intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Chế định viện kiểm sát nhân dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

112
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là xác lập luận cứ khoa học đối với chế định viện kiểm sát nhân dân, qua đó luận giải về sự tồn tại và thay đổi của chế định này trong Hiến pháp Việt Nam, góp phần xây dựng, phát triển chế định viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam. Luận án đƣa ra các giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay ở nước ta nhằm bảo đảm thực hiện và hoàn thiện các quy phạm trong chế định viện kiểm sát nhân dân của Hiến pháp 2013 và các quy định trong Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Chế định viện kiểm sát nhân dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ HÙNG THÁI CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ HÙNG THÁI CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 938.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG THỊ MINH SƠN Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Ngô Hùng Thái
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .................................................................7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài.............................................................19 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ....................................................................23 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .............................................26 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.....................................................................................................28 2.1. Khái niệm, đặc điểm của chế định Viện kiểm sát nhân dân ........................28 2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định Viện kiểm sát nhân dân ................40 2.3. Vị trí, vai trò của chế định Viện kiểm sát nhân dân và mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với một số thiết chế trong Hiến pháp Việt Nam .........53 2.4. Nội dung của chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.....65 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM ....................................................75 3.1. Thực trạng các quy phạm về Viện kiểm sát nhân dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam (Phụ lục 1) ........................................................................75 3.2. Thực trạng thực hiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam ...........................................................................................83 3.3. Đánh giá thực trạng chế định Viện kiểm sát nhân dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam .........................................................................................106 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM ...............................................124 4.1. Quan điểm hoàn thiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam ..................................................................................................124 4.2. Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chế định Viện kiểm sát nhân dân 132 KẾT LUẬN ............................................................................................................155 DANH MỤC C NG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................................157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................158
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân KSV Kiểm sát viên LTC.VKSND Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân TAND Toà án nhân dân UBKS Uỷ ban kiểm sát UBND Uỷ ban nhân dân UBTVQH Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội VCT Viện Công tố VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp – một văn kiện pháp lý đặc biệt quan trọng phản ánh ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ và đầy đủ bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nƣớc và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;“với vị thế là luật gốc, luật cơ bản, là văn kiện chính trị - pháp lý căn bản nhất của Quốc gia, Hiến pháp có vị trí, vai trò, sự ảnh hưởng to lớn và thường nhật trong đời sống quốc gia, nhà nước, và của bản thân mỗi công dân” [87,tr.2], với các chế định của mình, với tƣ cách là ―văn bản quy định việc phân chia quyền lực nhà nước” [48,tr8], Hiến pháp quy định rõ ràng và đầy đủ về mọi phƣơng diện, về các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc, trong đó có nội dung hết sức quan trọng về chế định Viện kiểm sát nhân dân. Với cơ sở là một chế định trong Hiến pháp, VKSND là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc, “là thiết chế hữu hiệu trong bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh với các loại tội phạm, trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người” [77,tr.2]. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, có thể thấy đây là một cơ quan có vị trí quan trọng, có nhiều đóng góp nhiều trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Với bề dày lịch sử đến nay đã trải qua 60 năm tồn tại, trƣởng thành, phát triển, với chiều dài lịch sử của mình, VKSND luôn đƣợc xác định là một cơ quan không thể thiếu trong thực hiện chức năng cơ bản và mục tiêu của nhà nƣớc Việt Nam, và trở thành chế định quan trọng trong Hiến pháp Việt Nam. Với tƣ cách là một hệ thống cơ quan, các vấn đề từ tổ chức, hoạt động, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn... của VKSND luôn là những vấn đề đƣợc quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao, luôn gắn với Hiến pháp, đƣợc quy định trong các quy phạm pháp luật Hiến pháp. Cho đến nay, qua các lần sửa đổi và ban hành mới các bản Hiến pháp và Luật Tổ chức VKSND, xuất phát từ thực tiễn của hoạt động tƣ pháp, xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của công việc ngành kiểm sát, từ quan hệ phối hợp ngang cấp giữa các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và quan hệ với các cấp uỷ đảng, chính quyền, có thể nói VKSND là hệ thống cơ quan có vị trí hết sức quan trọng, thể hiện đƣợc vai trò to lớn trong đấu tranh phòng chống tội phạm, trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nƣớc nói riêng và đối với sự phát triển của đất nƣớc nói chung, thể hiện là một hệ thống cơ quan đặc biệt quan trọng trong thực hiện quyền lực nhà nƣớc. 1
  7. Sang thế kỷ XXI, thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế, chính trị, thời kỳ xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Và trƣớc yêu cầu của đổi mới đất nƣớc, của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, cải cách tƣ pháp diễn ra, Đảng ta đã chủ trƣơng đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, bên cạnh xác định Tòa án là trung tâm của cải cách tƣ pháp, thì việc nhận thức về vị trí, vai trò và các vấn đề khác về VKSND luôn là một vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm, và vấn đề này đã đƣợc ghị nhận tại các văn bản pháp lý quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc ta đó là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới; Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 và các văn bản pháp lý có hiệu lực cao khác. Cũng trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam, để phù hợp với những thay đổi của tình hình kinh tế xã hội, Hiến pháp 2013 đã ra đời ―với các nội dung minh định, rõ ràng về nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [6,tr.4]. Sự ra đời của Hiến pháp này trong thời kỳ mới với các quy định về VKSND cho thấy những nhận thức về VKSND tiếp tục có sự thay đổi. Qua những quy định trong Hiến pháp, qua thực tiễn hoạt động của VKSND, cho thấy mặc dù về cơ bản, các quy định của pháp luật đã đi sâu vào đời sống xã hội, nhƣng các quy định cũng nhƣ thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng… của VKSND ở nhiều phƣơng diện vẫn còn những tồn tại, bất cập, do đó còn ảnh hƣởng đến yêu cầu để VKSND thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Bên cạnh đó, với những biến động của mình: vẫn là Nhà nƣớc Việt Nam, vẫn bản chất nhà nƣớc ta nhƣ vậy, nhƣng trong bộ máy nhà nƣớc ta đó là sự tồn tại của Viện Công tố, rồi đƣợc thay thế bằng VKSND, và hiện nay tiếp tục là những quan điểm về việc có nên duy trì sự tồn tại của hệ thống này hay không; là quan điểm chuyển VKSND thành Viện Công tố; đồng thời, cùng là VKSND nhƣng vị trí, vai trò, và đặc biệt là chức năng của hệ thống này cũng luôn có sự thay đổi qua các bản Hiến pháp…Do đó, chế định VKSND vẫn phải cần đƣợc tiếp tục làm rõ và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để VKSND thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó, đáp ứng với yêu cầu của cải cách tƣ pháp. 2
  8. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, xuất phát từ tầm quan trọng trong nhận thức về VKSND, nhận thức về chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam mà đặc biệt là trong Hiến pháp 2013, có thể khẳng định đây là những vấn đề quan trọng cần có sự quan tâm, đổi mới hơn nữa cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, do đó cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, tác giả nhận thấy việc chọn đề tài "Chế định Viện kiểm sát nhân dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam" để nghiên cứu, xây dựng luận án tiến sĩ luật học là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu, tác giả có điều kiện nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác của bản thân. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là xác lập luận cứ khoa học đối với chế định VKSND, qua đó luận giải về sự tồn tại và thay đổi của chế định này trong Hiến pháp Việt Nam, góp phần xây dựng, phát triển chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam. Luận án đƣa ra các giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay ở nƣớc ta nhằm bảo đảm thực hiện và hoàn thiện các quy phạm trong chế định VKSND của Hiến pháp 2013 và các quy định trong Luật Tổ chức VKSND 2014. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có những nhiệm vụ sau: Một là: Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, trong đó tập trung tìm hiểu, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc cũng nhƣ những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu, những nội dung mới luận án cần giải quyết. Hai là: Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về chế định Viện công tố/VKSND nhƣ khái niệm, đặc điểm; cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định cũng nhƣ các yếu tố tác động đến chế định này; vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa VKSND với một số thiết chế trong Hiến pháp Việt Nam; nội dung của chế định VKSND về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng nhiệm vụ và chế độ báo cáo công tác, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu. Ba là: Nghiên cứu các quy định và thực trạng th ực hiện pháp luật về Viện công tố theo Hiến pháp 1946, các quy định và thực trạng thực hiện chế định VKSND trong Hiến pháp 1959, 1980, 1992/2001 và đặc biệt là trong Hiến pháp 3
  9. 2013, từ đó đánh giá thực trạng chế định này đồng thời chỉ ra sự vận động của VKSND qua các bản Hiến pháp. Trên cơ sở đó đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chế định VKSND trong Hiến pháp hiện hành Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, nội dung và các vấn đề liên quan của chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam; thực trạng pháp luật và quá trình thực hiện chế định VKSND trong Hiến pháp… qua đó làm sáng tỏ chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt trong Hiến pháp 2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chế định VKSND trong các bản Hiến pháp Việt Nam có nội dung rộng, chứa đựng nhiều vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách khách quan khoa học. Vì vậy để làm rõ nội dung của luận án trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn, luận án sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích về một số nội dung cơ bản của chế định Viện công tố/VKSND trong các bản Hiến pháp Việt Nam, trong đó chú trọng đến các quy định của chế định VKSND trong Hiến pháp 2013. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phƣơng pháp luận của Luận án là Chủ nghĩa Mác-Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nƣớc và pháp luật; đƣờng lối quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN; về cải cách tƣ pháp; về Viện công tố/VKSND trong đó chú trọng về đổi mới tổ chức hoạt động của VKSND trong cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002; Nghị quyết 48/NQ-TƢ và Nghị quyết số 49/NQ- TƢ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai và đạt đƣợc mục tiêu, luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp luật học so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp lịch sử... Trong từng phần của luận án tác giả vận dụng kết hợp giữa các phƣơng pháp, cụ thể là: Tại chƣơng 1: Luận án sử dụng chủ yếu phƣơng pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu về Viện công tố/VKS trong và ngoài nƣớc, qua 4
  10. đó xác định theo lát cắt các nghiên cứu về lý luận, các nghiên cứu về nội dung, các nghiên cứu về thực hiện chế định Viện công tố/VKS... trên cơ sở đó xác định các giá trị mà luận án sẽ kế thừa, các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, các vấn đề mới luận án cần giải quyết. Tại chƣơng 2: Luận án sử dụng chủ yếu phƣơng pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh. Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp chủ đạo trong tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định VKSND, trong đó khái niệm chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học; Phƣơng pháp hệ thống, so sánh, tổng hợp là phƣơng pháp chủ đạo trong nghiên cứu về nội dung của chế định VKSND; về mối quan hệ giữa VKSND với các thiết chế khác trong Hiến pháp Việt Nam. Tại chƣơng 3: Để làm rõ bức tranh quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành chế định VKSND, tác giả tiếp cận nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp hệ thống hoá, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, phƣơng pháp lịch sử…nhằm tìm hiểu các quy định về Viện công tố/VKSND trong Hiến pháp Việt Nam và thực tiễn thi hành chế định này, đồng thời sử dụng số liệu thống kê, tổng hợp của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm tìm hiểu, đánh giá về thực tiễn thi hành chế định VKSND. Qua đó, ở mức độ khái quát nhất nhìn nhận về sự vận động của chế định này trong Hiến pháp Việt Nam. Tại chƣơng 4: Luận án chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích – dự báo khoa học, phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn để dự báo về xu hƣớng phát triển của VKSND, từ đó chủ yếu sử dụng biện pháp tổng hợp để đƣa ra các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện và hoàn thiện chế định VKSND trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam. Phải nhấn mạnh rằng, khi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể trên, luận án luôn tuân thủ cách tiếp cận đa ngành, liên ngành và xuyên ngành luật học. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống và tƣơng đối toàn diện về chế định VKSND qua các bản Hiến pháp Việt Nam, kết quả nghiên cứu góp phần: - Luận giải các đặc điểm và xây dựng khái niệm chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam. 5
  11. - Làm rõ một cách có hệ thống tƣơng quan và mối quan hệ giữa VKSND với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nƣớc Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa VKSND với một số thiết chế trong Hiến pháp nhƣ thiết chế Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Toà án nhân dân (TAND) và Chính quyền địa phƣơng/Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định VKS. Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chế định VKSND trong Hiến pháp hiện hành của nƣớc ta. - Hệ thống hoá và so sánh các nội dung của chế định VKSND qua các bản Hiến pháp Việt Nam. - Đánh giá thực trạng chế định VKSND trong các bản Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt trong Hiến pháp 2013, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và kiến nghị nội dung để bảo đảm thực hiện và hoàn thiện chế định này trong Hiến pháp hiên hành của nƣớc ta. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ tạo ra nhận thức đúng đắn và toàn diện về chế định VKSND, về cơ quan VKSND, qua đó tạo cơ sở vững chắc cho việc VKSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. - Các nghiên cứu sẽ là nguồn tƣ liệu mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc để cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm tham khảo trong hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chế định VKSND/cơ quan VKSND, là tài liệu hữu ích cho nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo Luật và các cơ sở đào tạo các chức danh pháp lý ở nƣớc ta. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về chế định Viện kiểm sát nhân dân Chƣơng 3: Thực trạng chế định Viện kiểm sát nhân dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam. 6
  12. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1. Các nghiên cứu về những vấn đề lý luận của chế định Viện kiểm sát nhân dân Quan niệm về cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp là bài viết của PGS.TS Phạm Hồng Hải, Phần kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: Những giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt đông tƣ pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 2003. Bài viết luận giải về khái niệm cơ quan tƣ pháp theo quan điểm của một số học giả trên thế giới, đồng thời tìm hiểu vấn đề này theo quan điểm ở Việt Nam, trong đó có sự liên quan đến cơ quan công tố/VKS ở Việt Nam và chức năng của cơ quan này. Bên cạnh đó bài viết cũng tìm hiểu lý luận về hoạt động tƣ pháp ở Việt Nam; Bàn về quyền công tố, bài viết của PGS.TS Phạm Hồng Hải, Phần kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 1999. Bài viết tìm hiểu về khái niệm công tố, khái niệm quyền công tố trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó gắn vấn đề quyền công tốt với chức năng của VKS trong tố tụng hình sự ở nƣớc ta; Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố, bài viết của TSKH Lê Cảm, Phần kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 1999. Bài viết nói tìm hiểu về lịch sử của quyền công tố trên thế giới và vấn đề này ở nƣớc ta, trong đó đặt vấn đề này trong mối quan hệ với VKSND. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết đƣa ra các kết luận về khái niệm quyền công tố; chức năng của quyền công tố; phạm vi của quyền công tố; chủ thể thực hiện quyền công tố…; Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, bài viết của PTS Nguyễn Thái Phúc – Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm TP.Hồ Chí Minh, Phần kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 1999. Bài viết nghiên cứu về khái niệm quyền công tố theo các quan điểm ở nƣớc ta từ năm 1980 đến năm 1999, đồng thời tác giả đƣa ra quan điểm của ình về cách hiểu quyền công tố và đặt vấn đề này trong mối quan hệ với chức năng của VKSND. Trên cơ sở đó luận giải về vấn đề thực hành quyền công tố ở Việt Nam; Một số ý kiến nghiên cứu chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện 7
  13. Công tố trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta, bài viết của tác giả Nguyễn Thái Phúc, Phần kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, 2008. Bài viết tìm hiểu mô hình Viện công tố; mô hình Viện Kiểm sát ở trên thế giới và ở Việt Nam; nêu ra các quan điểm về chuyển đổi và các quan điểm không chuyển đổi Viện kiểm sát nhân dân thành Viện công tố ở Việt Nam, phân tích ƣu nhƣợc điểm các quan điểm và đƣa ra quan điểm của tác giả; Một số vấn đề về hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay, bài viết của PGS.TS Trần Văn Độ - Toà án Quân sự Trung ƣơng , Phần kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: Những giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hàh quyền công tố và kiểm sát các hoạt đông tƣ pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 2003. Bài viết luận giải về quyền lực nhà nƣớc và nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Tìm hiểu về quan niệm hoạt động tƣ pháp, kiểm sát hoạt động tƣ pháp ở nƣớc ta, trên cơ sở đó đƣa ra các kiến nghị về vấn đề này; Viện Công tố thay thế Viện kiểm sát nhân dân sẽ được tổ chức và hoạt động như thế nào, bài viết của GS.TS Thái Vĩnh Thắng, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Viện công tố ở Việt Nam theo yêu cầu cải cách tƣ pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 2007. Bài viết nói về vị trí,, chức năng, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam; bàn về quan điểm của sự chuyển đổi mô hình VKS sang Viện Công tố; Hoạt động tư pháp và kiểm sát các hoạt động tư pháp là bài viết của TS Nguyễn Tất Viễn, Phần kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: Những giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hàh quyền công tố và kiểm sát các hoạt đông tƣ pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 2003. Bài viết luận giải về các quan điểm, cách hiểu về hoạt động tƣ pháp trong khoa học pháp lý ở nƣớc ta. Đồng thời gắn với vấn đề này là tìm hiểu và phân tích về kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của VKSND ở nƣớc ta trong các lĩnh vực, trên cơ sở đó bình luận về phạm vi kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của VKSND Đề tài khoa học cấp Bộ: “Bàn về chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát ở nước ta” do Tiến sĩ Lê Hữu Thể làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội năm 2010. Đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS; nghiên cứu thực trạng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS ở nƣớc ta và nêu ra các kiến nghị nhằm tăng cƣờng chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các cơ chế giám 8
  14. sát việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Đề tài Khoa học cấp Bộ mã số MS.DT 000374 của TS Lê Hữu Thể chủ nhiệm, Hà Nội 2008; Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát ở Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp. Nội dung của đề tài nói về lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan công tố, cơ quan kiểm sát ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến năm 2008; nói về lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan VKS trong các văn bản khác nhƣ Hiến pháp và LTC VKSND; Nói về cơ quan công tố, cơ quan kiểm sát ở một số quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, cơ quan công tố ở một số nƣớc theo truyền thống Luật Án lệ, Luật Châu Âu lục địa, một số nƣớc châu Á… Luận án Phó Tiến sĩ luật học ―Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam‖ của TS Khuất Văn Nga, Viện Nhà nƣớc và pháp luật, năm 1993. Đây là luận án nghiên cứu về các nội dung: vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp tri thức về cơ sở thành lập VKSND ở Việt Nam; quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân. Sửa đổi, bổ sung chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp 1992 của TS. Lê Hữu Thể - Phó Viện trƣởng VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 5, tháng 3 năm 2012. Bài viết bàn về các quan điểm hình thành trong nghiên cứu sửa Hiến pháp 1992; luận giải lý do không nên chuyển Viện kiểm sts thành Viện Công tố; .Bàn về chế độ “song trùng” trực thuộc và pháp chế, Tạp chí Kiểm sát số 4, tháng 2 năm 2016. Bài viết là bức thƣ của đồng chí Lênin gửi đồng chí Stalin vào ngày 20/5/1922. Nội dung bức thƣ nêu lên nguyên tắc hoạt động và chức năng của ngành kiểm sát, sự khác nhau giữa công tác kiểm sát và công tác thanh tra; Các khía cạnh xung quanh hoạt động kiểm soát quyền lực tư pháp ở Việt Nam hiện nay, bài viết của tác giả Trịnh Phƣơng Thảo, Tạp chí Kiểm sát số 17, năm 2017. Bài viết nghiên cứu cơ sở việc kiểm soát quyền lực tƣ pháp; đối tƣợng và các phƣơng diện của kiểm soát quyền lực tƣ pháp; nghiên cứu về hệ thống kiểm soát quyền lực tƣ pháp ở Việt Nam và vai trò của VKSND đối với công tác kiểm soát quyền lực tƣ pháp ở Việt Nam; Quyền tư pháp và quyền kiểm sát của tác giả Trần Thái Dƣơng, Tập san Công tác kiểm sát, số tháng 2 năm 1994. Bài viết bàn về quyền tƣ pháp, quyền kiểm sát; mối quan hệ giữa quyền kiểm sát và quyền tƣ pháp; Cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân và kiểm sát viên ở các địa phương của tác giả Ngô Thái Hoà, Tạp chí Kiểm sát, số 20, tháng 10 năm 2015. Bài viết tìm hiểu về vị trí, vai trò của VKSND ở các địa phƣơng và mối quan hệ với các cơ quan 9
  15. nhà nƣớc khác cùng cấp; nghiên cứu về vị trí, vai trò của đội ngũ KSV VKSND các địa phƣơng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân; Bàn về mô hình Viện kiểm sát và chế định kiểm sát viên trong luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) của tác giả Lại Hợp Việt, Tạp chí Kiểm sát, số 10, tháng 4 năm 2014. Bài viết tìm hiểu về mô hình VKSND cấp huyện; vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của UBKS; nghiên cứu về các quy định đối với KSV VKSND; Mối quan hệ giữa nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành với nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân của tác giả Lê Ngọc Duy , Tạp chí Kiểm sát, số 11, tháng 6 năm 2015. Bài viết tìm hiểu về nguyên tắc độc lập và nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát nhân dân, mối quan hệ giữa 2 nguyên tắc này trong hệ thống cơ quan VKSND; Về chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam của tác giả Ngô Hùng Thái, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 05, năm 2017. Bài viết tìm hiểu các vấn đề mang tính bản chất, cốt lõi, các đặc trƣng của chế định VKSND trong Hiến pháp Việt Nam; Bàn về chế định Viện kiểm sát nhân dân quy định trong Hiến pháp năm 1992 của tác giả Nguyễn Long Vân – Viện Khoa học VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 7, tháng 4 năm 2012. Bài viết nói về hình thức kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong đó liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân. Quyền tư pháp độc lập và một số nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam – bài viết của tác giả Phí Thành Chung, Tạp chí Toà án nhân dân số 7, năm 2017. Bài viết nghiên cứu về vấn đề độc lập tƣ pháp trong nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam; mối quan hệ giữa nguyên tắc quyền tƣ pháp độc lập và nguyên tắc Đảng lãnh đạo; mối quan hệ giữa nguyên tắc quyền tƣ pháp độc lập với nguyên tắc kiểm soát quyền lực tƣ pháp, với nguyên tắc giám sát quyền lực của nhân dân; Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay của PGS.TS Nguyễn Đức Bình, Tạp chí Toà án nhân dân, số 5, tháng 3 năm 2014. Bài viết nghiên cứu về vấn đề nhận thức về tƣ pháp và quyền tƣ pháp; về cơ quan thực hiện quyền tƣ pháp; về vấn đề thực hiện quyền tƣ pháp ở Việt Nạm hiện nay trong đó có vấn đề thực hiện quyền tƣ pháp trong việc hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKSND; Vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta của tác giả Nguyễn Đình Lộc, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (6), năm 1995. Bài viết tìm hiểu về các cơ quan tƣ pháp ở nƣớc ta, vai trò của các cơ quan tƣ pháp và nhu cầu đổi mới trong tổ chức và hoạt động các cơ quan này trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi của đất nƣớc 10
  16. 1.1.2. Các nghiên cứu về nội dung của chế định Viện kiểm sát nhân dân Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân và những vấn đề đặt ra đối với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 của PGS.TS. Nguyễn Thái Phúc, Tạp chí Kiểm sát số 13, tháng 7 năm 2012. Bài viết nói về việc lựa chọn mô hình Viện kiểm sát hay là Viện Công tố gắn với chức năng của VKS; ƣu nhƣợc điểm của các mô hình này; Sửa đổi Hiến pháp và vấn đề sửa đổi, bổ sung quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp của GS.TSKH. Đào Trí Úc, Tạp chí Kiểm sát số 6, tháng 3 năm 2012. Bài viết nói về vị trí hiến định, tính chất, chức năng của VKSND và những kiến nghị sửa đổi quy định về Viện kiểm sát nhân dân; Nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát – lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thuỷ, Tạp chí Kiểm sát, số 21, tháng 11 năm 2013. Bài viết tìm hiểu về nội dung nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát nhân dân; vấn đề hoàn thiện nguyên tắc này; kinh nghiệm về nguyên tắc này ở một số nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi và đƣa ra những đề xuất, kiến nghị bƣớc đầu; Quá trình hình thành và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm từ 1960 đến 1965 của tác giả Vũ Việt Hùng – Viện Khoa học VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 7 tháng 4.2005. Bài viết nói về sự hình thành Viện Kiểm sát, chức năng của VKS Việt Nam gắn với Hiến pháp 1959 và LTC VKSND 1960; Hoàn thiện các quy định về phạm vi điều chỉnh, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong Dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) của tác giả Nguyễn Sơn Hà, Tạp chí Kiểm sát, số 11, tháng 6 năm 2014. Bài viết tìm hiểu và tham gia ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức VKSND sau khi Hiến pháp 2013 đƣợc ban hành về các vấn đề: Phạm vi điều chỉnh, chức năng nhiệm vụ, các lĩnh vực công tác, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, trách nhiệm phối hợp trong công tác…của Viện kiểm sát nhân dân; Quan điểm và những định hướng sửa đổi cơ bản trong Dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) của PGS.TS Nguyễn Hoà Bình, Tạp chí Kiểm sát, số 4, tháng 02 năm 2014. Bài viết nêu, phân tích, bình luận các quan điểm chỉ đạo cần quán triệt khi xây dựng LTC VKSND sau khi Hiến pháp 2013 đƣợc ban hành; Sự phát triển và hoàn thiện của chế định Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 2013 của Th.s Ngô Hùng Thái, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Số 2/2015. Bài viết này trình bày, phân tích những điểm mới cơ bản, điểm phát triển và hoàn thiện về VKSND ở Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992 (Sửa đổi 2001) về các nội dung: vị trí và hình thức của 11
  17. chế định VKSND trong Hiến pháp 2013; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND; nguyên tắc hoạt động của KSV VKSND; tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân; Một vài nét về Viện kiểm sát Hunggari và việc đào tạo kiểm sát viên ở Hunggari của tác giả Trần Trung – Viện Khoa học VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 10.2002. Bài viết nói về vị trí, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, thẩm quyền Viện trƣởng và công tác đào tạo, bồi dƣỡng KSV của VKS Hunggari; Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực công tác của Viện kiểm sát nhân dân của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Chi, Tạp chí Kiểm sát, số 04, tháng 02 năm 2014. Bài viết tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực công tác của VKSND trong dự thảo Luật tổ chức VKSND (sửa đổi); Tổng quan quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Trung Quốc của Th.s. Lại Thị Thu Hà – Viện Khoa học VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 9, tháng 5 năm 2012. Bài viết nói về kết cấu của Hiến pháp Trung Quốc; những quy định về VKS Trung Quốc trong Hiến pháp ở các phƣơng diện: Tổ chức, mối quan hệ với cơ quan đại biểu nhân dân, chức năng, cơ chế thành lập, nguyên tắc hoạt động…. ; Hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân của tác giả Phạm Hoàng Diệu Linh, Tạp chí Kiểm sát, số 04, tháng 02 năm 2014. Bài viết đi sâu tìm hiểu về hệ thống VKSND, về phạm vi thẩm quyền từng cấp kiểm sát, về cơ cấu tổ chức, cán bộ của VKSND các cấp, về UBKS, về thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể của VKSND; Chế định Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 của tác giả Công Vinh, Tạp chí Kiểm sát, số 17, tháng 9 năm 2015. Bài viết tìm hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, cán bộ của VKSND cấp cao trong LTC VKSND năm 2014; Mối quan hệ giữa chế đinh Quốc hội và chế định Viện kiểm sát nhân dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam của tác giả Ngô Hùng Thái, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 04, năm 2017. Bài viết tìm hiểu về mối quan hệ, những nội dung liên quan giữa Quốc hội với Viện kiểm sát nhân dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra mối quan hệ giữa 2 cơ quan này trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc Việt Nam; Nắm vững những quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp mới của tác giả Hà Mạnh Trí – Phó Viện trƣởng VKSND Tối cao, Tạp chí Kiểm sát, số tháng 3 năm 1992. Bài viết nói về những yêu cầu cần nắm vững, những quy định mới của VKSND trong Hiến pháp 1992 ở các phƣơng diện về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, nguyên tắc hoạt động; Quá trình hình thành, phát triển chế định Viện kiểm sát nhân dân qua các bản Hiến pháp nước ta và sự cần thiết kế thừa 12
  18. trong sự nghiệp đổi mới của tác giả Lê Dân Khiết – Viện trƣởng VKSND tỉnh An Giang, Tạp chí Kiểm sát số 13, tháng 7 năm 2012. Bài viết nói về chức năng của VKSND qua các Hiến pháp từ năm 1946 đến 1992; Giới thiệu sơ lược về Hiến pháp của một số nước đang duy trì mô hình Viện kiểm sát của Th.s. Lại Thị Thu Hà, Tạp chí Kiểm sát số 13, tháng 7 năm 2012. Bài viết nói về kết cấu, các quy định về VKS trong Hiến pháp các nƣớc Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Cu Ba, BêLaruts…, đồng thời đƣa ra những nhận xét về kết cấu và nội dung những quy định về VKS trong Hiến pháp một số nƣớc; Hoàn thiện các quy phạm hiến định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp của Th.s. Hồ Đức Anh – VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 13, tháng 7/2012. Bài viết nói về nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng VKS; chức danh KSV và những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp về tổ chức và hoạt động VKSND; Tìm hiểu hoạt động của Viện kiểm sát Liên Xô trong công cuộc cải tổ của tác giả Nguyễn Trƣờng An. Tập san công tác kiểm sát số 6/1987. Bài viết phân tích về những cải tổ của VKS Liên Xô trong đấu tranh phòng chống một số loại tội phạm: tội giết ngƣời; tội trộm cắp tài sản; tội hối lộ; tội đầu cơ… giai đoạn thập niên 80 thế kỷ XX; Về chế định Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của tác giả Nguyễn Tiến Sơn, Vũ Duy Hoà, Nguyễn Hữu Hậu, Bùi Quang Dƣơng, Tạp chí Kiểm sát số 6 năm 2013. Bài viết bình luận về những nội dung chế định VKSND và TAND với những dự thảo sửa đổi liên quan đề vị trí, chức năng, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của chế định này trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi… 1.1.3. Các nghiên cứu thực trạng thực hiện chế định Viện kiểm sát nhân dân Đề tài khoa học cấp bộ: “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay” do Tiến sĩ Lê Hữu Thể chủ nhiệm, Hà Nội,1999. Nội dung đề tài nghiên cứu về vấn đề lý luận của quyền công tố; thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999, trên cơ sở đó đề tài có đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện về quyền công tố và các biện pháp nhằm tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động công tố của VKSND ở Việt Nam; Đề tài khoa học cấp bộ: “Vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị” do Tiến sĩ Lê Hữu Thể chủ nhiệm, Hà Nội-2004. Nội dung đề tài nghiên cứu về những vấn đề chung của thực 13
