Luận án tiến sĩ Luật học: Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 23
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và chủ trƣơng hoàn thiện các thể chế của thị trường nhằm đáp ứng những đòi hỏi của một nền kinh tế mở và nhu cầu đa dạng trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh của người đầu tư, mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá những vấn đề pháp lý về mô hình CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL để đƣa ra định hướng và tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỒNG THÁI QUANG CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỒNG THÁI QUANG CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 938 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Am Hiểu 2. PGS.TS. Trần Ngọc Dũng Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong luận án đều trung thực có trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu theo đúng quy định. Những kết luận của luận án là mới và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học của tác giả nào khác. Tác giả luận án Đồng Thái Quang
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN dẫn nhập: ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.1. Các nghiên cứu lý luận về công ty hợp danh và pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 6 1.2. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 19 2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 24 2.1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã đƣợc nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố 24 2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án chƣa đƣợc nghiên cứu và luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết 25 3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án 26 3.1. Lý thuyết nghiên cứu 26 3.2. Câu hỏi nghiên cứu 26 3.3. Giả thuyết nghiên cứu 27 Kết luận chương dẫn nhập 28 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ 29 1.1. Những vấn đề lý luận về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 29 1.1.1. Khái quát về dịch vụ pháp lý 29 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 33 1.1.3. Vai trò và ƣu thế của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh
- vực cung cấp dịch vụ pháp lý 36 1.1.4. Các biến thể của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 42 1.2. Pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 51 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu của pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 51 1.2.2. Vai trò của pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 54 1.2.3. Nguồn của pháp luật điều chỉnh đối với công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 55 1.2.4. Khái quát pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 57 Kết luận chương 1 68 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 69 2.1. Thực trạng pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 69 2.1.1. Thực trạng quy định về thành lập công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 69 2.1.2. Thực trạng quy định về thành viên của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 83 2.1.3. Thực trạng quy định về tƣ cách pháp nhân của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 92 2.1.4. Thực trạng quy định về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành và cơ chế đại diện của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 97 2.1.5. Thực trạng quy định về quyền và nghĩa vụ của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 103 2.1.6. Thực trạng quy định về tổ chức lại và chấm dứt hoạt động của công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch
- vụ pháp lý 105 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 113 2.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc khi thi hành pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 113 2.2.2. Một số khó khăn, vƣớng mắc cụ thể khi thực thi pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 116 Kết luận chương 2 121 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP DANH HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 122 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 122 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 127 Kết luận chương 3 148 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BLDS Bộ luật Dân sự BLTM Bộ luật Thƣơng mại CTHD Công ty hợp danh CTLHD Công ty luật hợp danh DVPL Dịch vụ pháp lý HĐTV Hội đồng thành viên LDN Luật Doanh nghiệp LLS Luật Luật sƣ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TVHD Thành viên hợp danh TVGV Thành viên góp vốn Nxb Nhà xuất bản UK United Kingdom UPA Uniform Partnership Act ULPA Uniform Limited Partnership Act USA United States of America WTO World Trade Organization
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công ty là hình thức doanh nghiệp xuất hiện tƣơng đối sớm ở các nƣớc phát triển và trong lịch sử hình thành công ty trên thế giới, trong đó CTHD là loại hình xuất hiện sớm nhất. Ngƣời ta đã phát hiện những bằng chứng cho thấy các quy định về sự hợp danh tồn tại từ thời cổ, trung đại. Các tài liệu lịch sử chỉ ra rằng, khái niệm “hợp danh” lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật Hămmurabi của Vƣơng quốc Babylon vào khoảng 2300 năm trƣớc công nguyên. Do hoàn cảnh xã hội và tâm lý kinh doanh, ban đầu sự liên kết rất đơn giản, chỉ diễn ra giữa các thƣơng nhân có sự quen biết, tin cậy lẫn nhau, cùng hùn hạp vốn hoặc uy tín để tiến hành hoạt động kinh doanh chung. Sự liên kết này của các thƣơng nhân đã tạo lập nên mô hình công ty đầu tiên là công ty đối nhân. Đây là loại công ty mà các thành viên thƣờng quan tâm đến yếu tố nhân thân của nhau hơn là yếu tố vốn. Ở Việt Nam, nền tảng kinh tế xã hội là sản xuất nông nghiệp, nền văn minh thƣơng mại cùng với mô hình kinh doanh là công ty nói chung và CTHD nói riêng xuất hiện tƣơng đối muộn. Một trong những dấu ấn của thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là sự ra đời của Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân (1990). Tuy nhiên, đây là những văn bản đầu tiên của thời kỳ đổi mới nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết làm ảnh hƣởng đến sự phát triển toàn diện của nền kinh tế; do đó, LDN (1999) đã đƣợc Quốc hội khóa X thông qua, phản ánh sự hợp nhất, có sửa đổi, bổ sung hai đạo luật trên, đáp ứng những đòi hỏi thực tế của nền kinh tế. Nội dung của LDN (1999) có nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới quan trọng nhất là việc quy định sự tồn tại về mặt pháp lý của CTHD. Mặc dù mới đƣợc ghi nhận trong LDN (1999), nhƣng trên thực tế, CTHD đã xuất hiện trong đời sống kinh doanh ở nƣớc ta trƣớc khi LDN (1999) đƣợc ban hành. Tiếp đó, các quy định về CTHD lại đƣợc cụ thể hóa hơn trong LDN (2005). Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua LDN (2014). Trong đạo luật này, quy chế pháp lý về CTHD đƣợc thể hiện trong mƣời một điều (từ Điều 172 đến Điều 182). Pháp lệnh luật sƣ (2001) và LLS (2006) đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã quy định về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL - CTLHD, đây là cơ sở để CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL tổ chức và hoạt động một cách có hiệu quả. Các văn bản pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của CTLHD. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về CTHD nói chung và về CTLHD nói riêng hiện nay vẫn còn khá sơ sài và có nhiều điểm chƣa rõ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng hóa các hình thức kinh
- 2 doanh để thu hút vốn đầu tƣ vào thị trƣờng. Chất lƣợng của đội ngũ luật sƣ - thành viên công ty và hiệu quả hoạt động của CTLHD không cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; sự hành nghề của luật sƣ và CTLHD chƣa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hƣởng tiêu cực tới sự phát triển của đội ngũ chuyên gia pháp lý làm việc trong các CTLHD và bản thân các CTLHD là do quy định của pháp luật chƣa thật sự minh bạch, thống nhất; các quy định về luật sƣ và CTLHD vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn làm ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động của công ty, của thành viên và của khách hàng. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy, hoạt động của các CTLHD thời gian qua chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thực hiện chủ yếu theo kinh nghiệm, chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu một cách cơ bản về lý luận, chậm tổng kết thực tiễn. Nói cách khác, loại hình công ty này chƣa thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà khoa học, trong khi nó có nhiều triển vọng phát triển ở Việt Nam. Từ những điểm còn tồn tại nêu trên, sự nghiên cứu sâu sắc, cơ bản về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL và pháp luật về nó là điều cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, phục vụ cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trƣờng nói chung và pháp luật về chủ thể kinh doanh nói riêng. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. Thông qua việc nghiên cứu sẽ làm rõ thêm, bổ sung thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đối với CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL nhằm từng bƣớc hoàn thiện pháp luật về loại hình doanh nghiệp này trong điều kiện cải cách tƣ pháp, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án chủ yếu là các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL theo pháp luật Việt Nam. Đồng thời luận án cũng nghiên cứu các quy định pháp luật của một số nƣớc khác nhằm so sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL, pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực này và việc hoàn thiện nó là những vấn đề rất phức tạp không những về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn.
- 3 Về nội dung, khi nghiên cứu đề tài đã lựa chọn, tác giả luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực trạng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL nhƣ thủ tục thành lập, hình thức và tƣ cách pháp lý, quản trị điều hành… và giải thể, phá sản CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. Về không gian, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật trong nƣớc; tuy nhiên, có sự phân tích, bình luận và so sánh với một số quy định của pháp luật nƣớc ngoài về cùng vấn đề để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam. Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành để đánh giá chính xác thực trạng pháp luật Việt Nam về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. Song để đảm bảo tính khả thi của các kiến nghị, giải pháp, luận án cũng nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của các quy định pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL từ khi Pháp lệnh luật sƣ (2001) và LDN (1999) ra đời. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu của luận án Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và chủ trƣơng hoàn thiện các thể chế của thị trƣờng nhằm đáp ứng những đòi hỏi của một nền kinh tế mở và nhu cầu đa dạng trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh của ngƣời đầu tƣ, mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá những vấn đề pháp lý về mô hình CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL để đƣa ra định hƣớng và tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL tại Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án đề ra và thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, luận án nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vài trò và ƣu thế của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. Hai là, luận án nghiên cứu các biến thể của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL theo pháp luật của một số nƣớc trên thế giới là CTLHD hữu hạn và CTLHD trách nhiệm hữu hạn. Ba là, luận án nghiên cứu pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở một số nƣớc trên thế giới và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Bốn là, luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh
- 4 vực cung cấp DVPL ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục; đồng thời khảo cứu, chỉ ra những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. Năm là, luận án đƣa ra định hƣớng và một số giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL tại Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án * Phương pháp luận của luận án Khi nghiên cứu đề tài của luận án - một đề tài thuộc khoa học xã hội, tác giả luận án sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế và xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới. Luận án cũng kế thừa kết quả của các công trình mà các tác giả đi trƣớc đã nghiên cứu về nhiều vấn đề có liên quan đến CTHD nói chung và CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL nói riêng ở Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi giải quyết các vấn đề thuộc nội dung nhiệm vụ của luận án, ngƣời viết sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp là quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh... Ở chƣơng 1, tác giả dùng phƣơng pháp quy nạp để xây dựng các định nghĩa, sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò và ƣu thế của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguồn của pháp luật về CTHD trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam; ngoài ra, thông qua phƣơng pháp phân tích, tác giả cũng tìm hiểu pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở một số nƣớc trên thế giới và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong chƣơng 2, tác giả sử dụng phƣơng pháp nổi bật là so sánh luật học nhằm tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nƣớc khác về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL, trên cơ sở đó tham khảo để hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực này. Tại chƣơng 3, về cơ bản tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để đƣa ra định hƣớng và một số giải pháp có căn cứ khoa học, góp phần hoàn thiện pháp luật và thực thi có hiệu quả pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Những đóng góp mới của luận án Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống đề tài này cùng với mục tiêu và nhiệm
- 5 vụ cụ thể, so với những công trình đã đƣợc công bố của các tác giả khác, Luận án đạt đƣợc một số điểm mới sau: - Luận án làm rõ khái niệm, đặc điểm của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. - Luận án khẳng định vai trò và chỉ ra ƣu thế của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL so với các tổ chức cung cấp DVPL khác. - Luận án phân tích các biến thể của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL theo pháp luật một số nƣớc trên thế giới là CTLHD hữu hạn và CTLHD trách nhiệm hữu hạn. - Luận án tiếp cận và nghiên cứu pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL của một số quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển (Hoa Kỳ Anh, Trung Quốc...) dƣới góc độ so sánh với pháp luật Việt Nam; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm lập pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CTHD ở hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam trong tƣơng lai. - Luận án phân tích và chỉ ra những thiếu sót, bất cập về thực trạng của pháp luật Việt Nam cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. - Luận án đề xuất định hƣớng cũng nhƣ một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm Phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý và pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.
- 6 Chương dẫn nhập TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nƣớc liên quan đến các vấn đề cần giải quyết của đề tài luận án sẽ đƣợc tác giả phân tích, bình luận theo những vấn đề sau đây: 1.1. Các nghiên cứu lý luận về công ty hợp danh và pháp luật về công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý 1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh Cung cấp DVPL là một lĩnh vực hoạt động của CTHD. Khi thực hiện kinh doanh, CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL vừa phải tuân thủ các quy định trong LLS (2012) vừa phải tuân thủ các quy định của pháp luật về CTHD nói chung đƣợc quy định trong LDN (2014). Vì vậy, việc tìm hiểu các công trình đã nghiên cứu về CTHD nói chung có ý nghĩa lớn trong việc tham khảo để nghiên cứu đề tài luận án. Trên thế giới có khá nhiều công trình đề cập đến khái niệm và đặc điểm của CTHD nói chung, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: - Trong bài báo “The general partnership in German law” (CTHD thông thƣờng theo pháp luật Đức) đăng tại địa chỉ: https://sas- space.sas.ac.uk/2562/1/Amicus79_Wooldridge.pdf, năm 2009, Frank Wooldridge đã định nghĩa CTHD và khẳng định số lƣợng thành viên của một hợp danh thông thƣờng không nhiều và có thể bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Hợp danh có khả năng tham gia các giao dịch pháp lý, có quyền sở hữu tài sản, có thể kiện hoặc bị kiện trên danh nghĩa của chính công ty. Tuy nhiên, công ty không phải là pháp nhân mà chỉ đƣợc coi là một hội gồm các đồng chủ sở hữu chung. - Trong bài báo “The general partnership under the French law” (CTHD thông thƣờng theo pháp luật Pháp) đăng tại địa chỉ https://sas- space.sas.ac.uk/2281/1/Amicus77_Wooldridge.pdf, Frank Wooldridge viết rằng: “Một hợp danh thường (société en nom collectif – SNC) là loại hình công ty mà tất cả các thành viên đều phải là thương nhân (commercants), các thành viên phải chịu trách nhiệm cá nhân và vô hạn đối với các chủ nợ về tất cả các khoản nợ của công ty” [90, tr. 29]. Theo pháp luật của Pháp, phần vốn góp của một thành viên (ít nhất) về nguyên tắc là không thể chuyển nhƣợng, cái chết hoặc sự phá sản của một thành viên có thể dẫn đến sự giải thể của công ty nhƣng sự giải thể của công ty không ảnh
- 7 hƣởng đến phạm vi nghĩa vụ của các thành viên, họ vẫn phải chịu trách nhiệm chung và liên đới đối với các bên thứ ba. - Trong quyển sách “Comprehensive Business Law: Principles and Cases” (Luật kinh doanh phổ quát: Những nguyên tắc và án lệ), Nxb. Kent, USA, năm 1987 của các tác giả Daniel V. Davidson, Brenda E. Knowles, Lynn M. Forsythe và Robert R. Jespersen đã chỉ ra năm đặc điểm chính của một hợp danh bao gồm: (i) Là một hội; (ii) Có hai hoặc nhiều ngƣời; (iii) Cùng tiến hành kinh doanh; (iv) Là đồng chủ sở hữu và (v) Vì lợi nhuận. - Trong quyển sách “Comparative Company Law: Text and cases on the laws governing corporations in Germany, the UK and the USA” (Luật công ty so sánh: Các án lệ theo pháp luật điều chỉnh các công ty ở Đức, Anh và Hoa Kỳ), Cambridge University Press, năm 2010 của Andreas Cahn and David C. Donald đã trình bày khái niệm, đặc điểm của các loại hợp danh (hợp danh chuyên nghiệp, hợp danh thông thƣờng, hợp danh hữu hạn, hợp danh trách nhiệm hữu hạn) theo pháp luật của Đức, Anh và Hoa Kỳ. So với các công trình khác, đây là công trình nghiên cứu toàn diện các loại hợp danh của ba quốc gia: Đức, Anh và Hoa Kỳ. - Trong quyển sách “European comparative company law” (Luật Công ty so sánh ở châu Âu), Cambridge University Press, xuất bản lần đầu tiên năm 2009, tái bản năm 2012 của Mads Andenas và Frannk Wooldridge phân tích, trình bày và so sánh khái niệm, đặc điểm của các hợp danh ở một số quốc gia châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha… Về khái niệm, pháp luật của các nƣớc đều xác định hợp danh là sự liên kết của các nhà kinh doanh trên cơ sở hợp đồng nhằm mục đích lợi nhuận; về đặc điểm, các tác giả đều trình bày đặc điểm về tƣ cách pháp lý của hợp danh, đặc điểm về chế độ trách nhiệm của thành viên… Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện hơn cả về CTHD theo pháp luật của các nƣớc ở châu Âu, có giá trị tham khảo khá cao so với các công trình khác. Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm, đặc điểm của CTHD nói chung. Một số công trình tiêu biểu nhƣ: - Trong công trình “Luật Thương mại toát yếu”, Quyển 2, do Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản năm 1959, Lê Tài Triển gọi CTHD là công ty đồng danh, đây là hình thức kinh doanh đƣợc thành lập giữa những ngƣời buôn bán, mỗi hội viên phải chịu trách nhiệm bản thân với ngƣời đệ tam và liên đới với nhau. - Trong chuyên đề “Pháp luật về công ty” năm 1996, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp và trong công trình “Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay” năm 1998, Nxb. Chính trị Quốc gia
- 8 Hà Nội, Nguyễn Thị Thu Vân đều định nghĩa và nêu các đặc điểm của hai loại hình công ty là CTHD và công ty hợp vốn đơn giản. Theo tác giả này, CTHD có bốn đặc điểm là: (i) Các thành viên đều có phần của mình trong công ty; (ii) CTHD phải hoạt động dƣới một hãng chung và việc đặt tên công ty phải theo nguyên tắc do luật định; (iii) Các thành viên đều có tƣ cách thƣơng gia; (iv) Tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm bản thân, liên đới và vô giới hạn về các khoản nợ của công ty. - Trong bài viết “Khái niệm công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp năm 2005” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2009, tác giả Ngô Huy Cƣơng đã phân tích khá kỹ khái niệm CTHD. Theo ngƣời viết, các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự sai lầm trong quan niệm về CTHD khi gắn CTHD thông thƣờng với một loại hình công ty khác là công ty hợp vốn đơn giản để cùng gọi là CTHD. Điều này dẫn đến nhiều quy định không thích hợp với chúng. Ngoài ra, tác giả kiến nghị rằng pháp luật cần phải thừa nhận pháp nhân cũng có thể là thành viên của CTHD, bởi lẽ, trong Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã quy định một hình thức đầu tƣ là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các bên trong hợp đồng này có thể là pháp nhân. Bản chất của hình thức hợp tác này giống nhƣ bản chất của CTHD theo quan niệm của các luật gia trên thế giới. Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ ngành luật học tại Việt Nam cũng đề cập đến khái niệm, đặc điểm của CTHD, thí dụ nhƣ: - Trong công trình “Một số vấn đề pháp lý về công ty hợp danh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2003, Vũ Đặng Hải Yến đã nêu khái niệm và chỉ rõ ba đặc điểm của CTHD là: (i) Phần vốn của các thành viên trong công ty thƣờng thể hiện dƣới dạng đặc biệt - “chất xám” nhƣ kinh nghiệm, uy tín nghề nghiệp, bằng cấp…; (ii) Chế độ trách nhiệm của mỗi loại thành viên trong công ty là khác nhau – TVHD chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với mọi khoản nợ của công ty, TVGV chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty; (iii) Một CTHD thông thƣờng hoạt động dƣới một cái tên và cái tên này có ý nghĩa rất lớn đối với công ty. Trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm của CTHD nói chung, tác giả làm rõ khái niệm, đặc điểm của CTHD theo pháp luật Việt Nam trong sự so sánh tổng thể với pháp luật của một số nƣớc ở Đông Nam Á nhƣ Singapore, Malaysia… - Trong công trình “So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015, sau khi phân tích khái niệm CTHD theo pháp luật của ba nƣớc (Thái Lan, Pháp, Hoa Kỳ), tác giả Lục Việt Dũng khẳng định các quốc gia khác
- 9 nhau có những quan niệm khác nhau về CTHD tùy thuộc vào điều kiện lịch sử thƣơng mại, cách nhìn nhận của các nhà lập pháp… và đƣa ra những dấu hiệu chung của CTHD là: (i) Đều mang bản chất đối nhân; (ii) Xem trọng yếu tố nhân thân của các thành viên và không có sự tách bạch tài sản của TVHD với công ty; (iii) TVHD phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Sau đó, tác giả tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của CTHD theo LDN (2014) và theo pháp luật của Nhật Bản. - Trong công trình “Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Viện nhà nƣớc và pháp luật, năm 2012, Nguyễn Thị Huế đã nêu khái niệm chung về CTHD, trên cơ sở đó tác giả phân tích và tìm hiểu pháp luật của một số nƣớc trên thế giới (Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Việt Nam) về CTHD đồng thời chỉ ra bốn đặc điểm chung của CTHD bao gồm: (i) Chủ thể đầu tƣ vốn vào CTHD; (ii) Hình thức pháp lý của CTHD; (iii) Tƣ cách pháp lý của CTHD, trách nhiệm tài sản trong CTHD. Trong đặc điểm về hình thức pháp lý của CTHD, tác giả đã nêu khái niệm và một số khía cạnh nổi bật của hai dạng CTHD phổ biến nhất là CTHD thông thƣờng và CTHD hữu hạn theo pháp luật của một số nƣớc trên thế giới. So với các công trình khác, đây là công trình nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ về khái niệm, đặc điểm của CTHD nói chung. Bên cạnh các công trình trên, hầu hết các giáo trình chuyên ngành luật kinh tế của các trƣờng đại học đào tạo luật khi viết về CTHD đều có đề cập đến khái niệm, đặc điểm của loại hình công ty này. Đặc biệt trong Giáo trình pháp luật doanh nghiệp của Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng (Chủ biên: Bùi Ngọc Sơn), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011, các tác giả đã tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của CTHD theo pháp luật của một số nƣớc trên thế giới. Theo giáo trình trên, CTHD là doanh nghiệp đƣợc thành lập bởi hai hay nhiều thành viên đƣợc gọi là thành viên đích danh. Thành viên trong công ty không những chịu trách nhiệm trong kinh doanh bằng phần vốn góp của mình vào công ty mà còn bằng cả tài sản riêng của mình. Chủ nợ của CTHD có thể đòi đƣợc trả nợ bằng tất cả tài sản của một thành viên. Các thành viên đích danh có trách nhiệm vô hạn và liên đới về các trái vụ của công ty. CTHD có một số đặc điểm: Về thành viên; về trách nhiệm vô hạn và liên đới của thành viên; về quản lý; về chuyển nhƣợng quyền lợi của thành viên; về thuế; về chấm dứt hợp danh. Tóm lại, về khái niệm CTHD, các công trình đều nhất trí cho rằng đây là một dạng công ty đối nhân, có sự liên kết của ít nhất hai thành viên, các thành viên đều chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới; còn về đặc điểm, các tác giả thƣờng trình bày
- 10 những đặc điểm về: (1) Tƣ cách pháp lý; (2) Chế độ trách nhiệm; (3) Hình thức pháp lý; (4) Quản trị điều hành và cơ chế đại diện. 1.1.2. Các nghiên cứu về hình thức pháp lý của công ty hợp danh Pháp luật của các nƣớc thƣờng quy định sự tồn tại của một hoặc một số loại hợp danh (hợp danh thông thƣờng, hợp danh hữu hạn hay hợp danh TNHH…). Những quy định về các loại hình hợp danh này đều có điểm khác biệt. Vì thế, pháp luật của các quốc gia luôn phân định rõ ràng các hình thức pháp lý của hợp danh để trên cơ sở này xây dựng những mô hình điều chỉnh pháp luật phù hợp và đầy đủ đối với chúng. Nghiên cứu về “hình thức pháp lý” của hợp danh là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng nhƣ ở các quốc gia khác. Trên phạm vi thế giới đã có một số công trình đề cập tới các hình thức pháp lý của CTHD. Một số bài viết điển hình là: - Trong bài viết “Company Law and Securities” (Pháp luật công ty và Chứng khoán) đăng trên Tạp chí Australian Business Law, số 38, năm 2010, Robert J Wilczek tìm hiểu và so sánh bốn loại hợp danh, là hợp danh thông thƣờng, hợp danh hữu hạn, hợp danh trách nhiệm hữu hạn và hợp danh hữu hạn trách nhiệm hữu hạn, đồng thời chỉ ra những ƣu, nhƣợc điểm của các loại hợp danh này theo pháp luật Hoa Kỳ. - Trong bài viết “Partnerships” (Các công ty hợp danh), đăng tại địa chỉ: http://www.referenceforbusiness.com/encyclopedia/Oli-Per/Partnerships.html, tác giả đã phân tích về các loại hình hợp danh ở Hoa Kỳ bao gồm hợp danh thông thƣờng (vấn đề thành lập, những ƣu điểm, hạn chế so với hợp danh hữu hạn và công ty cổ phần, việc góp vốn, hợp đồng hợp danh, vấn đề thuế, trách nhiệm do hành vi vi phạm của các thành viên); hợp danh hữu hạn (so sánh ƣu điểm và hạn chế của nó với công ty cổ phần và hợp danh thông thƣờng, quyền của TVHD và TVGV, vấn đề thuế); hợp danh trách nhiệm hữu hạn và hợp danh hữu hạn trách nhiệm hữu hạn. - Trong quyển sách “Business Law: Text and Cases” (Pháp luật kinh doanh: Các án lệ) của các tác giả Kenneth. W, Clarkson, Rogerte Roy Miller và Frank B. Cross, năm 2015 đã phân tích bốn loại hợp danh theo pháp luật Hoa Kỳ là hợp danh thông thƣờng, hợp danh hữu hạn, hợp danh trách nhiệm hữu hạn và hợp danh hữu hạn trách nhiệm hữu hạn. - Trong quyển sách: “Comparative Company Law: Text and cases on the laws governing corporations in Germany, the UK and the USA” (Luật công ty so sánh: Các án lệ theo luật điều chỉnh công ty ở Đức, Anh và Hoa Kỳ) năm 2010 của Andreas Cahn and David C. Donald đã trình bày và so sánh các hình thức CTHD
- 11 theo pháp luật của Đức, Anh và Hoa Kỳ. - Trong quyển sách “European comparative company law” (Luật Công ty so sánh ở châu Âu), năm 2012, Mads Andanas và Frank Wooldridge cũng phân tích và so sánh các loại CTHD (hợp danh thông thƣờng, hợp danh hữu hạn, hợp danh trách nhiệm hữu hạn…) của một số nƣớc ở châu Âu (Anh, Pháp…). Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu pháp luật của nƣớc ngoài về hình thức của CTHD nhƣ: - Trong tác phẩm “Pháp luật Singapore về các hình thức tổ chức kinh doanh”, Tạp chí Luật học số 12/ 2009, trong phần CTHD, tác giả Vũ Thị Lan Anh đã tìm hiểu về ba loại hợp danh của Singapore là hợp danh thông thƣờng, hợp danh hữu hạn và hợp danh trách nhiệm hữu hạn. Theo tác giả, hợp danh của Singapore gồm có hai ngƣời trở lên cùng tiến hành hoạt động kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, không có tƣ cách pháp nhân và tối đa không quá hai mƣơi thành viên. Hợp danh hữu hạn là hợp danh không có tƣ cách pháp nhân gồm hai hay nhiều thành viên, không giới hạn số lƣợng tối đa, trong đó có ít nhất một TVHD thông thƣờng chịu trách nhiệm vô hạn và thành viên hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Hợp danh trách nhiệm hữu hạn có tƣ cách pháp nhân, có ít nhất hai thành viên, không hạn chế số lƣợng tối đa và chỉ chịu trách cá nhân trƣớc những rủi ro hoặc khoản nợ phát sinh do hành vi thiếu cẩn trọng của mình mà không chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái của các thành viên khác. - Trong bài viết “Hình thức pháp lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ luật so sánh”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 4/2003, tác giả Nguyễn Am Hiểu cũng có đề cập đến hình thức pháp lý của CTHD. Theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, hình thức pháp lý của doanh nghiệp gồm: Corporation, business và hợp tác xã. Trong đó, business bao gồm hai dạng cơ bản là business một chủ và hợp danh (partnership). Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa chia các doanh nghiệp làm ba loại cơ bản là doanh nghiệp một chủ, các công ty và hợp tác xã. Các công ty có hai nhóm gồm nhóm công ty đối nhân và nhóm công ty đối vốn; trong nhóm công ty đối nhân có CTHD. Còn ở Việt Nam hiện đang tồn tại một số chủ thể kinh doanh nhƣ hợp tác xã, doanh nghiệp tƣ nhân… và CTHD. - Trong đề tài cấp Bộ “Cải cách pháp luật về doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” do tác giả Bùi Nguyên Khánh làm chủ nhiệm, năm 2016 cũng nêu các hình thức pháp lý của hợp danh theo pháp luật một số nƣớc (Anh, Mỹ, Singapore, Malaysia, Nhật Bản và Đức). - Trong công trình “Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới”,
- 12 Nxb. Tài chính, năm 2016 do nhóm tác giả Nguyễn Văn Giàu, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Đình Cung làm chủ biên đã phân tích và tìm hiểu các loại hợp danh theo pháp luật của Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Trong công trình này, nhóm tác giả cũng làm rõ một số vấn đề trong công ty nhƣ quan hệ giữa các thành viên, luận về tƣ cách pháp nhân của hợp danh, so sánh đặc điểm của các hợp danh cũng nhƣ trình bày một số quy định về thành lập CTHD trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm của thành viên trong CTHD trách nhiệm hữu hạn. Ngoài các công trình trên, trong các giáo trình của những trƣờng đại học có đào tạo luật đều đề cập đến hình thức pháp lý của CTHD. Thí dụ, Giáo trình Luật Thƣơng mại Việt Nam của Trƣờng đại học Luật Hà Nội, Tập 1, Nxb. Tƣ pháp, năm 2018 do các tác giả Nguyễn Viết Tý và Nguyễn Thị Dung làm đồng chủ biên, Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh của Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức, năm 2013, do tác giả Bùi Xuân Hải làm chủ biên… Một số nghiên cứu khác đƣợc đăng trên các tạp chí khoa học tại Việt Nam có đề cập đến “hình thức pháp lý” của CTHD nhƣ: “Một vài khía cạnh pháp lý về chế độ trách nhiệm của công ty hợp danh” của Bùi Nguyên Khánh năm 1998, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 8; “Hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay” của Vũ Đặng Hải Yến năm 2004, Tạp chí Luật học số 3; “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam” của Đồng Ngọc Ba năm 2005, Tạp chí Luật học số 1; “Pháp luật doanh nghiệp và đầu tư với vấn đề hội nhập” của Bùi Xuân Hải năm 2008, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1; “Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu” của Ngô Huy Cƣơng năm 2014, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7; “Hình thức pháp lý của công ty hợp danh” của Nguyễn Thị Huế năm 2011, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6; “Phân biệt công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” của Nguyễn Vinh Hƣng năm 2015, Tạp chí Nghề luật số 11. „Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2014: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện” của Nguyễn Thị Yến năm 2017, Tạp chí Luật học số 1… Trong tác phẩm của mình, Vũ Đặng Hải Yến nhận xét về quy định của LDN rằng CTHD có thể đƣợc chia thành hai loại: Loại thứ nhất chỉ bao gồm các TVHD; và loại thứ hai lại có thêm các TVGV (tác giả gọi đây là CTHD hữu hạn). Trong khi đó, Bùi Xuân Hải chỉ ra hợp danh thông thƣờng là hợp danh mà chỉ có một loại thành viên (partners), tất cả đều chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của hợp danh, tất cả thành viên đều tham gia điều hành kinh doanh. Hợp danh hữu hạn thì có
- 13 hai loại thành viên: (1) Các thành viên chỉ góp vốn để lấy lời và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào hợp danh, nhƣng không đƣợc tham gia quản lý - điều hành (limited partner); và (2) Thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và có quyền quản lý điều hành kinh doanh (general partners). Bài viết của Ngô Huy Cƣơng trong giai đoạn góp ý cho dự thảo LDN sửa đổi cũng thể hiện quan điểm cần phải tách CTHD hữu hạn ra khỏi CTHD thông thƣờng vì chúng là các hình thức công ty khác nhau. Nguyễn Thị Huế lại tiếp cận và phân tích hai hình thức CTHD điển hình trên thế giới là CTHD thông thƣờng và CTHD hữu hạn, đồng thời so sánh với hình thức của CTHD ở Việt Nam. Theo tác giả, việc xác định hình thức CTHD nhƣ trong LDN (2005) là chƣa thật sự phù hợp, không có sự tách bạch giữa hai loại CTHD là CTHD thông thƣờng và CTHD hữu hạn. Ngƣời viết cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến vấn đề trên, đặc biệt là trong định nghĩa về CTHD. Bên cạnh đó, Nguyễn Vinh Hƣng cũng viết: “Việc quy định hình thức pháp lý của công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 là chưa chính xác và chưa phản ánh đúng bản chất thực sự của loại hình công ty này… chúng ta nên tách bạch rõ ràng giữa công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản” [42, tr.13]. Còn tác giả Bùi Nguyên Khánh thì khuyến nghị cần quy định cụ thể có mấy loại CTHD và để chuẩn xác về mặt thuật ngữ thì cũng nên gọi CTHD có cả TVHD và TVGV là công ty hợp vốn đơn giản, còn công ty có tất cả các thành viên đều là TVHD thì gọi là CTHD. Chỉ nhƣ vậy mới có thể phân biệt hai loại hình CTHD này rõ ràng về tên gọi. Nguyễn Thị Yến trong bài viết của mình cũng kiến nghị: “Cần quy định tách biệt khái niệm CTHD thành các loại công ty riêng và định danh cụ thể đối với từng loại hình công ty mà không sử dụng chung khái niệm “công ty hợp danh” [80, tr.91, 92]. Tóm lại, đối với các công trình ở nƣớc ngoài khi nghiên cứu về hình thức pháp lý của CTHD thì đều tập trung vào bốn loại hình chính là CTHD thông thƣờng, CTHD hữu hạn, CTHD trách nhiệm hữu hạn và CTHD hữu hạn trách nhiệm hữu hạn; đối với các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc thì đều nhấn mạnh đến việc LDN không tách bạch dứt khoát giữa hai hình thức hợp danh là CTHD thông thƣờng và CTHD hữu hạn. 1.1.3. Các nghiên cứu về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh Trên thế giới, công trình Partnership Law (Pháp luật hợp danh) trên website: http://lawcom.gov.uk năm 2003 do Ủy ban luật pháp của Anh và X-cốt-len biên soạn trong phần tƣ cách pháp lý của hợp danh có phân tích và chỉ ra rằng các hợp danh ở Anh không có tƣ cách pháp nhân nhƣng hợp danh ở X-cốt-len lại có tƣ cách
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 639 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 402 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 225 | 71
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam
29 p | 268 | 59
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 90 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 199 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
180 p | 86 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 64 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 26 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh duyên hải miền Trung
169 p | 29 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 31 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
14 p | 141 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn