intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

143
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án: Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM và đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM MINH SƠN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 62 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Thương Huyền Hà Nội - 2016 0
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Minh Sơn 1
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Bộ luật dân sự năm 2005 - BLDS (2005) 2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 - BLTTDS (2004) 3. Mergers and Acquisitions - M&A (Mua lại và sáp nhập) 4. Ngân hàng Nhà nước - NHNN 5. Ngân hàng thương mại - NHTM 6. Ngân hàng thương mại cổ phần - NHTMCP 7. Ngân hàng thương mại cổ phần - HBB Nhà Hà Nội 8. Ngân hàng thương mại cổ phần - SHB Sài Gòn - Hà Nội 9. Ngân hàng thương mại cổ phần - VNCB Xây dựng Việt Nam 10. Ngân hàng thương mại TNHH MTV - CBBank Xây dựng Việt Nam 11. Ngân hàng Trung ương - NHTW 12. Nhà xuất bản - NXB 13. Tổ chức tín dụng - TCTD 14. Trách nhiệm hữu hạn - TNHH 15. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN 16. Ủy ban nhân dân - UBND 2
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 8 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................... 8 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 26 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............................................31 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP.......................................................................................... 31 2.2. PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............. 38 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................................76 3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................................................. 76 3.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................................107 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ............................................................................................................................................126 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ..............................................................126 4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ...........................................................................134 KẾT LUẬN...............................................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................152 PHỤ LỤC....................................................................................................................................163 3
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động mua lại, sáp nhập (M&A) đã được thực hiện từ lâu trên thế giới và trở thành xu thế phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hoạt động M&A tuy mới được thực hiện từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước nhưng đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và giá trị giao dịch, là kênh đầu tư hấp dẫn ở trong và ngoài nước. Các hoạt động M&A đã trở thành một làn sóng những năm 2003 đến 2008 trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông. Khuynh hướng M&A có suy giảm dần sau đó nhưng từ năm 2013 đến nay, nhất là năm 2015 thì xu hướng M&A đối với ngân hàng ở nước ta đã diễn ra mạnh mẽ. Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam không những phải đối mặt với những khó khăn chung của kinh tế thế giới mà còn phải đối mặt với nhiều bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thâm hụt ngân sách lớn và tỷ lệ lạm phát tăng cao. Điều đó đã làm cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tuy đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tăng trưởng nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, mở rộng mạng lưới hoạt động, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nền kinh tế nhưng cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như tính cạnh tranh và tính thanh khoản thấp, nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, tỷ lệ nợ xấu tăng, trình độ quản trị yếu, xuất hiện những nguy cơ hiện hữu gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Để giải quyết những vấn đề bất ổn này, M&A cùng với một số cơ chế khác là những giải pháp cần thiết giúp hệ thống NHTM tránh khỏi tình trạng đổ vỡ, giữ an toàn hệ thống, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giúp các NHTM nhỏ gia tăng thị phần, qua đó hình thành các ngân hàng lớn có sức cạnh tranh hơn trên thị trường trong nước và khu vực. Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và đối với NHTM ở Việt Nam đã được hình thành trong thời gian gần đây, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết được một số mục tiêu, yêu cầu cụ thể của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nhưng còn có những hạn chế và bất cập. Khung pháp lý về mua lại, sáp nhập còn sơ khai, chồng chéo và mâu thuẫn, còn có những khoảng trống pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện mua lại, sáp nhập và chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này. 1
  6. Trên thực tế đã có nhiều bất cập khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM thời gian qua, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết. Nghiên cứu về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM trong thời gian gần đây đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm không chỉ đối với giới nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách mà còn cả giới luật gia và doanh nghiệp. Tuy không phải là vấn đề nghiên cứu mới, nhưng hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về pháp luật mua lại và sáp nhập NHTM ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận, giúp đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trước thực trạng trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ luật học, có ý nghĩa không chỉ về khoa học pháp lý mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu của luận án: Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM và đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án có các nhiệm vụ sau: + Đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định được những nội dung còn bỏ ngỏ, còn tranh luận để đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án. + Nghiên cứu, phân tích, làm rõ và sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM. + Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực NHTM; thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. + Đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua 2
  7. lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM dưới góc độ pháp lý. - Phạm vi nghiên cứu: Điều chỉnh pháp lý về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng bao gồm nhiều nội dung. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành trong quá trình mua lại, sáp nhập, các bên trong quan hệ mua lại, sáp nhập còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về dân sự, doanh nghiệp, đầu tư, tài chính, chứng khoán, cạnh tranh..., bên cạnh đó là các vấn đề như thương hiệu, giải quyết lao động, nghĩa vụ thuế, đăng ký kinh doanh, đăng ký quyền sở hữu tài sản, chuyển đổi hình thức pháp lý sau mua lại, sáp nhập. Trên cơ sở những đặc thù riêng của NHTM và hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM so với các loại hình doanh nghiệp khác, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam trên các phương diện về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Các vấn đề này là những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM. Để có cơ sở giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay, luận án nghiên cứu một số văn bản pháp luật có liên quan mật thiết đến nội dung đề tài luận án được ban hành từ năm 2004 đến năm 2015 và có hiệu lực thi hành trong khoảng thời gian từ khi được ban hành đến hết năm 2015; nghiên cứu một số trường hợp mua lại, sáp nhập NHTM đã thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 phục vụ việc đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Luận án không nghiên cứu tất cả các loại hình NHTM mà chỉ nghiên cứu về ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) do loại hình ngân hàng này mang tính phổ biến, gặp nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động, ngoài ra các hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng trong thời gian gần đây cũng tập trung vào nhóm NHTMCP. 4. Những điểm mới của luận án Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây về mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cũng như trong lĩnh vực NHTM, đồng thời cùng với quá trình nghiên cứu độc lập, luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: 3
  8. * Về lý luận: Thứ nhất, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt bởi chính những đặc điểm của NHTM. Do đó việc nghiên cứu để phát hiện chính xác và đầy đủ các đặc điểm của NHTM sẽ giúp xây dựng được một cơ chế pháp lý hiệu quả nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Hoạt động ngân hàng có những đặc thù mà các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường không có, đó là được nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng cho khách hàng. Việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại NHTM được kiểm soát nghiêm ngặt trong một khung pháp lý rất chặt chẽ. Các chủ thể hoạt động NHTM phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt như vốn, an toàn vốn, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, bảo mật, chuyên môn nghiệp vụ mới được cơ quan quản lý ngân hàng cho phép hoạt động. Hoạt động kinh doanh của NHTM tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao hơn so với các loại hình kinh doanh khác. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải liên tục, ổn định cao nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác, đồng thời các NHTM chịu sự ảnh hưởng dây chuyền với nhau. Thứ hai, hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM có những đặc trưng cơ bản, chi phối đến pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM được xác định là: NHTM thực hiện mua lại, sáp nhập với tư cách là bên mua lại hoặc nhận sáp nhập với NHTM khác; các doanh nghiệp khác trừ ngân hàng không được mua lại, nhận sáp nhập với chủ thể bên kia là ngân hàng. Trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM đều phải đáp ứng hoạt động ngân hàng liên tục, ổn định, không ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền và quyền, nghĩa vụ của các bên có liên quan. So với các loại hình doanh nghiệp khác, trình tự, thủ tục khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM phức tạp hơn. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập MHTM trước tiên phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, sau đó mới tính đến quyền lợi của bên thứ ba và quyền lợi của nhà nước. Thời điểm chuyển giao quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, bản chất pháp lý của mua lại, sáp nhập NHTM là việc giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua các hoạt động đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp; việc chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp giữa các bên, đồng thời xác định tư cách pháp lý của các bên sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập. 4
  9. Thứ tư, việc tìm ra những đặc điểm của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân NHTM sẽ giúp xác định đúng những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật trong lĩnh vực này. Những đặc điểm chính của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM được xác định như: hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM được điều chỉnh bằng cả hệ thống luật chung và luật chuyên ngành về ngân hàng; việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại NHTM chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân hàng; khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, ngoài việc sử dụng khung pháp lý như các doanh nghiệp thông thường nhưng cần có những điều chỉnh riêng đối với loại hình này; pháp luật chỉ cho phép NHTM được tiến hành mua lại, sáp nhập đối với TCTD mà không cho phép TCTD hay các doanh nghiệp mua lại, sáp nhập với NHTM; để thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cần phải tuân theo những tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, có mức độ phức tạp cao hơn so với doanh nghiệp khác; để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia, đối với các NHTM yếu kém, có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, cơ quan quản lý ngân hàng có quyền yêu cầu NHTM đó phải thực hiện tái cơ cấu, buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Thứ năm, những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM được xác định là: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã hội khác phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cần phải có pháp luật điều chỉnh. * Về đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay: Thứ nhất, luận án khẳng định pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) là luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại NHTM, đồng thời được đặt trong mối quan hệ với các luật khác khi giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mua lại, sáp nhập NHTM. Vì vậy để hoàn thiện pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại NHTM nói chung và việc mua lại, sáp nhập NHTM nói riêng cần phải hoàn thiện đồng bộ các đạo luật này chứ không chỉ hoàn thiện riêng Luật các TCTD. Thứ hai, luận án chỉ rõ pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam 5
  10. hiện nay còn có những tồn tại, hạn chế, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến mua lại, sáp nhập NHTM, nhất là trong trường hợp thực hiện bắt buộc còn chưa có quy định cụ thể hoặc còn thiếu như tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra còn thiếu hay cần bổ sung, sửa đổi những quy định như quyền, nghĩa vụ của các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập; quyền lợi của khách hàng (người gửi tiền); quyền lợi của người lao động; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng; hợp đồng mua lại, sáp nhập; thực hiện tiếp tục hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn. Thực tế đã phát sinh những vấn đề pháp lý liên quan đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào ngân hàng yếu kém như việc chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước ở một số ngân hàng yếu kém; cổ đông không đồng ý có sự can thiệp của NHNN vào cơ cấu sở hữu khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM cần phải được giải quyết. Thứ ba, thông qua việc phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam hiện nay, luận án khẳng định việc NHNN mua lại bắt buộc một số NHTM yếu kém trong thời gian qua là để giải quyết tình thế nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn tình trạng bất tuân thủ các yêu cầu, điều kiện bảo đảm an toàn đối với hoạt động ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, còn có nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết khi NHNN mua lại bắt buộc một số NHTM yếu kém này. Xét trên góc độ pháp luật thì đã có căn cứ pháp lý để NHNN mua lại bắt buộc đối với các ngân hàng này. Tuy nhiên việc NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ tài sản của NHTM với giá 0 đồng, không phải mua lại toàn bộ số cổ phần thuộc quyền sở hữu của tất cả cổ đông, nhưng tất cả cổ đông của NHTM bị chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông là chưa có cơ sở pháp lý vững chắc. * Về một số giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, luận án đã đề xuất một số giải pháp mới như sau: Thứ nhất, luận án kiến nghị thống nhất hình thức pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật. Bổ sung mua lại là một trong những hình thức pháp lý tổ chức lại doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp để phù hợp với quy định của Luật cạnh tranh. Luật các TCTD quy định cụ thể việc mua lại, sáp nhập đối với NHTM, thay vì quy định chung là tổ chức lại TCTD dưới 6
  11. hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý. Luật các TCTD và các văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cần bổ sung các quy định khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM về: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Thứ hai, luận án kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định về mua lại, sáp nhập NHTM, cụ thể là: định giá ngân hàng; hợp đồng mua lại, sáp nhập; thực hiện tiếp tục hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn; chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước ở một số ngân hàng yếu kém; quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập; quyền lợi của khách hàng (người gửi tiền); quyền lợi của người lao động tại các ngân hàng bị mua lại, sáp nhập; thủ tục xử lý các giao dịch với người gửi tiền và người vay trước khi giao dịch mua lại, sáp nhập được xác lập; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng; lộ trình thực hiện quy định về tỷ lệ an toàn, nợ xấu, sở hữu chéo khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM, trong cả trường hợp thực hiện tự nguyện và bắt buộc. Thứ ba, luận án kiến nghị việc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận mua lại, sáp nhập NHTM ở Việt Nam, đồng thời lại tổ chức thanh tra, giám sát trong quá trình thực hiện là không khách quan, trong khi hoạt động của NHTM có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, cần đảm bảo hoạt động ngân hàng được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, khi thực hiện mua lại, sáp nhập bắt buộc đối với NHTM yếu kém có thể phải sử dụng đến nguồn ngân sách lớn của nhà nước. Vì vậy pháp luật cần bổ sung quy định một cơ quan giám sát độc lập tiến trình này để đảm bảo sự chặt chẽ và tính khách quan. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại. Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 7
  12. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành xu thế khách quan, tất yếu với nhiều lợi ích to lớn, không chỉ với bản thân các ngân hàng mà còn với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu về mua lại, sáp nhập, pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực NHTM, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã được quan tâm thực hiện ở trong và ngoài nước. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân hàng dưới góc độ kinh tế, tài chính Trong các công trình nghiên cứu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân hàng dưới góc độ kinh tế, tài chính có thể kể đến các sách, tài liệu nước ngoài, tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài như: Sách “Quản trị ngân hàng thương mại” của Peter S.Rose do Nhà xuất bản (Nxb) Tài chính, Hà Nội phát hành năm 2000; sách “Applied Mergers and Acquitions” của Bruner F. Robert and Perella P. Joseph, năm 2004; sách “Hướng dẫn cơ bản về mua bán công ty” của Wilbur M. Yegge do Nxb. Thống kê, Hà Nội phát hành năm 2006; sách “Mergers and Acquisitions” của J. Fred Weston và Samuel C. Weaver (McGraw-Hill, năm 2007); sách “Cẩm nang hướng dẫn mua lại và sáp nhập” của Timothy J.Galpin, Mark Herdon do Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh phát hành năm 2009; sách “Mua lại và sáp nhập căn bản - Các bước quan trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư” của Michael E.S. Frankel do Nxb. Tri Thức, Hà Nội phát hành năm 2009; sách “Mua lại và sáp nhập thông minh - Kim chỉ nam trên trận đồ sáp nhập và mua lại” của Scott Moeller, Chis Brady do Nxb. Tri Thức, Hà Nội phát hành năm 2009; sách “Wall Street Words: An A to Z Guide to Investment Terms for Today’s Investor” của David L.Scott; sách “Mergers & Acquisition From A to Z” của Andrew J. Sherman, Milledge A. Hart do Nxb. Amacom phát hành năm 2006; sách “A practical guide to mergers, acquisitions, and divestitures” do Nxb. Delta Publishing Company phát hành năm 2009; sách “Merger, Acquisition, and other Restructuring Activities” của 8
  13. Donal DePamphilis, năm 2010; tài liệu nghiên cứu về mua lại, sáp nhập “Mergers and Acquisitions” của Alexander Robert, William Wallance, Peter Moles do Edinburgh Business School, Heriot-Watt University phát hành năm 2012... Các công trình nghiên cứu này đã cung cấp những lý luận, kiến thức cơ bản về M&A, nhiều cuốn sách còn được coi là cẩm nang về M&A cho các doanh nghiệp. Trong các công trình nghiên cứu trên, có một số công trình đáng chú ý như sau: - Sách “Quản trị ngân hàng thương mại” của tác giả Peter S.Rose, Nxb. Tài chính, Hà Nội (2000). Đây là cuốn sách có chuyên môn cao về NHTM được dùng làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu ở nhiều trường đại học tại Mỹ. Với 23 chương cùng các ví dụ và danh mục thuật ngữ, cuốn sách chứa đựng nội dung rất phong phú về hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Cuốn sách đề cập tới rất nhiều khía cạnh về công nghệ quản lý NHTM trong mối quan hệ với cơ quan quản lý tiền tệ, với cơ quan quản lý tài chính và những vấn đề luật pháp. Chương 22 của cuốn sách trình bày nội dung về quản trị hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng bao gồm các nội dung chính như sau: Thứ nhất, về động cơ của hoạt động sáp nhập ngân hàng. Theo tác giả, sáp nhập thường diễn ra với các lý do như: (1) Các cổ đông ngân hàng mong muốn tăng giá trị tài sản hay giảm rủi ro và nhờ đó củng cố lợi ích của họ; (2) Các nhà quản lý ngân hàng hy vọng nhận được mức lương cao hơn, tạo ra sự đảm bảo về nghề nghiệp hay uy tín nhờ việc quản lý một ngân hàng lớn hơn; (3) Nhà quản lý, các cổ đông đều được hưởng lợi ích từ hoạt động sáp nhập. Ngoài ra, cũng có những động cơ khác được kể đến thông qua các vụ sáp nhập các ngân hàng lớn nhất đang diễn ra trong các năm gần đây như: Tiềm năng lợi nhuận; hạn chế rủi ro; động cơ về thuế, thị trường; động cơ tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả và giải cứu các ngân hàng sụp đổ. Đã có rất nhiều các vụ sáp nhập ngân hàng được Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) và các cơ quan pháp luật khuyến khích vì đây là một phương pháp để bảo vệ khoản dự trữ bảo hiểm tiền gửi và tránh cho việc phục vụ khách hàng bị gián đoạn khi ngân hàng có nguy cơ phá sản. Thứ hai, về tiến hành sáp nhập. Tác giả cuốn sách cho rằng, dù xuất phát từ bất cứ mục đích gì thì về bản chất sáp nhập là một giao dịch tài chính dẫn đến việc một ngân hàng này mua lại một hay một vài tổ chức ngân hàng khác. Ngân hàng bị sáp nhập phải từ bỏ các biểu tượng cũ để lấy tên mới, thường là tên của ngân hàng mua lại. Tài sản và các nguồn vốn của ngân hàng bị sáp nhập sẽ nhập với tài sản và 9
  14. nguồn vốn của ngân hàng sáp nhập. Sáp nhập ngân hàng thường được tiến hành sau khi các nhà quản lý của hai ngân hàng đã đi đến những thỏa thuận cụ thể. Các bước hợp nhất sẽ được ban lãnh đạo của mỗi ngân hàng thông qua và cổ đông của mỗi ngân hàng bỏ phiếu. Thứ ba, về cách thức hoàn tất việc sáp nhập. Thông thường, việc sáp nhập được tiến hành thông qua việc mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản. Với phương thức mua lại cổ phiếu, ngân hàng bị sáp nhập buộc phải ngừng hoạt động, ngân hàng sáp nhập sẽ tiếp quản tất cả tài sản và nguồn vốn của ngân hàng bị sáp nhập. Với phương thức mua lại tài sản, ngân hàng yêu cầu sáp nhập sẽ dùng tiền mặt hoặc cổ phiếu để mua tất cả hay một phần tài sản của ngân hàng bị sáp nhập. Thứ tư, về quá trình ra quyết định sáp nhập. Cơ quan quản lý Liên bang Mỹ phải áp dụng những tiêu chuẩn do Luật sáp nhập ngân hàng và Hướng dẫn của Bộ Tư pháp quy định cho các yêu cầu sáp nhập. Đạo luật sáp nhập ngân hàng đòi hỏi Cơ quan Liên bang chịu trách nhiệm giám sát chính đối với ngân hàng yêu cầu sáp nhập phải tính đến tác động của vụ sáp nhập tới sự thuận lợi cho công chúng, tính đến nhu cầu của công chúng đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao tại mức giá hợp lý. - Sách sách “Mua lại và sáp nhập từ A đến Z” của Andrew J.Sherman, Milledge A. Hart, Nxb Tri thức, Hà Nội (2009) và “M&A- Mua lại và sáp nhập căn bản, các bước quan trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư” của tác giả Michael E.S. Frankel, Nxb Tri thức, Hà Nội (2009). Nội dung chính của hai cuốn sách này như sau: Thứ nhất, về thuật ngữ M&A. M&A là một thuật ngữ để mô tả các thương vụ liên quan đến sự thay đổi, chuyển giao quyền kiểm soát một doanh nghiệp. Các hình thức M&A bao gồm: mua tài sản của doanh nghiệp, mua cổ phiếu, mua lại doanh nghiệp dựa trên vốn vay nợ; mua lại doanh nghiệp để giữ quyền quản lý. Thứ hai, về các bên tham gia M&A. Chủ thể tham gia thương vụ mua lại và sáp nhập doanh nghiệp cùng với vai trò, động cơ thúc đẩy tham gia M&A, cách thức quản lý các giao dịch không chỉ giới hạn ở bên bán và bên mua mà còn có sự tham gia của các chủ thể khác như kiểm toán viên, đội ngũ tư vấn, các nhà đầu tư tài chính... Thứ ba, về những công việc cần chuẩn bị khi thực hiện M&A. Một trong những bước quan trọng của quá trình chuẩn bị là lựa chọn nhà tư vấn. Chính các nhà tư vấn sẽ trợ giúp các bên chuẩn bị những công việc cần thiết để thực hiện 10
  15. thành công thương vụ mua lại và sáp nhập. Cùng với chiến lược tổng thể của công ty, chiến lược M&A cần được ban giám đốc và đội ngũ điều hành công ty phê duyệt và ủng hộ. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều khi vạch kế hoạch cho một thương vụ M&A. Thông thường, việc kêu gọi sự ủng hộ đối với một chiến lược M&A trước khi đề xuất một giao dịch cụ thể là việc làm rất quan trọng. Ngoài ra, các tác giả cũng trình bày rất nhiều những công việc trước khi thực hiện M&A mà bên mua và bên bán cần phải quan tâm, để đảm bảo rằng một thương vụ M&A đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, mang lại thành công cho các bên. Thứ tư, về thẩm định chi tiết doanh nghiệp mục tiêu của bên mua. Thẩm định chi tiết là việc bên mua có nghĩa vụ xem xét chi tiết và cẩn trọng về thương vụ mua lại và sáp nhập. Quá trình này sẽ xem xét toàn diện về pháp lý, tài chính và chiến lược trên cơ sở tất cả những tài liệu, những quan hệ hợp đồng, lịch sử hoạt động và cấu trúc tổ chức của bên bán. Nhóm làm việc về tài chính, chiến lược thường do đội ngũ quản lý, kế toán và nhóm làm việc về thẩm định pháp lý do cố vấn của bên mua thực hiện. Thẩm định pháp lý sẽ phân tích những vấn đề về tổ chức, tài chính, quản lý và nhân sự, những hợp đồng và giao kết chính của bên bán, kiện tụng và khiếu nại. Bên mua sẽ phải thu thập các dữ liệu liên quan đến điều kiện để giao dịch mua lại và sáp nhập có hiệu lực pháp luật, đến sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh và những rủi ro có thể phải gánh chịu sau khi mua lại, sáp nhập… Thứ năm, về định giá doanh nghiệp và các phương pháp định giá doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp hay xác định giá trị doanh nghiệp là việc ước tính giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định bằng cách sử dụng các phương pháp định giá thích hợp. Định giá doanh nghiệp có thể được bên bán tiến hành hoặc xác nhận trước khi chào cho bên mua và giá cuối cùng được xác định bởi các bên trong quá trình đàm phán về giá. Trong hợp đồng M&A, mục giá giao dịch có thể chỉ chiếm một dòng nhưng đó là kết quả của một quá trình làm việc ròng rã và đầy thách thức đối với cả hai bên. Do đó các bên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phải sử dụng các phương pháp định giá theo nguyên tắc nhất định và phù hợp với giá thị trường. Khi đề cập giá trị của một doanh nghiệp là nói đến cả giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình. Trong M&A, xác định đúng, đủ giá trị tài sản vô hình giúp bên bán đánh giá đúng giá trị của mình và bên mua cũng nhận thức được tài sản vô hình mà mình sẽ sở hữu cũng như giá trị của những tài sản này. Thứ sáu, về kết thúc thương vụ và hậu mua lại, sáp nhập. Một cách đơn giản 11
  16. nhất được các tác giả đề cập, ký kết thương vụ là ký kết một thỏa thuận để bán một công ty, trong khi đó kết thúc một thương vụ là hoàn thành quá trình mua bán đó. Khoảng trống giữa việc ký kết và kết thúc sẽ thay đổi dựa trên những nhân tố bên ngoài. Nguyên nhân việc trì hoãn phổ biến và kéo dài nhất là việc phê chuẩn theo pháp luật. Với những doanh nghiệp phải điều chỉnh nhiều, hoặc đôi khi là việc một doanh nghiệp lớn cần phải được sự chấp thuận từ những cơ quan quản lý. Sau khi kết thúc giao dịch M&A, các hợp đồng, giấy phép và các quyền, nghĩa vụ cũng cần được chuyển giao và thay đổi. Bên cạnh đó còn có những thủ tục khác cần được hoàn thành trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi hoàn tất thương vụ. Những thách thức mà bên mua doanh nghiệp cũng phải đối mặt thời kỳ hậu mua lại và sáp nhập như sự kết hợp nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp, hệ thống hoạt động và quản lý thông tin, hệ thống kế toán... - Bài viết “Banking M&A: What about the brand?” của Joseph Benson và Jack Foley trên marketingprofs.com. Theo tác giả, thương hiệu không phải là tất cả mọi thứ về một ngân hàng, nó chỉ là điều làm cho những ngân hàng tạo ra khác biệt. Thương hiệu tạo ra sự khác biệt và ưu tiên đối với khách hàng. Đó là lý do tại sao khách hàng chọn để giao dịch với một ngân hàng này mà không phải là một ngân hàng khác. Thương hiệu thường đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên các giá trị này. Theo như nhận định trong một nghiên cứu gần đây của hãng nghiên cứu McKinsey, thì “các tài sản vô hình tạo nên phần lớn giá trị của các thỏa thuận liên kết và sáp nhập, trong đó thương hiệu chiếm một phần đáng kể trong những dạng tài sản vô hình này”. Tác giả chỉ ra bốn chiến lược phát triển thương hiệu cơ bản đối với các ngân hàng: (1) Hố đen; (2) Tận dùng; (3) Chung sống; (4) Những khởi đầu mới. Mỗi chiến lược lại có những ưu điểm riêng. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, ngân hàng dưới góc độ pháp lý - Bài dịch “Luật chống độc quyền ở Mỹ” do N.Gregory Mankiw, 5th edition (2008), Principles of Microeconomics, South Western Cengage Learning phát hành, được Lê Thị Khánh Ly biên dịch có những nội dung chính cho biết mục đích của chính sách chống độc quyền là ngăn cản độc quyền, khuyến khích cạnh tranh và đạt được sự phân bổ nguồn lực hiệu quả. Mặc dù tất cả những nhà kinh tế học đều đồng ý rằng những mục tiêu này rất tốt, tuy nhiên có một số ý kiến mâu thuẫn nhau về sự thích hợp và hiệu quả của chính sách chống độc quyền ở Mỹ. Sau những năm 1800 12
  17. và trước những năm 1900, chính phủ kết thúc những lực lượng thị trường thuộc ngành công nghiệp độc quyền mà không cung cấp đủ kiểm soát nhằm bảo vệ người tiêu dùng, đạt được cạnh tranh công bằng và phân bổ nguồn lực hiệu quả. Vì thế, chính phủ xây dựng hai kiểm soát mang ý nghĩa khác nhau như là việc thay thế và bổ sung cho lực lượng thị trường này: Cơ quan chính phủ: Trong một vài thị trường mà nguồn gốc của việc sản phẩm và kỹ thuật được tạo ra từ độc quyền tự nhiên, chính phủ thiết lập cơ quan chính phủ để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế. Luật chống độc quyền: Trong hầu hết những thị trường còn lại, xã hội kiểm soát bằng các quy định chống độc quyền được thiết kế ra để ngăn cản và chống lại việc phát triển của các hình thức độc quyền. Bốn bộ phận cụ thể của quy định Liên bang được chắt lọc và mở rộng từ những lần sửa đổi khác nhau, thiết lập bộ luật cơ bản liên quan đến cấu trúc và quản lý độc quyền. Tư tưởng chính của Đạo luật chống độc quyền Sherman 1890 thể hiện ở việc quy định mọi hợp đồng, việc kết hợp giữa các hình thức độc quyền hay những hình thức hay những âm mưu mà làm kiềm chế thương mại giữa các bang hoặc giữa các quốc gia thì được xem là bất hợp pháp; mọi cá nhân mà được xem là độc quyền, hoặc nỗ lực để có độc quyền, hoặc sáp nhập hoặc chung sức với bất kỳ cá nhân khác hay cộng đồng khác để có độc quyền trong bất kỳ thành phần thương mại nào giữa các bang hoặc các quốc gia sẽ được xem là mắc trọng tội. Đạo luật chống độc quyền Sherman đã cấm những ràng buộc trong thương mại (ví dụ, kết hợp giá cố định và phân chia thị trường) như trong độc quyền. Đạo luật chống độc quyền Clayton năm 1914 chứa đựng một số các yêu cầu được đưa ra trong Đạo luật chống độc quyền Sherman, đạo luật cấm thâu tóm cổ phần của những công ty đối thủ cạnh tranh khi thu nhập ít hơn của đối thủ cạnh tranh. Luật về Ủy ban thương mại Liên bang năm 1914 cho phép Ủy ban thương mại Liên bang (FTC) có quyền hạn trong việc kiểm ra vấn đề cạnh tranh không công bằng và xem xét yêu cầu của những công ty bị hại. Nó có thể thu nhận những phản hồi từ phía công cộng và nếu cần thiết nó có thể chấm dứt các đơn đặt hàng nếu phát hiện ra “có sự không công bằng trong cạnh tranh thương mại”... - Sách “Quản trị ngân hàng thương mại” của tác giả Peter S.Rose, Nxb. Tài chính, Hà Nội (2000). Tác giả đã dành một phần dung lượng cuốn sách để trình bày các quy định pháp lý đối với hoạt động sáp nhập ngân hàng ở Mỹ. Thứ nhất, hệ thống quy định điều chỉnh chung hoạt động sáp nhập ngân 13
  18. hàng. Ở Mỹ về cơ bản có hai hệ thống quy định điều chỉnh chung hoạt động sáp nhập ngân hàng, đó là các phán quyết của tòa án và các đạo luật được thông qua trên cơ sở các đặc thù của ngành ngân hàng. Với các đạo luật có thể dẫn chiếu đến đạo luật chống độc quyền Sherman năm 1890 và đạo luật Clayton năm 1914. Các đạo luật này cấm các hoạt động sáp nhập nếu chúng dẫn đến độc quyền hay hạn chế cạnh tranh trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và Bộ Tư pháp sẽ thông qua các vụ sáp nhập nào như vậy. Ngoài hai đạo luật trên, hoạt động sáp nhập còn chịu sự điều chỉnh của nhiều đạo luật khác. Đạo luật sáp nhập ngân hàng đòi hỏi mỗi ngân hàng tham gia sáp nhập phải được chuẩn y từ các cơ quan điều hành Liên bang trước khi sáp nhập. Với các ngân hàng trong nước, việc sáp nhập phải được Cục Quản lý tiền tệ thông qua. Với các ngân hàng được bảo hiểm và là thành viên của hệ thống Dự trữ Liên bang thì việc hợp nhất phải có sự thông qua của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed. Còn với các ngân hàng được bảo hiểm nhưng không là thành viên của hệ Dự trữ Liên bang thì cần có sự thông qua của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang. Thứ hai, các hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Để giảm thiểu sự không chắc chắn về pháp lý, năm 1968 Bộ Tư pháp Mỹ đã ban hành hướng dẫn chính thức về việc xin sáp nhập với những yêu cầu chặt chẽ. Theo đó các hãng hoạt động trong thị trường có mức độ tập trung cao và cạnh tranh hạn chế chỉ được thôn tính các doanh nghiệp có thị phần nhỏ và không quan trọng, đồng thời chỉ được thâm nhập thị trường với hình thức tạo lập doanh nghiệp mới. Khi Luật sáp nhập được nới lỏng vào năm 1982, Bộ Tư pháp đã thay đổi hướng dẫn sáp nhập vào năm 1992 bao gồm các hướng dẫn riêng cho sáp nhập ngân hàng. Hướng dẫn mới của Bộ Tư pháp lấy công thức tính chỉ số Herfindahl-Hirschman Index (HHI) làm thước đo mức độ tập trung cho thị trường. Với việc ban hành chỉ số HHI này, bất cứ vụ sáp nhập nào mà chỉ số HHI sau khi sáp nhập nhỏ hơn 1.800 hoặc giá trị chỉ số HHI trong khu vực thay đổi dưới 200 điểm sẽ không bị Bộ Tư pháp ngăn cản. Thứ ba, quá trình ra quyết định của nhà chức trách Liên bang. Những tiêu chuẩn do Luật sáp nhập ngân hàng và Hướng dẫn của Bộ Tư pháp phải được Cơ quan quản lý Liên bang Mỹ áp dụng. Các tác động của vụ sáp nhập tới công chúng sẽ được Cơ quan Liên bang chịu trách nhiệm giám sát theo quy định của Đạo luật sáp nhập ngân hàng. Gần đây một rào cản về quy chế đối với các ngân hàng có yêu cầu sáp nhập đã được thiết lập là Luật kê khai cho vay mua nhà thế chấp. Luật đòi hỏi các ngân hàng cho vay mua nhà phải báo cáo định kỳ về sự phân bổ địa lý và 14
