intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

191
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả nghiên cứu luận án này (“Luận án”) nhằm đạt được những mục đích sau đây: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS; phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết TCKDTM tại Tòa án Việt Nam làm cơ sở xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM; làm rõ các yêu cầu và đưa ra các đề xuất xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM tại Tòa án Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thanh Hoa THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thanh Hoa THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 62.380.107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN TIẾN 2. TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của ai khác. Nếu có sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Luận án Đặng Thanh Hoa ! ! !
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v! PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1! 1.! Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1! 2.! Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................... 4! 2.1.! Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 4! 2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 4! 3.! Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 5! 3.1.! Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 5! 3.2.! Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 5! 4.! Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 6! 5.! Kết cấu của Luận án ............................................................................................. 6! TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 8! 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 8! 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................... 8! 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 11! 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 15! 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................... 16! 2.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 16! 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 16! 3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 17! 3.1.! Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 17! 3.2.! Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 17! NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 19! CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ .................................................................................................................... 19!
  5. 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn .............................................................. 19! 1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn ...................................................................................... 19! 1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn ................................................................................... 24! 1.2. Cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng thủ tục rút gọn ........................................ 30! 1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn .................................................. 30! 1.2.2. Định hướng xây dựng thủ tục rút gọn ................................................................... 31! 1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản.................... 33! 1.3.! Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự ............................................... 40! 1.3.1.! Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với một số vụ án nhất định ................................ 41! 1.3.2. Rút gọn về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp ........................................ 48! 1.3.3.! Rút gọn về trình tự và các bước tố tụng ................................................................ 49! 1.3.4.! Rút gọn về cấp xét xử ............................................................................................. 57! 1.3.5.! Rút gọn về thời gian giải quyết tranh chấp ........................................................... 60! KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 62! CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............ 64! 2.1. !Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực trạng pháp luật tố tụng dân sự ....................................................................................... 65! 2.1.1. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm .................................................. 65! 2.1.2.! Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm .............................................. 78! 2.2.! Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực tiễn xét xử của Tòa án ..................................................................................................... 83! 2.2.1.! Đối với tranh chấp mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ ............................ 83! 2.2.2.! Đối với tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng ..................... 92! 2.2.3. Đối với tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng giá ngạch lớn ................ 99! KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 102! CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............................... 105!
  6. 3.1.! Giải pháp xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 105! 3.1.1.! Về tiêu chí xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn ................. 107! 3.1.2.! Về rút gọn thành phần tham gia giải quyết tranh chấp ...................................... 117! 3.1.3.! Về rút gọn trình tự, thủ tục giải quyết vụ án ....................................................... 121! 3.1.4.! Về rút gọn thời gian giải quyết vụ án .................................................................. 127! 3.2.! Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ........................................................................................................ 135! 3.2.1.! Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự ............................................................. 135! 3.2.2.! Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi .......... 138! 3.3.! Giải pháp về thi hành các quy định về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ........................................................................................................ 139! 3.3.1.! Quán triệt nhận thức về ý nghĩa và yêu cầu của thủ tục rút gọn ....................... 139! 3.3.2.! Xây dựng cơ chế, tổ chức, nguồn lực và chế tài bảo đảm thực hiện các quy định về thủ tục rút gọn............................................................................................................ 140! KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 142! KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 144! DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................... i! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. ii! SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ....................................................... xiv! KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC .................................................................. xix!
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành BLTTDSSĐ : Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015 HP 2013 : Hiến pháp năm 2013 HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao NQ49/TW : Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TAND : Tòa án nhân dân TCDS : Tranh chấp dân sự TCKDTM : Tranh chấp kinh doanh, thương mại TTDS : Tố tụng dân sự TTRG : Thủ tục rút gọn
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.!Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (NQ49/TW) đã chỉ rõ quan điểm về việc xây dựng thủ tục rút gọn: “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. NQ49/TW cũng quy định: “Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế…” Vì vậy, việc xây dựng TTRG trong TTDS là đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Hiến pháp 2013 (HP 2013) quy định rõ về việc áp dụng TTRG để giải quyết một số loại vụ án. Để triển khai thi hành HP 2013, việc bổ sung các quy định về TTRG trong TTDS giải quyết một số loại vụ án về TCDS, trong đó bao gồm TCKDTM, là cấp thiết. Vì vậy, việc xây dựng TTRG trong TTDS là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để triển khai thi hành HP 2013. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành (BLTTDS), các tranh chấp dân sự (TCDS) nói chung, cũng như các tranh chấp kinh doanh, thương mại (TCKDTM) nói riêng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án1 đều được giải quyết bằng một trình tự thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng chung mà không phân biệt giá trị tranh chấp, tính phức tạp hoặc đơn giản của tranh chấp, có sự thừa nhận nghĩa vụ của đương sự... Bên cạnh đó, việc quy định về thời hạn giải quyết các tranh chấp này như hiện nay là không hợp lý. Bởi lẽ, 1 Điều 29 BLTTDS quy định TCKDTM là: 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hóa; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; k) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm; o) Thăm dò, khai thác. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
  9. 2 đối với những tranh chấp phức tạp, thời hạn tối đa mà pháp luật quy định là cứng nhắc, khó thực thi và gây nhiều khó khăn đối với các Tòa án,2 còn đối với những tranh chấp đơn giản, không nhất thiết cần thời hạn dài như vậy. Ví dụ: doanh nghiệp A ký kết hợp đồng tín dụng hoàn toàn đúng pháp luật với một ngân hàng, tuy nhiên doanh nghiệp A (bên vay) đã cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Khi thụ lý và giải quyết yêu cầu đòi nợ của ngân hàng (bên cho vay), Tòa án vẫn phải thực hiện một số thủ tục không cần thiết như hòa giải, thu thập chứng cứ theo quy định, phải hoãn phiên tòa lần đầu khi một trong các đương sự hoặc người đại diện của họ được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt dù không có lý do chính đáng và phiên tòa vẫn phải được xét xử bởi một hội đồng gồm ba thành viên… Ngoài ra, ngay cả khi vụ án đã được Tòa án cấp sơ thẩm quyết định theo hướng buộc bên vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên vay đã thừa nhận, bên vay vẫn có quyền kháng cáo dù chỉ nhằm kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ; và trong trường hợp đó Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải giải quyết vụ án theo thời hạn và thủ tục thông thường… Như vậy, từ thực tiễn giải quyết các TCDS nói chung, đặc biệt đối với các TCKDTM, cho thấy “thủ tục nặng nề, thời gian giải quyết kéo dài,”3 việc áp dụng tất cả các thủ tục tố tụng như nhau mà không phân biệt tranh chấp phức tạp, chứng cứ không rõ ràng, đương sự không thừa nhận quyền và nghĩa vụ của nhau… với những tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đương sự thừa nhận nghĩa vụ… là bất hợp lý. Rõ ràng, với quy định như vậy, vô hình chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, môi trường kinh doanh và làm tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh. Chính quy định thời hạn giải quyết kéo dài vài tháng (mà thực tiễn xét xử có khi lên đến cả năm) của pháp luật tố 2 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo Tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội, tr.16. 3 Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút ngắn trong pháp luật dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.10.
  10. 3 tụng dân sự (TTDS) hiện hành đã có những tác động không tốt đến quá trình quay vòng của đồng vốn nếu tranh chấp trong vụ kiện có liên quan đến tài sản, tiền, vàng… trong khi đó giá cả trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động.4 Ngoài ra, trong xu thế chung, các nước trên thế giới đều tìm cách giải quyết nhanh các TCKDTM, vì đối với doanh nghiệp thời gian là tiền bạc, là cơ hội kinh doanh, là sự phát triển của nền kinh tế đất nước, của xã hội, không thể để doanh nghiệp phải mất quá nhiều thời gian cho một vụ kiện.5 Bên cạnh đó, thủ tục tố tụng cồng kềnh không cần thiết trong giải quyết một số vụ án về TCDS, trong đó bao gồm TCKDTM, làm lãng phí nguồn lực xã hội, như đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án…6 Vì vậy, việc “đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày), nhất là đối với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Tòa án”7 là một nhu cầu thực sự cần thiết và cấp bách trong bối cảnh đòi hỏi cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh hiện nay. Trên thế giới, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, nhiều nước đã xây dựng thủ tục rút gọn (summary procedure) hay còn gọi là thủ tục giản lược (simplified procedure) để áp dụng xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp, những vụ việc đơn giản, 4 Ngô Anh Dũng, (03), tr.10. 5 Tưởng Duy Lượng (2015), Báo cáo khảo sát về chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội, tr.13. 6 Theo số liệu thống kê: ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một Thẩm phán một tháng phải giải quyết từ 10 vụ việc trở lên. Tại “Án dân sự: Có nên xử rút gọn?”. [http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=812] (truy cập ngày 28-1-2014). 7 Xem: II.2.b, Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-3-2015 “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016”.
  11. 4 chứng cứ rõ ràng,8 được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.9 Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng thủ tục rút gọn (TTRG) để giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng là điều cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Do đó, đề tài: “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” thực sự là cần thiết và cấp thiết trong bối cảnh trên. 2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1.! Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu luận án này (“Luận án”) nhằm đạt được những mục đích sau đây: Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS; Hai là, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết TCKDTM tại Tòa án Việt Nam làm cơ sở xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM; Ba là, làm rõ các yêu cầu và đưa ra các đề xuất xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM tại Tòa án Việt Nam. 2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu! Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS và thực tiễn áp dụng TTRG ở một số quốc gia trên thế giới; Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật TTDS và thực tiễn giải quyết TCKDTM làm cơ sở cho việc xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM; Thứ ba, xây dựng các tiêu chí xác định các vụ án được giải quyết theo TTRG có tính đến đặc thù áp dụng đối với TCKDTM; 8 Trương Hòa Bình (2014), “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.1. 9 Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp, Hà Nội; Dự án VIE/95/017 (2000), Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Kluwer Norstedts Juridik Tano (Người dịch: Lê Hồng Hạnh và Dương Thị Hiền), tr.149.
  12. 5 Thứ tư, đề xuất xây dựng TTRG và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng. 3.!!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3.1.! Phạm vi nghiên cứu! Mặc dù Luận án có tên gọi “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” nhưng phạm vi nghiên cứu của Luận án không chỉ giới hạn nghiên cứu TTRG giải quyết TCKDTM mà còn phải bao gồm TTRG giải quyết TCDS nói chung. Bởi lẽ: thứ nhất, các quy định trong BLTTDS, về cơ bản, đang được áp dụng cho các vụ án dân sự nói chung (bao gồm cả các vụ án về TCKDTM)10 và chỉ có một số quy định riêng áp dụng cho việc giải quyết các vụ án về TCKDTM; thứ hai, pháp luật tố tụng hiện nay cũng chưa có quy định về TTRG trong TTDS nên cần thiết phải nghiên cứu về TTRG áp dụng chung trong TTDS vì TTRG giải quyết TCKDTM phải dựa trên nền tảng TTRG giải quyết TCDS nói chung. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn ở TTRG giải quyết vụ án dân sự (tương ứng với tranh chấp) mà không bao gồm giải quyết việc dân sự (tương ứng với yêu cầu). Cuối cùng, TTRG trong phạm vi nghiên cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn đối với TCKDTM được giải quyết tại Tòa án chứ không bao gồm các cơ chế ngoài Tòa án như tại các tổ chức trọng tài thương mại hoặc các cơ chế giải quyết tranh chấp khác. 3.2.! Đối tượng nghiên cứu! Với cách tiếp cận về phạm vi nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: 10 Xem: Điều 1 BLTTDS quy định về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của BLTTDS: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)…”.
  13. 6 -! Các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, BLTTDS và các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến TTDS và TTRG; -! Thực trạng giải quyết TCKDTM tại Tòa án; -! TTRG trong TTDS của một số quốc gia trên thế giới; -! Các quy định về TTRG và các quy định liên quan trong Dự thảo BLTTDSSĐ. 4.! Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận án “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” là một công trình nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về TTRG trong TTDS nói chung và trong giải quyết TCKDTM nói riêng. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp những nội dung, thông tin quan trọng, tin cậy và có giá trị về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng TTRG trong TTDS tại Việt Nam, trong đó có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài. Vì vậy, Luận án có giá trị tham khảo, phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Ngoài ra, Luận án cũng phân tích thực tiễn giải quyết TCKDTM trong đó có các tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp, đương sự thừa nhận nghĩa vụ hoặc chứng cứ rõ ràng theo thủ tục tố tụng hiện nay làm cơ sở xây dựng TTRG giải quyết các loại tranh chấp này. Kết quả Luận án đưa ra các đề xuất và giải pháp xây dựng TTRG giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng. Vì vậy, trong chừng mực nào đó, Luận án đóng góp cho việc xây dựng các quy định về TTRG nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, tạo điều kiện hơn nữa cho người dân tiếp cận công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 5.!Kết cấu của Luận án Ngoài Phần mở đầu, Tổng quan nghiên cứu, Những công trình liên quan
  14. 7 đến Luận án đã được công bố, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung của Luận án bao gồm các chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Chương 3: Kiến nghị về xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
  15. 8 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.! Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.!Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay có khá nhiều công trình, bài viết ở nước ngoài nghiên cứu về TTRG trong TTDS nói chung nhưng có ít công trình nghiên cứu về TTRG giải quyết TCKDTM. Các tài liệu nước ngoài nêu trên có thể chia ra làm ba nhóm sau: (i) những vấn đề chung của TTRG; (ii) tính hiệu quả của TTRG; và (iii) các tiêu chí xác định một vụ án được giải quyết theo TTRG; trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG. Thứ nhất, nhóm tài liệu liên quan đến một số vấn đề chung của TTRG gồm một số bài viết phân tích về TTRG như là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn thủ tục thông thường. Các tác giả đã giới thiệu về mô hình Tòa giản lược, các loại vụ việc được áp dụng TTRG và xu hướng áp dụng TTRG của từng nước được đề cập tương ứng. Qua đó cho thấy TTRG đã được áp dụng tại Tòa án khá lâu và ngày càng có xu hướng áp dụng rộng rãi. Các tài liệu chính về nhóm vấn đề này bao gồm: bài viết “The Pragmatic Court: Reinterpreting the Supreme Court of China” (Tòa án thực dụng: Giải thích lại Tòa án tối cao của Trung Quốc) của tác giả Taisu Zhang;11 bài viết “Simplified Procedure for Court Determination of Disputes Under New York’s Civil Practice Law and Rules” (Thủ tục đơn giản cho Tòa án xác định tranh chấp theo Luật dân sự thực hành của New York) của tác giả Jay C. Carlisle;12 bài viết “When Should a Case be Dismissed? The Economics of Pleading and Summary Judgment Standards” (Khi nào thì một vụ kiện bị đình chỉ? Tính kinh tế của việc khởi kiện và tiêu chuẩn bản án giản lược) của tác giả Keith N. Hylton;13 bài viết “Summary Judgment is Constitutional” (Các bản án giản lược là hợp hiến) của tác giả Edward Brunet.14 11 Taisu Zhang (2012), “The Pragmatic Court: Reinterpreting the Supreme Court of China”, 25 Colum. J. Asian L. 1, p.7. 12 Jay C. Carlisle (1988-1989), “Simplified Procedure for Court Determination of Disputes under New York’s Civil Practice Law and Rules”, 54 Brook. L. Rev. 95, p.126. 13 Keith N. Hylton (2008), “When Should a Case be Dismissed? The Economics of Pleading and Summary Judgment Standards”, 16 Sup. Ct. Econ. Rev. 39, 62. 14 Edward Brunet (2008), “Summary Judgment is Constitutional”, 92 Iowa L. Rev. 162.
  16. 9 Thứ hai, nhóm các tài liệu liên quan đến tính hiệu quả của TTRG bao gồm nhóm tài liệu phân tích về trường phái kinh tế luật và nhóm tài liệu lý giải về tính ưu việt của TTRG. Về kinh tế luật, có hai công trình khoa học chính là cuốn sách của Thẩm phán R. Posner về “Economic Analys of Law”14 (Phân tích kinh tế của pháp luật) và bài viết “The Great Recession and the Rhetorical Canons of Law and Economics”15 (Đại khủng hoảng và các quy tắc hùng biện của pháp luật và kinh tế) của Giáo sư Michael D. Murray. Thẩm phán Posner đã sử dụng triết lý kinh tế luật để minh chứng rằng mục đích của hệ thống tố tụng nhìn từ góc độ kinh tế học là nhằm giảm thiểu tối đa các khinh xuất, sơ sót trong quá trình xét xử và chi phí để vận hành bộ máy và công tác xét xử; và một thủ tục tố tụng phù hợp cần phải cân nhắc hài hòa giữa các chi phí đi tìm và bảo vệ công lý với các chi phí vận hành bộ máy tố tụng. Còn theo Giáo sư Michael D. Murray, trường phái kinh tế luật càng được ứng dụng trong những năm suy thoái kinh tế không chỉ bởi các nhà làm luật, các nhà kinh tế mà còn bởi các Thẩm phán, Luật sư, các cán bộ pháp chế của chính phủ… trong quá trình tư duy và đưa ra các giải pháp, quyết định của mình. Về tính ưu việt của TTRG, có bài viết “Consumer Dispute Resolution and Redress in the Global Marketplace”16 (Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng và chế tài trong thị trường toàn cầu), trong đó tác giả Edward Brunet cho rằng Tòa án giải quyết các yêu cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ tục đơn giản, có giá trị ràng buộc thi hành vẫn sẽ bảo đảm được công lý và yêu cầu của nền tư pháp mà không tốn chi phí cao và không mất thời gian như các thủ tục thông thường hiện đang áp dụng một cách khá phức tạp; và bài 14 R. Posner (1986), Economic Analysis of Law, Third Edition. 15 Michael D. Murray, “The Great Recession and the Rhetorical Canons of Law and Economics”, 58 Loy. L. Rev. 615, p.3. 16 Edward Brunet, Organisation for Economic Co-operation and Development (2006), Consumer Dispute Resolution and Redress in the Global Marketplace 24. [http://www.oecd.org/internet/consumer/36456184.pdf] (truy cập ngày 12-12-2014).
  17. 10 viết “Three American Ventures in Summary Civil Procedure”17 (Ba mạo hiểm đối với nước Mỹ trong thủ tục tố tụng dân sự giản lược), tác giả Robert Wyness Millar xem xét đánh giá các thủ tục giản lược đang được áp dụng ở Hoa Kỳ, nêu các điểm ưu việt và xu hướng ngày càng áp dụng phổ biến hơn của các thủ tục đó. Các công trình nghiên cứu nêu trên tiếp cận pháp luật nói chung và TTRG từ khía cạnh kinh tế luật. Việc giải quyết các TCKDTM cũng không nằm ngoài xu hướng và yêu cầu đảm bảo tính hiệu quả, nhanh, gọn, giảm thiểu tối đa các chi phí mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp. Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng mà mỗi quốc gia khi xây dựng cơ chế giải quyết TCKDTM đều phải tính đến. Các tài liệu ít nhiều đều đề cập và khẳng định việc áp dụng TTRG là nhằm giảm thiểu các chi phí, thời gian cho các chủ thể tham gia tố tụng. Thứ ba, nhóm các tài liệu liên quan đến các tiêu chí xác định một vụ án được giải quyết theo TTRG và trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tranh chấp theo TTRG, bao gồm hàng loạt các văn bản pháp luật tố tụng của một số nước như: các Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp, Đức, Nhật v.v. Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết như: cuốn sách “Japanese Law”18 (Pháp luật Nhật Bản) của Hiroshi Oda, trong đó tác giả giới thiệu về TTRG của Nhật Bản, các tiêu chí và trình tự rút gọn; cuốn sách “Civil Procedure”19 (Tố tụng dân sự) của Mary Kay Kane, trong đó tác giả phân tích về các trường hợp áp dụng TTRG trong TTDS của Hoa Kỳ; công trình nghiên cứu “A Comparative Study between the Civil Procedures of France, Germany, and China”20 (Nghiên cứu so sánh giữa thủ tục tố tụng dân sự của Pháp, Đức và 17 Robert Wyness Millar (1928-1929), “Three American Ventures in Summary Civil Procedure”, 38 Yale L. J. pp.193, 194. 18 Hiroshi Oda (2009), Japanese Law, Third Edition, Oxford University Press, pp.409-426. 19 Mary Kay Kane (2003), Civil Procedure, Fifth Edition, Thompson West, pp.160-167. 20 Paul Ranjard (2011), A Comparative Study between the Civil Procedures of France, Germany, and China.[http://www.ipr2.org/storage/Comparative_Study_on_Civil_Procedures_of_France,_Germany_and
  18. 11 Trung Quốc), trong đó tác giả Paul Ranjard phân tích so sánh về việc áp dụng TTRG tại các nước nêu trên về các tiêu chí áp dụng TTRG; tài liệu “Civil Justice Reform Summit Report”21 (Báo cáo Hội nghị thượng đỉnh về cải cách tư pháp dân sự), trong đó giới thiệu kinh nghiệm của nhiều quốc gia về việc giải quyết một số vụ án dân sự theo thủ tục giản lược hơn dựa trên giá trị bằng tiền của yêu cầu khởi kiện; và một số nguồn thông tin khác được khai thác trên các trang web. 1.2.!Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam, TTRG trong TTDS đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm ở các cấp độ khác nhau thể hiện tại một số công trình theo các nhóm vấn đề sau đây: (i) yêu cầu về tính hiệu quả của việc giải quyết TCKDTM; (ii) nhu cầu và quan điểm về việc xây dựng TTRG ở Việt Nam; (iii) xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng TTRG trong TTDS tại Việt Nam; và (iv) giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài về TTRG, bao gồm tiêu chí xác định vụ án được giải quyết theo TTRG, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG. Thứ nhất, có một số ít tài liệu liên quan đến yêu cầu về tính hiệu quả của việc giải quyết TCKDTM đều chung quan điểm giải quyết TCKDTM phải đảm bảo tính hiệu quả, ngắn, gọn… Các quan điểm trên được thể hiện ở một số công trình chính sau đây: cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay”22 của tác giả Đào Văn Hội, trong đó tác giả phân tích về yêu cầu cần phải xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế một cách đơn giản, hiệu quả và hấp dẫn đối với nhà đầu tư, kinh doanh; đề tài nghiên cứu khoa học về “Thực tiễn _China-EN1067.pdf] (truy cập ngày 12-12-2014). 21 Civil Justice Reform Summit Report (2007), Institute for the Advancement of the American Legal System, University of Denver. 22 Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
  19. 12 tranh chấp kinh tế với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”23 do GS.TS.NGƯT. Mai Hồng Quỳ làm chủ nhiệm đề tài, trong đó đưa ra quan điểm về yêu cầu giải quyết TCKDTM một cách hiệu quả để phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế; cuốn sách “Kinh tế luật” của TS. Lê Nết,24 trong đó tác giả giới thiệu và phân tích về trường phái kinh tế luật và ứng dụng của các phân tích kinh tế học trong các ngành luật và trong việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra còn có một số bài viết, kết quả nghiên cứu phục vụ Hội thảo “Tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh doanh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10- 2015 tại Hà Nội, trong đó đề cập đến thực trạng giải quyết TCKDTM kém hiệu quả hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả hơn. Thứ hai, nhóm tài liệu về nhu cầu và quan điểm về việc xây dựng TTRG ở Việt Nam gồm một số bài viết được đăng trên tạp chí đề cập đến các vấn đề khác nhau của TTRG như nhu cầu xây dựng TTRG, phạm vi loại việc được áp dụng TTRG, mối liên hệ của việc xây dựng TTRG với một số nguyên tắc cơ bản của luật TTDS và kinh nghiệm từ một số quốc gia có quy định TTRG trong TTDS... Về nhóm vấn đề này, có thể kể đến bài viết “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”,25 trong đó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã phân tích tóm tắt tiền đề của việc quy định TTRG trong pháp luật tố tụng Việt Nam (tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính) và giới thiệu kinh nghiệm về TTRG, mô hình Tòa giản lược ở một số nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp; bài viết “Cần có quy định thủ tục rút gọn 23 Mai Hồng Quỳ (chủ nhiệm đề tài) (1999), “Thực tiễn tranh chấp kinh tế với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. 24 Lê Nết (2006), Kinh tế luật, NXB Tri thức. 25 Trương Hòa Bình, (8), tr.1-7.
  20. 13 trong Bộ luật tố tụng dân sự”26 của Đỗ Văn Chỉnh và Phạm Thị Hằng, trong đó nhóm tác giả đã phân tích các quy định về TTRG và khả năng áp dụng TTRG trong TTDS Việt Nam. Ngoài ra còn có “Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án Việt Nam” là một công trình nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền thực hiện năm 2015, bao gồm phân tích mô hình TTDS Việt Nam hiện nay, một số vấn đề lý luận về TTRG giải quyết các TCDS, kinh nghiệm của một số nước áp dụng TTRG, phân tích kết quả điều tra xã hội học về một số vấn đề liên quan đến TTRG và đề xuất khuyến nghị cho việc xây dựng mô hình giải quyết TCDS theo TTRG tại Tòa án Việt Nam.27 Thứ ba, nhóm tài liệu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng TTRG trong TTDS tại Việt Nam. Về vấn đề này có hai đề tài: đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự”28 do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thực hiện năm 1996 có đề cập về TTRG, cụ thể về các loại việc phát sinh từ thực tiễn có thể giải quyết theo TTRG; và đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp” do TS. Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài thực hiện năm 201429 được coi là một công trình khá công phu về lý luận 26 Đỗ Văn Chỉnh & Phạm Thị Hằng (2013), “Cần có quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (03), tr.14-21. 27 Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015), Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam, Hà Nội. 28 Tòa án nhân dân tối cao (1996), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr.70-74 & 302-303. 29 Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2014), “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1