Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 11
download
Nội dung nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân TP.HCM trong 15 năm, từ năm 2005 đến 2019 với những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những vướng mắc trong thực tế áp dụng từ đó đưa ra những kiến nghị, góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HOÀNG TẤN CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9 38 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Quý Cô Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã cho tôi cơ hội học tập, nghiên cứu, đặc biệt in cảm ơn Thầy PGS. TS Trần Văn Độ đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi cũng in cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và số liệu nêu trong chuyên đề là trung thực. Những kết luận khoa học của chuyên đề chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác TÁC GIẢ LUẬN ÁN
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ....................................................................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 13 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong luận án :......................................................................................................................... 16 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ............................................................................................................................ 20 2.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, cơ sở và ý nghĩa của việc quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ..................................................................... 20 2.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình từ trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 ............ 62 2.3. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới: ...................................................................................... 69 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TP.HCM............... 83 3.1. Những điểm kế thừa và những điểm khác trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999 ......................................... 83 3.2. Tình hình xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TP.HCM .............................................................................................................. 88 3.3. Thực tiễn định tội danh đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TP.HCM ................................................................................................. 92 3.4 Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình tại TP.HCM…………………………………………………….………..114 3.5. Những vướng mắc, sai sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TP.HCM.................................. 115
- 3.6. Nguyên nhân của những vướng mắc, sai sót trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ............................................................ 117 CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TP.HCM............. 121 4.1. Những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ...... 121 4.2. Các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ........................................................................... 127 4.3. Các giải pháp áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ................................................................... 140 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................ 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 153 DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 166
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật Hình sự CTTP: Cấu thành tội phạm CĐ HN&GĐ: Chế độ hôn nhân và gia đình CQĐT: Cơ quan điều tra HĐXX: Hội đồng xét xử PLHS: Pháp luật Hình sự TAND: Toà án nhân dân THTT: Tiến hành tố tụng TP.HCM: TP.Hồ Chí Minh TNHS: Trách nhiệm hình sự QĐHP: Quyết định hình phạt XHCN: Xã hội chủ nghĩa VPHC: Vi phạm hành chính VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Thống kê số liệu xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại Tòa án các cấp của TP.HCM trong 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019................................................................................................................. 1 Bảng 2. Thống kê số liệu xét xử “Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ” theo Điều 146 BLHS năm 1999 và theo Điều 181 BLHS năm 2015 tại Tòa án các cấp của TP.HCM trong 15 năm, từ 2005 – 2019………………………………………………………………….. 2 Bảng 3. Thống kê số liệu xét xử “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 147 BLHS năm 1999 và theo Điều 181 BLHS năm 2015 tại Tòa án các cấp của TP.HCM trong 15 năm, từ 2005 – 2019………..................... 3 Bảng 4. Thống kê số liệu xét xử “Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật” theo Điều 149 BLHS năm 1999 tại Tòa án các cấp của TP.HCM từ năm 2005 – 2019………………………………………………………………………… 4 Bảng 5. Thống kê số liệu xét xử “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu” theo điều 151 BLHS năm 1999 và theo Điều 185 BLHS năm 2015 tại Tòa án các cấp của TP.HCM trong 15 năm, từ 2005 – 2019…………………………………………………………. 5 Bảng 6. Thống kê số liệu xét xử “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” theo Điều 152 BLHS năm 1999 tại và theo Điều 186 BLHS năm 2015 tại Tòa án các cấp của TP.HCM trong 15 năm, từ 2005 – 2019………………………………………………………………………... 6 Bảng 7. Thống kê số liệu áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ tại Tòa án các cấp của TP.HCM trong 15 năm, từ 2005 – 2019…………………………………….. 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước bảo vệ các quan hệ xã hội bằng pháp luật, trong các quan hệ xã hội thì nền tảng gia đình luôn được chú trọng nhằm bảo đảm các điều kiện để phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó muốn xây dựng xã hội phát triển tất yếu phải chú trọng đến sự phát triển lành mạnh của các tế bào và quan tâm đến việc bảo vệ quan hệ hôn nhân tiến bộ. Từ xa xưa pháp luật và đạo đức, tập quán truyền thống cũng đã có những quy định trong việc thiết lập các hành vi xử sự đối với những vấn đề liên quan đến mối quan hệ về hôn nhân và gia đình. Trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và đề cao đối với các chính sách trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật, nhiều nghị quyết đã ra đời để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ”[55, 56, 57]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được quy định tại Điều 36 nhằm bảo hộ chế độ hôn nhân gia đình theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em [106, Điều 36]. Chế độ hôn nhân và gia đình giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nên được bảo vệ bằng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có phương tiện pháp luật mà vai trò quan trọng thuộc pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự luôn dành sự quan tâm cho việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thông qua việc quy định những hành vi cụ thể nào cho xã hội là tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các biện pháp xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm đó. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các hành vi vi phạm chế độ 1
- hôn nhân và gia đình bị xem là tội phạm và quy định các hình phạt đối với các hành vi đó từ Điều 181 đến Điều 187 ở Chương XVII Phần các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình [16]. Bộ luật Hình sự chỉ điều chỉnh những hành vi xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình mang tính chất nghiêm trọng có thể dẫn đến thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của những thành viên trong gia đình, của người khác, có thể gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sự phát triển lành mạnh của xã hội, nhằm bảo vệ toàn xã hội nói chung, trong đó có mục đích bảo vệ giá trị tốt đẹp của gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi thành viên trong gia đình. Hành vi của loại tội phạm này không chỉ trực tiếp xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình theo luật định mà còn gây ra nhiều hệ quả ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cần bảo vệ khác như tài sản, tính mạng, danh dự, uy tín của con người mà còn gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội v.v.. Các hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình có khi diễn ra rất đơn giản, nhưng cũng có lúc diễn ra phức tạp, đa dạng, thậm chí xác định để xử lý rất khó khăn giữa ranh giới đạo đức, hành chính và tội phạm hình sự. Từ thực tế sinh động của cuộc sống cần thiết phải có nhận thức sâu sắc, khoa học về nhóm tội phạm này và phải có những quy định cần thiết, kịp thời của pháp luật để đưa vào áp dụng phù hợp trong thực tiễn. Mặc dù vậy, về mặt lý luận hiện nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ và có chiều sâu, bởi chưa được tiếp cận bằng nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nhất là cách tiếp cận xã hội học pháp luật nói chung và xã hội học luật hình sự nói riêng. Hiện tại có nhiều ấn phẩm, tài liệu, công trình nghiên cứu về nhóm tội phạm này, tuy nhiên về số lượng chưa nhiều và nhiều đề tài chưa mang tính chuyên sâu hoặc chưa đầy đủ ở các dạng tội phạm khác nhau, trong khi đó hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình lại đang diễn ra hằng ngày, có khi âm ỉ bí mật, nhưng nhiều lúc lại có biểu hiện công khai với nhiều hậu quả mà dư luận xã hội đã có phản ứng mạnh mẽ. Thực trạng trong nhận thức nghiên cứu lý luận làm ảnh hưởng đáng kể đến thực trạng điều chỉnh các quy định trong xây dựng pháp luật, nhiều quy định pháp luật đã không đáp ứng với đời sống thực tế của xã hội, thực tiễn áp 2
- dụng cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập bởi các quy định của pháp luật còn hạn chế và nhiều yếu tố khác tác động. Mặt khác, trong thực tế áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, như xác định tội danh, áp dụng điều luật và quyết định hình phạt cũng như những vấn đề liên quan khác vẫn còn tồn tại hạn chế, không đầy đủ về tính chất, mức độ phạm tội nên dẫn đến việc định tội không chính xác, mức hình phạt chưa đúng, góp phần cho việc các bản án bị hủy, bị sửa, hoặc làm oan, để lọt tội phạm, điều này đã làm giới hạn tính hữu hiệu trong phương pháp xử lý, giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Trước yêu cầu bảo vệ công lý, quyền con người, cải cách tư pháp hình sự theo hướng tăng cường tính chất hướng thiện trong xử lý tội phạm, đã đặt ra nhu cầu rất cần thiết để hoàn thiện pháp luật và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự về các tội nói trên. Để thực hiện được nhu cầu đó, cần nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn các khía cạnh lý luận, sự điều chỉnh pháp luật và thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Với ý nghĩa đó tác giả luận án chọn đề tài: “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn TP.HCM” làm luận án tiến sĩ luật học, nhằm tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật đúng, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng và chống loại tội phạm trên, thực hiện thiết thực nhiệm vụ cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước đề ra. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích khái niệm và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật liên quan đến các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, thực trạng áp dụng pháp luật từ thực tiễn TP.HCM, đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, cũng như các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật đối với nhóm tội phạm trên đạt hiệu quả tốt nhất. Nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, đáp ứng hiệu quả hơn trong hoạt động cải 3
- cách tư pháp hình sự theo hướng tăng cường hướng thiện trong xử lý tội phạm và người phạm tội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở trong nước cũng như trên thế giới tìm ra những vấn đề đã thống nhất và những vấn đề còn tranh luận để tiếp tục kế thừa và hoàn thiện. Phân tích những vấn đề lý luận và khái quát về lịch sử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lấy các quan điểm khoa học về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số quy định của Luật hình sự một số nước trên thế giới về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; Các số liệu về thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trên địa bàn TP.HCM trong 15 năm, thời gian từ năm 2005 đến năm 2019 để nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Dưới mã ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, luận án xác định phạm vi nghiên cứu chỉ trong giới hạn mã ngành đã đăng ký. Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trên các phương diện về thực trạng nhận thức lý luận; thực trạng của quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, trong đó chủ yếu tập trung vào 2 nội dung là thực tiễn trong định tội danh và áp dụng hình phạt đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Địa bàn nghiên cứu từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm của Thành phố phố Hồ Chí Minh, thời gian nghiên cứu trong 15 năm, từ năm 2005 đến năm 2019. Đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân TP.HCM trong 15 năm, từ năm 2005 đến 2019 với những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của 4
- những vướng mắc trong thực tế áp dụng từ đó đưa ra những kiến nghị, góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và của Nhà nước ta về tội phạm và hình phạt, về đấu tranh phòng, chống tội phạm làm phương pháp luận nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu. Luận án còn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như quy nạp phân tích, tổng hợp, thống kê, bảng biểu hóa, so sánh, để thực hiện đề tài luận án, cụ thể như sau: Chương 1: Chương tổng quan tình hình nghiên cứu, chủ yếu dùng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, để khái quát các vấn đề liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố để đưa ra những nội dung kế thừa cũng như khái quát các vấn đề mà luận án cần nghiên cứu. Chương 2: Sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích để nên lên các khái niệm liên quan đến các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Chương 3: Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp logic, để tiếp cận đa ngành, liên ngành, làm rõ các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và thực tiễn áp dụng các quy định này tại TP.HCM. Chương 4: Sử dụng phương pháp liệt kê, hệ thống hóa, phương pháp so sánh để đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Việc thực hiện luận án cũng được tác giả luận án sử dụng một số phương pháp đặc trưng như: Phương pháp tiếp cận lịch sử, tiếp cận các quy định của pháp luật và tiếp cận thực tiễn trong hoạt động xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, tiếp cận dưới góc độ của xã hội học và những chính sách pháp luật hình sự liên quan đến các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Những điểm mới của luận án Đề tài là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về các tội 5
- xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam mà cụ thể là từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân TP.HCM từ năm 2005 đến năm 2019. 5.1.1. Về quan điểm tiếp cận Với quan điểm tiếp cận tổng thể, toàn diện và đa chiều trong nhận thức đối với quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, việc xây dựng pháp luật phải từ ý nghĩa bảo vệ các quan hệ xã hội về hôn nhân và gia đình, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình hay cụ thể hơn là bảo vệ các tế bào của xã hội. Luận án làm sáng tỏ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan tổ chức hữu quan, cá nhân, trong việc nâng cao vai trò và năng lực trong đấu tranh bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình một cách hiệu quả, thiết thực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội. 5.1.2. Về phương pháp tiếp cận Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình với cách thức tiếp cận vừa mang tính chất độc lập vừa có chất bổ trợ cho nhau nhằm đánh giá, phân tích các quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm trên và thực tiễn áp dụng pháp luật, qua đó làm cơ sở cho việc đưa ra các kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng của các quy định pháp luật và hiệu quả trong áp dụng pháp luật đối với các tội phạm nêu trên. 5.1.3. Những điểm mới mang tính tổng quát của luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam, trên cơ sở quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và qua nghiên cứu thực tiễn để làm sáng tỏ, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, qua đó phát hiện ra những nguyên nhân hạn chế, bất cập trong xây dựng pháp luật về nhóm tội phạm này cũng như thực tiễn áp dụng, đưa ra các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn các quy định về nhóm tội phạm này trên cơ sở khoa học và mang tính hiệu quả cao. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng và phát triển hoàn thiện hơn lý luận về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. 6
- Luận án đưa ra các luận cứ khoa học về nội dung, để từ đó nâng cao nhận thức trong việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được sử dụng trong công tác nghiên cứu của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp, các cơ quan bảo vệ pháp luật và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với chính các cơ quan tiến hành tố tụng, ngoài ra nó cũng là tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng và sửa đổi Bộ luật hình sự và các các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn lý luận các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam, nâng cao hiệu quả trong công cuộc cải cách tư pháp, đặc biệt là hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm từ thực tiễn TP.HCM. 7. Kết cấu của luận án : Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận và lịch sử lập pháp hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TP.HCM. Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng đúng các quy định pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại Tp.HCM. Ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo. 7
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, mỗi công trình nghiên cứu, đều có ý nghĩa đóng góp vào quá trình nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng, đồng thời góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, tác giả luận án đã có lựa chọn một số công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài để tham khảo về tình hình nghiên cứu như sau: 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.1. Những công trình nghiên cứu vấn đề về nhận thức lý luận, các quy định chung các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở trong nước Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần chung do GS.TS.Võ Khánh Vinh làm chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2014 [158], đây là công trình nghiên cứu về lý luận, đem lại những giá trị và lợi ích thiết thực, nhiều vấn đề mang tính chất lý luận về tội phạm, về hình phạt cũng như nhiều vấn đề khác liên quan, là cơ sở giúp cho tác giả của luận án này nhận thức sâu sắc về các khái niệm, định nghĩa tội phạm nói chung và các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng. Đặc biệt ở chương “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam đã đưa ra những tri thức khoa học giúp tác giả của luận án này nhận thức đúng và sâu sắc các dấu hiệu pháp lý chung cũng như những đặc điểm, riêng biệt của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, tính chất khoa học trong việc áp dụng hình phạt các tội danh này. Ngoài ra, còn chi tiết hóa các hành vi và hậu quả của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình dưới góc độ nhận thức lý luận chung, đặt ra những câu hỏi và những câu trả lời giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, đồng thời có sự cô đọng những quy định một cách cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động đấu tranh và phòng ngừa các loại tội phạm này. Bên cạnh công trình trên, còn có những công trình nghiên cứu dưới hình thức sách chuyên khảo như: Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học do GS.TS.Võ Khánh Vinh chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2010 [159]. Quyển sách đã đưa ra cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về quyền 8
- con người không chỉ nghiên cứu một khía cạnh hay đơn thuần ở một ngành khoa học xã hội nào đó mà tiếp cận theo hướng đa ngành và liên ngành luật học về quyền con người tạo nên hệ thống tri thức tổng hợp về quyền con người, giúp tác giả nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện về giá trị của quyền con người, trong đó quyền nhân thân được xác định là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người và không tách rời khỏi quyền con người, từ đó giúp tác giả luận án có cách tiếp cận để nhìn nhận và có phương pháp nghiên cứu một cách khoa học hơn về các vấn đề liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của con người trong quan hệ hôn nhân và gia đình, đặc biệt là trong nghiên cứu về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Quyển sách Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người của tập thể tác giả do GS.TS.Võ Khánh Vinh chủ biên được nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2011 [148]; Quyển sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển của tác giả GS.TS.Võ Khánh Vinh do nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2012 [157]; Quyển sách Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 - Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới” do TS. Nguyễn Văn Hiển chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2014 [60]. Trong các cuốn sách này, các tác giả đã phân tích những đặc điểm của quyền con người trong điều kiện mới cũng như những cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền con người trong các giai đoạn phát triển xã hội, các công trình này có ý nghĩa giúp tác giả nhận thức rõ hơn về điều kiện, hoàn cảnh, sự phát triển của quá trình hoàn thiện các chính sách pháp luật về quyền con người cũng như hệ thống các chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình từ đó có các kiến nghị đưa ra các quy định phù hợp để bảo vệ hữu hiệu các quan hệ xã hội trên. Công trình nghiên cứu So sánh những điểm mới đối với các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ của Chương XV BLHS năm 1999 và Chương XVII BLHS năm 2015, của các tác giả Lưu Xuân Sang, Hoàng Thị Ngoan do Tạp chí Viện kiểm sát phát hành năm 2015 [122]. Các tác giả đã so sánh các dấu hiệu pháp lý, tội danh và đã nêu bật những điểm mới của chương XVII Bộ luật hình sự năm 2015 cũng như đánh giá sự phù hợp và chưa phù hợp khi áp dụng trong thực tiễn, sự so sánh trên giúp tác giả luận án có có cái nhìn sâu sắc hơn về tính tương đồng và khác biệt của các quy định pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và 9
- gia đình qua các thời kỳ, từ đó có đánh giá phù hợp khi đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn áp dụng pháp luật, các giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở trong nước Công trình nghiên cứu Bàn về tội phạm loạn luân trong pháp luật hình sự Việt Nam, của tác giả Nguyễn Thị Lan do Tạp chí Khoa học – Chuyên san Luật học phát hành số 04/2015 [82, tr. 50,55]. Tác giả đã chỉ ra một số bất cập trong pháp luật hình sự và đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm về loạn luân trong luật hình sự Việt Nam và vấn đề trách nhiệm hình sự đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể, trong đó phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội này trong các quy định và thực tiễn, nó có ý nghĩa giúp tác giả luận án thấy được toàn diện hơn về loại tội phạm này. Công trình nghiên cứu Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng dưới khía cạnh xã hội-pháp lý và những vấn đề đặt ra, của tác giả Nguyễn Thị Lan do Tạp chí Khoa học – Chuyên san Luật học phát hành số 01/2015 [84, tr.43-49]. Tác giả đã tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng và chỉ ra một số vướng mắc phát sinh trong xã hội hiện đại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng. Quyển sách Chung sống với người đồng tính, của tác giả Phương Thảo do Nhà xuất bản Pháp luật và xã hội phát hành năm 2015. Tác giả đặt ra các vấn đề liên quan đến các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ của BLHS hiện hành, đưa ra những tình huống đã phát sinh nhưng chưa được pháp luật đề cập đến. Đó là tình trạng người vợ, người chồng là người đồng tính có quan hệ vợ chồng với người đồng tính khác và phân tích việc quan hệ như vợ chồng giữa hai người đồng tính có bị xem là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng hay không [135], Theo tác giả luận án thì đây là vấn đề bức xúc mà xã hội hiện tại rất quan tâm, nên cần thiết phải có những quy định phải bảo đảm vừa mang tính bảo vệ các quan hệ xã hội không bị xâm hại nhưng cũng phải bảo đảm tính nhân văn tôn trọng quyền tự do riêng tư của con người trong quan hệ hôn nhân và gia đình, giúp ích cho tác giả luận án có những luận giải sinh động hơn trong nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt 10
- Nam, đặc biệt là luận giải các vấn đề liên quan đến quyền con người, nhu cầu chính đáng, cũng như bảo vệ công lý. Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số do Ủy ban Dân tộc phê duyệt số 28/2014/TT-UBDT ngày 27/12/2014 [147], nội dung đề án đưa ra những bất cập về nguyên nhân, hạn chế trong pháp luật hình sự về tội phạm trên trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực tiễn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong áp dụng pháp luật, các vấn đề liên quan đến tội phạm hóa, phi tội phạm hóa trong từng giai đoạn phát triển, điều này có ý nghĩa không chỉ trong việc tìm ra nguyên nhân, các hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật đối với các tội phạm cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, mà nó còn là bài học bổ ích giúp tác giả luận án có định hướng trong việc đặt ra các dự báo cũng như đề ra nội dung các giải pháp hoàn thiện pháp luật một cách thiết thực hơn, sâu sắc, gần gũi hơn với nhịp sống và hơi thở của xã hội đương đại. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên còn có các luận văn, luận án liên quan đến các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình như: Luận văn thạc sĩ Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay do học viên Vũ Thị Phương bảo vệ năm 2016 tại Đại học Quốc gia Hà Nội [104] ; Luận án tiến sỹ Chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình, những vấn đề lý luận do nghiên cứu sinh Bùi Thị Mừng bảo vệ năm 2015 tại Đại học Luật Hà Nội [97]. Luận án tiến sỹ Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật hình sự Việt Nam do nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lan bảo vệ năm 2017 tại Đại học Quốc gia Hà Nội [85], công trình này phân tích hôn nhân và gia đình có vai trò tái sản xuất ra đời sống, tái sản xuất ra con người, là cơ sở nền tảng của mỗi quốc gia, giúp cho những công dân được hình thành, sinh trưởng và phát triển, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công dân nên, bất cứ quốc gia nào dù ở đâu đều quy định và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình bằng pháp luật hình sự, việc liên tục hoàn thiện pháp luật là nhu cầu tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Luận án tiến sỹ Chính sách hình sự của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay do nghiên cứu sinh Hoàng Minh Đức bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội [46], với nội dung khẳng định, đấu tranh phòng, 11
- chống tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên thực hiện là trách nhiệm của mỗi công dân, từng gia đình, các cơ quan nhà nước và của toàn thể xã hội, đặc biệt phải có một hệ thống các quan điểm, đường lối, chủ trương, định hướng chỉ đạo phù hợp và kịp thời nhằm đảm bảo từng bước đi thích hợp, vừa mang tính sách lược, vừa thể hiện tính chiến lược trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định được gọi là chính sách hình sự, góp phần phối hợp hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân vào mục đích khắc phục, hạn chế và đẩy lùi tội phạm. Luận án tiến sỹ Các tội xâm phạm danh dự nhân phẩm con người theo pháp luật hình sự Việt Nam do nghiên cứu sinh Vũ Hải Anh bảo vệ năm 2017 tại Học viện Khoa học xã hội [4], xác định các tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là một trong những nhóm các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, loại tội phạm này không chỉ xâm hại đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của con người mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý của người bị hại về lâu dài, làm tổn thương tinh thần người bị hại cũng như gia đình của họ. Ngoài ra, còn có tác động xấu đến môi trường xung quanh, trong thời gian qua, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về nhóm các tội này đưa ra một số kiến nghị góp phần bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội này trong thực tiễn. Các luận văn, luận án trên đã giúp cho tác giả luận án làm rõ một số vấn đề khái niệm chung về tội danh và áp dụng hình phạt có liên quan hoặc tương đồng trong nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, những vấn đề về lý luận và thực tiễn phải được phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, ngoài ra giúp tác giả thấy được một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật, những hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn của những người tiến hành tố tụng, giúp tác giả luận án này có cái nhìn bao quát để có nhiều giải pháp tốt nhất trong việc kiến nghị về hoàn thiện pháp luật hình sự, kiến nghị về hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự, kiến nghị về tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, một số giải pháp khác về nâng cao trình 12
- độ và năng lực của các cán bộ áp dụng pháp luật cũng như nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng. Tóm lại, các đề tài trong nước có những đề tài là những công trình nghiên cứu, là giáo trình giảng dạy, bình luận khoa học hoặc các bài viết mang tính chất lý luận khoa học chung, cũng có những đề tài được thể hiện dưới hình thức là những công trình nghiên cứu mang tính cụ thể, với từng tội phạm được phân tích ở nhiều góc nhìn pháp lý, xã hội và đặc biệt là những đề tài là những luận văn, luận án được trình bày theo những phương pháp tiếp cận khoa học, thiết thực, để từ đó có giúp tác giả luận án nhìn nhận được các mặt tích cực và hạn chế trong các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cũng như trong thực tiễn áp dụng vào đời sống xã hội. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá giúp ích cho tác giả luận án này có thêm nhiều nhận thức mới mẽ, để từ đó tập trung tư duy trong nghiên cứu, hoàn thành luận án có hiệu quả. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình như sau: 1.2.1. Những công trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận và quy định chung các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài Công trình nghiên cứu G ND VI L NC VI L NC G INST M N TH T TM NT C DM I G IN TH SP CI L C T SI L N tạm dịch Bạo lực giới hay bạo lực xâm hại phụ nữ? Việc xử lý hành vi cư ng bức hôn nhân tại tòa án đặc biệt Sierra Leone, của tiến sĩ achel Slater (Úc), do Tạp chí Luật quốc tế Melbourne phát hành năm 2012 Tác giả đã tập trung phân tích về bản chất của những cuộc hôn nhân cưỡng bức, một hình thức phổ biến của bạo lực giới mà người phụ nữ phải chịu đựng trong những cuộc xung đột đẫm máu ở Sierra Leone. Từ góc nhìn của Luật hình sự quốc tế, tác giả chỉ rõ những đặc điểm của hôn nhân cưỡng bức, hay còn gọi là hôn nhân ép buộc, để từ đó đưa ra quan điểm đấu tranh những hành vi này cần phải bị coi là một tội phạm quốc tế bên cạnh những tội phạm như nô lệ tình dục hay hiếp dâm vốn bị coi là một loại vũ khí chiến tranh cần phải bị xử lý bằng pháp luật hình sự quốc tế để bảo vệ quyền của những người phụ nữ trong chiến tranh [178, tr.1-42]. 13
- Tác giả phê phán mạnh mẽ và hy vọng hôn nhân cưỡng bức cần phải được đánh giá là một tội phạm độc lập tại phiên tòa đặc biệt ở Sierra Leon và cả trong những tình huống tương tự khác. Đây là một công trình khoa học rất nhân văn trên phương diện luật quốc tế và luật hình sự quốc tế khi tác giả đấu tranh phòng, chống tội cưỡng ép kết hôn. Từ công trình này cho thấy, pháp luật hình sự Việt Nam khi ban hành rất cần thiết phải nghiên cứu và tiếp thu sao cho vừa phù hợp truyền thống, tập quán, văn hóa dân tộc, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam mà cũng vừa phù hợp với với sự tiến bộ, văn minh của nhân loại mà cụ thể là của luật pháp quốc tế. Bài viết History of Adultery and Fornication Criminal Laws tạm dịch Lịch sử pháp luật hình sự về thông dâm và ngoại tình của tác giả Jo nne Sweeny (Hoa Kỳ), do Tạp chí Nghiên cứu pháp luật của Đại học Luật Louisville của Tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ phát hành năm 2013. Tác giả miêu tả một cách khái quát về lịch sử phát triển các quy định của pháp luật hình sự đối với tội thông dâm và ngoại tình ở Hoa Kỳ. Tác giả phân tích thông dâm là hành vi vi phạm đạo đức, coi thường giá thú hợp pháp và làm giảm động cơ kết hôn, phản bội những giá trị mang tính luân thường đạo lý, gây ảnh hưởng xấu về mặt đạo đức và xã hội. Việc quy định thông dâm là tội phạm hình sự cũng nhằm khuyến khích kết hôn, đồng thời là một nỗ lực nhằm ngăn chặn việc tạo ra những đứa con ngoài giá thú vốn được coi là gánh nặng của nhà nước về mặt tài chính [166]. Qua bài viết này cho thấy, hành vi thông dâm, ngoại tình vốn đã từng và hiện vẫn đang bị coi là tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật của cả những nước văn minh và tiến bộ nhất thế giới. Bộ sách Giải thích chính xác các tội danh trong luật hình sự, do các tác giả Chu Đạo Loan, Trương Quân chủ biên, được nhà xuất bản Tòa án nhân dân Trung Hoa phát hành tái bản lần thứ 4 năm 2013. Bộ sách gồm hai quyển: Quyển Thượng và Quyển Hạ. Bộ sách bình luận khoa học một cách khá chuyên sâu các tội danh trong BLHS Trung Quốc, trong đó chương 4 của Quyển thượng bình luận về các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân bao gồm cả những tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Các tác giả biên soạn bộ sách này đưa ra những thông tin về mặt lý luận và thực tiễn về định tội danh để TANDTC và VKSNDTC Trung Quốc tham khảo và áp dụng cho việc vận dụng và giải thích tư pháp khi áp dụng pháp luật, với những tội danh cụ thể như: Tội 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 639 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 401 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 164 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 84 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 199 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 62 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 57 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn