intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và kết quả chất lượng - Vai trò trung gian của năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày lý thuyết về chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện; triển khai áp dụng quản lý chất lượng toàn diện tại doanh nghiệp; xây dựng môi trường văn hóa sáng tạo trong doanh nghiệp; nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và kết quả chất lượng - Vai trò trung gian của năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN TẤN TRUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM) VÀ KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA NĂNG LỰC HẤP THỤ CÔNG NGHỆ VÀ VĂN HÓA SÁNG TẠO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN TẤN TRUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM) VÀ KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA NĂNG LỰC HẤP THỤ CÔNG NGHỆ VÀ VĂN HÓA SÁNG TẠO Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NHDKH: PGS.TS NGUYỄN QUANG THU TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và kết quả chất lượng: vai trò trung gian của năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Những nội dung trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai nghiên cứu trước đây. Tôi xin cam đoan chịu mọi trách nhiệm đối với luận án của mình về tính pháp lý. TP.HCM, ngày……. tháng……. năm 2021 Nghiên cứu sinh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này là kết quả của quá trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo từ người hướng dẫn khoa học. Để có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học cho tôi là Cô PGS.TS. Nguyễn Quang Thu. Cô đã luôn tận tình hướng dẫn, cung cấp những ý kiến góp ý bổ ích để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận án trong suốt khoảng thời gian qua. Bên cạnh, tôi cảm ơn Quý Thầy, Cô khoa Quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy, chia sẻ và hướng dẫn tôi để tôi có thể đáp ứng các học phần theo yêu cầu trong chương trình đào tạo. Tôi trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô và Anh, Chị ở Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã động viên, hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành các hồ sơ để bảo vệ ở từng giai đoạn. Và sau cùng, tôi gửi lời biết ơn đến gia đình, những người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên để tôi hoàn thành một cách tốt nhất luận án này. Trân trọng cảm ơn! TP.HCM, ngày……. tháng ……. năm 2021 Nghiên cứu sinh
  5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... vi Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Danh mục các hình vẽ ...............................................................................................xii Tóm tắt luận án........................................................................................................ xiii Abstract of the dissertation........................................................................................ xv CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 12 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................... 12 1.4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 13 1.5 Điểm mới của luận án ......................................................................................... 15 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu....................................................................................... 15 1.6.1 Ý nghĩa về mặt thực tiễn ............................................................................... 15 1.6.2 Ý nghĩa về mặt lý thuyết ............................................................................... 15 1.7 Kết cấu luận án ..................................................................................................... 16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................. 18 2.1. Lý thuyết về chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện - TQM...................... 18 2.1.1 Tổng quan về chất lượng ............................................................................. 18 2.1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng toàn diện ................................................ 22 2.2 Lý thuyết về văn hóa tổ chức .............................................................................. 28 2.2.1 Khái niệm và nguồn gốc của văn hóa và văn hóa tổ chức .......................... 28
  6. iv 2.2.2 Một số quan điểm nghiên cứu về văn hóa tổ chức ....................................... 29 2.2.3 Văn hóa sáng tạo ......................................................................................... 31 2.3 Lý thuyết về nguồn lực ...................................................................................... 32 2.4 Lý thuyết năng lực hấp thụ.................................................................................. 35 2.5 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................................................ 37 2.5.1 Các khái niệm nghiên cứu............................................................................ 37 2.5.2 Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 48 2.5.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................... 56 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 57 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 57 3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................... 60 3.2.1 Quy trình nghiên cứu định tính .................................................................... 60 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 61 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................................. 70 3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 70 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 71 3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................... 71 3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo ...................................................................................... 74 3.4.1 Mô tả mẫu khảo sát ...................................................................................... 74 3.4.2 Kết quả kiểm định thang đo ......................................................................... 75 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 84 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu......................................................................................... 84 4.2 Kết quả kiểm định thang đo ................................................................................ 86 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................................................................................................... 86 4.2.2 Phân tích yếu tố khám phá EFA .................................................................. 91 4.3 Đánh giá mô hình đo lường ................................................................................ 93
  7. v 4.4 Đánh giá mô hình cấu trúc ................................................................................. 95 4.4.1 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh (R2adj) .......................................... 95 4.4.2 Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................. 96 4.4.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng ....................................................................... 96 4.4.4 Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy ........................................... 97 4.4.5 Dự đoán mức độ phù hợp Q2 sử dụng Blindfolding .................................... 97 4.4.6 Kiểm định giả thuyết và mô hình lý thuyết................................................... 97 4.4.7 Mức độ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu ...................................... 102 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 114 5.1 Kết luận nghiên cứu .......................................................................................... 114 5.1.1 Kết quả thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận án ........................... 114 5.1.2 Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 115 5.1.3 Những đóng góp mới của nghiên cứu ........................................................ 116 5.2 Hàm ý quản trị ................................................................................................... 116 5.2.1 Triển khai áp dụng quản lý chất lượng toàn diện tại doanh nghiệp........... 116 5.2.2 Xây dựng môi trường văn hóa sáng tạo trong doanh nghiệp .................... 120 5.2.3 Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ ...................................................... 122 5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 125 PHỤ LỤC 1:...........................................................................................................xvii PHỤ LỤC 2:...........................................................................................................xxii PHỤ LỤC 3:..........................................................................................................xxxi PHỤ LỤC 4:........................................................................................................xxxiv
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT TẮT AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN AVE Average Variance Extracted Phương sai trích CF Customer Focus Hướng vào khách hàng CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp DOD United States Department of Defense Bộ Quốc phòng Mỹ EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá EQA European Quality Award Giải thưởng Chất lượng Châu Âu European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt EVFTA Agreement Nam và Liên minh châu Âu Hazard Analysis and Critical Control Các điểm kiểm soát tới hạn - phân HACCP Points tích mối nguy IA Informations and Analysis Thông tin và phân tích IC Innovative Culture Văn hóa sáng tạo International Organization for ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế Standardization LEAD Leadership Sự lãnh đạo PLS Partial Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu
  9. vii từng phần PM Process Management Quản lý quá trình QCC Quality Control Circle Nhóm kiểm soát chất lượng QP Quality Performance Kết quả chất lượng RBV Resource Basiced View Lý thuyết nguồn lực R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển RM Resource Management Quản lý nhân lực SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SP Strategic Planning Hoạch định chiến lược Standardized root mean square Sự khác biệt giữa phần data thực tế SRMR residual và phần mô hình dự đoán TAC Technology Absorption Capacity Năng lực hấp thụ công nghệ Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình TPP Agreement Dương TQM Total Quality Management Quản lý chất lượng toàn diện VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Chất lượng theo quan điểm truyền thống và chất lượng toàn diện .......... 20 Bảng 2.2. Một số yếu tố thành công quan trọng của TQM ...................................... 27 Bảng 2.3. Kết quả đánh giá trước và sau khi áp dụng TQM tại Công ty Cổ Phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô, Công ty Cổ Phần Trường Sơn................................. 47 Bảng 3.1. Các giai đoạn nghiên cứu ........................................................................ 58 Bảng 3.2. Thang đo quản lý quá trình ...................................................................... 63 Bảng 3.3. Thang đo sự lãnh đạo ............................................................................... 63 Bảng 3.4. Thang đo hướng vào khách hàng ............................................................. 64 Bảng 3.5. Thang đo hoạch định chất lượng .............................................................. 65 Bảng 3.6. Thang đo thông tin và phân tích .............................................................. 66 Bảng 3.7. Thang đo quản lý nhân lực ...................................................................... 67 Bảng 3.8. Thang đo năng lực hấp thụ công nghệ ..................................................... 68 Bảng 3.9. Thang đo văn hóa sáng tạo ....................................................................... 69 Bảng 3.10. Thang đo kết quả chất lượng .................................................................. 70 Bảng 3.11. Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ ........... 71 Bảng 3.12. Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ ........................................................... 75 Bảng 3.13. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo quản lý quá trình ....................................................................................................... 76 Bảng 3.14. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo sự lãnh đạo .................................................................................................................... 77 Bảng 3.15. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo hướng vào khách hàng .............................................................................................. 77 Bảng 3.16. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo hoạch định chiến lược .............................................................................................. 78
  11. ix Bảng 3.17. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo thông tin và phân tích ............................................................................................... 78 Bảng 3.18. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo quản lý nhân lực ........................................................................................................ 79 Bảng 3.19. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo năng lực hấp thụ công nghệ ...................................................................................... 79 Bảng 3.20. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo văn hóa sáng tạo ............................................................................................................... 80 Bảng 3.21. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo kết quả chất lượng .......................................................................................................... 80 Bảng 3.22. Kết quả EFA của thang đo TQM ........................................................... 81 Bảng 3.23. Kết quả EFA của thang đo TAC, IC, QP............................................... 82 Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................... 85 Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo quản lý quá trình ........................................................................................................................... 87 Bảng 4.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo sự lãnh đạo ......... 87 Bảng 4.4. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo hướng vào khách hàng................................................................................................................ 88 Bảng 4.5. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo hoạch định chiến lược .................................................................................................................. 88 Bảng 4.6. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo thông tin và phân tích .................................................................................................... …….. 89 Bảng 4.7. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo quản lý nhân lực ......................................................................................................... . ……..89 Bảng 4.8. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo năng lực hấp thụ công nghệ……… ........................................................................................ 90 Bảng 4.9. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo văn hóa sáng tạo ...................................................................................................................... 90 Bảng 4.10. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo kết quả chất lượng .................................................................................................................. 91
  12. x Bảng 4.11. Kết quả EFA của thang đo TQM ............................................................ 92 Bảng 4.12. Kết quả EFA của thang đo TAC, IC, QP................................................ 93 Bảng 4.13. Kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ ........................................... 94 Bảng 4.14. Kiểm định giá trị phân biệt (Fornell – Larcker) ..................................... 94 Bảng 4.15. Đánh giá mức độ phù hợp mô hình ........................................................ 95 Bảng 4.16. Đánh giá mức độ phù hợp mô hình ........................................................ 95 Bảng 4.17. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc ...................................................... 96 Bảng 4.18. Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy ...................................... 97 Bảng 4.19. Kết quả mức độ dự đoán liên quan ......................................................... 97 Bảng 4.20. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................. 100 Bảng 4.21. Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động ..................................... 103 Bảng 4.22. Tác động trung gian (Gián tiếp) ........................................................... 104 Bảng 4.23. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo lĩnh vực hoạt động là sản xuất................................................................................. 105 Bảng 4.24. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo lĩnh vực hoạt động là dịch vụ .................................................................................. 106 Bảng 4.25. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo lĩnh vực hoạt động là thương mại ........................................................................... 107 Bảng 4.26. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo loại hình hoạt động là doanh nghiệp tư nhân .......................................................... 108 Bảng 4.27. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo loại hình hoạt động là công ty cổ phần ................................................................... 109 Bảng 4.28. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo loại hình hoạt động là công ty TNHH ..................................................................... 109 Bảng 4.29. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo loại hình hoạt động thuộc loại hình khác ................................................................ 110 Bảng 4.30. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo số lượng lao động dưới 50 người ............................................................................ 111
  13. xi Bảng 4.31. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo số lượng lao động từ 50 đến 100 người .................................................................. 112 Bảng 4.32. Ước lượng mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình theo số lượng lao động trên 100 người ........................................................................... 113
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Khung nghiên cứu tổng quát .................................................................... 14 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 56 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 59 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu định tính ................................................................ 60 Hình 3.3. Mô hình có biến trung gian ...................................................................... 73 Hình 3.4. Các kết quả của phân tích mô hình có biến trung gian ............................ 74 Hình 4.1. Kết quả kiểm định mô hình đo lường bằng PLS-SEM ........................... 101 Hình 4.2. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ...................................................... 102
  15. xiii TÓM TẮT LUẬN ÁN Đề tài: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và kết quả chất lượng: vai trò trung gian của năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo Với xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, doanh nghiệp cần phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện (đặc biệt là quản lý chất lượng toàn diện) để cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và kết quả chất lượng nói riêng, hiệu quả tổ chức nói chung từ đó giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, luận án này được thực hiện với mục tiêu chính là kiểm định mối quan hệ giữa TQM với kết quả chất lượng cũng như vai trò trung gian của năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo trong mối quan hệ trên. Từ đó, đưa ra những hàm ý quản trị cho các cấp lãnh đạo (từ cấp trung trở lên) nhằm nâng cao kết quả chất lượng thông qua việc tăng cường triển khai áp dụng quản lý chất lượng toàn diện, gia tăng năng lực hấp thụ công nghệ và thiết lập môi trường văn hóa sáng tạo. Luận án đã vận dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng). Bằng phương pháp chuyên gia (phỏng vấn tay đôi chuyên gia), kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung, điều chỉnh thang đo. Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Kết quả cho thấy các thang đo đạt yêu cầu đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng chính thức: mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và các giả thuyết nghiên cứu được đánh giá bằng phương pháp PLS - SEM thông qua việc sử dụng công cụ SmartPLS. Qua kết quả nghên cứu của luận án cho thấy rằng TQM, năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo đều có mối quan hệ dương với kết quả chất lượng của doanh nghiệp. Ngoài ra, luận án cũng kết luận rằng năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo có vai trò trung gian (trung gian bổ sung) trong mối quan hệ giữa TQM với kết quả chất lượng. Nghiên cứu đã bổ sung vào khoảng trống lý thuyết về mối quan hệ giữa quản lý chất lượng toàn diện với kết quả chất lượng thông qua vai trò trung gian của năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo, các yêu tố chưa
  16. xiv được các nghiên cứu trước đây kiểm định. Với kết quả nghiên cứu này, sẽ giúp ban lãnh đạo (từ cấp trung trở lên) các doanh nghiệp có quan điểm nhìn nhận một cách bao quát, đầy đủ và quan tâm hơn đến việc triển khai áp dụng TQM, gia tăng năng lực hấp thụ công nghệ và thiết lập môi trường văn hóa sáng tạo nhằm nâng cao kết quả chất lượng của doanh nghiệp. Từ khóa: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM), năng lực hấp thụ công nghệ, văn hóa sáng tạo, kết quả chất lượng.
  17. xv ABSTRACT OF THE DISSERTATION Dissertation title: Total quality management (TQM) and quality performance: the mediating role of technology absorption capacity and innovative culture With the trend of integration into the regional and global economy, enterprises need to have comprehensive and total solutions (especially total quality management - TQM) to improve not only the quality of products, service but also the quality performance and organizational effectiveness, eventually increase enterprises’ competitiveness. Therefore, the thesis’s main goals are to develop and test a theoretical model between TQM and quality performance with an intermediary role of technology absorption capacity and innovative culture. Then, this thesis proposes managerial implications for leaders (from mid-level or higher) to improve quality performance by strengthening the practice of TQM, increasing technology absorption capacity and creating an innovative cultural environment. The thesis employed mixed research methods (combining qualitative and quantitative research). Through the expert method (interview with expert hands), findings of qualitative research have been used to adjust the scale. The pilot study was conducted to verify scales by Cronbach's Alpha reliability and EFA analysis. Results indicated that the scales had reliability and other required values for further analyses. The final quantitative research including evaluation of measurement model, structural model, and testing the research hypothesis were conducted by PLS-SEM analysis method with the supporting tools of SmartPLS software. The research results showed that all TQM, technology absorption capacity and innovative culture have positive relationships with the firms’ quality performance. Also, the research findings confirmed the untested-mediating-roles of technology absorption capacity and innovative culture in the relationship between TQM with
  18. xvi quality performance, eventually shed light on the gaps in the literature. Through the findings, the firm leaders (from mid-level or higher) can form the comprehensive perspective to TQM, increase technology absorption capacity and innovative culture to enhance firm’ quality performance. Keywords: Total quality management, technology absorption capacity, innovative culture, quality performance.
  19. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hiện là xu hướng nổi bật và tất yếu của nền kinh tế thế giới. Đứng trước bối cảnh ấy, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1986 đến nay. Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới và phấn đấu để trở thành một quốc gia vì hòa bình, độc lập và phát triển. Điều này cũng đã được khẳng định và chứng minh khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO - Tổ chức thương mại thế giới vào ngày 11/01/2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập tổ chức này. Năm 2015, hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP; Việt Nam ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhờ vậy sau đó một năm, Việt Nam đã đạt mức xuất siêu 2,68 tỉ USD. Riêng TP.HCM kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2015, mức tăng được xem là cao nhất trong 4 năm trở lại đây (Ủy Ban Quốc Gia, 2019). Tiếp đến, Việt Nam đã chính thức ký kết với EVFTA - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu vào 30/06/2019. Việc ký kết là một cột mốc quan trọng đánh dấu về sự quyết tâm của Việt Nam trong tiến trình thúc đẩy sự hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế chung trước bối cảnh nền kinh tế, chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó tiên đoán (Bộ Công thương, 2019). Với xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, một trang mới đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam với nhiều cơ hội. Vậy, phải làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường mở mang lại? Hơn nữa, ngoài cơ hội, cũng có không ít những thách thức, đó là việc gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa khi Việt Nam mở cửa hội nhập và nhu cầu thay đổi của khách hàng. Theo thực tế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc cạnh tranh với các nước khác vì tồn tại các vấn đề như: công nghệ với trình độ lạc hậu, năng suất lao động thấp, sản phẩm, dịch vụ với chất lượng không ổn định, ít thông tin về thị trường và chậm cập nhật, hoạt động quản lý chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức và cách thức kiểm soát, tính hiệu quả về quản lý chưa cao, ... Do đó, để hạn chế tối đa những hạn chế, phát huy
  20. 2 những lợi thế doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thật tốt cho việc hội nhập từ đó mới tạo được năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh ấy, doanh nghiệp cần phải có những giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm cải tiến chất lượng và nâng cao năng suất. Việc cải thiện chất lượng sẽ giúp giảm chi phí, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và cuối cùng dẫn đến góp phần gia tăng kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, hoạt động quản lý chất lượng không chỉ liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật quản lý chất lượng truyền thống mà còn là vận dụng các nguyên tắc cũng như triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng; ISO 14000 – Hệ thống quản lý môi trường; ISO 31000 – Hệ thống quản lý rủi ro; hoặc đặc biệt là quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM). Đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đó là mục tiêu cuối cùng của công ty. Trong số những nghiên cứu ban đầu, việc thực hiện quản lý chất lượng được gọi là thực hành cơ bản cho hiệu quả kinh doanh cao dựa trên kinh nghiệm cá nhân của chuyên gia về chất lượng, điển hình như 14 bước để cải tiến chất lượng của Crosby (1980) và triết lý quản lý 14 điểm của Deming (1986). Cho đến cuối những năm 80 các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thực hiện quản lý chất lượng đối với hiệu quả kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào lý luận chủ quan của các nhà điều tra trong lĩnh vực chất lượng quản lý và kết quả phân tích định tính. Sau đó, hàng loạt công trình nghiên cứu đã cố gắng điều tra những ảnh hưởng TQM đối với hiệu quả kinh doanh, khởi đầu là nghiên cứu của Saraph và cộng sự (1989). Nhiều nghiên cứu tiếp theo đã chứng minh rằng việc thực hiện quản lý chất lượng đã góp phần cải thiện chất lượng một cách hiệu quả. Cách tiếp cận TQM có nguồn gốc từ Nhật Bản và được bắt đầu bởi một số học giả như Crosby (1980), Shewhart và Deming (1986), Ishikawa (1990), Juran và Gryna (1993). TQM là một phương pháp toàn diện để quản lý chất lượng nhấn mạnh vào vai trò của tất cả các phòng ban và nhân viên trong một tổ chức có ảnh hưởng đến chất lượng và nâng cao chất lượng, mô hình này bị ảnh hưởng bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc kiểm soát chất lượng (Sila, 2007). TQM không chỉ được biết đến như một trong những triết lý thiết yếu để tăng tính hiệu quả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2