intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Kim Tuyền Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

25
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết những vấn đề lý luận và lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt; quy định về miễn, giảm hình phạt trong bộ luật hình sự Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới; thực tiễn áp dụng, nội dung hoàn thiện và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ QUỲNH MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ QUỲNH MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Thị Oanh HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu trong Luận án bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Luận án Trần Thị Quỳnh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 10 1.1. Tình hình nghiên cứu ................................................................................... 10 1.2. Đánh giá các công trình khoa học và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................................................... 26 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT ..................................... 31 2.1. Những vấn đề lý luận về miễn, giảm hình phạt trong pháp luật hình sự..... 31 2.2. Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 ............ 57 Chƣơng 3: QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ........... 70 3.1. Quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 ............................................................................................................ 70 3.2. Quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự một số nước trên thế giới ......................................................................................................... 87 Chƣơng 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG, NỘI DUNG HOÀN THIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HÌNH PHẠT .......................................................................................................... 110 4.1. Thực tiễn áp dụng quy định Bộ luật Hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt của Tòa án nhân dân các cấp ............................................................ 110 4.2. Những yêu cầu và nội dung hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015 .............................................................. 128 4.3. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ...................................................................... 137 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
  5. BẢNG TỪ VIẾT TẮT Bộ luật Hình sự: BLHS Giáo sư: GS. Nghiên cứu sinh: NCS. Phó giáo sư: PGS. Tiến sĩ: TS. Tiến sĩ khoa học: TSKH. Tòa án nhân dân: TAND Trách nhiệm hình sự: TNHS
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tình hình miễn hình phạt hoặc miễn TNHS của TAND các cấp giai đoạn 2010 - 2020 (Nguồn: TANDTC) .................................................. 111 Biểu đồ 4.2. Tình hình miễn hình phạt có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của TAND các cấp giai đoạn 2010 - 2020 (Nguồn: TANDTC) ... 112
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước có mục đích không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội [66], mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Đây cũng là mục đích cơ bản của hình phạt được quy định tại Điều 31 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 [66]. Tuy nhiên, không phải lúc nào hình phạt cũng được đem ra để áp dụng đối với người, pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội là sẽ có hiệu quả cao và đáp ứng được yêu cầu của chính sách hình sự và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự (như: phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS), nhân đạo, công bằng), vì không phải mọi người, pháp nhân thương mại phạm tội đều bị áp dụng một hình phạt giống nhau dù là cùng phạm một tội danh. Do đó, bên cạnh chế định hình phạt, pháp luật hình sự cần phải có cả chế định miễn, giảm hình phạt, bởi miễn, giảm hình phạt chính là phương thức, là biện pháp để thực hiện các chính sách và nguyên tắc của luật hình sự, bảo đảm tính hiệu quả của pháp luật hình sự trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm. Ở Việt Nam, quy định về miễn, giảm hình phạt đã có từ lâu trong lịch sử. Từ thời đại phong kiến, miễn, giảm hình phạt đã được quy định tại các Bộ luật