intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:286

18
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975; Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng và thống kê, phân nhóm các mô típ trang trí có giá trị đặc trưng của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG từ năm 1954 đến 1975.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Lê Long Vĩnh NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI SÀI GÒN TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Tp. Hồ Chí Minh, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Lê Long Vĩnh NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI SÀI GÒN TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật Mã số: 921 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Nguyễn Xuân Tiên Tp. Hồ Chí Minh, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu tham khảo, phụ lục minh họa, trung thực, khách quan, có xuất xứ rõ ràng. Những nhận xét và kết luận của luận án được rút ra trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thành văn, thực địa và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận án
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... iv DANH MỤC: BẢNG BIỂU, TƯ LIỆU ................................................................... v DANH MỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................................................ vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 15 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 16 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 17 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 18 8. Bố cục của luận án............................................................................................... 19 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................................................... 20 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 20 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 44 CHƯƠNG 2. ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TẠI SÀI GÒN TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 ........................................................................................................................... 55 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 ............................................................. 55 2.2. Đặc điểm nghệ thuật trang trí các đề tài và mô típ trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 .............................................. 65 2.3. Nhận định về những thành công và hạn chế của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 .......................... 100
  5. iii CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN VỀ GIÁ TRỊ VÀ KIẾN GIẢI VIỆC PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................... 107 3.1. Những giá trị đặc sắc của nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 ........................................................... 107 3.2. Mối tương quan giữa nghệ thuật trang trí của các công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 với các công trình kiến trúc đồng thời tại khu vực khác ở Việt Nam ..................................................................................................... 115 3.3. Khai thác những giá trị nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975 trong đời sống đương đại ........................ 125 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150 PHỤ LỤC 1: BẢNG BIỂU, TƯ LIỆU ................................................................ 160 PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH MINH HOẠ .............................................................. 186
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT DANH MỤC 1 ĐH Đại học 2 HN Hà Nội 3 KTS Kiến trúc sư 4 NCS Nghiên cứu sinh 5 Nxb Nhà xuất bản 6 NTTT Nghệ thuật trang trí 7 SG Sài Gòn 8 Tp. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh 9 tr. Trang
  7. v DANH MỤC: BẢNG BIỂU, TƯ LIỆU H1.1. Dinh độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất) ............................................ 160 H1.2. Thư viện Quốc gia Sài Gòn (nay là Thư viện khoa học tổng hợp Tp. HCM) ................................................................................................................................. 161 H1. 3. Trường ĐH Y khoa Sài Gòn (nay là ĐH Y Dược Tp. HCM) ...................... 162 H2.1. Bằng kiến trúc sư do Trường Mỹ thuật Đông Dương đào tạo cấp ............... 163 H2.2. Danh biểu kiến trúc sư đoàn Quốc gia (niên khóa 1974 – 1975) .................. 164 H2.3. Phân nhóm mô típ trang trí và thống kê nhóm mô típ áp dụng vào công trình ................................................................................................................................. 167 H2.4. Tiêu chí nhận diện đánh giá các nhóm mô típ trang trí: ............................... 168 H2.5. Đối chiếu các nhóm mô típ trang trí với nguồn gốc mỹ thuật truyền thống Việt Nam ......................................................................................................................... 171 H3. 1. Thống kê các tiêu chí giá trị truyền thống trong nghệ thuật trang trí đáp ứng số lượng công trình tiêu biểu ....................................................................................... 183 H3. 2. Bảng ma trận các nhóm mô típ trang trí đáp ứng tiêu chí ứng dụng nghệ thuật trang trí trên kiến trúc .............................................................................................. 184 H3. 3. Giải pháp đề xuất hướng bảo tồn di tích, di sản, nghệ thuật trang trí .......... 185
  8. vi DANH MỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA H 2.1. Nhóm mô típ trang trí linh vật – Tứ linh ......................................................186 H 2.2. Tứ linh – Long (rồng)...................................................................................187 H 2.3. Tứ linh – Ly (lân) .........................................................................................188 H 2.4. Tứ linh – Quy (rùa) ......................................................................................188 H 2.5. Tứ linh – Phụng (phượng) ............................................................................189 H 2.6. Song Long triều nhật ....................................................................................189 H 2.7. Song Ly triều nhật ........................................................................................190 H 2.8. Song Quy triều nhật......................................................................................190 H 2.9. Song Phụng triều nhật ..................................................................................191 H 2.10. Đầu rồng trang trí cửa phòng .....................................................................191 H 2.11. Hoa văn hóa rồng – chủ đề “Long hàm Thọ” ............................................192 H 2.12. Tứ linh trang trí mặt đứng sau Dinh Độc Lập ............................................193 H 2.13. Tứ Linh – Long, Phụng trang trí mặt đứng Dinh Độc Lập ........................194 H 2.14. Tứ linh (Long, Ly) .....................................................................................195 H 2.15. Tứ linh (Quy, Phụng) .................................................................................196 H 2.16. Tứ Linh (Long, Ly) ....................................................................................197 H 2.17. Tứ Linh (Quy, Phụng) ................................................................................198 H 2.18. Tứ Linh – Long (rồng) ...............................................................................199 H 2.19. Tứ Linh – Ly (lân) ......................................................................................199 H 2.20. Tứ Linh – Quy (rùa) ...................................................................................200 H 2.21. Tứ Linh – Phụng (phượng) ........................................................................200 H 2.22. Nhóm mô típ trang trí hoa văn hình học, hồi văn .....................................201 H 2.23. Mô típ hoa văn hình học trang trí khung cửa Dinh Độc Lập ....................202 H 2.24. Mô típ hoa văn hình học trang trí ban công mặt trước Dinh Độc Lập ......203 H 2.25. Mô típ hoa văn hình học trang trí ban công mặt sau Dinh Độc Lập .........203 H 2. 26. Mô típ hoa văn hình học trang trí ban công mặt sau Dinh Độc Lập .........204 H 2.27. Mô típ hoa văn xoắn ốc trang trí vách cầu thang Dinh Độc Lập ..............204
  9. vii H 2.28. Mô típ trang trí trần khu sảnh Dinh Độc Lập ............................................205 H 2.29. Mô típ hoa văn dây lá trang trí khung cửa phòng Dinh Độc Lập .............205 H 2.30. Mô típ hoa văn dây lá trang trí khung cửa phòng Dinh Độc Lập .............206 H 2.31. Mô típ hoa văn trang trí Thư viện Quốc gia SG. ......................................207 H 2.32. Mô típ hoa văn hình học trang trí cửa Thư viện Quốc gia SG. .................208 H 2.33. Mô típ hoa văn trang trí lan can hành lang Thư viện Quốc gia SG. .........209 H 2.34. Mô típ hoa văn trang trí cầu thang, sảnh Thư viện Quốc gia SG. .............210 H 2.35. Mô típ hoa văn xoắn ốc trang trí cầu thang tầng lửng phòng đọc.............211 H 2.36. Phòng đọc dành cho Thiếu nhi - Thư viện Quốc gia SG. .........................212 H 2.37. Mô típ hoa văn hình S trang trí hàng rào Thư viện Quốc gia SG. .............212 H 2.38. Hoa văn cửa cổng Thư viện Quốc gia SG. ................................................213 H 2.39. Hoa văn tường rào Thư viện Quốc gia SG. ...............................................213 H 2.40. Mô típ hoa văn hình học trang trí Trường ĐH Y khoa SG. ......................214 H 2.41. Mô típ hoa văn hình học trang trí Trường ĐH Y khoa SG. ......................215 H 2.42. Mô típ hoa văn hình học trang trí ô thông gió Trường ĐH Y khoa SG. ...216 H 2.43. Nhóm mô típ trang trí chiết tự ....................................................................217 H 2.44. Ngô Viết Thụ áp dụng khoa chiết tự thiết kế công trình Dinh Độc Lập ....218 H 2.45. Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí Dinh Độc Lập. .....................................219 H 2.46. Mô típ hoa văn chữ trang trí cửa Dinh Độc Lập. ......................................220 H 2.47. Mô típ hồi văn chữ Vạn chữ Công trang trí cửa Dinh Độc Lập. ..............221 H 2.48. Mô típ hoa văn chữ Phúc, chữ Thọ trang trí Dinh Độc Lập. ....................222 H 2.49. Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí phòng Tổng Thống ..............................223 H 2.50. Mô típ hoa văn chữ Vạn chữ Công trang trí Thư viện Quốc gia SG ........224 H 2.51. Mô típ hoa văn chữ Vạn trang trí Thư viện Quốc gia SG .........................225 H 2.52. Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí Thư viện Quốc gia SG .........................225 H 2.53. Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí Thư viện Quốc gia SG ..........................226 H 2.54. Mô típ hồi văn chữ Thập trang trí Thư viện Quốc gia SG ........................227 H 2.55. Mô típ chữ Thọ trang trí trần Thư viện Quốc gia SG ...............................228 H 2.56. Mô típ chữ Thọ làm đèn trang trí Thư viện Quốc gia SG .........................229
  10. viii H 2.57. Mô típ hoa văn hình học chiết tự trang trí Trường ĐH Y khoa SG ..........230 H 2.58. Mô típ hoa văn hình học chiết tự trang trí Trường ĐH Y khoa SG ..........231 H 2.59. Mô típ hoa văn chữ Thọ trang trí cửa phòng Trường ĐH Y khoa SG ......231 H 2.60. Nhóm mô típ trang trí lam mặt đứng công trình .......................................232 H 2.61. Nhóm mô típ trang trí lam mặt đứng chính Dinh Độc Lập .......................233 H 2.62. Bức rèm hoa văn lam mặt đứng chính Dinh Độc Lập ..............................234 H 2.63. Hiệu quả chiếu sáng qua hoa văn lam mặt đứng chính Dinh Độc Lập .....235 H 2.64. Bức rèm hoa văn lam mặt đứng chính Thư viện Quốc gia SG .................236 H 2.65. Mô típ hoa văn lam trang trí mặt đứng sau Thư viện Quốc gia SG ..........237 H 2.66. Hiệu quả chiếu sáng qua lam mặt đứng chính Thư viện Quốc gia SG .....238 H 2.67. Hiệu quả chiếu sáng qua lam mặt đứng Thư viện Quốc gia SG ...............239 H 2.68. Hành lang lam mặt đứng Thư viện Quốc gia SG ......................................240 H 2.69. Mô típ lam trang trí Trường ĐH Y khoa SG.............................................241 H 2.70. Mô típ hoa văn hình học trang trí lam Trường ĐH Y khoa SG ................242 H 2.71. Mô típ hoa văn hình học trang trí lam Trường ĐH Y khoa SG ................243 H 2.72. Hiệu quả chiếu sáng qua lam mặt đứng Trường ĐH Y khoa SG..............244 H 2.73. Chiếu sáng qua lam mặt đứng Trường ĐH Y khoa SG ............................245 H 2.74. Mỹ thuật hóa giải kết cấu trên mặt đứng Dinh Độc Lập ...........................246 H 2.75. Mô típ hình học kỷ hà trang trí lam Trường ĐH Y khoa SG ....................247 H 2.76. Chi tiết mô típ hoa văn lam trúc trang trí mặt đứng Dinh Độc Lập ..........248 H 2.77. Chất liệu ứng dụng trong trang trí kiến trúc SG (1954 – 1975) .................252 H 3.1. Giá trị NTTT trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại SG . …………..256 H 3.2. NTTT trên kiến trúc Trường ĐH Kinh tế Tp. HCM .................................... 257 H 3.3. Hoa văn trang trí ảnh hưởng kiểu thức đề tài dơi (ở Huế) ........................... 258 H 3.4. NTTT lam Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ............................. 259 H 3.5. NTTT lam Đài tiếng nói nhân dân Tp. HCM............................................... 260 H 3.6. NTTT trên các công trình thuộc khu vực SG - Tp. HCM ............................ 261 H 3.7. NTTT trên lam Trường ĐH Xây dựng miền Tây (tỉnh Vĩnh Long) ............ 262 H 3.8. NTTT trên kiến trúc Trường ĐH sư phạm Huế ........................................... 264
  11. ix H 3.9. NTTT trên công trình Nhà sách Phương Nam - Huế ................................... 265 H 3.10. NTTT trên công trình Cung Thiếu Nhi Hà Nội và Ga Hà Nội .................. 266 H 3.11. Các hình ảnh xâm hại trong công trình Thư viện Quốc gia SG ................. 267 H 3.12. Các hình ảnh thay đổi chất liệu nguyên bản của công trình ...................... 268 H 3.13. So sánh và đề xuất hướng phát huy NTTT với công trình ......................... 269 H 3.14. Đề xuất hướng phát huy NTTT trên công trình thể loại giáo dục.............. 270 H 3.15. Đề xuất hướng phát huy hoa văn chữ Thọ trang trí ................................... 271 H 3.16. Đề xuất hướng phát huy hoa văn chữ S (Lôi văn) trang trí ....................... 272 H 3.17. Hoa văn trang trí kiến trúc phổ biến nhất giai đoạn 1954 - 1975……….. 280 H 3.18. Tổng hợp một số hoa văn trang trí trên một số công trình kiến trúc.......... 274
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật trang trí bắt nguồn từ thời tiền sử, sơ sử, hàng ngàn năm qua đã được phát hiện trên các đồ gốm cổ với những nét khắc, vẽ hoa văn do người xưa trang trí, xuất phát từ quan niệm về thế giới quan xung quanh. Cùng chung tiến trình lịch sử, nghệ thuật trang trí của người Việt tiếp tục hình thành và phát triển trang trí trên kiến trúc. Người Việt đã khẳng định một nền văn hoá sơ khai biểu hiện qua di sản văn hoá vật thể còn lưu dấu hình khắc trên trống đồng, đồ đồng. Đến kỷ nguyên tự chủ, hoa văn trang trí Việt Nam khởi sắc, nhiều thể loại phong phú đa dạng trở thành biểu tượng cho các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn được thể hiện qua trang trí đình, đền, chùa, cung điện… Đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, chịu sự Hán thuộc, Pháp thuộc và Mỹ tạm chiếm, nhưng sự chống đồng hoá mãnh liệt trong mạch nguồn nghệ thuật trang trí của dân tộc dường như vẫn chảy, vẫn kết nối không ngừng. Nền nghệ thuật đó được kết hợp bởi những nét hay nét đẹp của biết bao dân tộc anh em đã hợp nguồn tạo nên sắc thái đa dạng mà thống nhất. Giai đoạn tiếp xúc với văn minh phương Tây diễn ra ở nước ta, tiếp nối và sau giai đoạn trang trí kiến trúc phong cách Đông Dương đầu thế kỷ XX là trang trí kiến trúc có phong cách hiện đại tại Sài Gòn từ năm 1954 đến năm 1975 có một vị trí hết sức đặc biệt. Nghệ thuật trang trí giai đoạn này đánh dấu một chặng đường phát triển đỉnh cao của những thành tựu mỹ thuật còn lưu dấu rõ nét trên các công trình xây dựng tiêu biểu giữa lòng Sài Gòn xưa. Vì thế, nghiên cứu sâu về nghệ thuật trang trí trên kiến trúc từ góc nhìn mỹ thuật học để thấy rõ sự kết hợp giữa thẩm mĩ và cấu tạo, truyền thống và hiện đại trong các mô típ hoa văn trang trí là việc làm cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam nói chung và khu vực SG - Tp. HCM nói riêng. Khi mở rộng giao lưu ngày càng sâu và rộng, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật như loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc ở một đô thị lớn và hiện đại nhất Việt Nam càng trở nên cấp thiết. Từ những vấn đề phân tích trên, NCS xác định hướng nghiên cứu chính là các đặc trưng và giá trị thẩm mĩ của mô típ trang trí trên ba công trình kiến trúc tiêu biểu
  13. 2 (Dinh Độc Lập, Thư viện Quốc gia Sài Gòn, Đại học Y khoa Sài Gòn). Các mô típ trang trí được chia thành bốn nhóm như: Mô típ trang trí Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng); Mô típ trang trí hoa văn hình học (xoắn ốc, chữ S); Mô típ trang trí chiết tự (chữ Vạn, chữ Thọ, chữ Á, chữ Công); Mô típ trang trí lam mặt đứng (hình học, chiết tự, Tứ linh)…, tất cả được sử dụng trang trí trên ba công trình tiêu biểu. Qua đó nhận diện những đặc điểm chung của trang trí kiến trúc giai đoạn 1954 – 1975 tại Sài Gòn, đánh giá được những giá trị đóng góp cho lịch sử nghệ thuật trang trí kiến trúc Việt Nam hiện đại. Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc là một trong những đối tượng góp phần phản ánh xu hướng thẩm mĩ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Có những công trình nghệ thuật đã trở thành di sản cấp quốc gia, ẩn chứa nhiều giá trị bản sắc dân tộc, thể hiện đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của dân tộc. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, sự đa dạng xuất phát từ yếu tố Sài Gòn là vùng đất luôn phát triển, luôn cách tân rất nhanh theo xu hướng thời đại mới ở mỗi thời kỳ trải qua. Cũ và mới luôn hiện diện cùng nhau tạo nên nhiều sắc thái và mang nét đặc trưng riêng. Sài Gòn là nơi tiếp nhận và giao thoa với nền văn hoá phương Tây từ rất sớm. Sài Gòn là nơi hội tụ nhiều nghệ sĩ, KTS du học ở nước ngoài trở về đã cùng kiến tạo những giá trị nghệ thuật theo xu hướng mới. Bên cạnh yêu cầu về bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế và xã hội, nên vùng đất này xuất hiện những công trình mang phong cách hiện đại phổ biến, trở thành trào lưu sáng tạo lúc bấy giờ. Những mô típ trang trí trên các công trình kiến trúc đó được thể hiện với nội dung và hình thức giàu giá trị về mặt nghệ thuật trang trí và đặc tính truyền thống dân tộc. Các đồ án trang trí biểu hiện với một sắc thái mới, là những cấu kiện của kiến trúc truyền thống bằng gỗ được chuyển hoá thành chất liệu bê tông cốt thép, phủ bề mặt bằng đá mài, đá rửa. Những tấm phên tre đan bảo vệ ngôi nhà dân gian đã chuyển hoá thành hệ lam (Brise – Soleil) trên mặt đứng công trình trang trí thẩm mĩ hơn, mang phong cách hiện đại. Sài Gòn nay là Tp. HCM luôn mang trong mình tính mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Đó là vấn đề bảo tồn và phát huy, nghĩa là phải giữ gìn giá trị cổ có tính lịch sử văn hoá dân tộc song song với trách nhiệm xây dựng giá trị mới hợp thời đại. Tính bản địa hoá trong
  14. 3 quá trình giao lưu và tiếp biến, sự tiếp thu có chọn lọc đã làm cho nền nghệ thuật trang trí trên kiến trúc SG không bị sao chép nguyên mẫu kiểu thức trang trí của phương Tây. Các nghệ sĩ – kiến trúc sư đã đan cài khéo léo tính bản sắc dân tộc với tâm thế biểu hiện mới, phần tạo nên yếu tố đặc trưng trong nghệ thuật trang trí kiến trúc giai đoạn 1954 – 1975 tại Sài Gòn miền Nam, Việt Nam. Hiện nay, công cuộc xây dựng phát triển nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được tinh hoa dân tộc, rất cần những ghi nhận và lưu giữ các giá trị văn hoá, nghệ thuật và kiến trúc đặc trưng của thời kỳ đặc biệt này. Điều này giúp duy trì và phát huy những đặc điểm độc đáo của kiến trúc Sài Gòn trong quá khứ, đồng thời tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hoá của cộng đồng người dân địa phương. Với những phân tích đã nêu ở trên, NCS quyết định chọn nghiên cứu đề tài Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975. Thông qua nghiên cứu đề tài này NCS nhận thức được tinh thần vận dụng các yếu tố mang đặc tính dân tộc tạo nên các giá trị nghệ thuật trang trí trên kiến trúc phong cách hiện đại. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với nghiên cứu lịch sử nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật trang trí Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài luận án thực hiện nghiên cứu về Nghệ thuật trang trí trên một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Sài Gòn từ năm 1954 đến 1975. Đối tượng chủ thể đề tài là Nghệ thuật trang trí, đối tượng khách thể là một số công trình kiến trúc tiêu biểu được giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Sài Gòn trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975. Vì vậy, luận án tiếp cận các tài liệu về lĩnh vực nghệ thuật, trang trí, mỹ thuật, kiến trúc, trong đó có 143 tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài được dịch lại tiếng Việt, 07 tài liệu tiếng Anh và 03 nguồn tài liệu báo điện tử. NCS phân nhóm tài liệu nghiên cứu công bố bản in, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có nội dung gần với đề tài nghiên cứu. Cụ thể, nhóm tài liệu Nghệ thuật trang trí gồm khoảng 20 tài liệu: Mỹ thuật Việt Nam hiện đại của Nguyễn Lương Tiển Bạch (chủ biên) [3]; Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt của Trần Lâm Biền [8]; Đổi mới công tác bảo vệ
  15. 4 và phát huy giá trị của các tác phẩm nghệ thuật tại khu di tích Dinh Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh của Trương Quốc Bình [12]; L’art à Hué của Léopold Michel Cadière, Edmond Gras [13]; Hình thái học của nghệ thuật của M. Cagan [14]; Hoa văn Việt Nam (từ thời tiền sử đến nửa đầu TK phong kiến) của Nguyễn Du Chi [16]; Nghệ thuật và tâm sáng tạo của Graham Collier [20]; Cảm luận nghệ thuật của Trần Duy [22]; Thế mà là nghệ thuật ư của Cynthia Freeland [28]; Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật của Cynthia Freeland [29]; Mỹ thuật đô thị SG Gia Định 1900 – 1975 của Uyên Huy [52]; NTTT truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở SG của Bùi Bá Nguyên Khanh [60]; Nghệ thuật học của Đỗ Văn Khang [61]; Nghệ thuật thị giác và những vấn đề cơ bản của Huỳnh Văn Mười [76]; Điêu khắc trang trí và kiến trúc trong việc hình thành môi trường thẩm mĩ đô thị của Trần Thanh Nam [77]; Dân tộc học văn hoá nghệ thuật của Huỳnh Quốc Thắng [108]; Mỹ Thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí của Nguyễn Hữu Thông [113]; Hoa văn cung đình Huế của Ưng Tiếu [122]; Bản rập hoạ tiết Mỹ thuật cổ Việt Nam của Trường ĐH Mỹ Thuật Hà Nội – Viện Mỹ Thuật [130]; Biểu tượng rồng, văn hoá và những câu chuyện, của Nam Việt, Khánh Linh [136]; Mỹ học về cái đẹp – về nghệ thuật – về con người của Lâm Vinh [137]… Nhóm tài liệu liên quan về kiến trúc gồm có khoảng 14 ấn phẩm: Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt của Trần Lâm Biền [10]; Mỹ học kiến trúc của Uông Chính Chương [18]; Tích hợp văn hóa Đông – Tây trong kiến trúc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ của Trần Thị Thu Hằng [35]; Kiến trúc truyền thống và cộng đồng của Trần Đình Hằng, Miki Yoshizumi, Hirohide Kobayashi [36]; Văn hoá và kiến trúc phương Đông của Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh [44]; Thế hệ KTS Việt Nam đầu tiên của Hội KTS Việt Nam [45]; Nửa đầu thế kỷ kiến trúc Việt Nam của Hội KTS Việt Nam [46]; Kiến trúc việt nam các dòng tiêu biểu của Nguyễn Khởi [65]; Bảo tồn và trùng tu các di tích kiến trúc của Nguyễn Khởi [66]; Bàn về vấn dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt nam của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội [88]; Khả năng nhiệt đới hoá trong kiến trúc hiện đại Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 của Ngô Thị Tài Quyết [90]; Kiến trúc Nam bộ, Nxb của Tản mạn kiến trúc [105]; Diễn giải truyền thống trong
  16. 5 kiến trúc Việt Nam đương đại của Lê Trần Xuân Trang [125]; Saigon portrait of a city 2011 – 2020 của Alexander Garel, Tim Doling [146]; Southern Vietnamese modernist architecture của Mel Schenck [149]… Số lượng tài liệu còn lại thuộc các lĩnh vực như: Mỹ học, biểu tượng, văn hóa, lịch sử, thị giác… Trong số các tài liệu tiếp cận, NCS nhận thấy rất ít tài liệu liên quan với đề tài nghiên cứu, đề tài giống luận án là không có. Tuy nhiên, có hơn 20 tài liệu NCS cần phải tiếp cận vì có những giá trị nghiên cứu cần thiết tham khảo. Hoa văn Việt Nam của Nguyễn Du Chi [17] là nguồn sử liệu chuyên về hoa văn từ thời tiền sử đến nửa đầu phong kiến trên các chất liệu đá, xương, đất, gốm. Đặc biệt là chương hai có nội dung về Hoa văn kỷ hà (trang 29) giúp phần đối chiếu so sánh những hoa văn, hoạ tiết, những ký hiệu để nhận diện tính kế thừa. Bản rập hoạ tiết Mỹ thuật cổ Việt Nam của Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật [130]. Tài liệu là sự tập hợp rất nhiều những bản rập các hoa văn cổ (khoảng gần 300 hình rập) chạm khắc trên gỗ, trên đá từ thời Đông Sơn đến thời Nguyễn…, “Từ chạm khắc chuyển qua rập chẳng những là một phương pháp lấy tư liệu đơn giản có truyền thống lâu đời ở phương Đông, mà còn giúp chúng ta tận hưởng thêm hiệu quả thẩm mĩ” [130, tr.4]. Muốn giải mã các hoa văn có tính truyền thống hay không thì phải tìm về hoa văn cổ đề so sánh, đối chiếu. Tài liệu Mỹ thuật Việt Nam hiện đại của Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên) [3], là cuốn sách đầu tiên của Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật phát hành chứa nội dung rất lớn về nền mỹ thuật Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến mỹ thuật thời kỳ đổi mới sau 1986. Tuy nhiên trong phần năm, Tổng quan nghệ thuật kiến trúc Việt Nam thế kỷ 20, tài liệu này có mục Bối cảnh nghệ thuật kiến trúc đã phân chia nền kiến trúc Việt Nam qua bốn giai đoạn. Thậm chí trong từng giai đoạn đi sâu phân tích các dòng phong cách, xu hướng một cách khái quát. Đặc biệt là phần liên quan đến luận án rất gần là mục Kiến trúc miền Nam trong giai đoạn 1954 đến 1975 đã chỉ ra công trình tiêu biểu và phong cách đặc trưng là chủ nghĩa công năng, đây là nguồn tư liệu tuy ít nhưng rất quan trọng để NCS ghi nhận có ấn phẩm nghiên cứu gần với đề tài nhưng không trùng với tên đề tài và nội dung của luận án.
  17. 6 Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí của tác giả Nguyễn Hữu Thông [113]. Là tài liệu có thể nói là rất hiếm về lượng thông tin nghiên cứu, hình ảnh về hoa văn, hoạ tiết thời Nguyễn. Tác giả đã phân chia thời kỳ, phân nhóm đề tài theo từng thể loại mô típ trang trí, ghi rõ các biểu tượng, bố cục, ý nghĩa một cách chi tiết… Có thể nói đây là nguồn tài liệu quý giá để đối sánh giải mã những công trình khắp cả Nam bộ chịu sự ảnh hưởng của NTTT từ Huế. Công trình tiêu biểu NCS đang nghiên cứu cũng cần phải xét yếu tố ảnh hưởng này, bởi vì các đề tài như Tứ linh (đầu rồng), hoa văn chữ Vạn, chữ Công, chữ Á, đặc biệt là hồi văn có sự ảnh hưởng khá nhiều trong tạo hình hoa văn trang trí…, là những đối tượng đề tài luận án hướng đến. Vì vậy đây chỉ là tài liệu giúp cho NCS có nguồn chứng minh nguồn gốc hoa văn hoạ tiết trang trí. Hoa văn cung đình Huế của Ưng Tiếu [122]. Gần hướng nghiên cứu về hoa văn ở Huế như tài liệu của Nguyễn Hữu Thông, tác giả Ưng Tiếu trình bày rất nhiều hình ảnh hoa văn, hoạ tiết phong cách thời Nguyễn, được sử dụng từ bản gốc của sách L’Art à Huế (1930), các ghi chép là bản dịch lại. Không có nhiều phân tích chuyên sâu như tài liệu của Nguyễn Hữu Thông. Tuy nhiên, có thể dùng tài liệu làm cơ sở đối chiếu, so sánh để xác định chính xác nguồn gốc hoa văn, hồi văn, hoạ tiết có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Tài liệu Ngôn ngữ điêu khắc qua những công trình nội thất và tượng đài của tác giả Lê Thược [115]. Điêu khắc là đối tượng mỹ thuật tạo hình trang trí trong kiến trúc, nó gắn liền với kiến trúc thành một thể thống nhất. Trong nội dung ngôn ngữ điêu khắc, tài liệu còn tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc dân tộc là nội dung tổng hợp và giới thiệu các nhà điêu khắc có tác phẩm tiêu biểu mang dấu ấn dân tộc. NCS đã lưu ý đến phần tác giả giới thiệu phù điêu gắn với kiến trúc bên ngoài công trình giúp NCS hình dung rõ ràng loại hình trang trí này có xuất hiện trong các công trình của đề tài nghiên cứu. Tài liệu Nghệ thuật thị giác của Huỳnh Văn Mười [76]. Trong đó tài liệu phân tích các nội dung như các yếu tố thị giác, nguyên lý thị giác, tư duy thị giác và bố cục thị giác. “Chúng ta đang bàn về nghệ thuật thị giác, vai trò của con mắt, nhãn quan
  18. 7 với những đặc tính, khả năng của nó với góc nhìn của con người trần thế” [76, tr.9]. Ở trang 143 đến trang 154 tác giả phân tích và minh hoạ về quy trình tạo hình trong sáng tác mỹ thuật từ hình đến trừu tượng, hình nền và khoảng trống đó là phân tích yếu tố thị giác, khoảng bỏ lửng là gì ? Yếu tố này giúp NCS phân tích mối quan hệ giữa hình và nền trong bố cục trang trí hoa văn trên công trình kiến trúc. Tài liệu Nguyên lý design thị giác của tác giả Nguyễn Hồng Hưng [49] nghiên cứu mối quan hệ của thị giác, ánh sáng, hình thể, đề cập chi tiết và đi sâu vào từng ngõ ngách của từng vấn đề bố cục, màu sắc, đường nét, nguyên lý thị giác, đặc tính thị giác, nhịp điệu, biến điệu thông qua hàng loạt hệ thống hình ảnh minh họa và thực tiễn, giúp cho NCS có cơ sở phân tích các vấn đề thị giác trong tạo hình trang trí các hoa văn hình học, kỷ hà trong công trình. Mỹ thuật đô thị SG Gia Định 1900 – 1975 của Uyên Huy [52] là ấn phẩm nghiên cứu và giới thiệu khái quát gần như đầy đủ về nền mỹ thuật tại vùng đất SG xưa từ 1900 đến 1975, trong đó giới thiệu về lĩnh vực kiến trúc. Công trình Dinh Độc Lập được giới thiệu ngắn gọn về tên gọi, vị trí, tác giả thiết kế, chức năng của công trình không thấy nghiên cứu sâu về nghệ thuật trang trí kiến trúc này. Đổi mới công tác bảo vệ và phát huy giá trị của các tác phẩm nghệ thuật tại khu di tích Dinh Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh của Trương Quốc Bình [12] là bài viết thuộc lĩnh vực công tác bảo vệ di sản, trong đó đi sâu vào nội dung đánh giá các giá trị của tác phẩm nghệ thuật trong công trình Dinh Thống Nhất. Thông qua bài viết này, NCS biết được những tác phẩm nghệ thuật trang trí nội thất Dinh là tranh hội họa do KTS Ngô Viết Thụ sáng tác. Mỗi tác phẩm là một chủ đề một phong cách trang trí phù hợp từng phòng trong kiến trúc (Tranh lịch sử về công cuộc dựng nước Văn Lang, tranh Cẩm tú sơn hà…). Ngoài ra còn có tranh sơn mài hoành tráng của Nguyễn Gia Trí rất giá trị. Không chỉ là tranh hội họa trang trí, trong Dinh còn có tấm thảm hình tròn có hoa văn rồng trang trí, những tác phẩm phù điêu trang trí khắp bên trong…, tất cả cùng hướng về chủ đề truyền thống dân tộc, giá trị bản sắc cho di sản. NCS tiếp thu được thông tin về nghệ thuật hội họa của KTS Ngô Viết Thụ sẽ bổ sung vào phần nghiên cứu Chủ thể sáng tạo thẩm mĩ trong mục Những yếu tố ảnh hưởng
  19. 8 đến Nghệ thuật trang trí bởi NCS nhận thấy kiến trúc và hội họa là mối quan hệ tương hỗ đối với chủ thể sáng tạo thẩm mĩ. Tác phẩm KTS dưới góc độ kiến trúc hay hội họa đều mang phong cách Phương Đông thanh tao, trữ tình, kết hợp khéo léo với chủ nghĩa hiện đại, làm nên một công trình di sản có giá trị nghệ thuật cao. Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở SG của Bùi Bá Nguyên Khanh [60] là luận án tiến sĩ nghệ thuật công bố năm 2018. Tác giả nghiên cứu năm công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tiêu biểu tại SG. Phong cách Đông Dương xuất hiện trước và kế tiếp phong cách Hiện Đại 1954 – 1975. Giai đoạn cuối của phong cách này kiến trúc chuyển biến theo xu hướng chủ nghĩa hiện đại (mô đéc) sau đó thì không phát triển nữa. Phong cách kiến trúc hiện đại đã phát triển đạt đỉnh cao giai đoạn này từ 1960 – 1973. Tài liệu này bổ sung thông tin và kiến thức về triết học phương Đông trong trang trí. Tài liệu làm cơ sở đối sánh để rút ra được tinh thần kế thừa tiếp nối của dân tộc và nhận diện sự khác biệt giữa hai phong cách. Tài liệu là công trình nghiên cứu về các kiến trúc phong cách Đông Dương tiêu biểu và đặc trưng tại SG - Tp. HCM với đối tượng nghiên cứu là NTTT truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương, khác về phong cách và thời gian so với đề tài luận án NCS thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên đọc qua nguồn tư liệu xét thấy có nhiều nội dung tương đồng xu hướng nghiên cứu. Tác giả nhận diện được những giá trị đặc trưng cơ bản của NTTT truyền thống, khẳng định được những vấn đề căn bản của cả hai phương diện là hình thức biểu thị và nội dung tư tưởng. Cấu trúc tài liệu nghiên cứu khoa học, đi từ nền mỹ thuật thế giới, mỹ thuật cổ Việt Nam đến kiến trúc cổ Việt Nam và kiến trúc phương Tây ở Việt Nam… Trong đó, phần nội dung phân tích các giá trị của hoa văn hoạ tiết sẽ là cứ liệu quan trọng để NCS thử phép đối sánh, so sánh phong cách của hai dòng kiến trúc có NTTT như thế nào. Bên cạnh đó, bối cảnh phong cách kiến trúc của đề tài NCS nghiên cứu tiếp nối dòng kiến trúc phong cách Đông Dương này nên việc tiếp thu tài liệu trên để so sánh trước và sau là điều cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2