intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

45
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quan của nghiên cứu "Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam" là phân tích tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định bền vững của sinh viên tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- GIAO THỊ HOÀNG YẾN ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- GIAO THỊ HOÀNG YẾN ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGÔ THẮNG LỢI HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Giao Thị Hoàng Yến i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 9 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu ..............................................................................9 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................11 3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................12 5. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................12 6. Tính mới của nghiên cứu.....................................................................................13 7. Kết cấu của nghiên cứu .......................................................................................14 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 15 1.1. Nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp ...............................................................15 1.2. Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp ............................................................17 1.2.1. Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp .........................................................17 1.2.2. Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững......................19 1.3. Các nghiên cứu về tác động trực tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững .........................................................................22 1.4. Các nghiên cứu về tác động gián tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững .........................................................................25 1.4.1. Các nghiên cứu về tác động của giáo dục khởi nghiệp đến kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện .................................25 1.4.2. Các nghiên cứu về tác động của giáo dục khởi nghiệp đến động lực nội tại ......28 1.4.3. Các nghiên cứu về tác động của động lực nội tại đến nhận thức được tính khả thi về kinh doanh và thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững ....................29 1.4.4. Các nghiên cứu về tác động của kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện đến nhận thức được tính khả thi về kinh doanh và thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững ....................................................31 ii
  5. 1.4.5. Các nghiên cứu về tác động của nhận thức được tính khả thi về kinh doanh và thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững ......................................................................................................32 1.5. Khoảng trống và những vấn đề của nghiên cứu ............................................34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 35 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............... 36 2.1. Giáo dục khởi nghiệp ........................................................................................36 2.1.1. Khái niệm giáo dục khởi nghiệp...................................................................36 2.1.2. Vai trò của giáo dục khởi nghiệp..................................................................37 2.2. Ý định khởi nghiệp của sinh viên. ...................................................................40 2.2.1. Khởi nghiệp ..................................................................................................40 2.2.2. Ý định khởi nghiệp. ......................................................................................40 2.2.3. Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững....................................................41 2.3. Lý thuyết nền tảng ............................................................................................43 2.3.1. Lý thuyết các giai đoạn tư duy hành động ...................................................43 2.3.2. Mô hình về sự kiện khởi sự kinh doanh (EEM) ...........................................45 2.3.3. Lý thuyết hai yếu tố động lực và rào cản .....................................................47 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ..................................................................48 2.4.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững ......................................................................................................48 2.4.2. Mối quan hệ gián tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững ......................................................................................................50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 58 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 59 3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................59 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................60 3.2.1. Thiết kế và mẫu nghiên cứu .........................................................................61 3.2.2. Thu thập dữ liệu ............................................................................................62 3.2.3. Phân tích dữ liệu ...........................................................................................64 3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................64 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................68 iii
  6. 3.3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................68 3.3.2. Phát triển thang đo và phiếu khảo sát ...........................................................70 3.3.3. Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng .......................................................74 3.3.4. Thu thập dữ liệu ............................................................................................76 3.3.5. Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng ............................................77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 79 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 80 4.1. Bối cảnh nghiên cứu..........................................................................................80 4.1.1. Thực tiễn giáo dục khởi nghiệp trong các trường đại học tại Việt Nam ......80 4.1.2. Thực trạng về hoạt động khởi nghiệp của sinh viên tại Việt Nam trong vài năm gần đây ............................................................................................................82 4.1.3. Những rào cản đối với giáo dục khởi nghiệp trong các trường đại học ở Việt Nam ........................................................................................................................85 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................88 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................88 4.2.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo ....................................90 4.2.3. Kết quả đánh giá mô hình đo lường .............................................................91 4.2.4. Đánh giá mô hình cấu trúc............................................................................96 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 105 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM . 106 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................106 5.1.1. Mối quan hệ tích cực của giáo dục khởi nghiệp tới động lực nội tại, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề và kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên .............106 5.1.2. Mối quan hệ tích cực của động lực nội tại, kỹ năng đánh giá rủi ro, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện tới nhận thức về tính khả thi kinh doanh và thái độ hướng tới định hướng bền vững của sinh viên .........................................108 5.1.3. Mối quan hệ tích cực giữa nhận thức về tính khả thi kinh doanh và thái độ hướng tới định hướng bền vững tới ý định khởi nghiệp bền vững của sinh viên ..................109 5.2. Định hướng phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam...........................109 5.3. Kinh nghiệm phát triển giáo dục khởi nghiệp trên thế giới .......................111 5.3.1. Kinh nghiệm đến từ Mỹ..............................................................................111 iv
  7. 5.3.2. Kinh nghiệm đến từ Trung Quốc................................................................113 5.3.3. Kinh nghiệm đến từ Singapore ...................................................................114 5.4. Một số gợi ý hoặc khuyến nghị cho các nhà quản lý ...................................115 5.4.1. Các giải pháp phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam .......................115 5.4.2. Đề xuất khuyến nghị phát triển giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam ............118 5.5. Một số đóng góp và hạn chế của luận án, định hướng nghiên cứu trong tương lai .............................................................................................................................120 5.5.1. Đóng góp của nghiên cứu ...........................................................................120 5.5.2. Hạn chế trong nghiên cứu...........................................................................121 5.5.3. Định hướng nghiên cứu trong tương lai .....................................................122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 124 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 125 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 127 PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ................................................... 145 v
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT CTK Kĩ năng tư duy phản biện DN Doanh nghiệp EAO Mô hình thái độ về khởi nghiệp EE Giáo dục khởi nghiệp EEM Mô hình sự kiện khởi nghiệp GDKN Giáo dục khởi nghiệp GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HSSV học sinh - sinh viên IM Động lực nội tại KNDHBV Khởi nghiệp định hướng bền vững MBA Thạc sĩ quản trị kinh doanh PF Nhận thức về tính khả thi PSK Kĩ năng giải quyết vấn đề TPB Lý thuyết hành vi dự định EEM Lý thuyết về Sự kiện khởi sự THPT Trung học phổ thông RTK Kĩ năng chấp nhận rủi ro SEO Thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững SOEI Ý định khởi nghiệp định hướng bền vững WIPO World Intellectual Property Organization vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Loại hình khởi nghiệp và mục tiêu khởi nghiệp ...........................................42 Bảng 3.1. Phân loại mẫu nghiên cứu định tính..............................................................62 Bảng 3.2. Các giả thuyết nghiên cứu .............................................................................69 Bảng 3.3. Bảng nguồn gốc thang đo..............................................................................70 Bảng 3.4. Mã hóa các biến nghiên cứu .........................................................................75 Bảng 4.1. Độ tin cậy tổng hợp (Construct Reliability and Validity) .............................91 Bảng 4.2. Độ giá trị phân biệt (Discriminant Validity – Heterotrait-Monotrait Ratio HTMT) ......92 Bảng 4.3. Bảng hệ số tải của các nhân tố (Outer Loadings) .........................................92 Bảng 4.4. Hệ số R-square ..............................................................................................94 Bảng 4.5. Hệ số F – square ............................................................................................94 Bảng 4.6. Hệ số VIF ......................................................................................................95 Bảng 4.7. Sự phù hợp của mô hình nghiên cứu (Model fit) ..........................................96 Bảng 4.8. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu .............................................................99 Bảng 4.9. Bảng tổng tác động gián tiếp (Total indirect effects) ...................................99 Bảng 4.10. Tổng hợp mối quan hệ chi tiết ..................................................................100 Bảng 4.11. Kiểm định sự khác biệt về tác động của biến theo nhóm giới tính ...........101 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình các giai đoạn hình thành và thực thi ý định ....................................44 Hình 2.2. Mô hình các giai đoạn tư duy hành động ......................................................44 Hình 2.3. Mô hình sự kiện khởi nghiệp .........................................................................46 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu dự kiến..........................................................................58 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................60 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm .................................................................68 Hình 4.1. Thống kê theo giới tính .................................................................................88 Hình 4.2. Thống kê theo số năm học tích lũy................................................................89 Hình 4.3. Thống kê theo quê quán ................................................................................89 Hình 4.4. Mô hình nghiên cứu trong Smart PLS ...........................................................91 Hình 4.5. Kết quả kiểm định mô hình khi chưa có biến trung gian ..............................96 Hình 4.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...............................................97 Hình 4.7. Kết quả kiểm định vai trò điều tiết ..............................................................102 Hình 4.8. Vai trò điều tiết của số năm học tích lũy .....................................................103 Hình 4.9. Vai trò điều tiết quê quán ............................................................................103 Hình 4.10. Vai trò điều tiết của mức độ cởi mở trong các mối quan hệ xã hội ..........104 viii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU Trong phần mở đầu, nghiên cứu sẽ giới thiệu về: (1) Tính cấp thiết của nghiên cứu, (2) Mục tiêu nghiên cứu, (3) Câu hỏi nghiên cứu, (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (5) Phương pháp nghiên cứu, (6) Tính mới của nghiên cứu, và (7) Kết cấu của nghiên cứu. 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội của mỗi quốc gia (Schumpeter, 1934; Shane và Venkataraman, 2000). Các học giả lập luận: suy thoái môi trường là kết quả của sự thất bại thị trường (Dean và McMullen, 2007). Để vượt qua thất bại thị trường liên quan đến môi trường, khởi nghiệp định hướng bền vững là cơ hội đạt được lợi nhuận và giảm các hành vi suy thoái về môi trường (Poter và Kramer, 2011). Bên cạnh các vấn đề liên quan đến môi trường, khởi nghiệp định hướng bền vững được đánh giá như một quá trình xúc tác thay đổi xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng: giảm tệ nạn xã hội, tăng việc làm cho người dân, v.v. (Mair và Marti, 2006). Các kết luận này nhấn mạnh tác động to lớn từ khởi nghiệp định hướng bền vững của cá nhân đối với mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia (Chương trình nghị sự 2030). Đứng trước sự phát triển chung của xã hội và sự hội nhập toàn cầu, các nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của cá nhân và việc gia tăng trách nhiệm xã hội của các doanh nhân trong hành vi kinh doanh (Koegh và Polonsky, 1998). Động lực này giống như một chìa khóa thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, gia tăng mong muốn sở hữu doanh nghiệp của cá nhân (Krueger và cộng sự, 2000) đồng thời đem đến mong muốn nghiên cứu cho các học giả về quá trình hình thành và các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của một người có mong muốn khởi nghiệp. Dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, đối tượng khởi nghiệp phần lớn tập trung vào giới trẻ và khởi nghiệp khi đang là sinh viên. Sinh viên là những người có nhu cầu được đào tạo cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ để trở thành một doanh nhân tài năng trong tương lai (Gürol và Bal, 2009). Do đó, dựa trên nhu cầu phát triển bền vững của xã hội, giáo dục khởi nghiệp ra đời mang trọng trách trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cho sinh viên, từ đó sinh viên hình thành ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững, đo lường được những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai xa để đưa ra các quyết định khởi nghiệp, không chấp nhận những rủi ro quá lớn, lựa chọn phương án tối ưu nhất để hành động.
  12. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiền nhiệm đã chỉ ra một thách thức rất lớn đối với giới trẻ là việc ứng dụng và phát triển các lý thuyết và kỹ năng trên giảng đường liên quan đến ý định khởi nghiệp và xem xét vấn đề khởi nghiệp như một sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều sinh viên mong muốn khởi nghiệp nhưng lúng túng trong mô hình hoạt động, gặp rào cản trong ý định khởi nghiệp hoặc bị cản trở bởi một số hạn chế về pháp lý. Các học giả đã dành nhiều tâm huyết để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên (Seçgin và Sungur, 2021). Các yếu tố đó có thể đến từ môi trường hoặc các nền tảng cá nhân, đồng thời sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên. Nghiên cứu của (Krueger, 2007) nhận định ý định khởi nghiệp định hướng bền vững được coi là yếu tố trung gian giữa hành vi kinh doanh và các yếu tố khác như chuyên môn, kỹ năng, hoàn cảnh xuất thân, văn hóa, tài chính. Các ý định khởi nghiệp sẽ đi trước và giúp cá nhân nắm bắt tốt cơ hội, từ đó họ có thể lựa chọn khởi nghiệp vào thời điểm phù hợp đối với bản thân. Mối quan hệ giữa đào tạo và khởi sự kinh doanh được thực hiện chủ yếu ở các nước đã phát triển, rất ít ở các nước phát triển (Nguyễn Thu Thủy, 2015). Bên cạnh đó, các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên và giáo dục khởi nghiệp còn tồn tại sự khác biệt giữa các quốc gia và tùy thuộc vào đặc điểm khởi nghiệp, môi trường kinh doanh khác nhau. Vì vậy, quá trình hình thành ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam có thể sẽ khác biệt so với các nghiên cứu thực nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung còn rất ít nghiên cứu về ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững. Trước sự thay đổi của xã hội, thế hệ trẻ hiện nay sở hữu hiểu biết và ý thức về môi trường, nhận thức về xã hội và trách nhiệm xã hội theo hướng phát triển bền vững (Hewlett và cộng sự, 2009). Nếu như ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ khởi nghiệp của sinh viên cao - khoảng 40% (Serida và cộng sự, 2010) thì tại Việt Nam, tuy phong trào khởi nghiệp trong vài năm gần đây đã lan tỏa khắp cả nước nhưng tỷ lệ khởi nghiệp của sinh viên còn ở mức thấp và chỉ có một số ít sinh viên có thể vận hành hiệu quả, bắt đầu kinh doanh. Nhằm giải quyết tình trạng này, các quốc gia đã và đang phối hợp giảng dạy về giáo dục khởi nghiệp và khơi dậy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững tại các trường học. Chính vì vậy, giáo dục khởi nghiệp được coi là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, đóng vai trò như một ứng dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại các quốc gia. 10
  13. Xuất phát từ yêu cầu lý thuyết về thực tiễn nghiên cứu, việc đánh giá tác động của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp định hướng bền vững đã mở ra định hướng nghiên cứu về “Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp theo hướng bền vững của sinh viên Việt Nam”. Từ đó, luận án đưa ra một số đề xuất về việc nâng cao hiệu quả giáo dục khởi nghiệp và thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quan của nghiên cứu là phân tích tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định bền vững của sinh viên tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau: • Hệ thống cơ sở lý thuyết về giáo dục khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên, các mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp. • Kiểm định mức độ tác động của giao dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam. • Kiểm địnhvai trò trung gian của động lực nội tại, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng tư duy phản biện, nhận thức được tính khả thi về kinh doanh, thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam. • Vai trò của các biến điều tiết trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững của sinh viên tại Việt Nam. • Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao giáo dục khởi nghiệp, nâng cao ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu xuất phát từ các câu hỏi nghiên cứu sau: Q1: Cơ chế tác động của giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam như thế nào? Q2:Vai trò của các biến điều tiết có tác động như thế nào trong mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững của sinh viên tại Việt Nam? Q3: Vai trò trung gian của kỹ năng và động lực nội tại có tác động như thế nào đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên? Q4: Giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục khởi nghiệp tới ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam? 11
  14. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua: động lực nội tại, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng chấp nhận rủi ro, thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững, nhận thức được tính khả thi về kinh doanh của sinh viên. Phạm vi nghiên cứu • Về nội dung Nội dung nghiên cứu chính là đánh giá tác động của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam. Trong đó, khởi nghiệp định hướng bền vững được xem xét ở ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu kiểm định vai trò trung gian của các biến trung gian (động lực nội tại, kĩ năng chấp nhận rủi ro, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phản biện, nhận thức được tính khả thi về kinh doanh, thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững). Bên cạnh đó, vai trò điều tiết của số năm học tích lũy, quê quán và độ cởi mở được nghiên cứu làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc thực hiện giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam trong những năm tới. • Về không gian Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi cả nước, khảo sát sinh viên tham gia chương trình giáo dục khởi nghiệp nhằm đánh giá toàn diện tác động giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam. • Về thời gian Thời gian tiến hành nghiên cứu được cụ thể trong khoảng thời gian như sau: - Thời gian nghiên cứu định tính: 01/12/2020 - 31/12/2020 - Thời gian nghiên cứu định lượng sơ bộ: 1/1/2021 - 31/1/2021 - Thời gian nghiên cứu định lượng chính thức: 1/3/2021-30/6/2021 5. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu. • Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được sử dụng để kiểm tra sơ bộ tính khả thi của mô hình nghiên cứu trong bối cảnh các trường đại học tại Việt Nam và khám phá các nhân tố 12
  15. tiềm ẩn liên quan đến giáo dục khởi nghiệp bền vững tại bối cảnh cụ thể. Bằng phương pháp phỏng vấn nhóm đối tượng là các sinh viên tại các trường đại học Việt Nam, nghiên cứu đã tập trung vào việc tìm hiểu nhận thức và ý kiến của sinh viên về vấn đề giáo dục khởi nghiệp bền vững cũng như ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và khởi nghiệp nhằm có được cái nhìn sâu rộng, rõ ràng hơn để định hướng cho việc xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu. Các kết quả của nghiên cứu định tính là hoàn thiện thang đo và bảng hỏi khảo sát, phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Các kết quả thu được sau nghiên cứu định tính sẽ được sửa đổi lại thang đo và mô hình lý thuyết, đồng thời dùng làm cơ sở thiết kế bảng hỏi trong nghiên cứu. • Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện điều tra, phỏng vấn trên các trường đại học ở Hà Nội. Sau đó, nghiên cứu kiểm định sơ bộ về độ tin cậy của thang đo, qua đó lựa chọn những thang đo phù hợp để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để thực hiện điều tra và sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS 23 và Smart PLS 3.3. Trước hết, nghiên cứu phân tích Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha tối thiếu lớn hơn 0.7 đối với các nhân tố (Nunnally & Burnstein, 1994) và hệ số tương quan biến tổng > 0.3 (Hair và cộng sự, 2014) thì được chấp nhận. Tiếp đến, dựa trên phương pháp PLS-SEM, nghiên cứu thực hiện đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc để nhận định về độ tin cậy, tính giá trị và chất lượng của mô hình (Hair và cộng sự, 2014). Sau khi các điều kiện về mô hình được thỏa mãn, kiểm định bootstrap sẽ được thực hiện để ước lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết thống kê, đồng thời vai trò trung gian cũng được kiểm định trong phần này (Hair và cộng sự, 2014). Ngoài ra, kỹ thuật phân tích đa nhóm (MGA) cũng được thực hiện để kiểm định sự khác biệt (Hair và cộng sự, 2017). Cuối cùng, bằng phương pháp tiếp cận hai giai đoạn, nghiên cứu tiến hành kiểm định và đánh giá vai trò điều tiết của các biến trong mô hình (Hair và cộng sự, 2017). 6. Tính mới của nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu hành vi từ lý thuyết hành vi như lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi có kế hoạch… Khác với các nghiên cứu tiền nhiệm, nghiên cứu vận dụng lý thuyết các giai đoạn của tư duy 13
  16. hành động để xây dựng mô hình nghiên cứu mới thông qua động lực nội tại và kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên. Từ đó, nghiên cứu đạt được những bước tiến mới trong việc chỉ ra cơ chế tác động của giáo dục khởi nghiệp, động lực nội tại và các kỹ năng đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam thông qua thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững và nhận thức được tính khả thi về kinh doanh Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu tìm ra mối quan hệ của giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên tại Việt Nam. Nghiên cứu không chỉ tiếp cận mối quan hệ trực tiếp giữa ý định khởi nghiệp định hướng bền vững và giáo dục khởi nghiệp đối với sinh viên Việt Nam mà nghiên cứu sử dụng động lực nội tại, kỹ năng chấp nhận rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện, thái độ hướng tới khởi nghiệp định hướng bền vững, nhận thức được tính khả thi về kinh doanh là biến trung gian với mục tiêu tập trung khai thác các nhân tố quan trọng tác động đến giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên, qua đó tìm ra liên kết giữa các nhân tố. Thông qua những kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra các giải pháp và khuyến nghị phù hợp để thúc đẩy ý định khởi nghiệp định hướng bền vững thông qua giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này. 7. Kết cấu của nghiên cứu Ngoài danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu bao gồm 5 chương sau: Phần mở đầu: Giới thiệu Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị 14
  17. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Tổng quan nghiên cứu nhằm tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến tác động của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của sinh viên. Nghiên cứu thực hiện tổng quát theo 5 nội dung sau: (1) Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp; (2) Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp; (3) Các nghiên cứu về tác động trực tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững; (4) Các nghiên cứu về tác động gián tiếp của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp định hướng bền vững; (5) Khoảng trống và những vấn đề của nghiên cứu. 1.1. Nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp Giáo dục khởi nghiệp có mục đích gia tăng các hành vi của cá nhân nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của đất nước, qua đó giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân đối với các cơ hội khởi nghiệp tiềm năng (Ozdemir, 2008). Trong nhiều năm qua, giáo dục khởi nghiệp được coi là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, thông qua giáo dục khởi nghiệp, cá nhân đóng góp công sức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia (Neck và Greene, 2011). Sự phổ biến của các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp dựa trên mức độ quan tâm ngày càng tăng lên của các học giả đối với chủ đề này. Các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp có hướng tiếp cận khác nhau. Trong khoảng từ năm 1984 đến năm 2011, khoảng 100 bài báo được xuất bản trên 5 tạp chí hàng đầu về khởi nghiệp trên thế giới (Journal of Business Venturing, Entrepreneurship Theory & Practice, Journal of Small Business Management, Entrepreneurship & Regional Development and International Small Business Journal) và hai tạp chí có ảnh hưởng lớn về giáo dục (Academy of Management Learning & Education and Journal of Management Education) tiếp cận giáo dục khởi nghiệp theo hướng khởi nghiệp. Từ năm 2004 đến năm 2012, các nghiên cứu tập trung về tác động của giáo dục khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp của sinh viên sau đại học (Hasan và cộng sự, 2013). Tiếp theo, giai đoạn từ 2006 – 2012, trên thế giới có khoảng 220 nghiên cứu được xuất bản về ý định khởi nghiệp của sinh viên (Fayolle & Linnan, 2013). Đặc biệt, riêng trên Web of Science và Scopus, tính đến năm 2014 có khoảng 1773 nghiên cứu được đăng trên về giáo dục khởi nghiệp (Fellnhofera & K, 2019). Song song với sự đồ sộ về khối lượng các tài liệu nghiên cứu các khía cạnh của giáo dục khởi nghiệp, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau đã được khai thác về đề tài 15
  18. này. Một phân tích tổng hợp đã được thực hiện về mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định kinh doanh của cá nhân (Bae và cộng sự, 2014). Một số nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của giáo dục khởi nghiệp đối với nhận thức học viên (Lorz và cộng sự, 2013; Mwasalwiba, 2010) hoặc đánh giá năng lực của giảng viên để dạy kiến thức về giáo dục khởi nghiệp (Albornoz, 2008). Các học giả đã kiểm tra định hướng xã hội trong lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp (Mars & Garrison, 2009) hoặc tác động của giáo dục khởi nghiệp đến việc quản lý các doanh nghiệp nhỏ (Gorman và cộng sự, 1997). Một số ít tài liệu thực hiện theo hướng tổng quan và phân loại các nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp, qua đó các nghiên cứu định tính này đã phân tích những đóng góp của nhiều học giả về giáo dục khởi nghiệp qua các giai đoạn. Giáo dục khởi nghiệp được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường học (Kuncoro và Rusdianto, 2016). Các kết quả nghiên cứu tiền nhiệm đưa ra kết luận về sự gia tăng về ý định khởi nghiệp của sinh viên sau khi tham gia chương trình giáo dục khởi nghiệp. Trong đó, giáo dục khởi nghiệp đa phần được cung cấp tại các trường đại học và bắt đầu xuất hiện tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trong những năm gần đây (Fayolle và cộng sự, 2014). Theo đánh giá của một số nghiên cứu, nếu tỷ lệ giáo dục khởi nghiệp tại các quốc gia như Phần Lan, Columbia, Chile là 40%, thì tỷ lệ này ở Thổ Nhĩ kỳ chỉ là 6% (Serida và cộng sự, 2010) và sau 8 năm, tỷ lệ giáo dục khởi nghiệp đã tăng lên 16% vào năm 2016 tại Thổ Nhĩ Kỹ. Sự gia tăng của tỉ lệ giáo dục khởi nghiệp đã góp phần khẳng định nỗ lực của các chính phủ trong việc thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp đồng thời chỉ ra sự khác biệt của giáo dục khởi nghiệp tại các quốc gia. Sau nhiều phân tích, các nhà nghiên cứu đã lý giải nguyên nhân của sự chênh lệch này: nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy ở bậc đại học thì Mỹ và các nước châu Âu đưa giáo dục khởi nghiệp vào trường học từ trình độ học vấn tiểu học (Yelkikalan và cộng sự, 2010). Kết luận đã khẳng định hành động và tầm nhìn của chính phủ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục khởi nghiệp tại các nước trên thế giới. Đây cũng bài học quan trọng cho Việt Nam đối với giáo dục khởi nghiệp. Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu tiền nhiệm, các học giả cũng đưa ra bài học cho nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo cần có sự quan tâm nhiều hơn đến quá trình đổi mới và sự giao lưu tri thức, đồng thời việc gia tăng ý định khởi nghiệp của cá nhân sẽ thúc đẩy sự quan tâm của truyền thông đại chúng về lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp tại trường học (Boldureanu và cộng sự, 2020). Nhiều nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu của (Karimi và cộng sự, 2010) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục khởi nghiệp tại các trung tâm giáo dục khoa học ứng dụng về nông nghiệp của Iran. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ý 16
  19. định khởi nghiệp có tác động tích cực đến nhận thức của sinh viên về giáo dục khởi nghiệp (Smit, 2004). Việc tạo dựng một môi trường học tập hiệu quả và xây dựng hệ thống quy định hợp lý là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực khởi nghiệp của sinh viên (Pages và Markley, 2004). Ngoài ra, (Karimi và cộng sự, 2010) cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội và sự phát triển của giáo dục khởi nghiệp (Dodd và Gotsis, 2007). Tương tự, trong nghiên cứu của (Zamani và Mohammadi, 2018), tác giả cũng đã nhấn mạnh việc phát triển giáo dục khởi nghiệp có thể giải quyết tình trạng thất nghiệp toàn thời gian của hầu hết sinh viên ngành nông nghiệp, giảm tệ nạn xã hội xuất phát từ sự thất nghiệp của thanh thiếu niên. Có thể thấy, nghiên cứu về giáo dục khởi nghiệp đã được nhiều học giả quan tâm trên thế giới. Các nghiên cứu tiền nhiệm về giáo dục khởi nghiệp cho thấy tồn tại ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp của cá nhân nói chung và sinh viên nói riêng. 1.2. Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp Trong những năm qua, một số nghiên cứu đã kiểm định và đánh giá cơ hội khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp từ ý định khởi nghiệp của nhà khởi nghiệp (Gregoire và cộng sự, 2011). Sự phát triển của ý định khởi nghiệp có thể tạo ra nhiều việc làm bán thời gian và việc làm toàn thời gian (Karimi và cộng sự, 2010). Hơn thế nữa, việc nâng cao ý định khởi nghiệp định hướng bền vững không chỉ hoàn thành mục tiêu kinh tế mà còn giúp đảm bảo yếu tố môi trường và xã hội (Muñoz và Dimov, 2015). Vì vậy, việc nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, đặc biệt là ý định khởi nghiệp định hướng bền vững của các cá nhân là cần thiết trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn cầu. 1.2.1. Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp đã xuất hiện từ rất sớm. Các nghiên cứu của (Shapero, 1975; Shapero và Sokol, 1982) đánh dấu thời điểm các học giả bắt đầu quan tâm nghiên cứu về ý định khởi nghiệp. Đến năm 1988, nghiên cứu của (Bird, 1988) trong lĩnh vực khởi nghiệp đã chỉ ra giá trị quan trọng của ý định khởi nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu này đã thu hút sự chú ý của phần đông các học giả đối với chủ đề về ý định khởi nghiệp của cá nhân. Hiện nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới bàn luận về ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực khởi nghiệp. Phần lớn nghiên cứu có kết luận: ý định khởi nghiệp là yếu tố dự đoán tốt nhất cho hành vi khởi nghiệp (Krueger và cộng sự, 2000) và các sự kiện bất ngờ (liên quan đến biến số từ cá nhân và ngoại cảnh) 17
  20. thường ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp thông qua trung gian là thái độ cá nhân và động lực để hành động (Peterman và Kennedy, 2003). Việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp của cá nhân là cần thiết trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia (Carree và Thurik, 2003; Wong và cộng sự, 2005). Ý định khởi nghiệp là yếu tố giúp gia tăng việc làm, là một giải pháp chống lại khủng hoảng thất nghiệp (Karimi và cộng sự, 2010). Một số nghiên cứu hướng đến việc tìm ra sự tác động từ các quốc gia đến ý định khởi nghiệp của cá nhân (Fayolle và cộng sự, 2018). Kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia có thu nhập cao hơn sẽ thúc đẩy ý định khởi nghiệp và quyền chủ động khởi nghiệp của cá nhân. Văn hóa và nhận thức văn hóa của quốc gia có ảnh hưởng (cả trực tiếp và gián tiếp) đến thái độ và hành vi của cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp (Moriano và cộng sự, 2012). Ngoài ra, ý định khởi nghiệp xuất hiện nhiều hơn tại các quốc gia có sự công bằng, bình đẳng, chủ nghĩa bình quân chiếm ưu thế (Engle và cộng sự, 2011). Các thể chế quốc gia có thể vừa hạn chế và vừa cho phép cá nhân có ý định khởi nghiệp (Welter và Smallbone, 2012) thông qua việc áp dụng các chính sách công (Zahra và Wright, 2011). Bên cạnh đó, ý định khởi nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi thu nhập quốc dân có chiều hướng gia tăng (Liñán và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp cũng được các học giả quan tâm. Nghiên cứu của (Trope và Liberman, 2010) phân tích quá trình hình thành ý định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp tại nhiều lĩnh vực sẽ phụ thuộc vào thời điểm ý định và hành vi đó xảy ra ở tương lai gần hay xa. Điều này có nghĩa: yếu tố thời gian có khả năng làm sai lệch việc hình thành hành vi và ý định khởi nghiệp của chủ thể. Ngoài ra, các đặc điểm tính cách của một cá nhân có ảnh hưởng quan trọng đến ý định khởi nghiệp của họ (Baum và cộng sự, 2007). Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục, (Bakirci và Öçsoy, 2017) đã chỉ ra mối quan hệ giữa ý định khởi nghiệp và các yếu tố gồm: giới tính, độ tuổi, loại hình giáo dục, mức thu nhập của gia đình sinh viên (Akbaş và Arpat, 2020). Nghiên cứu của (Martin và cộng sự, 2013) tìm hiểu sự tương tác giữa ý định khởi nghiệp của sinh viên với sự phát triển năng lực và kết quả kinh doanh của họ trong môi trường giáo dục. Một số nghiên cứu điều tra về nhận thức của giảng viên đối với ý định khởi nghiệp, đồng thời dự đoán về ý định khởi nghiệp của cá nhân sau các khóa học giáo dục khởi nghiệp (Deveci và Aydin, 2017). Trong lĩnh vưc tài chính và việc làm, thị trường tài chính được đánh giá có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của cá nhân. Hệ thống quy định và chính sách pháp luật cũng có sự ảnh hưởng lớn đối với ý định khởi nghiệp của 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2