intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu bệnh gumboro trên gà tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

55
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định sự lưu hành của virus Gumboro trên gà nuôi ở quy mô trang trại, hộ gia đình tại ĐBSCL; xác định đặc tính di truyền của virus Gumboro được phân lập tại ĐBSCL; khảo sát tỉ lệ đáp ứng miễn dịch và sự khác biệt đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro trên 2 giống (gà nòi Bến Tre và gà Lương Phượng).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu bệnh gumboro trên gà tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGÔ PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62640102 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGÔ PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62640102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGs.Ts. TRẦN NGỌC BÍCH 2020
  3. LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập và rèn luyện của bản thân tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã hoàn thành luận án. Tôi đã không ngừng học tập và tích lũy những kiến thức tại trường và kinh nghiệm từ thực tiễn. Trong khoảng thời gian đó tôi đã nhận được sự ủng hộ và động viên rất lớn từ gia đình, sự nhiệt tình giúp đỡ từ quý Thầy Cô giảng dạy, sự chia sẻ từ bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Đến Cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi nên người. Cha mẹ đã cho tôi niềm tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ vật chất đến tinh thần để tôi hoàn thành tốt con đường học tập. Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau Đại học, Khoa Nông nghiệp đã tạo điều kiện để cho tôi học tập và rèn luyện. Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp – Thủy Sản, Bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này Xin chân thành cảm ơn PGs.Ts. Trần Ngọc Bích – cán bộ hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin cám ơn các anh chị nghiên cứu sinh K2, K3 đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập. Xin gửi lời tri ân đến các em Tứ, Tín – học viên cao học K21, K22, K23 đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô và tất cả dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Cần Thơ, ngày 07 tháng 10 năm 2019 Tác giả Ngô Phú Cường i
  4. TÓM TẮT Luận án “Nghiên cứu bệnh Gumboro trên gà tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2018. Nội dung thực hiện gồm: Khảo sát tình hình bệnh Gumboro trên gà tại ĐBSCL. Phân tích di truyền virus Gumboro được phân lập tại ĐBSCL. Đáp ứng miễn dịch với 3 loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu trên 2 giống gà (Lương Phượng, nòi Bến Tre). Kết quả khảo sát cho tỉ lệ nhiễm bệnh Gumboro của giống gà Tàu Vàng cao nhất (68,4%), thấp nhất là gà Nòi lai (28,8%). Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà nuôi theo hình thức nhốt hoàn toàn và bán chăn thả (tương đương 57,1% và 55,0%), nuôi thả hoàn toàn là 28,0%. Gà mắc bệnh tập trung ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuần tuổi (21 - 42 ngày tuổi). Gà không tiêm vaccine có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (66,7%), thấp nhất ở những đàn được tiêm nhắc lại lần 2 (24,5%). Đàn gà nuôi tại Hậu Giang có tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất (60,0%) và thấp nhất ở An Giang (37,9%). Kết quả giải trình tự nucleotide và amino aicd từ vị trí 634-1022 ở vùng siêu biến đổi gene VP2 cho thấy các mẫu virus Gumboro tại Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh thuộc chủng có độc lực cao. Mẫu Cần Thơ 1 và các mẫu vaccine Bur 706, Cevac Gumboro L, Georgia thuộc nhóm nhược độc, mẫu vaccine IBD Blen và Nobilis thuộc nhóm biến đổi độc lực Đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro được lựa chọn từ kết quả nội dung 2 trên 2 giống gà (Lương Phượng, nòi Bến Tre). Kết quả cho thấy gà được tiêm phòng 2 lần cho đáp ứng miễn dịch cao nhất 86,6%, 1 lần là 62,2% và thấp nhất ở gà không được tiêm phòng (18,3%). Giống gà nòi Bến Tre có tỉ lệ đáp ứng miễn dịch cao hơn giống gà Lương Phượng ở cả 2 lần tiêm phòng vaccine nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tất cả các loại vaccine đều tạo miễn dịch cho gà sau khi tiêm phòng. Gà được tiêm vaccine 1 lần có tỉ lệ đáp ứng miễn dịch giữa 3 loại vaccine thử nghiệm gần tương đồng nhau (60,0% – 63,3%). Gà được tiêm vaccine 2 lần cho đáp ứng miễn dịch cao nhất ở vaccine 3 (93,3%) và thấp nhất là vaccine 2 (80,0%) nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: ĐBSCL, Elisa, gà, Gumboro, RT – PCR, vaccine, VP2, ii
  5. ABSTRACT The PhD dissertation named "Study on chicken gumboro disease in some provinces of the Mekong Delta" was conducted from October 2015 to October 2018. The research objectives are to survey the IBD in chickens in some provinces of the Mekong Delta; to analyse the genetic characterization of infectious bursal disease viruses (IBDVs) isolated in the Mekong Delta; and to evaluate the immune responses of vaccinated chickens by using three common vaccines on both Noi Ben Tre and Luong Phuong breeds. Survey findings showed that the prevalence of IBD was highest in Tau Vang breed (68.4%) and lowest in hybrid Noi (28.8%). In addition, the IBD occurred mainly in chickens that reared in confined and semi-confined housing types (57.1% and 55.0% repectively) while it was 28.0% prevalence of IBD in free-range housing type. Moreover, chickens with the ages from 3 to 6 weeks (21 to 42 days of ages) were sensitive with IBD. The prevalence of IBD was highest in non- vaccinated chickens (66.7%) and lowest in second-immunized chickens (24.5%). Furthermore, the highest prevalence of IBD was detected in the chicken flocks in Hau Giang province (60.0%) and lowest in An Giang province (37.9%). The sequencing results of partial VP2 sequences at position 634 to 1022 including hypervariation region revealed that IBDVs presented in Hau Giang, An Giang, Can Tho, Ben Tre, Vinh Long and Tra Vinh provinces were clustered to very virulent IBDV group. On the other hand, IBDV circulating in Can Tho (Can Tho 1) was attenuated IBDV that was similar to vaccine strains such as vaccine Bur 706, Cevac Gumboro L, Georgia. Meanwhile, other vaccine strains including vaccine IBD Blen and Nobilis were grouped to antigenic variant IBDV group. According to the results of phylogentic and pairwise sequence comparison analysis, three IBD vaccines such as IBD BLEN, Cevac Gumboro and Nobilis were selected for evaluating the immune responses of chickens after vaccination. In the present study, the prevalence of chickens owned maternal passive immunity was higher in Luong Phuong breed (86.6%) compared to Noi Ben Tre (73.3%). In addition, chickens with twice vaccinations provided the most effective immune response (86.6%), following by only one vaccination (62.2%) and least in non- vaccinated chickens (18.3%). In case of twice vaccination, Noi Ben Tre chickens had higher immune response rates to vaccines than in Luong Phuong chickens; however, this difference was not statistical signification (P
  6. response rates of vaccinated chickens with each vaccine without booster were almost similar (60.0% - 63.3%). In booster vaccination, immune responses in chickens to Nobilis vaccine were the most effective (93,35%) and least effective in Cevac Gumboro L vaccine (80.0%); however, this difference was not statistical signification (P
  7. LỜI CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Ngọc Bích. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố bởi tác giả khác trong bất cứ luận án cùng cấp nào trước đây Cần Thơ, Ngày 07 tháng 10 năm 2019 Người hướng dẫn khoa học Tác giả luận án PGS.TS. Trần Ngọc Bích Ngô Phú Cường v
  8. MỤC LỤC Trang Tóm tắt .................................................................................................................... ii Abstract .................................................................................................................. iii Lời cam kết kết quả ................................................................................................ v Mục lục .................................................................................................................. vi Danh sách bảng ....................................................................................................... x Danh sách hình ..................................................................................................... xii Danh mục từ viết tắt ............................................................................................ xiv Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của luận án ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2 1.4 Điểm mới của đề tài .......................................................................................... 3 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1 Virus Gumboro ................................................................................................. 4 2.1.1 Sơ lược lịch sử phát hiện virus Gumboro ...................................................... 4 2.1.2 Hình thái, cấu trúc và phân loại virus gây bệnh Gumboro ............................ 4 2.1.3 Tính chất và cơ chế gây bệnh của IBDV ....................................................... 5 2.1.4 Triệu chứng lâm sàng do IBDV..................................................................... 7 2.1.5 Bệnh tích do IBDV ........................................................................................ 8 2.1.6 Chẩn đoán bệnh do IBDV ........................................................................... 10 2.2 Sinh học phân tử, biển đổi di truyền virus Gumboro ..................................... 17 2.2.1 Hệ gene của virus Gumboro ........................................................................ 17 2.2.2 Protein của virus - cấu trúc và chức năng .................................................... 19 2.2.3 Biến đổi di truyền và tiến hóa của virus Gumboro ...................................... 24 2.2.4 Nhóm quyết định kháng nguyên và sự tiến hóa .......................................... 25 vi
  9. 2.3 Hệ miễn dịch ở gà ........................................................................................... 30 2.3.1 Cơ quan chính tạo miễn dịch ở gà ............................................................... 30 2.3.2 Ảnh hưởng của IBDV đến khả năng đáp ứng miễn dịch ............................ 32 2.3.3 Sự ức chế miễn dịch..................................................................................... 33 2.4 Tình hình nghiên cứu về bệnh Gumboro ........................................................ 34 2.4.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 34 2.4.2 Nghiên cứu ngoài nước................................................................................ 38 Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 43 3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 43 3.1.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 43 3.1.2 Thời gian nghiên cứu: .................................................................................. 43 3.1.3 Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 43 3.2 Phương tiện nghiên cứu .................................................................................. 44 3.2.1 Thiết bị ......................................................................................................... 44 3.2.2 Hóa chất ....................................................................................................... 44 3.2.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 45 3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 45 3.3.1 Phương pháp khảo sát hộ/trại chăn nuôi về tình hình dịch bệnh Gumboro trên gà ................................................................................................................... 45 3.3.2 Phương pháp khảo sát một số đặc điểm triệu chứng và bệnh tích đặc trưng trên đàn gà nghi bệnh ............................................................................................ 46 3.3.3 Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán virus Gumboro .................................. 47 3.3.4 Phương pháp xác định gene VP2 của virus Gumboro thu thập tại thực địa 49 3.3.5 Phương pháp giải trình tự Nucleotide gene VP2 và xác định độc lực của virus gây bệnh Gumboro ............................................................................................... 52 3.3.6 Phương pháp so sánh và xây dựng cây phả hệ của các mẫu virus thực địa với ngân hàng gene (genbank) và các chủng vaccine sử dụng phổ biến tại ĐBSCL . 53 vii
  10. 3.3.7 Phương pháp khảo sát đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro trên 2 giống gà nòi Bến Tre và Lương Phượng .............................................................. 55 3.4 Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................. 62 3.4.1 Nội dung 1 ................................................................................................... 62 3.4.2 Nội dung 2 ................................................................................................... 62 3.4.3 Nội dung 3 ................................................................................................... 62 3.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 62 Chương IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................. 63 4.1 Nội dung 1: Nghiên cứu tình hình bệnh Gumboro trên gà tại một số tỉnh/ thành vùng ĐBSCL ........................................................................................................ 63 4.1.1 Đặc điểm của các đàn gà bệnh Gumboro .................................................... 63 4.1.2 Tần suất xuất hiện triệu chứng và bệnh tích của gà mắc bệnh Gumboro .... 68 4.1.3 Tỉ lệ mẫu nhiễm bệnh Gumboro ở các tỉnh/ thành vùng ĐBSCL ............... 72 4.1.4 Tỉ lệ gà chết do bệnh Gumboro ................................................................... 73 4.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm di truyền virus Gumboro phân lập trên gà bệnh tại ĐBSCL .................................................................................................... 74 4.2.1 Trình tự chuỗi nucleotide và chuỗi amino acid của các chủng phân lập và vaccine .................................................................................................................. 74 4.2.2 Phân tích tương đồng chuỗi nucleotide, chuỗi amino acid giữa các chủng thực địa và các chủng vaccine ...................................................................................... 82 4.2.3 Mức độ tương đồng chuỗi nucleotide và amino acid của các chủng thực địa với một số chủng khác của Việt Nam và trên thế giới ......................................... 83 4.2.4 Xây dựng cây phả hệ của các chủng virus Gumboro phân lập được trong nghiên cứu so với các chủng trong và ngoài nước. .............................................. 87 4.3 Nội dung 3: Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch với 3 loại vaccine Gumboro trên 2 giống gà nòi Bến Tre và Lương Phượng .............................................................. 90 4.3.1 Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch giữa 2 giống gà và số lần tiêm phòng .................. 90 4.3.2 Sự khác biệt đáp ứng miễn dịch giữa 2 giống gà, vaccine và số lần tiêm phòng ............................................................................................................ 92 viii
  11. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 97 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 97 5.2 Đề nghị............................................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 99 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 121 ix
  12. DANH SÁCH BẢNG Bảng Trang 3.1: Thành phần bộ kit ELISA gián tiếp ............................................................... 44 3.2: Số lượng đàn gà khảo sát tại các tỉnh ĐBSCL .............................................. 46 3.3: Danh sách các chủng virus Gumboro và vaccine trong ngân hàng gene sử dụng phân tích so sánh trong nghiên cứu ...................................................................... 54 3.4: Mật độ gà phân bố theo tuần tuổi .................................................................. 56 3.5: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn gà ............................ 57 3.6: Quy trình phòng bệnh chung ......................................................................... 57 3.7: Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 58 3.8: Tóm tắt thời điểm tiêm phòng và lấy máu để kiểm tra kháng thể ................. 59 4.1: Tỉ lệ đàn gà bệnh Gumboro giữa các giống gà .............................................. 63 4.2: Tỉ lệ gà bệnh Gumboro theo các hình thức chăn nuôi ................................... 64 4.3: Tỉ lệ gà nhiễm bệnh Gumboro giữa các lứa tuổi ........................................... 66 4.4: Tỉ lệ đàn gà bệnh theo số lần sử dụng vaccine .............................................. 67 4.5: Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng trên đàn gà mắc bệnh .................... 68 4.6: Tần suất xuất hiện bệnh tích trên đàn gà mắc bệnh Gumboro ...................... 69 4.7: Tỉ lệ mẫu nhiễm Gumboro theo địa phương khảo sát ................................... 72 4.8: Tỉ lệ gà chết do bệnh Gumboro ..................................................................... 73 4.9: Vị trí sai khác Nucleotide dẫn đến sai khác amino acid giữa các mẫu nghiên cứu............................................................................................................. 76 4.10: Vị trí sai khác Nucleotide dẫn đến sai khác amino acid giữa các mẫu nghiên cứu và vaccine ...................................................................................................... 77 4.11: Vị trí amino acid thay đổi của nhóm quyết định kháng nguyên kháng nguyên VP2 ở các chủng thực địa với ngân hàng gene (genbank) ................................... 79 4.12: Tỉ lệ (%) tương đồng về nucleotide (trên đường chéo) và amino acid (dưới đường chéo) của các mẫu IBDV trong nghiên cứu và vaccine ............................ 82 x
  13. 4.13: Tương đồng về nucleotide (trên đường chéo) và amino acid (dưới đường chéo) của các mẫu IBDV trong nghiên cứu với một số chủng khác ở Việt Nam và thế giới .................................................................................................................. 85 4.14: Tỉ lệ kháng thể thụ động mẹ truyền của 2 giống gà. ................................... 90 4.15: Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch giữa các lần tiêm vaccine Gumboro ..................... 91 4.16: Sự khác biệt đáp ứng miễn dịch giữa 2 giống gà ........................................ 92 4.17: Sự khác biệt đáp ứng miễn dịch giữa các chủng vaccine khi tiêm phòng cho gà lúc 7 và 28 ngày tuổi. ....................................................................................... 93 4.18: Sự khác biệt đáp ứng miễn dịch giữa các chủng vaccine và giống gà ........ 94 4.1 : Tỉ lệ đàn gà bệnh Gumboro giữa các giống gà ........................................... 134 4.2 : Tỉ lệ gà bệnh Gumboro theo các hình thức chăn nuôi ................................ 134 4.8: Tỉ lệ gà chết do bệnh Gumboro ................................................................... 136 4.15: Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch giữa các lần tiêm vaccine Gumboro ................... 136 4.18: Sự khác biệt đáp ứng miễn dịch giữa các chủng vaccine và giống gà ...... 139 xi
  14. DANH SÁCH HÌNH Hình Trang 2.1: Cấu trúc của hạt IBDV dưới kính hiển vi điện tử ........................................... 5 2.2: Virus Gumboro tập hợp thành từng cụm nằm trong tế bào lympho B ............ 5 2.3: Cơ chế sinh bệnh của virus gây bệnh Gumboro .............................................. 7 2.4: Bệnh tích túi Fabricius và hệ cơ của gà mắc bệnh Gumboro .......................... 9 2.5: Tế bào đại thực bào trong túi Fabricius bị virus Gumboro tấn công............. 10 2.6: Phản ứng ELISA trực tiếp ............................................................................. 13 2.7: Phản ứng ELISA gián tiếp ............................................................................. 14 2.8: Sơ đồ các bước của phản ứng RT – PCR ...................................................... 16 2.9: Hệ gene của virus Gumboro bao gồm 2 phân đoạn A và B nhìn dưới kính hiện vi điện tử ............................................................................................................... 17 2.10: Sơ đồ hệ gene và một số vùng quan trọng của IBDV serotype I và II ........ 18 2.11: Các phân đoạn A và B của virus Gumboro qua điện di .............................. 20 2.12: Sơ đồ minh hoạ hệ gene của virus Gumboro và quá trình tổng hợp protein cấu trúc.................................................................................................................. 23 2.13: Quy luật biến đổi nhóm quyết định kháng nguyên. .................................... 28 2.14: Hệ thống miễn dịch gia cầm ........................................................................ 31 3.1: Bộ kít thử IBDV Ag Test .............................................................................. 47 3.2: Quy trình thực hiện lấy mẫu phân và kiểm tra kết quả ................................. 48 3.3: Đọc kết quả bộ kit thử IBDV Ag Test ........................................................... 48 3.4: Các bước thực hiện phản ứng RT-PCR ......................................................... 49 3.5: Vị trí VP2 trong phân đoạn A của hệ gene virus Gumboro và vùng siêu biến đổi làm đích nhân bản gene của phản ứng PCR ................................................... 50 3.6 Quy luật biến đổi epitope................................................................................ 53 3.7: Bố trí ô chuồng thí nghiệm ............................................................................ 56 3.8: Bộ kit Idexx ELISA kiểm tra kháng thể IBDV ............................................. 59 3.9: Sơ đồ bố trí huyết thanh xét nghiệm ELISA gián tiếp .................................. 60 xii
  15. 4.1: Hình thức chăn nuôi tại các đàn gà khảo sát ................................................. 65 4.2: Một số triệu chứng lâm sàng gà mắc bệnh Gumboro .................................... 69 4.3: Bệnh tích bệnh Gumboro ở đàn gà bệnh ....................................................... 71 4.4: Điện di sản phẩm PCR của các chủng IBDV. ............................................... 74 4.5: Giản đồ (chromatogram) một phần trình tự vùng siêu biến đổi gene kháng nguyên VP2 .......................................................................................................... 75 4.6: Cây phả hệ xác định phân nhóm độc lực giữa chủng Gumboro Việt Nam và thế giới .................................................................................................................. 89 4.7: Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch giữa giống gà và vaccine ........................................ 95 xiii
  16. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Ab Antibody Kháng thể Ag Antigen Kháng nguyên AGP Agar Gel Precipitation Av Antigenic variant Kháng nguyên độc lực biến đổi At Attenuated Kháng nguyên nhược độc Bp Base pair Cặp bazơ CAM Chorioallantoic membrane màng nhung niệu cDNA complementary DNA CEF Chicken embryo fibroblasts Tế bào xơ phôi gà sơ cấp cv Classical virulent Virus độc lực cổ điển CPE Cytopathogenic effect DNA Deoxyribonucleic acid dsRNA Double-stranded RNA RNA sợi đôi ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ELISA Enzyme-Linked Immuno Sorbent Phản ứng miễn dịch liên kết Enyme Assay EIA Enzyme Immuno Assay Kỹ thuật miễn dịch gắn men Epitope Nhóm quyết định kháng nguyên IB Infectious Bronchitis Viêm phế quản truyền nhiễm IBD Infectious bursal disease Bệnh bursal truyền nhiễm IBDV Infectious bursal disease virus Virus gây bệnh bursal truyền nhiễm Ig Immunoglobulin Kháng thể globulin (globulin miễn dịch) kDa Kilo Dalton mAb Monoclonal Abs Kháng thể đơn dòng trung hòa mRNA messenger RNA RNA thông tin NC Non coding region Vùng không mã hoá xiv
  17. Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt NCBI National Center for Biotechnology Trung tâm quốc gia thông tin công Information nghệ sinh học NT Nghiệm thức PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng khuếch đại gene pVP2 Precapsid VP2 RT- PCR Reverse Transcriptase Polymerase Phản ứng chuổi sao chép ngược Chain Reaction RNA Ribonucleic Acid ORF Open Reading Frame Khung đọc mở SPF Special pathogen free Không có mầm bệnh chuyên biệt VN mAbs Kháng thể đơn dòng trung hòa virus VN virus neutralizing Kháng thể trung hòa virus VP Viral protein Protein virus vv Very virulent Virus độc lực cao xv
  18. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của luận án Trong nhiều năm qua, bệnh Gumboro là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà tại nhiều địa phương ở nước ta. Ngày nay, bệnh Gumboro có nhiều biến chủng khác nhau nhưng đều thuộc về serotype I và II, trong đó serotype I có mức độ độc lực và tính gây bệnh cao (OIE, 2008). Tại Việt Nam, bệnh Gumboro được chính thức phát hiện từ những năm 1980 dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, dịch tễ học. Nhiều phân lập IBDV với kiểu gene khác nhau và kiểu hình đa dạng cùng tồn tại đã làm cho diễn biến của bệnh này trở nên phức tạp hơn và khó đạt được hiệu quả phòng chống bệnh bằng tiêm chủng vaccine (Nguyễn Bá Thành và ctv, 2007; Lê Thị Kim Xuyến và Lê Thanh Hòa, 2008; Hồ Thị Việt Thu, 2012a). Nghiên cứu của Hồ Thị Việt Thu (2012a), cho rằng bệnh Gumboro thường xảy ra ở các đàn không được tiêm vaccine (70,0%), kế đến là các gà chỉ được tiêm vaccine một lần (62,5%) và gà được tiêm vaccine 2 lần (28,6%). Virus Gumboro có hệ gene RNA (ribonucleic acid) gồm hai sợi dương (dsRNA) cuộn tròn được phân làm hai đoạn riêng biệt, thuộc họ Birnaviridae. Hai phân đoạn trong hệ gene của virus Gumboro là phân đoạn A và phân đoạn B, đều mang thông tin di truyền và có nhiệm vụ sinh tổng hợp 5 loại protein từ VP1 đến VP5 (VP = viral protein), đó là VP1, VP2, VP3, VP4, VP5 (Tacken et al., 2002). VP2 có độ bảo tồn cao về thành phần nucleotide ở hai đầu 5’ và 3’, nhưng lại có một vùng khoảng 500 nucleotide ở giữa của gene có sự biến đổi ở các chủng khác nhau, gọi là vùng “siêu biến đổi” (hypervariable region) (Yuwen et al., 2008). Vùng này có 120 - 150 amino acid mà ở đó có một số amino acid quan trọng, chúng là các amino acid khung cấu tạo nên nhóm quyết định kháng nguyên và độc lực. Nếu không đồng nhất về thành phần khung nhóm quyết định kháng nguyên, kháng nguyên vaccine sử dụng có thể kích thích sinh kháng thể với hàm lượng cao nhưng kháng thể này không thể hoặc không hoàn toàn trung hòa được chủng virus gây bệnh khác vì không có vị trí kết hợp kháng nguyên - kháng thể tương ứng do sai lệch về nhóm quyết định kháng nguyên của vaccine với chủng gây bệnh, như vậy mặc dù đàn gà được tiêm vaccine nhưng bệnh vẫn xảy ra (Letzel et al., 2007). Tại Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng virus Gumboro rất đa dạng và phức tạp do chúng ta nhập khẩu con giống từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Ngoài ra, phân lập IBDV với kiểu gene khác nhau và kiểu hình đa dạng cùng tồn tại đã làm cho diễn biến của bệnh này trở nên phức tạp hơn và khó đạt được hiệu 1
  19. quả phòng chống bệnh bằng tiêm chủng vaccine. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bệnh Gumboro trên gà tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định sự lưu hành của virus Gumboro trên gà nuôi ở quy mô trang trại, hộ gia đình tại ĐBSCL. Các yếu tố có liên quan như giống gà, lứa tuổi, số lần sử dụng vaccine, hình thức chăn nuôi, số gà chết,… và một số đặc điểm lâm sàng trên đàn gà nghi bệnh. - Xác định đặc tính di truyền của virus Gumboro được phân lập tại ĐBSCL. Tiến hành so sánh gene mã hóa vùng VP2 với ngân hàng gene, các chủng vaccine hiện có trên thị trường và xây dựng cây phả hệ của các mẫu virus thực địa - Khảo sát tỉ lệ đáp ứng miễn dịch và sự khác biệt đáp ứng miễn dịch của 3 loại vaccine Gumboro trên 2 giống (gà nòi Bến Tre và gà Lương Phượng). 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra trên gia cầm (chủ yếu ở gà và gà tây), được xem là một bệnh cổ điển của ngành chăn nuôi gà. Có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh, virus gây bệnh và vaccine phòng bệnh nhưng bệnh vẫn bùng phát. Sự suy giảm miễn dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phòng bệnh của nhiều chương trình phòng vaccine trên đàn gà và đồng thời làm tăng tính mẫn cảm của đàn gà đối với những căn nguyên gây bệnh cơ hội khác. Nhiều bằng chứng cho thấy đàn gà bị nhiễm IBDV có thể trở thành vật chủ lan truyền các virus gây bệnh khác (Phạm Hồng Sơn và ctv, 2012; Hồ Thị Việt Thu, 2012a). Các báo cáo gần đây cho thấy IBDV tiếp tục là một nguyên nhân hàng đầu gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể trong ngành công nghiệp gia cầm. Nhiều phân lập IBDV với kiểu gene khác nhau và kiểu hình đa dạng cùng tồn tại đã làm cho diễn biến của bệnh này trở nên phức tạp hơn và khó đạt được hiệu quả phòng chống bệnh bằng tiêm chủng vaccine (Nguyễn Bá Thành và ctv, 2007; Lê Thị Kim Xuyến và Lê Thanh Hòa, 2008; Hồ Thị Việt Thu, 2012a). Việc phòng chống IBDV hiệu quả sẽ góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể đàn gà đồng thời làm giảm thiệt hại về kinh tế. Nghiên cứu tạo vaccine dựa trên trình tự nucleotide của hệ gene virus Gumboro phân lập tại thực địa đã được tiến hành trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tại khu vực ĐBSCL cho đến thời điểm hiện 2
  20. tại thông tin về giải mã phân đoạn VP2 của virus Gumboro phân lập được còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc giải trình tự nucleotide virus Gumboro phân lập được tại thực địa góp phần xác định mức độ độc lực, lựa chọn vaccine phù hợp giúp việc phòng bệnh Gumboro cho đàn gà góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm là cần thiết. 1.4 Điểm mới của đề tài Bằng việc thu thập các chủng virus gây bệnh Gumboro thực địa tại một số tỉnh/ thành vùng ĐBSCL, so sánh sự biến đổi về thành phần gene, tính kháng nguyên và độc lực, nguồn gốc và mối quan hệ phả hệ của các chủng virus, sẽ giúp chúng ta có thể lựa chọn các chủng vaccine phù hợp để phòng bệnh một cách hiệu quả. Đồng thời, góp phần thiết lập một cơ sở khoa học chắc chắn cho việc phát triển chiến lược phòng bệnh IBD ở ĐBSCL nói riêng và bảo vệ sức khỏe đàn gà ở nước ta nói chung. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0