Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam
lượt xem 18
download
Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và có hệ thống một số vấn đề lí luận về TGXH và pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC; phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam. Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, luận án đề xuất một số kiến nghị với mục tiêu hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC LAN PH¸P LUËT VÒ TRî GIóP X· HéI §èI VíI NG¦êI NHIÔM CHÊT §éC DA CAM ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC LAN PH¸P LUËT VÒ TRî GIóP X· HéI §èI VíI NG¦êI NHIÔM CHÊT §éC DA CAM ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9380101.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ HOÀI THU HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được nhà nghiên cứu khác công bố trong bất kì công trình nào trước đây. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Ngọc Lan
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về chất độc da cam và ảnh hƣởng của chất độc da cam đến sức khỏe con ngƣời .................................................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí luận pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ................................................................................ 14 1.1.3. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thi hành .................................... 17 1.1.4. Tình hình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam .................................................................................................. 20 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................. 25 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc....................................................... 25 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ........................................... 27 1.3. Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ...................................................... 27 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................ 36 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................... 36 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 37 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 38 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM ............... 39
- 2.1. Khái quát chung về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ......................................................................................................... 39 2.1.1. Khái niệm chất độc da cam và ngƣời nhiễm chất độc da cam .................... 39 2.1.2. Khái niệm trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ............... 43 2.1.3. Phân loại trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam................. 48 2.1.4. Ý nghĩa của trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ............ 50 2.2. Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ..... 51 2.2.1. Khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam.......................................................................................................... 51 2.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ................................................................................ 55 2.2.3. Nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam...................................................................... 59 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ............................................... 76 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 79 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM Ở VIỆT NAM..................................................... 80 3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam................... 80 3.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội thƣờng xuyên đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thực hiện ..................... 80 3.1.2. Thực trạng quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội khẩn cấp đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thực hiện .................................. 92 3.1.3. Thực trạng quy định của pháp luật về chăm sóc nuôi dƣỡng tại cộng đồng đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thực hiện ............ 99 3.1.4. Thực trạng quy định của pháp luật về chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thực hiện ....... 103 3.1.5. Thực trạng quy định của pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thực hiện..... 110
