intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

25
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Luật học "Vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung: Những vấn đề lý luận về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Thực trạng vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Quan điểm và giải pháp bảo đảm vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- ĐÀM THỊ VÂN THOA VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----***----- ĐÀM THỊ VÂN THOA VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9380102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐẶNG MINH ĐỨC 2. TS. DƯƠNG KIM ANH Hà Nội - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng minh họa trong luận án này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đàm Thị Vân Thoa
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu luận án, tuy gặp rất nhiều khó khăn về thông tin, tư liệu, tác động tiêu cực của đại dịch Covid - 19, song được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giảng viên tại Học viện Khoa học xã hội cũng như cán bộ, công chức làm việc tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án: “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Nghiên cứu sinh trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, các thầy, cô giảng viên cũng trong Học viện; các cán bộ, công chức tại Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu nhập thông tin, số liệu về hoạt động tham gia xây dựng pháp luật của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt, nghiên cứu sinh cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Đặng Minh Đức, TS. Dương Kim Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu sinh nghiên cứu, hoàn thiện luận án. Trong quá trình nghiên cứu, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, luận án không tránh khỏi một vài sai sót, hạn chế. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giảng viên và các đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................... 8 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....................... 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề cần giải quyết ............................................................. 22 1.3 Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu....... 25 Kết luận Chương 1 .................................................................................. 31 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT..................................................................... 32 2.1 Một số vấn đề về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ........... 32 2.2 Nhận thức chung về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .................................... 49 2.3. Các phương diện thể hiện vai trò của Hội LHPN Việt Nam tham gia xây dựng văn bản QPPL ............................................................. 55 2.4. Các yếu tố bảo đảm vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .............................. 61 Kết luận Chương 2 .................................................................................. 67 Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 68 3.1. Quy định của pháp luật về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ........................... 68 3.2 Thực tiễn vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ........................................................................... 78 3.3. Đánh giá thực trạng vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .................................. 106 Kết luận Chương 3 ................................................................................ 119
  6. Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ......................................................... 120 4.1 Quan điểm về bảo đảm vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .................................. 120 4.2. Một số giải pháp bảo đảm vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ......................... 126 4.3. Đánh giá tác động của các giải pháp và các biện pháp khắc phục ................................................................................................. 138 Kết luận Chương 4 ................................................................................ 140 KẾT LUẬN ............................................................................................ 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................ 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 145
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LHPN Liên hiệp Phụ nữ MTTQ Mặt trận Tổ quốc QPPL Quy phạm pháp luật TW Trung ương XHCN Xã hội chủ nghĩa
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Hoạt động lấy ý kiến xây dựng Luật Bình đẳng giới ............. 80 Bảng 3.2: Kết quả lấy ý kiến dự thảo Luật Bình đẳng giới .................... 82 Bảng 3.3: Tham gia góp ý vào văn bản luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 – 2022) của Hội LHPN Việt Nam ................ 87 Bảng 3.4: Kết quả lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2010 – 2022) ............................. 91 Hình 2.1: Các bước trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ................................................................................ 40 Hình 2.2: Các bước trong giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ......................................................................................................... 43 Hình 2.3: Quy trình soạn thảo luật do Chính phủ trình .......................... 46 Hình 2.4: Tổ chức bộ máy của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ......................................................................................... 52 Hình 3.1: Quy trình lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ............................................... 90 Hình 3.2: Quy trình phản biện xã hội dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ............................................... 96
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Một nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, trong đó sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoàn thiện pháp luật, tránh được bệnh chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ một phía của cơ quan nhà nước. Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, đảm bảo khả thi trong thực tiễn. Hoạt động xây dựng văn bản QPPL là một quá trình gồm nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều chủ thể. Trong quá trình đó, mỗi chủ thể có vai trò và mức độ khác nhau, được quy định bởi pháp luật và chức năng, nhiệm vụ gắn liền với từng chủ thể. Ở Việt Nam, trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình hội nhập quốc tế, với mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, dễ tiếp cận, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp thì một trong những điều kiện, giải pháp quan trọng là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch ngay trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Theo đó, ngoài việc quy định trình tự, thủ tục chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước thì cần bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL và quyền tiếp cận của người dân sau khi văn bản QPPL được ban hành. Bên cạnh đó, các văn bản QPPL được ban hành phải bảo đảm tính hợp hiến và tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản QPPL… Phụ nữ Việt Nam chiếm 50,2% dân số và 47,4% lực lượng lao động ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm qua, các văn bản của Đảng và hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia thực chất vào đời sống xã hội. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam là tổ chức 1
  10. chính trị - xã hội - một thành viên quan trọng của hệ thống chính trị đã được Hiến định, có chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Với đặc thù là tổ chức đại diện cho giới nữ trong hệ thống chính trị, nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ, Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhấn mạnh nhiệm vụ của Hội LHPN Việt Nam là “phát huy vai trò chủ động tham mưu, đề xuất với Ðảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội”. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định Hội LHPN Việt Nam là một trong những chủ thể tham gia xây dựng văn bản QPPL trên các phương diện: đề xuất văn bản QPPL; soạn thảo văn bản QPPL; tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập; góp ý dự thảo văn bản QPPL; phản biện xã hội; tham gia thẩm định, thẩm tra văn bản QPPL. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng văn bản QPPL, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trở thành nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 "Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật”, trong đó Hội LHPN Việt Nam được quy định là một chủ thể không thể thiếu khi tham gia lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản QPPL. Trong những năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã tích cực đề xuất chính sách, pháp luật, tham gia xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL dưới góc độ giới, góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và khuôn khổ pháp lý về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhận thức của các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL và các cơ quan có liên quan về bình đẳng giới và sự tham gia của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, của người dân vào 2
  11. quy trình ban hành văn bản QPPL thiếu đồng bộ; việc phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội LHPN Việt Nam trong quá trình xây dựng văn bản QPPL chưa hiệu quả, năng lực tham gia xây dựng văn bản QPPL của Hội LHPN Việt Nam còn hạn chế nên nhiều văn bản QPPL chưa đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và đảm bảo quyền, lợi ích hơp pháp của phụ nữ, công tác đề xuất luật, giám sát, phản biện xã hội chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của tổ chức Hội chưa thu được nhiều kết quả… Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã nhấn mạnh cần phải“Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới” trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới; dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện ngày càng mở rộng, vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới ngày càng được quan tâm. Là tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 là tổ chức “có vai trò then chốt, góp phần để Việt Nam trở thành quốc gia có thể chế và hệ thống chính sách pháp luật tạo sự chuyển biến về giới” trong Chiến lược phát triển Hội LHPN Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2035. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài luận án tiến sĩ “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của luận án là làm sáng tỏ luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn về vai trò của Hội LHPN Việt Nam với tư cách là một chủ thể tham gia xây dựng văn bản QPPL, trọng tâm là xây dựng văn bản luật. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong tham gia xây dựng văn bản QPPL. 3
  12. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án để tìm ra các vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. - Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL, đặc biệt là xây dựng văn bản luật có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới, quyền và trách nhiệm của tổ chức Hội LHPN Việt Nam. - Đánh giá thực tiễn vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL hiện nay. Phân tích những thành công, hạn chế của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL, chỉ rõ nguyên nhân của những kết quả và hạn chế đó ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quy định pháp luật và thực tiễn về vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL, tập trung vào xây dựng văn bản luật. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Phân tích và luận giải vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL, tập trung nghiên cứu vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản luật. Về địa bàn: nghiên cứu vai trò của các cấp Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL trên phạm vi cả nước, tập trung nghiên cứu vai trò của cấp TW Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản luật. Về thời gian: Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2022. 4
  13. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Luận án được tiếp cận trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. 4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án để luận giải các nội dung liên quan đến chủ đề luận án, trong đó làm rõ những vấn đề trọng tâm của luận án như khái niệm và các phương diện thể hiện vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL; đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và kết quả thực hiện vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp cấu trúc hệ thống: được sử dụng trong Chương 2 và Chương 3 của Luận án nhằm nhận diện và đánh giá kết quả việc thực hiện vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong tham gia xây dựng văn bản QPPL. Tác giả xem xét, đánh giá vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL trên cơ sở mối tương quan với các tổ chức, thiết chế có cùng vai trò này và với các cơ quan có liên quan. - Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng trong chủ yếu trong Chương 3 nhằm nhằm so sánh, đối chiếu cơ chế pháp lý liên quan đến vai trò, trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng, đề xuất văn bản QPPL qua từng giai đoạn. 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án hệ thống hóa các quan điểm khoa học về xây dựng văn bản QPPL, về vị trí, vai trò Hội LHPN Việt Nam trong hệ thống chính trị… Trên cơ sở đó, luận án làm rõ khái niệm và các phương diện thể hiện vai trò của 5
  14. Hội LHPN Việt Nam với tư cách là một chủ thể trong văn bản QPPL; nêu và phân tích về các yếu tố bảo đảm vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong tham gia xây dựng văn bản QPPL. Đồng thời, bước đầu chứng minh được tính tất yếu tham gia xây dựng văn bản QPPL của Hội LHPN Việt Nam, khẳng định tổ chức Hội LHPN Việt Nam là một chủ thể trong QPPL nói chung và là một chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng văn bản QPPL. Thứ hai, luận án đánh giá các quy định của pháp luật và việc thực hiện vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL. Thứ ba, luận án xác định mục đích, quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp, kiến nghị có tính toàn diện, khả thi nhằm tăng cường vai trò của các cấp Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL ở nước ta hiện nay. Những giải pháp trong thời gian tới đó là tăng cường nhận thức đúng đắn và sự cam kết mạnh mẽ của hệ thống chính trị trong công tác phụ nữ, bình đẳng giới, vai trò của tổ chức Hội trong xây dựng văn bản QPPL; hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo sự tham gia xây dựng pháp luật của Hội LHPN Việt Nam; tăng cường sự phối hợp với MTTQ và các tổ chức thành viên, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan, tổ chức trong xây dựng văn bản QPPL; nâng cao hiệu quả của tổ chức Hội trong xây dựng văn bản QPPL. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận của Hội LHPN Việt Nam với vai trò là một chủ thể tham gia xây dựng văn bản QPPL; các phương diện thể hiện vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Một số kết quả của luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để đảm bảo sự tham gia của các chủ thể trong xây dựng pháp luật, góp phần thực 6
  15. hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội và tính khả thi của văn bản QPPL khi được ban hành. - Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là tài liệu tham khảo cho Hội LHPN Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và giảng viên, sinh viên ngành Luật, ngành Giới và Phát triển của Học viện Phụ nữ Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về vai trò của Hội LHPN Việt Nam, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động xây dựng văn bản QPPL. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Chương 3: Thực trạng vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Chương 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 7
  16. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Cùng với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, các hoạt động nghiên cứu liên quan đến các phương thức phát huy dân chủ thực chất của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng văn bản QPPL ở Việt Nam đã và đang được các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học chưa có công trình khoa học hoàn chỉnh nào nghiên cứu trực tiếp về vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong xây dựng văn bản QPPL ở Việt Nam. Ở tầm luận án tiến sĩ cũng chưa có nghiên cứu sinh nào nghiên cứu riêng biệt về đề tài này. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến một vài khía cạnh của đề tài, đây là nguồn tham khảo quan trọng cho luận án của nghiên cứu sinh. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Một số công trình nghiên cứu đã phác họa bức tranh về quy trình lập pháp của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam như: “Báo cáo kết quả nghiên cứu quy trình lập pháp của một số nước trên thế giới [9]; “Sổ tay Phân tích chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” [22], “Báo cáo nghiên cứu về một số quy trình, thủ tục trong hoạt động của Quốc hội” [92], “Quy trình và kỹ thuật lập pháp” [95]. Theo GS.TS Trần Ngọc Đường (2019), quy trình lập pháp là quá trình phức tạp gồm nhiều hoạt động cụ thể có liên quan mật thiết với nhau do nhiều chủ thể tiến hành [27, tr.94], đồng thời khẳng định mối quan hệ chặt chẽ của giữa quy trình lập pháp và chất lượng của dự án là luật, chúng không thể tách rời nhau mà còn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Trong bài viết “Các bước làm luật: ở 8
  17. người và ở ta” của tác giả Nguyễn Đức Lam (2007) [67] đã chỉ ra những bất cập trong quy trình xây dựng văn bản luật của Việt Nam theo Luật Ban hành văn bản QPPL 2002, đưa ra khuyến nghị về quy trình làm luật của Việt Nam, vai trò của cơ quan đề xuất luật, của công chúng và của Quốc hội. Bên cạnh các công trình nghiên cứu tập trung phân tích lý luận về quy trình lập pháp nói chung, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội, một số nghiên cứu đã đề cập đến chủ thể tham gia quy trình lập pháp của một số nước trên thế giới. Báo cáo “Kết quả nghiên cứu quy trình lập pháp của một số nước trên thế giới của Bộ Tư pháp” (2019) [9] cho thấy trong giai đoạn soạn thảo dự án luật ở một số quốc gia có sự tham gia rất tích cực của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức xã hội bên cạnh các cơ quan xây dựng luật chuyên nghiệp. Tác giả Phan Thanh Hà (2018) trong bài viết “Chủ thể tham gia vào quy trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra” [29] chỉ ra trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào mỗi giai đoạn trong quy trình lập pháp ở Việt Nam, trong đó đề cập đến vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên (trong đó có Hội LHPN Việt Nam) là nhóm chủ thể theo luật định có quyền tham gia vào hoạt đọng lập pháp [29, Tr.19].Tác giả Lê Thị Ngọc Mai (2018) lại đi sâu phân tích trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng và thông qua chính sách theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 - một bước trong quy trình xây dựng pháp luật trong bài viết “Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua chính sách đối với luật, pháp lệnh” [65]. Tác giả cũng đã chia sẻ một số kinh nghiệm nước ngoài về sự tham gia của các cơ quan, tổ chức trong quy trình xây dựng và thông qua chính sách. Tuy nhiên, việc phân tích về trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên – một chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật còn sơ lược và chưa thực sự đầy đủ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức này và quy định của pháp luật hiện nay. 9
  18. Qua tổng quan cho thấy, có khá nhiều các nghiên cứu đề cập đến các hình thức tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội với tư cách là một chủ thể tham gia xây dựng pháp luật, khẳng định vai trò của các tổ chức xã hội nói chung, các tổ chức xã hội hoạt động về bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ nói riêng. Tác giả Đặng Tất Dũng (2016) trong luận án tiến sĩ “The participantion of civil society organization in the law-making process in Vietnam with reference to the United Kingdom” (Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam và so sánh với Vương Quốc Anh) [101] phân tích các hoạt động cụ thể của các tổ chức xã hội tại Vương quốc Anh trong việc tham gia xây dựng văn bản QPPL, có sự so sánh, đối chiếu với Việt Nam. Theo đó, trong giai đoạn xây dựng dự thảo, các tổ chức xã hội đóng vai trò đảm bảo tính dân chủ, huy động sự tham gia rộng rãi của người dân và xã hội bao gồm các hoạt động cụ thể như: (1) vận động hành lang (lobbying), (2) đưa ra kiến nghị (petitioning) và (3) thảo luận trực tuyến (online discussion). Đến giai đoạn thảo luận tại Quốc hội, các tổ chức xã hội được tạo cơ hội tham gia thông qua các hoạt động như các hội thảo, các buổi thảo luận do các ủy ban của Quốc hội tổ chức và sẵn sàng tiếp nhận kiến nghị của các tổ chức xã hội…Để tận dụng tốt các cơ hội tham gia xây dựng pháp luật, các tổ chức xã hội ở Vương quốc Anh đã có nhiều cách làm hiệu quả như xuất bản các ấn phẩm ngắn gọn với những thông tin có giá trị liên quan đến chính sách gửi cho các bên có liên quan, bày tỏ quan điểm về chính sách trên truyền hình, internet, radio, gửi email đến Quốc hội… Luận án đã phân tích tầm quan trọng của các tổ chức xã hội (bao gồm cả MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên bao gồm Hội LHPN Việt Nam) khi tham gia xây dựng pháp luật ở Việt Nam, xác định các yếu tố để thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội – một chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật từ thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm của Vương Quốc Anh. Tác giả Nguyễn Công Giao trong bài viết “Một số vấn đề về vận động chính sách công” (2018) [28] cho rằng vận động 10
  19. chính sách của các tổ chức xã hội là hoạt động có hệ thống và mang tính chuyên nghiệp để thuyết phục, gây ảnh hưởng các chủ thể có thẩm quyền ban hành chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của một nhóm chủ thể nhất định thông qua các hoạt động chính như: tham dự và nêu ý kiến điều trần tại Quốc hội; vận động để được chủ trì khởi thảo các văn bản QPPL; tổ chức các cuộc tiếp xúc, tọa đàm, đối thoại chính sách… Trong bài viết “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quy trình xây dựng pháp luật” của tác giả Đinh Ngọc Quý [84] đưa ra các yêu cầu và đề xuất các kiến nghị để các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật như: phản biện xã hội đa dạng hơn, xây dựng chính sách, pháp luật dựa trên bằng chứng khoa học và thực tiễn; có hình thức tham vấn công chúng và cung cấp bằng chứng, nâng cao trách nhiệm của các bên trong quá trình xây dựng pháp luật….Bên cạnh đó, bài viết Understanding advocacy: a pimer on the policy making role of non profit organization (Hiểu về vận động chính sách: một quan điểm về vai trò hoạch định chính sách của tổ chức phi lợi nhuận) [100] thì vận động chính sách cũng có thể thông qua hình thức như: tổ chức chiến dịch vận động, tham gia bình luận, nêu chính kiến, cung cấp nghiên cứu đầu vào, vận động hành lang, đàm phán,…Hay trong nghiên cứu “Civil Participation in Decision Making in the Wastern Partnership Countries” [106] (2017) (Sự tham gia của xã hội vào quá trình xây dựng pháp luật ở các nước đối tác phía đông) cũng đưa ra các ví dụ điển hình về hình thức các tổ chức xã hội ở một số quốc gia như Ucraina, Belarus,..tham gia vào quá trình xây dựng văn bản QPPL như thảo luận bàn tròn, lấy ý kiến công chúng. Cuốn sách “Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở Việt Nam” [71] của các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2012) đã đưa ra kinh nghiệm phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở Trung Quốc nhằm mở rộng sự tham gia của quần chúng nhân dân, tăng cường tự quản xã hội. Các tổ chức xã hội Trung quốc có thể tham gia hoạch định chính sách của Đảng và Chính phủ bằng các hình thức: (1) thông qua người lãnh đạo tổ chức trực tiếp 11
  20. tham gia vào cơ quan của chính quyền nhà nước; (2) tham gia vào công tác hoạch định chính sách thông qua phản ánh các vấn đề có liên quan với các bộ, ngành ban hành chính sách; (3) trực tiếp tham gia vào các hoạt động hoạch định chính sách cùng với chính quyền địa phương tùy theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức (phát biểu ý kiến, trình bày nguyện vọng cũng như phân tích các chính sách sẽ được chính phủ ban hành; chủ động đề xuất với lãnh đạo Đảng và Chính phủ các phương án hoạch định chính sách về các vấn đề như kinh tế, chính trị, ngoại giao, môi trường để đảm bảo chính sách phản ánh đầy đủ thực tiễn và có tính khả thi hơn) [71, Tr.28]. Bài viết “Pháp luật Thái lan về tổ chức xã hội và vai trò của tổ chức xã hội trong quản lý nhà nước” [69] khẳng định một số tổ chức xã hội tham gia vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách quốc gia thông qua việc thực hiện nghiên cứu độc lập nhằm cung cấp các bằng chứng cho các cơ quan xây dựng pháp luật; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về các chính sách. Trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1997 của Thái lan, tổ chức xã hội với tên gọi “Mạng lưới Hiến pháp của phụ nữ” đã vận động phụ nữ tham gia ứng cử vào Ủy ban soạn thảo Hiến pháp, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội, đặc biệt là phụ nữ về tầm quan trọng của Hiến pháp. Kết quả là, Hiến pháp năm 1997 của Thái Lan đã có những điều khoản bảo đảm và bảo vệ quyền con người, tăng cường bình đẳng [69,Tr.82]. Các nghiên cứu về hoạt động của các tổ chức phụ nữ như chuyên đề nghiên cứu về kinh nghiệm của các tổ chức phụ nữ có hệ thống chính trị tương đồng với Việt Nam, đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng chiến lược phát triển tổ chức Hội” (2019) [55]; Báo cáo “Quan hệ hợp tác giữa Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN Lào qua các thời kỳ - Những thành tựu và bài học kinh nghiệm” (2017) [52] của Hội LHPN Việt Nam cho thấy Hội Phụ nữ đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua hệ thống Hiến pháp và pháp luật, có vai trò đại diện, tập hợp các tầng lớp phụ nữ để bảo vệ và triển khai sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước, thực hiện chức năng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em. Một số 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2