intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển "Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp; Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương; Thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội; Định hướng và giải pháp để phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN _____________________________ NGUYỄN CÔNG NAM PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN _____________________________ NGUYỄN CÔNG NAM PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: PGS.TS. Bùi Huy Nhượng 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt HÀ NỘI – 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi. Số liệu, kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân được tham khảo được trích dẫn trung thực. Số liệu và kết quả khảo sát trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng hoặc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Công Nam
  4. ii LỜI CẢM ƠN Ngoài nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của các tập thể và cá nhân để hoàn thành luận án “Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội”. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy, cô: PGS. TS. Bùi Huy Nhượng và PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Thầy, cô đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình làm luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Ban Lãnh đạo Viện, Ban Lãnh đạo và tập thể Văn phòng Viện và các các thầy, cô giảng dạy tại Viện Chiến lược phát triển, các thầy, cô giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Lãnh đạo và tập thể các phòng chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng kinh tế UBND các huyện trên địa bàn Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội, các nhà khoa học và đơn vị liên quan đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại Viện Chiến lược phát triển đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Công Nam
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii MỤC LỤC ...............................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ x DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................................ xi PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ............................................................................................. 11 1.1. Tổng quan về sinh kế theo hướng bền vững ...................................................... 11 1.1.1. Về sinh kế .................................................................................................... 11 1.1.2. Về sinh kế theo hướng bền vững ................................................................. 13 1.2. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững ................................................................................................................................ 18 1.2.1. Đô thị hóa của thành phố và ảnh hưởng của nó tới sinh kế của ngoại thành ... 18 1.2.2. Chính sách phát triển khu vực ngoại thành ................................................. 21 1.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng ở ngoại thành ...................................................... 23 1.2.4. Khả năng tài chính để phát triển sinh kế của khu vực ngoại thành ............ 24 1.2.5. Yếu tố con người của vùng ngoại thành ...................................................... 26 1.3. Tổng quan về hiệu quả phát triển sinh kế .......................................................... 29 1.3.1. Về bản chất hiệu quả phát triển sinh kế ....................................................... 29 1.3.2. Về đánh giá hiệu quả phát triển sinh kế ...................................................... 32 1.4. Đánh giá kết quả tổng quan ................................................................................. 38 1.4.1. Những điểm có thể kế thừa cho luận án ...................................................... 38 1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ ................................ 38 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ...... 40 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương ................................. 40 2.1.1. Khái niệm về sinh kế theo hướng bền vững ở ngoại thành ......................... 40
  6. iv 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương ........................... 53 2.1.3. Đánh giá phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương .............................................. 63 2.2. Kinh nghiệm phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của một số thành phố trực thuộc trung ương ở trong nước ............................................................................................................................... 66 2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 66 2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng ....................................................... 68 2.2.3. Bài học cho thành phố Hà Nội đối với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành ............................................................. 70 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ........................ 72 3.1. Khái quát ảnh hưởng từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ngoại thành Hà Nội và tình hình thực hiện chức năng của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội đối với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp .......................72 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ngoại thành Hà Nội và ảnh hưởng của các yếu tố tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ................................................................................................ 72 3.1.2. Tình hình thực hiện chức năng của chính quyền thành phố Hà Nội để phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ............................ 86 3.2. Thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ................................................................................................... 92 3.2.1. Khái quát phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp...... 93 3.2.2. Đánh giá phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội thông qua điều tra khảo sát ............................................... 109 3.3. Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ........................................................... 118 3.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân đối với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ...................................... 118 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển sinh kế lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội ............................................ 120 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 .................................................................................................. 124
  7. v 4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ....................................... 124 4.1.1. Bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành thành phố Hà Nội đến năm 2030 ................................................................................................ 124 4.1.2. Định hướng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 .......................................................... 130 4.2. Giải pháp gia tăng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành phố Hà Nội đến năm 2030 ................................................... 138 4.2.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................... 138 4.2.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ...................................................................... 138 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................................... 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 160 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 174
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ ATTP An toàn thực phẩm BĐKH Biến đổi khí hậu CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 CNH Công nghiệp hóa CSHT Cơ sở hạ tầng CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt DFID Bộ Phát triển Quốc tế Anh DN Doanh nghiệp DTTS Dân tộc thiểu số ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐTH Đô thị hóa GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GTSL Giá trị sản lượng HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã IDS Viện Nghiên cứu Phát triển IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật LLLĐ Lực lượng lao động MHSKBV Mô hình sinh kế bền vững NSLĐ Năng suất lao động
  9. vii Từ viết tắt Từ viết đầy đủ NTM Nông thôn mới OCOP Mỗi xã một sản phẩm RAT Rau an toàn SPSS Thống kê cho các ngành khoa học xã hội TCH Toàn cầu hóa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TMĐT Thương mại điện tử TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNBQ Thu nhập bình quân UDCNC Ứng dụng công nghệ cao UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Mẫu khảo sát các ý kiến đối với các lĩnh vực sinh kế tiêu biểu ở ngoại thành Hà Nội .................................................................................................................... 8 Bảng 2: Bảng giá trị của thang đo ........................................................................... 9 Bảng 2.1: Tổng hợp sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp có thể phát triển ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương ........................................................... 52 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các huyện ngoại thành Hà Nội . 74 Bảng 3.2: Dân số thành thị, diện tích đất nông nghiệp giảm của Hà Nội giai đoạn 2011-2022 ............................................................................................................ 80 Bảng 3.3: Tổng hợp các chủ trương, chính sách phát triển sinh kế bền vững ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2022 ................................................................................. 81 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về hệ thống giao thông khu vực ngoại thành Hà Nội .... 82 Bảng 3.5: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn ngoại thành Hà Nội ............................... 83 Bảng 3.6: Một số tác động của toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ........86 Bảng 3.7: Lao động làm việc theo loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ............................................................................................... 94 Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản của Hà Nội đến năm 2022 ......... 95 Bảng 3.9: Tổng hợp phát triển sinh kế bền vững đối với lĩnh vực trồng trọt ......... 96 Bảng 3.10: Thu nhập của các dạng sinh kế quan trọng trong lĩnh vực trồng trọt, năm 2022 ... 103 Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu về sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội ...104 Bảng 3.12: Thu nhập của sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi, năm 2022 ................ 105 Bảng 3.13: Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực chăn nuôi ..... 106 Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu về sinh kế trong chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội ..... 108 Bảng 3.15: Lĩnh vực và đối tượng mẫu khảo sát ................................................. 110 Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu về lao động sinh kế trong các lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ............................................................................................. 118 Bảng 4.1: Dự báo đô thị hóa của thành phố Hà Nội ............................................ 126 Bảng 4.2: Dự báo đất nông nghiệp và lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 ...................................................................... 129 Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nông sản thực phẩm của thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030 ....................................................................................................... 131 Bảng 4.4: Dự báo chỉ số so sánh về hiệu quả của các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 ............. 132
  11. ix Bảng 4.5: Dự báo một số chỉ tiêu hiệu quả của các loại hình sinh kế trong lĩnh vực trồng trọt, năm 2030, giá hiện hành .................................................................... 134 Bảng 4.6: Dự báo một số chỉ tiêu hiệu quả của sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản năm 2030, giá hiện hành ....................................................................... 137 Bảng 4.7: Dự báo vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ...... 141 Bảng 4.8: Dự báo đào tạo nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội ........ 146
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án ................................................................... 4 Hình 3.1: Bản đồ hành chính Hà Nội .................................................................... 73 Hình 3.2: Dân số các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2022 .................................. 76 Hình 3.3: Diện tích đất nông nghiệp giảm và số lao động nông nghiệp Hà Nội..... 79 dôi dư giai đoạn 2011 -2022 ................................................................................. 79 Hình 3.4: Đánh giá của các chủ thể sản xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ..................................................... 111 Hình 3.5: Số lao động thường xuyên bình quân của các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính ........................................................................................ 113 Hình 3.6: Thu nhập bình quân 1 lao động theo các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính .............................................................................................. 113 Hình 3.7: Lợi nhuận bình quân theo các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính .................................................................................................................. 114 Hình 3.8: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả kinh tế ................................................................................................................ 115 Hình 3.9: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả xã hội ................................................................................................................. 116 Hình 3.10: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả môi trường ................................................................................................... 117 Hình 4.1: Vùng ngoại thành và định hướng lên quận của các huyện của thành phố Hà Nội đến năm 2030 .............................................................................................. 127
  13. xi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sát về phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội...................................................................................174 Phụ lục 2: Mô hình phân tích .....................................................................................180 Phụ lục 3: Thiết kế bảng thang đo xây dựng bảng hỏi ...............................................183 Phụ lục 4: Kết quả tổng hợp tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các mô hình sinh kế nông nghiệp theo hướng bền vững .....................................................................................................................................187 Phụ lục 5: Nội dung chi tiết của phần phân tích định lượng mô hình ........................189 Phụ lục 6: Một số hình ảnh khảo sát các mô hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp khu vực ngoại thành Hà Nội ........................................................................................197
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lý luận cũng còn những vấn đề chưa rõ. Vấn đề phát triển sinh kế đã được giới quản lý cũng như các nhà khoa học quan tâm và bàn thảo nhiều nhưng sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành những thành phố trực thuộc trung ương đang có nhiều vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu thỏa đáng. Nổi bật như sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp được hiểu như thế nào cho đúng, phát triển nó ra sao, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp là gì và thứ tự quan trọng của chúng ra sao; chỉ tiêu nào phản ánh sinh kế bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương là gì thì dường như chưa được nghiên cứu đầy đủ. Thực tiễn vấn đề sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội còn ít được được nghiên cứu và thực tiễn phát triển đang còn nhiều khó khăn, hạn chế. Thứ nhất, tốc độ ĐTH của Hà Nội đã, đang và sẽ diễn ra nhanh (tỷ lệ ĐTH của Hà Nội năm 2022 khoảng 53,9%), diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi phục vụ phát triển phi nông nghiệp cũng khá nhiều. Ở ngoại thành Hà Nội có khoảng 4,2 triệu người sinh sống (lớn hơn số dân của nhiều tỉnh ở vùng ĐBSH: Dân số của Hưng Yên khoảng 1,28 triệu, Bắc Ninh 1,46 triệu, Hà Nam 0,88 triệu người [Tổng cục thống kê, 2022]. Số người nông dân bị giảm đất sản xuất tăng, số lao động nông nghiệp dôi dư rất lớn. Lâu nay sinh kế nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội rất phức tạp, đa tổ chức và tuy đã có thay đổi nhưng nhìn chung sự thay đổi chưa đủ sức làm giàu cho nông dân, chưa tạo ra sự bền vững cần thiết cho phát triển nông nghiệp. Sự phát triển nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của ngoại thành Hà Nội. Thứ hai, sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng ghi nhận (đã xuất hiện những lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn UDCNC…) nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khiếm khuyết, nhiều vấn đề thực tiễn chưa được tổng kết rút kinh nghiệm và chưa rõ. Chẳng hạn, sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp không giống như sinh kế trong lĩnh vực phi nông nghiệp mà cụ thể là sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chậm hơn, chịu ảnh hưởng nhiều
  15. 2 của yếu tố tự nhiên nhưng việc tổng kết thực tiễn về sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được triển khai đủ mức. Như những điều trình bày ở trên tác giả chọn chủ đề “Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội để gia tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển tốt hơn kinh tế - xã hội ngoại thành cũng như của thành phố Hà Nội trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu: Để hoàn thành mục tiêu trên, tác giả sẽ tập trung thực hiện bốn nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: - Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương và khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số đối tượng tương đồng. - Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế theo hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội, từ đó xác định mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân của thành công cũng như của hạn chế trong những năm vừa qua. - Nhiệm vụ 3: Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030. - Nhiệm vụ 4: Để phục vụ việc nghiên cứu luận án tác giả sẽ tiến hành tổng quan các công trình khoa học đã công bố và có liên quan tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
  16. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận án sẽ nghiên cứu sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ làm rõ nội dung, bản chất của sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và tập trung nghiên cứu những sinh kế quan trọng hơn, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp theo thứ tự quan trọng; chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, luận án tiến hành đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030. Trong đó, luận án tập trung vào các sinh kế trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. - Về mặt thời gian: Luận án đánh giá hiện trạng phát triển sinh kế ở ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2015-2022 và định hướng đến 2030. - Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở ngoại thành Hà Nội và trong quá trình nghiên cứu tác giả xem xét mối quan hệ giữa khu vực ngoại thành với nội thành. Trong quá trình nghiên cứu sinh kế ngoại thành Hà Nội tác giả sẽ khảo cứu kinh nghiệm của một số thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam. 4. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu luận án chỉ ra những việc phải làm và quy trình triển khai các công việc đó để đạt được mục tiêu đề ra (Hình 1).
  17. 4 2.Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông 4. Đánh giá thực 5. Định hướng và nghiệp ở ngoại thành trạng phát triển giải pháp phát thành phố trực thuộc sinh kế theo triển sinh kế theo trung ương hướng bền vững hướng bền vững trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông nghiệp ở 3.Khảo cứu kinh nghiệm ngoại thành Hà phát triển sinh kế theo hướng ngoại thành Hà Nội bền vững trong lĩnh vực Nội đến năm 2030 nông nghiệp của một số thành phố trực thuộc trung ương trong nước 1.Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đã công bố để tham khảo cho việc xác định phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu lý luận ở ô số 2 và đề xuất định hướng, giải pháp Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án Nguồn: Đề xuất của tác giả Dưới đây là quy trình nghiên cứu của luận án: (1). Luận án triển khai tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững phục vụ cho việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cần thiết, để so sánh trong quá trình đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. (2). Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển sinh kế nói chung và phát riển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, luận án nghiên cứu nội dung, bản chất của phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp; đánh giá phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương. (3). Khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp.
  18. 5 (4). Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2015-2022. (5) Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030. 5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tiếp cận Luận án triển khai nghiên cứu từ các cách tiếp cận chủ yếu sau: (1) Tiếp cận hệ thống: Mỗi một ngành kinh tế là một bộ phận của hệ thống kinh tế quốc dân, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các phân hệ còn lại trong hệ thống và với những yếu tố khác bên ngoài hệ thống (điều kiện tự nhiên, thị trường). Nông nghiệp được coi là một hệ thống. Các phần tử cấu thành nên hệ thống này không hoạt động đơn lẻ mà có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và có quan hệ với các hệ thống khác. Bất cứ một bộ phận nào của hệ thống thay đổi đều ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại của nông nghiệp và làm thay đổi cả hệ thống. Coi mỗi lĩnh vực sinh kế trong nông nghiệp là một phần trong hệ thống kinh tế có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực kinh tế diễn ra trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Khi tiếp cận chính sách phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp càng cần chú ý tính đa chiều và tính hệ thống. Mặc dù luận án nghiên cứu về sự phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội, nhưng trên quan điểm hệ thống, thì lãnh thổ ngoại thành là bộ phận của Thủ đô. Trong lãnh thổ này, bao gồm các hệ thống con (các xã, thị trấn, thị xã) có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Vì vậy, luận án nghiên cứu, tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong phát triển sinh kế theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội. (2) Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: luận án tiếp cận phát triển sinh kế bền vững ở ngoại thành từ việc nghiên cứu từng lĩnh vực sinh kế đến mỗi sinh kế cụ thể; tiếp cận phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp tới nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nghiên cứu sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu chính sách đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở vùng ngoại thành Hà Nội. (3) Tiếp cận từ quan điểm lãnh thổ: Trong quá trình tìm hiểu thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, luận án chú ý yêu cầu phát triển theo lãnh thổ. Từ đó đưa ra những định hướng phát triển sinh kế gắn kết theo các địa bàn lãnh thổ ở ngoại thành cũng như coi trọng sự liên quan tới ĐTH của thành phố.
  19. 6 (4) Tiếp cận liên ngành: phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong các lĩnh vực nông nghiệp cụ thể, ngoài ra còn có những lĩnh vực tiêu biểu khác. Các sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành nền sản xuất nông nghiệp thống nhất cho ngoại thành Hà Nội. (5). Tiếp cận thực chứng: Với đặc thù của sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp như đã đề cập là diễn tiến chậm, thay đổi sinh kế cũng không nhanh như trong các lĩnh vực phi nông nghiệp nên việc tổng kết, rút kinh nghiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Từ thực tiễn phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp cần đúc rút kinh nghiệm để không rơi vào tình trạng đã thất bại cũng như rút ra bài học cho những trường hợp thành công để không bỏ lỡ thời cơ cũng như không mất thời gian phải mày mò. (6). Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: theo nguyên tắc mỗi thành công hay thất bại đều có nguyên nhân của nó. Luận án sử dụng cách tiếp cận nhân quả để tìm ra nguyên nhân của những thành tựu, của những hạn chế của quá trình phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: - Phương pháp phân tích thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá về số liệu thống kê cho các vấn đề về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở ngoại thành Hà Nội từ năm 2015 đến 2022. Đồng thời, phân tích tương quan giữa ĐTH, phát triển kinh tế - xã hội với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp. Để có số liệu đưa vào phân tích tác giả đã phải xử lý nguồn thông tin sơ cấp thành nguồn thông tin thứ cấp. Thông tin, số liệu thứ cấp được xử lý sau khi thu thập, tập trung số liệu liên quan đến hoạt động sinh kế tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp liên quan đến luận án được lấy từ báo cáo của Tổng Cục thống kê, lấy số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội), Sở Du lịch Hà Nội. - Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng để phân tích, so sánh các chỉ số về phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp qua các năm của ngoại thành Hà Nội để nhận biết động thái của phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong
  20. 7 lĩnh vực nông nghiệp để thấy rõ hơn mức độ phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội qua các năm. - Phương pháp chuyên gia: tác giả sử dụng phương pháp này để xin ý kiến các chuyên gia công tác tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Chiến lược phát triển, các phòng ban chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội nhằm thu nhập thêm thông tin phục vụ cho luận án. Đồng thời, tác giả lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi khảo sát và thẩm định các kết quả nghiên cứu. Tác giả trực tiếp phỏng vấn các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và cán bộ quản lý am hiểu vấn đề nghiên cứu để thu thập thêm thông tin cũng như để kiểm định những nhận định, những kết luận của tác giả luận án. - Phương pháp diễn giải và quy nạp: sử dụng để lý giải các tư tưởng, quan điểm của tác giả cũng như để tổng quát hóa các nhóm ý kiến về vấn đề được nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Đồng thời, phương pháp này được sử dụng phố biến trong phần trình bày hiện trạng và định hướng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội. - Phương pháp khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát các lĩnh vực sinh kế quan trọng là hộ gia đình, trang trại, HTX, DN sản xuất nông nghiệp và tác giả tập trung, ưu tiên các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, UDCNC,….cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn quy định (là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững). Và các loại hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch ngoại thành Hà Nội. Những người được lựa chọn phỏng vấn là chủ hộ, thành viên ban chủ nhiệm HTX, chủ trang trại, lãnh đạo DN đều có thông tin về triển khai sản xuất nông nghiệp, có kiến thức tốt về sản xuất nông nghiệp, có khả năng đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả phát triển các mô hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ngoại thành Hà Nội. Tác giả trình bày xây dựng bảng hỏi và thang đo tại phụ lục 3. Tác giả tiến hành phỏng vấn các đối tượng dựa trên thông tin qua bảng hỏi đã được thiết kế theo hình thức trực tuyến trên tính năng Google Form và phỏng vấn trực tiếp. Thời gian khảo sát từ khảo sát từ 01/3/2023 tới 1/6/2023, tác giả chỉ sử dụng số liệu điều tra khảo sát đến hết năm 2022. Sau khi nhận được dữ liệu, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu để có được bộ dữ liệu tốt phục vụ nghiên cứu, phản ánh khách quan đặc điểm của đối tượng. Kết quả sẽ thiếu đi độ tin cậy nếu dữ liệu có những thông tin gây nhiễu. Tổng số phiếu sau khi đã làm sạch dùng để phân tích là 352 phiếu. Tác giả tổng hợp dữ liệu nhận được trên công cụ Microsoft Excel 2019 và xử lý trên phần mềm SPSS version 22. Nội dung khảo sát nhằm thu thập các thông tin diện tích canh tác, số lao động, đầu tư, doanh thu… của các lĩnh vực sinh kế quan trọng trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội tính toán được các chỉ tiêu ở bảng 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2