intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong các năm tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHÙNG HUY VINH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHÙNG HUY VINH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN 2. TS. NGUYỄN CÔNG TIỆP HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kì nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2023 Tác giả luận án Phùng Huy Vinh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận và TS. Nguyễn Công Tiệp, các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y thành phố Hà Nội; lãnh đạo và cán bộ chuyên viên có liên quan của UBND, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Đông Anh; lãnh đạo và cán bộ có liên quan của 12 xã thuộc 4 huyện được chọn nghiên cứu; cùng toàn thể các cơ sở chăn nuôi, thu gom, giết mổ,... gia cầm (hộ, trang trại, gia trại) trên địa bàn thàn phố Hà Nội đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng và giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2023 Nghiên cứu sinh Phùng Huy Vinh ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị ................................................................................................................ x Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x Danh mục hình ................................................................................................................. xi Danh mục hộp .................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii Thesis abstract................................................................................................................ xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................................ 5 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ........ 6 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm.................................................. 6 2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm .......................................... 6 2.1.2. Vai trò của phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ............................................ 10 2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm ........................................... 12 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ............................ 14 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm .................... 19 iii
  6. 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ............................................ 24 2.2.1. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ gia cầm trên thế giới .................................... 24 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ở một số địa phương của Việt Nam ............................................................................................................. 26 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ...................... 29 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan......................................................... 30 2.3.1. Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững.......................................... 30 2.3.2. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, rủi ro trong chăn nuôi gia cầm ................. 34 2.3.3. Các nghiên cứu về phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ................................ 37 2.3.4. Những khoảng trống của các nghiên cứu trước đây ........................................... 40 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 41 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ....................................................................... 42 3.1.1. Phương pháp tiếp cận.......................................................................................... 42 3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 43 3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................................ 44 3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 44 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 48 3.3. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin ........................................................................... 50 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp ................................................ 50 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin sơ cấp .................................................. 50 3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin .......................................................... 53 3.4.1. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin .................................................................. 53 3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu, thông tin ........................................................... 53 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................................. 58 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm về kinh tế ................................................................................................................. 58 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả đóng góp cho xã hội trong phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ............................................................................................... 59 iv
  7. 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ............................................................................................... 60 3.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ................................................................................................................ 60 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 61 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 62 4.1. Thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................................................................................ 62 4.1.1. Phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm về kinh tế .............................................. 62 4.1.2. Phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm về mặt xã hội ........................................ 94 4.1.3. Phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm về môi trường ....................................... 99 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội..............................................................................................................102 4.2.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng......................................................................... 102 4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................. 121 4.3. Giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ....125 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................... 125 4.3.2. Định hướng phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm ......................................... 129 4.3.3. Các giải pháp .................................................................................................... 130 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 148 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 149 5.1. Kết luận..............................................................................................................................149 5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................................150 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến kết quả luận án ............................ 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 167 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BQ Bình quân CN Chăn nuôi CNGC Chăn nuôi gia cầm DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc GC Gia cầm GO Giá trị sản xuất GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian LĐ Lao động Nghìn đ. Nghìn đồng NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TĐPT Tốc độ phát triển Tr.đồng Triệu đồng TT Trang trại UBND Ủy ban nhân dân USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ VA Giá trị gia tăng vi
  9. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Căn cứ chọn huyện nghiên cứu theo số liệu năm 2019 ................................... 49 3.2. Số lượng mẫu được chọn khảo sát ................................................................... 52 3.3. Ma trận phân tích SWOT ................................................................................. 54 4.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư cho phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm thành phố Hà Nội .............................................................................................................. 63 4.2. Tình hình đạo tạo, bồi dưỡng nhân lực và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho chăn nuôi gia cầm thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021........................... 65 4.3. Số lượng các tổ chức chăn nuôi gia cầm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................................. 67 4.4. Số lượng hộ chăn nuôi gia cầm theo qui mô nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................................. 68 4.5. Số đầu con gia cầm bình quân một cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 68 4.6. Hình thức và nội dung liên kết của hộ và trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................................................... 70 4.7. Các quy trình kỹ thuật chăn nuôi gia cầm sử dụng tại cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................................................................... 72 4.8. Các nguồn mua giống để chăn nuôi gia cầm chủ yếu của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................................... 74 4.9. Nguồn mua thức ăn chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 75 4.10. Tỷ lệ các cơ sở áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................. 76 4.11. Tỷ lệ các cơ sở chăn nuôi gà có mắc các bệnh thường gặp trên địa bàn Hà Nội .............................................................................................................. 77 4.12. Tỷ lệ các cơ sở chăn nuôi vịt, ngan có mắc các bệnh thường gặp trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................................... 78 4.13. Tỷ lệ tiêu thụ qua các tác nhân của các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 80 vii
  10. 4.14. Khối lượng thịt hơi gia cầm tiêu thụ bình quân 1 lứa nuôi của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................. 83 4.15. Giá bán bình quân thịt hơi gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn Hà Nội .............................................................................................................. 84 4.16. Số đầu con và sản lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng của thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021 ...................................................................................... 88 4.17. Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm trong ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp của Hà Nội ........................................................... 89 4.18. Chi phí sản xuất gia cầm thịt bình quân một kg thịt hơi xuất chuồng trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................. 90 4.19. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi gà thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................ 93 4.20. Lao động và cơ cấu lao động nông thôn của thành phố Hà Nội ...................... 95 4.21. Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động và tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện đại diện thành phố Hà Nội ............................................................................................. 97 4.22. Tỷ lệ đóng góp của chăn nuôi gia cầm trong tổng thu nhập của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................. 97 4.23. Tổng hợp kết quả điều tra hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội về bảo vệ sức khỏe và trình độ hiểu biết của người dân .................................. 99 4.24. Tổng hợp ý kiến hộ chăn nuôi gia cầm về về xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................................... 100 4.25. Tổng hợp ý kiến người dân về môi trường nước, đất, không khí .................. 101 4.26. Đánh giá của người chăn nuôi về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................... 103 4.27. Tổng hợp số lượng các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội................................ 105 4.28. Điểm bình quân và tỷ lệ ý kiến đánh giá theo các mức độ của thể chế chính sách đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội . 108 4.29. Một số chỉ tiêu trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm của thành phố Hà Nội ............................................................................. 109 4.30. Tổng hợp ý kiến của người chăn nuôi về ảnh hưởng của quy hoạch đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm tại Hà Nội ................................................ 110 viii
  11. 4.31. Hệ thống cơ sở hạ tầng chủ yếu có liên quan đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................... 111 4.32. Một số chỉ tiêu thể hiện các dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................................................................... 112 4.33. Tổng hợp ý kiến của người chăn nuôi về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng, dịch vụ đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm tại Hà Nội.................................. 113 4.34. Tổng hợp ý kiến của cơ sở chăn nuôi về các tiêu chí liên quan đến nhu cầu & thị trường tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................................ 115 4.35. Nguồn lực chủ yếu của hộ và trang trại trong chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................................... 116 4.36. Tổng hợp ý kiến đánh giá về 9 tiêu chí nguồn lực của các cơ sở trong phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................... 117 4.37. Hiểu biết của người chăn nuôi về tác hại của chất cấm trong chăn nuôi gia cầm ........................................................................................................... 118 4.38. Hiểu biết của người chăn nuôi về chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn thực phẩm............................................................................................................... 119 4.39. Ứng xử của các cơ sở trong chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................................ 120 4.40. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hiểu biết & ứng xử của người chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................... 120 4.42. Kiểm định KMO và Bartlett's Test ................................................................ 123 4.43. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................. 124 4.44. Phân tích SWOT đối với phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................................... 126 4.45. Các mục tiêu cụ thể của chăn nuôi gia cầm thành phố Hà Nội cần ............... 127 ix
  12. DANH MỤC ĐỒ THỊ TT Tên đồ thị Trang 2.1. Khối lượng thịt gia cầm sản xuất và tiêu thụ toàn thế giới................................. 24 2.2. Top 10 quốc gia tiêu thụ thịt gia cầm lớn nhất thế giới ...................................... 25 4.1. Giá một số loại gia cầm ở cổng trại trong giai đoạn 2020 - 2022 ...................... 85 4.2. Đánh giá của các cơ sở chăn nuôi gia cầm về vai trò tạo việc làm cho lao động gia đình ...................................................................................................... 96 4.3. Đánh giá của các cơ sở chăn nuôi gia cầm về sự thay đổi thu nhập giữa trước và sau năm 2019 trên địa bàn nông thôn Hà Nội ............................................... 98 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm .................................. 44 4.1. Kênh tiêu thụ gà thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội......................................... 81 4.2. Kênh tiêu thụ vịt thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................ 82 4.3. Kênh tiêu thụ ngan thịt trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................... 83 x
  13. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Ba trụ cột cơ bản của phát triển bền vững ............................................................ 9 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội ................................................................ 45 DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Hoạt động của hợp tác xã chăn nuôi gà ở Sóc Sơn ............................................ 69 4.2. Việc hợp tác và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gà chưa thực sự phát huy được hiệu quả .............................................................................................. 71 4.3. Các hộ chưa thực sự liên kết để áp dụng các quy trình sản xuất mới................. 73 4.4. Muốn ổn định đầu ra và chăn nuôi có lãi phải tạo ra các sản phẩm gia cầm đặc biệt................................................................................................................ 86 4.5. Người chăn nuôi luôn là người chịu thiệt thòi khi có sự biến động về giá đầu vào và đầu ra ................................................................................................ 87 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Phùng Huy Vinh Tên luận án: Phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, để đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất, tiếp cận theo vùng, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận chuỗi giá trị để đề xuất khung phân tích và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài các số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách báo, tạp chí, luận án, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, tác giả còn tiến hành điều tra phỏng vấn 495 hộ chăn nuôi gia cầm và 108 trang trại chăn nuôi gia cầm tại 12 xã đại diện nghiên cứu thuộc 4 huyện (Ba Vì, Sóc Sơn, Ứng Hòa, Đông Anh). Các phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, dãy số biến động thời gian, phân tích SWOT, hạch toán kinh tế hộ, phương pháp cho điểm, phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert; phân tích hồi quy đa biến. Kết quả chính và kết luận Chăn nuôi gia cầm ở Hà Nội vẫn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, sản xuất manh mún, mang lại hiệu quả thấp. Kinh tế trang trại, kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã có xu hướng phát triển. Số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế, quy mô sản xuất vừa và nhỏ là phổ biến. Số lượng các hộ chăn nuôi gia cầm năm 2021 là hơn 321 nghìn hộ, trong đó các hộ chăn nuôi dưới 50 con chiếm khoảng 72% tổng số hộ, số hộ chăn nuôi quy mô hơn 1000 con chiếm 3,6%. Trong giai đoạn 2017-2021, tổng đàn gia cầm của Hà Nội tăng bình quân 8%/năm, sản lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng tăng 9,6%/năm và giá trị sản xuất của chăn nuôi gia cầm tăng 8%/năm. Chăn nuôi gia cầm có đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp của Hà Nội. Các hạn chế chủ yếu trong phát triển chăn nuôi gia cầm ở Hà Nội là năng suất chăn nuôi chưa cao, dịch bệnh vẫn thường xảy ra. Giá thành sản xuất còn phụ thuộc xii
  15. nhiều vào thị trường thức ăn chăn nuôi,… Tỷ lệ sản phẩm gia cầm được tiêu thụ qua các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết là rất ít. Giá bán sản phẩm đầu ra không ổn định, còn còn bấp bênh. Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi gia cầm ở thành phố Hà Nội vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro của thị trường. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: điều kiện tự nhiên, Cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia cầm của Hà Nội; Thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm của thành phố Hà Nội; Cơ sở hạ tầng và dịch vụ; Nhu cầu và thị trường người tiêu dùng; Nguồn lực cơ sở chăn nuôi gia cầm; Hiểu biết và ứng xử của người chăn nuôi gia cầm. 7 nhóm yếu tố này đã được kiểm định bằng phương pháp nhân tố khám khá, chạy hàm hồi quy và cho thấy có ảnh hưởng tích cực (cả 7 biến đều có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê). Để phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Quản lý quy hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm; Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm; Tổ chức sản xuất và tiêu thụ gia cầm theo chuỗi giá trị; Tăng cường nguồn lực cho các cơ sở chăn nuôi gia cầm; Nâng cao hiểu biết và nhận thức cho người chăn nuôi gia cầm; Áp dụng khoa học công nghệ mới vào chăn nuôi; Tăng cường quản lý ngành về chăn nuôi gia cầm. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Phung Huy Vinh Thesis title: Sustainable development of poultry production in Hanoi City Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The study aims to assess the current situation and analyze factors affecting the sustainable development of poultry production in Hanoi City. Based on the findings, a set of solutions will be proposed to develop poultry production sustainably in Hanoi City in the coming time. Materials and Methods The study utilizes several research approaches including the system approach, production system approach, regional approach, participatory approach and value chain approach to developing an analysis frame for researching the sustainable production of poultry in Hanoi City. In addition to secondary data collected from books, journals, dissertations, the General Statistics Office, Hanoi Statistical Office, Hanoi Department of Agriculture and Rural Development, a survey was conducted with 495 households and 108 large farms raising poultry in 12 communes in Ba Vi, Soc Son, Ung Hoa and Dong Anh districts. The methods used to process and analyze data are descriptive statistics, comparison method, annual growth rate, SWOT, household economic accounting, scoring method, factor analysis with the Likert scale and multiple regression analysis. Main findings and conclusions Poultry production in Hanoi is still mainly smallholder farming, scattered, and low economic efficiency. Large farms and collective economies with the main unit of cooperatives tend to develop. The number of enterprises is still limited and most of them produce at small and medium scales. The number of poultry-raising households in Hanoi in 2021 was more than 321 thousand, of which households raising less than 50 heads account for about 72 per cent and the ones raising more than 1000 heads accounts for 3.6 per cent. In the period 2017-2021, the total number of poultry in Hanoi has increased by 8 per cent/year on average. The quantity of lived weight of poultry and the gross output has increased by 9.6 per cent/year and 8 per cent/year, respectively. Poultry production has contributed significantly to the development of the livestock and agricultural sector in Hanoi. xiv
  17. The main difficulties in the development of poultry production in Hanoi are low productivity and the continuous occurrence of diseases. Production costs depend on the animal feed market. Moreover, the proportion of poultry products sold through value chains and linkage chains is very small. The selling prices have fluctuated. This shows that poultry farmers in Hanoi face many potential risks in both input and output markets. Factors affecting the sustainable development of poultry production in Hanoi include Natural conditions; Mechanisms and policies to develop poultry production; Implementation of the poultry production development plan; Infrastructure and services; Consumers’ demand and market; Resources for poultry production of farmers and other units; Knowledge and behaviour of poultry farmers. These seven groups of factors have been tested by factor analysis and regression methods (there are seven variables being statistically significant). In order to sustainably develop poultry production in Hanoi City, it is necessary to synchronously implement the following solutions: Managing of poultry production development plan; Implementing policies to support the sustainable development of poultry production; Organizing poultry production and marketing products according to the value chain; Increasing resources for poultry production of raising units; Improving awareness for poultry farmers; Applying new farming techniques and practices; and strengthening industry management for poultry production. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi gia cầm (CNGC) là ngành chăn nuôi truyền thống, phổ biến và quan trọng nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con người như đạm, chất khoáng, chất vi lượng và nhiều loại chất dinh dưỡng mà nhiều loại thịt khác không có được. Chăn nuôi gia cầm gắn liền văn hóa bản địa và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng miền ở khu vực nông thôn. Ở Việt Nam, chăn nuôi gia cầm hiện đứng thứ 21 trên thế giới về sản xuất thịt gia cầm và là một trong 10 quốc gia có sản lượng vịt và trứng vịt lớn nhất thế giới (FAO, 2021). Theo Tổng cục Thống kê (2023) tổng đàn gia cầm cả nước năm 2021 đạt 526,3 triệu con, tăng hơn 2,6% so với năm 2020; sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng cả năm đạt khoảng 1,9 triệu tấn (tăng khoảng 2% so với năm 2020), sản lượng trứng đạt khoảng 17,6 tỷ quả (tăng khoảng 5,5% so với năm 2020). Tổng sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng là hơn 2 triệu tấn vào năm 2022; và sản lượng trứng đạt trên 18,3 tỷ quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023). Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi của Việt Nam luôn cao hơn so với mức tăng trung bình của ngành nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm của Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả lợn Châu phi. Tuy nhiên, chăn nuôi nói chung và CNGC nói riêng ở Việt Nam chủ yếu là phát triển tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, xen kẽ trong khu dân cư, thiếu liên kết, chậm đổi mới kỹ thuật, gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh, chất lượng chưa đảm bảo, chi phí đầu vào và giá bán không ổn định nên hiệu quả mang lại chưa cao, đặc biệt là chăn nuôi quy mô nông hộ và trang trại. Nguyên nhân chủ yếu là: (i) chăn nuôi chưa chủ động về giống; (ii) Quy trình sản xuất truyền thống nên năng suất gia cầm của Việt Nam chỉ đạt hơn 50% so với mức trung bình thế giới; (iii) Công tác kiểm soát dịch bệnh chưa chủ động & thật sự hiệu quả; (iv) Chi phí thức ăn cao trong chăn nuôi (Hiệp hội CNGC Việt Nam, 2021); (v) Sản phẩm chăn nuôi chưa có truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi của nông hộ và trang trại. Do vậy, khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, tham gia các hiệp định tự do thương mại thì ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ngành CNGC sẽ chịu sức ép rất lớn từ việc giảm thuế nhập khẩu, mở cửa thị trường dịch vụ đầu tư, nguồn gốc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, và các nguyên tắc nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. 1
  19. Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất cả nước (3359,82 km2), là thành phố đông dân thứ hai (8,33 triệu người), có khoảng 2 triệu khách du lịch và dân vãng lai sinh sống (Cục Thống kê Hà Nội, 2023) nên thị trường tiêu thụ thực phẩm rộng lớ, có nhu cầu đa dạng và khả năng chi trả cao của người tiêu dùng. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, trong đó có 17 huyện ngoại thành với sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo, được chia thành 4 tiểu vùng rõ rệt là (i) vùng đồi, núi, bán sơn địa, (ii) vùng bãi ven sông, (iii) vùng đồng bằng và (iv) vùng chiêm trũng, thích hợp để phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Vì thế, chăn nuôi nói chung và CNGC nói riêng đã, đang và vẫn là sinh kế của hàng triệu người dân nông thôn. Từ khi thành phố được mở rộng, CNGC có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Tính hết năm 2021 tổng đàn gia cầm của Hà Nội đã tăng từ hơn 30 triệu con năm 2017 lên hơn 39,8 triệu con vào năm 2021. Giá trị sản xuất của ngành CNGC đã tăng từ hơn 2,87 nghìn tỷ đồng vào năm 2017 lên hơn 3,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2021, tăng khoảng 7%/năm; tốc độ tăng trưởng đàn gia cầm và cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp (Cục Thống kê Hà Nội, 2022; Sở NN&PTNT Hà Nội, 2022). Chăn nuôi gà cầm của Hà Nội đã từng bước giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động nhàn rỗi ở các huyện ngoại thành, giúp người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống…. Nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, UBND thành phố thì Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3215/QĐ – UBND về việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó đã quy hoạch 60 xã CNGC trọng điểm với quy mô khoảng 16,8 triệu con; quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư (UBND thành phố Hà Nội, 2019); khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghệ cao và hướng đến nhập ngoại những giống gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt có năng suất cao, có chất lượng cao; phát triển các giống gia cầm bản địa như gà Ri, gà Mía, vịt cỏ Vân Đình; tạo sản phẩm đặc trưng cho vùng miền (gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, vịt Vân Đình, gà Mía Sơn Tây). Hơn nữa, Hà Nội còn khuyến khích áp dụng quy trình CNGC theo hướng an toàn thực phẩm (VietGAHP, sinh học, hữu cơ); xây dựng các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 2022). Hiện nay, CNGC của Hà Nội đã chuyển sang chăn nuôi hàng hóa tập trung, mở rộng quy mô, tạo tiền đề cho phát triển chăn nuôi bền vững theo định hướng của Chính phủ. Tuy nhiên, CNGC của Hà Nội, đặc biệt ở cấp nông hộ vẫn còn bộc lộ một số bấp cập như (i) qui mô nhỏ, phân tán chưa theo quy hoạch; (ii) Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế; (iii) quản lý dịch bệnh chưa tốt; (iv) tổ chức 2
  20. các hình thức liên kết và các chuỗi giá trị còn lỏng lẻo; (v) Môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm,… Những bất cập này đều là những nguyên nhân làm cho quá trình phát triển thiếu bền vững. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp nói chung, CNGC nói riêng giảm, sự cạnh tranh từ gia cầm của các địa phương lân cận, gia cầm nhập khẩu, các loại thịt khác sẽ làm tăng sự cạnh tranh đối với các hộ CNGC. Các nghiên cứu có liên quan trước đây như Vòng Thành Nam (2014) nghiên cứu về phát triển bền vững chăn nuôi gà công nghiệp; Nguyễn Lê Hiệp (2016) nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt tại Thừa Thiên Huế; Mai Thị Huyền & Phạm Văn Hùng (2016) nghiên cứu về rủi ro trong sản xuất & tiêu thụ gà đồi ở Bắc Giang; Nguyễn Đức Hưng & cs. (2017) nghiên cứu về hiệu quả chăn nuôi gà Dabaco và gà Japfa nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế; Lê Thị Long Vỹ & cs. (2021) và Ngô Thị Thùy (2020) với các nghiên cứu về gà thịt tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; hoặc một số tác giả như Lê Thị Thu Hiền (2015), Phùng Chí Cường (2020a); Nguyễn Thị Thu Quỳnh & cs. (2022), Nguyễn Xuân Trạch (2021)…. Các nghiên cứu này được thực hiện ở các tỉnh thành phố khác, với sản phẩm là gà thịt là chính; hoặc tập trung vào sản xuất và tiêu thụ, hoặc đánh giá chung về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với quá trình đô thị hóa, ứng dụng công nghệ cao mà chưa nghiên cứu tổng hợp cho nhiều loại gia cầm khác (vịt ngan). Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn và yêu cầu phát triển CNGC mà nghiên cứu phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội là rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của thủ đô. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong các năm tiếp theo. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá và luận giải rõ hơn lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm; Đánh giá thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua; 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2