intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động chi ngân sách Nhà nước, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án "Tác động chi ngân sách Nhà nước, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam" là đánh giá chi NSNN và quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam dựa trên các căn cứ khoa học, thực tiễn, và kết quả ước lượng các mô hình kinh tế. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN và quản trị công địa phương hướng đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động chi ngân sách Nhà nước, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH HÙNG TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH HÙNG TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Hằng TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................5 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................5 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ..........................................................................................................6 1.7. Kết cấu nghiên cứu ..........................................................................................................8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÁC ĐỘNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN TRỊ CÔNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ...........................................................................................................................9 2.1. Tổng quan về các khái niệm ............................................................................................9 2.1.1. Tổng quan chi ngân sách Nhà nước ..............................................................................9 2.1.1.1. Ngân sách nhà nước ...................................................................................................9 2.1.1.2. Chi ngân sách nhà nước ...........................................................................................11 2.1.2. Tăng trưởng kinh tế.....................................................................................................18 2.1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế .................................................................................18 2.1.2.2. Khái niệm tăng trưởng kinh tế địa phương .............................................................. 20 2.1.3. Tổng quan quản trị công địa phương ..........................................................................12 2.1.3.1. Khái niệm .................................................................................................................12 2.1.3.2. Đo lường quản trị công và quản trị công địa phương ..............................................13 2.2. Cơ sở lý thuyết liên quan ............................................................................................... 20 2.2.1. Lý thuyết liên quan về tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế20 2.2.1.1. Lý thuyết cân bằng của David Ricardo ....................................................................20 2.2.1.2. Lý thuyết Keynes và lý thuyết tân cổ điển .............................................................. 22
  4. 2.2.1.3. Lý thuyết luật Wagner .............................................................................................24 2.2.1.4. Mối quan hệ phi tuyến tính giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ....................27 2.2.2. Lý thuyết về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế .............................. 30 2.2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế ..................................................................................................32 2.2.3.1. Lý thuyết về Lựa chọn công và lý thuyết Kinh tế chính trị .....................................32 2.2.3.2. Lý thuyết Kinh tế học thể chế mới...........................................................................33 2.2.3.3. Lý thuyết tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế ...........................................................................................................36 2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan .............................................................................40 2.4.1. Các nghiên cứu liên quan về tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................................................40 2.4.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................................40 2.4.1.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................................43 2.4.2. Các nghiên cứu liên quan về tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện quản trị công ............................................................................................45 2.4.3. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................................52 TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................................54 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN TRỊ CÔNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM .................................................................................................55 3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................................55 3.3. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................................59 3.4. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................................67 3.5. Phương pháp ước lượng các mô hình ............................................................................67 3.5.1. Phương pháp ước lượng các mô hình tác động của chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam ....................................67 3.5.2. Phương pháp kiểm định sự tồn tại ngưỡng chi ngân sách Nhà nước, quản trị công địa phương và đánh giá tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam tương ứng với các ngưỡng quản trị công địa phương .....................................69 TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................................73
  5. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN TRỊ CÔNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM .........................................................................................74 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến: ....................................74 4.2. Kết quả ước lượng mô hình ...........................................................................................78 4.2.1. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam ............................................................................................78 4.2.2. Kết quả kiểm định ngưỡng chi ngân sách nhà nước ở các địa phương tại Việt Nam 87 4.2.3. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế địa phương theo phân loại tỉnh thành tại Việt Nam ..........................................................87 4.2.4. Kết quả đánh giá tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam trong điều kiện quản trị công địa phương ..........................................90 4.2.5. Kết quả xác định các ngưỡng quản trị công địa phương và đánh giá tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam tương ứng với các ngưỡng này..........................................................................................................................102 4.2.5.1. Kiểm định hiệu ứng ngưỡng Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (TG) ..............103 4.2.5.2. Kiểm định hiệu ứng ngưỡng Trách nhiệm giải trình với người dân (TN) .............103 4.2.5.3. Kiểm định hiệu ứng ngưỡng Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (KS)....107 4.2.5.4. Kiểm định hiệu ứng ngưỡng Thủ tục hành chính công (TT) .................................111 4.2.5.5. Kiểm định hiệu ứng ngưỡng Cung ứng dịch vụ công (CU) ..................................115 4.2.5.6. Kiểm định hiệu ứng ngưỡng Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định (CK) .............................................................................................................................................116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................................116 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................................118 5.1. Kết luận ........................................................................................................................118 5.2. Hàm ý chính sách .........................................................................................................121 5.2.1. Hàm ý chính sách liên quan đến chi ngân sách Nhà nước .......................................121 5.2.1.1. Nâng cao hiệu quả quản trị chi ngân sách địa phương ..........................................121 5.2.1.2. Quản trị chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội.....................................................123 5.2.1.3. Quản trị chi đầu tư phát triển .................................................................................124 5.2.2. Hàm ý chính sách liên quan đến quản trị công địa phương ......................................126 5.2.2.1. Minh bạch hóa hoạt động quản trị công địa phương .............................................126
  6. 5.2.2.2. Phòng chống tham nhũng trong khu vực công ......................................................127 5.2.2.3. Tinh gọn thủ tục hành chính công .........................................................................128 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................129 TÓM TẮT CHƯƠNG 5......................................................................................................130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................131 PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG NGƯỠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN QUẢN TRỊ CÔNG ĐỊA PHƯƠNG PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NGƯỠNG QUẢN TRỊ CÔNG ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC NGƯỠNG NÀY PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC TỈNH THÀNH TRONG MẪU NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 7: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Từ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ viết tắt 1 FE Fixed Effects Tác động cố định Feasible Generalized Least Phương pháp bình phương bé nhất 2 FGLS Squares tổng quát khả thi Gross Regional Domestic 3 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn Product 4 NSNN Ngân sách Nhà nước 5 RE Random Effects Tác động ngẫu nhiên System generalized method Phương pháp moment tổng quát 6 SGMM of moments hệ thống The Viet Nam Provincial Governance and Public Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành 7 PAPI Administration Performance chính công cấp tỉnh tại Việt Nam. Index
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Lược khảo các nghiên cứu liên quan ..................................................................... 48 Bảng 3.1. Phân loại các tỉnh thành trong mẫu nghiên cứu .................................................... 61 Bảng 3.2. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................................... 65 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình.................................................... 74 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ...................................................................................... 77 Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ...................................................... 78 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam ..................................................................................... 79 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng mô hình tĩnh bằng phương pháp FGLS .................................. 80 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mô hình động bằng phương pháp SGMM.............................. 81 Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình tác động của các thành phần chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam ........................................................... 83 Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình tĩnh bằng phương pháp FGLS .................................. 84 Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mô hình động bằng phương pháp SGMM.............................. 85 Bảng 4.10: Kiểm định sự tồn tại của chi ngân sách địa phương tại Việt Nam ...................... 87 Bảng 4.11. Kết quả ước lượng mô hình theo phân loại tỉnh thành bằng phương pháp SGMM ................................................................................................................................................ 87 Bảng 4.12. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam bằng phương pháp Fixed Effects .................................................................................................................................... 91 Bảng 4.13. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam bằng phương pháp FGLS ................................................................................................................................................ 94 Bảng 4.14. Kết quả ước lượng mô hình tác động của chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam bằng phương pháp SGMM ................................................................................................................................................ 96 Bảng 4.15. Kết quả ước lượng mô hình tác động kép của chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam bằng phương pháp SGMM ................................................................................................................................... 99
  9. Bảng 4.16: Kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng ngưỡng với thành phần tham gia của người dân ở cấp cơ sở (TG) .................................................................................................................. 103 Bảng 4.17: Kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng ngưỡng với thành phần Trách nhiệm giải trình với người dân (TN) .............................................................................................................. 104 Bảng 4.18: Kiểm định số lượng ngưỡng thành phần Trách nhiệm giải trình với người dân (TN)...................................................................................................................................... 105 Bảng 4.19: Tác động của chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế địa phương tương ứng với ngưỡng Trách nhiệm giải trình với người dân (TN) ..... 107 Bảng 4.20: Kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng ngưỡng với thành phần Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (KS)...................................................................................................... 107 Bảng 4.21: Kiểm định số lượng ngưỡng thành phần Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (KS) ............................................................................................................................. 108 Bảng 4.22: Tác động của chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế địa phương tương ứng với ngưỡng Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (KS) .............................................................................................................................................. 110 Bảng 4.23: Kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng ngưỡng với thành phần Thủ tục hành chính công (TT) ............................................................................................................................. 111 Bảng 4.24: Kiểm định số lượng ngưỡng thành phần Thủ tục hành chính công (TT) ......... 112 Bảng 4.25: Tác động của chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế địa phương tương ứng với ngưỡng Thủ tục hành chính công (TT) ......................... 114 Bảng 4.26: Kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng ngưỡng với thành phần Cung ứng dịch vụ công (CU) ..................................................................................................................................... 115 Bảng 4.27: Kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng ngưỡng với thành phần Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định (CK) .............................................................................................. 116
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Đường cong chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ................................................. 28 Hình 4.1. Mối quan hệ giữa growth, LNG, LNG1, LNG2 .................................................... 77 Hình 4.2. giá trị ngưỡng đối với thành phần Trách nhiệm giải trình với người dân (TN) .. 106 Hình 4.3. giá trị ngưỡng đối với thành phần Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (KS) .............................................................................................................................................. 109 Hình 4.4. giá trị ngưỡng đối với thành phần Thủ tục hành chính công (TT) ...................... 113
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng kinh tế là biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất phản ánh kết quả hoạt động chung của xã hội do sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, cải thiện năng suất và tăng trưởng cung lao động. Tăng năng suất liên quan đến sự kết hợp của lực lượng lao động, vốn vật chất như nhà máy và thiết bị; tăng cường sử dụng công nghệ mới... Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ của nó với các yếu tố thành phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy vậy, cơ chế hoạt động (dựa theo sự can thiệp quản lý của nhà nước hay theo quy luật của nền kinh tế thị trường), các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế vẫn đang còn gây nhiều tranh luận. Học thuyết về tăng trưởng kinh tế bắt đầu với lý thuyết “bàn tay vô hình – invisible hand” của Adam Smith. Theo đó, thị trường tự nó sẽ tối đa hóa hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, khi đối diện với các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, thị trường tự do vẫn chưa giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại hoặc được giải quyết với hiệu quả chưa cao. Do đó, cần phải có sự tham gia của Nhà nước với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong đó, Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước đảm bảo mục tiêu này. Về mặt lý thuyết, ngân sách Nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, thể hiện các mặt hoạt động kinh tế xã hội của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Ngân sách nhà nước là một điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước và là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, hai thập kỷ qua trên thế giới đã chứng kiến một làn sóng phát triển mạnh mẽ trong cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cả ở các nước tiên tiến cũng như ở các nước đang phát triển (Shah và Shen, 2007). Động cơ chính của cải cách và đổi mới trong ngân sách khác nhau giữa các quốc gia, bao gồm: khủng hoảng tài chính, áp lực giảm chi tiêu công và thay đổi quản trị chính trị (Curristine và cộng sự, 2007). Một số nghiên cứu của các nước trên thế giới đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu quả trong quản lý ngân sách. Olulu (2014) lập luận rằng quản lý hiệu quả có thể đóng góp cho ngân sách theo ba cách chính: giúp cải thiện ưu tiên chi tiêu; gây áp lực lên các bộ /cơ quan từ trung ương để nâng cao hiệu quả chương trình của họ và đảm bảo rằng ngân sách phát huy hiệu quả.
  12. 2 Tại Việt Nam, trong thời gian qua cùng với quá trình đổi mới quản lý kinh tế, quản lý chi NSNN cũng là một nội dung được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 áp dụng từ 1/1/2017. Hoạt động quản lý NSNN ở Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định vĩ mô, an ninh tài chính quốc gia thể hiện qua việc cân đối ngân sách huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý. Theo Barro (1990), có mối quan hệ giữa tỷ trọng chi tiêu NSNN và tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người, đồng thời có sự hoàn vốn không đổi bao gồm vốn tư nhân và dịch vụ công. Chi tiêu công được coi là đầu vào của sản xuất tư nhân trong việc tạo ra mối liên hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế (Taban, 2010). Từ năm 1986, với việc đổi mới nền kinh tế, chính trị đã đưa Việt Nam phát triển nhanh chóng. Theo Worldbank (2020), từ 2002 đến 2018, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng đến 2,7 lần và đạt đến 2.700 USD trong năm 2019, song song với kết quả đó là trên 45 triệu người đã thoát nghèo, tỉ lệ số người nghèo đã giảm nhanh chóng từ trên 70% xuống dưới 6% (3,2 USD/ngày, theo sức mua ngang giá). Hiện nay, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế gần 35 năm qua là rất đáng ghi nhận, với việc thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thương mại. Qua đó, đã đưa Việt Nam từ một quốc gia nằm trong số nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước năng động nhất trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề hạn chế cần phải được xem xét, đánh giá, đặc biệt là trong việc quản lý ngân sách và chi tiêu công, thể hiện ở một số nội dung cụ thể như: (i) Việc lập kế hoạch dự toán phân bổ chi NSNN vẫn dựa trên các yếu tố đầu vào như tỷ lệ hộ nghèo, dân số, số đơn vị hành chính, có vùng biên giới, diện tích… mà chưa được xác định theo kết quả đầu ra; (ii) quy mô quản lý hiệu quả chi vẫn còn thiếu tập trung và mang tính dàn trải; (iii) việc đo lường và xác định các chỉ tiêu chưa thực sự thống nhất, còn mang nặng cảm tính. Hơn nữa, quá trình triển khai thực hiện cũng đang đặt ra những yêu cầu mới, nguồn lực huy động phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội là có hạn, đồng thời tình hình quản lý ngân sách thời gian qua vẫn còn thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN. Do đó, công tác quản lý ngân sách nói chung và chi NSNN cần phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa không chỉ đối với trung ương mà còn đòi hỏi ở cấp chính quyền địa phương phải thực hiện. Nhu cầu đặt ra hiện này là phải xác định được mức độ tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương cũng như tác động của các thành phần trong chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương.
  13. 3 Đồng thời, xác định được tồn tại hay không một ngưỡng chi NSNN mà vượt qua ngưỡng này tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương sẽ thay đổi. Thêm vào đó, trong điều kiện Việt Nam, Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, do Quốc Hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, qua đó phân loại các đơn vị hành chính cấp tỉnh thành các loại khác nhau bao gồm: loại đặc biệt, loại I, loại II, và loại III. Qua đó, dựa trên các tiêu chí như quy mô dân số, diện tích, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, và các yếu tố đặc thù để phân loại các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Do đó, với các loại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau, tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế của địa phương cũng sẽ khác nhau. Đây là một điểm mới mà gần như chưa có nghiên cứu nào xem xét đến. Ngoài ra, tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương còn bị thay đổi tác động bởi các yếu tố khác, một trong số đó là quản trị công. Cụ thể, từ những năm 1990, vai trò của yếu tố quản trị công địa phương đối với tăng trưởng kinh tế địa phương ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Một vài nghiên cứu trước đây cho thấy quản trị công đã có tác động và tạo ra nhiều thay đổi trong tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế (Glaeser và Saks, 2004). Theo UNDP (2020), quản trị công hiệu quả là chìa khóa để phát triển toàn diện và bền vững, ở cấp địa phương cũng như quốc gia. Quản trị công địa phương hiệu quả giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ở cả thành thị và nông thôn, giảm bất bình đẳng dưới mọi hình thức, tăng cường quan hệ giữa người dân và các tổ chức công. Bên cạnh đó, quản trị công địa phương được xem là chất xúc tác cũng như nhằm kiểm soát tốt, đồng thời tăng cường hiệu quả hơn trong việc dự toán và sử dụng các khoản chi một cách hợp lý từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế (Siddiqui and Ahmed, 2013). Ở chiều ngược lại, nếu quản trị công không hiệu quả có thể dẫn đến tác động tiêu cực giữa chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế nhưng tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương trong điều kiện quản trị công địa phương chưa nhiều. Đặc biệt, một vấn đề đang tranh luận liên quan đến liệu quản trị công tốt có thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Mira và Hammadache (2018) cho thấy rằng, tại các quốc gia đang phát triển, quản trị công tốt lại có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở mức thấp. Một trong những lý giải được đưa ra liên quan đến tác dụng của tham nhũng. Cụ thể, tham nhũng giúp giảm thời gian cho việc phải xếp hàng chờ đợi và giúp khu vực tư tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động kinh doanh, từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng (Đặng Văn Cường, 2016). Ngoài ra, Aidt (2009) cũng ủng hộ cho giả thuyết về chất bôi trơn
  14. 4 của tham nhũng. Ông cho rằng, trong điều kiện các quốc gia có chất lượng thể chế còn thấp, tham nhũng hoạt động như cơ chế “speed money” giúp kích hoạt sự vận hành của bộ máy chính quyền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần phải nghiên cứu tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế trong các điều kiện khác nhau của quản trị công địa phương, cụ thể ở đây là các mức độ khác nhau của quản tri công địa phương. Xuất phát từ những tranh luận như đã trình bày ở trên, nhằm nâng cao và đổi mới trong quản lý ngân sách, đảm bảo tính tập trung các chính sách tài chính đồng thời phát huy tính minh bạch năng động sáng tạo, tự chủ tự chịu trách nhiệm bảo đảm cân đối ngân sách địa phương, đặc biệt là vấn đề quản lý chi ngân sách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, do đó, tác giả chọn đề tài: “Tác động chi ngân sách Nhà nước, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá chi NSNN và quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam dựa trên các căn cứ khoa học, thực tiễn, và kết quả ước lượng các mô hình kinh tế. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN và quản trị công địa phương hướng đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát và xem xét thực hiện các khoảng trống nghiên cứu, luận án này đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:  Đánh giá tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam nói chung và trong điều kiện quản trị công địa phương;  Xác định các ngưỡng quản trị công địa phương và đánh giá tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam tương ứng với các ngưỡng này nếu có.  Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN và quản trị công địa phương hướng đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:  Tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam nói chung và trong điều kiện quản trị công địa phương như thế nào?  Các ngưỡng quản trị công địa phương tại Việt Nam và tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam tương ứng với các ngưỡng quản trị công địa phương này như thế nào?
  15. 5  Các hàm ý chính sách nào giúp nâng cao hiệu quả chi NSNN và quản trị công địa phương hướng đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu này là chi NSNN, quản trị công địa phương và tác động của hai yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế địa phương. Quản trị công địa phương trong nghiên cứu này được tác giả tiếp cận ở góc độ quản lý hoạt động chi NSNN. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành với tất cả 63 tỉnh thành phố tại Việt Nam. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như Tổng cục thống kê Việt Nam, Cục thống kê của tất cả 63 tỉnh thành phố tại Việt Nam, Bộ Tài chính, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển-Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam (Lấy dữ liệu Bộ chỉ số PAPI). + Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ năm 2011 – 2020. Thời gian nghiên cứu này được chọn dựa trên sự sẵn có về mặt số liệu. Cụ thể, đối với chi NSNN, hầu hết các dữ liệu đã có sẵn từ năm 2006, tuy nhiên bộ chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) nhằm đánh giá chất lượng quản trị công địa phương chỉ có từ năm 2011. Dữ liệu được tác giả thu thập đến năm 2020 để đảm bảo kết quả nghiên cứu rút ra có tính cập nhật và đưa ra hàm ý sát hơn với thực tiễn. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã chỉ ra ở trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam trong điều kiện quản trị công địa phương dựa theo mô hình các nghiên cứu của Cooray (2009), Alexiou (2009) và Siddiqui & Ahmed (2013). Cụ thể, xây dựng mô hình đánh giá tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas, các chỉ tiêu thuộc bộ chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) được đưa vào mô hình nghiên cứu để đại diện cho quản trị công địa phương. Để khắc phục hiện tượng nội sinh thường xảy ra trong các mô hình kinh tế vĩ mô, nghiên cứu này còn thực hiện ước lượng các mô hình bằng phương pháp GMM hệ thống (System GMM – SGMM) của Arellano & Bond (1991). Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các ước lượng dữ liệu bảng động tuyến tính hoặc các dữ liệu bảng có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.
  16. 6 Phương pháp SGMM là phương pháp thích hợp với nghiên cứu này vì nhiều lý do. Thứ nhất, dữ liệu bảng của nghiên cứu bao gồm 63 tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ có T nhỏ (9 năm), N lớn (63 tỉnh), nghĩa là ít mốc thời gian nhưng có nhiều quan sát. Thứ hai, phương pháp này phù hợp để ước lượng các mô hình nghiên cứu động với một hoặc 2 vế của phương trình có chứa biến trễ. Với các mô hình này các ước lượng bảng tĩnh không cho phép tạo ra các biến công cụ từ chính các biến trong mô hình. Thứ ba, phương pháp này có thể được sử dụng khi các biến độc lập không phải là biến ngoại sinh ngặt (strictly extrogenous), nghĩa là có tương quan với phần dư; hoặc tồn tại biến nội sinh (endogenous variable) trong mô hình. Cuối cùng, khi mô hình tồn tại các tác động cố định riêng rẽ và phương sai thay đổi hoặc tự tương quan của sai số thì phương pháp này là phù hợp, do khả năng khử các tác động cố định riêng rẽ và khắc phục các khuyết tật của mô hình. Các kiểm định độ tin cậy của mô hình đã được tác giả thực hiện bao gồm: Kiểm định sự tự tương quan của phần dư: Theo Arellano & Bond (1991), ước lượng GMM yêu cầu có sự tương quan bậc 1 và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư. Do vậy, khi kiểm định giả thuyết H0: không có sự tương quan bậc 1 (kiểm định AR(1)) và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư (kiểm định AR(2)), chúng ta bác bỏ H0 ở kiểm định AR (1) và chấp nhận H0 ở kiểm định AR (2) thì mô hình đạt yêu cầu. Kiểm tra tính phù hợp của mô hình và các biến đại diện: Tương tự các mô hình khác, sự phù hợp của mô hình có thể được thực hiện thông qua kiểm định F. Kiểm định F sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê cho các hệ số ước lượng của biến giải thích với giả thuyết H0: tất cả các hệ số ước lượng trong phương trình đều bằng 0, do đó để mô hình phù hợp thì phải bác bỏ giả thuyết H0. Ngoài ra, kiểm định Sargan/Hansen còn được sử dụng để kiểm tra giả thuyết H0: các biến công cụ là phù hợp. Khi chấp nhận giả thuyết H0 nghĩa là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Bên cạnh đó, để xác định các ngưỡng quản trị công địa phương và đánh giá tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam tương ứng với các ngưỡng này, tác giả sử dụng mô hình ngưỡng được đề xuất bởi Hansen (1999). 1.6. Đóng góp của luận án Luận án này có những đóng góp cho cả về thực tiễn, cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm. Với các nội dung bao gồm:  Về mặt lý thuyết
  17. 7 Nghiên cứu chọn lọc các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, bổ sung thêm cơ sở lý luận về chi NSNN, tăng trưởng kinh tế, quản trị công địa phương. Luận án kế thừa các nghiên cứu trước đây và đi sâu về nghiên cứu tác động của chi NSNN, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam cũng như các nghiên cứu liên quan về tác động của chi ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện quản trị công.  Về mặt phương pháp Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng trong đánh giá tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình ngưỡng được đề xuất bởi Hansen (1999) để tìm kiếm ngưỡng chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, tác giả cũng xem xét sự khác nhau về tác động này giữa các địa phương có quy mô kinh tế khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã phần nào khẳng định bổ sung thêm cơ sở rằng các lý thuyết về tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế như lý thuyết luật Wagner (1883), lý thuyết của Keynes (1936). Theo đó, kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định lại lý thuyết luật Wagner (1883), lý thuyết của Keynes (1936) về tác động tích cực của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế. Chi NSNN thực sự có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa phương, cụ thể là khi chính phủ tăng chi tiêu của mình thông qua thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng thu nhập sau thuế và của cải của hộ gia đình. Thứ hai, một điểm mới của luận án so với các nghiên cứu trước là xác định các ngưỡng quản trị công địa phương và đánh giá tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam tương ứng với các ngưỡng này. Để xác định các ngưỡng và đánh giá tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam tương ứng với các ngưỡng này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng đối với dữ liệu bảng được đề xuất bởi Hansen (1999). Kết quả của nghiên cứu đã khám phá sâu hơn về vai trò của quản trị công địa phương trong tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả này cũng khẳng định và bổ sung cho các lý thuyết về quản trị công như lý thuyết về lựa chọn công, lý thuyết kinh tế chính trị. Cụ thể, kết quả nghiên cứu đã kiểm định tính hợp lý của lý thuyết về lựa chọn công, lý thuyết kinh tế chính trị cho rằng một nền tảng quản trị công tốt, hiệu quả sẽ hỗ trợ tốt cho tăng trưởng kinh tế.  Về mặt thực tiễn:
  18. 8 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại tất cả 63 tỉnh thành ở Việt Nam sẽ làm rõ tác động của chi NSNN đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện quản trị công tại các địa phương này. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để Chính phủ và các bộ ngành, các tỉnh, thành phố xem xét trong việc thực hiện cũng như quản lý chi NSNN. Kết quả về tác động của quản trị công địa phương, cũng như chi NSNN tương ứng với các ngưỡng quản trị công địa phương sẽ chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục và đưa ra một số hàm ý chính sách, giải pháp với những mức độ cần được áp dụng khác nhau cho phù hợp, có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế tại Việt Nam nói chung và các tỉnh thành phố nói riêng. 1.7. Kết cấu nghiên cứu Luận án gồm 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu của đề tài. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết tác động chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế và các nghiên cứu liên quan Đưa ra các lý thuyết liên quan về tác động của chi NSNN, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam và các nghiên cứu đã được thực hiện để hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu tác động chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam Mô tả mẫu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và giải thích các biến được sử dụng để phân tích. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động chi ngân sách nhà nước, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi NSNN, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế các địa phương tại Việt Nam. - Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Tóm tắt nghiên cứu và đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN, quản trị công địa phương đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam.
  19. 9 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÁC ĐỘNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, QUẢN TRỊ CÔNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Tổng quan về các khái niệm 2.1.1. Tổng quan chi ngân sách Nhà nước 2.1.1.1. Ngân sách nhà nước NSNN là một báo cáo tài chính hàng năm thể hiện những ước tính về doanh thu dự kiến và chi tiêu dự kiến trong một năm tài chính. Vào đầu mỗi năm, chính phủ trình bày trước quốc hội một bản ước tính về các khoản thu và chi cho năm tài chính sắp tới. Chính phủ lập kế hoạch chi tiêu theo mục tiêu của mình và sau đó cố gắng huy động các nguồn lực để đáp ứng chi tiêu đã đề ra (Wildavsky, 1964; Giertz, 1981; Lapsley và cộng sự, 2011). Các mục tiêu chính của NSNN bao gồm: Tăng trưởng kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và cân đối, nâng cao mức sống của nhân dân. Giảm nghèo và thất nghiệp: xóa nghèo và thất nghiệp hàng loạt bằng cách tạo cơ hội việc làm và cung cấp các lợi ích xã hội tối đa cho người nghèo. Giảm bất bình đẳng: bất bình đẳng về thu nhập và của cải được giảm bớt thông qua việc đánh thuế và trợ cấp. Chính phủ đánh thuế suất cao đối với người giàu và thấp hơn ở nhóm thu nhập thấp hơn, đồng thời cung cấp cho nhóm thu nhập thấp các khoản trợ cấp và tiện nghi. Phân bổ lại cơ cấu các nguồn lực: việc phân bổ lại các nguồn lực là cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội. Chính phủ phân bổ nguồn lực vào các lĩnh vực mà tư nhân chưa thực hiện nhiều như vệ sinh công cộng, giáo dục, y tế, v.v. Ổn định giá cả: để duy trì sự ổn định giá cả và điều chỉnh các chu kỳ kinh doanh liên quan đến suy thoái đặc trưng bởi sản lượng giảm, giá cả và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Quản lý các doanh nghiệp công: quản lý các doanh nghiệp công mang tính chất độc quyền quốc gia như đường sắt, điện lực,.. NSNN được coi là ngân sách thặng dư nếu doanh thu dự kiến của chính phủ vượt quá chi tiêu ước tính của chính phủ trong một năm tài chính cụ thể. Điều này có nghĩa là thu nhập của chính phủ từ thuế lớn hơn số tiền mà chính phủ chi cho phúc lợi công cộng Theo Premchand (1994), NSNN là một báo cáo tài chính hàng năm trong đó trình bày chi tiêu ước tính của chính phủ và các khoản thu hoặc doanh thu dự kiến của chính phủ cho
  20. 10 năm tài chính sắp tới. Tùy thuộc vào tính khả thi của các dự toán này, ngân sách có ba loại - ngân sách cân đối, ngân sách thặng dư và ngân sách thâm hụt (Sun và Lynch, 2008), như: (1) ngân sách cân đối là ngân sách cân bằng nếu chi tiêu ước tính của chính phủ bằng với thu nhập dự kiến của chính phủ trong một năm tài chính cụ thể. Được nhiều nhà kinh tế học cổ điển ủng hộ, loại ngân sách này dựa trên nguyên tắc “sống trong tầm tay”. Họ tin rằng chi tiêu của chính phủ không được vượt quá doanh thu của họ. Mặc dù là một cách tiếp cận lý tưởng để đạt được một nền kinh tế cân bằng và duy trì kỷ luật tài khóa, một ngân sách cân bằng không đảm bảo sự ổn định tài chính vào những thời điểm kinh tế suy thoái hoặc giảm phát. Về mặt lý thuyết, có thể dễ dàng cân bằng giữa chi tiêu ước tính và thu nhập dự kiến nhưng khi thực hiện trên thực tế, khó có thể đạt được sự cân bằng đó. (2) Ngân sách thặng dư xảy ra trong trường doanh thu dự kiến của chính phủ vượt quá chi tiêu ước tính của chính phủ trong một năm tài chính. Điều này có nghĩa là thu nhập của chính phủ từ các khoản thuế thu được lớn hơn số tiền mà chính phủ chi cho phúc lợi công cộng. Ngân sách thặng dư biểu thị sự sung túc về tài chính của một quốc gia. Một ngân sách như vậy có thể được thực hiện vào những thời điểm lạm phát để giảm tổng cầu. Và (3), ngân sách thâm hụt nếu chi tiêu ước tính của chính phủ vượt quá thu nhập dự kiến của chính phủ trong một năm tài chính cụ thể. Loại ngân sách này phù hợp nhất với các nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như Ấn Độ. Đặc biệt hữu ích trong thời điểm suy thoái, ngân sách thâm hụt giúp tạo ra nhu cầu bổ sung và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ở đây, chính phủ phải chịu chi tiêu quá mức để cải thiện tỷ lệ việc làm, thúc đẩy sản xuất... Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, giúp phục hồi nền kinh tế. Chính phủ trang trải số tiền này thông qua các khoản vay công (bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ) hoặc bằng cách rút từ thặng dư dự trữ. Tại Việt Nam, khái niệm NSNN được quy định trong pháp luật thực định tại Điều 4 của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 với định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Với các định nghĩa này, các nhà làm luật đã đề cập tới ba vấn đề cơ bản khi quan niệm về NSNN: thứ nhất, NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước nằm trong dự toán đã được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thứ hai, các khoản thu, chi này trong một thời gian nhất định có thể là một năm hoặc giai đoạn trung hạn… Trong khi đó, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 chỉ được thực hiện trong thời hạn 1 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đối với thu và đến 31 tháng 01
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2