intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

22
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận và kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở đô thị; Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Thành phố Hà Nội; Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------------- PHẠM THANH HÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------------- PHẠM THANH HÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 9 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.,TS. PHẠM VĂN LIÊN 2. TS. PHẠM THỊ HOÀNG PHƯƠNG HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong công trình khoa học nào. Những nội dung tham khảo từ tài liệu khác đều được tác giả ghi nguồn cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận án Phạm Thanh Hà i
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CQĐP : Chính quyền địa phương CQĐP : Chính quyền đô thị CQTƯ : Chính quyền trung ương DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐTPT : Đầu tư phát triển GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - Xã hội NSCH : Ngân sách cấp huyện NSCTP : Ngân sách cấp thành phố NSCX : Ngân sách cấp xã NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTƯ : Ngân sách trung ương OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế QLNN : Quản lý nhà nước TP. Hà Nội : Thành phố Hà Nội UBND : Ủy ban nhân dân ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH......................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 Chương 1 ............................................................................................................22 LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở ĐÔ THỊ ...................................................................................22 1.1. CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...............................................................................22 1.1.1. Chính quyền đô thị ................................................................................22 1.1.2. Ngân sách nhà nước...............................................................................25 1.1.3. Hệ thống ngân sách nhà nước và tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ..........................................................................................................27 1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở ĐÔ THỊ ..............32 1.2.1. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ...................................................32 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở đô thị.. ..............................................................................................................38 1.2.3. Căn cứ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở đô thị .........................40 1.2.4. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở đô thị ..................44 1.2.5. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở đô thị......................51 1.2.6. Các chỉ số đánh giá phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở đô thị .....57 iii
  6. 1.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở đô thị.. ............................................................................................................................... 63 1.2.8. Vai trò của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước với phát triển kinh tế xã hội ở đô thị ................................................................................................................. 69 1.3. KINH NGHIỆM VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở ĐÔ THỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........70 1.3.1. Kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở một số đô thị trên thế giới ......................................................................................................70 1.3.2. Kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................79 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hà Nội ........................................83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................86 Chương 2 ............................................................................................................87 THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI .....................................................................................87 2.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................87 2.1.1. Giới thiệu chung về Thành phố Hà Nội ................................................87 2.1.2. Mô hình chính quyền đô thị ở Thành phố Hà Nội và tác động của nó đến phân cấp quản lý ngân sách thành phố ............................................................87 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội tác động đến phân cấp quản lý ngân sách thành phố ............................................................91 2.2. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2022 .........................................................................................................96 iv
  7. 2.2.1. Thực trạng hệ thống ngân sách của Thành phố Hà Nội ........................96 2.2.2. Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước ...........................................101 2.2.3. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước ...........................................109 2.2.4. Điều hoà ngân sách ..............................................................................122 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH GIỮA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2022 .........................................126 2.3.1. Những kết quả đạt được ......................................................................126 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................129 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................140 Chương 3 ..........................................................................................................141 HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ ..............................................................................141 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 ........................................................................................................141 3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội ...................................141 3.1.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Thành phố Hà Nội. .....................................................................................145 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIỮA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ ............................................................................................................151 v
  8. 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước ........151 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước ........159 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện điều hòa ngân sách nhà nước ............................162 3.2.4. Giải pháp hỗ trợ hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ....164 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ ......................166 3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội .......................................................................166 3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành ............................................175 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................178 KẾT LUẬN ......................................................................................................179 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................................................180 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................181 PHỤ LỤC .........................................................................................................191 vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH Số hiệu Tên bảng, hình, sơ đồ Trang Bảng 1.1 Phân cấp nhiệm vụ chi trong mô hình CQĐT hai 72 cấp chính quyền Bảng 1.2 Tỷ lệ nguồn thu ngân sách của một số CQĐT 76 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu 93 của TP. Hà Nội giai đoạn 2011–2022 Bảng 2.2 Chi NSĐP của TP. Hà Nội giai đoạn 2011-2022 111 Bảng 2.3 Chi ngân sách cấp thành phố của TP. Hà Nội giai 113 đoạn 2011-2021 Bảng 2.4 Mức độ tương xứng giữa các khoản thu được phân 114 cấp và tổng chi ngân sách cấp thành phố giai đoạn 2011-2021 Bảng 2.5 So sánh mức chi chuyển nguồn sang năm sau và 115 tổng chi ngân sách, chi đầu tư phát triển cấp thành phố giai đoạn 2011-2021 Bảng 2.6 Chi ngân sách quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội 117 giai đoạn 2011-2021 Bảng 2.7 Mức độ tương xứng giữa các khoản thu được phân 118 cấp và tổng chi ngân sách quận, huyện, thị xã Bảng 2.8 So sánh mức chi chuyển nguồn sang năm sau và 119 tổng chi ngân sách, chi ĐTPT quận, huyện giai đoạn 2011-2021 Bảng 2.9 Thu bổ sung từ ngân sách cấp thành phố của quận, 123 huyện thuộc TP. Hà Nội giai đoạn 2011-2021 Hình 1.1 Phân cấp quản lý nhà nước 35 Hình 1.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 52 vii
  10. Hình 2.1 Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp của TP. Hà 105 Nội giai đoạn 2011–2022 Hình 2.2 Thu ngân sách cấp thành phố sau điều tiết từ các 105 khoản thu theo phân cấp của TP. Hà Nội giai đoạn 2011-2021 Hình 2.3 Thu ngân sách quận, huyện, thị xã được hưởng 107 theo phân cấp của TP. Hà Nội giai đoạn 2011- 2021 Hình 2.4 Chỉ số đánh giá mức độ tự chủ về thu ngân sách 108 của quận, huyện, thị xã ở TP. Hà Nội giai đoạn 2011 – 2021 Hình 2.5 Chỉ số đánh giá phân cấp thu ngân sách cho quận, 108 huyện, thị xã ở TP. Hà Nội giai đoạn 2011- 2021. Hình 2.6 Chỉ số đánh giá phân cấp chi ngân sách quận, 121 huyện, thị xã ở TP. Hà Nội giai đoạn 2011-2021 Hình 2.7 Chỉ số đánh giá tổng hợp phân cấp ngân sách quận, 121 huyện, thị xã ở TP. Hà Nội giai đoạn 2011-2021 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức CQĐT hai cấp chính quyền của TP. 89 Hà Nội Sơ đồ 2.2 Hệ thống ngân sách lồng ghép của TP. Hà Nội áp 97 dụng mô hình CQĐT ba cấp chính quyền, ba cấp quản lý Sơ đồ 2.3 Hệ thống ngân sách lồng ghép của TP. Hà Nội áp 98 dụng mô hình CQĐT hai cấp chính quyền, ba cấp quản lý viii
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phân cấp quản lý NSNN hợp lý có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước, tạo ra nguồn lực tài chính cho mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao và là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền ở địa phương chủ động khai thác các tiềm năng của mình để phát triển KT-XH. Ở Việt Nam, phân cấp quản lý NSNN được thực hiện từ khá sớm, trong mỗi thời kỳ khác nhau, mức độ phân cấp quản lý NSNN cũng khác nhau. Thực hiện Luật NSNN năm 2002 và 2015, phân cấp quản lý NSNN đã tuân thủ những nguyên tắc cơ bản, mỗi cấp ngân sách được phân cấp rõ ràng, công khai, minh bạch, và tương đối ổn định đảm bảo sự quản lý tập trung của CQTƯ và tính chủ động của chính quyền các cấp ở địa phương. Hà Nội là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm kinh tế - chính trị -văn hóa của cả nước. Hiện nay, Hà Nội có quy mô dân số đứng thứ hai trong cả nước. Các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và đời sống nhân dân có sự đan xen giữa các yếu tố đô thị - nông thôn và ngày càng chuyển dịch theo hướng đô thị hóa. So với CQĐP ở nông thôn, CQĐT chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ quy mô lớn, với các yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng đến nhiều tỉnh, thành phố hơn. Vì vậy, để đảm bảo năng lực, quy mô tài chính ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện các trách nhiệm đặc thù của CQĐT đặt ra yêu cầu phân cấp quản lý NSNN lớn hơn cho CQĐT. Trong những năm qua, việc phân cấp quản lý NSNN giữa CQTƯ và CQĐP của TP. Hà Nội và phân cấp quản lý NSNN giữa chính quyền cấp thành phố với chính quyền cấp huyện và cấp xã của TP. Hà Nội đã bám sát Luật NSNN, đặc điểm của Thủ đô và có những thành công. Tuy nhiên, phân cấp quản lý NSNN của TP. Hà Nội cũng còn một số bất cập như: Phân cấp quản lý NSNN chưa gắn chặt với yêu cầu phân cấp quản lý KT-XH trên địa bàn; phân cấp quản lý NSNN 1
  12. chưa phù hợp với điều kiện áp dụng mô hình CQĐT. Thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, TP. Hà Nội đã thí điểm tổ chức mô hình CQĐT từ ngày 1/7/2021. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, bối cảnh kinh tế trong nước và trên địa bàn TP. Hà Nội có nhiều thay đổi. Những thách thức về đô thị hoá, hội nhập quốc tế, sự gia tăng dân số, áp lực về hạ tầng cơ sở, giao thông, môi trường, an ninh trật tự,… đòi hỏi phân cấp quản lý NSNN của TP. Hà Nội cũng phải thay đổi để phù hợp với đặc thù đô thị của Thủ đô. Thành phố áp dụng thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường trên địa bàn các quận, thị xã Sơn Tây, UBND phường là đơn vị dự toán trực thuộc UBND các quận, thị xã. Vì vậy, khi các phường khi không còn là cấp ngân sách thì sẽ không còn nguồn thu, nhiệm vụ chi theo phân cấp tại Nghị quyết của HĐND thành phố. Do đó, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách cần phải được điểu chỉnh phù hợp khi áp dụng thí điểm mô hình CQĐT. Nhằm góp phần phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế về phân cấp quản lý NSNN ở TP. Hà Nội, nhất là trong điều kiện áp dụng mô hình CQĐT, tác giả lựa chọn đề tài “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị” làm luận án Tiến sĩ. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Từ khi thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, phân cấp quản lý nhà nước giữa CQTƯ và CQĐP, giữa các cấp CQĐP. Việt Nam đã từng bước đẩy mạnh. Nhiều giải pháp tích cực, cụ thể đã được trung ương đưa ra nhằm đẩy mạnh tăng cường phân cấp nhiều hơn, rõ hơn các nhiệm vụ, thẩm quyền cho CQĐP và giữa các cấp CQĐP trong lĩnh vực tài chính – ngân sách. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước đã được thực hiện liên quan đến đẩy mạnh hơn nữa phân cấp quản lý nhà nước giữa CQTƯ với CQĐP, trao nhiều 2
  13. quyền hơn cho các cấp CQĐP trong quản lý NSNN nhằm đáp ứng các yêu cầu của cải cách hành chính công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung liên quan đến phân cấp quản lý NSNN cần được nghiên cứu thêm như: phân cấp quản lý NSNN chưa phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền ở khu vực đô thị quận, thị xã, phường và khu vực nông thôn đang đô thị hoá (huyện, xã, thị trấn); phân cấp quản lý NSNN giữa các cấp CQĐP của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của quản lý đô thị. Đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới vấn đề phân cấp quản lý NSNN trên các phương diện khác nhau. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị, phục vụ rất hiệu quả trong việc nghiên cứu đề tài này. Điển hình là các công trình sau: Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước của CQĐP (1) Trần Thị Diệu Oanh (2012), Luận án tiến sĩ “Phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam” [33]. Công trình nghiên cứu đã đề xuất các khái niệm khoa học về phân cấp quản lý và các khái niệm liên quan đến phân cấp quản lý; nghiên cứu thực tiễn và đưa ra các đánh giá về kết quả đạt được, nguyên nhân và những hạn chế trong tổ chức thực hiện phân cấp quản lý của CQĐP trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam; đề xuất hệ thống các giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý trên cơ sở tiếp cận mới về mối quan hệ giữa CQTƯ và CQĐP nhằm xác định rõ hơn địa vị pháp lý của CQĐP ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, cải cách bộ máy nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. (2) Võ Kim Sơn (2004), cuốn sách “Phân cấp quản lý nhà nước - Lý luận và thực tiễn" [47]. Cuốn sách đã tổng kết các quan niệm khác nhau về phân cấp và phân cấp QLNN. Cuốn sách cũng phân tích tình hình phân cấp quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-2003. Cuốn sách cũng đã tổng kết bài học kinh nghiệm của một số nước và đưa ra một số kiến nghị về phân cấp quản lý NSNN cho Việt Nam. 3
  14. (3) Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (005), đề tài nghiên cứu “Thực hiện tốt sự phân cấp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương" [63]. Công trình đã nghiên cứu khái quát về thực tiễn phân cấp QLNN giữa CQTƯ và CQĐP, giữa các cấp CQĐP trong nhiều lĩnh vực: tài chính – ngân sách, kế hoạch đầu tư, quy hoạch, tổ chức bộ máy và nhân sự,... Dựa trên những đánh giá và bài học rút ra, công trình nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp, bao gồm: Nâng cao nhận thức về phân cấp trong hệ thống hành chính nhà nước; xác định rõ nội dung quản lý nhà nước của mỗi cấp chính quyền nhà nước; phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ mỗi cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước; tuân thủ các nguyên tắc trong phân cấp QLNN và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức các cấp CQĐP. (4) Michael Alexeev và Arseny Mamedov (2017), bài báo “Factors determining intra-regional fiscal decentralization in Russia and the US” [85] nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN ở Nga và Hoa Kỳ. Công trình nghiên cứu này đã xác định 08 yếu tố có ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN bao gồm: Quy mô dân số và diện tích, mức độ đa dạng sắc tộc hoặc chủng tộc, mức độ đô thị hóa, bất bình đẳng thu nhập, trợ cấp phúc lợi xã hội, sản lượng bình quân đầu người, mức độ phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên, mức độ phụ thuộc vào trợ cấp của CQTƯ. (5) Lev Freinkman và Alexander Plekhanov (2005), bài báo “What Determines the Extent of Fiscal Decentralization? The Russian Paradox” [84] đã nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN ở Nga. Công trình đã nêu 05 yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ phân cấp quản lý NSNN bao gồm: Quy mô dân số và diện tích, mức độ phân hóa sắc tộc, mức độ dân chủ, thu nhập và mức độ đô thị hóa. (6) Wallace E Oates (1972), cuốn sách “Fiscal Federalism” [91] đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế có thể được thúc đẩy bởi phân cấp tài khóa. Đối với những hàng hóa công cộng mang tính chất địa phương, CQĐP được cho là có hiệu quả 4
  15. hơn trong cung cứng hàng hóa dịch vụ công như vậy. Điều đó được giải thích bởi CQĐP có sự hiểu biết về nhu cầu đa dạng, sở thích của địa phương hơn so với CQTƯ. Vì vậy, CQĐP cần được phân cấp nhiệm vụ chi để đáp ứng các nhu cầu hàng hóa dịch vụ công của địa phương, và kèm theo đó phải được phân cấp nguồn thu tương ứng với trách nhiệm chi, đảm bảo trách nhiệm giải trình trong chi tiêu ngân sách. (7) Bird & Wallich (1993), cuốn sách “Decentralization of the Socialist State” [66] cho rằng hiệu quả của khu vực công của khu vực công có thể được cải thiền nhờ tăng cường phân cấp tài khóa. Nguyên nhân là điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa các cấp CQĐP trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công. Công trình đã khẳng định phân cấp tài khóa là một trong yếu tố tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. (8) Bilin Neyapti (2010), bài báo “Fiscal decentralization and deficits: International evidence”, nghiên cứu các tác động của phân cấp quản lý NSNN đến kinh tế vĩ mô [65]. Công trình được thực hiện dựa trên dữ liệu của 16 quốc gia trong giai đoạn 1980–1998. Công trình đưa ra kết luận rằng bội chi ngân sách có thể giảm nhờ phân cấp chi ngân sách và thu ngân sách. Công trình cũng đã phát hiện một số yếu tố tác động đến hiệu quả phân cấp quản lý NSNN: (i) quy mô dân số; (ii) bầu cử địa phương; (iii) phân chia chủng tộc và (iv) chất lượng quản trị. Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN gắn với CQĐT (1) Sử Đình Thành (2013), bài báo “Phân cấp ngân sách gắn với đổi mới chính quyền địa phương đô thị” [51] đã trình bày về mức độ đô thị hóa ở Việt Nam, mối quan hệ quản trị đô thị và quản lý ngân sách đô thị, và những thay đổi quan trọng trong quản lý ngân sách đô thị ở Việt Nam. Nghiên cứu đã khẳng định Việt Nam cần xây dựng mô hình ngân sách đô thị, trong đó cần chú trọng: (i) hợp lý hóa quản lý chi tiêu đô thị nhằm tối ưu hóa gánh nặng chi tiêu đô thị; cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ công và cải thiện hiệu quả đầu tư vốn; (ii) gia tăng 5
  16. nguồn thu bền vững cho đô thị nhằm tối đa hóa nguồn lực cho đô thị. (2) Andrlík, Břetislav; Halamová, Martina; Formanová, Lucie (2021), bài báo “The role of fiscal decentralization in municipal budgets: Case of the Czech Republic” nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN ở đô thị ở Cộng hòa Séc [64]. Thuế bất động sản là một trong những yếu tố chính của phân cấp quản lý NSNN ở Cộng hòa Séc. Đây là loại thuế duy nhất được chuyển toàn bộ vào ngân sách thành phố. Đây cũng là loại thuế duy nhất mà tổng số tiền thu được có thể bị ảnh hưởng bởi các đô thị thông qua các tính năng điều chỉnh. Công trình đã đánh giá vai trò của thuế bất động sản trong ngân sách của các đô thị ở Séc thông qua tác động của nó đối với sự cân bằng quản lý tài chính của một đô thị cụ thể. Vai trò của thuế bất động sản được đánh giá dựa trên tầm quan trọng của nó đối với ngân sách thành phố. Các kết quả được phân tích xác định được so sánh tình hình năm 2019 với tình hình năm 2012 và có thể nói rằng mặc dù vai trò của thuế bất động sản trong ngân sách thành phố đã giảm nếu so với năm 2012, nhưng nó vẫn thể hiện một khoản thu nhập đáng kể của các thành phố Séc. Đồng thời, tình hình kinh tế hiện nay cho thấy tầm quan trọng của thuế bất động sản sẽ tăng lên trong những năm tới. (3) Yannis Psycharis, Maria Zoi và Stavroula Iliopoulou (2016), bài bào “Decentralization and local government fiscal autonomy: evidence from the Greek municipalities” nghiên cứu về phân cấp và tự chủ tài khóa của CQĐP tại các đô thị của Hy Lạp [96]. Bất chấp xu hướng quốc tế phổ biến về phân cấp, các đô thị địa phương ở Hy Lạp vẫn phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu tập trung về mặt tài chính, do đó đạt được mức độ hạn chế về thuế hoặc các hình thức tự chủ tài chính khác. Bài báo này đã tìm cách giải thích các yếu tố quyết định quyền tự chủ tài chính của CQĐP ở Hy Lạp trong giai đoạn 1999–2009. Bằng cách xây dựng một bộ dữ liệu với các tiểu mục thu và chi được phân tách cho cấp CQĐP đầu tiên và bằng cách áp dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng, nghiên cứu đưa ra bằng chứng độc đáo rằng các tiêu chí kinh tế xã hội và nhân khẩu học cùng 6
  17. với các yếu tố chính trị ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính của chính quyền địa phương trong cả nước. Nghiên cứu cũng nêu bật bản chất đặc biệt của Hy Lạp về mặt địa lý, báo cáo sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực địa lý khác nhau (như đảo hoặc khu vực miền núi). Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam (1) Lê Toàn Thắng (2013), Luận án tiến sĩ "Phân cấp quản lý NSNN Việt Nam hiện nay" [49]. Công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam theo 4 nội dung cơ bản: CQTƯ phân cấp cho CQĐP thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN; Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa CQTƯ và CQĐP, giữa các cấp CQĐP với nhau; Phân cấp quản lý NSNN theo quy trình quản lý; Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước. Dựa trên khung lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN, công trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp và các giải pháp điều kiện hướng tới tăng cường phân cấp cho các địa phương ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra những đề xuất: (1) Chính quyền cấp huyện cần được phân cấp nhiều hơn trong cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công mang tính địa phương và không đòi hỏi lợi thế về qui mô; chính quyền cấp tỉnh thực hiện những nhiệm vụ chi mà chính quyền cấp huyện thực hiện không hiệu quả; nhiệm vụ chi của từng cấp CQĐP cần được phân định chi tiết, rõ ràng, minh bạch. (2) Điều chỉnh nguồn thu phân chia giữa CQTƯ và CQĐP và giữa các cấp CQĐP; xây dựng một danh mục các khoản thu mở và cho phép các địa phương có thể tự lựa chọn nguồn thu, và quyết định mức thu. (3) Xây dựng căn cứ để xác định phạm vi vay nợ và khuôn khổ vay nợ của CQĐP, trong đó các căn cứ này cần phải được xây dựng dựa trên khả năng trả nợ. (2) Tạ Văn Quân (2019), Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội” [34]. Công trình đã xây dựng được khung lý luận về nội dung phân cấp quản lý NSNN tại một địa phương theo cách tiếp cận của ngành quản lý kinh tế. Công trình đã chỉ ra những ảnh hưởng của 7
  18. phân cấp quản lý NSNN đến phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và từng địa phương. Về thực tiễn, Luận án đã nghiên cứu về Phân cấp quản lý NSNN đối với các cấp ngân sách của TP Hà Nội trong giai đoạn 2013 – 2017 và chỉ ra một số hạn chế: (i) quá trình phân cấp quản lý NSNN của Thành phố chưa thật hiệu quả để lan tỏa cho 18 quận, huyện còn lại tiến tới tự chủ được tài chính; (ii) phân giao nguồn thu cho cấp quận, huyện ở mức thấp; (iii) phân cấp quản lý kinh tế – xã hội đối với một số nhiệm vụ, lĩnh vực vẫn chưa được quy định rõ ràng, tính lồng ghép ngân sách các cấp chính quyền vẫn chưa được khắc phục. Luận án cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đối tượng nghiên cứu, trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất đến mức độ phân cấp quản lý NSNN ở TP. Hà Nội là "Tự chủ tài chính của các cấp chính quyền địa phương". Luận án nêu một số quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội thời gian tới: xây dựng và sửa đổi tỷ lệ thu NS để lại cho các cấp ngân sách, tạo điều kiện tự chủ cho các cấp chính quyền của thành phố. Luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội là điều chỉnh, bổ sung cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi trên cơ sở phân cấp quản lý kinh tế – xã hội và xây dựng mô hình phân cấp quản lý ngân sách đô thị theo thẩm quyền. (3) Lê Chi Mai (2006), cuốn sách “Phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền điạ phương: Thực trạng và giải pháp” [30] đã phân tích, đánh giá thực trạng về phân cấp quản lý NSNN cho 2 tỉnh là Lạng Sơn và Đà Nẵng, từ đó minh họa cho các nhận xét về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam. Cuốn sách đã tiếp cận về phân cấp quản lý NSNN trên ba nội dung chính: phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; phân cấp thẩm quyền trong quyết định chế độ, định mức chi ngân sách; phân cấp quản lý NSNN theo về quy trình quản lý NSNN. Từ đó, cuốn sách đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý NSNN cho địa phương, trong đó khẳng định phân cấp nhiệm vụ chi phải tương ứng với phân cấp 8
  19. nguồn thu; nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch trong quản lý NSNN. (4) Tô Thiện Hiền (2012), Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020” [14]. Công trình nghiên cứu đã nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn về phân cấp quản lý NSNN giữa CQTƯ và chính quyền tỉnh An Giang, giữa các cấp CQĐP của tỉnh An Giang theo quy trình quản lý NSNN là lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách. Công trình đã đưa ra nhận định hạn chế lớn trong hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh An Giang là tình trạng mất cân đối ngân sách của các cấp chính quyền. Trên cơ sở đó, công trình đã đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế trong quản lý NSNN để nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh An Giang. (5) Morgan, Peter J. và L.Q. Trinh (2016), bài báo “Fiscal Decentralization and Local Budget Deficits in Viet Nam: An Empirical Analysis” [82] đã chỉ ra kể từ khi thống nhất đất nước, quản lý NSNN đã dần được phân cấp nhiều hơn cho CQĐP. Công trình nghiên cứu đã xây dựng khuôn khổ thể chế về quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay và đánh giá về tính bền vững của nợ CQĐP ở Việt Nam thông qua sử dụng phương pháp ước lượng. (6) Nguyễn Xuân Thu (2015), Luận án Tiến sĩ “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam” [52]. Công trình nghiên cứu đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về những tác động của phân cấp quản lý NSĐP đến quản trị nhà nước của CQĐP. Công trình đã đưa ra các kết luận sau: Thứ nhất, nguồn lực sẽ được phân bổ hiệu quả hơn nếu tăng cường phân cấp quản lý cho CQĐP trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công và phù hợp với tổ chức hệ thống CQĐP ở Việt Nam. Thứ hai, công trình đã chỉ các nhận tố ảnh hưởng đến kết quả tác động của phân cấp quản lý NSĐP đến quản trị nhà nước của CQĐP, bao gồm sự phân cấp nhiệm vụ chi NSNN, khả năng kiểm soát của CQTƯ đối với CQĐP, của CQĐP cấp trên với CQĐP cấp dưới, và năng lực của CQĐP được phân cấp. (7) Mai Đình Lâm (2012), Luận án tiến sĩ "Tác động của phân cấp tài khóa 9
  20. đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam" [29]. Công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá về tăng động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua sử dụng mô hình thực nghiệm. Đặc biệt, trong sử dụng nghiên cứu, công trình đã sử dụng thêm biến giải thích là độ mở kinh tế (đo lường bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của địa phương) để phân tích, đánh giá những tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương. Dữ liệu được sử dụng trong phân tích nằm trong giai đoạn 2000-2011 và tác giả sử dụng phương pháp hồi qui. Công trình nghiên cứu đã đưa ra nhận định đó là phân cấp tài khóa có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế và độ mợ kinh tế là biến số có ý nghĩa giải thích cho tăng trưởng kinh tế các địa phương ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý thu NSNN (1) Jorge Martinez-Vazquez (2008), Chương 2 “Revenue assignments in the practice of fiscal decentralization” [79] trong cuốn sách “Fiscal Federalism and Political Decentralization: Lessons from Spain, Germany and Canada” do Nuria Bosch và Jose M. Duran biên tập, xuất bản năm 2008. Công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý thu NSNN trong nhà nước liên bang. Công trình nghiên cứu các nội dung: Các góc nhìn về phân cấp quản lý thu NSNN, mục đích phân cấp quản lý NSNN, thực hiện phân cấp quản lý NSNN: các hình thức tự chủ về thuế, các công cụ thuế phù hợp với CQĐP, kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý thu NSNN. (2) Boadway, R., & Shah, A. (2009), chương 4 “Revenue Assignment” [68] trong cuốn sách “Fiscal Federalism - Principles and Practice of Multiorder Governance” của trường đại học Cambridge xuất bản năm 2009 nghiên cứu về phân cấp quản lý thu NSNN ở chính quyền liên bang. Phân cấp trách nhiệm tăng thu NSNN là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất. Chính quyền liên bang thường phân cấp việc cung cấp các dịch vụ công chính trong các lĩnh vực y tế, phúc lợi và giáo dục, cũng như việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công hoàn toàn do nhà nước hoặc địa phương quan tâm, chẳng hạn như đường, nước và vệ 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1