intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

97
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với các nội dung những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức và pháp luật về vận tải đa phương thức; thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam; định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Thị Lan Anh 2. TS. Nguyễn Thị Yến Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Vũ Thị Lan Anh và TS. Nguyễn Thị Yến là những người hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành khóa học cũng như bảo vệ thành công luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi tôi có thể tập trung hoàn thành luận án. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................. 9 1. Khái quát về tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và Việt Nam....................9 1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức ...... 9 1.2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật về vận tải đa phương thức .................................................................................................................20 1.3. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ..........................................................................................26 2. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong Luận án .................................................31 2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được ...........................................................31 2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong luận án 32 3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ........................................33 3.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................33 3.2. Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..........................................34 KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN .....................................................................35 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC VÀ PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC.....................................37 1.1. Những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức......................................37 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của vận tải đa phương thức ....................................37 1.1.2. Khái niệm vận tải đa phương thức .................................................................39 1.1.3. Đặc điểm của vận tải đa phương thức ...........................................................46 1.1.4. Các mô hình vận tải đa phương thức và vai trò của vận tải đa phương thức...............................................................................................................50 1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về vận tải đa phương thức ...................53
  6. 1.2.1. Khái niệm pháp luật về vận tải đa phương thức...........................................53 1.2.2. Cấu trúc hình thức và nội dung của pháp luật vận tải đa phương thức 55 1.2.3. Các nguyên tắc của pháp luật vận tải đa phương thức ............................67 1.2.4. Sự phát triển của pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam ..71 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế ..................................................................................................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................85 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM .............................86 2.1. Thực trạng pháp luật về vận tải đa phương thức .......................................86 2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức ..86 2.1.2. Thực trạng pháp luật về chủ thể quan hệ vận tải đa phương thức ...........90 2.1.3. Thực trạng pháp luật về hợp đồng vận tải đa phương thức ....................98 2.1.4. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp..........................................122 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ....................... 130 2.2.1. Những kết quả đạt được trong thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức 130 2.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân....................................................136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 146 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ................................................................................................................................147 3.1. Bối cảnh phát triển của vận tải đa phương thức và những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ......................................................................................................... 147 3.1.1. Bối cảnh phát triển của vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế .................................................................................147 3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ..................................151
  7. 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế ở Việt Nam 152 3.2.1. Đảm bảo sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ..................................................................................................................152 3.2.2. Đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống các quy định pháp luật về vận chuyển hàng hóa nói chung và vận tải đa phương thức .....................................156 3.2.3 Đảm bảo sự đồng bộ trong hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, bổ sung các tiêu chuẩn kỹ thuật cho vận tải hàng hóa .............................................157 3.2.4. Đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế để tăng cường hội nhập 158 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ............................................................... 160 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vận tải đa phương thức ..............160 3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về vận tải đa phương thức.....................................................................................................169 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 175 KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN.................................................................................176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................178
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association of Southeast Asia Nations) Điều ước quốc tế ĐƯQT Giao thông vận tải GTVT Hiệp định thương mại tự do FTA (Free Trade Agreement) Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa AFAMT phương thức (ASEAN Framework Agreement on Multimodal Transport) Người kinh doanh vận tải đa phương thức MTO (Multimodal Transport operator) Quy phạm pháp luật QPPL Vận tải đa phương thức VTĐPT Xã hội chủ nghĩa XHCN
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của tự do hoá thương mại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải, vận tải đa phương thức đã nhanh chóng trở thành một phương pháp vận tải hàng hoá tiên tiến đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hoá liên quốc gia. Sự ra đời và phát triển của phương pháp vận tải này đã góp phần đổi mới cách vận chuyển hàng hoá, hạn chế thời gian hàng hoá phải lưu kho, đơn giản hoá về thủ tục, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao mức độ an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, giảm cước phí vận chuyển... Vì vậy, phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức là một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu thương mại và hội nhập kinh tế trên thế giới. Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu: "Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá cần ưu tiên phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước"1. Sự phát triển của giao thông vận tải không chỉ là tiền đề mà cũng là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, gắn với những thành tựu đã đạt được về tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế, nhu cầu về giao thông vận tải cũng gia tăng nhanh chóng, quy mô dịch vụ vận chuyển hàng hoá ở nước ta trong những năm qua không ngừng được mở rộng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (Wold Bank) nhu cầu giao thông vận tải và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao: năm 2015 tăng 6,68%; năm 2016 tăng 6,21%; năm 2017 tăng 6,81 %; năm 2018 ước 1 Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
  10. 2 tính tăng 7,08%; năm 2019 tăng 7,02%2. Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam là kết quả của quá trình mở rộng sản xuất gắn liền với thương mại quốc tế và được thúc đẩy bởi sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Cải thiện có hiệu quả vận tải hàng hóa, với tính chất là xương sống của thương mại hàng hóa, gắn với hoạt động xuất - nhập khẩu trở thành một động lực để phát triển kinh tế bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang tạo ra nhu cầu ngày càng cao đối với giao thông vận tải. Theo Báo cáo Logistics năm 2018 của Bộ Công thương, chỉ riêng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 2017, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt 536,4 triệu tấn, tăng 17% so với năm 2016, trong đó tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 90%. Cũng theo báo cáo này, trong 9 tháng đầu năm 2018, vận tải hàng hóa bằng đường bộ đạt 934,7 triệu tấn, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017; vận tải thuỷ nội địa trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 189,5 triệu tấn, tăng 7,3%3. Thành phần của nhu cầu giao thông vận tải ở Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể, phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức trở thành một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu thương mại và hội nhập kinh tế trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu về vận tải hàng hoá, yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, đi đôi với việc bảo đảm sự phát triển cân đối hài hoà của các phương thức vận chuyển cần phải xây dựng sự phối hợp giữa các phương thức vận chuyển truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh, tăng cường kết nối vận tải đa phương thức đang là chính sách được nhà nước quan tâm triển khai thực hiện. Trong các chiến lược phát triển giao thông vận tải của Việt Nam, phát triển vận tải đa phương thức luôn được đề cập tới như một mục tiêu trong hiện đại hoá giao thông vận tải, ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, tạo lập sự kết nối giữa các phương thức vận tải nhằm xây dựng hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn và hiệu quả. 2 Số liệu của Tổng cục thống kê, nguồn: https://www.gso.gov.vn, truy cập ngày 12/1/2020. 3 Bộ công thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, tr.54,55,58.
  11. 3 Là một hình thức vận chuyển hàng hoá đặc thù dựa trên sự kết hợp của ít nhất hai phương thức vận chuyển truyền thống, vận tải đa phương thức đòi hỏi được điều chỉnh bằng những quy định pháp luật riêng nhằm giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong toàn bộ chuỗi vận tải mà không chỉ sử dụng khuôn khổ pháp lý đang được áp dụng cho từng phương thức vận chuyển riêng lẻ. Tuy nhiên, hệ thống các quy định pháp luật về vận tải đa phương thức của nước ta so với yêu cầu thực tế của vận tải đa phương thức còn chưa tương xứng, chưa thực sự đóng vai trò định hướng và thúc đẩy sự phát triển của loại hình vận chuyển hàng hoá này ở Việt Nam, cũng như chưa tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ vận tải đa phương thức. Nếu như trong khu vực, Ấn Độ từ năm 1993 đã ban hành Luật về vận tải đa phương thức (The Multimodal Transportation of Goods Act, 1993), Luật hợp đồng của Trung Quốc năm 1999 đã quy định về hợp đồng vận tải đa phương thức (Mục 4, Chương 17, Contract Law of the People’s Republic of China, 1999), Thái Lan ban hành Luật vận tải đa phương thức năm 2005 (The Multimodal Transport Act, B.E. 2548),... thì Việt Nam đến năm 2003 mới có Nghị định đầu tiên trực tiếp quy định về vận tải đa phương thức (Nghị định số 125/2003/NĐ-CP Nghị định số 87/2009/NĐ-CP) và cho đến nay vẫn chưa có Luật về vận tải đa phương thức. Đây cũng là lý do khiến các chuyên gia quốc tế đánh giá : “Xét về cơ sở hạ tầng và hành lang pháp lý, mạng lưới giao thông vận tải đa phương thức của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển”4. Việc nghiên cứu và đưa ra những đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về vận tải đa phương thức nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy phạm pháp luật về hoạt động vận chuyển hàng hoá nói chung, vận tải đa phương thức nói riêng, đáp ứng xu thế 4 Woldbank (2014), Facilitating Trade through Competitive, Low-Carbon Transport: The Case for Vietnam's Inland and Coastal Waterways, nguồn: https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/16321/9781464801051.pdf?sequenc e=1&isAllowed=y
  12. 4 phát triển của vận tải đa phương thức tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, ngoài một số ít công trình khoa học đề cập tới một vài khía cạnh của pháp luật về vận tải đa phương thức, hiện chưa có công trình khoa học nào mang tính chuyên sâu nghiên cứu xây dựng hệ thống lý luận về pháp luật về vận tải đa phương thức, nghiên cứu thực trạng pháp luật về vận tải đa phương thức của Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức, pháp luật về vận tải đa phương thức; đánh giá thực trạng pháp luật và hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức tại Việt Nam, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức. Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức ở các nội dung: khái niệm, các đặc điểm pháp lý, lịch sử hình thành, các mô hình, vai trò của vận tải đa phương thức. Thứ hai, nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật về vận tải đa phương thức, xác định các yếu tố chi phối pháp luật về vận tải đa phương thức gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ ba, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành và hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức của Việt Nam; nghiên cứu và so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác về vận tải đa phương thức.
  13. 5 Thứ tư, nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức trên cơ sở phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, đáp ứng quy luật vận động của nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Các quan điểm khoa học về vận tải đa phương thức và pháp luật về vận tải đa phương thức; hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về vận tải đa phương thức của Việt Nam; một số quy định về vận tải đa phương thức trong các điều ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về vận tải đa phương thức; thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong những năm qua. Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau: Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam. Trong luận án, tác giả có đề cập tới một số quy định pháp luật quốc tế, khu vực và pháp luật của một số quốc gia khác chỉ nhằm mục đích tham khảo và so sánh luật, thông qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Về thời gian, luận án nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (được xác định từ thời điểm khái niệm “hội nhập” được đề cập chính thức tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, năm 1996). Về nội dung, luận án nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong vận tải đa phương thức. Các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức như bảo hiểm, đại lý vận tải, xếp dỡ và giao nhận hàng hóa… sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. 4. Phương pháp nghiên cứu
  14. 6 Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, chính sách của Nhà nước về phát triển vận tải đa phương thức. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng để xem xét, đánh giá sự phát triển của vận tải đa phương thức và pháp luật về vận tải đa phương thức dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị và lịch sử của xã hội. - Phương pháp hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích các quan điểm pháp lý được sử dụng để giải quyết vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức. Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được sử dụng để khái quát hoá, đánh giá và nhận định các vấn đề thực tiễn được đề cập. - Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh luật học được sử dụng để bình luận thực trạng pháp luật trên cơ sở pháp luật của mỗi quốc gia là một hệ thống có tính mở, đồng thời vận tải đa phương thức không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà chủ yếu là vận tải đa phương thức quốc tế, do đó phải xem xét vấn đề trong sự đối chiếu và học tập kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và quốc tế. - Phương pháp diễn giải, quy nạp, dự báo được sử dụng để đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam. Trong các phương pháp trên, phương pháp hệ thống, phân tích và so sánh luật học được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dung của luận án. 5. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của Luận án Trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày một nhiều hơn vào vận tải đa phương thức với cả tư cách người kinh doanh vận tải đa phương thức, người gửi hàng và người nhận hàng hoặc các bên liên quan. Bằng việc kế thừa có chọn
  15. 7 lọc kết quả của các công trình nghiên cứu đã có, luận án có một số đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp, làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức, cụ thể: (i) Sự ra đời và phát triển của vận tải đa phương thức; (ii) Khái niệm vận tải đa phương thức; (iii) Đặc điểm pháp lý của vận tải đa phương thức; (iv) Các mô hình vận tải đa phương thức và vai trò của vận tải đa phương thức. Thứ hai, Luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận pháp luật về vận tải đa phương thức, bao gồm: (i) Khái niệm pháp luật vận tải đa phương thức; (ii) Cấu trúc hình thức và nội dung của pháp luật về vận tải đa phương thức; (iii) Nguyên tắc của pháp luật về vận tải đa phương thức; (iv) Sự phát triển của pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam; (v) Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về vận tải đa phương thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ ba, Luận án đã làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trên các phương diện: (i) Về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức; (ii) Về chủ thể quan hệ vận tải đa phương thức; (iii) Về hợp đồng vận tải đa phương thức; (iv) Giải quyết tranh chấp về VTĐPT. Bốn là, Luận án đã chỉ ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Với những kết quả đạt được, Luận án là tài liệu có giá trị tốt để các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp tham khảo trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực vận tải nói chung và vận tải đa phương thức nói riêng, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về vận tải đa phương thức; Luận án cung cấp nguồn tư liệu tin cậy phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về vận tải đa phương thức. 6. Kết cấu của Luận án
  16. 8 Ngoài Phần mở đầu, phần tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cơ cấu thành ba chương với các nội dung cụ thể sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức và pháp luật về vận tải đa phương thức Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vận tải đa phương thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
  17. 9 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Khái quát về tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và Việt Nam 1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.1.1. Về lịch sử hình thành và phát triển của vận tải đa phương thức Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu đề cập tới những vấn đề lý luận về vận tải đa phương thức (VTĐPT) khá phong phú và nghiên cứu ở trên nhiều khía cạnh, từ lịch sử hình thành và phát triển của VTĐPT, khái niệm, đặc điểm, xu hướng phát triển… Trên cơ sở kết quả của công trình Luận án tiến sĩ tại trường Đại học Erasmus Rotterdam năm 2009, Marian Hoeks đã cho ra đời cuốn sách “Multimodal Transport Law: The law applicable to the multimodal contract for the carriage of goods”5 (“Luật vận tải đa phương thức: Luật áp dụng cho hợp đồng vận tải đa phương thức hàng hóa”). Trong cuốn sách này, Marian Hoeks gắn sự ra đời và phát triển của VTĐPT với quá trình công-ten-nơ (container) hóa trong vận tải hàng hóa. Mặc dù, theo Marian Hoeks, việc sử dụng container trong VTĐPT không phải là điều cần thiết, tuy nhiên từ cuộc cách mạng container vào những năm 1950, VTĐPT đã gia tăng đáng kể. Quan điểm này cũng đã được thừa nhận trong một số công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu như: “Multimodal Transport corridors in South East Asia: A case study approach”6 (“Hành lang vận tải đa phương thức Đông Nam Á: Tiếp cận nghiên cứu điển hình”), của Ruth Banomyong; "Towards a modern role for liability in multimodal transport law"7 (“Hướng tới vai trò mới của trách nhiệm pháp lý trong pháp luật vận tải đa 5 Marian Hoeks (2010), “Multimodal Transport Law: The law applicable to the multimodal contract for the carriage of goods”, Published by Kluwer Law International. 6 Ruth Banomyong (2010), “Multimodal transport corodors in South East ASEAN: a case study approach”, Thesis Submitted in Candidature for the Degree of Philosophiae Doctor of the University of Wales. 7 Christine Besong (2007), “Towards a modern role for liability in multimodal transport law”, University of London For the degree of Doctor of Philosophy.
  18. 10 phương thức”) của Christine Besong; “Multimodal cargo carrier liability and insurance: in search of suitable regime”8(“Bảo hiểm và trách nhiệm của người vận chuyển đa phương thức: tìm kiếm một chế độ phù hợp”) của Caroline Colebunders. Theo tài liệu tập huấn“Multimodal Transport Law and Operations” (“Pháp luật VTĐPT và Thi hành”) thuộc dự án Phát triển nguồn nhân lực bền vững trong dịch vụ Logistics cho các nước thành viên ASEAN năm 20149, các mô hình vận tải đã được thay đổi dần và đặc biệt là khi container hóa được thực hiện. Một số khái niệm vận chuyển hàng hóa sử dụng container đã biến mất. Bắt đầu từ vận tải đơn thức, những người vận chuyển nói chung, được gọi với tên gọi là chủ tàu vận chuyển container từ cảng đến cảng, mô hình vận tải đã được phát triển và trở thành vận tải kết hợp (liên hợp) và cuối cùng là VTĐPT. Chìa khóa của sự khác biệt giữa vận tải kết hợp và vận tải đa phương thức là việc xử lý hàng hóa trong suốt hành trình vận chuyển. Ngoài ra, lịch sử phát triển của VTĐPT còn được nghiên cứu ở từng phạm vi cụ thể như bài viết “Intermodal transportation in Historical perspective”10 (“Vận tải đa phương thức dưới góc độ lịch sử”) của tác giả Authur Donovan, nghiên cứu lịch sử phát triển của VTĐPT tại Mỹ bắt đầu từ những năm 1960. 1.1.1.2. Về khái niệm và đặc điểm của vận tải đa phương thức Trong những công trình nghiên cứu về VTĐPT ngoài nước, khái niệm vận tải đa phương thức luôn là vấn đề được tập trung nghiên cứu dù nghiên cứu dù ở khía cạnh kinh tế hay pháp lý, nghiên cứu chung về VTĐPT hay ở từng vấn đề đơn lẻ của VTĐPT. Nhiều công trình nghiên cứu có sự thống nhất trong việc sử dụng định nghĩa được ghi nhận trong Công ước của Liên Hợp quốc về VTĐPT 8 Caroline Colebunders (2013), Multimodal cargo carrier liability and insurance: in search of suitable regime, Master of Laws in Laws, Gent University, Vương quốc Bỉ. 9 Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF) (2014), Tài liệu tập huấn “Multimodal Transport Law and Operations”, Dự án Sustainable Human Resource Development in Logistics Services for ASEAN Member States. 10 Transportation Law Journal, University of Denver, Sturm College of Law, volume 27/2000, tr.317-344.
  19. 11 quốc tế năm 1980 (United Nations Convention on International Multimodal Transport of Goods). Theo đó “Vận tải đa phương thức là vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, từ một địa điểm ở một nước nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng hoá đến một địa điểm được chỉ định giao hàng ở một nước khác” (Nguyên bản tiếng Anh: “‘International multimodal transport’ means the carriage of goods by at least two different modes of transport on the basis of a multimodal transport contract from a place in one country at which the goods are taken in charge by the multimodal transport operator to a place designated for delivery situated in a different country”). Ruth Banomyong khẳng định định nghĩa VTĐPT (Multimodal Transport) không phải là mới, những nỗ lực đầu tiên để thiết lập một chế độ pháp lý cho VTĐPT đã được Viện quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư (UNIDROIT) thực hiện vào những năm 1930. Mặc dù thuật ngữ này được đưa vào Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về VTĐPT quốc tế năm 1980, thuật ngữ này chính thức đạt được sự công nhận pháp lý vào ngày 1/1/1992 cùng với việc giới thiệu Bản quy tắc của UNCTAD/ICC về VTĐPT11. Trong các cuốn sách “Multimodal Transport Law: The law applicable to the multimodal contract for the carriage of goods” (“Luật vận tải đa phương thức: Luật áp dụng cho hợp đồng vận tải đa phương thức hàng hóa”) của Marian Hoeks, “Multimodal Transport rule” (“Quy tắc vận tải đa phương thức”) của Hugh M. Kindred, Mary R. Brooks, “Multimodal Transport: carrier liability and documentation” (“Vận tải đa phương thức: trách nhiệm người vận chuyển và chứng từ vận tải”), của De Wit Ralph, … các khái niệm cơ bản của VTĐPT đã được các tác giả đề cập tới chủ yếu dựa trên định nghĩa được ghi nhận trong các điều ước quốc tế (Công ước của Liên Hợp quốc về VTĐPT quốc tế năm1980, Bản 11 Ruth Banomyong (2010), Multimodal transport corodors in South East ASEAN: a case study approach, Thesis Submitted in Candidature for the Degree of Philosophiae Doctor of the University of Wales, tr.16.
  20. 12 quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ VTĐPT năm 1992). Việc viện dẫn những định nghĩa được ghi nhận trong các điều ước quốc tế cũng được thực hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác sau này. Tài liệu tập huấn “Multimodal Transport Law and Operations” (“Pháp luật VTĐPT và Thi hành”) đặt vấn đề định nghĩa vận tải đa phương thức ở góc độ pháp luật nêu ra VTĐPT “là một hợp đồng vận chuyển hàng hoá có chứa đựng một cam kết của một người vận chuyển được gọi người kinh doanh vận tải đa phương thức và thực hiện vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau từ nơi nhận hàng để vận chuyển tới một nơi để giao hàng” (Nguyên bản tiến Anh: “By legal definition, Multimodal transport is a contract for carriage of goods contains an undertaking by a carrier so called the Multimodal Transport Operator and perform carriage of goods by at least two different modes of transport from the place where the goods are taken in charge to a place for delivery”)12. Bên cạnh đó, một số tác giả đã đưa ra những định nghĩa riêng về VTĐPT như trong bài viết “Developing a Standard Definition of Intermodal Transportation”13 (“Xây dựng định nghĩa chuẩn về vận tải đa phương thức”) của nhóm tác giả W. Brad Jones, C. Richard Cassady, Royce O.Bowden. Trong bài viết của mình, các tác giả đã thực hiện việc so sánh, phê bình các định nghĩa về VTĐPT, từ đó phát triển và đưa ra định nghĩa “chuẩn” về VTĐPT theo quan điểm riêng làm nền tảng cho việc nghiên cứu về vấn đề này. Nhóm tác giả thông qua việc phân tích định nghĩa VTĐPT đưa ra bởi các cơ quan, tổ chức, các công ty như: Bộ Giao thông vận tải Mỹ (the United States Department of Transportation - USDOT), Cục quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ (US Federal Highway Administration), Công ty vận tải CNC,… từ đó rút ra nhận xét chung và xây dựng 12 Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF) (2014), Tài liệu tập huấn “Multimodal Transport Law and Operations”, Dự án Sustainable Human Resource Development in Logistics Services for ASEAN Member States, 2014, tr.5. 13 Transportation Law Journal, University of Denver, Sturm College of Law, volume 27/2000, tr.345-352.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0