  19. các thông tin khác đối với danh mục cho vay mua nhà. Các ngân hàng có hành vi phân biệt đối xử trong việc cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn về pháp lý nếu muốn nhận được sự phê chuẩn cho yêu cầu hợp nhất. - Bài viết: Các vấn đề cần lưu ý khi tham gia giao dịch M&A tại Việt Nam của Luật sư Gregoty Crovo (thuộc Hãng luật Kelvin Chia Partnership) với chủ đề M&A- Toàn cảnh thị trường mua bán-sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012 đăng trên đặc san của Báo Đầu tư. Luật sư Gregory Crovo là người có kinh nghiệm tư vấn cho rất nhiều thương vụ M&A thành công. Trong bài viết, tác giả phân tích các vấn đề pháp lý, thủ tục và thực tế thực hiện giao dịch dựa trên các kinh nghiệm tư vấn của mình cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các giao dịch M&A tại Việt Nam, đồng thời tác giả đề cập các vấn đề pháp lý tồn tại trong quá trình tiến hành giao dịch cho đến khi hoàn tất giao dịch và các yếu tố có thể gây trở ngại cho giao dịch. Những nội dung được tác giả đề cập như các quy định về tài khoản góp vốn, thẩm định pháp lý, quy định của pháp luật cạnh tranh kiểm soát mua lại và sáp nhập, các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư ở Việt Nam, quá trình thanh toán và những khó khăn cho việc thực thi các hợp đồng mua lại và sáp nhập tại Việt Nam. Tác giả bài viết phân tích một số bất cập trong các quy định pháp luật của Việt Nam về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, từ đó khuyến cáo các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia giao dịch mua lại và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Có nhiều nghiên cứu trong nước được thực hiện thời gian qua đã tập trung phân tích, phản ảnh về mua lại, sáp nhập; pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, NHTM và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ kinh tế “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” của Phan Diên Vỹ, năm 2013; luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trần Thị Bảo Ánh, năm 2014... Bên cạnh các nghiên cứu trên, một số đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoạt động sáp nhập và mua lại: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam” do ThS. Lưu Minh Đức làm chủ nhiệm, năm 2009; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành “Hoạt động mua bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí 15
  20. Minh do TS. Nguyễn Thị Loan làm chủ nhiệm, năm 2012; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Trí Hùng làm chủ nhiệm, năm 2012; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của Học viện Tài chính, năm 2014... Các công trình nêu trên đã phân tích và cung cấp thông tin về cơ sở lý luận mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, công ty tài chính, ngân hàng; phân tích, phản ảnh tình hình hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và NHTM của một số quốc gia và Việt Nam; phân tích và luận giải khung pháp lý, thực trạng pháp luật đối với doanh nghiệp, ngân hàng nói chung và về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, NHTM nói riêng. Các nghiên cứu cũng phân tích và đề cập đến hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát tập trung kinh tế, về thị trường chứng khoán; đưa ra quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức khác cũng cung cấp nhiều thông tin liên quan đến tình hình nghiên cứu của đề tài luận án như: “Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, “Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 - Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu” của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; “Báo cáo phát triển Việt Nam (VDR) 2012: Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình” của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; “Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam” của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, năm 2014; “Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2012”; “Báo cáo rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành” của Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2014; nghiên cứu “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2012… Các nghiên cứu, tài liệu trên đã phân tích, đề cập, cung cấp thông tin đa dạng về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, đến tái cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng, cải cách thể chế, tập trung kinh tế, đưa ra mục tiêu, quan điểm, định hướng chính sách, giải pháp cơ cấu lại các TCTD... Một số nghiên cứu đi sâu phân tích về cơ sở lý luận, quy định pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM; kinh nghiệm quốc tế để xử lý ngân hàng yếu kém. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị liên quan đến hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và ngân hàng, trong đó có hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2