Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dâu tây (Fragaria x ananassa) trồng trong điều kiện nhà màng tại Đà Lạt
lượt xem 18
download
Đề tài được thực hiện với mục tiêu cụ thể: Xác định được tỷ lệ phối trộn giữa mụn xơ dừa với vỏ trấu hoặc than trấu để tạo giá trồng phù hợp cho cây dâu tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng quả cao; Xác định được nồng độ N, K, Ca, B và Zn trong dung dịch dinh dưỡng tối ưu cho sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây dâu tây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dâu tây (Fragaria x ananassa) trồng trong điều kiện nhà màng tại Đà Lạt
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 6 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------------------------------- CAO THỊ LÀN ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ DINH DƯỠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DÂU TÂY (Fragaria x ananassa) TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG TẠI ĐÀ LẠT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, 2020
- 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------------------------------- CAO THỊ LÀN ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ DINH DƯỠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DÂU TÂY (Fragaria x ananassa) TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG TẠI ĐÀ LẠT Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 96 20 110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Ngô Quang Vinh 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Kết TP. HỒ CHÍ MINH, 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các nguồn thông tin trích dẫn trong luận án đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Tác giả luận án Cao Thị Làn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn của của lãnh đạo Trường Đại học Đà Lạt, lãnh đạo Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo và tập thể quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban đào tạo sau đại học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Đà Lạt đã giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian cũng như cơ sở vật chất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo và luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp và sinh viên khoa Nông Lâm đã giúp tôi thực hiện các thí nghiệm và mô hình thử nghiệm của đề tài. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và tri ân TS. Ngô Quanh Vinh và PGS.TS. Nguyễn Văn Kết đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn thiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Quỳnh Thuận, TS. Trần Kim Định và TS. Nguyễn Quang Chơn đã truyền đạt kiến thức và sự đam mê nghiên cứu cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện. Đặc biệt, con vô cùng biết ơn bố mẹ, chồng, các anh chị em và các con đã luôn động viên, khuyến khích để con hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tôi trong việc hoàn thành luận án này mà tôi không kể tên hết được. Xin trân trọng cảm ơn./. Lâm Đồng, ngày 7 tháng 7 năm 2020 Tác giả luận án Cao Thị Làn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................xiii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 3 5. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 3 6. Những đóng góp mới của đề tài................................................................................ 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 5 1.1 Giới thiệu chung về cây dâu tây ............................................................................. 5 1.1.1 Nguồn gốc, phân loại dâu tây ............................................................................. 5 1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của dâu tây.............................................. 5 1.1.3 Đặc điểm thực vật học của dâu tây ..................................................................... 6 1.1.4 Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây dâu tây ....................................................... 7
- iv 1.1.5 Các giống dâu tây hiện đang trồng phổ biến tại Lâm Đồng ............................... 9 1.1.6 Một số loại sâu bệnh thường gặp trên dâu tây tại Đà Lạt, Lâm Đồng.............. 10 1.2 Tình hình sản xuất dâu tây .................................................................................... 12 1.2.1 Tình hình sản xuất dâu tây trên thế giới ........................................................... 12 1.2.2 Tình hình sản xuất dâu tây tại Lâm Đồng Việt Nam ........................................ 13 1.3 Các kết quả nghiên cứu về dâu tây tại Việt Nam ................................................... 14 1.3 Các phương thức canh tác dâu tây tại Lâm Đồng................................................ 14 1.3.1 Canh tác dâu tây trong điều kiện tự nhiên ........................................................ 14 1.3.2 Canh tác dâu tây trên giá thể trong nhà màng .................................................. 15 1.3.3 Nhận dạng phương thức canh tác dâu tây trên giá thể tại Đà Lạt..................... 15 1.4 Giá thể và hướng nghiên cứu giá thể trồng dâu tây .............................................. 16 1.4.1 Khái niệm về giá thể trồng cây và những yêu cầu cơ bản của giá thể.............. 16 1.4.2 Các loại giá thể thường gặp .............................................................................. 17 1.4.3 Các kết quả nghiên cứu về giá thể trồng dâu tây và một số cây trồng khác ..... 18 1.4.4 Các kết quả nghiên cứu về giá thể trồng cây ở Việt Nam ................................ 20 1.5 Dinh dưỡng và hướng nghiên cứu dinh dưỡng cho cây dâu tây .................... 20 1.5.1 Dung dịch dinh dưỡng thủy canh ................................................................... 21 1.5.2 Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng cho dâu tây ................................................. 24 1.6 Định hướng nghiên cứu ........................................................................................ 32 1.6.1 Định hướng nghiên cứu về giá thể .................................................................... 32 1.6.2 Định hướng nghiên cứu về dinh dưỡng ............................................................ 33 Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 34
- v 2.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 34 2.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 35 2.3 Các điều kiện và trang thiết bị sử dụng để thực hiện nghiên cứu ......................... 38 2.3.1 Nhà màng .......................................................................................................... 38 2.3.2 Điều kiện vi khí hậu trong nhà màng................................................................ 38 2.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 40 2.4.1 Những vấn đề chung ......................................................................................... 40 2.4.2 Các thí nghiệm và thử nghiệm .......................................................................... 41 2.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định.................................................... 56 2.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi về đặc tính lý học của giá thể ......................................... 56 2.5.2 Các chỉ tiêu về tăng trưởng lá ........................................................................... 57 2.5.3 Các chỉ tiêu về chất lượng hoa .......................................................................... 58 2.5.4 Các chỉ tiêu về năng suất quả ........................................................................... 59 2.5.5 Các chỉ tiêu về chất lượng quả .......................................................................... 59 2.5.6 Các chỉ tiêu về nấm bệnh hại quả ..................................................................... 60 2.5.7 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 60 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 61 3.1 Kết quả nghiên cứu xác định giá thể trồng dâu tây tại Đà Lạt ............................. 61 3.1.1 Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn đến các đặc tính lý học của giá thể ... 61 3.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của dâu tây trồng trong nhà màng tại Đà Lạt .......................................................................... 68 3.2 Kết quả nghiên cứu xác định môi trường dinh dưỡng .......................................... 74
- vi 3.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt .... 74 3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt ........................................................................................................................ 78 3.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt ................................................................................................... 89 3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt ......................... 96 3.2.5 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của dâu tây trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt ...................................................................................................................... 113 3.2.6 Đánh giá ảnh hưởng nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng đến ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt 121 3.2.7 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ Zn trong dung dịch dinh dưỡng đến năng suất và chất lượng dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt ....................... 129 3.3 Kết quả thử nghiệm giá thể và môi trường dinh dưỡng đề xuất vào sản xuất .... 134 3.3.1 Thử nghiệm 1 .................................................................................................. 134 3.3.2 Thử nghiệm 2 .................................................................................................. 136 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 143 1. Kết luận ................................................................................................................. 143 2. Kiến nghị ........................................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 145
- vii Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................... 145 Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................................... 146
- viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CV Hệ số biến động DT Diện tích FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp Quốc GN Khả năng giữ nước MD Mụn xơ dừa MX Mốc xám ns Không khác biệt NS Năng suất NSTP Năng suất thương phẩm P Khối lượng R Hệ số tương quan RCRD Randomized completely block design - Kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ TA Nồng độ axit TH Than trấu TSS (Total solution solids) Tổng chất rắn hòa tan VT Vỏ trấu TK Thoáng khí TT Thán thư
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Sự hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng (ppm) từ trồng đến thu hoạch của cây dâu tây .............................................................................................................................. 8 Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng dâu tây tại Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2019 ............................................................................................................ 14 Bảng 1.3 Đặc tính của một số giá thể thường gặp ......................................................... 17 Bảng 1.4 Nồng độ các chất dinh dưỡng (ppm) trong một số môi trường dinh dưỡng ... 23 Bảng 2. 1 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các môi trường dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiệm ............................................................................................................. 43 Bảng 3.1 Đặc tính lý học của các giá thể sử dụng trong thí nghiệm.............................. 62 Bảng 3.2 Tỷ lệ thể tích giá thể bị lún xẹp sau thời gian trồng dâu tây .......................... 66 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến số lá của dâu tây ........................................ 68 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến diện tích lá của dâu tây ............................. 69 Bảng 3.5 Các mối tương quan giữa diện tích lá của dâu tây với thành phần giá thể và với một số thuộc tính của giá thể (n = 27 và P ≤ 0,0001) ................................................... 70 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây ..................................................................................................................... 72 Bảng 3.7 Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây với các thành phần của giá thể (n = 27 và P ≤ 0,0001) .............................................................. 73 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến diện tích lá/cây của dâu tây...... 76 Bảng 3.9 Ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng đến năng suất của cây dâu tây ............... 77 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến số lá dâu tây .. 79 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến diện tích lá của cây dâu tây...................................................................................................................... 81 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng năng suất dâu tây . 83
- x Bảng 3.13 Các mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất với nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng (n = 21 và P ≤ 0,0001) ................................... 84 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng quả dâu tây ............................................................................................................................ 85 Bảng 3.15 Tương quan giữa các thông số chất lượng quả dâu tây với nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng (n = 21; P ≤ 0,0001). ................................................................. 86 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến diện tích lá của dâu tây ............................................................................................................................ 90 Bảng 3.17 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến năng suất quả của dâu tây ............................................................................................................................ 91 Bảng 3.18 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng quả dâu tây ............................................................................................................................ 93 Bảng 3.19 Tương quan giữa các thông số chất lượng quả dâu tây với nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng (n = 21; P ≤ 0,0001). ................................................................ 94 Bảng 3.20 Ảnh hưởng riêng rẽ của hai yếu tố N và K đến số lá/cây của dâu tây.......... 97 Bảng 3.21 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến số lá/cây của dâu tây ........................ 98 Bảng 3.22 Ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố N và K đến diện tích lá của dâu tây ... 99 Bảng 3.23 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến diện tích lá của dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ................................................................................................................ 100 Bảng 3.24 Ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố N và K đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ................................................ 102 Bảng 3.25 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ..................................................................... 103 Bảng 3.26 Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây với yếu tố N và K (n = 48 và P ≤ 0,0001) ................................................................................ 105 Bảng 3.27 Ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố N và K đến các thông số chất lượng quả dâu tây .......................................................................................................................... 106
- xi Bảng 3.28 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến các thông số chất lượng dâu tây ..... 107 Bảng 3.29 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến tỷ lệ quả bị thối mốc xám và thán thư của dâu tây.................................................................................................................... 110 Bảng 3.30 Các mối tương quan giữa tỷ lệ quả bị nấm bệnh với yếu tố N và K (n = 48 và P ≤ 0,0001) ................................................................................................................... 111 Bảng 3.31 Ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến diện tích lá của dâu tây .......................................................................................................................... 115 Bảng 3.32 Ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất của dâu tây ......................................................................................... 116 Bảng 3.33 Tương quan giữa các khối lượng quả và năng suất quả dâu tây với nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng (n = 21; P ≤ 0,0001). ............................................... 117 Bảng 3.34 Ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng quả dâu tây .......................................................................................................................... 118 Bảng 3.35 Ảnh hưởng của nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng hoa và quả của dâu tây ............................................................................................................. 123 Bảng 3.36 Tương quan giữa các chỉ tiêu về chất lượng hoa với nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng............................................................................................................ 124 Bảng 3.37 Ảnh hưởng nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất của dâu tây ................................................................................................... 125 Bảng 3.38 Tương quan giữa các nồng độ B với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dâu tây (n = 21 và P ≤ 0,0001). ..................................................................... 127 Bảng 3.39 Ảnh hưởng của nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng quả dâu tây .......................................................................................................................... 128 Bảng 3.40 Tương quan giữa các thông số về chất lượng quả với các nồng độ B (n = 21 và P ≤ 0,0001) .............................................................................................................. 129 Bảng 3.41 Ảnh hưởng nồng độ Zn trong dung dịch dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất dâu tây .......................................................................................................... 130
- xii Bảng 3.42 Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất và năng suất với nồng độ Zn trong dung dịch dinh dưỡng (n = 21 và P ≤ 0,0001) ................................................... 131 Bảng 3.43 Ảnh hưởng của nồng độ Zn trong dung dịch dinh dưỡng đến các thông số chất lượng quả dâu tây ......................................................................................................... 132 Bảng 3.44 Tương quan giữa các thông số chất lượng quả dâu tây với nồng độ Zn trong dung dịch dinh dưỡng (n= 21 và P ≤ 0,0001).............................................................. 133 Bảng 3.45 Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ............................................................ 135 Bảng 3.46 Ảnh hưởng của giá thể thử nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ............................................................ 137 Bảng 3.47 Chi phí về dinh dưỡng cho sản xuất dâu tây .............................................. 139 Bảng 3.48 Chi phí về giá thể tính cho sản xuất dâu tây (tính cho 1.000 m2) ............... 140 Bảng 3.49 Các chi phí chung trong sản xuất dâu tây (tính cho 1.000 m2) ................... 140 Bảng 3.50 Tổng chi phí cho sản xuất dâu tây tại Đà Lạt, Lâm Đồng .......................... 141 Bảng 3.51 Hiệu quả kinh tế của hai thử nghiệm trồng dâu tây tại Đà Lạt, Lâm Đồng 141
- xiii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Các loại giá thể sau phối trộn .......................................................................... 63 Hình 3.2 Độ xốp và độ thoáng khí (%) của các loại giá thể trước và sau khi thực hiện thí nghiệm 12 tháng ............................................................................................................. 67 Hình 3.3 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến số lá của cây dâu tây ................ 75 Hình 3.4 Cây dâu tây tại thời điểm 30 ngày sau trồng ................................................... 76 Hình 3.5 Cây dâu tây tại thời điểm sau trồng 30 ngày sau trồng ................................... 82 Hình 3.6 Cây dâu tây có biểu hiện thiếu đạm ................................................................ 80 Hình 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến tỷ lệ quả dâu tây bị bệnh thối mốc xám (Botrytis cinerea) và thán thư (Colletotrichum acutatum)......... 88 Hình 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến số lá dâu tây .... 89 Hình 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến tỷ lệ quả dâu tây bị bệnh thối mốc xám và thán thư ...................................................................................... 95 Hình 3.10 Ảnh hưởng riêng rẽ của yếu tố N và K đến tỷ lệ quả bị bệnh thối mốc xám và thán thư của dâu tây ..................................................................................................... 109 Hình 3.11 Ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến số lá của dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ......................................................................................... 114 Hình 3.12 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến tỷ lệ quả dâu tây bị bệnh thối mốc xám và thán thư (%) ......................................................................... 120 Hình 3.13 Dâu tây bị cháy lá do ngộ độc bo ................................................................ 122 Hình 3.14 Cây dâu tây ở thời kỳ thu hoạch quả ........................................................... 126 Hình 3.15 Số lá/cây và diện tích lá của dâu tây trong lô thử nghiệm và lô đối chứng tại thời điểm 50 ngày sau trồng ......................................................................................... 134 Hình 3.16 Chất rắn hòa tan và tỷ lệ chất rắn hòa tan/axit trong dâu tây của lô thử nghiệm và lô đối chứng ............................................................................................................. 135
- xiv Hình 3.17 Thử nghiệm dung dịch dinh dưỡng do đề tài đề xuất, tại trường Đại học Đà Lạt................................................................................................................................. 136 Hình 3.18 Số lá/cây và diện tích lá của dâu tây của lô thử nghiệm và lô đối chứng tại thời điểm 50 ngày sau trồng ................................................................................................ 137 Hình 3.19 Chất rắn hòa tan và tỷ lệ chất rắn hòa tan/axit trong dâu tây của lô thử nghiệm và lô chứng ................................................................................................................... 138 Hình 3.20 Thử nghiệm giá thể do đề tài đề xuất tại hộ dân Nguyễn Anh Thy, Số 45 An Bình, Phường 3, Đà Lạt ............................................................................................... 138
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cây dâu tây (Fragaria × ananassa) được du nhập từ Pháp vào Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ 20 và được trồng tại Lâm Đồng. Tuy là cây trồng nhập nội nhưng dâu tây đã sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng quả cao và đã trở thành một trong những cây trồng đặc sản của Đà Lạt. Phương thức canh tác dâu tây trong điều kiện tự nhiên được áp dụng phổ biến ở Đà Lạt cho đến trước năm 2012. Ở đó, cây dâu tây được trồng trên luống đất và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng, mưa, sương, gió… Khí hậu nhiệt đới ôn hòa, mưa nhiều và thời tiết ấm áp là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm bệnh hại phát triển trên cây dâu tây [129]. Mặt khác do đầu tư thâm canh cao, lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nên dịch bệnh trên cây dâu tây tại Lâm Đồng ngày càng trở nên trầm trọng. Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2009 diện tích dâu tây trung bình của Lâm Đồng khoảng 180 ha, tuy nhiên từ năm 2010 đến nay do dịch bệnh trên cây dâu tây diễn biến khá phức tạp, tình trạng dâu tây trồng trên đất bị bệnh chết hàng loạt xảy ra rất phổ biến tại tất cả các vùng trồng dâu tây của Lâm Đồng, dẫn đến diện tích trồng dâu tây giảm sút rõ rệt chỉ còn 40 ha vào đầu năm 2012 [1]. Antunes, Odirce Teixeira và cs. [30] nhận định, để canh tác dâu tây trong điều kiện tự nhiên người trồng phải sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và hệ quả là dâu tây được xếp vào danh sách bốn loại cây trồng có tỷ lệ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật cao nhất. Phương thức trồng cây trên môi trường không đất, bao gồm cả thủy canh đã được áp dụng ở những nơi không có đất phù hợp cho sự tăng trưởng của cây hoặc nơi đất bị ô nhiễm [92]. Phương thức này khắc phục hoàn toàn các nguồn gây hại từ đất do đó làm giảm đáng kể việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [43], [42], tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng của thời tiết như sương giá, mưa, gió…Phương thức trồng dâu tây trên giá thể trong điều kiện nhà vòm, nhà plastic, nhà kính đã phát triển mạnh mẽ ở Pháp, quần đảo Địa Trung Hải, Tây Ban Nha và Ý [109]. Nhờ trồng trên giá thể trong nhà, khống chế
- 2 được độ ẩm (không bị mưa, tưới chủ động) nên cây cho năng suất và chất lượng quả dâu tây cao hơn, đồng thời mức độ nhiễm một số nấm bệnh cũng thấp hơn so trồng trong điều kiện tự nhiên [176]. Đặc biệt trong điều kiện hạn chế về diện tích đất trồng trọt, kỹ thuật này đã trở nên thông dụng để sản xuất dâu tây quanh năm [109]. Việc học tập đưa mô hình này vào sản xuất tại Đà Lạt sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn trong sản xuất hiện nay, đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Hiện tại nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã áp dụng phương thức trồng dâu tây trên giá thể tại Lâm Đồng nhưng cho kết quả không cao và gặp một số khó khăn. Thứ nhất, là giá thể nhập nội có giá thành rất cao và khan hiếm, trong nước chưa có nghiên cứu và đơn vị chuyên sản xuất giá thể cho dâu tây. Thứ hai, môi trường dinh dưỡng là mấu chốt của sản xuất thủy canh nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu và công bố nào về môi trường dinh dưỡng cho dâu tây tại Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn các vật liệu sẵn có và phối trộn để tạo ra giá thể trồng phù hợp cho dâu tây, đồng thời nghiên cứu xác định môi trường dinh dưỡng phù hợp cho cây dâu tây trong điều kiện nhà màng tại Lâm Đồng là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được giá thể và môi trường dinh dưỡng phù hợp cho dâu tây trồng trong nhà màng đạt năng suất và chất lượng cao tại Đà Lạt. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện với mục tiêu cụ thể: - Xác định được tỷ lệ phối trộn giữa mụn xơ dừa với vỏ trấu hoặc than trấu để tạo giá trồng phù hợp cho cây dâu tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng quả cao - Xác định được nồng độ N, K, Ca, B và Zn trong dung dịch dinh dưỡng tối ưu cho sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây dâu tây
- 3 - Xác định Môi trường dinh dưỡng phù hợp cho cây dâu tây trồng trong nhà màng tại Đà Lạt 3. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên giống dâu tây Newzealand có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng quả cao trong điều kiện nhà màng tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm của luận án và mô hình được thực hiện trong nhà màng (plastic house), Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng. Thời gian nghiên cứu: Các thí nghiệm và mô hình thử nghiệm được thực hiện trong thời gian từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 3 năm 2018. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi cụ thể sau: Đối với giá thể trồng: Đề tài sử dụng 3 loại vật liệu là mụn xơ dừa, vỏ trấu và than trấu để phối trộn với các tỷ lệ khác nhau nhằm tạo ra giá thể phù hợp cho dâu tây sinh trưởng và phát triển. Đối với môi trường dinh dưỡng: Đề tài kế thừa một số môi trường dinh dưỡng của các nhà khoa học trên thế giới và tập trung nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của 5 nguyên tố dinh dưỡng N, K, Ca, B và Zn trong dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dâu tây, nhằm thiết lập được môi trường dinh dưỡng phù hợp cho cây dâu tây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện nhà màng tại Đà Lạt. 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài xác định được các dữ liệu khoa học về đặc tính lý học của các loại giá thể và môi trường dinh dưỡng phù hợp đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng dâu tây trong nhà màng, làm tiền đề phục vụ cho việc nghiên cứu sâu rộng hơn ở Đà Lạt và các địa phương khác có điều kiện tự nhiên và vùng sinh thái tương tự. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- 4 Đề tài đã tìm ra loại giá thể phù hợp, được làm từ nguồn vật liệu sẵn có ở trong nước với giá thành thấp và Môi trường dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây, góp phần tăng năng suất, chất lượng và thúc đẩy chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang phương thức canh tác ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dâu tây trong nhà màng tại Đà Lạt. 6. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài đã xác định được mối quan hệ giữa tỷ lệ các vật liệu trong giá thể (mụn xơ dừa, vỏ trấu, than trấu) với các đặc tính lý học của giá thể, là cơ sở để phối trộn tạo giá thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng và yêu cầu của người trồng; Đã tổng quát hóa được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng, các chỉ tiêu về năng suất với tính chất vật lý của giá thể và tỷ lệ thành phần các vật liệu trong giá thể. Trên cơ sở đó đã đề xuất được giá thể (phối trộn từ 25% vỏ trấu và 75% mụn xơ dừa) phù hợp nhất cho cây dâu tây sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao và có giá thành hợp lý, nguồn cung dồi dào. Đề tài đã tổng quát hóa được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng dâu tây với nồng độ các chất dinh dưỡng N, K, Ca, Zn, Bo trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh dâu tây. Từ các phương trình tổng quát hóa này có thể vận dụng nghiên cứu để xác định môi trường dinh dưỡng nhằm đạt các thông số về sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng có chủ đích từ trước. Là công trình nghiên cứu được công bố đầu tiên của Việt Nam về giá thể trồng và Môi trường dinh dưỡng cho cây dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 474 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 362 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 242 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 215 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 246 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 250 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 208 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 175 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 154 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 159 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 258 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 140 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 27 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 175 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 143 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 123 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 117 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn