Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 7
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội" trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng; Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng; Thực trạng phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội; Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THẾ CÔNG PHÒNG NGỪA TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THẾ CÔNG PHÒNG NGỪA TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số : 93 80 105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Võ Khánh Vinh 2. PGS.TS. Mai Đắc Biên HÀ NỘI, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trên bất cứ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG .............. 10 1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài ...................................................... 16 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu ................................................................................................. 25 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG .......................................................... 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng .................................................................................................. 29 2.2. Cơ sở phòng ngừa và các nguyên tắc của phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng........................................................................................ 45 2.3. Nội dung, chủ thể, biện pháp phòng ngừa và mối quan hệ giữa các chủ thể trong phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng ............................ 56 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 70 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................. 71 3.1. Thực trạng nhận thức về phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội................................................. 71 3.2. Thực trạng về lực lƣợng và cơ chế phối hợp trong ngừa tội gây rối trật tự công cộng........................................................................................ 80 3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng .................................................................................. 87 3.4. Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................. 96
- 3.5. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, những hạn chế thiếu sót và nguyên nhân trong phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................. 115 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 124 Chƣơng 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHÒNG NGỪA TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................. 126 4.1. Dự báo tình hình tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội .......... 126 4.2. Các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................... 133 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 165 KẾT LUẬN .................................................................................................. 166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................... 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 170 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 187
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trật tự công cộng là một trạng thái xã hội vận động ổn định, các mối quan hệ xã hội diễn ra tuần tự và thuận lợi từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Vì vậy, phòng ngừa các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm trật tự công cộng, nhất là phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng có ý nghĩa quan trọng trong quản lý xã hội, thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và góp phần làm giảm tình hình tội phạm. Hà Nội với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nƣớc. Xuất phát từ đặc điểm tội gây rối trật tự công cộng thƣờng diễn ra tại nơi công cộng, có nhiều khả năng gây tập trung đông ngƣời, cản trở các hoạt động công cộng, ảnh hƣởng tiêu cực đến “bộ mặt” của Thủ đô, gây dƣ luận xấu trong cộng đồng dân cƣ. Do đó, phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng là một yêu cầu tất yếu đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan chức năng, huy động đa dạng các nguồn lực trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ quan trọng từ Nhân dân để làm giảm thiểu tình hình tội gây rối trật tự công cộng cũng nhƣ hậu quả, thiệt hại do hành vi phạm tội gây rối gây ra. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng nói riêng. Áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa xã hội nhƣ: biện pháp kinh tế - xã hội; biện pháp văn hóa, giáo dục… và các biện pháp phòng ngừa chuyên môn của các cơ quan chức năng, kết quả của những biện pháp này đƣợc phản ánh thông qua nhận thức của ngƣời dân về tội gây rối trật tự công cộng, tình hình tội gây rối trật tự công cộng. Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy tình hình tội gây rối trật tự công cộng còn rất phức tạp: từ năm 2013 đến hết năm 2022, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 65.063 vụ án trong đó có 481 vụ án tội gây rối trật tự công cộng. Nếu xét riêng về số lƣợng thì tội gây rối trật tự công cộng chỉ chiếm 0,74% tổng số vụ án nhƣng có ảnh hƣởng sâu rộng đến sinh hoạt, đời sống của các cộng đồng dân cƣ và hoạt động quản lý xã hội. Với đặc thù vốn có của mình, tội gây rối trật tự công cộng có tỷ lệ đồng phạm chiếm 54,88%, trong đó 15% có quy mô lớn từ 20 bị cáo trở lên, 37% số vụ xuất phát từ tranh chấp đất đai, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế kéo dài không đƣợc giải quyết triệt để dẫn đến phát sinh hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng. Bên cạnh đó, 45% số vụ phạm tội gây rối trật tự công cộng xuất phát từ những mâu thuẫn trong sinh hoạt, đời sống bột phát hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng. 1
- Từ năm 2013 đến năm 2022 đã xảy ra 481 vụ án gây rối trật tự công cộng với 2008 bị cáo, đánh giá về diễn biến của tình hình tội gây rối trật tự công cộng có xu hƣớng tăng, năm 2013 xảy ra 43 vụ án gây rối trật tự công cộng thì những năm gần đây nhƣ năm 2021 xảy ra 67 vụ án gây rối trật tự công cộng, năm 2022 xảy ra 72 vụ án gây rối trật tự công cộng tăng 29 vụ án tƣơng đƣơng với gia tăng 167,44% số vụ án so với năm 2013. Về số bị cáo, năm 2013 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử 153 bị cáo, năm 2021 ra tăng đến 267 bị cáo, riêng năm 2022 có mức gia tăng cao với 467 bị cáo. Đánh giá trong giai đoạn nghiên cứu, khảo sát mỗi năm trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra khoảng 40 vụ án gây rối trật tự công cộng và có xu thế ra tăng nhanh trong những năm gần đây. Từ việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng đã nâng cao nhận thức của Nhân dân trong phòng ngừa tội này, đồng thời các cơ quan nhà nƣớc đã quan tâm hơn nữa đến thực hiện các biện pháp phòng ngừa và phần nào kiểm soát đƣợc tình hình tội gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, qua những thống kê nói trên cho thấy hoạt động phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ yêu cầu đề ra, nhiều vấn đề vƣớng mắc, khó khăn trên các phƣơng diện nguồn lực, tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng đã và đang đòi hỏi phải có sự đánh giá, khắc phục. Tình hình phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gặp phải những khó khăn từ sự mở rộng nhanh chóng về quy mô dân số, phạm vi đô thị tại Hà Nội đã hình thành số lƣợng lớn những nơi công cộng, địa bàn công cộng có tập trung đông ngƣời, diễn ra nhiều hoạt động xã hội với sự đa dạng về các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình tham gia hoạt động xã hội đó có thể xuất hiện những mâu thuẫn dẫn đến xung đột và bột phát hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng. Nhiều nguyên nhân trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội chƣa đƣợc phát hiện, tháo gỡ kịp thời, còn tiềm ẩn những xung đột về mặt lợi ích bao gồm lợi ích tập thể, lợi ích công đồng có thể dẫn tới những vụ án gây rối trật tự công cộng trên quy mô lớn. Cơ sở pháp lý liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng còn có một số điểm chƣa rõ ràng và cụ thể gây khó khăn và giảm hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng. Trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật vận hành nền kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tiềm ẩn những bất cập gây “bức xúc”, mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân. Văn hóa, giáo dục từng bƣớc đƣợc nâng cao nhƣng không đồng đều, vẫn còn một bộ phận công dân ít hiểu biết pháp luật, có ý thức pháp luật kém, coi thƣờng trật tự, kỷ cƣơng trong đó có trật tự công cộng, trong đó một số ngƣời có 2
- xu hƣớng sử dụng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột làm xuất hiện các hành vi phạm tội gây rối trật tự công cộng. Mặt khác, nghiên cứu phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên một địa bàn có mức độ đô thị hóa cao, đa dạng về các loại hình văn hóa, kinh tế - xã hội nhƣ thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết những vấn đề nảy sinh thực tế tình hình tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng tại những địa phƣơng tƣơng tự, đƣa ra những giải pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng có hiệu quả trên thực tiễn. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài tiến sĩ: “Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án hƣớng đến mục đích xây dựng đƣợc khung lý thuyết về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng nói chung, đồng thời dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết, đánh giá thực tiễn phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đƣa ra hệ thống các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một là, nghiên cứu, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc và ngoài nƣớc có liên quan đến phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó rút ra những vấn đề cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu, phát triển trong luận án; - Hai là, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng, bao gồm các vấn đề về tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên tất cả các phƣơng diện lý luận, nhƣ: khái niệm, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc phòng ngừa, chủ thể phòng ngừa, cơ sở phòng ngừa, nội dung phòng ngừa; Các yếu tố ảnh hƣởng tới phòng ngừa và các biện pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng đƣợc nghiên cứu và luận giải dƣới góc độ chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. - Ba là, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến năm 2022, bao gồm thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới phòng ngừa; thực trạng nhận thức về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng; thực trạng các biện pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công 3
- cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và phân tích những nguyên nhân của các hạn chế, thiếu sót đó. - Bốn là, dự báo tình hình phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đƣa ra hệ thống các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các quan điểm khoa học, lý luận về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng. Nghiên cứu các chính sách, quy định của pháp luật của nhà nƣớc về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng nói chung và chính sách, quy định trong phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng của thành phố Hà Nội nói riêng. Khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận án đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. - Về nội dung: Luận án nghiên cứu tổng thể về lý luận phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng; nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội; dự báo và đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về chủ thể: Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; các cơ quan tƣ pháp; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể khác có liên quan và quần chúng nhân dân. - Về địa bàn nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013 - 2022. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để đạt đƣợc mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; Những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phòng, chống tội phạm; Lý luận của tội phạm học, đặc biệt lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm; Lý luận của khoa học Luật; Lý luận của các ngành khoa học khác nhƣ: Xã hội học, tâm lý học, đạo đức học, sinh vật học, nhân chủng học… 4
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án đƣợc thực hiện dựa trên việc sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết; Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu; Phƣơng pháp mô tả; Phƣơng pháp mô hình hoá; Phƣơng pháp lịch sử; Phƣơng pháp so sánh luật học. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: Phƣơng pháp quan sát khoa học: Phân tích, tổng hợp số liệu; Phƣơng pháp chuyên gia; Phƣơng pháp nghiên cứu án điển hình; Phƣơng pháp dự báo khoa học. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng cụ thể tại các Chƣơng của luận án nhƣ sau: - Chƣơng 1 với mục đích hệ thống hoá các công trình đã nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án theo thời gian, từ đó rút ra đánh giá các kết quả và dự báo xu hƣớng nghiên cứu, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp lịch sử; Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu; Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Cụ thể: + Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng nhằm thống kê các công trình nghiên cứu về vấn đề tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trong lịch sử đã đƣợc nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, qua đó cho thấy đƣợc tiến trình lịch sử nghiên cứu của vấn đề. + Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết đƣợc sử dụng sau khi có kết quả thống kê từ phƣơng pháp lịch sử và nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu sinh phân tích các tài liệu nhằm chia nhóm các vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu sâu sắc hơn về phƣơng pháp, nội dung và kết quả nghiên cứu, qua đó cho thấy đƣợc xu hƣớng nghiên cứu, giá trị của từng nghiên cứu. Trên cơ sở những kết quả có đƣợc từ phân tích chuyên sâu, nghiên cứu sinh tổng hợp lại các xu hƣớng nghiên cứu đã phân tích để thấy đƣợc bức tranh tổng quan về tình hình nghiên cứu của vấn đề. - Chƣơng 2 nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp: Phƣơng pháp lịch sử; Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết; Phƣơng pháp mô hình hoá; Phƣơng pháp mô tả; Phƣơng pháp so sánh luật học. Cụ thể: + Phƣơng pháp lịch sử đƣợc nghiên cứu sinh sử dụng nhằm phản ánh các giá trị lý luận đã đƣợc làm rõ trong lịch sử về vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này cho thấy quá trình xây dựng của khái niệm và các vấn đề lý luận khác về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng. 5
- + Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết đƣợc sử dụng sau khi có đƣợc kết quả từ phƣơng pháp lịch sử. Nghiên cứu sinh phân loại vấn đề lý luận về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng thành các nhóm khác nhau dựa trên tiêu chí góc độ tiếp cận; phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu. Qua đó, nghiên cứu sinh thực hiện thao tác hệ thống các nhóm lý thuyết này để chỉ ra các tiếp cận phổ biến nhất trong lịch sử về vấn đề phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng. + Phƣơng pháp mô tả và mô hình hoá đƣợc sử dụng trong xây dựng nội dung phân tích các yếu tố cấu thành của tội gây rối trật tự công cộng. Trong đó, mô tả nhằm làm rõ các nội dung, đặc điểm của từng thành tố, làm rõ mối quan hệ, sự tƣơng quan giữa các thành tố của tội gây rối trật tự công cộng. + Phƣơng pháp so sánh luật học đƣợc sử dụng nhằm đối chiếu các quan điểm khoa học và các ghi nhận pháp lý của Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới nhằm tìm ra đƣợc các quan điểm tƣơng đồng và khác biệt trong nhận diện vấn đề phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng. - Chƣơng 3 với mục đích phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp quan sát khoa học: Phân tích, tổng hợp số liệu; Phƣơng pháp so sánh số liệu; Phƣơng pháp điều tra xã hội học; Phƣơng pháp chuyên gia; Phƣơng pháp nghiên cứu án điển hình. Cụ thể: + Phƣơng pháp quan sát khoa học đƣợc sử dụng nhằm quan sát thực tiễn tình hình tội gây rối trật tự công cộng, tình hình tổ chức lực lƣợng phòng ngừa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là phƣơng pháp tự thu thập thông tin nhằm làm cơ sở đối chiếu với kết quả thu thập đƣợc trên cơ sở của phƣơng pháp điều tra xã hội học; phƣơng pháp phân tích, tổng hợp số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu án điển hình. + Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp số liệu đƣợc sử dụng nhằm phân tích các số liệu có đƣợc từ các báo cáo tình hình và kết quả phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng của các cơ quan Nhà nƣớc; Báo cáo tổng kết năm của các cơ quan thuộc Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Từ đó, nghiên cứu sinh thực hiện thao tác tổng hợp để khái quát tình hình phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Phƣơng pháp so sánh số liệu đƣợc sử dụng để so sánh số liệu của các năm, đánh giá tình hình tội gây rối trật tự trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội và một số khu vực cụ thể thuộc thành phố Hà Nội để làm rõ thực trạng của tội này với các thông 6
- số về quy mô, diễn biến của tình hình tội gây rối thông qua số liệu về tổng số vụ án và bị cáo phạm tội gây rối trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc sử dụng bằng cách sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm thu thập ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân kết quả phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả của phƣơng pháp này sẽ mang tính đối chiếu với kết quả của phƣơng pháp quan sát khoa học và phân tích, tổng hợp báo cáo thực tiễn nhằm đƣa ra đƣợc sự phản ánh thực trạng khách quan nhất cho nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc nghiên cứu sinh thực hiện bằng điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu đối với hai nhóm đối tƣợng chính là ngƣời dân và cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đặc biệt tại những địa bàn có nhiều vụ án gây rối trật tự công cộng xảy ra. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng ngẫu nhiên khi thẩm định lại một số bảng hỏi mà nghiên cứu sinh cần xác minh tính thống nhất của nội dung trả lời. + Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia đƣợc sử dụng bằng cách tham gia các hội nghị, hội thảo, tham vấn ý kiến các chuyên gia lý luận và thực tiễn về vấn đề tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng để bổ sung thêm các lý giải về tình hình thực tiễn và nguyên nhân của nó. + Phƣơng pháp nghiên cứu án điển hình đƣợc nghiên cứu sinh sử dụng để phân tích nguyên nhân và nhân thân ngƣời phạm tội trong một số vụ án gây rối trật tự công cộng cụ thể nhằm minh chứng cho các đánh giá, kết luận phần khảo sát thực trạng. Qua một số án điển hình để khẳng định thêm tính chính xác về nguyên nhân của tình hình tội gây rối trật tự công cộng. - Chƣơng 4 với mục đích dự báo tình hình tội gây rối trật tự công cộng thời gian tới và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp: phƣơng pháp dự báo khoa học; phƣơng pháp tham vấn chuyên gia và phân tích. + Phƣơng pháp dự báo khoa học đƣợc sử dụng thông qua tình hình phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng, quy luật phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội để đƣa ra những dự báo về tình hình tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng thời gian tới. + Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia đƣợc sử dụng nhằm làm phong phú thêm nhận định phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng dƣới nhiều góc độ ý kiến khác nhau, đồng thời tìm kiếm các gợi mở giải pháp qua ý kiến của các chuyên gia. 7
- Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để chỉ ra và làm rõ các giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng hiệu quả phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 6. Những điểm mới của luận án 6.1. Về lý luận - Luận án nghiên cứu, khảo sát toàn diện về các quan điểm, Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tội phạm nói chung; các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; quy định của thành phố Hà Nội về phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng, qua đó phát hiện những quy định chƣa hợp lý hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tiễn để đề xuất xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng nói chung và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. - Làm sâu sắc thêm, bổ sung thêm lý luận về tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng. Bao gồm: các lý luận về khái niệm của tội, khái niệm, vai trò, đặc điểm phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng; những nguyên nhân, điều kiện chung của tội gây rối trật tự công cộng; lý luận tổng hợp về cơ chế của tội gây rối trật tự công cộng, những yếu tố “xấu” ảnh hƣởng đến sự hình thành tâm lý tiêu cực của ngƣời phạm tội. - Luận án có cách tiếp cận đa ngành, liên ngành đến đề tài trong đó có tiếp cận từ triết học duy vật lịch sử, khoa học pháp luật hình sự, khoa học xã hội, tâm lý học, xã hội học, sinh vật học, nhân chủng học… trong mối quan hệ chặt chẽ với tội phạm học và phòng ngừa tội phạm tập trung nghiên cứu, làm rõ và hoàn thiện lý luận phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trên các phƣơng diện, góc độ tiếp cận khác nhau. - Luận án có sự tiếp cận nghiên cứu lý luận đầy đủ hơn về các biện pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc, sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã hội và mọi công dân, qua đó trình bày các biện pháp trên phƣơng diện lý luận để kiểm soát tình hình tội gây rối trật tự công cộng. 6.2. Về thực tiễn - Luận án nghiên cứu, đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tội gây rối trật tự công cộng, nhân thân ngƣời phạm tội, mối quan hệ nhân quả giữa nhân thân ngƣời phạm tội đối với tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực trạng kinh tế, văn hóa, xã hội với những yếu tố nào đang tác động tới tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội gây rối trật tự công cộng nói riêng trên địa bàn thành 8
- phố Hà Nội; đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng đã đƣợc áp dụng. - Luận án nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn diện hơn về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu làm rõ: cơ chế xã hội; cơ chế nhóm; cơ chế bên trong của tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội; Phân tích, làm rõ hơn sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trƣờng sống và các yếu tố tâm - sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con ngƣời trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định đã dẫn tới việc thực hiện tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội; Nghiên cứu làm rõ hơn các yếu tố làm phát sinh tình hình tội phạm ở môi trƣờng sống và ở chính bản thân ngƣời phạm tội trong các tình huống khác nhau. - Đƣa ra những dự báo khoa học về tình hình tội gây rối trật tự công cộng trong thời gian tới và đề ra các giải pháp cụ thể và toàn diện hơn, nhằm tăng cƣờng hiệu quả phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đáp ứng đƣợc tình hình thực tế. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, Luận án đƣợc kết cấu thành 04 chƣơng. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng Chƣơng 3: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội Chƣơng 4: Các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội 9
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG 1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng hiện nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu độc lập về mặt lý luận. Tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng chủ yếu đƣợc các tác giả trong nƣớc nghiên cứu song hành cùng khảo sát, đánh giá thực tiễn hoặc nghiên cứu mặt lý luận phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng với áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuyên môn (phòng ngừa nghiệp vụ) của một lực lƣợng, cơ quan đơn vị cụ thể. Vì vậy, góc độ và mục tiêu nghiên cứu lý luận phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng cũng có sự khác biệt. Trong đó, có một số nghiên cứu lý luận tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng cụ thể nhƣ sau: Ở cấp độ giáo trình, tập thể tác giả do chủ biên Đinh Trọng Hoàn đã biên soạn giáo trình “Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng” do Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2004 [45]. Trong giáo trình tại chƣơng 3 đã đề cập đến: lý luận tội gây rối trật tự công cộng; vụ án gây rối trật tự công cộng; lý luận về áp dụng các biện pháp giải quyết các vụ án gây rối trật tự công cộng dựa trên các quy định pháp luật về thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuyên môn của lực lƣợng Công an nhân dân. Dựa trên nguyên tắc lấy giáo dục, tuyên truyền pháp luật là chủ yếu, vận động sức mạnh của Nhân dân kết hợp với phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng thông qua trấn áp vũ trang và hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Từ đó, giải quyết các vụ việc, vụ án gây rối trật tự công cộng có hiệu quả, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự theo chức năng của lực lƣợng Công an nhân dân. Kế thừa những lý luận tại giáo trình “Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng” trong giáo trình “Quản lý trật tự công cộng” do chủ biên Hoàng Ngọc Bình biên soạn, Học viện Cảnh sát nhân dân xuất bản năm 2017 [11]. Giáo trình đã trình bày và bổ sung một số quan điểm về giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng, phòng, chống tội phạm gây rối trật tự công cộng thông qua nắm tình hình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa xã hội trong Nhân dân, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ theo chức năng của lực lƣợng Công an nhân dân. Đồng thời, giáo trình cũng đƣa ra lý luận để giải quyết, phòng, chống các vụ án gây rối trật 10
- tự công cộng có quy mô lớn, có tổ chức, phòng ngừa các vụ gây rối trật tự công cộng tại các địa bàn “điểm nóng”. Ở cấp độ sách chuyên khảo, nhóm tác giả Vũ Xuân Trƣờng, Phạm Văn Minh đã trình bày nghiên cứu của mình với cuốn sách “Tội phạm gây rối trật tự công cộng và quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội với lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố Hồ Chí Minh” do nhà xuất bản Công an nhân dân phát hành năm 2009 [104]. Nhóm tác giả đã trình bày một số nghiên cứu lý luận về tội gây rối trật tự công cộng, khái niệm, đặc điểm của tội gây rối trật tự công cộng và lý luận phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng theo phƣơng diện nghiên cứu của ngành Công an, đồng thời trình bày hệ thống biện pháp kết hợp phòng ngừa với chống tội phạm gây rối trật tự công cộng trong mối quan hệ giữa hai chủ thể chính là Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý luận tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng mới dừng lại ở phạm vi hẹp do góc độ nghiên cứu và chủ thể phòng ngừa là một số lực lƣợng trong Công an nhân dân, các biện pháp phòng ngừa đƣợc nghiên cứu là những biện pháp phòng ngừa chuyên môn trong Công an nhân dân. Ở cấp độ Luận án, luận văn có một số công trình nghiên cứu về lý luận tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng, tiêu biểu nhƣ: Nghiên cứu tội gây rối trật tự công cộng dƣới góc độ pháp luật có luận văn thạc sĩ: “Tội gây rối trật tự công cộng trong Luật Hình sự Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thanh Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010 [41], tác giả đã trình bày các vấn đề chung về tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam. Phân tích tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Trình bày về mặt lý luận trong hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam đối với tội gây rối trật tự công cộng. Cùng với sự thay đổi của Bộ luật Hình sự 2015 đã có nghiên cứu tại luận văn thạc sĩ “Tội gây rối trật tự công cộng trong Bộ luật Hình sự 2015” của tác giả Nguyễn Thu Hƣơng, Đại học Luật Hà Nội năm 2019 [51], tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình về quy định pháp luật hình sự đối với tội gây rối trật tự công cộng, khái niệm, đặc điểm của tội gây rối trật tự công cộng; các yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng và đánh giá các quy định pháp luật khác có liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng. Các nghiên cứu trên giúp nghiên cứu sinh hoàn thiện pháp lý hình sự về tội gây rối trật tự công cộng trong Luận án. 11
- So sánh tội gây rối trật tự công cộng với tội khác có luận văn thạc sĩ: “Tội phá rối an ninh, tội gây rối trật tự công cộng trong Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hà Phƣơng, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2019 [64]. Bên cạnh những nghiên cứu về mặt pháp lý đối với tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng, tác giả còn chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa nguyên nhân bản chất của tội xâm phạm an ninh quốc gia, gây nguy hại cho chủ quyền quốc gia nhƣ: tội phá rối an ninh với tội gây rối trật tự công cộng mà nguyên nhân xuất phát chủ yếu là từ các mâu thuẫn trong sinh hoạt, đời sống của Nhân dân. Tác giả Trần Long Nhi với luận văn thạc sĩ: “Pháp luật Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng về thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” năm 2015, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội [61]. Đây là nghiên cứu có giá trị cao, mang tính tổng hợp pháp luật về tội gây rối trật tự công cộng. Lý luận của những nghiên cứu này giúp nghiên cứu sinh bổ sung, hoàn thiện phần lý luận phân tích về phƣơng diện pháp lý đối với tội gây rối trật tự công cộng. 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu tình hình tội gây rối trật tự công cộng Nghiên cứu về tình hình tội phạm gây rối trật tự công cộng đã có nhiều công trình khảo sát, đánh giá và trình bày kết quả nghiên cứu về vấn đề này, các công trình nghiên cứu chủ yếu ở cấp độ luận án, luận văn ở nhiều địa bàn khác nhau với các chủ thể phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng khác nhau, cụ thể: nghiên cứu về tình hình tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội có luận văn thạc sĩ “Phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng trong cưỡng chế giải phóng mặt bằng các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Văn Ninh, Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2014 [62]. Tác giả đã trình bày tình hình tội gây rối trật tự công cộng xảy ra từ hoạt động cƣỡng chế giải phóng mặt bằng, đánh giá cụ thể tình hình tội tội gây rối trật tự công cộng, nguyên nhân của tình hình tội gây rối trật tự công cộng đƣợc tác giả trình bày chủ yếu do tranh chấp lợi ích kinh tế, hạn chế trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của một số cơ quan chức năng và chính quyền cấp xã và xuất phát từ một số mâu thuẫn trong đời sống xã hội khác. Đồng thời tác giả cũng đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng mà chủ yếu là kết quả các biện pháp phòng ngừa chuyên môn của lực lƣợng Công an nhân dân trong cƣỡng chế giải phóng mặt bằng các dự án phát triển kinh tế - xã hội với địa bàn nghiên cứu là các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Tác giả Đỗ Thị Hồng Vân với luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát hình sự”, Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2017 [112]. Luận án đã trình bày khá toàn diện về tình hình 12
- tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2016. Tác giả cũng cho rằng nguyên nhân chủ yếu của tình hình tội gây rối trật tự công cộng xuất phát từ các mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, tác giả trình bày kết quả khảo sát, đánh giá của mình về thực trạng phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng theo chức năng của lực lƣợng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội. Đây là hai công trình nghiên cứu có phạm vi địa bàn nghiên cứu khá tƣơng đồng với luận án. Tuy nhiên, do phạm vi chủ thể phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng khác nhau nên các phƣơng pháp thống kê, khảo sát cũng có sự khác biệt với luận án của nghiên cứu sinh. Đối với phạm vi nghiên cứu về tình hình tội gây rối trật tự công cộng và thực trạng phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên phạm vi toàn quốc có luận án tiến sĩ: “Hoạt động của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng” của tác giả Phạm Văn Minh, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2014 [56]. Tác giả đã có những nghiên cứu công phu về tình hình tội gây rối trật tự công cộng, trình bày khá chi tiết về diễn biến, mức độ, cơ cấu, tính chất của tình hình tội gây rối trật tự công cộng. Đánh giá nguyên nhân của tình hình tội gây rối trật tự công cộng và kết quả các biện pháp phòng ngừa tội phạm gây rối trật tự công cộng theo chức năng của lực lƣợng Cảnh sát điều tra. Tuy đây là công trình nghiên cứu phạm vi toàn quốc, với chủ thể phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng là lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nhƣng kết quả nghiên cứu đƣợc nghiên cứu sinh sử dụng để so sánh, đối chiếu với tình hình tội gây rối trật tự công cộng trong luận án, cũng nhƣ so sánh thực trạng áp dụng một số biện pháp phòng ngừa chuyên môn thời gian qua. Nghiên cứu về tình hình tội gây rối trật tự công cộng và thực trạng phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng tại một số địa bàn khác có luận văn thạc sĩ: “Phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Quyên, Đại học Luật Hà Nội, năm 2020 [87]. Đây là công trình nghiên cứu trình bày thực trạng phòng ngừa tình hình tội gây rối trật tự công cộng, kết quả áp dụng các biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù có sự khác biệt về địa bàn nghiên cứu với luận án nhƣng công trình là cơ sở để nghiên cứu so sánh giữa hai địa bàn và đƣa ra phạm vi khảo sát, đánh giá kết quả áp dụng các biện pháp phòng ngừa xã hội cho phù hợp hơn trong phạm vi nghiên cứu của luận án. Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn với luận văn thạc sĩ: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm gây rối trật tự công cộng ở những nơi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội 13
- công an tỉnh Ninh Bình”, Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2011 [107]. Luận án cũng trình bày tình hình tội gây rối trật tự công cộng nói chung và tình hình tội gây rối trật tự công cộng ở những nơi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và kết quả các biện pháp phòng, chống tội gây rối trật tự công cộng của Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an tỉnh Ninh Bình. Công trình này có nhiều khác biệt về phạm vi, chủ thể nghiên cứu so với luận án nhƣng cũng có giá trị tham khảo, so sánh nhất định về tình hình tội gây rối trật tự công cộng giữa hai địa phƣơng khảo sát. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Duy Đài Luận án tiến sĩ luật học “Phòng ngừa tội phạm ở địa bàn công cộng của lực lượng Cảnh sát nhân dân” của, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2013 [36]. Trong đó, tội gây rối trật tự công cộng đƣợc so sánh với tình hình của các tội phạm khác xảy ra ở địa bàn công cộng, là cơ sở để nghiên cứu sinh so sánh tình hình tội gây rối trật tự công cộng trong mối quan hệ với tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm xảy ra tại địa bàn công cộng nói riêng. 2.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về giải pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng Các giải pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng đã có một số công trình trình bày song hành với đánh giá tình hình tội gây rối trật tự công cộng và phòng ngừa tội tội gây rối trật tự công cộng, trong đó có một số nghiên cứu sau: Trình bày các giải pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, sử dụng các biện pháp hành chính, tác giả Kiều Hồng Hải có Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước trong phòng ngừa các vụ gây rối trật tự công cộng trên địa bàn quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”, Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018 [40]. Tác giả đã trình bày hệ thống giải pháp liên quan đến biện pháp hành chính, tuyên truyền phổ biến pháp luật, các giải pháp mang tính chuyên môn của lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Địa bàn nghiên cứu của công trình là phạm vi một quận trên địa bàn thành phố Hà Nội vì vậy có thể vận dụng một số giải pháp bổ sung vào nghiên cứu của Luận án. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu có phạm vi hẹp về địa bàn và chủ thể, tập trung nghiên cứu ở khu vực đô thị hóa có sự khác biệt với khu vực nông thôn tập trung ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu những giải pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng ở khu vực nông thông có Luận văn thạc sĩ “Sử dụng biện pháp quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội trong điều tra các vụ gây rối trật tự công cộng tại địa bàn nông thôn” của tác giả Tô Văn Huệ, Học viện cảnh sát năm 2002 [49]. Trong công trình này tác giả đã đề cập đến các biện pháp chuyên môn của Công an nhân dân là quản lý hành 14
- chính về trật tự an toàn xã hội và điều tra tội phạm. Đồng thời trình bày các giải pháp đặt trong mối quan hệ giữa quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội và điều tra tội phạm. Tuy công trình đƣợc tác giả nghiên cứu các giải pháp tập trung vào chuyên môn của lực lƣợng Công an nhân dân nhƣng đã cung cấp cho nghiên cứu sinh một số định hƣớng để đề ra các giải pháp phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng theo phạm vi nghiên cứu của mình, đặc biệt là những biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ áp dụng cho địa bàn nông thôn thuộc thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có một số giải pháp mang tính “răn đe” thông qua hoạt động tố tụng hình sự nhƣ luận văn thạc sĩ “Điều tra tội phạm gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả Phạm Văn Hùng, Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018 [50]. Mặc dù tập trung nghiên cứu dƣới góc độ điều tra tội phạm nhƣng tác giả cũng xác định điều tra tội phạm đồng thời cũng góp phần cho phòng ngừa phạm tội và tái phạm tội gây rối trật tự công cộng. Trình bày về các giải pháp phòng ngừa xã hội đối với tội gây rối trật tự công cộng bên cạnh phần thực trạng phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng có Luận văn thạc sĩ: “Phòng ngừa Tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Quyên, Đại học Luật Hà Nội, năm 2020 [87]. Tác giả đã trình bày hệ thống các giải pháp kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó tập trung vào các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với giáo dục nâng cao ý thức pháp luật nhân dân. Nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp trong hoạt động truy tố, xét xử gắn với phòng ngừa chuyên môn tội gây rối trật tự công cộng có Luận văn thạc sĩ: “Thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”, của tác giả Phạm Thị Thúy, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015 [97]. Tác giả trình bày mối quan hệ giữa thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra trong giải quyết các vụ án gây rối trật tự công cộng, qua đó đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra trong giải quyết các vụ án gây rối trật tự công cộng. Luận văn thạc sĩ: “Định tội danh đối với tội gây rối trật tự công cộng trong Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” của tác giả Nguyễn Lê Hùng Tráng, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018 [103]. Tác giả đánh giá từ thực tiễn của hoạt động định tội danh tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An để chỉ ra những ƣu điểm, khó khăn, vƣớng mắc đang tồn trong quá trình định tội danh đối với tội phạm này. Từ đó, rút ra các nguyên nhân và đƣa các phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật hình sự liên quan đến định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội gây rối trật tự công cộng nói riêng tại Cơ quan điều 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 634 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 479 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 157 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 80 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 197 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 134 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn