Luận án Tiến sĩ Luật học: Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
lượt xem 13
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hồ Ngọc Hiển 2. TS. Nguyễn Văn Cƣơng Hà Nội, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác. Các số liệu, thông tin, tài liệu tham khảo trong luận án có xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, Tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ dạy và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo hướng dẫn là TS. Hồ Ngọc Hiển và TS. Nguyễn Văn Cương đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận án. Tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo học viện Khoa học xã hội, các thầy cô giáo đã chỉ bảo, góp ý cho Tôi trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin cảm ơn anh chị em đồng nghiệp tại Khoa Luật Trường Đại học Vinh, bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hỗ trợ, hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình học tập. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thanh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước............................... 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 25 1.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu. .............................................................................................. 30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 32 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP................................ 34 2.1. Khái niệm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ...................... 34 2.2. Bản chất pháp lý của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..... 47 2.3. Vai trò của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..................... 57 2.4. Sự chi phối của các lý thuyết pháp lý tới lựa chọn mô hình đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ..................................................... 58 2.5. Mô hình đại diện theo pháp luật của một số nước trên thế giới ...... 64 2.6. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ........................................................................................... 71 TIẾU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 82 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 83 3.1.Thực trạng pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ...... 83 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ......................................................................................... 123 3.3. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong pháp luật doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp .................................................................................................... 137
- TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 141 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP ..................... 142 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của doanh nghiệp ........ 142 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ......................................................................................... 148 4.3. Giải pháp cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ........................................................................... 165 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ............................................................................. 174 KẾT LUẬN .................................................................................................. 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 177
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật dân sự: BLDS Ban kiểm soát: BKS Công ty cổ phần: CTCP Công ty hợp danh: CTHD Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH Đại diện theo pháp luật: ĐDTPL Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ Hội đồng quản trị: HĐQT Tổng Giám đốc: TGĐ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: GCNĐK Hội đồng thành viên: HĐTV Luật Doanh nghiệp: LDN Luật Phá sản: LPS
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống xã hội, doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia và đời sống của người dân. Để mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với cơ chế quản trị doanh nghiệp có hiệu quả. Cơ chế này trước hết là sự phân vai của các chủ thể tham gia vào quá trình ra quyết định và thực thi quyết định trong doanh nghiệp mà trước hết là việc xác định đúng vai trò của người đại diện. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, yêu cầu đó càng cấp thiết và vai trò của người ĐDTPL càng trở nên quan trọng hơn vì họ là người thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch với các đối tác bên ngoài. Đại diện là việc một người (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền nhất định (còn gọi là phạm vi đại diện). Đây là chế định pháp luật quan trọng đối với các chủ thể mà bản thân không thể tự mình tham gia quan hệ dân sự, trong đó có các doanh nghiệp. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là việc người đại diện nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với bên thứ ba. Đây là chế định quan trọng đối với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhưng mọi sự tham gia này đều phải thông qua người đại diện (kể từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động). Chính vì vai trò quan trọng như vậy mà các văn bản pháp luật như BLDS và LDN, LPS đều quy định về ĐDTPL của doanh nghiệp. Các quy định này hình thành nên một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ đại diện của doanh nghiệp. Có thể thấy, tuy pháp luật hiện nay đã quy định khá nhiều về ĐDTPL của doanh nghiệp nhưng pháp luật hiện hành cũng bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm: Thứ nhất, mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam chưa hoàn thiện, thể hiện rõ ở việc mô hình đại diện của doanh nghiệp chưa được xây dựng theo cơ sở lý thuyết pháp lý thống nhất, Thứ hai, pháp luật Việt Nam chưa xác định nguyên tắc pháp lý thống nhất chi phối các yếu tố liên quan đến mô hình ĐDTPL như: việc xác định thẩm 1
- quyền và phạm vi đại diện của người đại diện trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều người ĐDTPL chưa rõ ràng, quyền và nghĩa vụ của người đại diện chưa được thiết kế đầy đủ, cơ chế giám sát và trách nhiệm pháp lý của người đại diện cần được bổ sung hoàn thiện trong yêu cầu minh bạch thông tin và tránh xung đột lợi ích trong quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, thực tiễn phát sinh những trường hợp cần có hướng dẫn pháp lý cần thiết như: xác định những loại giao dịch đòi hỏi phải được sự chấp thuận của tất cả các ĐDTPL hay hiệu lực của hợp đồng mà doanh nghiệp ký với khách hàng trong trường hợp người đại diện phản đối văn bản mà người đồng đại diện khác đã ký kết. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện nay, việc xác định thẩm quyền của người ĐDTPL dựa theo Điều lệ công ty chưa đảm bảo quyền. lợi ích hợp pháp của bên thứ ba khi nội dung các điều luật gây khó khăn cho bên thứ ba khi phải rà soát Điều lệ đối tác để đảm bảo hợp đồng không vượt quá phạm vi đại diện. Thứ ba, cơ chế kiểm soát và trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL chưa được quy định chặt chẽ dẫn tới hệ quả trên thực tế có nhiều trường hợp người ĐDTPL lợi dụng sự lỏng lẻo trong quy định kiểm soát nội bộ doanh nghiệp thiết lập giao dịch tư lợi cho bản thân. Đồng thời, các quy định của pháp luật chưa đầy đủ dẫn tới việc thực hiện pháp luật trên thực tế chưa đạt hiệu quả tối ưu. Ví dụ như các vấn đề liên quan tới thẩm quyền giám sát người đại diện của BKS trong doanh nghiệp, nghĩa vụ của người đại diện trong giai đoạn doanh nghiệp có nguy cơ phá sản… Những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu có hệ thống về ĐDTPL góp phần hoàn thiện cơ cấu quản trị doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế. Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn kể trên trong điều chỉnh pháp luật, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống một số vấn đề lý luận về ĐDTPL của doanh nghiệp bao gồm: khái niệm; bản chất; vai trò ĐDTPL của doanh nghiệp; các lý thuyết pháp lý cơ bản có liên quan đến ĐDTPL của doanh nghiệp. - Tìm hiểu mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và sự ảnh hưởng của các lý thuyết pháp lý cơ bản liên quan đến đại diện của doanh nghiệp. Lý giải được những điểm giống và khác nhau giữa quy định của pháp luật các quốc gia về vấn đề này. - Phân tích quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam. Qua đó, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực hiện pháp luật, đánh giá nguyên nhân của các hạn chế đó . - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp trong BLDS, LDN, LPS trong thời gian tới. - Kiến nghị những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án hướng đến đối tượng nghiên cứu là: - Các lý thuyết pháp lý cơ bản đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước công bố liên quan đến đại diện của doanh nghiệp, bao gồm các lý thuyết về bản chất pháp lý của doanh nghiệp và các lí thuyết về đại diện. - Các quan điểm khoa học về nguyên tắc pháp lý trong từng vấn đề chi tiết có liên quan đến mô hình ĐDTPL như: phạm vi thẩm quyền, bảo vệ quyền lợi người thứ ba trong giao dịch vượt quá thẩm quyền do người đại diện của doanh nghiệp xác lập, quyền và nghĩa vụ cũng như có chế giám sát người đại diện. - Các quy định của pháp luật của một số quốc gia như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Trung Quốc về ĐDTPL của doanh nghiệp. - Các quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay về ĐDTPL của doanh nghiệp. - Thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 3
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về ĐDTPL của doanh nghiệp với phạm vi hẹp là hình thức đại diện được pháp luật chỉ định có quyền nhân danh cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch dân sự và chịu trách nhiệm với cơ quan nhà nước, với các bên thứ ba. Những người đại diện khác của doanh nghiệp như: đại diện thương mại độc lập hay đại lý, nhân viên đại diện cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Do đó, trong luận án, thuật ngữ người đại diện của doanh nghiệp được đề cập chính là người ĐDTPL. Bên cạnh đó, phạm vi doanh nghiệp được xác định gồm các loại hình công ty (Công ty TNHH, CTCP, CTHD), không bao gồm doanh nghiệp tư nhân bởi xét về bản chất, đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ đồng thời là người ĐDTPL.Do đó, nghiên cứu về ĐDTPL của DNTN không phù hợp với bản chất quan hệ đại diện: người đại diện hoạt động nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện. Thuật ngữ doanh nghiệp trong luận án này được hiểu giới hạn là các loại hình công ty. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật doanh nghiệp được xác định bao gồm LDN và LPS bởi các văn bản luật này quy định về tổ chức hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu về không gian Nghiên cứu về lí luận và các quy định của pháp luật về ĐDTPL được tác giả nghiên cứu trong phạm vi rộng, bao gồm quy định của pháp luật một số quốc gia theo hệ thống pháp luật thông luật (Comon Law) với đại diện là Anh, Mỹ; hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law) với đại diện là Pháp, Đức, Nhật và quốc gia pháp luật xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc. Việc nghiên cứu pháp luật của các nước được nghiên cứu điểm xuyết theo từng chủ đề chỉ nhằm mục đích so sánh, tham khảo kinh nghiệm, còn Luận án cơ bản chỉ tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐDTPL của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2016 đến nay, do đó, Luận án nghiên cứu quy định của pháp luật về đại diện trong văn bản pháp luật doanh nghiệp có hiệu lực trong thời gian đó, bao gồm BLDS năm 2015, LDN năm 2014, LPS năm 2014, LDN năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và các văn bản dưới 4
- luật hướng dẫn các văn bản luật trên. Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan đến ĐDTPL được nghiên cứu theo mốc thời gian từ năm 2016 đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Luận án kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phổ biến như: - Phương pháp mô tả, phương pháp tổng hợp là các phương pháp chủ đạo được tác giả sử dụng tại Chương 1 nhằm trình bày những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đại diện của doanh nghiệp. - Phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ tìm hiểu ưu, nhược điểm của các quy định của pháp luật liên quan đến ĐDTPL của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích, phương pháp luật học so sánh và phân tích tình huống thực tiễn được sử dụng thường xuyên tại Chương 3, Chương 4 nhằm làm nổi bật tình hình thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp và nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. 5. Những điểm mới của luận án - Luận án hệ thống hóa những lý thuyết pháp lý hiện nay ảnh hưởng đến việc xác định mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp. Lý thuyết được tập trung nghiên cứu gồm: Các lý thuyết về bản chất pháp lý của doanh nghiệp: lý thuyết giả tưởng (Fiction Theory), Lý thuyết hiện thực (Realistic Theory); lý thuyết hợp đồng (Nexus of Contract), Lý thuyết tổ chức (Organic Theory), lý thuyết về đại diện (Agency Theory) có liên quan đến vấn đề đại diện của doanh nghiệp. Luận án hệ thống hóa nội dung của các lý thuyết nhằm lý giải cơ sở lý luận lý giải mô hình ĐDTPL trong quy định của pháp luật doanh nghiệp một số quốc gia. Từ nền tảng lý luận này, luận án làm rõ mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp hiện tại của Việt Nam gần với cơ sở lý thuyết nào và đánh giá các ưu, nhược điểm của quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được làm rõ. Những lý thuyết và nguyên tắc này là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. 5
- - Luận án phân tích thực trạng quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay về các khía cạnh liên quan đến ĐDTPL của doanh nghiệp như: điều kiện trở thành người ĐDTPL, thẩm quyền đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, cơ chế giám sát và trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL. Các vấn đề trên được phân tích từ các quy định của pháp luật doanh nghiệp là LDN năm 2014, LDN năm 2020 và có sự liên hệ với quy định trong BLDS năm 2015, LPS năm 2014 bởi BLDS quy định chung về quan hệ đại diện của pháp nhân và LPS quy định về cách thức chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Các vấn đề này cũng được nghiên cứu trong sự đối sánh với quy định tương tự trong pháp luật một số nước trên thế giới. Cụ thể là: (i) Luận án chỉ ra những điểm hạn chế trong việc xác định thẩm quyền đại diện, phân định thẩm quyền đại diện trong trường hợp có nhiều người ĐDTPL dẫn tới sự xung đột thẩm quyền và gây thiệt hại cho người thứ ba. (ii) Luận án làm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm của người ĐDTPL của doanh nghiệp và doanh nghiệp đối với bên thứ ba (nhất là trong bối cảnh quy định của BLDS năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung so với BLDS năm 2005) nhằm đề xuất thay đổi theo hướng bảo vệ tốt hơn cho người thứ ba ngay tình. (iii) Trên cơ sở phân tích và làm rõ những quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL, luận án chỉ ra những điểm cần bổ sung trong LDN, LPS nhằm hoàn thiện cơ chế giám sát hoạt động của người ĐDTPL. - Luận án làm rõ một số vướng mắc từ thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan đến ĐDTPL. Từ đó, kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh LDN năm 2020 mới có hiệu lực thi hành. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lí luận, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận gồm các lý thuyết là cơ sở cho quan hệ ĐDTPL của doanh nghiệp, các yếu tố trong mô hình đại diện của doanh nghiệp, bao gồm: chức danh người ĐDTPL trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp, phạm vi thẩm quyền đại diện, quyền và nghĩa vụ của người đại diện, cơ chế kiểm soát quyền hạn của người đại diện đặc biệt trong bối cảnh mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều người ĐDTPL. Những vấn đề trên được so sánh với pháp luật của một số nước nhằm làm rõ ưu, nhược điểm của 6
- quy định của pháp luật Việt Nam và rút ra những kinh nghiệm mang tính gợi mở cho việc hoàn thiện quy định của pháp luật. - Về thực tiễn: từ việc đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp thông qua những vụ việc, tranh chấp, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà nghiên cứu; người quản lý doanh nghiệp… trong hoạt động nghiên cứu và làm việc. Các thông tin được hệ thống trong Luận án có giá trị là tài liệu giảng dạy và học tập hữu ích trong chuyên ngành Luật kinh tế. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Chương 4: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc Quan hệ đại diện nói chung cũng như mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp nói riêng đã được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước. Sở dĩ đây là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là bởi quan hệ này gắn bó chặt chẽ, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống dân sự, thương mại của các chủ thể nhất là các doanh nghiệp. Có thể chia các công trình nghiên cứu liên quan đến đại diện và mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp của các học giả trong nước và ngoài nước thành các nhóm sau: 1.1.1. Các nghiên cứu về lý thuyết pháp lý liên quan đến vấn đề đại diện của doanh nghiệp Có nhiều lý thuyết pháp lý liên quan đến bản chất pháp lý của công ty. Đó là các lý thuyết giả tưởng (Fiction Theory), lý thuyết hiện thực (Realistic Theory), lý thuyết mục đích (Purpose Theory), lý thuyết biểu tượng (Symbol Theory), lý thuyết nhượng bộ (Concession Theory), lý thuyết tổ chức (Organic Theory) và lý thuyết hợp đồng (Nexus of Contract). Tác giả Ngô Huy Cương trong Giáo trình Luật Thương mại phần chung và thương nhân [9,tr 166], tác giả Nguyễn Ngọc Điện trong Giáo trình Luật Dân sự tập 1 - Tổng quan [18, tr 110- 112]; Martin Petrin trong bài viết “Reconceptualizing the Theory of the Firm - From Nature to Function” (Nhận thức lý thuyết về công ty - từ bản chất đến chức năng) [77] và Mayank Shekhar trong “Theories juristic personality” (Các lý thuyết về tư cách pháp nhân)[78] đã hệ thống hóa, giới thiệu về các lý thuyết đó khá đầy đủ. Theo đó: Lý thuyết giả tưởng (Fiction Theory) được đề cập từ thế kỷ XIX, được nhiều luật gia nổi tiếng ủng hộ, đặc biệt là Von Savigny, Coke, Blackstone và Salmond [78]. Theo lý thuyết này, pháp nhân là một thực thể nhân tạo được pháp luật tạo dựng nhằm tạo thuận lợi cho việc thiết lập các quan hệ giữa nhóm với người thứ ba. Hay nói cách khác, pháp nhân không tự tồn tại mà sự xuất hiện của nó chỉ có thể xảy ra khi có lệnh hoặc được sự cho phép của cơ quan công quyền. Doanh nghiệp với tư cách pháp nhân được nhìn nhận là một thực thể hư cấu thiếu ý chí 8
- và khả năng phán đoán, khả năng hành động độc lập theo ý chí của nó. Do đó, doanh nghiệp phải có người đại diện – chủ thể có thẩm quyền, địa vị pháp lý theo luật định nhằm thực hiện hành động của doanh nghiệp. Hệ quả tiếp theo là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý ngoài hợp đồng. Đối với trách nhiệm hình sự, các cá nhân có liên quan trực tiếp phải chịu trách nhiệm về các hành động vi phạm pháp luật hình sự [9,tr 166], Evgenij Smirnov, Oleg Jastrebov trong nghiên cứu của mình về “Value of the Fiction Theory for Understanding the “Legal Person” (Giá trị của lý thuyết giả tưởng để hiểu về pháp nhân) đã bình luận: Lý thuyết này đã đặt cơ sở lý luận cho việc phải đăng ký danh tính doanh nghiệp trong quy định của pháp luật tư [69, tr 912]. Theo lý thuyết nhượng bộ (Concession Theory), sự tồn tại của công ty xuất phát từ sự nhượng bộ của nhà nước. Lý thuyết nhượng bộ thường được coi là con đẻ của lý thuyết giả tưởng vì theo nội dung đó thì các công ty không có tư cách pháp nhân trừ khi được nhà nước thừa nhận. Hay nói cách khác, chỉ những chủ sở hữu hoặc những người đầu tư có đặc quyền kinh doanh và họ đã nhượng quyền đó cho công ty khi được Nhà nước công nhận[9,tr 167], [78]. Tương tự như các lý thuyết giả tưởng và nhượng bộ, lý thuyết mục đích (Purpose Theory) tuyên bố rằng chỉ con người mới có thể là chủ thể của pháp luật và có năng lực. Pháp nhân hoàn toàn không phải là con người, không được xây dựng quanh một nhóm người mà chỉ dựa trên mục đích cụ thể. Tài sản của pháp nhân không thuộc về bất kỳ ai nhưng có thể bị ràng buộc bởi một số quy định nhất định [9,tr 167]. Lý thuyết biểu tượng ((Symbol Theory) “xem công ty là một biểu tượng cho sự liên kết của những cá nhân tạo thành công ty” [9, tr167], đó là các thành viên và người đại diện của nó. Hay nói cách khác, những người đại diện cho công ty và công ty là một. Quan điểm này phù hợp với nguyên tắc vén bức màn công ty (lifting of the corporate veil). Theo đó, trong một số trường hợp Tòa án sẽ phá bỏ hoặc vén bức màn công ty (chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản) và xem xét những người đứng sau công ty, những người thực sự hưởng lợi từ sự hư cấu của công ty [96]. 9
- Trái ngược với các lý thuyết này, lý thuyết hiện thực (Realistic Theory) quan niệm pháp nhân tồn tại trên thực tế một cách khách quan và luật pháp chỉ đơn thuần công nhận sự tồn tại đó. “Nhóm có ý chí riêng của mình, phân biệt ý chí với các thành viên và chính ý chí đó là cơ sở của quan niệm về chủ thể của quan hệ pháp luật: cá nhân có ý chí, vậy cá nhân có ý chí là chủ thể của quyền và nghĩa vụ , nhóm cũng có ý chí, vậy nhóm cũng là chủ thể của quyền và nghĩa vụ, với tư cách là một pháp nhân” [18, tr111]. Lý thuyết tổ chức (Organic Theory) tương tự với lý thuyết hiện thực khi quan niệm rằng: Doanh nghiệp là một thực thể tồn tại trên thực tế, có ý chí và hành động thông qua các cá nhân là các cơ quan của nó, tương tự như con người tự nhiên. Chính sự tổ chức chặt chẽ của pháp nhân khiến cho hoạt động của nó mang dáng dấp của hoạt động một thực thể sống có khả năng nhận thức, tự điều khiển, giống như một cá nhân. Do đó, trong doanh nghiệp, các cơ quan của công ty, cụ thể là HĐQT và ĐHĐCĐ, khi hành động trong giới hạn quyền hạn do Điều lệ công ty quy định, không chỉ được coi là đại diện của công ty mà còn được coi là chính công ty đang hành động [87]. Phân tích này được học giả Ross Grantham đề cập trong bài viết “Attributing Responsibility to Corporate Entities: A Doctrinal Approach” (Trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp: cách tiếp cận khoa học) Lý thuyết mối liên hệ hợp đồng (Nexus of Contract) cho rằng công ty là một giả tưởng pháp lý bao gồm mạng lưới các quan hệ hợp đồng giữa những người liên quan với nhau như nhà đầu tư, người cung cấp nguyên vật liệu, vốn, người lao động cũng như các khách hàng. Theo lý thuyết này, những người điều hành công ty được xem là nhân vật trung tâm có chức năng kết hợp các nguồn lực để tiến hành các hoạt động mạng lại lợi ích tối đa” [9, tr167]. Về cơ bản, các lý thuyết giải thích về bản chất của công ty, về tư cách pháp nhân của công ty tập trung vào hai lý thuyết trái ngược nhau: lý thuyết giả tưởng và lý thuyết hiện thực [18,tr 110]. Còn có nhiều lý thuyết khác song mỗi lý thuyết chỉ chiếm một vị trí nhất định trong việc giải thích và không bao trùm được toàn bộ [9, tr 168]. “Luật Việt Nam đang tìm cách xây dựng không hẳn là một quan niệm thứ ba, mà đúng hơn là kết quả sự vận dụng các quan niệm sẵn có trong hoàn cảnh Việt Nam”. “Pháp nhân trong luật Việt Nam không phải là 10
- một hư cấu cũng không phải là một hiện thực” [18, tr 110,111]. Tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã nhận xét khái quát điều đó khi nghiên cứu về pháp nhân trong pháp luật Việt Nam. Bên cạnh lý thuyết về bản chất của pháp nhân, bản chất của doanh nghiệp, khi bàn về vai trò của người đại diện, các quốc gia Phương Tây như Anh, Mỹ đề cập tới lý thuyết đại diện (Agency Theory). Lý thuyết này xuất phát ban đầu từ nghiên cứu của Jensen và Meckling năm 1976. Đây là các nguyên tắc được sử dụng để giải thích các vấn đề trong mối quan hệ giữa các chủ sở hữu (người được đại diện) và người đại diện. Trong quản trị doanh nghiệp, đó là mối quan hệ giữa các cổ đông công ty với tư cách chủ sở hữu và giám đốc công ty (Director) với tư cách người đại diện. Rõ ràng, lý thuyết này đóng vai trò quan trọng khi giải quyết các vấn đề trong các doanh nghiệp có sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý. Người đại diện thường có xu thế không bảo vệ triệt để lợi ích của các cổ đông do những ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự khi có rủi ro kinh doanh, mong muốn duy trì lợi ích của bản thân thông qua kế hoạch kinh doanh ngắn hạn hơn là các dự án dài hạn. Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên, chính sách của các công ty cho phép các nhà quản lý các khoản lợi ích tài chính để tối đa hóa lợi ích của cổ đông [76, tr 295]. Nội dung này được Lex Donaldson, James H.Davis phân tích từ góc độ kinh tế luật trong bài viết: “Stewardship theory or Agency Theory: CEO Governance and Shareholder returns” (Lý thuyết quản lý hay lý thuyết đại diện: quản trị của CEO và lợi nhuận của cổ đông) [75]. Vận dụng lý thuyết đai diện trong quản trị doanh nghiệp được Luh Luh Lan and Loizos Heracleous phân tích trong bài viết: “Rethingking agency theory: the view from law” (Suy nghĩ về lý thuyết đại diện: góc nhìn từ pháp luật): “Lý thuyết hợp đồng (Contract theory) là lý thuyết nền tảng cho lý thuyết ưu tiên quyền lực quản lý (Director Primacy Model) trong quản trị doanh nghiệp hiện đại gần đây đang khẳng định ưu thế trước lý thuyết đại diện vốn là bệ đỡ cho lý thuyết ưu tiên quyền lợi của cổ đông (Shareholder Primacy Model)”[76,tr 295]. Có thể khẳng định, từ lý thuyết ban đầu lý thuyết về đại diện, các nhà nghiên cứu kinh tế luật và luật học đã mở rộng các lý thuyết quản trị hiện đại 11
- trong doanh nghiệp nhằm giải thích cơ cấu HĐQT, BKS, các giám đốc và trách nhiệm của họ. Các công trình nghiên cứu trên về lý thuyết pháp lý có ý nghĩa to lớn trong việc phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật liên quan đến đại diện của doanh nghiệp. 1.1.2. Mô hình đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Xã hội càng phát triển, nhu cầu thực hiện giao lưu dân sự và kinh doanh càng cần được thuận lợi và chuyên nghiệp hóa. Đại diện xuất hiện như là một nhu cầu tất yếu của các chủ thể thực hiện giao dịch trong đời sống xã hội, theo đó, một chủ thể nhân danh người khác thực hiện những hoạt động nhằm đem lại lợi ích cho người được nhân danh trong quan hệ đó. Khi được ghi nhận trong hệ thống pháp luật, quan hệ đại diện được điều chỉnh chi tiết, đầy đủ với nhiều dấu hiệu xác định. Đại diện là một quan hệ pháp luật giữa các chủ thể (người được đại diện và người đại diện) theo đó, một người (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của một người khác (người được đại diện) để xác lập và thực hiện một giao dịch. Người đại diện, trong trường hợp hành động trong phạm vi thẩm quyền đại diện sẽ ràng buộc người được đại diện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hành động đó. Trong quan hệ đại diện, có trường hợp ĐDTPL và đại diện theo ủy quyền. Theo đó, ĐDTPL bao gồm ĐDTPL của cá nhân và ĐDTPL của pháp nhân. Đại diện theo pháp luật của cá nhân là việc xác lập quan hệ đại diện trong trường hợp cá nhân không thể hoặc không được phép tự mình xác lập các giao dịch trong đời sống dân sự (cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên, người giám hộ đại diện cho người được giám hộ với phạm vi đại diện được xác định theo quy định của pháp luật). “Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được thiết lập do bản thân pháp nhân không phải là một con người cụ thể và do đó không thể tự mình thực hiện các quyền nghĩa vụ của mình” [18,tr 141]. Do đó, chức danh người ĐDTPL của pháp nhân được chỉ định theo quy định của Luật, theo Điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những khái niệm cơ bản này được tác giả Nguyễn Ngọc Điện phân tích trong Giáo trình Luật Dân sự, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. Khái niệm doanh nghiệp được đề cập đến dưới góc độ pháp lý trong nghiên cứu của tác giả Đồng Ngọc Ba, theo đó: “doanh nghiệp là một thuật ngữ để chỉ một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, 12
- được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một chủ thể pháp luật, có năng lực để tham gia các quan hệ pháp luật, trong đó trước hết và chủ yếu là các quan hệ kinh doanh thông qua người đại diện” [3, tr13]. Với tư cách là một tổ chức, doanh nghiệp phải luôn có người đại diện, kể từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt. Trong cuốn “The Anatomy of Corporate Law: A Comparative and Functional Approach” (Phân tích Luật doanh nghiệp: Phương pháp tiếp cận chung) của Reinier H. Kraakman chủ biên đã tổng kết: “có 5 đặc điểm chung dễ dàng nhận thấy trong loại hình công ty, bao gồm: tư cách pháp nhân, trách nhiệm hữu hạn về tài sản, phần vốn có thể chuyển nhượng, ủy quyền quản lý cho HĐQT và quyền sở hữu của nhà đầu tư…Có một số loại hình doanh nghiệp thiếu một hoặc hai trong số các đặc điểm chung này” [85, tr 2]. Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu trong nước đã giải thích rõ hơn vai trò của người ĐDTPL của doanh nghiệp: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được ví như “cây nêu“ của doanh nghiệp để bàn dân thiên hạ trông vào, là một cơ chế pháp lý đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp....Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền sinh quyền sát của doanh nghiệp, ít nhất là về mặt pháp lý thể hiện ra bên ngoài. ...nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì không có quyền đương nhiên được ký kết văn bản, giao dịch với đối tác...“ [19; tr.163]. Có thể thấy, lý giải trên được tác giả Trương Thanh Đức trong công trình “Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014” dựa trên quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. Bởi ĐDTPL là hình thức đại diện theo quy định của pháp luật, do đó, trong văn bản pháp luật như LDN năm 2014 quy định về khái niệm này: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật” [111, Khoản 1 Điều 13]. Bình luận về vấn đề này, Phạm Lâm Hải Nguyên trong luận văn thạc sĩ luật học năm 2014 về “Người đại diện theo pháp luật của công ty theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” đã nhận xét: nội hàm của khái niệm này “chưa bao quát được hết vai trò và chưa 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền được thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 227 | 71
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 190 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 93 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 207 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
180 p | 87 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với xử lý vi phạm hành chính từ thực tiễn ngành Công an nhân dân
186 p | 98 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 138 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam
14 p | 143 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 60 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 17 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn