Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
lượt xem 16
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu" là đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế cũng như sự tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – năm 2022
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Lê Mai Thanh 2. TS Nguyễn Am Hiểu HÀ NỘI - năm 2022 HÀ NỘI - năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, thông tin nêu trong luận án là trung thực, chính xác. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Lan Phương
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy, cô hướng dẫn là PGS.TS Lê Mai Thanh và TS Nguyễn Am Hiểu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi suốt thời gian thực hiện luận án. Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội, các thầy, cô ở Khoa Luật, Học viện Khoa học Xã hội đã chỉ bảo, góp ý, hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm tư liệu cũng như nâng cao phương pháp, kỹ năng viết luận án. Xin cảm ơn những anh chị em đồng nghiệp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cổ vũ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, tiếp sức cho tôi để vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Lan Phương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................... 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................ 28 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................ 30 CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU ................................................................................................................. 34 2.1. Lý luận về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ..................................................... 34 2.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ....... 60 2.3. Nội dung của pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu .......................... 63 2.4. Cơ sở pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ....................................... 65 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................. 69 3.1 Quá trình phát triển luật sở hữu trí tuệ hiện hành điều chỉnh việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ............................................................................................. 69 3.2. Thực trạng pháp luật về nội dung chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam ................................................................................. 72 3.3. Thực trạng pháp luật về hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam ................................................................................. 96 3.4. Thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ..................................................................................................................... 113 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU.................. 120 4.1. Phướng hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ..................................................................................................................... 120 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và nâng cao hiệu quả chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu ................................ 123 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................... 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 151
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự BMKD Bí mật kinh doanh CTCP Công ty cổ phần CDĐL Chỉ dẫn địa lý CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương KDCN Kiểu dáng công nghiệp NQTM Nhượng quyền thương mại SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ TAND Toà án nhân dân TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSTT Tài sản trí tuệ TSVH Tài sản vô hình
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã được đăng ký ............................................................................................................................. 88 Hình 2.2. Số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký .................................................................................................................................105 Hình 2.3. Số lượng các đối tượng của quyền SHCN được đăng ký chuyển quyền sử dụng ........................................................................................................................106 Hình 2.4. Số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu .................................................................................................................................107
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như tham gia các điều ước quốc tế như Công ước Paris về bảo hộ SHCN, Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương, song phương và khu vực mà đặc biệt là ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới trong đó vấn đề SHTT luôn là nội dung quan trọng và không thể thiếu. Với việc tham gia các diễn đàn này đặt ra thách thức cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật SHTT nói chung và pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói riêng để đáp ứng được với yêu cầu của hội nhập quốc tế. Pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước và được lồng ghép trong các quy định về chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN nói chung được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Cuối cùng, Luật SHTT được ban hành năm 2005 (được sửa đổi năm 2009 và năm 2019) đã điều chỉnh giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong một văn bản thống nhất trên cơ sở đáp ứng nhu cầu cơ bản của đời sống xã hội. Hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu diễn ra khá sôi động ở Việt Nam kể từ trước và sau khi Luật SHTT ra đời năm 2005. Tuy nhiên, Việt Nam chưa hình thành được một thị trường chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu để thúc đẩy hiệu quả của các giao dịch trên. Ngoài ra, qua quá trình thi hành, thực tiễn liên quan đến các giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đã vượt ra khỏi những dự liệu của những nhà làm luật đồng thời pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu còn bộc lộ những vướng mắc, bất cập nhất định cần phải sửa đổi để đáp ứng các nhu cầu của thực tiễn cũng như đảm bảo thi hành các cam kết về SHTT trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
- Để thúc đẩy hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu mạnh mẽ và có hiệu quả hơn nữa thì việc hoàn thiện pháp luật thích ứng các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế cũng như loại trừ những quy định không phù hợp, thiếu hiệu quả, mâu thuẫn gây cản trở cho các giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu giữa các bên chủ thể là việc làm cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, có một số công trình nghiên cứu dưới dạng sản phẩm khoa học khác nhau về nội dung quyền SHTT nói chung trong đó có vấn đề khai thác quyền đối với nhãn hiệu cũng như các công trình nghiên cứu về NQTM có nội dung về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, các công trình đã công bố vẫn chưa thực sự luận giải toàn bộ các yêu cầu lý luận và thực tiễn cũng như giải mã những bất cập pháp luật trong các quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Bên cạnh đó, các công trình đã công bố tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa chú trọng đến tính thích ứng của pháp luật Việt Nam bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế cũng như chú trọng bảo đảm quyền tự do lựa chọn nội dung và hình thức cho các giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Bởi vậy, cần có thêm những công trình khoa học pháp lý chuyên biệt nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhằm thúc đẩy các giao dịch tư giữa các bên chủ thể trong quá trình khai thác sử dụng nhãn hiệu trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu” là rất cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng những đòi hỏi về lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, phát triển của Việt Nam. 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế cũng như sự tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Một là, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định được nội dung nghiên cứu của luận án; Hai là, phân tích, luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; Ba là, trên cơ sở lý luận, đánh giá được thực trạng pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu dựa trên nhu cầu thực tế cũng như đòi hỏi từ các cam kết quốc tế của Việt Nam. Qua đó, nhận diện được những thành tựu cũng như những bất cập của pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam để làm tiền đề đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Bốn là, định hướng chung để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và kiến nghị các giải pháp để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bao gồm pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: từ khi Luật SHTT ra đời năm 2005 đến nay. Riêng đối với những nội dung liên quan đến hình thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, cụ thể là các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu phải 3
- đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba, trong luận án chỉ nghiên cứu các hợp đồng này đến năm 2018 vì sự thay đổi trong các quy định của Luật SHTT từ năm 2019 đã có những thay đổi với các yêu cầu không phải đăng ký các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nữa. - Phạm vi về không gian: thực tiễn chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. - Phạm vi về nội dung: Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu mà không bao gồm chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cũng như chuyển quyền sử dụng đối với các đối tượng SHCN khác. Do đây là một đề tài rộng và phức tạp nên tác giả chỉ thực hiện luận án này trong phạm vi những vấn đề được nhìn nhận từ góc độ pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được sử dụng trong môi trường kinh doanh truyền thống mà không chú trọng đến thực tiễn sử dụng nhãn hiệu trong môi trường thương mại điện tử. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng bao quát trong tất cả các chương, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phương pháp hệ thống: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 3 của luận án nhằm nhận diện được cơ sở lý luận về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu và đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. - Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và 3 của luận án để nhận diện được thực trạng pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, từ đó đưa ra những đề xuất có giá trị tham 4
- khảo cho Việt Nam. - Phương pháp thống kê: được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay. - Phương pháp xã hội học pháp luật: được sử dụng trong chương 2, 3, 4 của luận án nhằm tìm hiểu mối liên hệ nền tảng của chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. - Phương pháp liên ngành kinh tế - luật: được sử dụng chủ yếu trong chương 2, 3, 4 nhằm nhận diện những đặc điểm và cơ chế pháp lý về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam, lý giải mối quan hệ của chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu với các yếu tố kinh tế, xã hội. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, luận án “Pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu” có những đóng góp mới sau: Thứ nhất, luận án tiếp cận vấn đề chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu dưới góc nhìn của pháp luật điều chỉnh nội dung (quyền và nghĩa vụ các bên) và hình thức (hiệu lực của các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng) của các giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cũng như xác định tranh chấp và giải quyết tranh chấp về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu còn được nhìn nhận một cách toàn diện cùng với việc so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. Thứ hai, luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đồng thời làm rõ được lý luận pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Trong đó tập trung làm rõ nội dung và các hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; trên cơ sở đó làm rõ nội dung của pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Thứ ba, luận án là công trình nghiên cứu công phu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: thực trạng pháp 5
- luật điều chỉnh nội dung và hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu; thực trạng giải quyết tranh chấp về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra: (1) Những hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật SHTT và pháp luật liên quan dựa trên nhu cầu thực tiễn cũng như các cam kết quốc tế có liên quan của Việt Nam; (2) Những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình thực hiện pháp luật dựa trên hiệu quả điều chỉnh các giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Thứ tư, đề xuất phương hướng cũng như giải pháp từ tổng thể đến cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền quyền sử dụng đối với nhãn hiệu trong thời gian tới và các giải pháp để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Đây là những giải pháp mang tính toàn diện từ thể chế, thiết chế đến các biện pháp đảm bảo thực hiện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và cập nhật về pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Với phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, luận án góp phần hình thành luận cứ, khung lý thuyết cơ bản đầy đủ về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Qua đó cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nội dung của luận án có thể là tài liệu khoa học góp phần vào quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trên tinh thần đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích của các chủ thể quyền trong giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và phù hợp với các cam kết quốc tế. Luận án cũng góp phần xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu về thực trạng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu góp phần cung cấp các thông tin toàn diện, chi tiết cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý 6
- và các bên chủ thể... cho hoạt động khoa học, quản lý và kinh doanh liên quan đến chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã được công bố; phần nội dung của luận án được kết cấu gồm 04 chương và 01 phụ lục như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Chương 2: Lý luận pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Chương 3: Thực trạng pháp luật về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Phụ lục: Một số hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu 7
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nhãn hiệu Việc nghiên cứu về nhãn hiệu luôn được các học giả, các nhà khoa học nước ngoài cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về lĩnh vực này, trong đó tập trung chủ yếu đến việc chỉ ra bản chất, chức năng của nhãn hiệu, phân loại nhãn hiệu, phân biệt nhãn hiệu với các đối tượng khác của quyền SHTT, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu... Đáng chú ý nhất có thể kể đến các công trình của các học giả nước ngoài như: Năm 2009, Hiệp hội Toà án Hoa Kỳ đã xuất bản cuốn sách chuyên khảo What is a trademark? (Nhãn hiệu là gì?) [71] đã chỉ ra bản chất của nhãn hiệu, quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid, cách thức sử dụng nhãn hiệu, khai thác nhãn hiệu như một loại tài sản (gồm chuyển giao quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu), xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Cũng đưa ra những phân tích về bản chất và chức năng của nhãn hiệu, các loại nhãn hiệu, các dấu hiệu không được thừa nhận là nhãn hiệu, năm 2010, tác giả Tobias Cohen Jehoram, Constant Van Nispen và Tony Huydecoper đã viết cuốn sách chuyên khảoEuropean Trademark Law: Community Trademark Law and Harmonized National Trademark Law (Luật Nhãn hiệu Châu Âu: Luật Nhãn hiệu cộng đồng và sự hoà hợp với Luật Nhãn hiệu quốc gia) [87] để chỉ ra các quy định này theo Luật Nhãn hiệu Châu Âu. Cuốn sách cũng làm sáng tỏ nội dung của các điều ước quốc tế về nhãn hiệu như Hiệp định Paris, Hiệp định TRIPs, Thoả ước và Nghị định thư Madrid, Bảng phân loại quốc tế Nice; nêu ra quy định pháp lý của cộng đồng chung Châu Âu về nhãn hiệu. Cuốn sách cũng đưa ra những so sánh 8
- nhãn hiệu với một số khái niệm khác liên quan như “trade dress”, quyền tác giả, các chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý. Năm 2016, luật sư Richard Stim đã xuất bản cuốn sách chuyên khảo Patent, Copyright & Trademark (Sáng chế, Quyền tác giả & Nhãn hiệu) [84] đã nêu ra những vấn đề cơ bản về sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong phần pháp luật về nhãn hiệu, tác giả đã tập trung giới thiệu về khái niệm nhãn hiệu, phân loại nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ. Các công trình trong nước nghiên cứu công bố tại Việt Nam về nhãn hiệu cũng tương đối đồ sộ, trong đó có thể kể tới: Cuốn sách chuyên khảo Sở hữu trí tuệ - một công cụ phát triển kinh tế hữu hiệu của tác giả Kamil Idris xuất bản năm 2004 [25] đã nêu ra những vấn đề cơ bản về SHTT: bối cảnh lịch sử; tác động của tăng trưởng kinh tế và tri thức đến SHTT; các đối tượng của quyền SHTT trong đó có nhãn hiệu và thực thi quyền SHTT. Cũng năm 2004, tập thể các tác giả Đinh Văn Thanh và Đinh Thị Hằng cũng xuất bản cuốn sách chuyên khảo Nhãn hiệu hàng hoá trong pháp luật dân sự [56], của tác giả để đưa ra các kiến thức cơ bản về nhãn hiệu hàng hoá, phân tích các quy định của Bộ luật dân sự 1995 về nhãn hiệu hàng hoá. Đây là những quy định pháp luật về nhãn hiệu trước khi có Luật SHTT ra đời năm 2005. Năm 2006, tác giả Lê Mai Thanh trong luận án tiến sĩ của mình về Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam [54] đã tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nhãn hiệu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam như: vai trò, ý nghĩa của nhãn hiệu, phân tích khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật của Pháp, Đức, Hoa Kỳ... từ đó tác giả phân loại nhãn hiệu theo tính chất các dấu hiệu được sử dụng, theo phạm vi hàng hoá hoặc dịch vụ được bảo hộ và phân loại nhãn hiệu theo chức năng và cách thức sử dụng nhãn hiệu. Ngoài ra, luận án còn phân biệt nhãn hiệu với các đối tượng khác có liên quan như thương hiệu, nhãn hàng hoá và chỉ dẫn địa lý. 9
- Cùng năm 2006, tác giả Nguyễn Văn Luật trong Luận án tiến sĩ Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam [27] đã phân tích khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật quốc tế, Châu Âu, Hoa Kỳ, Đức, Australia và Việt Nam; phân tích và làm sáng tỏ chức năng của nhãn hiệu; chỉ ra các loại nhãn hiệu như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng; phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại, nhãn hàng hoá và thương hiệu. Luận án tiến sĩ Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam của tác giả Vương Thanh Thúy [59] đã khảo sát khung pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ và Châu Âu về dấu hiệu mang chức năng. Luận án cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị về việc quy định dấu hiệu này trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam từ kinh nghiệm đúc rút của Hoa Kỳ, Châu Âu và trên nền tảng kinh tế, xã hội và đặc trưng của Việt Nam. Ngoài các luận án tiến sĩ nghiên cứu về nhãn hiệu thì còn có các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nhãn hiệu. Có thể kể tới các công trình luận văn thạc sĩ tiêu biểu như: Ngô Quỳnh Hoa (2005), Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Thị Hồng (2008), Xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Kiều Oanh (2014), Những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học Luật Hà Nội; Đàm Thị Diễm Hạnh (2009), Nhãn hiệu có khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng dưới góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, Đại học Luật Hà Nội. Qua các công trình luận văn thạc sĩ của mình, các tác giả đã nêu ra và luận giải được khái niệm về nhãn hiệu, các quy định của pháp luật Việt Nam về việc xác định điều kiện bảo hộ nhãn hiệu, các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu. Các bài công trình, bài nghiên cứu công bố trên tạp chí nghiên cứu về nhãn hiệu cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể kể tới các bài nghiên cứu tiêu biểu 10
- của các tác giả: Vũ Thị Hải Yến về “Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá trong Bộ luật dân sự”, Tạp chí Luật học số 3/2003, tr.86-91; Lê Mai Thanh về “Nhãn hiệu và các khái niệm pháp lý khác có liên quan”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2006, tr.56-58; Đàm Thị Diễm Hạnh về “Xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong Luật SHTT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8 tháng 4/2010 (169), tr.56-59; Lê Hồng Hạnh về “Thương hiệu hay Nhãn hiệu”, Tạp chí Luật học số 6/2003, tr.19-25; Nguyễn Thị Quế Anh về “Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội – Luật học số 26 (2010), tr.99-107. Các công trình này nghiên cứu, phân tích khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam, phân biệt nhãn hiệu với các đối tượng khác có liên quan và phân loại nhãn hiệu. 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Các công trình nghiên cứu nước ngoài về quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã đưa ra được việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật của các quốc gia trên thế giới, trong đó có thể kể đến pháp luật của Hoa Kỳ, pháp luật Châu Âu như: Luận án Trademark protection and freedom of expression – An inquiry into the conflict between trademark rights and freedom of expression under European, German and Dutch Law (Bảo hộ nhãn hiệu và sự tự do trong diễn đạt –một câu hỏi về sự xung đột giữa các quyền đối với nhãn hiệu và sự tự do trong diễn đạt theo Pháp luật Châu Âu, Đức và Hà Lan) của tác giả Wolfgang Sakulin [95] đã giới thiệu về việc bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Châu Âu, Đức và Hà Lan, phạm vi quyền đối với nhãn hiệu, sự giới hạn quyền đối với nhãn hiệu, sự tự do trong diễn đạt (freedom of expression) như một sự giới hạn có thể đối với quyền đối với nhãn hiệu, sự cân bằng giữa quyền đối với nhãn hiệu và sự tự do trong diễn đạt (freedom of expression). Cũng giới thiệu về quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Châu Âu, cuốn sách chuyên khảo European Trademark Law: Community 11
- Trademark Law and Harmonized National Trademark Law (Luật nhãn hiệu Châu Âu: Pháp luật cộng đồng và sự hoà hợp với pháp luật quốc gia về nhãn hiệu) của tác giả Tobias Cohen Jehoram, Constant Van Nispen và Tony Huydecoper được xuất bản năm 2010 [87] đã một khía cạnh khác đó là: các điều kiện để xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật Châu Âu; phạm vi và nội dung của quyền SHCN đối với nhãn hiệu; hạn chế quyền và mất quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Năm 2016, cuốn sách chuyên khảo Trademark Law: Protection, Enforcement and Licensing (Pháp luật về Nhãn hiệu: Bảo hộ, Thực thi và Chuyển quyền sử dụng), của tác giả Adam L. Brookman và Boyle Fredrickson, S.C. được xuất bản bởi nhà xuất bản Wolter Kluwer [73] đã nêu ra những chức năng cơ bản của nhãn hiệu, các chiến lược pháp lý và kinh doanh cho việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu. Đặc biệt cuốn sách chỉ ra việc bảo hộ, khai thác và duy trì quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ bao gồm: bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật chung, pháp luật của bang và pháp luật của Liên bang tại Hoa Kỳ; các thủ tục để xác lập quyền đối với nhãn hiệu, thủ tục để tiến hành phản đối và huỷ bỏ quyền đối với nhãn hiệu của chủ thể khác. Ở Việt Nam, từ những năm cuối của quá trình đàm phán gia nhập WTO trở lại đây, vấn đề quyền SHTT được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là vấn đề quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Vì vậy, các công trình nghiên cứu, các bài viết về quyền SHCN đối với nhãn hiệu tương đối là toàn diện như: Cuốn sách chuyên khảo, Hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam của tác giả Kiều Thị Thanh [55] đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật SHTT Việt Nam và tiến trình thi hành Hiệp định TRIPS ở Việt Nam trong đó vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu được chú trọng phân tích. Luận án tiến sĩ của tác giả Somdeth Keovongsack So sánh pháp luật của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội [63] đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, chỉ ra thực trạng 12
- pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam, đưa ra những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá từ kinh nghiệm của Việt Nam. Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Mai Thanh năm 2006 Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam [54] đã nghiên cứu và xác định nguyên tắc bảo hộ quyền SHCN đối với chủ sở hữu nhãn hiệu dựa trên sự đăng ký đầu tiên thông qua xét nghiệm nội dung, đảm bảo tính phân biệt của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu. Luận án cũng chỉ ra thực trạng và đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Luật về Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam [27] cũng đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa, tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, chỉ ra thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam. Ngoài các luận án tiến sĩ kể trên còn có rất nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó cần phải kể tới các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam như: Vũ Thị Hải Yến (2001), Một số vấn đề về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam theo quy định của pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thị Hằng (2004), Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội; Trần Nguyệt Minh (2004), Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Hồ Ngọc Hiển (2004), Pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Đại học Luật Hà Nội; Hà Thị Nguyệt Thu (2005), Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Lã Thị Xuân Anh (2005), Chế độ pháp lý về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 92 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 206 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
197 p | 111 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
158 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 67 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 76 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 68 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quan hệ giữa luật tục và pháp luật từ thực tiễn các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ
178 p | 29 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoạt động chứng minh của luật sư trong xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn các tỉnh Tây Nam Bộ
185 p | 32 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Đảm bảo quyền con người thông qua hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
336 p | 16 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nguyễn Thành Luân
210 p | 40 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 60 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền sở hữu trí tuệ trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh
26 p | 44 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn