Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa lý luận về quản lý đầu tư XDCB, khảo sát thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, luận án đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN VĂN THẬP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI, NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN VĂN THẬP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VIỆT TIẾN HÀ NỘI, NĂM 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Văn Thập
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 12 1.1.3. Nhận xét chung và các khoảng trống về chủ đề nghiên cứu.......................... 23 1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24 1.2.1. Quy trình nghiên cứu của tác giả:................................................................. 24 1.2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài .................. 26 1.2.3. Thiết kế phiếu khảo sát ............................................................................... 26 1.2.4. Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................. 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 30 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÀNH ....................................................... 31 2.1. Một số vấn đề về đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an.............................................................................................. 31 2.1.1. Quan niệm về đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ....................................................................................................... 31 2.1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an .................................................................................................................. 32 2.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. ................................................................................................................. 35
- iii 2.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ................................................................................................................... 36 2.2.1. Quan niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng và sự cần thiết quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. .......................... 36 2.2.2. Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. ...................................................................................................... 42 2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ....................................................................... 52 2.3. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước của một số ngành và bài học rút ra cho ngành công an ............................. 57 2.3.1. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước của một số ngành. ......................................................................................... 57 2.3.2. Bài học rút ra cho ngành công an ................................................................. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 65 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM ..... 66 3.1. Khái quát về ngành công an và tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam thời gian qua. ................... 66 3.1.1. Khái quát về ngành công an Việt Nam. ........................................................ 66 3.1.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam. ................................................................................................. 70 3.2. Phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam. ........................................................... 72 3.2.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản .............. 72 3.2.2. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ............................................................................... 77 3.2.3. Thực trạng kiểm tra, thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản................................. 86 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ............................................................................. 90 3.3.1. Những thành tựu về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an...................................................................................... 90
- iv 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. .................................... 95 3.4. Những vấn đề đặt ra sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam. .............. 107 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 110 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM ........................................................... 111 4.1. Những căn cứ để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam ...................................................................................................................... 111 4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và xu hướng phát triển của ngành công an Việt Nam .................................................... 111 4.1.2. Dự báo về nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ............................. 115 4.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam .................................................. 116 4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam .......................................................... 121 4.3.1. Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư ..................................... 121 4.3.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản ................................ 124 4.3.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ............................................. 131 4.3.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản............................... 132 4.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện quản lý nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nươc trong ngành công an. ..................................... 133 4.3.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. ........................................................................................................ 134 4.4. Một số kiến nghị để hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ....................................... 135
- v 4.4.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ....................................................................... 135 4.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ. ..................................................................... 136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 139 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BCA Bộ Công an 2 BQL Ban quản lý 3 CAND Công an nhân dân 4 CBĐT Chuẩn bị đầu tư 5 CĐT Chủ đầu tư 6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 7 ĐTPT Đầu tư phát triển 8 KTXH Kinh tế xã hội 9 KBNN Kho bạc Nhà nước 10 KTNN Kiểm toán Nhà nước 11 NSNN Ngân sách Nhà nước 12 QLNN Quản lý Nhà nước 13 TSCĐ Tài sản cố định 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 XHCN Xã hội chủ nghĩa 16 XDCB Xây dựng cơ bản
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thanh đánh giá Likert ................................................................................ 27 Bảng 3.1. Cơ cấu các dự án đầu tư giai đoạn 2010-2017 ............................................ 70 Bảng 3.2. Tỷ trọng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2010 -2017 cho các vùng, miền ....... 71 Bảng 3.3. Tình hình quy hoạch trong ngành công an đến năm 2017........................... 73 Bảng 3.4 Bảng đánh giá về chất lượng quy hoạch ...................................................... 74 Bảng 3.5 Thực trạng về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành công an ........ 75 Bảng 3.6. Tổng hợp số dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành công an ............... 76 Bảng 3.7 Bảng đánh giá về khâu kế hoạch ................................................................. 77 Bảng 3.8. Kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ngành công an ......... 79 Bảng 3.9. Bảng đánh giá về khâu phê duyệt dự án ..................................................... 80 Bảng 3.10. Bảng đánh giá điểm số trung bình về công tác lựa chọn nhà thầu ............. 81 Bảng 3.11. Bảng tổng hợp các hình thức lựa chọn nhà thầu ...................................... 82 Bảng 3.12 Bảng đánh giá về công tác quản lý thi công .............................................. 83 Bảng 3.13. Tình hình quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành ......... 86 Bảng 3.14. Bảng thống kê thanh tra đầu tư xây dựng ở cấp Bộ trong 05 năm ............. 87 Bảng 3.15. Bảng thống kê kiểm tra, thanh tra về đầu tư xây dựng của Cục Tài chính 88 Bảng 3.16. Bảng thống kê kiểm tra đầu tư xây dựng ở Cục Kế hoạch và đầu tư ......... 89 Bảng 3.17. Tỷ lệ đánh giá về thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng cơ bản .................. 94 Bảng 4.1. Dự báo vốn cho xây dựng cơ bản trong ngành công an giai đoạn 2020- 2025 ..... 116
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................. 24 Hình 1.2. Khung nghiên cứu của luận án ................................................................... 29 Hình 2.1 Các dạng tổn thất trong đầu tư xây dựng cơ bản .......................................... 51
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đã tạo cho nước ta thế và lực mới, nhưng chúng ta cũng sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do những biến động bất thường của quốc tế, do những hạn chế, yếu kém của ta tồn tại từ trước chậm được khắc phục, do thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy tự diễn biến, gây bạo loạn tự lật đổ; các phần tử chống đối trong nước liên kết với các phần tử ở nước ngoài có xu hướng gia tăng hoạt động; nạn trộm cắp, hút chích, buôn bán ma túy, giết người ngày càng tăng. Tất cả điều đó làm cho trật tự xã hội không được ổn định.Tình hình tội phạm và trật tự an toàn xã hội tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp mới. Trong những năm tới, xu thế lớn trên thế giới vẫn là hòa bình, hợp tác và phát triển, nhưng sẽ có những diễn biễn phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường và rất phức tạp. Trên thế giới đang gia tăng các xung đột do các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, khủng bố do Nhà nước Hồi giáo tự xưng và các tổ chức khủng bố khác gây ra. Đây là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia. Điều đó dẫn đến nguy cơ mất an ninh đối với toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, đấu tranh chống khủng bố, đe dọa ảnh hưởng đến tính mạng người dân và quyền lợi dân tộc, quốc gia là vấn đề cấp bách của Việt Nam. Trước tình hình đó, mục tiêu, yêu cầu đối với ngành công an là phát huy bản chất cách mạng, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình, thuận lợi để phát triển đất nước; chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng lực lượng công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự toàn xã hội. Ngành công an có vai trò quyết định trong việc ổn định trật tự xã hội của đất nước. Trước bối cảnh đó của đất nước, vai trò của ngành công an càng nặng nề. Để ngành công an hoàn thành nhiệm vụ, đòi hỏi phải đảm bảo cơ sở vật chất để thực thi nhiệm vụ. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến đầu tư XDCB để phát triển cơ sở vật chất cho ngành công an, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của ngành. Đầu tư XDCB trong ngành công an là để hình thành, phát triển cơ sở vật chất cho ngành và chủ yếu bằng NSNN. Đầu tư XDCB trong ngành công an Việt Nam, có những đặc điểm riêng, như sản phẩm XDCB phục vụ nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội; nhiều dự án đầu tư XDCB phải đảm bảo yêu cầu bí mật. Đó là dự
- 2 án đầu tư XDCB đặc thù và và do đó phải có phương thức quản lý đặc thù. Điều này đòi hỏi quản lý đầu tư XDCB phải được hoàn thiện phù hợp với đặc điểm của ngành Thời gian qua, quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an đã từng bước được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với đặc thù của ngành và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Điều đó dẫn tới đầu tư còn dàn trải, vốn đầu tư còn bị thất thoát, nhiều dự án đầu tư XDCB không hoàn thành đúng tiến độ đề ra, quy định về quản lý đầu tư XDCB đặc thù bằng vốn NSNN trong ngành công an chưa rõ ràng. Để góp phần giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu là cần thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn. 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý đầu tư XDCB, khảo sát thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, luận án đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Luận giải những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an; - Phân tích thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam, từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam; - Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục đích nghiên cứu, tác giả đi vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Vì sao phải quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an ? - Nội dung quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an ?
- 3 - Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an ? - Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam? Những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế? - Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an cũng có nhiều cách tiếp cận. Luận án tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị và theo chức năng quản lý. Đó là: Thứ nhất, xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB Thứ hai, tổ chức thực hiện đầu tư XDCB Thứ ba, kiểm tra, thanh tra đầu tư XDCB 3.2.2. Phạm vi không gian: quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an 3.2.3. Phạm vi thời gian: luận án sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm 2017 (không bao gồm các dự án bảo mật cao thuộc các nguồn vốn an ninh, nguồn vốn đặc biệt). Số liệu sơ cấp do tác giả khảo sát, thu thập năm 2017. Đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận án 4.1.Những đóng góp mới về mặt học thuật Luận án đã nghiên cứu và đưa ra quan niệm, làm rõ đặc thù quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. Trên cơ sở đó, luận án luận giải nội dung quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an dưới góc độ kinh tế chính trị học. Đó là, (i) xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB; (ii) tổ chức thực hiện đầu tư XDCB; (iii) kiểm tra, thanh tra đầu tư XDCB.
- 4 Một điểm mới quan trọng là, luận án xác định rõ danh mục dự án đầu tư XDCB đặc thù bí mật trong ngành công an.Đó là các dự án đầu tư XDCB hình thành nên tài sản đặc biệt, chuyên dùng của ngành công an. Luận án cũng chỉ ra, các dự án đầu tư này được quản lý khác với các dự án đầu tư XDCB thông thường. Luận án cũng phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, bao gồm: (i) luật pháp, chính sách của Nhà nước, (ii) bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản; (iii) năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư XDCB; (iv) sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; (v) cơ sở vật chất để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. 4.2.Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu. - Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017, luận án đã làm rõ những thành tựu và những hạn chế trong quản lý đầu tư XDCB, nguyên nhân của những hạn chế. - Để hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam, luận án đề xuất 3 phương hướng, 6 giải pháp. Các giải pháp tập trung vào: Thứ nhất, hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư Thứ hai, hoàn thiện tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản . Giải pháp này, luận án tập trung luận giải: (i) hoàn thiện quản lý thẩm định, phê duyệt dự án; (ii) hoàn thiện quản lý thi công dự án xây dựng cơ bản; (iii) hoàn thiện thanh toán vốn đầu tư; (iv) hoàn thiện quyết toán vốn đầu tư. Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra về thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Thứ tư, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. - Luận án cũng kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi quy định về xây dựng công trình đặc thù, không để từng công trình bí mật nhà nước đều phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư xây dựng.Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định về danh mục các dự án tuyệt mật, tối mật, quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A, giao
- 5 Bộ công an quy định danh mục các công trình mật. Đối với các dự án nhóm B và nhóm C thuộc danh mục bí mật nhà nước, nên sửa đổi giao Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt chủ trương đầu tư để rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả đầu tư đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ an toàn xã hội trong mọi tình huống. Luận án cũng đề xuất cụ thể danh mục công trình đặc thù trong ngành công an để thống nhất quản lý, thực hiện. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu, phần phụ lục; phần nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương: Chương 1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và phương pháp nghiên cứu của luận án. Chương 2. Những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an và kinh nghiệm của một số ngành. Chương 3.Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt nam. Chương 4. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt nam.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Liên quan đến hướng nghiên cứu của Luận án, ở nước ngoài đã có các công trình nghiên cứu tập trung vào các hướng sau: Thứ nhất, nghiên cứu về đầu tư phát triển, đầu tư công, chi tiêu công. Theo Scott (1976), đầu tư bao gồm tất cả các khoản chi tiêu vào việc mua máy móc, nhà xưởng, thiết bị hay phương tiện; chi tiêu cho tiếp thị, hoạch định, đào tạo, giáo dục, nghiên cứu và phát triển cũng được xem là đầu tư. Đầu tư cũng có thể hiểu là sự hi sinh nguồn lực trong hiện tại để thu được kết quả nhất định trong tương lai với kỳ vọng kết quả thu được phải lớn hơn nguồn lực bỏ ra. Trên thực tế, ''đầu tư'' nói chung (đầu tư thực) có nghĩa khác với ''đầu tư tài chính''. Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư chủ yếu thông qua việc mua chứng khoán, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác. Cụ thể, đầu tư tài chính là việc dùng tiền hoặc bỏ vốn ở hiện tại để mua chứng từ có giá nhằm mang lại kết quả có lợi dưới dạng lãi, thu nhập, hoặc sự tăng giá của những chứng từ có giá trong tương lai. Do vậy, nhà đầu tư tài chính thông thường chỉ nhắm vào mục đích mua và bán, ít làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào. Trong khi đó, đầu tư nói chung hay đầu tư thực là việc gia tăng vốn (tư bản) nhằm tăng cường năng lực sản xuất trong tương lai. Theo David N. Weil (2005), tư bản được tạo ra từ quá trình đầu tư cho nên khác với sự ''sẵn có'' của nguồn lực tự nhiên (như đất đai). Tư bản được ''sản xuất'' ra từ việc sử dụng các nguồn lực, do đó nó đòi hỏi phải có sự hy sinh trong tiêu dùng. Ngoài ra, David N. Weil (2005) cho rằng tư bản có ba đặc tính quan trọng: Tư bản có ‘tính năng suất’, việc sử dụng nó sẽ giúp người lao động gia tăng sản lượng đầu ra ;tư bản có tính cạnh tranh trong sử dụng; tư bản có tính hao mòn. Scott (1976) cũng khẳng định đầu tư là ''chi phí của sự thay đổi'', nguồn gốc của sự tăng trưởng và là sự hi sinh của tiêu dùng trong hiện tại để hướng nền kinh tế đi lên thay vì để nó ở ‘trạng thái dừng’. Trong thống kê quốc tế, thuật ngữ ''đầu tư'' được thể hiện qua chỉ tiêu ''tổng tích lũy tài sản''. Ngoài ra, để tính toán giá trị vốn của một nền kinh tế tại một thời điểm nào đó người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó rồi trừ đi khấu hao. Hay, căn cứ vào giá cả
- 7 thị trường hiện tại của các tài sản vốn này để tính giá trị vốn của nền kinh tế tại một thời điểm nào đó. Theo đó, tổng tích lũy tài sản (hay tổng tích lũy tư bản) của nền kinh tế tại thời điểm t+1 sẽ bằng một phần (γ) của tổng đầu tư (It) chuyển thành tài sản trong giai đoạn t cộng với toàn bộ giá trị tài sản sau khi đã trừ khấu hao tính đến thời điểm t; được thể hiện qua phương trình sau: Kt+1 = γ It + (1 − δ)Kt. Dabla‐Norris và các cộng sự (2011, Tr 236) đã nhấn mạnh ''thực tế ở hầu hết các quốc gia chỉ có một phần vốn đầu tư sẽ chuyển thành tài sản''. - Về đầu tư công và chi tiêu công. Theo lý thuyết kinh tế học thì đầu tư công là việc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cộng (gọi tắt là hàng hóa công); chi tiêu chính phủ là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công (Seidman, 2009). Theo quan niệm của hầu hết các nước trên thế giới, cũng như của các nhà nghiên cứu trên thế giới như: Mankiw và cộng sự (1992); Khan and Kumar (1997) thì đầu tư công là đầu tư bằng nguồn lực của Nhà nước vào kết cấu hạ tầng do trung ương, địa phương và do các tập đoàn, công ty nhà nước thực hiện. - Về đánh giá đầu tư công, chi tiêu công. Nhiều tác giả đã cố gắng để xác định hiệu suất ảnh hưởng của nguồn vốn công bằng cách ước tính thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas, theo đó nguồn vốn công được coi là một biến đầu vào. Một trong số những người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này đó là nghiên cứu thực nghiệm của Aschauter (1989), nghiên cứu này đã giải thích cho sự suy giảm năng suất trong năm 1970 ở nước Mỹ. Ông đã chỉ ra rằng với mỗi 1% tăng vốn của khu vực công sẽ làm tăng hiệu suất nguồn vốn công lên 0.39%, Nghiên cứu của Khan và Carmen (1990) và nghiên cứu của Rui and Gallo (1991) đã phát triển mô hình tăng trưởng và kết luận rằng đầu tư tư nhân có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn so với đầu tư công. Và nhiều nghiên cứu như của Tatom (1991); Eastly and Rebelo (1993) và Wang and Raymond O’Brien (2003) cũng chỉ ra rằng đầu tư công có tác động lên tăng trưởng kinh tế kém hơn so với đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Greene and Villanueva (1991) và của Hadjimichael and Ghura (1995), đầu tư công đã tạo hiệu ứng lan tỏa cho khu vực tư nhân. Mối quan hệ giữa đầu tư công, tăng trưởng kinh tế và các tác động xã hội đã được nhóm tác giả Benedict Clements và cộng sự (2003) nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình tăng trưởng kinh tế, sử dụng phương pháp lượng hóa các dữ liệu thu thập tác
- 8 giả đã chứng minh mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được tác giả thu thập tại một số nước có thu nhập thấp như Zambia, Guinea, VietNam, Nepal, Ghana,… Cũng sử dụng các lý thuyết đến đầu tư công và sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sử dụng mô hình định lượng trong việc xử lý các dữ liệu, nhóm tác giả Edward Anderson và cộng sự (2006) đã xem xét vai trò của đầu tư sử dụng NSNN với quá trình giảm nghèo, tác giả chứng minh vai trò xã hội của nguồn vốn đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng, trong sản xuất và cân bằng xã hội. Đồng thời, trong nghiên cứu của mình nhóm tác giả đưa ra phương pháp thẩm định dự án đầu tư công và phân bổ tối ưu giữa các vùng nhằm đạt được mục tiêu xã hội. Những nghiên cứu về chi tiêu công trong những năm 1980-1990 tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa vốn khu vực công và năng suất trong khu vực tư (Aschauer (1989a và 1989b),) hay mối quan hệ giữa đầu tư công với sự tăng trưởng kinh tế hoặc chi tiêu công với sự tăng trưởng kinh tế, qua đó biết được được đầu tư công hay chi tiêu công có đem lại hiệu quả hay không (Munnell (1992), Easterly and Rebelo (1993)). Hầu hết các nghiên cứu này đều cho thấy mối quan hệ tương quan thuận có ý nghĩa giữa đầu tư công hoặc chi tiêu công và sự tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tổng chi tiêu chính phủ, cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng như Devarajan và cộng sự (1996), và nghiên cứu của Ghosh & Gregoriou (2008). Với số liệu thu thập được từ 43 nước, trong khoảng 20 năm nghiên cứu của Devarajan và cộng sự (1996) đã chỉ ra sự gia tăng chi đầu tư có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó sự gia tăng chi thường xuyên lại có tác động tích cực. Thứ hai, nghiên cứu về quản lý đầu tư công, quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Theo Stern (1991) quản lý và tổ chức có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng ở các nước có nguồn vốn khan hiếm. Trong nghiên cứu của mình, Pritchett (2000) đã chỉ ra rằng quản lý đầu tư công mà yếu kém thì tham nhũng sẽ luôn xuất hiện trong quá trình đầu tư. Tương tự, nghiên cứu của Chakraborty and Dabla-Norris (2011) cho rằng bộ máy quan liêu, yếu kém và tham nhũng cũng gây ảnh hưởng xấu đến cung cấp các dịch vụ công cộng, do vậy làm giảm hiệu quả của nguồn vốn công, và có tác động xấu đến tăng trưởng. Trong nghiên cứu của Rajaram và cộng sự (2010), các tác giả đã chỉ ra nội dung trong quản lý đầu tư công bao gồm: xây dựng và sàng lọc bước đầu đối với dự án đầu tư công; thẩm định dự án và đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án đầu tư công; lựa chọn và lập ngân sách dự án đầu tư công; triển khai, điều chỉnh dự án và thực
- 9 hiện vận hành dự án và cuối cùng là đánh giá và thực hiện kiểm toán đối với dự án đầu tư công đã hoàn thành. Cũng theo quan điểm của Love (2002), tác giả cho rằng cho rằng sự vắng mặt của tổ quản lý và hệ thống thông tin chất lượng để hỗ trợ về hoạt động quản lý chất lượng trong các dự án xây dựng là rất nghiêm trọng. Tác giả xem xét đến vai trò của các bên trong hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB cụ thể với một dự án đầu tư xây dựng xác định để đưa ra các luận giải của mình về các vấn đề trong chi phí quản lý các hoạt động đầu tư. Bên cạnh việc đề cập đến quản lý nhà nước với nguồn vốn ngân sách thông qua các kênh khác nhau, tác giả Issaballe Louis (1987) đề cập đến một khía cạnh khác trong quản lý đầu tư XDCB. Bằng việc tiếp cận từ việc mô tả thực trạng ngành công nghiệp xây dựng Pháp, tác giả đã mô tả về vai trò và ảnh hưởng của chính phủ đối với đầu tư XDCB. Một cái nhìn từ thế kỷ 18 về phía trước, đó là các minh chứng cho cuộc cách mạng xây dựng ở Pháp, nó có tác động mạnh mẽ đến thực trạng ngành công nghiệp và xây dựng hiện nay. Các đặc tính của ngành công nghiệp xây dựng tập trung vào cấu trúc của các công ty xây dựng và phương thức hoạt động của nó. Mô tả của ngành công nghiệp xây dựng bao gồm tình hình các yếu tố đầu vào khác nhau cho ngành công nghiệp như lao động, thiết bị, vật tư, tài chính… Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình quản lý nhà nước với đầu tư xây dựng cơ bản ở nước đại diện cho nước phát triển hàng đầu thế giới. Một số nghiên cứu được thực hiện theo hướng tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở các quốc gia khác nhau, từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, nhóm tác giả Bernard Myers và Thomas Laursen đã tổng kết lại toàn bộ kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng NSNN của một số nước thành viên EU, dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến hết năm 2006, chủ yếu tập trung vào việc khảo sát kinh nghiệm quản lý trong khoản mục đầu tư này ở nước Anh và một số nước có nền kinh tế phát triển. Trong giai đoạn nghiên cứu của tác giả, các nước thuộc khối EU là các nước có nợ công thuộc vào nhóm các nước có nợ công lớn của thế giới, đây cũng có thể là bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý hoạt động đầu tư XDCB sử dụng NSNN ở Việt Nam, từ đó có thể tránh được phần nào nợ công tăng mạnh và không có khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, do tính chất xã hội của các nước, trình độ sản xuất của các nghiên cứu nêu trên rất khác Việt Nam nên việc vận dụng các kết quả nghiên cứu này sẽ chưa thực sự phù hợp điều kiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN, nhất là trong BCA Việt Nam một số tài liệu tác giả nghiên cứu là tài liệu Mật nên không được phép công bố.
- 10 Thứ ba, nghiên cứu về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN theo các chức năng cơ bản của quản lý. Các nghiên cứu liên quan đến NSNN, sử dụng NSNN cho các mục đích khác nhau đã được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới, các lý thuyết về NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng đã dần hoàn thiện, điều đó đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận quan trọng cho quản lý NSNN tại các quốc gia trong hiện tại và tương lai. Các lý thuyết về NSNN có những bước phát triển theo thời gian: từ phương thức ngân sách theo khoản mục, phương thức ngân sách theo công việc thực hiện, phương thức ngân sách theo chương trình cho đến phương thức ngân sách theo kết quả đầu ra. Mỗi phương thức quản lý ngân sách có những ưu nhược điểm riêng nhưng nó có xu hướng là ngày càng hoàn thiện qua quá trình quản lý thực tiễn ở các quốc gia khác nhau. Martin và cộng sự (2010) đã so sánh và chỉ ra rất rõ sự tiến triển trong các lý thuyết về ngân sách, tác giả đã khẳng định ưu thế của phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, ngân sách theo kết quả đầu ra trả lời câu hỏi mà các nhà quản lý ngân sách luôn đặt ra đó là nên quyết định như thế nào để phân bổ X đôla cho hoạt động A thay vì cho hoạt động B. Do đó, phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra đang được nghiên cứu để ứng dụng rộng rãi trong quản lý chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước tại các quốc gia hiện nay. Liên quan đến quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã tập trung vào một số hướng cơ bản sau: Một là, về xây dựng quy hoạch và kế hoạch. Trong quản lý đầu tư công nói chung và đầu tư XDCB nói riêng, trước tiên phải nói đến quy hoạch, kế hoạch đầu tư. Các nghiên cứu của Rajaram, A. và cộng sự (2010) và Rajram (2012) đã có những phân tích cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý đầu tư. Các tác giả cho rằng các hoạt động đầu tư của một quốc gia cần phải có những định hướng đầu tư rõ rang để hướng dẫn hoạt động, và đây là nhân tố quan trọng trong quản lý đầu tư của quốc gia. Hai là, về tổ chức thực hiện đầu tư xây XDCB bằng vốn NSNN. Trước khi thực hiện đầu tư, các dự án cần phải được thẩm định. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả Collier and Venables (2008) cho rằng năng lực thực hiện thẩm định kém đã dẫn đến hiệu quả đầu tư kém hiệu quả. Khi thực hiện thẩm định dự án, phải áp dụng các phương pháp thẩm định tiên tiến để xác định các dự án khả thi. Theo Esfahani and Ramirez (2003), thì quản lý và thực hiện dự án ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của vốn đầu tư. Các tác giả nhấn mạnh đến vai trò của các công cụ thẩm định dự án.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 14 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn