Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
lượt xem 16
download
Luận án Tiến sĩ Luật học "Quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát; Thực trạng quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật Việt Nam hiện nay; Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- NGUYỄN NGỌC KHÁNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔ HÌNH CÓ BAN KIỂM SOÁT THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- NGUYỄN NGỌC KHÁNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔ HÌNH CÓ BAN KIỂM SOÁT THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 9 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Ngọc Khánh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................................................................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ............................................7 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về các học thuyết nền tảng của quản trị công ty cổ phần ........................................................................................................7 1.1.2. Các nghiên cứu đề cập đến nguyên tắc quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .........................................................................................................13 1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về các nội dung của quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ............................................................................................16 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......23 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa .......................................23 1.2.2. Một số vấn đề chưa được giải quyết cần tiếp tục nghiên cứu .....................24 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ..............................................................................26 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ..................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................30 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔ HÌNH CÓ BAN KIỂM SOÁT THEO PHÁP LUẬT .......................................................31 2.1. Khái niệm, đặc điểm về công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ...........31 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần ...................................................31 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát.........34 2.2. Khái niệm về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát..............38 2.3. Nguyên tắc pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ............................................................................................................................42 2.4. Nội dung pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ...................................................................................................................................46 2.4.1. Quyền của cổ đông trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ........46
- 2.4.2. Cơ cấu tổ chức và các thiết chế quản lý trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .........................................................................................................52 2.4.3. Đại diện và trách nhiệm của người quản lý trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ......................................................................................58 2.4.4. Công bố thông tin và minh bạch thông tin trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ......................................................................................62 2.4.5. Kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ............................................................................................63 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ............................................................................................................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................72 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔ HÌNH CÓ BAN KIỂM SOÁT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY ............73 3.1. Thực trạng bảo vệ quyền của cổ đông trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .............................................................................................73 3.1.1. Quy định về các quyền của cổ đông trong công ty cổ phần có ban kiểm soát ...............................................................................................................................73 3.1.2. Quy định bảo vệ quyền của cổ đông trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ................................................................................................................79 3.2. Cơ cấu tổ chức và các thiết chế quản lý trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ...........................................................................................................89 3.2.1. Đại hội đồng cổ đông ...................................................................................90 3.2.2. Hội đồng quản trị .........................................................................................96 3.2.3. Giám đốc/Tổng Giám đốc .........................................................................103 3.2.4. Ban kiểm soát ............................................................................................105 3.3. Đại diện và trách nhiệm của người quản lý trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .....................................................................................112 3.3.1. Xác định người đại diện và người quản lý trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .......................................................................................................112
- 3.3.2. Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .......................................................................................................................115 3.4. Công bố thông tin và minh bạch thông tin trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .....................................................................................119 3.4.1. Công bố thông tin định kỳ .........................................................................119 3.4.2. Công bố thông tin bất thường ....................................................................120 3.4.3. Công bố thông tin của công ty đại chúng ..................................................122 3.4.4. Thực tiễn thực hiện công khai, minh bạch thông tin của công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ..........................................................................................126 3.5. Kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ...........................................................................................130 3.5.1. Nhận diện giao dịch có khả năng tư lợi .....................................................130 3.5.2. Biện pháp kiểm soát giao dịch có khă năng tư lợi .....................................133 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................139 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔ HÌNH CÓ BAN KIỂM SOÁT ...............................140 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật ..........................................................................140 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật ...............................................................................143 4.2.1. Giải pháp đảm bảo quyền của cổ đông trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .......................................................................................................143 4.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về cơ cấu tổ chức và các thiết chế quản lý trong công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ................................................147 4.2.3. Hoàn thiện quy định về đại diện và trách nhiệm của người quản lý trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ............................................152 4.2.4. Hoàn thiện quy định về công bố thông tin và minh bạch thông tin trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ............................................155
- 4.2.5. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát .....................................................157 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật..................................................159 4.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật ......................................................................................159 4.3.2. Giải pháp hoàn thiện các văn bản nội bộ công ty về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật....................................................161 4.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực các thiết chế liên quan đến quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật....................................................163 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................168 KẾT LUẬN ............................................................................................................169 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................171
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKS : Ban kiểm soát BGĐ : Ban giám đốc CTCP : Công ty cổ phần CTNY : Công ty niêm yết ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông ĐLCT : Điều lệ công ty GĐ : Giám đốc HĐQT : Hội đồng quản trị HĐSL : Hội đồng sáng lập IFC : International Finance Corporation (Công ty Tài chính Quốc tế KSV : Kiểm soát viên LDN : Luật Doanh nghiệp LCK : Luật Chứng khoán QTCT : Quản trị công ty QTCTNY : Quản trị công ty niêm yết SGDCK : Sở Giao dịch Chứng khoán OECD : Organization for Economic Co-orperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) TTCK : Thị trường chứng khoán TGĐ : Tổng Giám đốc UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP Sơ đồ 1. Mô hình cơ cấu, tổ chức công ty cổ phần theo mô hình đơn cấp……….. 36 Sơ đồ 2. Mô hình cơ cấu, tổ chức công ty cổ phần theo mô hình song cấp………..37 Hình 1. Thống kê doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin giai đoạn 2011-2022...............................................................................................................124 Hình 2. Các trường hợp không đạt chuẩn công bố thông tin..................................125 Hộp 1. Vụ việc của công ty cổ phần Đay Sài Gòn.................................................. 94 Hộp 2. Vi phạm về thể thức triệu tập họp ĐHĐCĐ ở một số công ty................... ..95 Hộp 3. Vướng mắc trong việc triệu tập họp HĐQT..................................................99 Hộp 4. Thành lập Hội đồng sáng lập song song với Hội đồng quản trị.. trang…...101 Hộp 5. Vụ việc Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng Giám đốc của CTCP Trung Nguyên....................................................................................................................104 Hộp 6. Vụ án giám đốc thuê danh ảo …………………………………………….113 Hộp 7. Công ty không công bố thông tin bất thường .............................................121 Hộp 8. Vi phạm về công bố thông tin của Công ty cổ phần Suất ăn Công nghiệp Atesco……………………………………………………………………………..127 Hộp 9. Vụ án điển hình về giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước…...136 Hộp 10. Vi phạm của Tổng công ty Hàng Hải........................................................138
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ XVI ở các nước tư bản phát triển như một nhu cầu khách quan của lịch sử. Sự ra đời đó là một phát minh quan trọng của loài người trong nền sản xuất xã hội. Trong suốt mấy trăm năm, các công ty cổ phần đã chiếm một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thế giới và được đánh giá là một loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu việt, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế. Quản trị công ty cổ phần hiện nay đang là đề tài thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu lý thuyết, mà còn là tiêu điểm của rất nhiều công ty, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước. Tại Việt Nam, quản trị công ty cổ phần còn là một vấn đề khá mới mẻ nếu so với hàng trăm năm phát triển của nó ở các nước Châu Âu. Quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự hài hòa các mối quan hệ trong công ty. Nó còn tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động và tăng cường khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cường giá trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư và phát triển bền vững cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Thực tế cho thấy, quản trị công ty cổ phần nói chung, quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát hiện nay đã và đang hình thành, phát triển ngày càng nhiều cả về số lượng và quy mô, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này ở Việt Nam vẫn còn yếu do hoạt động quản trị trong công ty còn thiếu chặt chẽ, thiếu sự phối hợp thống nhất về chức năng, nhiệm vụ giữa các thành phần cơ cấu tổ chức lên công ty. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để tồn tại và phát triển thì cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, trong đó việc quản trị công ty cổ phần tốt là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa các nguồn lực. Việc lựa chọn quản trị công ty cổ phần theo loại mô hình nào để có thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển được xem xét dựa trên nhiều yếu tố trong đó có yếu tố hệ thống pháp luật. Nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm pháp luật về quản trị công ty cổ phần nói chung, quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát nói riêng của các nước phát triển trên thế giới trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong nhận thức và thực tiễn thi hành pháp luật. Pháp luật của nước ta đã có cách tiếp 1
- cận và phát triển khá bài bản, đã giải quyết được những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước và nhu cầu mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát đang bộc lộ nhiều vấn đề cần phải xem xét. Nhiều vụ việc tranh chấp nội bộ, nhiều hành vi lợi dụng vai trò, ảnh hưởng của người quản lý để trục lợi, làm thiệt hại đến lợi ích của cổ đông vẫn xảy ra thường xuyên mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những bất cập và thiếu sót của pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. Pháp luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021 đã có nhiều đổi mới về vấn đề quản trị cổ phần mô hình có ban kiểm soát nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện, cần đồng bộ để tạo thành một hệ thống thống nhất. Đặc biệt, sau gần 3 năm thi hành, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã được sửa đổi năm 2022, nhưng những đánh giá thực tiễn thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 chưa thực sự toàn diện, sâu sắc, vai trò của Ban kiểm soát vẫn bị đánh giá là chỉ tồn tại trên giấy tờ. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát trong giai đoạn này là việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, nghiên cứu sinh quyết định thực hiện để tài “Quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”. Công trình nghiên cứu Luận án của tác giả thật sự có những ý nghĩa nhất định về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát, quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát; - Nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về quản trị công ty cổ phần của một số nước để so sánh, đối chiếu và rút ra bài học cho Việt Nam; 2
- - Phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay theo Luật Doanh nghiệp năm 2020. - Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam; - Đánh giá những mặt đạt được và mặt còn hạn chế về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay và đưa ra nguyên nhân của những hạn chế; - Chỉ ra phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam trong thời gian tới; - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. Đối tượng mà luận án sử dụng để đạt được mục đích nghiên cứu là: - Các quan điểm khoa học đã được các tác giả, cá nhân và các tổ chức công bố trong các nghiên cứu về quản trị công ty cổ phần trong và ngoài nước. - Hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế; - Các quy định của pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ phần, đặc biệt là quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát; - Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam; - Pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở một số quốc gia trên thế giới; các tổ chức quốc tế; - Các báo cáo, tổng kết tình hình thực thi pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam; 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với tính chất là một luận án tiến sỹ luật học, luận án nghiên cứu về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát dưới góc độ khoa học pháp lý. Phạm vi về mặt không gian, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về quản trị công ty trong mô hình công ty cổ phần có ban kiểm soát. Luận án đi sâu nghiên cứu các quy định liên quan đến quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp, đồng thời có sự liên hệ với các quy định trong một số luật liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3
- Phạm vi về mặt thời gian, những minh chứng thực tiễn của luận án tập trung nghiên cứu về quản trị công ty cổ phần từ năm 2015 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác Lê-nin (khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, thực tiễn); tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch; các chính sách cải cách pháp luật, đổi mới, hội nhập trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, để tạo sự phong phú trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, một số quan điểm về chính sách quản trị doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế cũng sẽ được tham khảo. Luận án sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý. Cụ thể: Chương 1, Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về pháp luật quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. Trên cơ sở việc phân tích các công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến pháp luật quản trị công ty cổ phần nói chung, quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát nói riêng, Luận án sẽ xác định những nội dung cần tiếp tục được làm rõ trong Luận án. Chương 2, Luận án tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát; vai trò của pháp luật trong việc tạo dựng nền tảng pháp lý cho việc quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát, những nguyên tắc cơ bản và quy định pháp lý điều chỉnh quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. Để nghiên cứu các vấn đề này, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử; phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành (kinh tế, chính trị, lịch sử, luật học); phương pháp luật học so sánh; phương pháp xã hội học pháp luật. Chương 3, Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, phân tích; phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê và phương pháp luật học so sánh để làm rõ thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam, đưa ra những đánh giá, nhận xét cơ bản về các quy định pháp 4
- luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. Chương 4, Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát và phương pháp dự báo để đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện quy định về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này ở nước ta trong giai đoạn sắp tới. 5. Những điểm mới của luận án - Về cách tiếp cận: Luận án tiếp cận vấn đề quản trị công ty cổ phần không chỉ dưới góc nhìn của pháp luật chung, mà còn nghiên cứu cả các văn bản quản trị nội bộ của công ty. Quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát sẽ được nhìn nhận một cách toàn diện theo các quy định của pháp luật doanh nghiệp và các văn bản dưới luật; các văn bản nội bộ của công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát (Điều lệ công ty, Quy chế nội bộ về quản trị công ty, Bộ Quy tắc ứng xử …). - Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về quản trị công ty cổ phần, luận án đưa ra khái niệm và làm rõ đặc điểm của công ty cổ phần và quản trị công ty cổ phần. Đồng thời, luận án làm rõ các thành tố của pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. Thông qua phân tích sự thành lập, vai trò, hoạt động của Ban kiểm soát, luận án làm rõ hơn những đặc thù trong việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngữ lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý điều hành, đặc biệt là vai trò của Ban kiểm soát thực hiện kiểm soát hầu hết các vấn đề thuộc nội dung quản trị công ty cổ phần. - Luận án là công trình nghiên cứu công phu về thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, luận án đã phát hiện và chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật cũng như những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay. - Luận án đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp từ tổng thể đến cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật điều chỉnh chung cũng như các văn bản nội bộ của công ty. Đây là những giải pháp mang tính toàn diện từ thể chế, thiết chế đến các biện pháp bảo đảm thực hiện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận, luận án đưa ra góc nhìn đa chiều, toàn diện về vấn đề quản trị công ty cổ phần; làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị công ty cổ phần mô hình có 5
- ban kiểm soát; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. - Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu về thực trạng quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà quản trị, người quản lý công ty… những thông tin toàn diện, chi tiết để phục vụ quá trình nghiên cứu và làm việc. Những giải pháp mà luận án đưa ra sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về quản trị công ty nói chung, hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát nói riêng. Bên cạnh đó, luận án có thể dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập trong chuyên ngành luật kinh tế. 7. Bố cục của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận án được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và cơ sở sở lý thuyết nghiên cứu. Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát. Chương 3: Thực trạng quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Chương 4: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam. 6
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về các học thuyết nền tảng của quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát Trong các loại hình công ty thì công ty cổ phần với đặt điểm là công ty đối vốn điển hình, là một trong những chủ thể kinh doanh phổ biến và quan trọng bậc nhất trong môi trường thương mại của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Quản trị công ty vì vậy rất được quan tâm và được nhắc đến nhiều trong các công trình nghiên cứu từ xưa đến nay, đặc biệt là các học thuyết kinh điển trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Học thuyết về pháp nhân Trong các loại hình công ty thì tư cách pháp nhân của công ty cổ phần không bị đem ra bàn cãi. Với tư cách là một pháp nhân, việc nghiên cứu các học thuyết pháp nhân có nhiều ý nghĩa để lý giải các vấn đề quản trị công ty cổ phần, vì vậy đa phần các quốc gia lựa chọn học thuyết pháp nhân để xây dựng các quy định pháp lý về quản trị công ty. Có thể kể đến những học thuyết về pháp nhân sau: Học thuyết pháp nhân là một hư cấu pháp lý (học thuyết cổ điển): Theo thuyết này, ngoài thể nhân (con người) thì các chủ thể quyền lợi khác chỉ là những chủ thể giả tạo, do pháp luật tạo ra. Cùng với khả năng tạo ra pháp nhân, luật pháp cũng có thể tước bỏ sự tồn tại của pháp nhân đó. Học thuyết này đã không lý giải tại sao cần phải tạo đặt ra hư cấu ấy. Học thuyết phủ nhận pháp nhân, học thuyết này cố gắng chứng minh thể nhân (con người) là người cuối cùng thu được lợi nhuận từ các quan hệ pháp lý và kết luận ngoài thể nhân không tồn tại bất cứ một chủ thể nào khác, pháp nhân chỉ là một hư cấu để che đậy một sự thực và không công nhận pháp nhân. Học thuyết này cũng đã bị chỉ trích vì đã không chú trọng yếu tố thời gian và không thể coi quyền lợi của pháp nhân chỉ là các quyền lợi của hội viên được. Học thuyết thừa nhận tính cách thực sự của pháp nhân chỉ ra rằng: các pháp nhân không do các quốc gia hay quyền lập pháp tạo lập ra được. Quốc gia chỉ chứng nhận và kiểm soát các pháp nhân ấy mà thôi. Học thuyết này là tiền đề cho tự do ý chí và tự do lập hội. Học thuyết này cũng được pháp luật của các nước thừa nhận và sử dụng để xây dựng những quy định pháp lý về hội kinh doanh hoặc công ty. Khi nghiên cứu về quản trị công ty cổ phần, các học thuyết về pháp nhân 7
- sẽ là nguồn gốc để giải thích vai trò của người đại diện; sự xung đột lợi ích giữa người quản lý và công ty; vấn đề kiểm soát giao dịch tư lợi… Lý thuyết về đại diện Trong tác phẩm An Inquiry into the Nature and Cause of the Wealth of Nation thường được gọi là The Wealth of Nations (Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia) là tác phẩm kinh điển của kinh tế chính trị do Adam Smith viết và xuất bản lần đầu năm 1776. Adam Smith đã cho rằng với đặc tính của công việc quản lý, các cổ đông không nên kỳ vọng và tin tưởng rằng người quản lý công ty sẽ hành động như họ muốn, bởi lẽ người quản lý công ty luôn có xu hướng thiếu siêng năng, mẫn cán và lợi dụng vị trí của mình để tìm kiếm lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là cho các cổ đông và công ty1. Lý thuyết về đại diện được phát triển bởi Alchian và Demsetz năm 1972 sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm. Tiêu biểu như nghiên cứu của Jensen.MC và Meckling.WH (1976), Theory of Firm: Managerial Behaviour, Agency Costs and Ownership Structure, Journal of Financial Economics. Trong lý thuyết này, các cổ đông là các chủ sở hữu hoặc là người đứng đầu công ty, thuê những người khác thực hiện công việc. Bên cạnh việc phân tích những ưu điểm của quan hệ đại diện trong nền kinh tế hiện đại, lý thuyết đại diện còn chỉ ra những hạn chế mà người đại diện có thể lạm dụng để trục lợi cá nhân. Luận đề chính của tác phẩm "Của cải" của Adam Smith dựa trên niềm tin rằng "mỗi con người đều chính thức bị thúc đẩy bởi tư lợi". Trong khi các cổ đông kỳ vọng những người đại diện, quản lý hành động vì lợi ích của cổ đông thì chính vấn đề đại diện và sự phân tách giữa sở hữu và quản lý có thể dẫn tới việc nhà quản lý hành động không nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của cổ đông, mà có thể vì lợi ích của chính bản thân họ. Theo lý thuyết về đại diện, vấn đề xung đột lợi ích lần đầu được Adam Smith nhấn mạnh trong thế kỷ XVIII, sau đó được khám phá bởi Ross.S.A (1973), The Economic Theory of Agency: The Principal’s Problem, The American Economic Review, và lý thuyết về đại diện của của Jensen, Meckling lại tiếp tục mô tả chi tiết hơn vấn đề này. Nghiên cứu này đã chỉ ra xung đột lợi ích có thể tồn tại ngay trong mỗi bộ phận quản trị, chẳng hạn giữa các cổ đông (cổ đông đa số và cổ đông thiểu số; cổ đông kiểm soát và cổ đông không kiểm soát; cổ đông cá nhân và cổ đông tổ chức); 1 Adam Smith, The Wealth of Nations, 1776, tr. 800. 8
- giữa các thành viên HĐQT (điều hành và không điều hành; bên trong và bên ngoài; độc lập và phụ thuộc)2. Do đó, để giải quyết được các vấn đề xung đột lợi ích nảy sinh từ cơ chế đại diện trong quản trị công ty, lý thuyết này đã đưa ra hai giải pháp là: (1) thiết lập những cơ chế đãi ngộ (compensation mechanisms) thích hợp cho các nhà quản trị, chế độ thù lao và lương thưởng xứng đáng sẽ khiến cho người đại diện ham hoạt động hơn, chăm chỉ hơn và hữu hiệu hơn; (2) thiết lập cơ chế giám sát (supervisory mechanisms) hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty, cơ chế giám sát hữu hiệu nhất là thông qua những thành viên HĐQT độc lập và thành viên BKS độc lập. Lý thuyết về sự phân chia quyền lực Lý thuyết về sự phân chia quyền lực trong công ty hiện đại đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỷ trước. Vấn đề phát sinh từ việc phân tách quyền sở hữu và kiểm soát trong lý thuyết đại diện đã được đưa ra trong công trình nghiên cứu: Davis, JH, Schoorman, FD và Donaldson, L (1997), Towards a Stewardship Theory of Management, Academy of Management Review. Các học giả về luật công ty hiện đại quan tâm đến sự phân tách giữa sở hữu và quản trị (the separation of ownership and control), đặc biệt trong các CTCP có nhiều cổ đông, nhất là các công ty niêm yết (listed firms), nơi mà các cổ đông chỉ quan tâm đến giá trị cổ phiếu trên thị trường, cùng với một quyền rất quan trọng là lựa chọn các nhà quản trị mang lại giá trị cao nhất có thể cho cổ phần của họ. Theo cuốn sách, Học thuyết Doanh nghiệp, Nxb. Lao động – xã hội năm 2018 thì sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp này dẫn đến hậu quả là “giám đốc của các doanh nghiệp này trở thành những người quản lý tài chính của người khác… một cách bất cẩn và lãng phí” chứ không “thực sự nghiêm túc như cách mà những người chủ doanh nghiệp xử lý vốn của chính họ” (Smith, 1776). Đây chính là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp cổ phần hiện nay đã đang và sẽ luôn phải đối mặt để xử lý3. Lý thuyết người quản lý Ở góc nhìn trái ngược với lý thuyết đại diện, lý thuyết người quản lý (Stewardship Theory) xem xét những tình huống mà lợi ích của nhà quản lý không có 2 Nguyễn Thanh Lý (2020), Sách chuyên khảo “Kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, tr.19. Dẫn theo: Nhâm Phong Tuân và Nguyễn Anh Tuấn (2013), Quản trị công ty vấn đề đại diện của các công ty đại chúng tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh, tập 29, số 1/2013. 3 Phan Thanh Tú, Vũ Mạnh Chiến, Phạm Văn Kiệm, Lưu Đức Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), “Chương 11: Học thuyết đại diện”, trong sách Học Thuyết Doanh Nghiệp, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 205-233. 9
- xung đột với lợi ích của chủ sở hữu hoặc nhà quản lý xem lợi ích của mình đi cùng lợi ích của chủ sở hữu. Lý thuyết này có thể nghiên cứu thông qua một số công trình như: James H. Davis, F. David Schoorman & Lex Donaldson (1997), “Toward a Stewardship Theory of Management”, The Academy of Management Review; C. Smallman (2004), Exploring Theoretical Paradigm in Corporate Governance, International Journal of Business Governance and Ethics, Vol.1, No.1; H. Kent Baker & Ronald Anderson (2012), Quản trị doanh nghiệp – Lý thuyết, nghiên cứu và thực hành (dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Corporate Governance – A synthesis of theory, research, and practice), NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh… Lý thuyết này lập luận rằng khi người quản lý và công ty đồng nhất mục tiêu, các nhà quản lý quan niệm thành công của công ty là thành công của chính họ và điều này sẽ góp phần xây dựng hình ảnh cá nhân mình. Bằng xu hướng thiên về hành động cho lợi ích của của công ty, người quản lý sẽ nhận được lợi ích bền vững, nhiều hơn là hành vi theo chủ nghĩa cá nhân. Dựa trên lý thuyết này, cơ cấu tổ chức và các nội dung quản trị của công ty sẽ hướng đến việc tạo điều kiện và trao quyền cho người quản lý thay vì cơ chế giám sát và kiểm soát theo lý thuyết đại diện. Lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu từ nghiên cứu của Freman (1984) về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh, các nghiên cứu có thể kể đến như: R.Edward Freeman (1984), Strategic Management: A Stakeholder Approach, Pitman Publishing, Boston, MA; Max BE. Clarkson (1995), A Stakerholder Framework for Analysing and Evaluating Corporate Social Performance, Academy of Management Review, Vol.20, No.1. Lý thuyết này mô tả mối quan hệ giữa công ty với các bên liên quan gồm: Nhân viên (employees); người quản lý (manager); chủ sở hữu (owners); nhà cung cấp (suppliers); xã hội (society); chính quyền (government); chủ nợ (creditors); các cổ đông (shareholders); khách hàng (customers). Theo lý thuyết này các bên liên quan với công ty là một hệ thống rộng lớn vận hành dựa trên quy luật thị trường và pháp luật. Việc thực hiện tốt mối quan hệ giữa công ty và các bên liên quan sẽ giúp cho công ty tạo được sự phát triển bền vững. Lý thuyết các bên liên quan này cho rằng tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan, trong trường hợp các bên liên quan có xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng. Vì nhu cầu của các bên liên quan thì khác nhau và luôn thay đổi nên công ty sẽ tập trung vào đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan có lợi ích lớn và trực tiếp và cho rằng lợi ích của các 10
- bên còn lại cũng được thỏa mãn thông qua việc tổ chức đó theo đuổi chiến lược kinh doanh và báo cáo thông tin phù hợp với các chuẩn mực và giá trị xã hội. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực Theo sự phát triển của lý thuyết phụ thuộc nguồn lực trong 4 giai đoạn (i) giai đoạn hình thành vào những năm 1950 và 1960; (ii) giai đoạn đỉnh cao vào những năm từ 1970 đến những năm đầu 1980, (iii) giai đoạn thoái trào từ giữa những năm 1980 cho đến đầu những năm 2000, và (iv) giai đoạn phục hưng, sàng lọc và ứng ụng liên ngành từ năm 2000 đến nay, có thể kể đến những nghiên cứu tiêu biểu như: Bob Tricker (2012), Kiểm soát quản trị (Corporate Governance: Principles, policities and practices, first edition), NXB Thời Đại – DT Books. Amy J. Hillman, Albert A. Cannella, Ramona L. Paetzold (2000), The resource dependence role of corporate directors: Strategic adaptation of board composition in response to environmental change, Journal of Management Studies, Vol.37, No.2. Robert A. G. Monks (1998), The Emperor's Nightingale: Restoring the Integrity of the Corporation in the Age of Shareholder Activism, Oxford, Capstone Publishing. Hitt, M., R. Hoskisson, R. Johnson, & D. Moesel (1996), The market for corporate control and firm innovation: Effects of participation, strategy, size, and internal controls, Academy of Management Journal, Vol.39, No.5. R.Monks & N.Minnow (1995), Corporate Governance, Cambridge, MA. Blackwell Pulishers. A. Demb, and F.-Friedrich Neubauer (1992) The corporate board: Confronting the paradoxes, Oxford University Press, Oxford. JW. Lorsch & Elizabeth MacIver (1989). Pawns or Potentates: The Reality of America's Corporate1 Boards. Boston, MA: Harvard Business School Press. Jeffrey Pfeffer (1972), Size and Composition of Corporate Boards of Directors: The Organization and Its Environment, Administrative Science Quarterly, Vol.17, No.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence theory) cho rằng vai trò của nguồn lực rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu và phát triển bền vững. Nguồn lực bao gồm nguồn lực huy động từ bên ngoài và nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Nếu công ty tập trung quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài như: nguồn lực hữu hình (đối tác, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan luật pháp và các nhóm lợi ích) và nguồn lực vô hình (lòng tin, sự cảm thông, trách nhiệm cá nhân, danh tiếng, vị thế riêng biệt trong các mối quan hệ), thì bên cạnh ưu điểm là tạo ra lợi thế và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng sẽ làm cho doanh nghiệp giảm mức độ tự chủ và bị kiểm soát chặt chẽ. Nếu như lý thuyết các bên liên quan hướng đến việc hài hòa hóa mối quan hệ của công ty với các nguồn lực thì, 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 640 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 405 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 94 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 93 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 207 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 138 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 68 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 39 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 61 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 6 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
178 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
26 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn