Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Luận án "Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu được một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp nhằm phục hồi và nâng cao năng suất và phẩm chất quả cam sành Bố Hạ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỐNG HOÀNG HUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH BỐ HẠ TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỐNG HOÀNG HUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH BỐ HẠ TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9620110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Ngô Xuân Bình 2. TS. Bùi Quang Đãng HÀ NỘI, NĂM 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với nhóm nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Tống Hoàng Huyên
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Ngô Xuân Bình và TS. Bùi Quang Đãng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban Thông tin và Đào tạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau quả, cán bộ viên chức Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm Giống cây quả Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các em sinh viên thực tập tốt nghiệp đã giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Tống Hoàng Huyên
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC VÀ NỘI DUNG BẢNG ........................................................... vii DANH MỤC VÀ NỘI DUNG HÌNH.............................................................. xi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 3 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4.1. Thời gian nghiên cứu: được tiến hành từ năm 2017 đến năm 2020 .......... 3 5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................................... 5 1.1. Giới thiệu chung về cây ăn quả có múi ...................................................... 5 1.1.1. Nguồn gốc, phân loại ............................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm thực vật cây có múi ................................................................. 7 1.1.3. Yêu cầu về sinh thái .............................................................................. 12 1.1.4. Giá trị sử dụng ....................................................................................... 14 1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi trên thế giới và ở Việt Nam .. 16 1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi trên thế giới ......................... 16 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam ......................... 19 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về cây có múi ............ 23
- iv 1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông học chủ yếu ở cây có múi .................................................................................................................. 23 1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi ............................................................................................. 26 1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật ghép cây có múi ...................... 33 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 37 2.1. Địa điểm và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 37 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 37 2.1.2. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.............................................................. 37 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 37 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 37 2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống cam sành Bố Hạ . 37 2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam sành Bố Hạ ............................................................ 37 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 38 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống cam sành Bố Hạ ...................................................................................................... 38 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam sành Bố Hạ ............................. 46 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 53 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 54 3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của cam sành Bố Hạ . 54 3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống cam sành Bố Hạ ..... 54 3.1.2. Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền của cam sành Bố Hạ bằng chỉ thị phân tử ISSR và RADP ................................................................................... 66 3.1.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của giống cam sành
- v Bố Hạ............................................................................................................... 71 3.1.4. Kết quả nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc ở cây cam sành Bố Hạ ................................................................................... 80 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam sành Bố Hạ .................................... 90 3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cắt tỉa đến sinh trưởng và năng suất cây cam sành Bố Hạ ........................................................................................ 90 3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến năng suất, chất lượng cây cam sành Bố Hạ ...................................................................... 98 3.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ ................................................................ 104 3.2.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép và thời vụ ghép đến sự sinh trưởng của cam sành Bố Hạ .......................................................................... 128 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 149 1. Kết luận ..................................................................................................... 149 1.1. Đặc điểm nông sinh học của cây cam sành Bố Hạ ................................ 149 1.2. Một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng quả của cây cam sành Bố Hạ .................................................................................................... 150 2. Đề nghị ...................................................................................................... 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SST Từ, thuật ngữ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ, thuật ngữ 1 CT Công thức 2 ĐC Đối chứng 3 HY Hàm Yên
- vii DANH MỤC VÀ NỘI DUNG BẢNG TT BẢNG TRANG 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g cam tươi......................................... 15 1.2. Sản lượng cam của các châu lục trong 10 năm gần đây .......................... 17 1.3. Tổng sản lượng cam của các nước trên Thế giới từ năm 2019 đến tháng 1/2021 (nghìn tấn) .......................................................................... 18 1.4. Diện tích, sản lượng cam quýt trong nước giai đoạn 2017- 2021 ................... 20 1.5. Giá trị xuất, nhập khẩu quả có múi Việt Nam 2015 - 2019 ..................... 22 1.6. Gốc ghép và tính năng của gốc ghép ....................................................... 35 2.1. Danh sách các mẫu giống cam quýt được sử dụng trong nghiên cứu .............40 2.2. Trình tự các mồi RAPD và ISSR sử dụng trong nghiên cứu ................... 42 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thân cành của cây cam sành Bố Hạ (năm 2019) ............................................................................................... 56 3.2. Đặc điểm hình thái bộ lá của cây cam sành Bố Hạ (năm 2019) .............. 58 3.3. Đặc điểm hình thái hoa của cam sành Bố Hạ (năm 2019) ....................... 59 3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu quả của cây cam sành Bố Hạ (năm 2019).................. 61 3.5. Đặc điểm của quả cam sành Bố Hạ (năm 2019) ...................................... 62 3.6 . Tỷ lệ sự phân đoạn đa hình sử dụng các chỉ thị phân tử RADP và ISSR......... 67 3.7. Thời gian ra lộc và lộc thành thục của cây cam sành Bố Hạ (năm 2019) 72 3.8. Đặc điểm sinh trưởng cành lộc Xuân của cây cam sành Bố Hạ (năm 2019)... 73 3.9. Đặc điểm sinh trưởng cành lộc Hè của cây cam sành Bố Hạ Năm 2019 74 3.10. Đặc điểm sinh trưởng của cành lộc Thu của cây cam sành Bố Hạ - Năm 2019 ................................................................................................. 75 3.11. Đặc điểm sinh trưởng của cành lộc Đông của cây cam sành Bố Hạ - Năm 2019 ................................................................................................. 76 3.12. Thời gian ra hoa, quả chín và năng suất của cây cam sành Bố Hạ (năm
- viii 2019) ............................................................................................... 77 3.13. Nguồn gốc phát sinh các đợt lộc vụ hè, thu, đông năm 2019 ................ 82 3.14. Nguồn gốc phát sinh các đợt lộc vụ Hè, Thu, Đông năm 2020 ............. 84 3.15. Tỷ lệ các loại cành theo chu kỳ sinh trưởng 1 năm ở cây cam sành Bố Hạ..85 3.16. Tương quan giữa tỷ lệ cành thu và năng suất quả.................................. 87 3.17. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ ra lộc theo mùa vụ ở cây cam sành Bố Hạ .............................................................................. 90 3.18. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến sinh trưởng của các đợt lộc trong năm ở cây cam sành Bố Hạ............................................................. 93 3.19. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả ở cây cam sành Bố Hạ .................................................................................................... 95 3.20. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cam sành Bố Hạ .............................................................. 96 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến thời gian nở hoa của cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên (năm 2019 và 2020) ........... 98 3.22. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến tỷ lệ đậu quả của cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên (năm 2019 và 2020) ...................... 101 3.23. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên (năm 2019 và 2020) ......103 3.24. Ảnh hưởng của phun chế phẩm bón lá đến tỷ lệ đậu quả của cây cam sành Bố Hạ tại Thái Nguyên (năm 2019 và 2020)................................ 105 3.25. Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất ở cây cam sành Bố Hạ tại Thái Nguyên ................................ 106 3.26. Ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến một số chỉ tiêu chất lượng quả cam sành Bố Hạ tại Thái Nguyên .......................................... 108 3.27. Ảnh hưởng của phun chế phẩm kết hợp với cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả của cây cam sành Bố Hạ (năm 2019 và 2020) .................................... 109
- ix 3.28. Ảnh hưởng của phun chế phẩm kết hợp với cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở cam sành Bố Hạ .......................... 110 3.29. Ảnh hưởng của phun chế phẩm kết hợp với cắt tỉa đến một số chỉ tiêu chất lượng quả cam sành Bố Hạ Tại Thái Nguyên............................... 111 3.30. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến thời gian ra hoa của cam sành Bố Hạ. ............................................................................... 114 3.31. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tỷ lệ đậu quả ở cây cam sành Bố Hạ. ............................................................................... 115 3.32. Ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến năng suất quả ở cây cam sành Bố Hạ .................................................................................................. 117 3.33. Ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến chỉ tiêu chất lượng quả ở cây cam sành Bố Hạ ........................................................................... 119 3.34. Ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến một số sâu bệnh hại chính trên cây cam sành Bố Hạ .................................................................... 120 3.35. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm đến thời gian ra hoa của cây cam sành Bố Hạ ............................................................................ 121 3.36. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tỷ lệ đậu quả ở cây cam sành Bố Hạ. 123 3.37. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến năng suất quả ở cây cam sành Bố Hạ .................................................................................................. 124 3.38. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến chỉ tiêu chất lượng quả ở cây cam sành Bố Hạ ........................................................................... 126 3.39. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến một số sâu bệnh hại chính trên cây cam sành Bố Hạ ............................................................ 127 3.40. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống của các tổ hợp ghép (gốc ghép 1 năm tuổi) .......................................................... 129 3.41. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ nảy mầm của các tổ hợp ghép ........................................................................................ 130
- x 3.42. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ghép 6 tháng tuổi .................................................. 132 3.43. Mức độ sâu bệnh hại trên các tổ hợp ghép........................................... 135 3.44. Tỷ lệ cây ghép đạt và không đạt tiêu chuẩn xuất vườn........................ 137 3.45. Ảnh hưởng của tuổi gốc đến tỷ lệ nảy mầm của mắt ghép cam sành Bố Hạ trên gốc ghép bưởi Diễn .......................................................... 138 3.46. Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cành ghép sau 6 tháng (ghép trên gốc bưởi Diễn) ................................. 138 3.47. Tương quan giữa đường kính gốc ghép 1 tuổi và đặc điểm sinh trưởng cành ghép ...................................................................................... 140 3.48. Tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 tuổi và sinh trưởng của cành ghép (sau 6 tháng) ......................................................................... 144 3.49. Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép đến thời gian ra hoa của cành ghép ........... 147
- xi DANH MỤC VÀ NỘI DUNG HÌNH TT HÌNH TRANG 1.1. Cơ cấu diện tích cam theo vùng (2019) .................................................. 20 3.1. Hình thái hoa của cam sành Bố Hạ (năm 2019) ...................................... 60 3.2. Hình thái quả của cam sành Bố Hạ (năm 2019) ...................................... 63 3.3. Kết quả điện di kiểm tra DNA tổng số của các mẫu cam quýt thu thập ....66 3.4. Hình ảnh điện di kiểm tra sản phẩm PCR với mồi OPA-08 (trên) và mồi ISSR-T1 (dưới) ............................................................................... 68 3.5. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 32 mẫu giống cam quýt nghiên cứu (coefficient: hệ số tương đồng di truyền). ............................... 69 3.6. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh cành vụ Xuân năm 2019 và tỷ lệ cành Xuân theo chức năng mang quả ............................................................... 81 3.7. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh cành vụ xuân năm 2020 và tỷ lệ cành xuân theo chức năng mang quả ....................................................................... 83 3.8. Đồ thị tỷ lệ các loại cành theo chu kỳ sinh trưởng 1 năm ở cây cam sành Bố Hạ .............................................................................................. 85 3.9. Đồ thị phân tích tương quan giữa tỷ lệ cành thu và năng suất quả ở cây cam sành Bố Hạ .............................................................................. 87 3.10. Đồ thị tỷ lệ ra lộc theo mùa vụ ở cây cam sành Bố Hạ Hình 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến thời gian ra hoa ở cây cam sành Bố Hạ ........................................................................... 114 3.12 Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tỷ lệ đậu quả ở cây cam sành Bố Hạ. ..116 3.13. Tương quan giữa liều lượng phân kali và năng suất quả ở cây cam sành Bố Hạ ................................................................................... 118 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian ra hoa ở cây cam sành Bố Hạ .................................................................................................. 122
- xii 3.15. Tương quan giữa liều lượng phân đạm và năng suất quả ở cây cam sành Bố Hạ ................................................................................... 125 3.16. Đồ thị phân tích tương quan giữa đường kính gốc ghép 1 năm tuổi với đường kính của cành ghép ............................................................ 142 3.17. Đồ thị phân tích tương quan giữa đường kính gốc ghép 1 năm tuổi với chiều dài của cành ghép ................................................................ 142 3.18. Đồ thị phân tích tương quan giữa đường kính gốc ghép 1 năm tuổi với số lá/số mắt lá của cành ghép ............................................................ 142 3.19. Đồ thị phân tích tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 năm tuổi với đường kính của cành ghép ............................................................ 145 3.20. Đồ thị phân tích tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 năm tuổi với chiều dài của cành ghép .......................................................... 145 3.21. Đồ thị phân tích tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 năm tuổi với số lá/số mắt lá của cành ghép ............................................................ 145
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Theo Valilor, nhà chọn giống người Nga (1931) đã đề xuất 8 trung tâm khởi nguyên cây trồng thế giới, trong đó miền núi phía Bắc Việt Nam cùng với khu vực miền nam Trung Quốc được xác định với sự đa dạng về thực vật như: lúa, đậu tương, tre trúc, cam quýt... [52]. Trải qua lịch sử trồng trọt lâu đời đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản địa phương. Tuy nhiên, việc thâm canh các loại cây ăn quả nói chung và cây có múi (cam quýt) ở miền núi phía Bắc nói riêng còn nhỏ lẻ tự phát và hiệu quả thấp và bị sâu bệnh phá hoại nặng nề. Việc phục hồi phát triển các vùng cây ăn quả có múi do đó cần các giải pháp đồng bộ về giống, canh tác. Cây có múi (Citrus) là tên gọi chung của nhóm cây cam, chanh, quýt, bưởi, là một chi thực vật lớn trong họ Rutaceae. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, là một trong những trung tâm phát sinh của các loài cây có múi (Rainer và cs, 1975; Frederick và cs, 1990). Một số công trình đã công bố của các tác giả Trần Thế Tục (1977), Đỗ Đình Ca (1992) và Hoàng Ngọc Thuận (1993) cho thấy Việt Nam có nguồn gen cây có múi khá đa dạng với nhiều vùng trồng cam quýt nổi tiếng truyền thống với những giống cam quí như cam Xã Đoài (Nghệ An); cam sành Bắc Quang (Hà Giang); cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang); cam sành Bố Hạ (Bắc Giang); cam canh (Hà Nội)…[53]. Cây cam sành Bố Hạ (Yên Thế - Bắc Giang) có nguồn gốc gắn liền với sự có mặt của người Pháp thế kỷ 19, theo các tài liệu công bố những năm 1930-1954 của một số nhà nông học người Pháp làm việc tại Đông Dương, cây cam sành Bố Hạ được người Pháp trồng phát triển tốt vùng Yên Thế từ thế kỷ 19, hình thành vùng cam sành Bố Hạ. Sau khi hòa bình vào năm 1954, tại Yên Thế đã hình thành nông trường cam sành Bố Hạ, trồng giống cam sành phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu. cam sành Bố Hạ đã từng là giống cam số 1 của đất nước, đã nổi
- 2 tiếng khắp vùng tại các kỳ thi đấu xảo quốc gia được tổ chức ở cố đô Huế, một thời là niềm tự hào của người dân xứ Bắc. Thời điểm phát triển mạnh, diện tích cam sành Bố Hạ đã lên đến trên 1.000 ha, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập cho người trồng, tạo sản phẩm hàng hóa thương hiệu cam sành Bố Hạ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, giai đoạn 1960 -1980, cây cam Bố Hạ bị sâu bệnh hại, nhất là bệnh greening cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu đã tàn phá nặng nề các vùng sản xuất cam nói chung (như vùng cam Phủ Quỳ - Nghệ An, vùng cam Tuyên Quang - Hà Giang...) nói chung và vùng cam sành Bố Hạ (Bắc Giang) nói riêng, nguời trồng cam đã phải chặt bỏ chuyển đổi trồng các loại cây nông nghiệp khác. Vì vậy, cây cam sành Bố Hạ gần như chỉ còn lại trong trí nhớ của người tiêu dùng và cả người sản xuất. Giai đoạn sau 2014-2016, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã điều tra và xác định được một số cây cam sành Bố Hạ còn sót lại trong các hộ nông dân, cây có độ tuổi 40-50 năm nhưng hầu hết đã bị bệnh greening. Trên cơ sở điều tra, đặc điểm nông sinh học và ứng dụng chỉ thị phân tử trong xác định phả hệ, đã xác định được đây là những cây cam sành Bố Hạ, có đặc điểm di truyền và sinh học khác biệt so với cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang). Đồng thời nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhân giống sạch bệnh, lưu giữ và trồng tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Việc bảo tồn và phát triển giống cam sành Bố Hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất, góp phần phục hồi và phát triển giống cam sành Bố Hạ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp. Từ thực tiễn nêu trên, việc thực hiện đề tài "Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên" là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
- 3 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu được một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp nhằm phục hồi và nâng cao năng suất và phẩm chất quả cam sành Bố Hạ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả nghiên cứu góp phần phục hồi, bảo tồn, khai thác nguồn gen cam sành Bố Hạ, là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng quả cam sành Bố Hạ. - Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cam sành Bố Hạ tại Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cam sành Bố Hạ cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị làm tư liệu, tài liệu cho giảng dạy, nghiên cứu sâu hơn về giống cam sành Bố Hạ nói riêng và cây có múi nói chung tại miền Bắc nước ta. 3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả của đề tài là cơ sở quan trọng để khai thác phát triển nguồn gen cam sành Bố Hạ, là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình chăm sóc cây cam sành Bố Hạ, đó là hoàn thiện các quy trình kỹ thuật cắt tỉa, khoanh vỏ nhân giống, sử dụng chế phẩm bón qua lá cho cây cam sành Bố Hạ. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1.Thời gian nghiên cứu: được tiến hành từ năm 2017 đến năm 2020 4.2. Địa điểm: nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án nghiên cứu đánh giá có tính hệ thống về đặc điểm nông sinh học, là cơ sở dữ liệu quan trọng cho nghiên cứu cây cam tại các tỉnh khu vực
- 4 Trung du và miền núi phía Bắc, đồng thời cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình thâm canh chăm sóc, cũng như việc quy hoạch trồng cây cam sành Bố Hạ tại các tỉnh miền núi phía Bắc. - Kết quả nghiên cứu mối liên hệ và nguồn gốc phát sinh các đợt lộc ở cây cam sành Bố Hạ cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng ra quả cách năm, đồng thời là cơ sở để đề xuất các giải pháp khắc phục hiện tượng nêu trên. - Kết quả đánh giá da dạng sinh học, ứng dụng chỉ thị phân tử đã xác định nguồn gen cam sành Bố Hạ có sự khác biệt di truyền so với cam sành Hàm Yên, là tiền đề quan trọng để bảo tồn, khai thác phát triển nguồn gen cam sành Bố Hạ ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. - Kết quả nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng qua lá là cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp bổ sung cung cấp dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng vào quy trình chăm sóc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả cam sành Bố Hạ mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống nhất là khả năng tiếp hợp của cành ghép và gốc ghép đến sinh trưởng của cây cam sành Bố Hạ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc sử dụng gốc ghép để nhân giống cây cam sành Bố Hạ. - Kết quả của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu, là tài liệu tham khảo quan trong phục vụ công tác quản lý quy hoạch phát triển cây có múi nói chung cây cam nói nói riêng khu vực Trung du miền núi phía Bắc
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Giới thiệu chung về cây ăn quả có múi 1.1.1. Nguồn gốc, phân loại 1.1.1.1. Nguồn gốc và phân bố Cây cam sành thuộc nhóm cây ăn quả có múi (Citrus), họ Rutaceace có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya, Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippine, Malaysia, miền Nam Indonesia hoặc kéo đến lục địa châu Úc [13], [41], [66], [75], [77], [76]. Theo một số báo cáo của Raymond P. P. (1979) [82] và Wakana A K., (1998) [93] nhận định tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt quan trọng. Tại đây còn tìm thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại. Loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica) có nguồn gốc tại miền Nam Trung Quốc, là loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trước thế kỷ I sau Công Nguyên. Những tài liệu cổ xưa có ghi chép loài cây ăn quả này ở Bắc Phi đến mức làm nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây. Các loài chanh vỏ mỏng (Lime, C. auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó được các thuỷ thủ đi biển mang về trồng ở châu Phi, Địa Trung Hải và châu Âu... Các loài chanh núm (Lemon, Citrus lemon) chưa xác định được nguồn gốc, nhưng những kỹ thuật di truyền hiện đại gần đây cho thấy có thể chanh núm là con lai tự nhiên giữa Citrus medica và Citrus aurantifolia, chính vì vậy mà chanh núm có dạng hình thái trung gian giữa hai loại vừa kể trên. Chanh núm được xác định sử dụng như một loại quả sớm nhất vào năm 1150 ở Bắc Phi, vùng biển Địa Trung Hải và châu Âu. Cam ngọt (Citrus sinensis L.) được xác định có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonecia, sau đó được mang về trồng ở
- 6 châu Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 [35]. Giống cam nổi tiếng thế giới "Washington Navel", ở Việt Nam vẫn thường gọi là cam Navel được báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt, giống này được phát hiện ở Bahia Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1824, ở Florida (Mỹ) năm 1835, ở Califolia năm 1870 và sau đó ở Washinhton, nó trở nên rất nổi tiếng với tên gọi cam Washinhton Navel [32]. Giống Washinhton Navel được du nhập và trồng ở khắp các vùng cam quít trên thế giới. Theo tác giả Bùi Huy Đáp, 1960 [13] và Walter Reuther và cs, 1989 [86], các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribe, sau đó bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau Công Nguyên và tiếp theo mới đến các nước ở châu Âu. Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi (Citrus grandis), xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn Độ, tiếp theo là trồng ở Bang Florida (Mỹ) vào năm 1809, sau đó lan rộng và trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ. Các giống quýt cũng được xác định có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, gồm miền Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau đó được những người đi biển mang đến trồng ở Ấn Độ. Quýt (Citrus reticulata) được trồng ở vùng Địa Trung Hải, châu Âu và châu Mỹ muộn hơn so với các loài quả có múi khác, vào khoảng năm 1805. Theo một số tài liệu cho thấy, cam quýt có nguồn gốc miền Nam châu Á. Sự lan trải của cam quýt trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây [24]. 1.1.1.2. Phân loại Theo hệ thống phân loại của Hodgson R.W. (1961) [76], nhóm cam được chia thành 2 loài là cam chua (Citrus aurantinum) và cam ngọt (Citrus
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 485 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 364 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 243 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 217 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 252 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 254 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 211 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 178 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 155 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 164 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 260 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 142 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 31 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 177 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 144 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 124 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 119 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn