intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh" nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu tư PTKT địa phương tại tỉnh Tây Ninh; Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho đầu tư PTKT của tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM uh TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO VĂN CÔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO VĂN CÔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số ngành: 9. 34. 02. 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ MẬN TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đào Văn Công i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài: “Vốn đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh”, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS. TS Lê Thị Mận, người trực tiếp hướng dẫn, đóng góp các ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Các GS, TS, nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành các thủ tục của khóa đào tạo nghiên cứu sinh và đã tận tình giúp đỡ về mặt chuyên môn, các tư liệu nghiên cứu, tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành chương trình đào tạo nghiên cứu sinh và hoàn thành bản luận án này. Tôi cũng xin cảm ơn đến Ban Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác để tôi có thời gian nghiên cứu đề tài luận án; các Sở, Ngành trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin, tư liệu và đóng góp các ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án. Gia đình, bạn bè và người thân đã khích lệ, động viên, hỗ trợ, tạo các điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Đào Văn Công ii
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh đầy đủ Tiếng Việt đầy đủ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa HĐV Huy động vốn IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế KT-XH Kinh tế - xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance PTKT Phát triển kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân USD United States dollar Đô la Mỹ VĐT Vốn đầu tư WB World Bank Ngân hàng Thế giới iii
  6. TÓM TẮT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH Luận án có mục tiêu tổng quát là nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế địa phương từ đó phân tích, đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn trong xã hội để đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh. Với đặc thù riêng có của Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tiềm năng về kinh tế. Tuy nhiên vốn đầu tư của tỉnh vẫn còn rất hạn hẹp, chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Qua phân tích thực trạng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, luận án đã tìm ra một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh. Để làm rõ hơn những nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Tây Ninh, luận án đã sử dụng mô hình phân tích khám phá EFA và phân tích hồi quy thông qua số liệu điều tra từ 230 doanh nghiệp trên địa bàn, thời gian nghiên cứu từ 01/ 10/ 2020 đến 31/ 12/ 2020. Luận án đã phát hiện ra được 7 yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh theo thứ tự gồm: Cơ sở hạ tầng, quy định pháp lý, thủ tục hành chính, chính sách đầu tư, xúc tiến thương mại- marketing của địa phương, hỗ trợ tín dụng, chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn, từ (i) Nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương cần phải: Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tăng cường khai thác nguồn thu, tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và của trung ương. Cải thiện các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào địa phương như cơ sở hạ tầng, tăng cường chính sách đầu tư hiệu quả, tăng cường xúc tiến thương mại và marketing địa phương, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính và cuối cùng là tăng cường hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, nhất là tín iv
  7. dụng ưu đãi đầu tư. (ii) Nguồn vốn doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp, ngân hàng thương mại) và nguồn vốn đầu tư FDI cần phải sử dụng có hiệu quả, vừa đảm bảo khả năng hoàn trả vừa đảm bảo cho kinh tế của tỉnh Tây Ninh phát triển bền vững. v
  8. SUMMARY INVESTMENT CAPITAL FOR ECONOMIC DEVELOPMENT TAY NINH PROVINCE The thesis has the general objective of researching and proposing solutions to increase capital for investment in economic development of Tay Ninh until 2025 and vision to 2030. To achieve the goal, the thesis has systematized theoretical basis of investment capital for local economic development from which to analyze and evaluate the situation of mobilizing capital sources in the society to invest in economic development in Tay Ninh province. With its own unique characteristics, Tay Ninh is a province located in the southern key economic region with economic potential. However, the province's investment capital is still very limited, unable to meet the needs of local economic development. Through analyzing the current situation of investment capital for economic development in the period 2016 - 2020, the thesis has found some limitations and causes of limitations in mobilizing and using investment capital for economic development. Tay Ninh province. To better clarify the causes affecting investment capital attraction in Tay Ninh province, the thesis has used exploratory analysis model EFA and regression analysis through survey data from 230 enterprises in the area. , research period from October 1, 2020 to December 31, 2020. The thesis has discovered 7 factors that affect the attraction of investment capital for economic development in Tay Ninh province in the following order: Infrastructure, legal regulations, administrative procedures, investment policies, local trade and marketing promotion, credit support, quality of human resources. vi
  9. On the basis of research results, the thesis has proposed a number of solutions to increase capital mobilization, from (i) Local state budget capital needs to: Perform well the planning of economic development local society, increase the exploitation of revenue sources, and take advantage of the support from the provincial and central budgets. Improve factors that affect local investment attraction such as infrastructure, strengthen effective investment policies, strengthen local trade and marketing promotion, and improve the quality of human resources. , well implement the reform of administrative procedures and finally strengthen credit support for businesses, especially investment preferential credit. (ii) Capital of domestic enterprises (enterprises, commercial banks) and FDI capital must be used effectively, both to ensure repayment capacity and to ensure economic development of Tay Ninh province. sustainable development. vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................... 7 Hình 3.1. Mô hình sơ đồ nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng HĐV cho ĐTPTKT.................................................................................................................... 54 Hình 3.2. Phương pháp nghiên cứu về HĐV cho đầu tư PTKT của Tỉnh ................ 60 Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho ĐTPT ......... 62 Hình 4.1. Vốn đầu tư khu vực nhà nước (2016 – 2020) ........................................... 83 Hình 4.2. Vốn đầu tư khu vực dân doanh (2016 – 2020).......................................... 85 Hình 4.3. Vốn đầu tư FDI (2016 – 2020) .................................................................. 86 Hình 4.4. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư – phân theo ngành (2016 – 2020).................. 88 viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tổng hợp các biến có liên quan các nghiên cứu trước và dấu kỳ vọng..... 55 Bảng 3.2. Kết quả Cronbach’s Alpha các biến ......................................................... 68 Bảng 3.3. Kết quả KMO and Bartlett's Test EFA ..................................................... 70 Bảng 3.4. Ma trận xoay EFA .................................................................................... 71 Bảng 3.5. Kết quả hệ số Eigenvalues ........................................................................ 73 Bảng 3.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s test biến phụ thuộc ................................... 74 Bảng 3.7. Kiểm định Eigenvalues biến phụ thuộc .................................................... 75 Bảng 3.8. Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ................................................................ 75 Bảng 3.9. Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 76 Bảng 4.1. Tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Tây Ninh giai đoạn 2016- 2020 so với giai đoạn 2011-2015 .............................................................................. 80 Bảng 4.2. Nguồn vốn đầu tư - phân theo nguồn (2016 – 2020)................................ 82 Bảng 4.3. Đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương (2016 – 2020) ....................... 84 Bảng 4.4. Tổng nguồn vốn đầu tư – phân theo ngành (2016 – 2020) ...................... 87 Bảng 4.5. Hệ số ICOR của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2020 ............................ 91 Bảng 4.6. Các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính .............................................. 97 Bảng 4.7. Kết quả R bình phương và Durbin-Watson .............................................. 98 Bảng 4.8. Kết quả hệ số VIF ..................................................................................... 99 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Kolmogorov phần dư ................................................. 99 Bảng 4.10. Kết quả hồi quy..................................................................................... 100 Bảng 4.11. So sánh giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 102 ix
  12. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iii TÓM TẮT ................................................................................................................. iv SUMMARY .............................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix Chương 1 .....................................................................................................................1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.6. Kết quả và những đóng góp mới của luận án .......................................................4 1.7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................6 1.8. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................6 Chương 2 .....................................................................................................................8 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................................8 2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...................8 2.1.1 Vốn đầu tư phát triển kinh tế..............................................................................8 2.1.2. Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế ....................................................22
  13. 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................30 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................30 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................34 2.3. KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BÀI HỌC CHO TÂY NINH ..............................................................................40 2.5.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ..................................40 2.5.2. Bài học cho tỉnh Tây Ninh về thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ........45 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 44 Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................48 3.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........49 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................52 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................60 3.3.1. Phương pháp định tính ....................................................................................63 3.3.2. Phương pháp định lượng .................................................................................63 3.3.3. Thang đo và bảng hỏi ......................................................................................65 3.3.4. Biến phụ thuộc (HDV) ....................................................................................74 Kết luận chương 3 .....................................................................................................78 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................76 4.1. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TÂY NINH 79 4.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh ..................................79 4.1.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................................................92 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................96 4.2.1. Tổng hợp các biến ...........................................................................................96 4.2.2. Kiểm định mô hình..........................................................................................97 4.2.3. Kết quả hồi quy .............................................................................................100
  14. 4.2.4. Giải thích ý nghĩa của hệ số hồi quy .............................................................101 Kết luận chương 4 ...................................................................................................103 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................104 5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................104 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH…….. .....................................................................….103 5.2.1. Định hướng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030..………………………………….…………...103 5.2.2 Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh tây ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................109 5.2.3. Kiến nghị .......................................................................................................132 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..................................134 Kết luận chương 5 ...................................................................................................135 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….136
  15. Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tây Ninh là một tỉnh biên giới thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở vị trí cửa ngõ Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh là cầu nối gần nhất giữa TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô PhnômPênh Campuchia, có tiềm năng đặc biệt về phát triển kinh tế cửa khẩu với 240 km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với 03 tỉnh của Vương quốc Campuchia: Svây Riêng, Prây Veng, T’bong Kh’mun; có 03 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam. Địa hình khu vực biên giới tương đối bằng phẳng, nhiều đường mòn, lối mở; có Quốc lộ 22 đường Xuyên Á và 22B là cửa ngõ giao thông, giao thương, kết nối với các nước tiểu vùng sông Mê Công. Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường Xuyên Á. Theo con đường này, Mộc Bài chỉ cách TP. Hồ Chí Minh, 70 km và Thủ đô PhnomPenh của Campuchia 170 km. Ngoài ra, Tây Ninh còn có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, dịch vụ, như: Khu bảo tồn rừng quốc gia Lò Gò - Xa Mát, núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, các di tích lịch sử, Tòa Thánh Cao Đài. Tuy có rất nhiều lợi thế hơn hẳn so với 06 tỉnh khu vực Miền Đông Nam Bộ, nhưng xét về thực lực thì kinh tế Tây Ninh còn thua kém nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh và 03 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục tiêu trước mắt của tỉnh là: PTKT một cách bền vững; kéo giảm khoảng cách tụt hậu về KT – XH với các tỉnh, thành trong vùng; thực hiện định hướng phát triển KT – XH Tây Ninh đến 2030 thì cần phải có nguồn vốn lớn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên tất cả các lĩnh vực, tạo đà PTKT địa phương một cách bền vững. Nên đòi hỏi Tây Ninh phải tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, như: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ngân hàng, các nguồn vốn trong và ngoài nước và nguồn lực to lớn trong dân và các doanh nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau. 1
  16. Xét về thực tế cho thấy nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh còn rất hạn hẹp, chưa thể đáp ứng được nhu cầu PTKT - xã hội của địa phương nên cần phải tăng cường huy động vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho PTKT tỉnh nhà. Để thực hiện được điều đó, buộc Tây Ninh phải xác định được hiện trạng kinh tế của tỉnh đang ở mức độ nào, thực lực các nguồn vốn hiện có để đầu tư PTKT là bao nhiêu? Nhu cầu vốn cho đầu tư PTKT của tỉnh là bao nhiêu và xem nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng HĐV của tỉnh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT Tây Ninh hiệu quả hơn. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài: “Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh” để thực hiện luận án tiến sỹ của mình với mục tiêu tìm ra giải pháp thiết thực nhằm tăng cường vốn đầu tư đáp ứng cho nhu cầu PTKT của Tây Ninh đến năm 2030. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Mục tiêu chung Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vốn cho đầu tư PTKT Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.  Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau: + Đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn trong xã hội để sử dụng vốn cho đầu tư PTKT Tây Ninh. + Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho đầu tư PTKT địa phương tại tỉnh Tây Ninh. + Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT của tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận án trả lời các câu hỏi sau: 2
  17. + Thực trạng vốn đầu tư cho PTKT tỉnh Tây Ninh như thế nào? Trong tổng số vốn đã đầu tư cho PTKT thì chủ yếu đầu tư bằng nguồn nào là chính? + Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn cho đầu tư PTKT của tỉnh Tây Ninh? + Để tăng cường VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới thì cần phải tập trung vào giải pháp chủ yếu nào? 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể:  Phương pháp nghiên cứu định tính + Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm khái quát chung về vốn đầu tư, về kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn đầu tư tại các địa phương trong nước để rút ra bài học cho Tây Ninh. + Luận án sử dụng phương pháp phân tích cũng như thế kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan để đưa ra các biến và kỳ vọng tác động trong các mô hình hồi quy thêm vào đó dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2016 - 2020. + Luận án sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu những kết quả đã đạt được với thời gian trước đó hoặc với các địa phương khác làm cơ sở cho việc đánh giá. + Luận án sử dụng phương pháp kế thừa để hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến luận án. Kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát, quan tâm nghiên cứu một số yếu tố đặc thù (vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội,) tác động đến quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư cho PTKT tỉnh Tây Ninh. + Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến, khảo sát 230 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh về các nội dung liên quan. 3
  18. + Phương pháp điều tra: Luận án tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế trước về sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại Tây Ninh. Các doanh nghiệp được điều tra bao gồm các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề đang hoạt động, kể cả các TCTD. Các thông tin điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn.  Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án sử dụng mô hình phân tích khám phá (EFA) kết hợp với hồi quy đa biến được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0 để định lượng các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra một số đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh. Để củng cố thêm những luận điểm để đánh giá các yếu tố tác động đến VĐT cho PTKT tại tỉnh Tây Ninh, kết quả của nghiên cứu được dựa trên mẫu điều tra bao gồm 230 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh kết hợp sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để đưa ra các phân tích số liệu. Mẫu khảo sát được tiến hành thực hiện thu thập trong thời gian 01/10/2020 đến 1/12/2020. 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh.  Phạm vi nghiên cứu + Phạm vị nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng VĐT cho PTKT của tỉnh Tây Ninh. + Phạm vị dữ liệu nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thuộc giai đoạn năm 2016 - 2020. Số liệu sơ cấp từ tháng 1/ 2020 -12/ 2020. 1.6. KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN  Luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể gồm 4
  19. + Đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn trong xã hội để sử dụng VĐT cho PTKT Tây Ninh. + Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến HĐV cho đầu tư PTKT địa phương của tỉnh Tây Ninh. + Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường HĐV cho đầu tư PTKT của tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.  Điểm mới của nghiên cứu Về lý thuyết: Đề tài đi sâu nghiên cứu về VĐT cho PTKT tỉnh Tây Ninh là sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng với hệ thống thang đo đặc thù riêng cho điều kiện địa phương. Luận án đã minh chứng góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng về huy động VĐT, sử dụng vốn và tác động của VĐT đối với PTKT tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020. Qua nguồn số liệu thứ cấp, kết hợp với kết quả điều tra khảo sát 230 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT vào tỉnh Tây Ninh, luận án đã rút ra được những kết luận khách quan về kết quả đạt được, đặc biệt là phát hiện những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp mang tính thực thi cao nhằm tăng cường thu hút vốn để đầu tư cho PTKT đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, các giải pháp đưa ra là có cơ sở khoa học, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi cao. Về thực tiễn: Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng để nhìn nhận thành quả, hạn chế và nguyên nhân HĐV cho đầu tư PTKT của Tỉnh trong thời gian 05 năm gần đây để đảm bảo chất lượng thông tin được xác thực. Luận án đã đề xuất các giải pháp và những kiến nghị thiết yếu cho địa phương để HĐV cho đầu tư PTKT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, từ đó giúp chính quyền địa phương tăng cường đầu tư vốn cho PT KT của địa phương hiệu quả hơn. 5
  20. Luận án là một tài liệu đáng tin cậy cho các nhà đầu tư tham khảo trước khi quyết định đầu tư vào một địa phương nào đó. Xét về lĩnh vực nghiên cứu đã có một số công trình nghiên cứu về vốn đầu tư cho PTKT của địa phương, như: HĐV đầu tư cho PTKT tỉnh Trà Vinh, cho Tây Nguyên, cho một số địa phương Vùng Trung Trung bộ, cho một số địa phương Vùng núi Phía Bắc.Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về HĐV cho đầu tư PTKT tại Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020. 1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Luận án được kết cấu 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. 1.8. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Từ khung lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả đã đưa ra được phương pháp nghiên cứu phù hợp, sau đó tiến hành phân tích thực trạng, đánh giá tác động của VĐT đối với PTKT, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút VĐT vào tỉnh Tây Ninh, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp tăng cường VĐT cho PTKT tại Tây Ninh. Khung quy trình nghiên cứu được mô tả như sau: 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0