như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long. Sau khi giành được độc lập đất nước năm 1945, vấn đề miễn, giảm hình phạt cũng đã được nhắc đến và quy định rải rác ở các văn bản pháp lý mang tính đơn lẻ như sắc lệnh, thông tư, pháp lệnh hay các báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân (TAND) tối cao. Sau này, khi pháp điển hóa luật hình sự, chế định miễn, giảm hình phạt đã được ghi nhận chính thức trong BLHS năm 1985 và tiếp tục được quy định tại BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với xu hướng ngày càng hoàn thiện và mở rộng hơn về đối tượng miễn, giảm hình phạt. Như vậy, lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận miễn, giảm hình phạt là một quyết định đặc biệt của Tòa án có tính nhân đạo sâu sắc trong quá trình xét xử. Việc Tòa án quyết định miễn, giảm hình phạt cho người, pháp nhân thương mại phạm tội không có nghĩa làm giảm tính răn đe, trừng trị của pháp luật bởi Tòa án chỉ miễn hình phạt khi thấy rằng việc áp dụng hình phạt là không cần thiết hoặc giảm hình phạt khi 1
  8. thấy rằng mức hình phạt giảm là đã đủ sức trừng trị, giáo dục và phòng ngừa. Hơn nữa, việc miễn, giảm hình phạt vừa thể hiện chính sách nhân đạo, vừa có ý nghĩa tiết kiệm các chi phí để thực thi biện pháp cưỡng chế, thúc đẩy tính thiện, động viên, khuyến khích người, pháp nhân thương mại chứng tỏ khả năng tự giáo dục, tự cải tạo, tạo điều kiện cho họ sớm tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội và thúc đẩy ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của pháp nhân. Tuy nhiên, trên cả ba phương diện lý luận, lập pháp và thực tiễn xét xử, chế định về miễn, giảm hình phạt vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể: Thứ nhất, về phương diện lý luận, miễn, giảm hình phạt chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu thì miễn, giảm hình phạt mới chỉ được đề cập đến như một khía cạnh liên quan khi nghiên cứu các chế định khác hoặc nghiên cứu chung của các công trình nghiên cứu về chính sách, nguyên tắc của luật hình sự, việc quyết định hình phạt. Ngoài ra, trong khoa học luật hình sự đã có một số công trình đề cập đến miễn hình phạt, nhưng chưa có công trình nào đề cập đến khái niệm, cơ sở, bản chất pháp lý và phân loại các trường hợp giảm hình phạt trong xét xử của Tòa án, cũng như làm sáng tỏ hậu quả pháp lý của miễn, giảm hình phạt. Đặc biệt, đến nay chưa có một công trình nào mang tính tổng thể, hệ thống và xây dựng khung lý thuyết về vấn đề miễn, giảm hình phạt và những vấn đề lý luận ở cấp độ một Luận án tiến sĩ luật học cùng một lúc về miễn, giảm hình phạt kể từ khi ban hành ba BLHS Việt Nam đến nay (các năm 1985, 1999 và 2015). Thứ hai, về phương diện lập pháp, lần pháp điển hóa thứ ba luật hình sự - BLHS năm 2015 mặc dù đã có những sửa đổi, hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt lập pháp đối với chế định miễn, giảm hình phạt cũng như thực tiễn áp dụng. Chẳng hạn, cả ba BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015 vẫn chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm miễn hình phạt, giảm hình phạt; miễn, giảm hình phạt; hậu quả pháp lý của pháp nhân thương mại được miễn hình phạt; các trường hợp miễn hình phạt vẫn quy định rải rác trong BLHS; chưa có sự thống nhất giữa luật nội dung (BLHS) và luật hình thức (BLTTHS) trong việc quy định về miễn hình phạt; đặc biệt quy định về miễn hình phạt vẫn còn quy định chung cùng với chế định miễn TNHS, chưa có sự phân hóa với miễn TNHS và còn mang tính chất tùy nghi lựa chọn (“có thể”), chưa có quy định về trường hợp đương nhiên được miễn hình phạt. Điều 2
  9. này cũng làm hạn chế việc áp dụng chế định miễn hình phạt trong thực tiễn xét xử. Về giảm hình phạt thì chưa có quy định về phương pháp giảm nhẹ, công thức giảm nhẹ khi có tình tiết giảm nhẹ cũng như các trường hợp loại trừ việc giảm nhẹ dù có tình tiết giảm nhẹ TNHS, dẫn đến việc giảm nhẹ tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người Thẩm phán, nên mới dẫn đến việc giảm nhẹ ở một số vụ án còn chưa đúng, chưa tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội của bị cáo. Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp miễn, giảm hình phạt đối với người phạm tội, việc miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội và vấn đề xóa án tích; nội dung của một số tình tiết để giảm nhẹ TNHS với tư cách là điều kiện giảm hình phạt; v.v... Thứ ba, về phương diện thực tiễn, trong thực tiễn áp dụng, miễn hình phạt ít được áp dụng và còn có sai sót; việc giảm hình phạt được áp dụng phổ biến, khoảng 70% vụ án có áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS để giảm hình phạt cho người phạm tội, nhưng vẫn còn nhiều vụ án áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS và giảm hình phạt còn chưa chính xác. Việc các nhà lập pháp quy định hình phạt theo khung vì không thể tính hết và quy định hết tất cả các trường hợp phạm tội khác nhau để quy định hình phạt tương ứng đối với từng trường hợp phạm tội có thể xảy ra trên thực tế đã làm tăng khả năng lựa chọn của Tòa án khi quyết định hình phạt, cũng như quyết định giảm hình phạt nhưng cũng dẫn đến không ít trường hợp giảm hình phạt còn tùy tiện do phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của Thẩm phán. Việc giảm hình phạt giống như việc “bốc thuốc Bắc” và Thẩm phán được ví như thầy lang, thuốc bốc chuẩn thì bệnh mới chóng khỏi, việc giảm chuẩn thì mới có tác dụng trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, nhưng như trên đã nêu thì việc giảm nhẹ hình phạt trên thực tiễn vẫn còn có sai sót và không thống nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Vì vậy, thực tiễn đòi hỏi cần có sự nghiên cứu toàn diện để tìm ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định miễn, giảm hình phạt. Những bất cập nêu trên chính là những lý do luận chứng cho việc nghiên cứu sinh (NCS.) lựa chọn đề tài “Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng khung lý thuyết về miễn, giảm 3
  10. hình phạt, đánh giá khách quan quy định về miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trên cơ sở này, Luận án xác định những phương hướng, nội dung hoàn thiện và đề xuất giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt, từ đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau đây: 1) Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Luận án để xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án; 2) Làm rõ cơ sở của việc quy định miễn, giảm hình phạt, chỉ ra các đặc điểm cơ bản, ý nghĩa của miễn, giảm hình phạt trong pháp luật hình sự và xây dựng định nghĩa khoa học về khái niệm miễn, giảm hình phạt; 3) Hệ thống hóa lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành BLHS năm 2015 quy định về miễn, giảm hình phạt để rút ra nhận xét, đánh giá; 4) Phân loại các trường hợp miễn, giảm hình phạt trong BLHS với các tiêu chí khác nhau; phân tích thực trạng quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015, đồng thời so sánh quy định tương tự về miễn, giảm hình phạt trong BLHS một số nước trên thế giới để rút ra những so sánh, chỉ ra các điểm giống và khác nhau, các quy định tiến bộ, có tính ưu việt về miễn giảm hình phạt phù hợp với Việt Nam để kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam. 5) Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 về miễn, giảm hình phạt trong hoạt động xét xử của Tòa án các cấp giai đoạn 2010 - 2020 (dựa trên số liệu thực tiễn của Tòa án 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam và nghiên cứu trực tiếp, ngẫu nhiên 300 bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm của một số đơn vị Tòa án), qua đó, chỉ ra các kết quả đã đạt được và những sai lầm, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng, nêu rõ các nguyên nhân cơ bản; 6) Chỉ ra những yêu cầu, phương hướng, đề xuất nội dung hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 trên phương diện lập pháp, đặc biệt là kiến nghị xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạt áp dụng đối với trường hợp giảm hình phạt của Tòa án, đồng thời đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trên phương diện thực tiễn. 4
  11. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: Một là, những vấn đề lý luận về miễn, giảm hình phạt và lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt; hai là, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và quy định tương tự trong BLHS một số nước về miễn, giảm hình phạt; ba là, thực tiễn áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án được thực hiện theo chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự (mã số 9 38 01 04). Do đó, phạm vi nghiên cứu của Luận án được xác định: Một là, trong phạm vi lý luận, Luận án tiếp cận vấn đề miễn, giảm hình phạt chung, dưới góc độ khoa học luật hình sự là một chế định phản ánh chính sách phân hóa, tư tưởng nhân đạo và nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự; còn dưới góc độ áp dụng pháp luật là một hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án trong xét xử mà ở đó Thẩm phán được trao quyền đánh giá và phán quyết về việc miễn, giảm trên cơ sở các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo, được hiểu là các trường hợp miễn hình phạt quy định tại Điều 59, Điều 88, Điều 390 BLHS, khoản 4 Điều 91 và các trường hợp giảm hình phạt chung khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Điều 51 BLHS và giảm hình phạt đặc biệt quy định tại Điều 54 BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, và một số quy định liên quan đến miễn, giảm hình phạt chung. Phạm vi nghiên cứu của Luận án không xem xét đến trường hợp giảm hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi hay giảm hình phạt trong một số tội danh cụ thể vì việc giảm hình phạt trong các trường hợp này thuộc về chính sách hình sự đối với các đối tượng đặc biệt và đây là những trường hợp giảm mang tính chất cố định và do luật định (về mặt lập pháp) đã quy định cụ thể mức giảm, cũng như không bắt buộc phải có tình tiết giảm nhẹ TNHS, không phải là do người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ TNHS mà được giảm nhẹ hình phạt, không phải là trường hợp trao quyền đánh giá, phán xét mức độ giảm nhẹ cho Thẩm phán khi xét xử; đồng thời Luận án cũng không xem xét đến các trường hợp miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt vì đó là 5
  12. hoạt động miễn, giảm việc chấp hành thực hiện sau khi xét xử, diễn ra trong giai đoạn thi hành án. Hai là, trong phạm vi thực tiễn, Luận án phân tích, đánh giá việc áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn cả nước, chỉ ra những kết quả đạt được, các sai lầm, thiếu sót và các nguyên nhân cơ bản. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách hình sự và cải cách tư pháp; quan điểm, đường lối xử lý của Nhà nước đối với tội phạm và TNHS, cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam (như: phân hóa, nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt) trong giáo dục, cải tạo người phạm tội, bảo đảm quyền con người và phòng ngừa tội phạm. Luận án cũng nghiên cứu miễn, giảm hình phạt theo cách tiếp cận đa ngành, liên ngành giữa các ngành khoa học xã hội và luật học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Như vậy, để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, NCS. sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 1) Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được tập trung sử dụng trong đánh giá về phần tổng quan tình hình nghiên cứu, nhằm hệ thống hóa các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực miễn, giảm hình phạt và phân loại chúng theo nội dung tư duy cụ thể, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án. 2) Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được áp dụng trong toàn bộ cấu trúc, nội dung của Luận án. NCS. sử dụng phương pháp này nhằm luận giải, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, phân tích nội dung quy định và từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính kết luận về miễn, giảm hình phạt. 3) Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu lịch sử lập pháp Việt Nam về miễn, giảm hình phạt và những yêu cầu hoàn thiện đáp ứng xu hướng phát triển của pháp luật hình sự nước ta trong thời gian tới khi quy định về miễn, giảm hình phạt. 6
  13. 4) Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để xử lý các tài liệu, số liệu xét xử trong giai đoạn 2010 - 2020 của Tòa án các cấp và phân tích 300 bản án hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm) được lấy ngẫu nhiên để làm sáng tỏ thực tiễn xét xử, qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, sai lầm, thiếu sót và các nguyên nhân cơ bản, bổ sung thêm luận cứ hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về vấn đề này. 5) Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh những sự thay đổi về nhận thức, quy định, áp dụng miễn, giảm hình phạt qua từng giai đoạn để luận giải các nội dung lý luận; phương pháp so sánh được sử dụng trong một số nội dung nghiên cứu về BLHS các nước có quy định tương ứng về miễn, giảm hình phạt. 6) Phương pháp quan sát: NCS. sử dụng phương pháp này để có những đánh giá cá nhân nhằm phục vụ các nghiên cứu một số biến đổi xã hội có tác động tới chính sách hình sự về miễn, giảm hình phạt; từ đó, chỉ ra các giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của BLHS năm 2015 về miễn, giảm hình phạt ở Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết của Luận án là: 1) Làm rõ khái niệm khoa học về “miễn hình phạt”, “giảm hình phạt” và “miễn, giảm hình phạt” trên cơ sở phân tích, tổng hợp các quan điểm khoa học trong sách báo pháp lý hình sự ở trong và ngoài nước Việt Nam; 2) Dựa trên chính sách hình sự, các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, lý thuyết về biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt, cũng như cơ chế giảm nhẹ TNHS trong pháp luật hình sự để làm sáng tỏ các nhiệm vụ nghiên cứu; 3) Phân tích các kết quả đạt được và hạn chế, thiếu sót của việc áp dụng miễn, giảm hình phạt trong pháp luật hình sự, từ đó kiến nghị phương hướng hoàn thiện quy định BLHS năm 2015 và giải pháp bảo đảm áp dụng chính xác. Với những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu như trên thì Luận án phải giải quyết các câu hỏi nghiên cứu cơ bản được đặt ra như sau: 1) Những vấn đề gì cần làm rõ trong lý luận về miễn, giảm hình phạt? 2) Trong pháp luật hình sự Việt Nam và trong BLHS các nước trên thế giới thì quy định về miễn, giảm hình phạt được thể hiện như thế nào? 3) Các tồn tại, hạn chế trong quy định của BLHS Việt Nam về miễn, giảm hình phạt là gì? 7
  14. 4) Việc áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp như thế nào? 5) Những yêu cầu, phương hướng, giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt và sai lầm, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng. 6. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Đây là công trình lần đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và đầy đủ những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một Luận án tiến sĩ luật học. Luận án đã làm rõ ý nghĩa, cơ sở của việc quy định miễn, giảm hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đã xây dựng khái niệm, chỉ ra các đặc điểm cơ bản của miễn, giảm hình phạt. Luận án đã hệ thống hóa lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về miễn, giảm hình phạt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 2015, đồng thời nghiên cứu quy định trong BLHS Việt Nam và quy định tương tự trong BLHS các nước trên thế giới để đưa ra đánh giá, nhận xét. Trong đó, lần đầu tiên phân tích các quy định trong BLHS năm 2015 về vấn đề miễn, giảm hình phạt cho cả người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội trong tương quan với quy định của BLHS năm 1999 trên cơ sở phân loại các trường hợp miễn, giảm hình phạt với các tiêu chí khác nhau. Đặc biệt, qua việc phân tích bức tranh thực tiễn xét xử về tình hình áp dụng miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020, Luận án cũng chỉ ra những sai lầm, thiếu sót, nêu rõ các nguyên nhân cơ bản. Trên cơ sở này, Luận án còn là công trình đầu tiên đề xuất những yêu cầu, đề ra phương hướng, nội dung hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 trên phương diện lập pháp và đưa ra các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trên phương diện thực tiễn. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân hiện nay, thì việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về miễn, giảm hình phạt và thực tiễn áp dụng của TAND các cấp không những góp phần nâng cao nhận thức thống nhất 8
  15. của Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt được chính xác, xử lý tội phạm và người, pháp nhân thương mại phạm tội được công bằng và đúng pháp luật, mà còn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về miễn, giảm hình phạt trong khoa học luật hình sự, cũng như thực hiện tốt chính sách hình sự và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam. Ngoài ra, Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích và cần thiết cho học viên cao học và NCS. chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự tại các cơ sở đào tạo luật trên cả nước. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của Luận án làm cơ sở để đưa ra những yêu cầu, phương hướng tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 và thực thi chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam về miễn, giảm hình phạt. Các kiến nghị hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015, đặc biệt là kiến nghị xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạt áp dụng đối với trường hợp giảm hình phạt của Tòa án, cũng như giải pháp bảo đảm áp dụng đúng góp phần bảo đảm phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, trong áp dụng quy định miễn, giảm hình phạt của Tòa án khi quyết định hình phạt, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội, cũng như pháp nhân thương mại phạm tội. 8. Kết cấu của Luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận và lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về miễn, giảm hình phạt. Chương 3: Quy định về miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 và quy định tương tự trong Bộ luật Hình sự một số nước trên thế giới. Chương 4: Thực tiễn áp dụng, nội dung hoàn thiện và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt. 9
  16. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước “Miễn, giảm hình phạt” là chế định phản ánh chính sách phân hóa, tư tưởng nhân đạo và nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, miễn, giảm hình phạt thể hiện mối liên hệ khi cùng có điều kiện tiên quyết là có tình tiết giảm nhẹ TNHS và do Tòa án áp dụng trong giai đoạn xét xử. Vì vậy, tiếp cận việc nghiên cứu miễn, giảm hình phạt theo hai nhóm về miễn hình phạt và về giảm hình phạt cho thấy cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ ở cấp độ một Luận án tiến sĩ về đề tài miễn, giảm hình phạt, chỉ có NCS. là người đã nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nhưng cũng chỉ riêng về đề tài miễn hình phạt. Ngoài ra, miễn, giảm hình phạt cũng chỉ được nghiên cứu đơn lẻ, đăng tải trên một số tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành, được đề cập với tư cách là một vấn đề (khía cạnh liên quan) của các chế định khác như hình phạt, quyết định hình phạt, các biện pháp tha miễn trong luật hình sự hay khi đề cập đến vấn đề tình tiết giảm nhẹ TNHS. Tuy nhiên, cũng có một số Luận án tiến sĩ luật học ở các mức độ khác nhau đã tiếp cận một vài nội dung liên quan đến miễn, giảm hình phạt. a. Các công trình nghiên cứu về miễn hình phạt * Các công trình tiếp cận chung về vấn đề TNHS, miễn TNHS, tình tiết giảm nhẹ TNHS, nguyên tắc phân hóa TNHS hoặc xã hội học hình phạt... trong đó, có đề cập mối quan hệ và tương quan với miễn hình phạt Dưới góc độ Luận án tiến sĩ luật học có các Luận án tiến sĩ luật học tiêu biểu như: 1) “Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần Thị Quang Vinh, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2002; 2) “Nguyên tắc phân hóa TNHS” của tác giả Cao Thị Oanh, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007; 3) “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn TNHS theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trịnh Tiến Việt, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; 4) “Xã hội học hình phạt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Võ Khánh Linh, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2016. Các Luận án tiến sĩ luật học kể trên mặc dù không phải nghiên cứu trực tiếp về chế định miễn hình phạt nhưng lại chứa đựng các nội dung liên 10
  17. quan đến miễn hình phạt, như: phân tích, nghiên cứu căn cứ của miễn hình phạt (khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS), bản chất của miễn hình phạt (sự phân hóa TNHS), hoặc so sánh miễn hình phạt với chế định tha miễn TNHS và hình phạt khác (miễn TNHS, miễn chấp hành hình phạt), đánh giá miễn hình phạt trong mối liên quan đến hiệu quả xã hội của hình phạt, cụ thể như sau: Luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc phân hóa TNHS” của tác giả Cao Thị Oanh đã chỉ ra vấn đề hoàn thiện BLHS hiện hành [46, tr.3, tr.130-137], trong đó có hoàn thiện về các tình tiết giảm nhẹ TNHS; quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên, nội dung vẫn gắn liền với quy định của BLHS năm 1999. Luận án tiến sĩ luật học “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn TNHS theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trịnh Tiến Việt có đề cập đến miễn hình phạt là một hình thức của TNHS và chỉ ra mối quan hệ giữa miễn TNHS với TNHS và miễn hình phạt, đồng thời tác giả cũng có kiến nghị hoàn thiện một số quy định về miễn hình phạt [114, tr.3, tr.120-127]. Luận án tiến sĩ luật học “Xã hội học hình phạt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Võ Khánh Linh đã luận giải những vấn đề lý luận chung về xã hội học hình phạt: bản chất xã hội, vai trò xã hội, mục đích xã hội, chức năng xã hội của hình phạt; làm sáng tỏ và bước đầu phân tích tính quyết định xã hội của hình phạt, mà miễn hình phạt cũng là một hình thức áp dụng trong đó. * Các công trình đề cập trực tiếp đến khái niệm, nội dung, bản chất pháp lý và các trường hợp miễn hình phạt trong BLHS Dưới góc độ sách tham khảo, một số công trình điển hình là Sách chuyên khảo: 1) “Mô hình lý luận của Phần chung BLHS” do GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993; 2) Giáo trình Sau đại học: “Luật hình sự Việt Nam, Phần chung” do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014; 3) Mục IV - Chế định miễn hình phạt, Chương thứ tám - Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự, trong Sách chuyên khảo: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)” của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, tái bản năm 2019; 4) Trần Văn Độ, Bình luận Điều 54 - Miễn hình phạt, trong sách: Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999, Tập I - Phần chung, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; 5) “Bình luận khoa học BLHS 1999 - Phần chung” của ThS. 11
  18. Đinh Văn Quế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tái bản năm 2018 tại Nxb. Thông tin và Truyền thông; 6) Sách chuyên khảo “Tội phạm và TNHS” của TS. Trịnh Tiến Việt, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013; 7) Sách chuyên khảo: “Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người” của PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015; 8) “Bình luận khoa học BLHS năm 2015” của PGS.TS. Cao Thị Oanh, TS. Lê Đăng Doanh (đồng chủ biên), Nxb. Lao động, Hà Nội, 2016; v.v... đều đã đưa ra khái niệm, nội hàm và bản chất pháp lý của miễn hình phạt, NCS. xin điểm qua một số công trình trên như sau: Trước hết, sách chuyên khảo: “Mô hình lý luận của Phần chung BLHS” do GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên bước đầu đã đưa ra khái niệm, chỉ ra cơ sở của việc áp dụng như sau: “Miễn hình phạt có nghĩa là Tòa án tuyên một bản án buộc tội người đã phạm tội sau khi đã xác định tội của người đó, nhưng sau đó quyết định không thực hiện hình phạt”; đồng thời, cơ sở của việc miễn hình phạt là sự hiện diện cùng một lúc nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS do luật định” [101, tr.271]. Theo quan điểm của NCS. thì trong phạm vi khái niệm được nghiên cứu và đề cập trong Luận án thì miễn hình phạt là việc Tòa án không áp dụng bất kỳ một hình phạt nào đối với người phạm tội trong khi xét xử, chưa có việc tuyên hình phạt đối với người phạm tội, nên nội hàm của khái niệm mà tác giả đưa ra và cho rằng miễn hình phạt là “quyết định không thực hiện hình phạt” là khái niệm mang nội hàm mở rộng cả trong giai đoạn thi hành án. Giáo trình sau đại học: “Luật hình sự Việt Nam - Phần chung” do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên đã nêu khái niệm miễn hình phạt là không buộc người bị kết án phải chịu hình phạt, đồng thời nêu ý nghĩa của việc miễn hình phạt là “… kích thích việc tự giáo dục, cải tạo để phục thiện của người phạm tội, tiết kiệm được việc trừng trị bằng các biện pháp pháp lý hình sự…”, qua đó, chỉ ra cơ sở của việc miễn hình phạt “là tính không hợp lý do người phạm tội thực hiện tội phạm trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ… và cơ sở chung được cụ thể hóa trong từng loại hình phạt...” [133, tr.433]. NCS. đồng tình với quan điểm về miễn hình phạt này của tác giả. Sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)” của GS.TSKH. Lê Văn Cảm đã đưa ra quan niệm miễn hình phạt là một trong các biện pháp tha miễn của luật hình sự, từ đó chỉ ra cần xây dựng một Chương độc lập và riêng trong Phần chung BLHS [10, tr.778-788]. Đây cũng là một quan điểm 12
  19. khoa học về miễn hình phạt được NCS. tham khảo, đồng tình về nội hàm khái niệm, tuy nhiên lại có quan điểm khác một chút về việc có nên hay không xây dựng chế định miễn hình phạt thành một Chương độc lập và riêng trong Phần chung BLHS. Sách chuyên khảo: “Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người” của PGS.TS. Trịnh Quốc Toản đã quan niệm miễn hình phạt gắn liền với hình phạt và giảm hình phạt, trong đó miễn hình phạt phản ánh nguyên tắc nhân đạo sâu sắc, đã phát huy vai trò, tác dụng tích cực, trở thành công cụ pháp lý rất quan trọng trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm… Miễn hình phạt là biện pháp thực hiện TNHS mang tính nhân đạo sâu sắc, được quy định trong luật hình sự do Tòa án tuyên bố trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án, khi có những điều kiện luật định. Người được miễn hình phạt sẽ không buộc phải chịu bất cứ một loại hình phạt nào về tội phạm mà họ đã thực hiện [94, tr.200]. NCS. cũng đồng tình với quan điểm này, nhưng nội dung khái niệm về miễn hình phạt mà tác giả nêu lại chưa đề cập đến pháp nhân thương mại phạm tội. Sách chuyên khảo: “Tội phạm và TNHS” của tác giả Trịnh Tiến Việt có đề cập đến khái niệm, nội dung của miễn hình phạt và từ đó đề xuất kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định về trường hợp miễn hình phạt trong BLHS năm 1999 về hậu quả pháp lý của trường hợp này, bổ sung thêm tùy từng trường hợp, người bị áp dụng có thể áp dụng thêm biện pháp tư pháp [115, tr.377-399]. NCS. đồng tình với đề xuất của tác giả về việc hoàn thiện quy định của BLHS về miễn hình phạt, đặc biệt là vấn đề hậu quả pháp lý của miễn hình phạt. * Các công trình đề cập đến khái niệm, phân tích các trường hợp miễn hình phạt trong BLHS và quy định tương tự trong BLHS các nước trên thế giới Miễn hình phạt được đề cập hầu hết trong các giáo trình như: 1) “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tái bản 2005 và nay là “Giáo trình sau đại học: Luật hình sự Việt Nam - Phần chung” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014; 2) “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, GS.TS. Đỗ Ngọc Quang và PGS.TS. Trịnh Quốc Toản biên soạn; 3) “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung)”, GS.TSKH. Lê Văn Cảm (chủ biên), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2007; 4) “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”, Tập I, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb. Công an nhân 13
  20. dân, Hà Nội, 2016; 5) “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần chung”, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1995 (Đỗ Ngọc Quang, Chương 4 - Miễn, giảm hình phạt, Phần thứ ba, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam). Theo đó, các Giáo trình đều đưa ra được khái niệm, bản chất pháp lý và điều kiện miễn hình phạt và chỉ ra ý nghĩa thể hiện bản chất nhân đạo khi áp dụng đối với người phạm tội (tuy nhiên, chủ yếu vẫn gắn với quy định của BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999). “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”, Tập I, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên đã phân tích nội dung của miễn hình phạt theo Điều 59 BLHS năm 2015 trong mối liên hệ với trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (hay còn gọi là quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS trước đây) tại Điều 54 và miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại tại Điều 88 của BLHS năm 2015 [33, tr.272, 288, 380]. Sách chuyên khảo: “Luật hình sự so sánh” của PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn đã đề cập tại phần so sánh căn cứ quyết định hình phạt các nước, trong đó có so sánh về miễn hình phạt trong BLHS Việt Nam và BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, BLHS Thụy Sĩ, BLHS Cộng hòa Pháp để rút ra những nhận xét, so sánh về điều kiện áp dụng... [72, tr.288-306]. Ngoài ra, miễn hình phạt còn được đề cập, phân tích trong một số bài nghiên cứu trên các tạp chí pháp lý chuyên ngành: 1) “Chế định miễn hình phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của GS.TSKH. Lê Cảm, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2002. Tại bài viết này, tác giả quan niệm miễn hình phạt là “hủy bỏ biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất cho người bị kết án mà lẽ ra Tòa án phải tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người này” [6, tr.14]; 2) “Phân biệt miễn TNHS và miễn hình phạt”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2004 của GS.TSKH. Lê Cảm và tác giả Trịnh Tiến Việt; 3) “Hoàn thiện các quy định về miễn TNHS, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và án treo”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11/2013 của TS. Trịnh Tiến Việt. Một số công trình nghiên cứu của NCS. bao gồm: 1) Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về miễn hình phạt” Tạp chí Luật học, số 01/2006; 2) “Về chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí TAND, số 01/2006; 3) “Về chế định miễn hình phạt trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới”, Tạp chí TAND, số 12(6)/2006 của TS. Trịnh Tiến Việt và NCS. Trần Thị 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2