  19. hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn điều tra; Thực trạng và giải pháp của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tƣ pháp ở giai đoạn điều tra. Sách Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ chức và hoạt động của VKSND tối cao, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật 2015. Cuốn sách viết về quá trình hình thành và phát triển của VKSND ở Việt Nam; Tìm hiểu kết quả thực hiện một số công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND; nghiên cứu về công tác xây dựng ngành kiểm sát nhân dân và đƣa ra những bài học kinh nghiệp cho ngành kiểm sát nhân dân; Sách chuyên khảo Lịch sử Viện kiểm sát Việt Nam của tác giả Trịnh Nhu, NXB Chính trị Quốc gia, 2010. Cuốn sách nói về lịch sử ra đời và hoạt động của VKS từ cách mạng tháng 8.1945 đến năm 2010. Bước chuyển từ Viện công tố tới Viện kiểm sát của tác giả Khuất Văn Nga, Tập san công tác Kiểm sát số 01.1992. Bài viết nói về quá trình phát triển Viện kiểm sát nƣớc ta từ năm 1945 với những thay đổi trong các quy định tại các bản Hiến pháp, các Luật tổ chức VKSND, các Nghị quyết của Quốc hội…; nói về những yêu cầu của sự thay đổi đối với cơ quan VKSND; Lịch sử lập hiến Việt Nam với việc hình thành và hoàn thiện vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước của tác giả Nguyễn Văn Thìn – Phó Vụ trƣởng thƣờng trực VKSND Tối cao, Tạp chí Kiểm sát, số tháng 3 năm 1992. Bài viết nói về sự phát triển của cơ quan VKSND gắn với cách mạng Việt Nam trong các bản Hiến pháp và các Luật tổ chức VKSND giai đoạn từ 1945 đến 1992; Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp 1992 của TS. Lê Hữu Thể - Phó Viện trƣởng VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số Xuân năm 2012. Bài viết nói về chức năng, nhiệm vụ của VKSND; Vị trí VKSND trong bộ máy Nhà nƣớc Việt Nam trong Hiến pháp qua các giai đoạn cách mạng Việt Nam; Xác định vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong một số văn bản pháp luật và dự án luật là bài viết của tác giả Khuất Văn Nga, Tập san công tác kiểm sát, số 1-4 năm 1993. Bài viết luận giải về vị trí pháp lý của VKSND trong Luật tổ chức VKS 1992 và một số văn bản pháp lý khác nhƣ Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993; Hiến pháp 1992…; Cơ sở lý luận, thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp năm 1992 của PGS.TS. Nguyễn Hoà Bình - Viện trƣởng VKSND tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 13, tháng 7 năm 2012. Bài viết đánh giá về việc thi hành và nhu cầu 14
  20. sửa đổi Hiến pháp 1992; thực tiễn thi hành Hiến pháp 1992 trong ngành Kiểm sát và những vấn đề đặt ra đối với việc sửa đổi, bổ sung chế định VKS trong Hiến pháp 1992; Hiến pháp sửa đổi và trách nhiệm tổ chức thực hiện của ngành kiểm sát nhân dân của PGS.TS Nguyễn Hoà Bình, Tạp chí Kiểm sát, số 7, tháng 4 năm 2014. Bài viết nói về những trọng tâm công tác của ngành kiểm sát nhân dân để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Số chuyên đề về Viện kiểm sát/Viện công tố Việt nam và một số nƣớc trên thế giới của tạp chí Thông tin Khoa học Kiểm sát, số 1+2 năm 2008, với các nội dung cơ bản: Hoạt động công tố ở Việt nam thời kỳ pháp thuộc (1858 – 1945); Cơ quan công tố - tiền thân của VKSND (giai đoạn 1945 – 1960); Tổ chức và hoạt động của VKSND từ năm 1960 đến năm 2008 và nghiên cứu về cơ quan công tố/kiểm sát của một số nƣớc trên thế giới; Một số ý kiến về công tác kiểm sát chung trong tình hình mới của tác giả Nguyễn Lƣ. Tập san công tác kiểm sát, số 6 năm 1986. Bài viết bàn về tình hình pháp chế và công tác kiểm sát cung trong giai đoạn trƣớc năm 1986, và những đổi mới trong công tác kiểm sát chung giai đoạn 1987 đến năm 1990; Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngành kiểm sát nhân dân của tác giả Bùi Mạnh Cƣờng, Tạp chí Kiểm sát, số 14, tháng 7/ 2013. Bài viết nói về tƣ tƣởng của Bác về vị trí, chức năng của VKSND; về cán bộ công chức của ngành kiểm sát nhân dân và những vấn đề về thực hiện tƣ tƣởng của Ngƣời đối với ngành kiểm sát nhân dân; Vai trò của cơ quan công tố các nước trên thế giới trong việc kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của tác giả Lê Đức Xuân – Phạm Lan Phƣơng, Tạp chí Kiểm sát, số 13, tháng 7/2013. Bài viết nghiên cứu về hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan công tố ở một số quốc gia trên thế giới; Ngành kiểm sát nhân dân triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Kiểm sát số 5, tháng 3/2014. Bài viết nói về việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 của ngành kiểm sát nhân dân theo Kế hoạch số 03/KH-VKSTC-V8 ngày 15/1/2014 của VKSND tối cao; Một số vấn đề về thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao của tác giả Nguyễn Nông, Tạp chí Kiểm sát, số 11, tháng 6/2014. Bài viết nói về việc tổ chức các đơn vị chuyên trách khi thực hiện nhiệm vụ của VKSND cấp cao; đặc điểm của VKSND cấp cao và bàn về vấn đề cần giải quyết trên phƣơng diện quy định của pháp luật cũng nhƣ tổ chức thực hiện của VKSND cấp cao; Cần giáo dục và tổ chức thực hiện Hiến pháp 2013 thật sự hiệu quả của tác giả Hoàng Thị Kim Quế, Tạp chí Kiểm sát, số 15, tháng 8/2014. Bài viết nói về tầm quan trọng của giáo 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2