- 3.1.6. Thực trạng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thực hiện ........ 113 3.1.7. Thực trạng quy định của pháp luật về tranh chấp, giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam và thực tiễn thi hành ............................................ 116 3.2. Đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam .................... 119 3.2.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................................. 119 3.2.2. Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại............... 120 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................ 124 Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM Ở VIỆT NAM..................... 125 4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam ............................................................................................... 125 4.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam ..................................................................... 125 4.1.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam ......................................... 133 4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam...................................... 137 4.2.1. Về trợ giúp xã hội thƣờng xuyên đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ........ 137 4.2.2. Về trợ giúp xã hội khẩn cấp đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam.......... 142 4.2.3. Về chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cộng đồng đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam........................................................................................................ 144 4.2.4. Về chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam .............................................................................. 146 4.2.5. Về tổ chức thực hiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ......................................................................................... 148 4.2.6. Về xử lý vi phạm pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ................................................................................................. 149
- 4.2.7. Về tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam .. 150 4.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam ..... 150 4.3.1. Đổi mới tổ chức quản lý nhà nƣớc về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam .............................................................................. 150 4.3.2. Tiếp tục đổi mới tƣ duy, nhận thức về mục đích, ý nghĩa của trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ............................................ 151 4.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam........................ 153 4.3.4. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động tại các trung tâm trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ................................................. 154 4.3.5. Đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam.................................................................... 155 4.3.6. Hoàn thiện khung giám sát, đánh giá, theo dõi kết quả trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ....................................................... 157 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................ 160 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................... 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 164 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. ASXH : An sinh xã hội 2. BHXH : Bảo hiểm xã hội 3. BHYT : Bảo hiểm y tế 4. BTXH : Bảo trợ xã hội 5. CĐDC : Chất độc da cam 6. CĐHH : Chất độc hóa học 7. CSXH : Chính sách xã hội 8. CTXH : Công tác xã hội 9. ĐHKHXHNV : Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 10. ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội 11. ICSCR : Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 12. ILO : Tổ chức lao động quốc tế 13. KT-XH : Kinh tế - xã hội 14. NKT : Ngƣời khuyết tật 15. NLĐ : Ngƣời lao động 16. NNCĐDC : Ngƣời nhiễm chất độc da cam 17. NSDLĐ : Ngƣời sử dụng lao động 18. QPPL : Quy phạm pháp luật 19. TGXH : Trợ giúp xã hội 20. TGXHTX : Trợ giúp xã hội thƣờng xuyên 21. UBND : Ủy ban nhân dân 22. UDHR : Công ƣớc Quốc tế về quyền con ngƣời 23. UNDP : Chƣơng trình phát triển Liên Hợp quốc 24. XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong cuộc chiến tranh Ranch Hand Mỹ đã phun rải 74,2 triệu lít chất diệt cỏ, trong đó có 43,33 triệu lít chất da cam; 21,8 triệu lít chất trắng; 6,1 triệu lít chất xanh và 2,94 triệu lít chất tím, hồng, xanh lá mạ [128, tr. 339] và nó đƣợc phun rải trên diện tích 1,68 triệu ha với mật độ 37,5 kg/ha, gấp 17 lần liều sử dụng trong nông nghiệp của Mỹ [37]. Trong đó có 3.181 làng mạc bị phun rải trực tiếp, với số dân bị phơi nhiễm vào khoảng 2,1 – 4,8 triệu ngƣời [134, pp. 681]. Các nghiên cứu khẳng định chất da cam là chất gây ô nhiễm môi trƣờng phổ biến và nguy hiểm [120, pp. 499] và đó là hóa chất nguy hiểm nhất mà con ngƣời từng biết đến, là “vũ khí hiểm độc”, “vũ khí hủy diệt” và “có thể gây tác hại đến bảy đời” [111]. Ở Việt Nam, chiến tranh đã qua đi vài thế kỉ nhƣng hậu quả của chất da cam để lại khá nặng nề. Kết quả nghiên cứu của Việt Nam và thế giới cho thấy CĐDC gây tổn thƣơng đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lí của cơ thể, gây liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, nạn nhân có thể bị mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thƣ, dị dạng, dị tật bẩm sinh. Đặc biệt CĐDC có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ tƣ. Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ hiện cả nƣớc có 150.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; 35.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3; 2.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 4 [38, tr. 13] và những ngƣời này đƣợc gọi chung là NNCĐDC. Hầu hết bản thân và gia đình họ đời sống vật chất, tinh thần gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhất là những gia đình có nhiều nạn nhân, nhiều thế hệ nạn nhân, nạn nhân bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, bệnh thƣờng xuyên tái phát, sinh con dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ, nhiều nạn nhân là dân thƣờng không có khả năng lao động sản xuất, không có nguồn thu. Theo đó mức chi phí nuôi dƣỡng, chữa bệnh cho NNCĐDC rất lớn, vƣợt ra ngoài khả năng thanh toán của gia đình. Bởi thế NNCĐDC là những ngƣời nghèo nhất trong những ngƣời nghèo, những ngƣời đau khổ nhất trong những ngƣời đau khổ và cần đƣợc sự sẻ chia, chung tay giúp đỡ của nhà nƣớc, cộng đồng và xã hội. Việc sẻ chia, giúp đỡ đƣợc khẳng định trong Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con ngƣời (UDHR, 1948), theo đó: “Với tƣ cách là một thành viên của xã hội, mọi ngƣời đều có quyền đƣợc hƣởng ASXH cũng nhƣ đƣợc hƣởng các quyền kinh tế, xã 1
- hội, văn hóa không thể thiếu để bảo đảm nhân phẩm và tự do phát triển về nhân cách”. Cũng tại Công ƣớc này thì: “Mọi ngƣời có quyền đƣợc hƣởng một mức sống thích đáng đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết”. Cho đến Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (ICSCR), quyền ASXH của con ngƣời lại đƣợc tiếp tục khẳng định, theo đó: “Các quốc gia thành viên Công ƣớc thừa nhận quyền của mọi ngƣời đƣợc hƣởng ASXH”. NNCĐDC là đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, bởi vậy cần đƣợc tăng cƣờng và bảo vệ nhiều hơn. Công ƣớc về quyền của NKT năm 2007 ra đời một lần nữa thừa nhận “NKT và gia đình họ đƣợc có mức sống thỏa đáng, trong đó có điều kiện về ăn, mặc, ở và điều kiện sống liên tục đƣợc cải thiện”. Theo tinh thần của các văn kiện trên NNCĐDC có quyền đƣợc hƣởng ASXH trong đó có TGXH. Thông qua các văn kiện trên, yêu cầu đặt ra là các quốc gia cần có các chƣơng trình trợ giúp phù hợp góp phần bảo đảm mức sống tối thiểu cho NKT nói chung, NNCĐDC nói riêng. Trong những năm qua, pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC vẫn chƣa đƣợc quy định trong các văn kiện có giá trị pháp lý cao nhƣ Bộ luật, Luật hay Pháp lệnh. Thực tế pháp luật về vấn đề này đƣợc triển khai, áp dụng thông qua các Nghị định do Chính phủ ban hành hoặc Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc có sự phối hợp các cơ quan liên Bộ. Việc vận dụng chính sách TGXH này hiện đƣợc cụ thể hóa tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và các văn bản hƣớng dẫn khác nhƣng cũng chƣa xác định là một đối tƣợng riêng biệt mà vẫn thông qua chủ thể ghi nhận trong luật là NKT nặng, NKT đặc biệt nặng. Các quy định trên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính khả thi nên cần đƣợc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC có ý nghĩa thiết thực cho một bộ phận yếu thế trong xã hội, thể hiện tính thần “tƣơng thân tƣơng ái”, “tinh thần cộng đồng” nhằm hƣớng tới một tƣơng lai tốt đẹp cho NNCĐDC. Tinh thần này thể hiện những đóng góp của Việt Nam trong việc bảo đảm thực thi Công ƣớc về quyền con ngƣời, quyền kinh tế - văn hóa - xã hội, quyền của NKT theo đúng tinh thần của Luật Nhân quyền quốc tế. Những năm qua nghiên cứu pháp luật TGXH đối với NNCĐDC còn khá khiêm tốn; các hoạt động TGXH hay CTXH đối với NNCĐDC vẫn còn mỏng (tác 2
- giả sẽ trình bày chi tiết trong phần tổng quan nghiên cứu đề tài). Các công trình nghiên cứu đƣợc tiếp cận ở các góc độ khác nhau và tập trung chủ yếu ở cấp độ luận văn thạc sĩ các ngành thuộc nhóm khoa học xã hội. Cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào tiếp cận một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ và chuyên sâu về pháp luật TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam trên cả bình diện lí luận và thực tiễn nhƣ một công trình nghiên cứu khoa học chuyên khảo ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học. Từ cơ sở lí luận, pháp lý và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và có hệ thống một số vấn đề lí luận về TGXH và pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC; phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam. Thông qua việc đánh giá những điểm bất cập của pháp luật hiện hành, luận án đề xuất một số kiến nghị với mục tiêu hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ mục đích đặt ra, luận án tập trung vào các nhiệm vụ chính sau: Thứ nhất, sƣu tầm, thu thập tài liệu, công trình khoa học, các báo cáo … liên quan đến đề tài của luận án. Từ đó nhận xét, phân tích, đánh giá và nêu quan điểm về những vấn đề đã đƣợc các công trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, khái quát những nội dung cơ bản chƣa đƣợc các công trình nghiên cứu đề cập đến, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để định hƣớng các nội dung sẽ đƣợc giải quyết trong luận án. Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận pháp luật về TGXH cho đối tƣợng bị nhiễm CĐHH ở Việt Nam phù hợp với sự phát triển của quốc gia, phù hợp với pháp luật quốc tế trong giai đoạn hội nhập. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam; rút ra những ƣu điểm, hạn chế bất cập còn tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 3
- Thứ tư, xác định, phân tích các yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC; luận giải sự cần thiết cũng nhƣ yêu cầu trong việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay và phù hợp với xu hƣớng tiến bộ của quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Ngƣời nhiễm chất độc da cam là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ y học, xã hội học, công tác xã hội, kiến trúc, luật học … Tuy nhiên trong chuyên ngành đào tạo Luật Kinh tế, luận án chỉ nghiên cứu dƣới góc độ luật học. Cụ thể, đối tƣợng nghiên cứu của luận án là pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam. NNCĐDC là đối tƣợng mang tính chất đặc thù, đây là đối tƣợng “yếu thế” trong xã hội cần đƣợc điều chỉnh bởi các quy định riêng. Luận án tập trung nghiên cứu lí luận pháp luật về TGXH và thực trạng pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam thông qua những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, tùy từng nội dung và yêu cầu đặt ra, luận án tham khảo, so sánh, đối chiếu với các quy phạm pháp luật quốc tế trong các công ƣớc, khuyến nghị của ILO và pháp luật một số nƣớc trên thế giới về TGXH đối với NNCĐDC nói riêng và NKT nói chung. Tuy nhiên nội dung này không đƣợc nghiên cứu sâu mà chỉ làm cơ sở để đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam hiện nay đảm bảo tính khách quan, toàn diện, bao quát trong các nhận định, bình luận. Luận án không nghiên cứu trƣờng hợp, không phân tích thực trạng, thực tiễn thực hiện pháp luật về TGXH đối với ngƣời tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH; con đẻ bị dị dạng, dị tật do hậu quả của CĐHH; ngƣời phục vụ ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp hàng tháng và các chế độ ƣu đãi theo quy định của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công năm 2005 (đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2012). Nếu có đƣợc đề cập trong luận án thì sẽ đƣợc xem xét trên cơ sở đối chiếu, so sánh để làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, bao gồm phép biện chứng duy vật, các quan điểm, định hƣớng của Đảng và 4
- Nhà nƣớc về TGXH, BHXH, BHYT. Để thực hiện đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp tiếp cận dựa trên quyền, hệ thống đa ngành và liên ngành. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận: sƣu tầm, hệ thống hóa tài liệu về TGXH, TGXH đối với NNCĐDC, từ đó hình thành cơ sở lí luận về pháp luật TGXH đối với NNCĐDC. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng chủ yếu ở chƣơng 1 và 2 của đề tài, trong đó tác giả đã tìm kiếm, thu thập thông qua các tài liệu chuyên khảo trong và ngoài nƣớc, luận án của các ngành đào tạo, các bài viết trên các tạp chí uy tín, các luận văn thạc sĩ và các hội thảo khoa học trong và ngoài nƣớc. Phương pháp so sánh pháp luật: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng tại chƣơng 2 của luận án để làm rõ các nội dung của pháp luật TGXH đối với NNCĐDC trong mối tƣơng quan với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia nhằm đƣa ra những kiến nghị phù hợp với xu hƣớng tiến bộ của pháp luật TGXH trên thế giới. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng tại chƣơng 3, theo đó tác giả dựa trên các văn bản hiện hành so sánh, đối chiếu với các văn bản trƣớc đó, liên hệ với thực tiễn hiện nay để từ đó rút ra đƣợc những hạn chế còn tồn tại, từ đó có biện pháp sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với đời sống thực tiễn hiện nay ở nƣớc ta. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong toàn bộ 4 chƣơng của luận án nhằm phân tích, đánh giá, nhận định khoa học về TGXH, TGXH đối với NNCĐDC, pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC, hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC. Phƣơng pháp này đã làm rõ những luận điểm đƣợc đƣa ra theo từng vấn đề lí luận về TGXH, pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC; đánh giá những ƣu điểm, chỉ ra một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó; từ đó có những đề xuất phù hợp trong việc hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC. Phương pháp thống kê và quan sát: Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành bằng việc thu thập văn bản quy phạm pháp luật mới nhất về TGXH, các công trình nghiên cứu về TGXH, pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC; thu thập số liệu mới nhất về đối tƣợng trợ giúp, mức trợ giúp, mức độ và tình trạng của nạn nhân da cam. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả thực hiện chủ yếu ở chƣơng 1,2 của luận án và làm luận cứ cho việc so sánh đối chiếu pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế. 5
- Phương pháp phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi thăm dò ý kiến của những đối tƣợng là nạn nhân da cam hay ngƣời thân của các nạn nhân khi đƣợc hỏi về chính sách, chế độ đƣợc hƣởng. Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng nhằm đáp ứng tính thực tiễn sinh động. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng ở chƣơng 3 làm luận cứ phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia và cũng đƣợc sử dụng tại chƣơng 3 nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học pháp lý, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về TGXH đối với NNCĐDC. Phƣơng pháp này làm rõ hơn các luận cứ khoa học trong việc đề xuất yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật TGXH đối với NNCĐDC. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống về pháp luật TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới sau: Thứ nhất, làm sâu sắc thêm những vấn đề lí luận về TGXH, pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC cụ thể nhƣ đƣa ra đƣợc một số khái niệm về chất độc da cam, NNCĐDC, TGXH đối với NNCĐDC, pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC; phân tích nội hàm các nguyên tắc và nội dung pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC; chỉ ra và phân tích đƣợc đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC. Từ đó góp phần làm phong phú thêm về mặt học thuật của khoa học pháp luật an sinh xã hội, TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam. Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá một cách tƣơng đối đầy đủ và toàn diện về thực trạng pháp luật TGXH đối với NNCĐDC và việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn thông qua việc phân tích, bình luận các quy định hiện hành về đối tƣợng TGXH, tiêu chí xác định đối tƣợng, mức chuẩn TGXH, hệ số TGXH, quỹ TGXH, các chế độ chăm sóc sức khỏe, tổ chức thực hiện TGXH và xử lý vi phạm pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC. Những luận giải cùng sự bình luận, so sánh, đối chiếu quy định pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam và pháp luật quốc tế nêu bật những điểm tiến bộ và những điểm còn hạn chế trong các quy định hiện nay. Từ đó luận án chỉ ra những đòi hỏi từ lí luận và thực tiễn cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC. 6
- Thứ ba, luận án đã luận giải những yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC đảm bảo định hƣớng phát triển ASXH của Đảng, Nhà nƣớc, pháp luật của quốc gia; thực thi các cam kết quốc tế; gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN đáp ứng thực tiễn kinh tế - xã hội; thiết lập hệ thống pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC tƣơng thích với các bộ phận cấu thành ASXH; thực hiện quyền ASXH đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và các văn kiện pháp lý; hƣớng tới mục tiêu bao quát toàn bộ đối tƣợng trợ giúp; đáp ứng nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hình thức TGXH; thúc đẩy cơ chế bảo vệ, phát hiện và can thiệp sớm các trƣờng hợp bị nhiễm CĐDC; thực hiện công bằng xã hội; đồng bộ hóa hệ thống pháp luật; đáp ứng yêu cầu tăng cƣờng quản lý của Nhà nƣớc, cộng đồng. Thứ tư, luận án phân tích, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC thông qua việc xây dựng Luật Trợ giúp xã hội trong đó điều chỉnh quan hệ pháp luật TGXH đối với NNCĐDC; riêng hóa quy định pháp luật về TGXHTX, TGXH khẩn cấp; bổ sung quy định về cấp thẻ BHYT cho các cá nhân, thành viên hộ gia đình; bổ sung thêm nhóm đối tƣợng là NNCĐDC vào danh mục các đối tƣợng đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng tại cơ sở TGXH và tăng chế độ, chính sách cho ngƣời chăm sóc, nuôi dƣỡng NNCĐDC. Ngoài ra, luận án còn luận giải một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC thông qua việc đổi mới tổ chức quản lý; đổi mới tƣ duy, nhận thức về mục đích, ý nghĩa của TGXH đối với NNCĐDC; nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng; nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động tại các trung tâm TGXH; đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện và hoàn thiện khung giám sát, đánh giá, theo dõi kết quả TGXH đối với NNCĐDC. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận về TGXH và pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC. Luận án cung cấp những kiến thức lí luận và thực tiễn pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC tại một số quốc gia trên thế giới. Luận án đã làm rõ thực trạng quy định và thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam, chỉ ra kết quả đạt đƣợc, 7
- hạn chế và các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Luận án cũng đóng góp một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC ở Việt Nam. Luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực giải quyết chế độ chính sách; cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật TGXH, nhất là pháp luật về TGXH đối với NNCĐDC. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng để tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo luật, xã hội học, công tác xã hội, kinh tế, y tế, kiến trúc, xây dựng … và cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực pháp luật ASXH nói chung và pháp luật về TGXH nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã đƣợc công bố có nội dung liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Chương 2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam. Chương 3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam. Chương 4. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam. 8
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về chất độc da cam và ảnh hưởng của chất độc da cam đến sức khỏe con người Trong cuốn “Chất độc da cam dioxin và hệ quả” [79] và “Thảm họa da cam ở Việt Nam” [38] thì CĐDC là một loại thuốc khai hoang diệt cỏ nhằm mục đích làm trụi lá cây, là hỗn hợp chất lỏng màu nâu đỏ, đựng trong các thùng phuy sọc da cam. Chất độc này bao gồm 4 hóa chất là: 2,4,5-T (2.4.5-Trichlorophennoxyacetic); 2,4-d (2,4-dichlorophennoxyacetic); cacodylic acid và phicloram. Chất 2.4.5-T có chứa độc chất dioxin – một hóa chất siêu độc hại, hóa chất bẩn nhất mà con ngƣời từng sản sinh ra. Độc tính này gây tác hại về môi trƣờng và gây rối loạn nhiều hệ gen, hệ enzyme, từ đó dẫn đến rối loạn phát triển các tế bào và tổ chức của cơ thể ngƣời [38, tr. 133]. Tác giả Nguyễn Nhƣ Phát, Nguyễn Thị Việt Hƣơng trong cuốn “Trách nhiệm và hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam” đã chỉ ra trong vòng 10 năm (1961 - 1971), quân đội Hoa Kỳ đã rải xuống miền Nam hàng triệu lít các CĐHH với hàm lƣợng dioxin rất lớn, trong đó chất da cam đƣợc sử dụng nhiều nhất. Chất này gây quái thai, đột biến gen, gây độc hại với các tế bào, đặc biệt là tế bào não, thận, gan, tim; gây ngộ độc phổi, ung thƣ, gây rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào và tác động gián tiếp trên bộ máy di truyền tế bào [54, tr. 8]. Trƣơng Quang Đạt trong luận án Tiến sĩ Y học, trƣờng Đại học Y Hà Nội về “Nghiên cứu thực trạng một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định và thử nghiệm ghi nhận bất thường sinh sản ở cộng đồng” đã tiến hành điều tra xã hội và đƣa ra các thông tin liên quan đến sự phơi nhiễm, các bệnh tật của trẻ em sơ sinh khi có bố, mẹ sinh sống trên vùng bị nhiễm độc. Các thông tin đƣợc phân tích dựa trên các chỉ số y khoa về các bệnh bẩm sinh nhƣ hẻ môi, thần kinh, dị tật mắt, mũi, mặt ... [23, tr. 25- 28]. Luận án Tiến sĩ Kiến trúc của Lê Thị Bích Thuận về “Các giải pháp không gian kiến trúc đảm bảo tiện nghi cho người tàn tật hòa nhập cộng đồng” đã chỉ ra các dạng tật, các mức độ khuyết tật và nguyên nhân dẫn đến khuyết tật, trong đó có 9
- nguyên nhân là do hậu quả của chất da cam. NNCĐDC có trình độ dân trí thấp, sống phụ thuộc vào gia đình và chính sách trợ cấp của Nhà nƣớc. Nguyện vọng của họ muốn đƣợc phục hồi chức năng, đƣợc chăm sóc sức khỏe, đƣợc học hành, đƣợc làm việc, đƣợc tiếp cận xã hội, đƣợc đối xử bình thƣờng nhƣ những ngƣời khác trong cộng đồng [69, tr. 17-18]. Luận án Tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Báo đã phân tích nguyên nhân dẫn đến khuyết tật trong đó có nguyên nhân do biến chứng của CĐHH và di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà hậu quả là ngƣời dân bị mắc căn bệnh ung thƣ, tai biến sinh sản, sinh con dị tật, quái thai, chết yểu hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Luận án chỉ ra NNCĐDC là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất da cam dẫn đến thế hệ cháu, chắt của họ bị di chứng và khuyết tật; hoặc do ngƣời dân sinh sống trong môi trƣờng bị nhiễm độc bởi chất da cam [3, tr. 21]. Luận án còn luận giải những đối tƣợng này cần có chính sách, pháp luật điều chỉnh phù hợp nhằm tạo điều kiện đặc biệt để họ đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng quyền con ngƣời và đòi những tội đồ chiến tranh phải bồi thƣờng [3, tr. 26]. Tác giả Văn Thị Huệ trong“Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học dioxin, nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội” [41]; Nguyễn Thị Điệp với “Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hóa học tại huyện Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phúc” [26] và Nguyễn Thị Huyền Trang với “Công tác xã hội đối với nhóm trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu nghị Việt Nam”[76], các tác giả đã chỉ ra ảnh hƣởng của CĐDC lên sức khỏe con ngƣời, chất độc này phát sinh bệnh tật gây dị dạng, dị tật. Trong đề tài KHCN cấp Nhà nƣớc của Nguyễn Thế Lực về “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chính sách đối với NNCĐDC, đề xuất phương hướng và giải pháp chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện” tác giả cho rằng CĐDC là độc tố chứa dioxin và chiếm tỉ lệ cao (trên 61%) nên rất độc hại. Chất này ít tan trong nƣớc, dễ hòa tan trong mỡ nên khi đƣợc đƣa vào môi trƣờng nó nằm sâu trong đất bởi vậy CĐDC ngấm vào cơ thể ngƣời qua thực phẩm, sữa bằng ba con đƣờng nhƣ ăn uống; qua da và niêm mạc (tiếp xúc trực tiếp) và qua đƣờng hô hấp. Do đó CĐDC gây độc hại trên hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, máu và cơ quan tạo máu, hệ cơ xƣơng, thận, nội tiết, da, hệ miễn dịch, hệ thần kinh, hệ thống sinh sản nên dễ gây ung thƣ và có sự di truyền [52, tr. 10-14]. 10
- Trong bài viết “Tác động của Dioxin đối với gia đình Việt Nam – Nạn nhân của chiến tranh sau chiến tranh Việt Nam” [29] và “Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với Dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng” [31] thì chất da cam không có sẵn trong tự nhiên mà do con ngƣời tạo ra, không hòa tan trong nƣớc tinh khiết nhƣng hòa tan trong chất béo, nó tồn lƣu và tích tụ sinh học trong dây chuyền thực phẩm. Chất này đi vào cơ thể ngƣời qua đƣờng tiêu hóa, hô hấp, qua da gây tác hại cho môi trƣờng và ảnh hƣởng lâu dài đến sức khỏe con ngƣời. Chất da cam làm gia tăng các loại bệnh tật nhƣ đột biến gây dị dạng bẩm sinh ở trẻ, giảm khả năng sinh con, các vấn đề về phổi, da [26, tr. 59,63]. Hoàng Bá Thịnh trong “Nạn nhân chất da cam/dioxin ở Việt Nam và nỗi lo về thế hệ tương lai”[64, tr. 90 - 98]; Lê Thị Nhâm Tuyết trong“Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam - Những điều mong muốn” [80, tr. 4-6]; Phạm Hƣơng Thảo và nhóm tác giả trong “Hậu quả xã hội của chất độc da cam ở Việt Nam. Dưới đám mây u ám của sự không hiểu biết” [63, tr. 103-109] chỉ ra di chứng da cam ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời, thậm chí đến thế hệ thứ ba, thứ tƣ. Các tác giả cho rằng tùy theo năng lực, điều kiện chúng ta có thể giúp đỡ NNCĐDC theo những cách khác nhau. Một số các công trình nƣớc ngoài nghiên cứu về chất da cam và hậu quả của chất da cam. Điển hình cuốn sách “Veterant and Agent Orange” (tạm dịch Cựu chiến binh và chất độc da cam) đã cung cấp bức tranh tổng thể về hỗn hợp chất da cam 2,4 axit dicholorophenoyacetic (viết tắt là 2,4-D), 2,4,5- axit trichlorophenoxyacetic (viết tắt là 2,4,5-T), piclogram và axit cacodylic tạo nên hỗn hợp chất diệt cỏ và là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh ung thƣ tuyến tụy, suy giảm thính lực, u ác tính, bệnh tuyến giáp, bệnh hen suyễn, nhồi máu cơ tim, viêm mũi, Parkinson, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa porphyrin, ung thƣ thanh quản, tuyến tiền liệt, ung thƣ phổi…Những căn bệnh này tập trung vào các cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến tại Việt Nam và họ bị phơi nhiễm bởi chất diệt cỏ [131, pp. 22-23]. Alvin L. Young trong “Agent orange exposure and attributed Health effects in Vietnam veterans” [114] (tạm dịch là Phơi nhiễm CĐDC và các ảnh hƣởng đến sức khỏe của cựu chiến binh Việt Nam) trên tạp chí Military Medicine số 176. Bài viết đánh giá, phân tích tác hại của chất da cam lên sức khỏe 11
- con ngƣời. Theo đó những ngƣời tiếp xúc với chất da cam hoặc đi về từ cuộc chiến tranh Việt Nam hầu hết đều mắc các bệnh ung thƣ tuyến tiền liệt, tiểu đƣờng, bệnh Parkinson’s … Luật pháp của quốc gia này quy định khi những cựu chiến binh thực hiện chƣơng trình kiểm tra sức khỏe và xác định là bị khuyết tật hoặc bệnh liên quan đến phơi nhiễm do chất da cam thì đƣợc bồi thƣờng, đƣợc chăm sóc sức khỏe. Cain W.Crouse trong cuốn sách “The Use and effects of agent orange in Vietnam (tạm dịch là: Việc sử dụng và ảnh hƣởng của chất da cam ở Việt Nam) phân tích hậu quả của chất da cam và các ảnh hƣởng của chất da cam lên sức khỏe con ngƣời và là nguyên nhân phát sinh các bệnh về thần kinh, Hodgkin’s, Non - Hodgkin’s, parkinson’s…Paolo Mocarelli và đồng nghiệp trong“Phơi nhiễm dioxin ở người cha và giới tính của thai nhi” khẳng định những ngƣời đàn ông bị phơi nhiễm CĐDC có xác suất sinh con trai thấp hơn những ngƣời đàn ông không bị phơi nhiễm [132, pp. 1858-1863] và đây là nguyên nhân gây ảnh hƣởng tới việc duy trì nòi giống cho các gia đình. Jason Grotto và Tim Jones trong “Agent range’s lethal legacy: For U.S., a record of neglect” tạm dịch (Di sản gây chết ngƣời của chất độc da cam: Đối với Hoa Kì, một hồ sơ bỏ bê) khẳng định CĐDC có nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thƣ, dị tật bẩm sinh [139]. Bài viết “Agent Orange Zone” của Martha Ann Overland đăng trên Tạp chí Time số tháng 9, 10 năm 2009 cho rằng CĐDC khiến cho những đứa trẻ bị dị tật qua nhiều thế hệ [141]. Còn Susan M.Schlall, BSN, Fache thì các cựu chiến binh sau chiến tranh ở Việt Nam trở về mắc các bệnh ung thƣ đƣờng hô hấp (ung thƣ phổi, thanh quản, khí quản, phế quản) và bệnh đa u tủy (multiple myeloma) [62, tr. 210] hoặc theo S.Honma và T.Kido thì gây ra rối loạn nội tiết [61, tr. 203]. Theo kết quả khảo, có thể thấy CĐDC đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều phƣơng diện nhƣ xã hội, sinh học, y tế…và khi nhìn nhận dƣới góc độ pháp lý thì chƣa có một định nghĩa thống nhất, tổng thể, toàn diện, sâu sắc về CĐDC và những ảnh hƣởng của CĐDC đến sức khỏe con ngƣời. Từ những nghiên cứu về chất da cam, ảnh hƣởng của chất da cam cũng đã chỉ ra các yếu tố xác định đối tƣợng là NNCĐDC. Theo đó NNCĐDC là những ngƣời bị phơi nhiễm bởi CĐDC do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; là những ngƣời tham gia chiến đấu ở khu vực có CĐHH của Mỹ (do phun rải, lan tỏa, tồn lƣu kho hàng…) và ít nhiều đều bị ảnh hƣởng 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 94 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 93 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 207 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 138 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 68 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 39 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 61 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 6 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
178 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
26 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn