phát năm 2018-2020.................................................................101 Bảng 3.22: Quy mô và kết cấu bộ phận bán hàng của công ty An Lộc Phát ..........103 Bảng 3.23. Đánh giá kết quả CUDVTM từ phía khách hàng của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ An Lộc Phát .................................................................105 Bảng 3 24. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư dịch vụ Thành Công năm 2017-2020 ..............................................................................................107 Bảng 3.25. Doanh thu và kết quả hoạt động cung ứng một số DVTM chủ yếu của công ty TNHH đầu tư dịch vụ Thành Công năm 2018-2020..................................108 Bảng 3.26: Cơ cấu nhân viên bán hàng theo trình độ của công ty Thành Công.....110 Bảng 3.27. Đánh giá kết quả CUDVTM từ phía khách hàng của công ty TNHH Đầu tư Dịch vụ Thành Công ...........................................................................................112 Bảng 3.28. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Logistics Kim Thành năm 2016-2020........................................................................................................114 Bảng 3.29. Doanh thu một số DVTM chủ yếu của công ty CP Logistics Kim Thành năm 2018-2020........................................................................................................115 Bảng 3.30. Quy mô và kết cấu bộ phận dịch vụ và bán hàng của công ty Kim Thành 2018-2020 ...............................................................................................................117 Bảng 3.31. Đánh giá kết quả CUDVTM từ phía khách hàng của công ty CP Logistics Kim Thành ..............................................................................................................119
  13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................19 Hình 1. 2. Mô hình năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của DNTM .................22 Hình 1.3. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp........................................23 Hình 1.4: Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp .........................................25 Hình 1.5. Quy trình điều tra bằng phiếu khảo sát .....................................................25 Hình 2.1. Các thực thể cơ bản trong quan điểm quản trị năng lực ...........................43 Hình 2.2. Quy trình tổng quát cung ứng dịch vụ thương mại của DNTM................50 Hình 2.3. Mô hình tổ chức dịch vụ thương mại ........................................................54 Hình 2.4. Quy trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên CUDVTM ...................................................................................................................................57 Hình 3.1. Tỷ lệ các loại hình DVTM cung ứng cho KH của DNTM .......................76 Hình 3.2. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai................................................................81 Hình 3.3. Mô hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng về DVTM ........................93 Hình 3.4. Kết quả mối quan hệ giữa các biến độc lập với sự hài lòng của khách hàng về DVTM với hệ số hồi quy đã chuẩn hóa ...............................................................99 Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu và nhận biết nhu cầu khách hàng .........................134 Hình 4.2. Quy trình thực hiện CUDVTM điển hình ...............................................137 Hình 4.3. Quy trình tạo động lực cho nhân viên CUDVTM ..................................139 Hình 4.4. Quy trình xử lý khiếu nại của KH ...........................................................141 Hình 4.5. Quy trình xây dựng và triển khai hệ thống KPIs trong DNTM ..............143
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cung ứng dịch vụ thương mại là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản và đặc thù đối với các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa. Do đó, một trong những nội dung cơ bản tạo dựng, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của DNTM đó chính là nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thương mại. Năng lực này được phản ánh thông qua khả năng sử dụng nguồn lực cung ứng dịch vụ thương mại của DN. NLCU DVTM tốt giúp quá trình mua, bán sản phẩm, cung ứng giá trị cho khách hàng của DNTM được thúc đẩy, diễn ra thuận lợi và hiệu quả, tạo tiền đề cho DNTM phát triển ổn định và bền vững. Hiện nay, liên quan đến chủ đề nghiên cứu về dịch vụ thương mại, đã có một số công trình nghiên cứu được công bố trong bối cảnh các DN trong nước ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng DVTM cung cấp cho KH của các tác giả như Đinh Thị Thủy (2004), Nguyễn Thị Mơ (2005), Nguyễn Thị Bích Loan (2009), Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2009),...Hầu hết các nghiên cứu này đều có quan điểm nhận định khái niệm thương mại có phạm vi rất rộng nên khó khăn trong việc phân định thương mại và dịch vụ, song, DVTM là một khía cạnh độc lập trong thương mại và các nghiên cứu này đã phần nào làm rõ những nội dung cơ bản về DVTM. Đối với chủ đề về năng lực cung ứng, có rất nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trong các ngành và loại hình DN khác nhau như NLCU dịch vụ tư vấn quản lý của Mai Thanh Lan (2012); NLCU của DN công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí của Nguyễn Thu Hương (2018); NLCU dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của Dương Thị Thúy Nương (2020); NLCU dịch vụ của DN logistics của Lâm Tuấn Hưng (2020), Lai (2010), Chiung-Lin Liu & Andrew C. Lyons (2011); NLCU theo chuỗi cung ứng của Morash et al. (1996), Lynch và cộng sự (2000); ...Mỗi công trình có cách tiếp cận nghiên cứu đặc trưng riêng, đã làm rõ được những nội dung cơ bản về năng lực cung ứng sản phẩm và dịch vụ gắn liền với lĩnh vực của một số ngành và DN, tuy nhiên liên quan đến NLCU DVTM của DNTM cùng với cách tiếp cận nghiên cứu theo quy trình cung ứng thì đề tài này vẫn cần phải có những nghiên cứu làm rõ hơn. Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở biên giới phía Tây Bắc nước ta, có vị trí rất quan trọng, là điểm gắn kết trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tỉnh còn có vị trí rất thuận lợi, là cửa ngõ trong hoạt
  15. 2 động TMQT đối với vùng TDMNPB nói riêng và cả nước nói chung. Thông qua cửa ngõ này, có thể dễ dàng gắn kết thị trường Việt Nam cũng như của các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Với các cửa khẩu biên giới cùng vị trí địa lý đặc biệt, các hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động XNK hàng hóa với Trung Quốc diễn ra rất sôi động trên địa bàn tỉnh. Kinh tế tỉnh Lào Cai đang có những bước tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong những năm đổi mới liên tục vừa qua, kinh tế Lào Cai nói chung và ngành thương mại của tỉnh nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Những thành tựu đạt được đã khẳng định thương mại Lào Cai đang có hướng phát triển phù hợp với định hướng phát triển thương mại của Việt Nam, định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và xu thế phát triển TMQT. Theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/12/2019 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cũng đã xác định mục tiêu đến 2050, Lào Cai trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, là tỉnh phát triển toàn diện của cả nước. Để đạt được các mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ then chốt đã được xác định đó là đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành dịch vụ lấy trọng tâm là phát triển DVTM, logistics, XNK và du lịch quốc tế gắn với tuyến HLKT và các tỉnh trong vùng kinh tế TDMNPB. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia ký kết hàng loạt các FTA, FTA thế hệ mới song phương, đa phương và khu vực thì thương mại tiếp tục phải là lĩnh vực tiên phong trong quá trình này. Nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng đối với các tỉnh miền núi kinh tế còn chưa phát triển như Lào Cai nhưng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thương mại, đặc biệt là TMQT. Hơn nữa, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết năm 2020 với sự tham gia của các quốc gia của ASEAN (trong đó có Việt Nam) và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand càng làm nổi bật hơn vai trò, vị trí của Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, đặc biệt trong việc kết nối thị trường, lưu thông hàng hóa giữa các nước ASEAN với Trung Quốc và ngược lại. Thị trường phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua có mức tăng trưởng nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng nhanh và đều qua các năm với tốc độ trung bình khoảng 14%/năm từ năm 2016 đến năm 2019. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, giá trị này vẫn tăng so với năm 2019 khoảng 5,3%, tuy nhiên quy mô này vẫn còn hạn chế so với mặt bằng chung của quốc gia. Các DNTM hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa của
  16. 3 tỉnh chủ yếu là các DNNVV, quy mô vốn nhỏ, năng lực cạnh tranh chưa cao. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời của các cam kết thương mại tự do, chính sách tăng cường hợp tác kinh tế, phát triển thương mại giữa Việt Nam–Trung Quốc đã đã mở ra những cơ hội to lớn cho các DNTM trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những cơ hội, DNTM tại tỉnh Lào Cai phải đối mặt với những thách thức từ sức ép cạnh tranh gay gắt của những DN trong và ngoài nước. Để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, các DNTM trên địa bàn tỉnh cần phải có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường hiệu quả kinh doanh đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Doanh thu DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2020 đạt 4.515 tỷ đồng, theo đó cơ cấu doanh thu DVTM chiếm 17,33% tổng doanh thu thuần của các DNTM. Tuy nhiên, thực trạng về NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn tồn tại nhiều bất cập. Mức độ huy động và hiệu quả sử dụng nguồn lực trong CUDVTM chưa được đảm bảo, các hoạt động CUDVTM của DN còn nhiều thiếu sót, chưa được triển khai thực hiện tốt dẫn đến kết quả CUDVTM còn hạn chế. Ngoài những nguyên nhân khách quan xuất phát từ điều kiện KT-XH của tỉnh thì những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại lại đến từ phía các DN như thiếu tầm nhìn chiến lược về hoạt động CUDVTM, công tác nghiên cứu và nhận biết nhu cầu KH chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả của công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên chưa cao...Do đó, trong bối cảnh đã nêu trên, việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai là xuất phát từ thực tế khách quan và mang tính cấp bách. Nhận thức về tầm quan trọng của việc nghiên cứu NLCU DVTM của DNTM cũng như thực trạng mang tính cấp thiết của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về NLCU DVTM của DNTM nhằm đề xuất giải pháp nâng cao NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai. • Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định cần phải thực hiện các
  17. 4 nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về NLCU DVTM của DNTM. - Phân tích và đánh giá thực trạng NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở các kết quả phân tích định tính và định lượng, luận án rút ra kết luận về những thành công, những hạn chế tồn tại và những nguyên nhân của thực trạng. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai. • Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, NLCU DVTM được giới hạn nghiên cứu tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai, có nghĩa là các DNTM có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh và các DNTM có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại Lào Cai. Với đặc thù thực tiễn, các DNTM được khảo sát là các DNTM thuần túy hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối hàng hóa dưới hình thức chủ yếu bán buôn và bán lẻ. Các hoạt động tác nghiệp cơ bản của các DN này gồm: mua, bán, dự trữ hàng hóa và CUDVTM. Với khảo sát khách hàng của DN, luận án chỉ giới hạn khảo sát đối với những KH của DNTM trên địa bàn tỉnh. - Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản về CUDVTM, nguồn lực CUDVTM, quy trình CUDVTM, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCU DVTM của DNTM. Trong đó, NLCU DVTM được tiếp cận theo quy trình CUDVTM, có nghĩa là NLCU DVTM của DNTM được hình thành trên cơ sở khả năng sử dụng nguồn lực thông qua 4 hoạt động cơ bản: xác định DVTM cung ứng, thiết kế quy trình CUDVTM, tổ chức thực hiện CUDVTM, đo lường và đánh giá kết quả CUDVTM. Do đó, để đánh giá NLCU DVTM của DNTM cần được xem xét trong mối quan hệ tương quan giữa nguồn lực CUDVTM, các hoạt động trong quy trình CUDVTM và kết quả CUDVTM. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về thực trạng NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai thông qua việc tập trung thu thập, phân tích và xử lý các dữ liệu có liên quan trong giai đoạn từ 2016-2020. Các giải pháp nâng cao NLCU DVTM
  18. 5 cho DNTM trên địa bàn tỉnh được đề xuất đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Đóng góp mới của luận án Dựa trên kết quả nghiên cứu về cả lý thuyết cũng như về ứng dụng của luận án, có thể xác định những đóng góp mới chủ yếu như sau: - Về lý luận: Sau khi đã hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về NLCU DVTM của DNTM, luận án lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu theo quy trình các hoạt động tác nghiệp cung ứng DVTM trong DNTM trong khi phần lớn các nghiên cứu có liên quan đã được công bố trước đây tiếp cận nghiên cứu NLCU được cấu thành bởi các năng lực thành phần. Luận án xây dựng mô hình khung NLCU DVTM của DNTM và thiết lập các tiêu chí đánh giá NLCU DVTM. Đây cũng là điểm mới và là cơ sở quan trọng cho việc hình thành khung lý luận khi phân tích, đánh giá về NLCU DVTM của các DNTM. Bên cạnh đó, luận án làm rõ đặc thù về DVTM của DNTM và đặc thù trong CUDVTM của các DNTM phân phối hàng hóa. Từ đó đề xuất mô hình khung nghiên cứu để đánh giá NLCU DVTM của các DNTM trong lĩnh vực phân phối hàng hóa ở Việt Nam. - Về thực tiễn: Luận án phân tích thực trạng NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thông qua các phân tích định tính và định lượng để đo lường các tiêu chí đánh giá NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh đồng thời làm rõ được sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới NLCU DVTM của các DN này. Luận án đánh giá những thành công và những hạn chế tồn tại trong NLCU DVTM của DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đồng thời, tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế tồn tại. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp khoa học phù hợp thực tiễn để nâng cao NLCU DVTM của các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có thể là nguồn tư liệu hữu ích đối với các DNTM nói chung và các DNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng trong việc nâng cao NLCU DVTM qua đó góp phần tạo dựng, duy trì lợi thế cạnh tranh của DN trong bối cảnh thị trường hiện nay và thời gian tới. 5. Kết cấu của luận án Ngoài các phần như lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục…Nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương
  19. 6 gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của doanh nghiêp thương mại. Chương 3: Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ thương mại của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  20. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Một số nghiên cứu về dịch vụ và dịch vụ thương mại Dịch vụ là một chủ đề nghiên cứu khá phổ biến từ trước tới nay. Có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến dịch vụ được công bố, trong đó có thể kể ra một số đề tài về dịch vụ bán hàng và chất lượng dịch vụ như sau: Nguyễn Thu Hà (2015), luận án tiến sĩ kinh tế “Chất lượng dịch vụ bán lẻ của các siêu thị và cửa hàng tiện ích tại Hà Nội”, trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng thang đo RSQS (Retail Service Quality Scale) với nhóm 5 yếu tố gồm: yếu tố hữu hình, sự tin cậy, tương tác cá nhân, giải quyết vấn đề, chính sách và bổ sung thêm yếu tố thông tin hàng hóa để làm rõ chất lượng dịch vụ bán lẻ của các siêu thị và cửa hàng tiện ích tại Hà Nội. Trên cơ sở nhận dạng và đánh giá các yếu tố quan trọng đối với sự hài lòng và trung thành của KH, luận án đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm duy trì và đẩy mạnh các yếu tố chất lượng dịch vụ. Đặng Thị Kim Hoa và cộng sự (2016) với nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ bán lẻ của hệ thống siêu thị Hapro Mart Hà Nội”. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của KH đối với dịch vụ bán lẻ của hệ thống siêu thị Hapro Mart trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu dựa trên việc sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) của tác giả cho thấy yếu tố chất lượng hàng hóa không ảnh hưởng tới sự hài lòng và niềm tin của KH trong mẫu nghiên cứu. Các yếu tố có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê bao gồm: niềm tin, sự hài lòng, chương trình khuyến mãi và dịch vụ hỗ trợ. Trên cơ sở đó, nhóm tác giải đã đề xuất các giải pháp tương ứng nhằm nâng cao lòng trung thành KH của hệ thống siêu thị Hapro Mart Hà Nội đối với dịch vụ bán lẻ. Lê Huyền Trang (2019), luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, “Chất lượng dịch vụ bán lẻ của một số siêu thị kinh doanh tổng hợp tại Hà Nội”, học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ bán lẻ và sự hài lòng của KH. Thông qua việc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1