Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân tỉnh Hưng Yên
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và thiệt hại kinh tế do rủi ro gây ra trong chăn nuôi lợn ở Hưng Yên trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân tỉnh Hưng Yên
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI LỢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH HƯNG YÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ THU HUYỀN NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG CHĂN NUÔI LỢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 62 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. PHẠM VĂN HÙNG HÀ NỘI, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Huyền i
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc thầy PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ và các hộ nông dân, nhất là các hộ nông dân tại ba huyện Văn Giang, Tiên Lữ và Khoái Châu tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Chăn nuôi Quốc tế (ILRI), đơn vị quản lý dự án “Giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và nâng cao an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn đối với các tác nhân quy mô nhỏ tại Việt Nam (LPS/2010/047)”, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp thế giới Úc (ACIAR), đơn vị tài trợ của dự án và Tập thể cán bộ nghiên cứu của dự án thuộc Bộ môn Phân tích định lượng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được sử dụng dữ liệu của dự án trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2017 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Huyền ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix Danh mục đồ thị ............................................................................................................... ix Danh mục hộp .................................................................................................................. ix Danh mục hình ................................................................................................................. ix Trích yếu luận án .............................................................................................................. x Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.4.1. Phạm vi không gian .............................................................................................. 5 1.4.2. Phạm vi thời gian .................................................................................................. 5 1.4.3. Phạm vi nội dung .................................................................................................. 5 1.5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 6 1.6. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 6 Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân............................................................................................................... 8 2.1. Cơ sở lý luận về rủi ro trong chăn nuôi lợn .......................................................... 8 2.1.1. Khái niệm về rủi ro và không chắc chắn .............................................................. 8 2.1.2. Phân loại rủi ro và vai trò của nghiên cứu rủi ro .................................................. 9 2.1.3. Đặc điểm chăn nuôi lợn của hộ và sự liên quan đến rủi ro ................................. 12 2.1.4. Nội dung nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn ............................................... 13 iii
- 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn ........................................ 15 2.2. Cơ sở thực tiễn về rủi ro trong chăn nuôi lợn ..................................................... 20 2.2.1. Tình hình rủi ro trong chăn nuôi lợn ở một số nước trên thế giới ...................... 20 2.2.2. Tình hình rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Việt nam ................................................ 20 2.2.3. Quản lý và ứng xử với rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................................................................. 24 2.2.4. Một số chủ trương, chính sách có liên quan đến chăn nuôi lợn và giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam....................................................... 27 2.3. Bài học kinh nghiệm về nghiên cứu và quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn ở cấp hộ nông dân đối với tỉnh Hưng Yên .......................................................... 35 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 36 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 38 3.1.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 38 3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 40 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 43 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin ............................................................. 45 3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp và thông tin ................................................................. 45 3.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp ....................................................................................... 45 3.4. Phương pháp xử lý tài liệu, dữ liệu, thông tin .................................................... 48 3.5. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 48 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................. 48 3.5.2. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 50 3.5.3. Phương pháp tương quan – hồi quy .................................................................... 50 3.5.4. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá .......................................................... 54 3.6. Chỉ tiêu phân tích ................................................................................................ 54 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 56 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 58 Chương 1. Thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân tỉnh Hưng Yên ...... 58 4.1.1. Khái quát về ngành chăn nuôi ở tỉnh Hưng Yên................................................. 58 4.1.2. Thông tin chung về hộ điều tra ........................................................................... 60 4.1.3. Tình hình chung về chăn nuôi lợn của hộ ........................................................... 62 iv
- 4.1.4. Rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn của hộ ...................................................... 65 4.1.5. Rủi ro về giá trong chăn nuôi lợn của các hộ ..................................................... 76 4.1.6. Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn...................................................................... 82 Chương 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân .............................................................................................................. 94 4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ........................ 94 4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro về giá ............................................................ 115 Chương 3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn cho hộ nông dân tỉnh Hưng Yên .......................................................................................................... 120 4.3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp ............................................................................ 120 4.3.2. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn ......... 122 4.3.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn cho hộ nông dân ................... 125 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 131 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 135 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 135 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 137 Danh mục công trình đã công bố .................................................................................. 139 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 140 Phụ lục .......................................................................................................................... 149 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân ĐVT Đơn vị tính Ex Xuất khẩu (Export) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product) Im Nhập khẩu (Import) LMLM Lở mồm long móng NSCN Năng suất chăn nuôi P Giá (Price) PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory rural appraisal) QM Quy mô R_PU Nông thôn - Ven đô (Rural-Periurban) R_R Nông thôn - Nông thôn (Rural-Rural) T.A Thức ăn VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VietGAHP Thực hành chăn nuôi tốt (Vietnamese Good animal husbandary practice) vi
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Các loại rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ dân ở Việt Nam ...................... 22 2.2. Tình hình bệnh lở mồm long móng trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam .............. 22 2.3. Tình hình bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam....... 23 3.1. Khung logic phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ............................................ 43 3.2. Phân phối mẫu điều tra hộ chăn nuôi ............................................................... 46 3.3. Phân phối mẫu ghi sổ của hộ chăn nuôi ........................................................... 47 4.1. Kết quả chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 ........................... 58 4.2. Cơ cấu đàn lợn của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 ................................ 59 4.3. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011-2015 ....................... 59 4.4. Sự tham gia của hộ chăn nuôi vào chuỗi giá trị thịt lợn ................................... 61 4.5. Tình hình chăn nuôi lợn của các hộ .................................................................. 63 4.6. Thông tin về thực hành khác trong chăn nuôi lợn của hộ................................. 63 4.7. Các loại bệnh thường gặp trong chăn nuôi lợn ................................................. 66 4.8. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn theo địa phương............................... 68 4.9. Ảnh hưởng của dịch bệnh đến kết quả chăn nuôi lợn của các hộ ..................... 71 4.10. Thiệt hại kinh tế do dịch bệnh trong chăn nuôi lợn của hộ .............................. 73 4.11. Ý kiến của người tiêu dùng về vấn đề VSATTP trong tiêu dùng thịt lợn ........ 74 4.12. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu VSATTP trong thịt lợn ............................... 75 4.13. Tình hình biến động giá cám ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2016 ........... 77 4.14. Tình hình biến động giá lợn hơi ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2016 ......... 78 4.15. Một số chỉ tiêu thể hiện sự biến động giá cám và giá lợn hơi .......................... 82 4.16. Các loại bệnh thường dùng vắc xin .................................................................. 83 4.17. Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với lợn mới mua về ........................... 84 4.18. Ứng xử của hộ chăn nuôi với lợn bị bệnh ........................................................ 84 4.19. Ứng xử của hộ khi có dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở các hộ lân cận ............ 85 4.20. Ứng xử của hộ đối với lợn chết vì bệnh ........................................................... 86 4.21. Nhận thức của hộ chăn nuôi về nguồn phát sinh và lây lan dịch bệnh liên quan đến khách thăm quan ........................................................................ 87 4.22. Tần suất đến thăm chuồng lợn của các tác nhân .............................................. 88 vii
- 4.23. Các ứng xử khác của hộ với rủi ro dịch bệnh ................................................... 89 4.24. Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động năng suất chăn nuôi .......................................................................................... 95 4.25. Ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến rủi ro dịch bệnh................................... 96 4.26. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến rủi ro dịch bệnh ............................................ 97 4.27. Tình hình thay đổi nguồn lợn giống ................................................................. 98 4.28. Tình hình nguồn giống hiện tại của các hộ ....................................................... 98 4.29. Lý do chọn nguồn mua chủ yếu nhất ................................................................ 99 4.30. Ảnh hưởng của nguồn giống đến rủi ro dịch bệnh ........................................... 99 4.31. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến rủi ro dịch bệnh .......................................... 100 4.32. Tình hình thay đổi sử dụng thức ăn trong 1 lứa chăn nuôi ............................. 101 4.33. Ảnh hưởng của việc thay đổi thức ăn trong một lứa đến rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ......................................................................................... 102 4.34. Tình hình dự trữ thức ăn chăn nuôi ................................................................ 103 4.35. Ảnh hưởng của thức ăn bị ẩm, nấm, mốc hoặc vón cục dịch bệnh ................ 104 4.36. Tình hình vệ sinh chuồng trại ......................................................................... 105 4.37. Ảnh hưởng của việc vệ sinh chuồng trại đến rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ........................................................................................................... 105 4.38. Ảnh hưởng của việc vệ sinh các dụng cụ chăn nuôi đến rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ......................................................................................... 106 4.39. Tình hình gối lứa trong chăn nuôi lợn ............................................................ 107 4.40. Ảnh hưởng của sự tiếp xúc với nhau giữa các đàn lợn ở các lứa tuổi khác nhau đến rủi ro dịch bệnh ....................................................................... 108 4.41. Ảnh hưởng của việc cung cấp nước uống qua vòi đối với dịch bệnh............. 109 4.42. Ảnh hưởng của việc có khu chuồng cho lợn ăn riêng biệt đến rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ................................................................................ 110 4.43. Ý kiến đánh giá của người dân về thuốc và dịch vụ thú y của các nguồn mua...................................................................................................110 4.44. Ảnh hưởng của việc tham gia các chuỗi giá trị khác nhau đến dịch bệnh...... 111 4.45. Tỷ lệ dự báo chính xác của mô hình ............................................................... 112 4.46. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lợn bị bệnh và bị chết .........................................................................................................114 viii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ..................................................... 41 4.1. Nguồn và loại thông tin thường trao đổi của người chăn nuôi ......................... 90 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 .............................. 21 4.1. Biến động năng suất trong chăn nuôi lợn của hộ .............................................. 64 4.2. Số lợn bị bệnh tiêu chảy trong năm của các hộ ghi sổ ..................................... 69 4.3. Số lợn bị bệnh suyễn trong năm của các hộ ghi sổ ........................................... 70 4.4. Biến động giá lợn hơi theo tháng ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2011-2016 ......................................................................................................... 79 4.5. Tương quan biến động giữa giá lợn và giá cám công nghiệp ........................... 81 4.6. Biến động tổng số đầu lợn của các hộ ghi sổ trong năm .................................. 91 4.7. Tỷ lệ tiêm phòng ba bệnh đỏ cho lợn của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................................... 93 DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Biến động giá cám công nghiệp ....................................................................... 76 4.2. Thiếu vốn sản xuất dẫn đến chi phí sản xuất tăng ............................................ 77 4.3. Biến động giá lợn hơi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc .......................... 80 4.4. Biến động giá lợn hơi gây ra thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi ................. 81 4.5. Ảnh hưởng của truyền thông đến việc tiêu thụ lợn ........................................ 118 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Bản đồ tỉnh Hưng Yên ...................................................................................... 44 ix
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: NGUYỄN THỊ THU HUYỀN Tên Luận án: Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân tỉnh Hưng Yên Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và thiệt hại kinh tế do rủi ro gây ra trong chăn nuôi lợn ở Hưng Yên trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận hệ thống; (ii) Tiếp cận đa mục tiêu; (iii) Tiếp cận theo vùng; (iv) Tiếp cận chuỗi giá trị; (v) Tiếp cận liên ngành. - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Các huyện nghiên cứu, khảo sát được chọn dựa vào tiêu chí là các kiểu chuỗi giá trị khác nhau gồm huyện Tiên Lữ, Khoái Châu và Văn Giang. Trên cơ sở các huyện đã chọn, các xã được chọn dựa vào mức độ chăn nuôi. Huyện Khoái Châu, các xã được chọn để nghiên cứu bao gồm xã Nhuế Dương, xã Đại Hưng và xã Bình Kiều. Huyện Tiên Lữ chọn các xã Minh Phượng, xã Đức Thắng và xã Thủ Sỹ. Huyện Văn Giang có các xã được chọn là xã Tân Tiến, xã Nghĩa Trụ và xã Thắng Lợi. - Phương pháp thu thập thông tin Thu thập dữ liê ̣u thứ cấ p: Các thông tin thứ cấp bao gồm các văn bản của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Hưng Yên về phát triển nông nghiệp, nông thôn, về các chính sách về chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng và những văn bản có liên quan; Các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Thu thập dữ liê ̣u sơ cấ p: (i) Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia; (ii) Phương pháp điều tra theo câu hỏi bán cấu trúc; (iii) Phương pháp ghi sổ. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Công cụ xử lý: Dữ liệu được tổng hợp trên Excel và phần mềm SPSS x
- Phương pháp phân tích: (i) Phương pháp thống kê mô tả; (ii) Phương pháp so sánh kết hợp với kiểm định thống kê; (iii) Phương pháp mô hình kinh tế lượng. Kết quả chính và kết luận Trong đề tài, lý luận và thực tiễn về rủi ro trong chăn nuôi lợn đã được luâ ̣n giải và làm sáng tỏ, từ đó khung phân tić h rủi ro trong chăn nuôi lợn đã được phát triển để làm cơ sở nghiên cứu đề tài. Trong đề tài, các loại rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tỉnh Hưng Yên đã được nhâ ̣n da ̣ng và ước tính thiệt hại kinh tế do rủi ro gây ra gồm rủi ro dịch bệnh và rủi ro về giá. Trong đó, rủi ro dịch bệnh là lớn nhất và gây thiệt hại nhiều nhất. Trong giai đoạn 2013-2015, bình quân trong một năm, mỗi hộ chăn nuôi thiệt hại khoảng 3,3 triệu đồng, chiếm khoảng 13,6% tổng thu nhập từ chăn nuôi lợn của hộ. Đề tài đã phân tích những ứng xử của hộ chăn nuôi để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và rủi ro về giá. Ngoài ra, đề tài cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro dịch bệnh như quy mô chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi và lắp đặt sử dụng một số dụng cụ chăn nuôi như vòi nước… và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro về giá như sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn công nghiệp nhập khẩu, cấu trúc thị trường đầu ra, đầu vào và truyền thông. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhóm giải pháp được đề xuất để giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn gồm: (1) Giải pháp sản xuất sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; (2) Giải pháp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật và nhận thức của người dân về giữ vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi; (3) Giải pháp tư vấn kỹ thuật về việc thiết kế chuồng trại chăn nuôi hợp lý; (4) Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thú y công và tư; (5) Giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; (6) Giải pháp khuyến khích phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi; (7) Đa dạng sản xuất và linh hoạt trong bán sản phẩm chăn nuôi; (8) Giải pháp kiểm soát truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn. xi
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: NGUYEN THI THU HUYEN Thesis title: Risk in pig production of farm households in Hung Yen province Major: Agricultural Economics Code: 62 62 01 15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research objectives To identify production and market risk in pig production and explore driven factors contributing to production and market risk of pig producers in Hung Yen province. In addition, a set of implications are drawn to mitigate risks and reduce economic loss due to risk of pig production. Materials and Methods - The research approaches include: (i) System approach; (ii) Multi-objective approach; (iii) Regional approach; (iv) Value chain approach; (v) Trans-discipline approach. - Research sites: Based on criteria of different value chain gradient, the research districts selected are Tien Lu, Khoai Chau and Van Giang. Thereafter, communes were chosen based on pig density. In Khoai Chau district, Nhue Duong, Dai Hung and Binh Kieu were selected. In Tien Lu district, Minh Phuong, Duc Thang and Thu Sy were selected while in Van Giang district, Tan Tien, Nghia Tru and Thang Loi were chosen for survey. - Data collection Secondary data: Reports and documents related to the topic were collected from Vietnamese government, Ministry of Agriculture and Rural Development and Hung Yen province. Articles associated with risk in agriculture also utilized for the research. Primary data are collected based on: (i) Participatory Rural Affraisal; (ii) Semi- structured survey; (iii) Book-keeping. - Processing data Processing tools: The data was synthesized on Excel and SPSS software. Analysis methods used in this study are: (i) Descriptive statistics; (ii) Comparison method and hypothesis testing; (iii) Econometric models. xii
- Main findings and conclusions In the study there are overviews and clarification of theoretical and practical issues related to risks in pig production. Based on that an analytical framework has been developed for the study. In the thesis, risk profile including disease and market risks has been identified in pig production in Hung Yen province. In which, disease risk has been considered as a serious consequence. On average, in period from 2013-2015, mortality cost per household is about 3.3 million VND annually, accounting for 13.6 percent of household income from pig production. Moreover, risk factors and practices influencing on disease and market risks have also been analyzed. Based on the findings of the study, a set of policy implications to mitigate risks and reduce economic loss due to the risks has been drawn. They are: (1) Increasing production safe pig products; 2) Improvement awareness and production practices for pig producers, especially trainings on hygienic issues are necessary; (3) Giving advices on how to design an appropriate pig houses and set up necessary tools for pig production also need to be implemented; (4) Local authorities should pay more attention on improving quality of vet services in order to mitigate disease risks; (5) Supporting the development of linkage in production and marketing pig products; (6) Supporting the development of Vietnamese feed companies in order to create competitiveness of feed market; (7) Being flexible in production and selling pig products; (8) Monitoring accuracy of information related to food safety in consuming pork reported on mass media. xiii
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất quan trọng. Tính theo giá so sánh năm 2010, giá trị tổng sản phẩm trong nước của ngành nông nghiệp chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm trong nước năm 2015 (Tổng cục Thống kê, 2016). Trong nông nghiệp, chăn nuôi lại đóng vai trò quan trọng. Năm 2013, giá trị sản xuất của chăn nuôi chiếm 24,65% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Đối với chăn nuôi của Việt Nam thì chăn nuôi lợn là chủ yếu. Theo Chen and Scott (2003) trong nghiên cứu về hội nhập thị trường và quy mô chăn nuôi nhỏ ở Trung Quốc, một nước có điều kiện kinh tế xã hội tương tự như Việt Nam, cho rằng sự phát triển về thị trường là nhân tố đóng góp cho sự tăng cường mối quan hệ giữa chăn nuôi lợn với thu nhập của hộ và nông dân có xu hướng mở rộng chăn nuôi lợn khi thu nhập của hộ có xu hướng tăng lên. Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR, 2010) tại Việt Nam thì chăn nuôi lợn của hộ nông dân nhỏ có lợi thế cạnh tranh cao từ việc tận dụng nguồn thức ăn và lao động gia đình. Sản xuất lợn quy mô nhỏ tạo ra nguồn thu nhập cho lao động gia đình và giữ lại được các giá trị đặc trưng trong chuỗi giá trị truyền thống là nhiều lao động tham gia vào các khâu từ vận chuyển, giết mổ, chế biến đến bán lẻ. Thịt lợn bày bán ở các chợ tạm được cho rằng có nhiều nguy cơ hơn là thịt lợn bán trong các siêu thị nhưng thực tế chúng lại mang ít mầm bệnh hơn. Điều này là do các chuỗi giá trị thịt lợn truyền thống ngắn hơn, thời gian từ lúc giết mổ đến lúc tiêu thụ ngắn. Qua đó có thể khẳng định vai trò quan trọng của việc chăn nuôi lợn của hộ đối với sự phát triển của kinh tế hộ nói riêng và toàn ngành kinh tế nói chung. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình nhỏ đang gặp nhiều khó khăn. Do vai trò quan trọng của thịt lợn và chăn nuôi lợn như kể trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến công tác giống, tài chính, thú ý, thị trường và thuế để thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn (Dinh Xuan Tung, 2009). Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chính sách này thường hướng vào việc thúc đẩy chăn nuôi lợn quy mô lớn hơn là quy mô nhỏ (Nguyen Tuan Son, 2007). 1
- Liên quan đến vấn đề thức ăn thì thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam có một sự tập trung rất lớn, thức ăn chăn nuôi được sản xuất chủ yếu bởi một số công ty lớn, thường là công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDIs) như Cargill, CP… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có khoảng 42 công ty nước ngoài trong tổng số 225 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và nó chiếm tới 65-70% thị phần. Với cấu trúc thị trường như vậy, các hộ nông dân nhỏ rất khó có khả năng ảnh hưởng đến thị trường thức ăn và thường là người chấp nhận giá. Sự phụ thuộc của các công ty cám nội địa vào các đầu vào nhập khẩu là các thành phần chính của thức ăn như ngô, bột đậu tương, khoáng chất cũng là yếu tố làm cho giá thức ăn bị đẩy lên cao và làm tăng rủi ro thị trường cho các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ (Nguyen Thi Duong Nga et al., 2013). Kiến thức cũng đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi. Những năm gần đây nhiều hoạt động và dịch vụ khuyến nông được chuyển giao tới người dân thông qua các lớp tập huấn, các mô hình khuyến nông… Hệ thống khuyến nông hiện đã được triển khai trên 51 tỉnh thành, có 10.000 câu lạc bộ khuyến nông ở cấp xã với khoảng 300.000 nông dân tham gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013). Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là hầu hết các hoạt động khuyến nông và dịch vụ khuyến nông được chuyển giao đều nhằm thúc đẩy phát triển trồng trọt hơn là chăn nuôi. Liên quan đến vấn đề hợp đồng trong chăn nuôi, hợp đồng trong nông nghiệp đã phát triển rộng rãi trên thế giới và có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hợp đồng đem lại lợi ích cho cả người nông dân và đối tác hợp đồng (Key and William, 2003; Morrison et al., 2006; HongDong et al., 2007; Fukunaga and Huffman, 2008; Tiongco et al., 2009). Thực tế chưa có các chính sách hỗ trợ phát triển hợp đồng trong chăn nuôi lợn nói riêng, mặc dù đã có những nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về chăn nuôi hợp đồng ở Hải Dương cho thấy chăn nuôi hợp đồng đem lại lợi ích cho các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ (Nguyen Thi Thu Huyen, 2011). Vấn đề được đánh giá là khó khăn nhất trong chăn nuôi lợn theo Trần Đình Thao (2010) hàng năm dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi lợn rất nhiều. Chẳng hạn, năm 2006, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra ở 46/64 tỉnh thành và năm 2012 xảy ra ở 59 xã của 29 huyện thuộc 12 tỉnh thành (Department of Animal Health, 2012). Thêm vào đó, bệnh tai xanh cũng xảy ra vào năm 2011 với tổng số lợn bị nhiễm bệnh là 42.317 con và tổng số lợn bị tiêu hủy là 26,519 2
- con. Năm 2012, bệnh tai xanh xảy ra đầu tiên vào ngày 11 tháng 1 ở Lào Cai, sau đó đã lan rộng ra 453 xã của 95 huyện của 28/63 tỉnh thành. Tổng số lợn bị bệnh là 90.688 con, tổng số lợn chết là 14.065 con và tổng số lợn bị tiêu hủy là 51.761 con. Ngoài ra, còn nhiều bệnh khác cũng thường xuyên xảy ra. Thực tế cho thấy, dịch bệnh thường xảy ra nhiều hơn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đặc biệt là ở miền Trung và miền núi, nơi mà dịch vụ thú y chưa được tốt. Nguyen Thi Duong Nga et al. (2013) chỉ ra rằng việc nông dân không kiểm tra được chất lượng lợn giống, nhất là lợn được mua từ chợ và thương lái cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bệnh xảy ra. Trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị các giải pháp tình thế/chương trình để đối phó với dịch bệnh, tuy nhiên việc thực hiện các giải pháp/chương trình đó ở cấp địa phương thường kém hiệu quả, không dập được dịch bệnh ngay và gây tổn thất về mặt kinh tế. Đến nay, rất ít các nghiên cứu ước tính thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng được tiến hành ở Việt Nam. Ngoài những lý do trên, việc nghiên cứu rủi ro, nhất là rủi ro trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nhiều học giả quan tâm. Chẳng hạn, theo Richard and Pope (1979) thì nghiên cứu rủi ro ngày càng trở nên cần thiết trong ngành nông nghiệp. Rủi ro không chỉ là rủi ro về giá cả và các khía cạnh khác của thị trường mà còn bị ảnh hưởng của các cải tiến công nghệ và chính sách của chính phủ. Ví dụ việc nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, một chính sách công hợp lý không chỉ quan tâm đến giá trị biên của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mang lại mà còn phải quan tâm mức độ biến động của giá trị biên đó hay là rủi ro sản xuất của nó. Về mặt lý thuyết, năng suất đầu ra với các mức hoặc các cách kết hợp đầu vào khác nhau sẽ khác nhau, hay nói một cách khác, rủi ro ở các mức hoặc các cách kết hợp đầu vào khác nhau sẽ khác nhau (Acemoglu, 2014). Do đó, việc nghiên cứu tìm ra mức hoặc cách kết hợp đầu vào để giảm thiểu được rủi ro là cần thiết. Acemoglu (2014) cũng đã tổng hợp quan điểm của rất nhiều nhà khoa học trước đó và những quan điểm này đều cho rằng, kỹ thuật sản xuất mới đưa vào thử nghiệm sẽ là những kỹ thuật có liên quan tới kỹ thuật sản xuất hiện tại hay chỉ cải tiến một phần các kỹ thuật và thực hành sản xuất hiện tại. 3
- Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, một tỉnh tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Mặc dù là một tỉnh có diện tích đất tự nhiên bé, dân số trung bình, nhưng tổng số đầu lợn tỉnh Hưng Yên sản xuất ra năm 2013 đứng thứ 11 trên tổng số 63 tỉnh thành của cả nước, tỷ lệ lợn/người là 0,56 con/người, xếp thứ 10 trên cả nước (Tổng cục Thống kê, 2013). Chăn nuôi lợn được xem là hoạt động kinh tế quan trọng của tỉnh Hưng Yên. Ngoại trừ một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chăn nuôi lợn ở Hưng Yên chủ yếu vẫn là chăn nuôi trong các hộ gia đình với quy mô nhỏ. Tình hình dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi lợn của các hộ gia đình ở Hưng Yên xảy ra tương đối thường xuyên với tỷ lệ bị bệnh hàng năm khoảng 2,7% và tỷ lệ lợn chết/lợn bệnh khoảng 20,8% năm 2013 (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013). Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2010, dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm được triển khai ở 12 tỉnh thành, trong đó có tỉnh Hưng Yên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, giảm tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi và hỗ trợ đào tạo hộ chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi an toàn. Xuất phát từ những thực tế và lý thuyết trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân tỉnh Hưng Yên nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tỉnh Hưng Yên. Từ đó, đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn cho các hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đề xuất các mục tiêu cụ thể sau: (1) Luận giải cơ sở lý luận về rủi ro và phương pháp nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn; (2) Đánh giá thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tỉnh Hưng Yên; 4
- (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tỉnh Hưng Yên; (4) Đề xuất hệ thống các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn cho các hộ nông dân tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại rủi ro, ứng xử của người chăn nuôi với rủi ro, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân tỉnh Hưng yên. - Đối tượng khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các hộ chăn nuôi lợn của tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề rủi ro trong chăn nuôi lợn, nghiên cứu cũng sẽ khảo sát các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro trong chăn nuôi lợn của hộ như chính sách của Nhà nước và địa phương liên quan đến công tác phát triển chăn nuôi lợn chung, công tác thú y, phòng, trị bệnh và kiểm dịch, chính sách liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)… 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện ở 9 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hưng Yên. Cụ thể là xã Nhuế Dương, xã Đại Hưng và xã Bình Kiều của huyện Khoái Châu. Xã Minh Phượng, xã Đức Thắng và xã Thủ Sỹ của huyện Tiên Lữ. Xã Tân Tiến, xã Nghĩa Trụ và xã Thắng Lợi của huyện Văn Giang. 1.4.2. Phạm vi thời gian Dữ liệu sơ cấp được thu thập để nghiên cứu đề tài gồm dữ liệu điều tra hộ chăn nuôi năm 2013. Dữ liệu ghi sổ hàng tuần tình hình chăn nuôi của hộ chăn nuôi năm 2014 và 2015. Tài liệu thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu với các hộ nông dân và các cán bộ ngành chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên năm 2015, 2016. 1.4.3. Phạm vi nội dung Rủi ro trong chăn nuôi lợn gồm nhiều loại phân theo nguồn hình thành rủi ro như rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro chính sách, rủi ro con người… Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trong các loại rủi ro trên thì rủi ro sản xuất và rủi ro thị trường là chủ yếu và đóng vai trò quan trọng nhất. Trong rủi ro sản xuất thì rủi ro dịch bệnh là một trong những 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn