intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:215

111
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và tác động của phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đến bảo vệ chủ quyền quốc gia (CQANBGQG) ở các tỉnh biên giới quốc gia ở CTBGPB. Từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc

  1.    BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRẦN TRUNG HẢI T¸C §éNG CñA PH¸T TRIÓN KINH TÕ THÞ TR¦êNG §ÞNH H¦íNG X· HéI CHñ NGHÜA §ÕN B¶O VÖ CHñ QUYÒN, AN NINH BI£N GIíI QUèC GIA ë C¸C TØNH BI£N GIíI PHÝA B¾C   LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2.  BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRẦN TRUNG HẢI T¸C §éNG CñA PH¸T TRIÓN KINH TÕ THÞ TR¦êNG §ÞNH H¦íNG X· HéI CHñ NGHÜA §ÕN B¶O VÖ CHñ QUYÒN, AN NINH BI£N GIíI QUèC GIA ë C¸C TØNH BI£N GIíI PHÝA B¾C Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số      : 62 31 01 02   LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Phạm Đức Nhuấn 2. TS Phạm Anh Tuấn
  3.               LỜI CAM ĐOAN  T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, trÝch dÉn trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã xuÊt xø râ rµng, luËn ¸n cha tõng ®îc c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh khoa häc nµo.                    TÁC GIẢ LUẬN ÁN                    Trần Trung Hải
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 Chương  NHỮNG VẤN ĐỀ  LÝ LUẬN VỀ  PHÁT TRIỂN KINH TẾ  1 THỊ  TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XàHỘI CHỦ  NGHĨA VÀ  TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN  GIỚI QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 23 1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế  thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh biên giới phía Bắc 23 1.2. Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và tác động của phát  triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ  quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc 40 1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm  Trung Quốc về khai thác động tích cực,   hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ  nghĩa và tác động đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia 67 Chương  THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ  2 THỊ  TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XàHỘI CHỦ  NGHĨA ĐẾN  BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ở  CÁC TỈNH BIÊN GIỚI  PHÍA BẮC  79 2.1. Khảo sát thực trạng tác động của phát triển kinh tế thị trường định  hướng xã hội chủ  nghĩa đến bảo vệ  chủ  quyền, an ninh biên giới  quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc trong thời gian qua  79 2.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ tác động của phát triển kinh   tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an  ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc 117 Chương   CÁC   QUAN   ĐIỂM   CƠ   BẢN   VÀ   GIẢI   PHÁP   CHỦ   YẾU  3 NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ  TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ  THỊ  TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XàHỘI CHỦ  NGHĨA ĐẾN BẢO  VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ở CÁC  TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC TRONG THỜI GIAN TỚI 129 3.1. Các quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn  chế  tác động tiêu cực của phát triển kinh tế  thị  trường định  hướng xã hội chủ  nghĩa đến bảo vệ  chủ  quyền, an ninh biên  giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc  129 3.2. Những giải pháp chủ  yếu nhằm phát huy tác động tích cực và   137 hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thị trường định  hướng xã hội chủ  nghĩa đến bảo vệ  chủ  quyền, an ninh biên 
  5. giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐàCÔNG  BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 172
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ  VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Bộ đội biên phòng BĐBP 02 Các tỉnh biên giới phía Bắc CTBGPB 03 Chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia CQANBGQG 04 Chủ nghĩa tư bản CNTB 05 Chủ nghĩa xã hội CNXH 06 Cộng sản chủ nghĩa CSCN 07 Quốc phòng ­ an ninh QP­AN 08 Kinh tế thị trường  KTTT 09 Kinh tế ­ xã hội  KT­XH 10 Khu vực biên giới  KVBG 11 Nhà xuất bản Nxb 12 Xã hội chủ nghĩa XHCN
  7. 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án  Đề  tài “Tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội   chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên   giới phía Bắc” là công trình nghiên cứu độc lập, chứa đựng tâm huyết của tác  giả, trên cơ  sở  vận dụng hệ  thống quan điểm lý luận của chủ  nghĩa Mác ­   Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh; chủ  trương, đường lối, chính sách của Đảng;   các chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy Đảng, lực lượng vũ trang CTBGBP  và một số  công trình khoa học nghiên cứu về  phát triển KT­XH, bảo vệ  CQANBGQG. Đồng thời, đề tài còn dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn hoạt   động phát triển KT­XH, công tác bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB và kế thừa  một số đề tài khác của tác giả.  2. Lý do lựa chọn đề tài  Sự  nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong gần ba thập kỷ  qua, do   Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đã làm thay đổi toàn diện  đời sống ­ xã hội, rõ nét và nổi bật nhất là lĩnh vực kinh tế. Điều đó được thể  hiện bằng việc, chúng ta đã chuyển đổi mạnh mẽ và căn bản từ một nền kinh  tế kế  hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN; đưa  nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT­XH; đời sống nhân dân được  cải thiện và ngày một nâng cao; QP­AN được tăng cường; quan hệ  giao lưu,   hợp tác quốc tế được mở rộng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên  trường quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN ở  nước ta còn ở giai đoạn đầu, chưa thực sự phát triển một cách đầy đủ. Do vậy,  còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập đi ngược lại với sự định hướng trong chiến   lược phát triển KT­XH cũng như xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân   và thế trận an ninh nhân dân, nhất là công tác bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB  trong giai đoạn hiện nay.
  8. 6 Các tỉnh biên giới phía Bắc bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao  Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên; là khu vực có vị  trí chiến   lược quan trọng cả  về  kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.   Tuy nhiên, đây lại là nơi có điều kiện về phát triển KT­XH thấp hơn so với   các khu vực khác của nước ta. Trên đa h ̀ ội nhập kinh tế quôc tê, xây d ́ ́ ựng và  phát triển nền KTTT định hướng XHCN cua đât n ̉ ́ ươc, CTBGPB, nh ́ ất là nơi  có các cửa khẩu, đã và đang phat triên kha manh me v ́ ̉ ́ ̣ ̃ ới sự gia tăng vê sô, chât ̀ ́ ́  lượng các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hoạt động trao đổi kinh tế  ­  thương mại, đầu tư thu hut ngay cang nhi ́ ̀ ̀ ều lực lượng, phương tiện, hàng hóa  ̉ ươc ta va qu cua n ́ ̀ ốc gia láng giềng; kết cấu hạ tầng KT­XH, các khu kinh tế  cửa khẩu được đầu tư, cải thiện,… Điều đó, một mặt, tạo điều kiện để  ́ ̣ CTBGPB tiêp tuc phát triển KT­XH va huy đ ̀ ộng các nguồn lực tăng cường   củng cố QP­AN; mặt khác, trong cơ chế kinh tế mới, đã nảy sinh nhiều vấn   đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG như:   sự chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động hợp tác kinh tế  quôc tê; xu h ́ ́ ướng phân hóa giàu nghèo; sự gia tăng của các hoạt động của tội   phạm ­ nhất là tội phạm kinh tế, các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm quy  chế và luật pháp biên giới; tác động xấu về môi trường, sinh thái; những bất   cập về công tác quản lý KT­XH v.v,... Phát triển KT­XH và củng cố  QP­AN là hai nhiệm vụ  cơ  bản trong   chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Giữa hai nhiệm vụ  này luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, làm tiền đề và chi phối lẫn  nhau. Bảo vệ CQANBGQG là hoạt động cụ  thể của lĩnh vực QP­AN, trước   những thay đổi của đời sống KT­XH trong nước, đặc biệt là quá trình phát  triển KTTT định hướng XHCN  ở  CTBGPB đã chịu sự  tác động mạnh mẽ.  Thực tiễn cho thấy, để có môi trường chính trị ­ xã hội ổn định, tạo điều kiện   cho nền KTTT định hướng XHCN ở CTBGPB tiếp tục phát triển, thì công tác  
  9. 7 bảo vệ CQANBGQG đối với khu vực này là một nhân tố quan trọng không thể  thiếu được. Ngược lại, quá trình phát triển của KTTT định hướng XHCN cũng  đã tác động mạnh mẽ đến nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trên cả  hai phương diện: tích cực và tiêu cực, làm nảy sinh nhiều vấn đề  cần được   giải quyết. Vì vậy, nghiên cứu nội dung và sự tác động của phát triển KTTT  định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB có ý nghĩa cả về lý  luận và thực tiễn.  3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích:  Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và tác động của  phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB. Từ  đó đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu, nhăm phat huy tac ̀ ́ ́  ̣ ́ ực, hạn chế  tác động tiêu cực cua phát tri đông tich c ̉ ển KTTT định hướng   ́ ảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trong giai đoạn hiện nay. XHCN đên b * Nhiệm vụ: ­ Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và tác động của   phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB. ­ Đánh giá đúng thực trạng tác động của phát triển KTTT định hướng   XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trong thời gian qua.  ­ Đề  xuất những quan điểm cơ  bản và giải pháp chủ  yếu, nhằm phát  huy tác động tích cực, hạn chế  tác động tiêu cực của phát triển KTTT định   hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB nước ta trong giai đoạn  hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng:
  10. 8 Nghiên cứu nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng   XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB. * Phạm vi: ­ Về không gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi KVBG ở CTBGPB, bao  gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện  Biên. ­ Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2005 trở lại   đây. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận:  Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ  thống quan điểm lý luận của   chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Kinh tế chính trị, Kinh tế  quân sự, Học thuyết bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh và quân đội; chủ trương,   đường lối, chính sách của Đảng; các chỉ  thị, nghị  quyết lãnh đạo của cấp   ủy Đảng, lực lượng vũ trang; các báo cáo tổng kết công tác của các lực  lượng, cơ quan, ban, ngành liên quan ở CTBGPB và một số công trình khoa   học nghiên cứu về phát triển KT­XH, bảo vệ CQANBGQG.  * Cơ sở thực tiễn:  Nghiên cứu của luận án dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động  phát  triển KT­XH, công tác bảo vệ  CQANBGQG  ở  CTBGPB và kế  thừa số  liệu từ một số công trình khoa học khác của tác giả. * Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dung ph ̣ ương pháp cơ bản của kinh tế chính trị Mác ­ Lênin   như: Phương pháp trừu tượng hoá khoa hoc, phân tích, t ̣ ổng hợp, thống kê, 
  11. 9 khảo sát, điều tra, tư vấn chuyên gia và một số phương pháp khác đang được   sử dụng trong các khoa học kinh tế. 6. Những đóng góp mới của luận án ­ Phân tích nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN   đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB, trên cơ sở tư duy mới về xây dựng và  bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. ­ Đề xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu, có tính khả thi  để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực tác động của KTTT   định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.  7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa lý luận:  ­ Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nội dung và tác   động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ  CQANBGQG   nói chung, ở CTBGPB nói riêng.  ­ Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu   các môn học Kinh tế chính trị, Kinh tế quân sự, Quản lý kinh tế ở các học   viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội. * Ý nghĩa thực tiễn:  Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây   dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển KT­XH và thực hiện công tác quản lý, bảo  vệ CQANBGQG ở CTBGPB nước ta. 8. Kết cấu của luận án  Luận án gồm: mở đầu, tổng quan về vấn đề  nghiên cứu, 3 chương (7   tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên  quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 
  12. 10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI  TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG  XàHỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI  QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về  tác động của phát   triển kinh tế thị trường  * Một số công trình khoa học nghiên cứu về sự tác động của kinh tế thị   trường đối với kinh tế ­ xã hội nói chung Kể từ khi nước ta tiến hành chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang   nền KTTT định hướng XHCN, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề  này, đặc biệt là về sự tác động (cả mặt tích cực và tiêu cực) của KTTT đối   với đời sống ­ xã hội nói chung, với lĩnh vực QP­AN nói riêng. Tiêu biểu là một số công trình sau: TS. Hà Huy Thành, “Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị   trường ở Việt Nam” [98].   Đây là công trình tập trung những bản tham luận và ý kiến phát biểu  về những vấn đề liên quan đến chủ đề “Những tác động tiêu cực của kinh   tế thị trường” trên nhiều góc độ khác nhau, của những cán bộ lãnh đạo, cán  bộ  quản lý thuộc các bộ  chuyên ngành  ở Trung ương và các cơ  quan chức  năng liên quan  ở  địa phương, những nhà khoa học  ở  các viện nghiên cứu,  giảng viên các trường đại học ở Hà Nội,... Theo đó, các tác giả khẳng định:  “Những vấn đề này có lúc, có nơi đã cản trở sự phát triển kinh tế ­ xã hội  nói chung, chúng ta gọi chung những vấn đề  như  thế  là những “tiêu cực  của kinh tế  thị  trường”…”  [98, tr.7]. Cũng trong công trình này, còn có  những bài viết của các tác giả, đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh   tác động của cơ  chế  KTTT  ở  nước ta, đặc biệt là các tác động tiêu cực 
  13. 11 như: TS. Hà Huy Thành và TS. Lê Cao Đoàn, “Kinh tế thị trường trong quá   trình phát triển kinh tế ở Việt Nam và những yếu tố tiêu cực phát sinh, gây   cản trở  đối với sự  phát triển”; TS.Trịnh Duy Luân, “Sự  phân tầng xã hội   trong quá trình phát triển theo cơ  chế  thị  trường”; TS. Nguyễn Hữu Hải,  “Vấn đề  nghèo đói  ở  nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế  theo cơ   chế thị trường”; BS.Trịnh Công Khanh, “Tác động của quá trình phát triển   kinh tế  theo cơ  chế  thị trường đối với khu vực miền núi và đồng bào các   dân tộc ít người  ở Việt Nam”; Sở Thương mại tỉnh Lạng Sơn, “Buôn bán  qua biên giới Lạng Sơn và vấn đề  trốn lậu thuế”; GS, TS. Bùi Xuân Lưu,  “Thực trạng, nguyên nhân và một số  kiến nghị  về  giải pháp chống buôn   lậu”; Trần Việt Trung, “Một số vấn đề về các tệ nạn xã hội trong quá trình   phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường ”; Khuất Thị Hồng, Nguyễn Thị Văn,  Lê Thị Phương, Bùi Thanh Hà, “Mại dâm và những hệ lụy kinh tế ­ xã hội”;  PGS, TS. Đặng Cảnh Khanh, “Vấn đề kiểm soát và ngăn chặn các sai lệch xã   hội trong cơ chế thị trường”. Bộ  Lao động ­ Thương binh và Xã hội; Kỷ  yếu hội thảo: “Vấn đề  phân phối và phân hoá giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế  thị   trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” [19].  Đây là cuốn sách tập hợp các bài tham luận nghiên cứu những tác  động của sự  hình thành và phát triển KTTT đến quan hệ  phân phối, phân  tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo và cách giải quyết mối quan hệ giữa tăng   trưởng kinh tế với công bằng xã hội.  Cùng nghiên cứu về sự tác động của KTTT còn có các công trình, luận  án và bài viết khác như: Vũ Văn Phúc, “Tính đặc thù theo định hướng xã hội   chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta” [89]; Phạm Viết Đào, “Mặt   trái của cơ  chế  thị  trường” [35]; Nguyễn Thị  Luyến, “Kinh nghiệm phát   triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN và khả năng vận dụng vào Việt  
  14. 12 Nam” [79]; Trương Mạnh Tiến“Sự  phát triển của thương mại tự  do trong   điều kiện kinh tế  thị  trường  ở  Việt Nam hiện nay với vấn đề  bảo vệ  môi   trường sinh thái” [110]; Đào Thị Phương Liên, “Sự phát triển của kinh tế tư   nhân trong quá trình chuyển nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường”  [72]; Nguyễn Bích, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế   thị  trường  ở  Việt Nam” [26]; Nguyễn Văn Long, “Vai trò của thương mại   trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ   nghĩa  ở  Việt Nam” [68]; Lê Xuân Đình, “Đưa kinh tế  thị  trường đến vùng   cao, vùng dân tộc thiểu số  ­ giải pháp quan trọng để  xoá đói giảm nghèo ”  [49]; Bùi Minh Thanh, “Những mặt trái của kinh tế thị trường và ảnh hưởng   của chúng đến vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế” [97].... *  Các công trình khoa học nghiên cứu về  sự  tác động của phát   triển kinh t ế th ị tr ường đối với lĩnh vực quốc phòng ­ an ninh TS. Nguyễn Văn Ngừng ,“Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh   tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Viêt Nam” [83].  Trong công trình này tác giả  đã trình bày tính tất yếu của phát triển  KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta; tác động của KTTT và hội  nhập kinh tế quốc tế đối với quốc QP­AN; những quan điểm và giải pháp  đẩy mạnh phát triển kinh tế  kết hợp với tăng cường tiềm lực QP­AN  ở  nước ta. Bên cạnh đó, tác giả nêu bật những mặt tích cực và hạn chế  của   việc phát triển KTTT theo xu hướng mở. Đặc biệt, tác giả  đã trình bày  những tác động tích cực và hạn chế của KTTT và hội nhập kinh tế đối với  QP­AN  ở  nước ta. Qua đó, tác giả  cũng trình bày những quan điểm của   Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc kết hợp kinh tế với tăng cường tiềm  lực quốc QP­AN và hệ  thống giải pháp chủ  yếu nhằm đẩy mạnh sự  phát  triển kinh tế và tăng cường tiềm lực QP­AN trong phát triển KTTT ở nước  ta.
  15. 13 Trần Minh Triệu, “Sự tác động của kinh tế thị trường trong thời kỳ   quá độ  lên chủ  nghĩa xã hội đối với sức mạnh quốc phòng  ở  nước ta ”  [122]. Tác giả  đã nghiên cứu và trình bày sự  hình thành nền KTTT định  hướng XHCN trong sự kết hợp cái chung của KTTT và đặc thù của CNXH   ở  Việt Nam. Tác động của KTTT định hướng XHCN đối với sức mạnh   quốc phòng và các giải pháp chủ  yếu nhằm phát huy các tác động tốt và  hạn chế các tác động xấu đối với sức mạnh quốc phòng của KTTT. 1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến tác động của   phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh biên   giới phía Bắc Các tỉnh biên giới nước ta nói chung, phía Bắc nói riêng, là khu vực có vị  trí quan trọng cả về chính trị, kinh tế, QP­AN và đối ngoại. Chính vì vậy, đây   cũng là nơi dành được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều công trình khoa học,  bài viết,... trong và ngoài nước, đặc biệt là các công trình liên quan đến sự tác   động của phát triển KTTT đối với các lĩnh vực của đời sống ­ xã hội. * Công trinh nghiên c ̀ ưu vê n ́ ̀ ước ngoài TS. Nguyễn Văn Căn, “Chiến lược “Hưng biên phú dân” của Trung Quốc”  [29].  Việc triển khai chiến lược này cho thấy, Trung Quốc đã khẳng định   ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng cường xây dựng vùng biên giới   trong sự nghiệp xây dựng CNXH và hiện đại hóa đất nước. Chiến lược chỉ  rõ bốn nội dung: Đẩy nhanh phát triển KVBG, thu hẹp sự  cách biệt giữa  các khu vực, thực hiện phát triển và phồn vinh cộng đồng; Thúc đẩy đoàn  kết dân tộc, bảo đảm giữ gìn cơ bản ổn định xã hội, củng cố biên phòng và  bảo vệ  đất nước; Thực hiện chiến lược mở  cửa đối ngoại, để  cho toàn 
  16. 14 tuyến biên giới trở thành những đường giao thông quốc tế lớn ở tuyến đầu,  là bảo đảm quan trọng cho cải cách và mở cửa; Thúc đẩy xã hội phát triển  và phát triển kinh tế  KVBG, với mục đích là “hưng biên, phú dân, cường   quốc, mục lân”. Chiến lược cũng đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau: Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và môi trường sinh thái, cải thiện   sinh hoạt và sản xuất; Giải quyết có hiệu quả việc xóa nghèo của người dân  vùng biên, đa dạng con đường làm giàu; Phát triển thương mại vùng biên giới,  thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực; Đẩy mạnh sự nghiệp phát triển xã hội, nâng   cao chất lượng con người; Tăng cường đoàn kết dân tộc, bảo vệ bình yên cho  biên cương.  Trên cơ sở các nhiệm vụ chủ yếu, chiến lược này còn nêu bật những   chính sách, giải pháp để  tổ  chức thực hiện như: Tăng đầu tư  cho KVBG;  Thi hành chính sách hỗ  trợ  cho những người dân vùng đặc biệt khó khăn;  Hỗ  trợ  hợp tác kinh tế  khu vực nhằm phát triển thương mại vùng biên;   Thực hiện toàn diện các chính sách ưu đãi cho sự nghiệp phát triển xã hội;  Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ nhân tài vùng biên; Động viên các thành  phần xã hội hỗ trợ để xây dựng và phát triển vùng biên giới... * Các công trình khác trong nước TS. Lê Du Phong và TS. Hoàng Văn Hoa (Đồng chủ  biên), “Kinh tế  thị  trường và sự  phân hóa giàu ­ nghèo  ở  vùng dân tộc và miền núi phía   Bắc nước ta hiện nay” [87].  Cuốn sách là kết quả của công trình nghiên cứu Về tăng trưởng kinh   tế và sự phân hóa giàu ­ nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta  của Viện Nghiên cứu Kinh tế  và Phát triển, đã được  Ủy ban Dân tộc và  Miền núi nghiệm thu năm 1998. Trong công trình này, các tác giả đã trình bày 
  17. 15 những thành tựu về  KT­XH qua hơn 10 năm đổi mới và tiềm năng  ở  vùng   các dân tộc và Miền núi phía Bắc nước ta, đồng thời phân tích rõ những  nguyên nhân và thực trạng của sự phân hóa giàu ­ nghèo ở khu vực này. Trên  cơ  sở  đó đề  xuất một số  giải pháp bước đầu, nhằm khắc phục tình trạng  phân hóa giàu ­ nghèo ở khu vực các dân tộc Miền núi phía Bắc nước ta nói  riêng, cả nước nói chung.  TS. Nguyễn Đình Liêm, “Quan hệ  biên mậu giữa Tây Bắc ­ Việt   Nam với Vân Nam ­ Trung Quốc (2001 ­ 2020)” [75].  Đây là công trình của tập thể  tác giả  đã đánh giá một cách khách  quan, khoa học thực trạng quan hệ  mậu dịch biên giới giữa các tỉnh Tây  Bắc ­ Việt Nam với Vân Nam ­ Trung Quốc trong thời gian qua, nhất là  trong những năm gần đây; phân tích bối cảnh mới của tình hình quốc tế và   khu vực tác động đến quan hệ  mậu dịch biên giới; dự  báo động thái, đề  xuất giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới. Đặc biệt, cuốn sách đã đề cập   đến những yếu tố tác động trực tiếp đối với quan hệ mậu dịch biên giới ở  khu vực này.   Nguyễn Minh Hằng, “Buôn bán qua biên giới Việt ­ Trung Lịch sử ­   Hiện trạng ­ Triển vọng” [52].  Trong công trình này, tác giả đã trình bày quá trình buôn bán qua biên  giới Việt ­ Trung trong lịch sử, phân tích và đánh giá những mặt được và   chưa được của buôn bán qua biên giới Việt ­ Trung từ  khi hai nước bình  thường hóa quan hệ  và triển vọng của nó. Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ  ra   được  những tác động tích cực đối với việc phát triển KT­XH và trình bày  những hạn chế, tiêu cực trong buôn bán qua biên giới Việt ­ Trung trong thời   gian qua.  
  18. 16 TS. Phạm Văn Linh, “Các khu kinh tế  cửa khẩu biên giới Việt ­   Trung và tác động của nó tới sự  phát triển kinh tế  hàng hóa  ở  Việt Nam”  [71].  Trong công trình này, các tác giả  đã đi sâu phân tích vị  trí, tầm quan  trọng của khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, hội  nhập và mở  cửa kinh tế; thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác  động của 4 khu kinh tế  cửa khẩu biên giới Việt ­ Trung đã được cấp phép  thành lập (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai). Trên cơ sở đó đề  xuất các quan điểm và giải pháp chủ  yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực  của mô hình kinh tế mới này.  Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, “Cơ  chế  chính sách đặc thù   phát triển các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc” [54].  Các tác giả  đã phân tích thực trạng cơ  chế  chính sách KT­XH  ảnh  hưởng đến sự  phát triển các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam thời gian   qua. Từ  đó đề  xuất quan điểm, giải pháp đổi mới cơ  chế  chính sách KT­ XH các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc trong thời gian tới. Đặng Xuân Phong, “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía   Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [88].  Trong công trình này, tác giả  đã trình bày cơ  sở  lý luận và kinh  nghiệm thực tiễn về  phát triển khu kinh tế  cửa khẩu biên giới trong điều   kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Khảo sát thực trạng, trình bày định hướng   và giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam  trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đinh Trọng Ngọc, “Phát triển kinh tế  ­ xã hội miền núi biên giới   phía Bắc và tác động của nó tới tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền an   ninh biên giới ở vùng này” [82]. 
  19. 17 Trong công trình, tác giả đã trình bày có hệ  thống về  phát triển KT­ XH miền núi biên giới phía Bắc trong mối quan hệ tới việc tăng cường sức  mạnh bảo vệ an ninh vùng này. Đồng thời, chỉ ra vai trò của BĐBP như nhân  tố  quan trọng đối với sự  nghiệp phát triển KT­XH miền núi biên giới hiện  nay. Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu, hội thảo và bài viết khác đề  cập đến sự  tác động của phát triển KTTT  ở  CTBGPB khác như:  Ủy ban   Dân tộc, Viện dân tộc, Ngân hàng thế giới, “ Kỷ yếu hội thảo xóa đói, giảm   nghèo: Vấn đề  và giải pháp  ở  vùng dân tộc thiểu số  phía Bắc Việt Nam ”  [128]; Phạm Văn Linh, “Quan hệ  kinh tế  thương mại cửa khẩu biên giới   Việt ­ Trung với việc phát triển kinh tế hàng hóa  ở  các tỉnh vùng núi phía   Bắc” [70]; Nguyễn Thị  Sinh,“Tác động của hoạt động thương mại Việt ­   Trung tới quá trình đô thị hoá ở các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta” [94]. 1.3. Nội dung các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến   bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia * Một số  công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến bảo vệ chủ   quyền, an ninh biên giới quốc gia  ­ Tài liệu nước ngoài: Mao Chấn Phát, “Bàn về biên phòng” (Biên phòng luận) [85].  Công trình đã đi sâu nghiên cứu, điều tra công tác biên phòng và hải   phòng, thu thập rộng rãi thông tin tư liệu của công tác biên phòng liên quan  các quốc gia trên thế giới và tổng kết những bài học kinh nghiệm của công   tác biên phòng Trung Quốc trải qua nhiều thời đại, kết hợp với tình hình  Trung Quốc cải cách và mở cửa hiện nay. Từ đó, chỉ ra nguồn gốc của khái  niệm biên phòng, các khái niệm liên quan đến công tác biên phòng (Lãnh  thổ  quốc gia, biên giới quốc gia, biên cảnh, biên cương). Theo đó, một mặt, 
  20. 18 khẳng định: “Biên phòng là bộ phận tổ chức quan trọng của quốc phòng. Từ  xưa đến nay, trong nước và ngoài nước, nhiều quốc gia đều coi việc tăng  cường biên phòng là nhiệm vụ  chiến lược làm cho đất nước an ninh và  ổn  định” [85, tr.17]. Mặt khác, chỉ  rõ vị  trí chiến lược cụ  thể  của công tác biên  phòng.  Đặc biệt, trong chương VI của công trình ­ “Những suy nghĩ vĩ mô về  tăng cường xây dựng biên phòng” cho thấy 6 nội dung rất quan trọng và thiết   thực của công tác biên phòng.  Tạp chí Quan hệ Quốc phòng, “Bảo vệ biên giới trong học thuyết biên   phòng của Trung Quốc” [95]  Trên cơ  sở  nghiên cứu, khái quát chiến lược quốc phòng nói chung,  về biên phòng nói riêng của Trung Quốc, tác giả đã chỉ rõ mục tiêu chủ yếu  về  biên phòng là: “bảo vệ  biên phòng chống lại hành động từ  bên ngoài   (phòng thủ đối ngoại) và bảo đảm sự   ổn định chính trị  bên trong”. Từ  đó,   nêu lên nhiệm vụ cụ thể của biên phòng là: Bảo vệ sự toàn vẹn và an ninh   về  chủ  quyền lãnh thổ; Chống hành động xâm lược từ  bên ngoài; Duy trì   trật tự biên giới, tăng cường quan hệ láng giềng tốt và bảo đảm sự  ổn định  chính trị và phát triển kinh tế của các vùng biên giới. Theo đó, kết luận: Sự  ổn định của biên giới liên quan trực tiếp đến sự ổn định của quốc gia.  ­ Tài liệu trong nước: Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung, “Ông cha ta bảo vệ  biên   giới: Từ  thời Hùng Vương đến nhà Nguyễn” [30]. Cuốn sách đã trình bày  lịch sử hình thành nền móng biên phòng Việt Nam và tình hình bảo vệ biên  giới qua các thời đại Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, thế  kỷ  16­18 và thời   nhà Nguyễn. Vũ Dương Ninh, “Biên giới trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc ”  [84]. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2