intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:142

59
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ với các chế phẩm sinh học đến cây lạc, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng suất lạc và phát triển sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ̣ Arachis hypogaea L.) la cây công nghiêp ngăn ngay, cây th Lac ( ̀ ̣ ́ ̀ ực phâm co gia ̉ ́ ́  ̣ tri dinh d ương cao, trong hat lac co ch ̃ ̣ ̣ ́ ưa 40 ­ 60% lipid, 26 ­ 34% protein, 6  ́ ­ 25%  ̣ ̣ ̣   gluxit, 8 loai axit amin không thay thê va cac loai vitamin hoa tan lam nguyên liêu ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̣ quan trong trong  ̣ chế biên. công  nghiêp  ́  Khả  năng  cô ́ đinh  ̣ đam  ̣ cuả  cać  vi  khuân ̉   ̣ ́ ̀ ̉ ̣ Rhizobium sông công sinh trong nôt sân cua cây lac là đ ́ ặc tính tuyệt vời làm lạc trở  ́ ̉ ̉ ̣ ̀ ̀ ải thiện đô phi nhiêu cua đât r thành cây co kha năng bao vê, duy tri va c ̣ ̀ ̉ ́ ất hiệu quả.   ̣ ̉ ̣ ược đô pH, ham l Gieo trông lac cai thiên đ ̀ ̣ ̀ ượng mun va đô phi nhiêu cua đât, gop ̀ ̀ ̣ ̀ ̉ ́ ́  ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ượng cac cây trông khac, tăng hê sô s phân duy tri va tăng năng suât, san l ́ ̀ ́ ̣ ́ ử dung đât ̣ ́  ̀ ̣ ̉ ̣ ơn vi diên tich. Đông th va hiêu qua kinh tê trên môt đ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ời cung la cây tao ra tinh đa ̃ ̀ ̣ ́   ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ dang trong san xuât nông nghiêp. Vi vây, lac la cây trông quan trong trong hê thông ́   xen canh, luân canh vơi cac cây trông khac, đăc biêt co y nghia to l ́ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ́ ̃ ơn trong viêc cai ́ ̣ ̉  ̣ ́ ́ ới cac loai đât ngheo dinh d tao đât đôi v ́ ̣ ́ ̀ ưỡng. Ở  Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng, lạc chủ  yếu được   canh tác trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Diện tích trồng lạc ở Thừa Thiên Huế  thường tập trung trên một số loại đất chính như đất cát ven biển, đất xám bạc màu   và đất phù sa. Gần đây, cây lạc được gieo trồng  ở  đất vàng nhạt trên đá cát thuộc  các huyện Nam Đông, A Lưới và một số  xã thuộc huyện Hương Trà nhưng với  diện tích rất ít. Trong 5 nhóm đất đồng bằng của tỉnh Thừa Thừa Thiên thì đất cát   ven biển, chiếm tỷ trọng lớn nhất, với diện tích là 19.604 ha và tiếp theo là đất xám   bạc màu, với diện tích là 800 ha. Hai loại đất này chiếm tỷ  lệ khoảng 80% so với  tổng diện tích trồng lạc của toàn tỉnh (Sở  NN và PTNT Thừa Thiên Huế, 2013).  Lạc được canh tác trên đất nghèo dinh dưỡng, đầu tư  phân chuồng ngày càng hạn  chế, điều kiện thời tiết không ưu đãi nên năng suất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế là   thấp hơn so với các tỉnh khác (
  2. 2 biện pháp kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất và hướng tới sản xuất lạc bền vững   và thân thiện với môi trường. Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng thì các yếu tố như giống, phân bón,   kỹ thuật canh tác,... đóng vai trò quan trọng, trong đó phân bón được xem là nhân tố  chính. Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng phân hóa học lâu dài sẽ  dẫn đến đầu tư  chi phí cao, nông dân thu được lợi nhuận thấp, đồng thời gây phát thải khí N2O càng  nhiều. Mặt khác, sự  dư  thừa phân hóa học gây ô nhiễm môi trường đất, nước và   ảnh hưởng đến sức khỏe con người [153]. Vấn đề tăng vụ trong sản xuất làm cho  nhiều diện tích đất canh tác bị  ô nhiễm, độ  phì nhiêu và sức sản xuất của đất sẽ  giảm, gây hiện tượng suy thoái dinh dưỡng. Ở các nước công nghiệp phát triển đã  bón quá nhiều phân hóa học khiến môi trường bị  suy thoái, chất lượng sản phẩm  giảm sút [89]. Nghiên cứu tìm ra những biện pháp canh tác hiệu quả mà vẫn giữ được năng   suất cao, đồng thời cải thiện độ  phì nhiêu của đất và an toàn cho môi trường là rất   cần thiết. Bên cạnh việc tìm ra những giống cây trồng mới có năng suất cao, thì  người ta khuyến cáo sử dụng phân hữu cơ, biện pháp này có thể tận dụng được tất  cả  những phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp để  làm phân hữu cơ  như  rơm rạ,  phân chuồng, tàn dư  thực vật… Sử  dụng phân hữu cơ  giúp giảm lượng phân hóa  học, cải thiện tốt độ  phì nhiêu đất. Phân hữu cơ  không những làm tăng năng suất   cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng   cao độ phì của đất [65]. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả  sử dụng chất   dinh dưỡng của cây trồng, tăng cường khả  năng giữ   ẩm, khả  năng cố  định nitơ,  phân giải phốt phát khó tan, hòa tan kali… của   đất qua đó  giúp cây trồng sinh   trưởng, phát triển tốt hơn và góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nông sản  cũng như  hạn chế  phân bón, thuốc bảo vệ  thực vật hóa học. Nhưng cho đến nay   chưa có chế  phẩm sinh học chuyên dụng cho cây lạc tại Thừa Thiên Huế  được  nghiên cứu phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu và  ứng dụng bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh   học trong sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế phân bón hóa học, góp phần bảo vệ  môi trường và xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Điều này thật   sự  rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp.  Ở  Thừa Thiên 
  3. 3 Huế  nói riêng và miền Trung nói chung, việc  ứng dụng phân hữu cơ  và các sản  phẩm sinh học chưa được rộng rãi, thậm chí còn rất hạn chế  trong bối cảnh biến   đổi khí hậu hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn.  Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng  phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc tại Thừa  Thiên Huế” được thực hiện  nhằm chọn được công thức phân bón có khả  năng  cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, cây trồng và góp phần nâng cao hiệu quả  sản   xuất lạc tại Thừa Thiên Huế. 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI  Mục đích của đề tài Xác định được  ảnh hưởng của phân hữu cơ  với các chế  phẩm sinh học đến   cây lạc, làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật hợp lý nhằm nâng cao năng  suất lạc và phát triển sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học.   Mục tiêu của đề tài Đánh giá được hiệu quả sử dụng của phân hữu cơ với chế phẩm  Trichoderma  và Pseudomonas cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu nhằm nâng   cao hiệu quả sản xuất lạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN  Ý nghĩa khoa học ­ Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hiệu quả sử dụng phân hữu cơ  với chế  phẩm  Trichoderma  và  Pseudomonas  đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lạc và  hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu. ­ Là nguồn tài liệu tham khảo, thông tin mới làm cơ sở cho việc sử dụng chế  phẩm sinh học cho cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu.  Ý nghĩa thực tiễn ­ Góp phần ứng dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học có ích trong sản xuất   nông nghiệp bền vững. ­ Những kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được sẽ là những tiến bộ khoa học   mới làm cơ  sở  sản xuất lạc bền vững theo hướng sinh học  ở Thừa Thiên Huế  và 
  4. 4 các địa phương khác. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ­ Nghiên  cứu  ảnh  hưởng  của  phân hữu  cơ   với  chế  phẩm   Trichoderma  và  Pseudomonas cho cây lạc trong chậu trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại  nhà lưới Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế để xác định các   công thức có tiềm năng cho sinh trưởng và năng suất, nhằm có cơ  sở  tiếp tục   nghiên cứu trong điều kiện đồng ruộng. Thời gian tiến hành thí nghiệm trong nhà  lưới từ tháng 01 ­ 04 năm 2013. ­ Nghiên cứu hiệu quả  sử  dụng phân hữu cơ  với chế  phẩm   Trichoderma  và  Pseudomonas cho cây lạc trong điều kiện đồng ruộng. Các thí nghiệm đồng ruộng  được bắt đầu tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2015 (bao gồm 4 vụ liên tục:  Đông Xuân 2013­2014, Hè Thu 2014; Đông Xuân 2014­2015 và Hè Thu 2015). Đề tài  tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học đến sinh  trưởng phát triển, các chỉ  tiêu sinh lý, khả  năng phòng trừ  sâu bệnh, năng suất và   hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc. ­ Mô hình  ứng dụng phân hữu cơ  và chế  phẩm  Trichoderma và Pseudomonas  được tiến hành từ tháng 12/2015 đến tháng 6/2016. ­ Thí nghiệm đồng ruộng và mô hình được thực hiện trên hai loại đất: đất cát  ven biển tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế  và đất xám   bạc màu tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ­ Kết quả  nghiên cứu đã xác định được  công thức bón phân hữu cơ  với chế  phẩm Trichoderma và  Pseudomonas tốt nhất cho cây lạc trên 2 loại đất trồng lạc  phổ biến tại Thừa Thiên Huế. Đất cát ven biển, công thức VI (02 tấn phân hữu cơ  + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi + Trichoderma và Pseudomonas  với tỷ lệ 50:50) và đất xám bạc màu, công thức V (02 tấn phân hữu cơ + 40 kg N +   60 kg P2O5  + 60 kg K2O + 400 kg vôi +  Trichoderma  và  Pseudomonas  với tỷ  lệ  30:70). ­ Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được  hiệu quả của việc sử dụng   phân hữu cơ với chế phẩm sinh học đến việc cải tạo sinh tính và tính chất hóa học   trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
  5. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vai trò của cây lạc ­ Trong nền kinh tế quốc dân Lạc là cây trồng cho giá trị sản lượng trên 1 ha chỉ xếp sau cây lúa (so sánh với  bốn cây trồng vụ Xuân là lúa, ngô, lạc và đậu tương) nhưng hiệu quả thu được trên  1 ha thì lạc là cây đạt cao nhất. Như vậy, lạc là cây trồng có khả năng để làm giàu,  vừa phù hợp với những nơi nghèo có vốn đầu tư thấp. Trên thế  giới cũng như   ở  Việt Nam, lạc là một trong những mặt hàng nông   sản xuất khẩu chủ lực với khối lượng xuất khẩu lớn và có giá trị kinh tế cao. Châu   Á và Châu Mỹ là hai châu lục có khối lượng xuất khẩu lạc lớn nhất (chiếm 78,56%   khối lượng lạc xuất khẩu trên thế  giới). Việt Nam là nước đứng thứ  bảy trong số  các nước xuất khẩu lạc chính sau Mỹ, Trung Quốc, Argentina, Sudan, Hongkong,   Ấn Độ, Zambia [74]. Những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 70 ­ 80 ngàn tấn lạc   nhân qua các nước như Đức, Pháp, Ý... cho nên lạc là cây đem lại nguồn thu ngoại   tệ quan trọng [78]. Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu   lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do có giá trị  xuất khẩu cao và   nhu cầu thị  trường thế  giới lớn. Hiện nay trên thị  trường thế  giới mỗi năm có   khoảng 1,2 triệu tấn lạc nhân được giao dịch nên lạc nhân vẫn được xếp vào một   trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của đất nước. ­ Trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các  nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công  nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất  do khả năng cố định đạm (N) của nó. Rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật  cộng sinh cố định đạm hình thành, đó là vi khuẩn Rhizobium vigna. Rhizobium vigna  có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu. Nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn   và khả năng cố định đạm cao hơn cả. Theo  ước tính, cây họ  đậu có thể đưa lại 80   triệu tấn đạm mỗi năm từ nguồn nitơ không khí [1].
  6. 6 Qua kết quả phân tích thân lá lạc cho thấy hàm lượng khoáng chất không thua  kém gì phân chuồng. Tính theo chất khô thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá lạc bằng 2  lần phân chuồng. Nên thân lá lạc còn là loại phân xanh có giá trị  cả về  chất lượng   và khối lượng, và theo ước tính thì 01 ha thân lá lạc đủ bón cho 2 ­ 3 ha lúa và năng   suất tăng rõ rệt [26]. Bên cạnh đó, lạc còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Thân lá có tỷ lệ đường   >24%, protein >10% làm thức ăn xanh cho gia súc. Vỏ  lạc có 3,7% protein; 1,4%   lipid; 32,3% gluxit nên có thể  cung cấp đầy đủ  chất dinh dưỡng cho gia súc [60].  Trong công nghiệp, hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Trên thế  giới có  khoảng 80% số lạc sản xuất ra được dùng ở  dạng dầu ăn, khoảng 20% được chế  biến bằng các sản phẩm khác như: bánh kẹo, mứt, bơ... 1.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc Theo kết quả nghiên cứu, để đạt 1 tấn quả (kèm với thân lá), cây lạc lấy đi từ  đất 64 kg N, 16 kg P2O5, 27 kg K2O, 26,3 kg Cao, 16,7 kg MgO và 7,1 kg S [14]. Hầu  hết các loại đất trồng lạc ở nước ta có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nông dân   ít chú trọng đến việc bổ  sung phân bón nên năng suất lạc đạt rất thấp. Năng suất  lạc còn chênh lệch quá lớn giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực tế  [ 15].  Phân bón là một trong những yếu tố có  ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và  phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây trồng. * Đạm (N) Nitơ có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Nhu  cầu đạm của lạc cao hơn nhiều so với các loại cây ngũ cốc vì hàm lượng protein   trong hạt chiếm 26 ­ 34% cao hơn 1,5 lần so với hạt ngũ cốc. Cây lạc có thể  lấy nitơ  từ  nhiều nguồn: Nguồn nitơ  từ khí trời thông qua vi  khuẩn cố định đạm, nguồn nitơ có sẵn trong đất, nguồn nitơ  từ phân hữu cơ  và vô  cơ. Nguồn đạm cố định được có thể đáp ứng được 50 ­ 70% nhu cầu đạm của cây  lạc. Cây lạc là cây đậu đỗ  có khả  năng cố  định nitơ  phân tử  do cộng sinh với vi   khuẩn nốt sần để  tổng hợp đạm cung cấp cho cây. Tuy nhiên, vì nốt sần của cây  lạc được hình thành khi cây bắt đầu phân cành đến bắt đầu ra hoa, nên ở giai đoạn   đầu sinh trưởng khi cây 3 ­ 4 lá cần bón bổ  sung một lượng đạm hoặc bón một  lượng phân hữu cơ, nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh,   thúc đẩy sự  phát triển của vi khuẩn cộng sinh  ở  giai đoạn sau [15],  [35]. Lượng  đạm bón cho cây có tương quan chặt chẽ  đến chiều cao cây, chiều dài cành. Bón  
  7. 7 đạm quá ngưỡng sẽ gây nên hiện tượng mất cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng   và sinh trưởng sinh thực, thân lá phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình tạo  quả và hạt, dẫn đến năng suất thấp. Các nghiên cứu trước đây cho thấy trên nền phân chuống 8 ­10 tấn/ha thì  lượng đạm bón thích hợp là 30kg N/ha. Tăng liều lượng N lên 40kg N/ha sẽ  làm  giảm năng suất thực thu do sinh khối cây lạc phát triển mạnh [20]. Trần Thị Thu Hà  (2004) [31] đã xác định, bón 30 kg N/ha cho năng suất lạc cao nhất và cao hơn từ 8,4   ­ 11,4% so với lượng bón 40 kg N/ha và 50 kg N/ha trên đất phù sa nghèo dinh  dưỡng  ở  Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, trên đất cát ven biển Thừa Thiên Huế, Lê  Thanh Bồn (1997) [9] đã xác định bón 40 kg N/ha làm tăng năng suất 10,18% so với   đối chứng. Lượng N thích hợp cho cây lạc L23 tại Hà Tĩnh là 40 kg N/ha [56] và 30  kg N/ha đối với giống lạc LDH01 trên đất xám bạc màu ở Bình Định [11]. * Lân Lân là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với lạc. Lân có tác dụng kích thích sự  phát triển của bộ rễ, thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng hút đạm   của cây, thúc đẩy sự ra hoa đậu quả sớm. Cây lạc có nhu cầu lân nhiều nhất ở thời   kỳ  từ  ra hoa đến sau hình thành quả.  Ở  thời kỳ  cây con hàm lượng lân trong cây  không cao nhưng lân rất cần thiết để vi khuẩn nốt sần phát triển [82]. Theo nghiên cứu của Bùi Huy Hiền (1995) [35], trên đất cát biển không chua  (pH 5,8 ­ 6,0) hiệu lực các loại phân lân (phân lân nung chảy và phân lân chậm tan)  cao, chỉ  thấp hơn supe lân trên nền 8 tấn phân chuồng + 30 kg N + 30 kg K 2O/ha.  Bón supe lân giúp năng suất lạc tăng 115% so với đối chứng và tăng 112% khi bón  phân lân nung chảy. Lượng lân thích hợp bón cho cây lạc trên đất cát biển ở Thừa Thiên Huế là 60 ­ 90  kg P2O5/ha [8]; trên đất xám bạc màu ở Bình Định là 90 kg P2O5/ha [11] và ở Hà Tĩnh  là 120 kg P2O5/ha [56]. * Kali Kali không trực tiếp đóng vai trò là thành phần cấu tạo của cây, nhưng tham gia  vào các hoạt động của các enzym và là chất điều chỉnh xúc tác, làm tăng cường mô   cơ giới, tăng tính chống đổ  của cây, tăng tính chịu hạn. Vai trò quan trọng nhất của   kali là xúc tiến quá trình quang hợp và sự hình thành quả. Thiếu kali, khả năng quang 
  8. 8 hợp và hấp thu đạm giảm, tỷ  lệ  quả  1 hạt tăng, khối lượng hạt và năng suất lạc   giảm rõ rệt [15]. Theo Nguyễn Văn Bộ và cs (1999) [6], trên đất bạc màu phù sa cổ, hiệu suất   sử  dụng kali của cây lạc 2,3 ­ 8,2 kg lạc vỏ/kg K 2O, năng suất lạc đạt cao nhất  ở  lượng bón 90 kg K2O/ha và đạt hiệu quả  kinh tế  cao nhất  ở  lượng bón 60 kg  K2O/ha. Lượng phân kali hợp lý cho giống lạc LDH01 trên đất xám bạc màu  ở  Bình   Định là 60 kg K2O/ha [11] và 80 kg K2O/ha đối với giống lạc L23 ở Hà Tĩnh [56]. * Trung lượng và vi lượng Canxi là một nguyên tố  không thể  thiếu khi trồng lạc. Lượng canxi cây lạc   hấp thu gấp 2 ­ 3 lần lượng lân. Vôi bón cho lạc có tác dụng khử chua cho đất, tạo   môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần phát triển và quan trọng nhất góp phần   hình thành quả lạc [14]. Trên đất bạc màu bón vôi từ  300 ­ 500 kg/ha đã tăng năng suất lạc đáng kể,   tăng lên trên 600 kg/ha đã làm năng suất lạc giảm. Trên đất cát biển, lượng vôi thích   hợp 300 ­ 400 kg/ha [7],  [14]. Theo Trần Thị  Thu Hà (2004) [31], lượng vôi bón  thích hợp cho cây lạc trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 500 kg/ha đối với đất phù sa  và 300 kg/ha đối với đất cát ven biển. Các nguyên tố  vi lượng đóng vai trò là chất xúc tác hoặc là một thành phần  của các enzim hoặc chất hoạt hóa của hệ enzim cho các quá trình sống của cây. Đối  với cây lạc, có 2 nguyên tố vi lượng quan trọng là Molipden (Mo) và Bo (B).  Molipden rất cần thiết cho hoạt động cố định N2 của vi khuẩn nốt sần. Trong   điều kiện cây hút đủ  Mo thì số  lượng và trọng lượng nốt sần đều tăng, cường độ  cố  định N của vi khuẩn nốt sần cũng tăng rõ rệt, do đó làm tăng lượng chứa đạm  của cây. Thiếu Mo thì hoạt động cố  định N của vi khuẩn nốt sần bị giảm, cây có  biểu hiện thiếu N. Trong điều kiện thiếu N, vai trò của sự cố định N được nâng cao   thì vai trò của Mo càng quan trọng [2].  Bo (B) đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ  tinh của cây lạc.   Bo giúp cho quá trình hình thành rễ  được tốt, tia quả  không bị  nứt, hạn chế  nấm   bệnh xâm nhập. Thiếu Bo, tỷ  lệ  hoa hữu hiệu giảm rõ rệt, số  lượng hoa cũng   giảm, dẫn đến giảm số quả/cây, hạt lép, sức sống hạt giống giảm [2]. 
  9. 9 Ngoài 2 nguyên tố  vi lượng chính là Mo và Bo, một số  nguyên tố  vi lượng   khác như Fe, Cu, Zn cũng đóng vai trò quan trọng đối với năng suất lạc. Tuy nhiên,  thường cây có thể  hấp thu lượng dinh dưỡng này từ  đất đủ  cho quá trình sinh   trưởng và phát triển của cây, trong sản xuất ít khi phải bổ  sung các loại vi lượng   này [16]. Bón phân để  thỏa mãn yêu cầu về dinh dưỡng khoáng cho cây lạc nhằm đạt   năng suất cao, phẩm chất tốt là vấn đề  được nghiên cứu từ  lâu và  ở  nhiều vùng   trồng lạc trên thế  giới, người ta thường coi lạc là “cây trồng có phản  ứng thất   thường”. Tuy nhiên, gần đây với những tiến bộ  trong công tác nghiên cứu dinh  dưỡng khoáng cũng như  sinh lý cây lạc, đã nắm chắc hơn yêu cầu dinh dưỡng  khoáng của cây lạc và sử dụng phân bón đạt được hiệu quả tốt hơn. 1.1.3. Các loại phân hữu cơ chủ yếu sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 1.1.3.1 Phân hữu cơ truyền thống (phân hữu cơ nhà nông) Theo các văn bản quy định của nhà nước về  phân bón hữu cơ  [3], [4], [5] và  Bùi Huy Hiền [36], [37] thì phân hữu cơ truyền thống là loại phân có nguồn gốc từ  chất thải người, động vật hoặc từ  các phế  phụ  phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế  biến nông, lâm, thuỷ  sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế  biến theo phương pháp ủ truyền thống. Có thể chia phân hữu cơ  truyền thống làm   các nhóm chính như sau: ­ Phân chuồng: là những loại phân hữu cơ tạo bởi phân gia súc, gia cầm (trâu,   bò, lợn, gà...) được độn thêm các chất độn là phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ,   cỏ...). Phân chuồng có hai loại: + Phân chuồng tươi có thành phần dinh dưỡng chính: 24 ­ 25% chất hữu cơ;   0,45 ­ 0,50% N; 0,25 ­ 0,3% P2O5 và 0,5 ­ 0,6% K2O. + Phân chuồng hoại mục (là phân chuồng tươi được  ủ  hoai sau 2 ­ 3 tháng),   với thành phần dinh dưỡng chính gồm: 19 ­ 20% chất hữu cơ; 0,50 ­ 0,60% N; 0,30 ­   0,40% P2O5 và 0,6 ­ 0,7% K2O. Tùy theo điều kiện sản xuất mà nông dân có thể sử dụng phân chuồng tươi và   phân chuồng hoai mục. Tuy nhiên, việc sử dụng phân chuồng tươi có thể  dẫn đến  mang theo mầm bệnh và cỏ dại cho cây trồng.
  10. 10 ­ Phân rác (phân xanh): loại phân này làm từ rơm, rạ, thân lá các cây ngô, đậu,  đỗ, vỏ lạc, trấu, bã mía,... Thành phần trung bình của phân rác như  sau: 0,5 ­ 0,6%   N; 0,4 ­ 0,6% P2O5; 0,5 ­ 0,8% K2O; 3 ­ 6% CaO. ­ Phân than bùn: dùng than bùn đã được phơi khô để độn chuồng, hoặc có thể  dùng để  chế  biến phân rác, làm chất đốt, chất cải tạo đất. Than bùn không dùng  trực tiếp làm phân bón, chỉ  để   ủ  phân rác hoặc độn chuồng; than bùn có độ  phân  giải cao (>50%) và pH từ 5,5 trở lên có thể bón trực tiếp, nhất là dùng để làm chất  cải tạo lý tính đất. Ngoài ra còn một số loại phân hữu cơ truyền thống khác như: ­ Bùn ao, bùn hồ, bùn sông: có hàm lượng mùn trung bình là: 4,90% (dao động   trong khoảng 1,65 ­ 14,90%), N tổng số: 0,23% (dao động 0,11 ­ 0,52%), P2O5 tổng  số: 0,29% (dao động 0,21 ­ 0,48%), K2O tổng số: 0,40% (dao động 0,13 ­ 0,70%),  H2S trung bình là 7,1 mg/100 g bùn (dao động 3,4 ­ 13,6 mg/100 g). ­ Khô dầu: là bã còn lại sau khi hạt đã ép lấy dầu. Tùy theo thành phần của   mỗi loại khô dầu mà nông dân đã sử  dụng như loại phân bón hữu cơ, bón vào đất   để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Bình quân hàm lượng dinh dưỡng như sau:   3,97% N; 1,23% P2O5; 0,91% K2O.  1.1.3.2. Phân hữu cơ công nghiệp ­ Phân hữu cơ chế biến (công nghiệp) là một loại phân được chế biến từ các   nguồn hữu cơ  khác nhau, theo một quy trình công nghiệp nhất định, để  tạo thành   một loại phân hữu cơ bón vào đất, có tác dụng tăng năng suất cây trồng, cải tạo độ  phì nhiêu đất tốt hơn so với bón vào đất bằng các nguyên liệu thô ban đầu [ 3], [4],  [5]. Có thể chia ra các loại phân hữu cơ chế biến như sau: ­ Phân hữu cơ khoáng: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ được  trộn thêm một hoặc một số yếu tố dinh dưỡng khoáng, trong đó có ít nhất một yếu   tố dinh dưỡng khoáng đa lượng. Phân phải đảm bảo một số chỉ tiêu bắt buộc như  sau:  ẩm độ  đối với phân bón dạng bột ≤ 25%; hàm lượng hữu cơ  tổng số ≥ 15%;   hàm lượng Nts + P2O5hh + K2Ohh ≥ 8%.  ­ Phân hữu cơ sinh học: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo  quy trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh   học khác. Phân phải đảm bảo một số  chỉ  tiêu bắt buộc như  sau:  ẩm độ  đối với  
  11. 11 dạng bột ≤ 25%; hàm lượng hữu cơ  tổng số  ≥ 22%; hàm lượng Nts ≥ 2,5%; hàm   lượng axit humic (đối với phân chế biến từ than bùn) ≥ 2,5% (hoặc tổng hàm lượng   các chất sinh học đối với phân chế  biến từ nguồn hữu cơ khác ≥ 2,0%). Nếu phân   có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng thì tổng hàm lượng của chúng ≤ 0,5%. ­ Phân hữu cơ  vi sinh: là loại phân được sản xuất từ  nguyên liệu hữu cơ  có  chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích với mật độ  phù hợp với quy chuẩn   kỹ thuật đã ban hành. Phân phải đảm bảo một số chỉ tiêu bắt buộc: ẩm độ  đối với   phân bón dạng bột ≤ 30%; hàm lượng hữu cơ tổng số ≥ 15%; mật độ mỗi chủng vi   sinh vật có ích ≥ 1 × 106 CFU/g.  ­ Phân vi sinh vật: là loại phân trong thành phần chủ  yếu có chứa một hay   nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải  lân, phân giải kali, phân giải cellulose, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả  năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ  thuật đã ban hành. Phân phải đảm bảo một số chỉ tiêu bắt buộc như sau:  Mật độ  mỗi chủng vi sinh vật có ích trên nền chất mang khử  trùng ≥ 10 8  CFU/g; trên nền chất mang không khử  trùng có mật độ  vi sinh vật hữu ích > 106  CFU/g. 1.1.3.3. Vai trò của phân hữu cơ Cho đến nay, các tài liệu trong và ngoài nước đều khẳng định hàm lượng chất  hữu cơ  trong đất là yếu tố  hàng đầu quyết định độ  phì nhiêu đất. Tuy nhiên, hàm   lượng chất hữu cơ được tích lũy trong đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như  lượng hữu cơ bón vào, chất lượng hữu cơ, điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, ẩm độ…),  tốc độ phân giải hữu cơ trong đất, sử dụng bởi cây trồng, rửa trôi, xói mòn… Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, tốc độ khoáng hóa chất hữu cơ trong đất rất cao.  Theo những nghiên cứu của Nguyễn Vi (1999) [84], thì các chất hữu cơ bón vào đất  ở Việt Nam sẽ bị phân giải nhanh, bình quân 9 tháng đến 1 năm gần như đã phân giải   hết.  Đất mới khai hoang có hàm lượng hữu cơ khá cao (5 ­ 6%), song chỉ cần sau 4   ­5 năm canh tác cây lương thực ngắn ngày, lượng chất hữu cơ giảm trung bình 50 ­   60% [54]. Nguyên nhân của sự suy giảm nói trên là do tổng hợp của nhiều nguyên  nhân. Ngoài lượng cây trồng sử  dụng, thì quá trình khoáng hóa mạnh hữu cơ  do   nhiệt độ cao, quá trình rửa trôi, xói mòn là những nguyên nhân chính. Nhưng nguyên  
  12. 12 nhân quan trọng nhất là việc bổ  sung hữu cơ  cho đất, cho cây không được chú ý  đúng mức, chỉ nặng về phân hóa học. ­ Cải tạo đất Mùn là một thực thể hữu cơ phức tạp, là cơ sở chủ yếu của độ  phì nhiêu của  đất. Ngày nay quan điểm sinh học về  quá trình hình thành mùn được nhiều người  công nhận cho rằng: Hình thành mùn là quá trình phân giải các chất hữu cơ. Các   phản  ứng xảy ra trong quá trình hình thành mùn là các phản  ứng sinh hóa với sự  tham gia của các enzym do vi sinh vật tiết ra. Thành phần của mùn có cấu tạo đặc trưng bởi các hợp chất chính: như  axit   humic, axit fulvic và các hợp chất humin, axit ulmic. Chất mùn là kho dự trữ thức ăn   cho cây trồng. Axit mùn trong đất còn có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ và   sự sinh trưởng của cây trồng. Bón phân hữu cơ là cung cấp thêm chất hữu cơ, bổ sung hàm lượng mùn, tạo  nên cấu trúc bền vững, cải thiện độ  xốp, hạn chế  sự rửa trôi và xói mòn của đất,  giúp cây hấp thụ  chất dinh dưỡng dễ  dàng hơn. Đất làm quá tơi không được bồi  một lớp hữu cơ thì sau khi tưới nước hoặc sau khi mưa sẽ tạo thành một lớp váng  ngăn cản việc lưu thông không khí, thấm nước, hạn chế nẩy mầm của hạt và dễ bị  xói mòn. Chất hữu cơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng do mùn bị  phân hủy và hòa tan các chất vô cơ trong đất [83] mà còn có tính chất bền vững đến  tiềm năng, năng suất cao nhất cho phép của đất nhờ  con đường khoáng hóa và cải   tạo tính chất lý ­ hóa đất [163]. Bên cạnh đó, nhờ  có các axit humic có trong phân   hữu cơ đã giúp cho cây trồng hấp thu tốt chất dinh dưỡng [13]. Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ  có thể  tăng khả  năng hòa tan các chất  khó tan, tăng khả  năng trao đổi của đất. Hữu cơ  là nhân tố  tích cực tham gia vào  chuyển hóa lân trong đất từ dạng khó tan sang dạng dễ tiêu, hữu dụng cho cây trồng   [54]. Mặt khác sự bổ sung chất hữu cơ cho đất thông qua phân hữu cơ góp phần gia  tăng khả  năng đệm trong hầu hết các loại đất, gia tăng sự  tạo phức chất hữu cơ ­   khoáng để khắc phục các yếu tố độc hại trong đất [53]. Bón phân hữu cơ đơn thuần hoặc bón kết hợp phân hóa học thì vi sinh vật đất   ổn định hơn, sự cân bằng sinh học trong đất được tốt hơn [47].
  13. 13 Phân hữu cơ  ngoài tác dụng làm tăng năng suất cây trồng như  các loại phân   hóa học mà còn bồi dưỡng, cải thiện đất toàn diện, làm gia tăng lượng chất hữu cơ  và mùn trong đất, giúp đất không bị bạc màu, đặc tính này không có ở phân hóa học.   Quá trình này xảy ra chậm do phân hữu cơ  phân giải chậm nhưng nó có  ưu điểm  hơn phân hóa học ở chỗ là nó cung cấp cho đất gần như đầy đủ các dưỡng chất N,   P, K, Ca, Mg và các vi lượng khác [37]. Quan trọng hơn phân hữu cơ có tính chất tác  động tốt đến hệ  vi sinh vật đất, bổ  sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng,   đồng thời là nguồn dinh dưỡng cho hệ vi sinh vật phát triển.  Chất hữu cơ  trong đất đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì độ  phì  nhiêu của đất và vì thế có thể làm tăng cường mức độ sản xuất nông nghiệp. Thêm   vào đó, nó là một nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, làm cải thiện các đặc tính lý hóa   và sinh học của đất. Sự cải thiện này đối với đất tạo nên kết quả: (i) cây trồng trở  nên chống chịu tốt hơn đối với khô hạn, sâu bệnh và tính độc; (ii) giúp sự hấp thu  dinh dưỡng của cây trồng; (iii) tự chủ được chu trình dinh dưỡng hữu hiệu bởi sự  hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật. Những yếu tố đó có vai trò làm giảm rủi ro thu  hoạch, nâng cao thu nhập, giảm chi phí phân bón vô cơ cho nông dân [136]. Khi sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng, quá trình phân hủy trong đất giúp: ­ Cải thiện kết cấu đất: Phân hữu cơ  khi bón vào đất sẽ  làm cho đất sét quá  dính dẻo sẽ tơi xốp hơn, với đất cát thì lại làm cho các hạt cát dính lại với nhau, từ  đó làm cho đất bớt rời rạc. Phân hữu cơ  còn cải tạo tính chất cơ lý của đất, chống  xói mòn, chống chai hoá đất. ­ Tạo sự màu mỡ trong đất: Trong phân hữu cơ có chứa đầy đủ các nguyên tố  nitơ, photpho, magiê, lưu huỳnh…  khi phân hủy sẽ  giải phóng ra các chất dinh  dưỡng, làm đất tăng sự hấp thụ khoáng chất. Phân bố dinh dưỡng hợp lý, giúp phục  hồi đất bạc màu, đất đã khai thác lâu năm và đất đã sử dụng nhiều phân hóa học. ­ Duy trì độ ẩm cho đất: Tăng thời gian lưu giữ nước giúp tốt cho đất. Các chất  hữu cơ trong phân hữu cơ khi hòa tan vào đất sẽ trở thành một miếng xốp hút nước  rồi luân chuyển nước vào đất để nuôi cây. Nếu thiếu chất hữu cơ nước sẽ bị thẩm   thấu, từ đó đất sẽ bị đóng màng làm nước bị ứ đọng trên bề mặt đất, chảy tràn khiến   xói mòn đất. ­ Tạo môi trường tốt cho vi khuẩn có lợi sinh sống:  Phân hữu cơ là môi trường  dinh dưỡng tốt cho các loài vi sinh vật sống trong đất, các axit mùn là chất kháng  
  14. 14 sinh chống lại nấm bệnh và tuyến trùng ký sinh thực vật cũng như tiêu diệt các loài  côn trùng phá hoại đất đai. Theo Nguyễn Văn Sức (1995, 1999) [69], [70], thì việc  sử  dụng phụ  phẩm hữu cơ  của cây trồng bón vào đất, dù chất liệu có khác nhau,  đều có ảnh hưởng tốt đến hoạt động sinh khối của vi sinh vật đất và tổng hoạt tính   sinh học của đất. Bón phân hợp lý giữa phân khoáng và phân hữu cơ là yếu tố quan   trọng để  điều chỉnh và tăng cường một cách có hiệu quả  các quá trình hoạt động   sinh khối của vi sinh vật nói chung và các nhóm vi sinh vật chuyển hóa nitơ, phân  giải cellulose… nói riêng và làm tăng đáng kể năng suất cây trồng trên đất xám bạc   màu. ­ Thông khí: 95% chất dinh dưỡng của cây là lấy từ  không khí, ánh sáng và   nước thông qua quá trình quang hợp. Nếu đất trồng xốp sẽ giúp cho sự khuếch tán  không khí vào đất để trao đổi chất dinh dưỡng và độ ẩm, CO 2 được thoát ra do chất  hữu cơ phân hủy, sẽ khuếch tán ra ngoài làm tăng quá trình hấp thu CO2 của cây. ­ Tăng năng suất cây trồng Bón phân hữu cơ  cho cây trồng sẽ   ổn định năng suất, tăng chất lượng sản  phẩm, tăng sức khỏe cộng đồng khi sử dụng sản phẩm nông nghiệp bón phân hữu   cơ. Sử  dụng phân hữu cơ  trong trồng trọt được đánh giá là một biện pháp phù  hợp, an toàn và tiết kiệm trong nông nghiệp. Thông qua tác dụng phòng ngừa một   số  bệnh hại nên nấm  Trichoderma  giúp giảm một phần thuốc bảo vệ  thực vật,   giảm ô nhiễm môi trường, giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, giúp đất tơi xốp, giữ  độ phì đất lâu dài và cho sản phẩm sạch, an toàn không có dư lượng thuốc hóa học,   giúp người nông dân tiết kiệm được tiền bạc hơn khi sử dụng các thuốc hóa học   khác. Phân hữu cơ giúp duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong đất, chủ yếu là  bảo vệ và cân bằng vi sinh vật có ích cũng như các loài thiên địch có lợi trên đồng   ruộng. Do đó, thường xuyên bổ  sung chất hữu cơ  cho đất cũng như  các nguồn vi   sinh vật có lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh.   Làm tăng hệ số sử dụng đạm, vì vậy làm giảm lượng đạm tiêu tốn để  tạo ra một   đơn vị sản phẩm và làm tăng hiệu suất phân đạm. Phân hữu cơ cũng làm tăng hiệu   lực của phân lân do vi sinh phân giải lân bị  kết tủa trong đất, giúp cây khỏe, tăng  trưởng nhanh hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn và cho năng suất cao hơn  [58].
  15. 15 Sử  dụng phân hữu cơ  và các chế  phẩm sinh học sẽ  làm tăng năng suất cây   trồng và bảo đảm an toàn vệ  sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng và khả  năng   cạnh tranh của nông sản Việt Nam [49]. Vì vậy, sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học bón cho cây trồng thay  thế  cho phân chuồng, phân hóa học được xem là biện pháp quản lý cây trồng toàn   diện, thân thiện với môi trường, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. 1.1.3.4. Giá trị sử dụng của phân hữu cơ Phân hữu cơ nói chung có ưu điểm là chứa đầy đủ  các nguyên tố  dinh dưỡng  đa, trung và vi lượng mà không một loại phân khoáng nào có được. Ngoài ra, phân   hữu cơ  cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ  rễ  phát  triển mạnh, hạn chế  mất nước trong quá trình bốc hơi từ  mặt đất, chống được   hạn, chống xói mòn. Vào những năm của thập kỷ  60 thế  kỷ  20 do nguồn phân khoáng có hạn nên  sử  dụng phân chuồng bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ. Trong giai đoạn 15 năm (1980 ­   1995) việc sản xuất và sử  dụng phân hữu cơ  có giảm sút, nhưng từ  năm 1995 lại  đây do yêu cầu thâm canh, do sự khuyến khích sản xuất, sử dụng phân hữu cơ được  phục hồi, nên số lượng phân hữu cơ  được sản xuất, sử dụng đã tăng lên đáng kể.  Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá ở một số vùng đồng bằng, trung  du Bắc bộ và Bắc Trung bộ cho thấy bình quân mỗi vụ cây trồng bón khoảng 8 ­ 9  tấn/ha/vụ [86].  Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu khoa học  trong rất nhiều năm của các viện, trường, cũng như  kết quả  điều tra kinh nghiệm  của các hộ nông dân cho thấy, năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao, ổn định   ở những nơi có bón tỷ lệ N hữu cơ và N vô cơ  cân đối với tỷ  lệ  N tính từ  hữu cơ  chiếm khoảng 25 ­ 30% tổng nhu cầu của cây trồng. Ước tính do bón phân hữu cơ  năng suất cây trồng đã tăng được 10 ­ 20%. Nếu tính riêng về thóc do bón phân hữu  cơ đã đạt khoảng 2,5 ­ 3,0 triệu tấn thóc/năm. Bón phân hữu cơ còn làm giảm hiệu lực của phân kali khoáng, nhất là với loại  phân có khả năng giải phóng kali dễ dàng như phân chuồng. Điều này có nghĩa nếu  bón phân chuồng thì có thể  giảm liều lượng phân kali khoáng. Đối với đậu tương  khuyến cáo bón 5 ­ 6 tấn phân chuồng/ha trên đất phù sa và 8 ­ 10 tấn/ha trên đất   bạc màu, đất cát ven biển, đất feralit trên nền phù sa cổ, ngoài phân bón vô cơ [87].
  16. 16 Sử dụng phân hữu cơ trong canh tác trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu  không chỉ có mục đích cân đối dinh dưỡng, mà chất hữu cơ còn có vai trò hàng đầu  trong việc làm tăng hàm lượng mùn trong đất, cải thiện độ phì nhiêu, nâng cao hiệu   quả  sử  dụng nước và phân vô cơ, giảm nguy cơ  sâu bệnh, tăng năng suất và chất   lượng nông sản, cuối cùng là tăng hiệu quả  sản xuất. Chính vì vậy, ngoài việc sử  dụng đầy đủ  và cân đối lượng phân khoáng cho đất cát ven biển và đất xám bạc   màu, việc chú ý sử dụng phân hữu cơ là một nhu cầu tất yếu và không thể bỏ qua.  Tuy nhiên, nếu ta chỉ  quan tâm đến việc sử  dụng phân hữu cơ  truyền thống  như trước kia, sẽ hoàn toàn thiếu nguồn cung cấp và chất lượng. Con số thống kê   cho thấy, ước tính lượng phân hữu cơ truyền thống chỉ có thể đáp ứng khoảng dưới  20% nhu cầu phân hữu cơ hiện nay. Hơn 80% nhu cầu còn lại chỉ có thể được cung   cấp bằng các nguồn phân hữu cơ chế biến (phân hữu cơ công nghiệp) [87].  1.1.4. Nấm Trichoderma 1.1.4.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma Chủng   nấm  Trichoderma  thuộc   nhóm   nấm   bất   toàn  (Deuteromycetes  hay  Fungi Imperfecti), sinh sản vô tính bằng bào tử bụi, sắp xếp theo kiểu đính bào tử.   Chúng được tìm thấy khắp mọi nơi từ những vĩ độ  cực Nam và cực Bắc. Hầu hết   dòng Trichoderma đều hoại sinh, chúng phổ  biến trong những khu rừng nhiệt đới  ẩm hay cận nhiệt đới, ở rễ cây, trong đất hay trên xác sinh vật đã chết, xác bã hữu   cơ hay ký sinh trên những loại nấm khác. Nấm Trichoderma phát triển nhanh ở 25 ­  300C  có   một   số   ít   loài Trichoderma tăng   trưởng   được   ở   450C.  Mỗi   dòng   nấm  Trichoderma spp. khác nhau sẽ yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khác nhau [122]. Trichoderma là giống nấm có vách ngăn (septate fungus) và cuống sinh bào tử  phân nhánh, có dạng hình nón hoặc hình kim tự tháp [143]. Thể bình (phialide) được  tạo thành  ở  đỉnh cuống sinh bào tử. Các bào tử  đính (conidia) được tạo ra tại đầu  mút của các thể bình, nơi chúng tích lũy để hình thành các đỉnh bào tử đính ( conidial  head) [112]. Các loài Trichoderma tạo khuẩn lạc có dạng cụm, bông (floccose) hay  mọc thành búi (tufted) với màu sắc khác nhau (trắng, vàng, lục), là những đặc điểm   được sử dụng để định danh loài trước đây [143]. Hiện nay, việc sử dụng những đặc  điểm hình thái để  định danh các loài Trichoderma đang dần được thay thế  bởi các  công cụ phân tử, nhanh và dễ dàng hơn [134]. 1.1.4.2. Vai trò của nấm Trichoderma ­ Khả năng đối kháng
  17. 17 Nấm Trichoderma là thành viên phổ biến của hệ vi sinh vật đất, chúng thường  tiết ra các men, kháng sinh gây độc cho nấm gây bệnh hoặc cạnh tranh điều kiện   sống với nấm gây bệnh. Nấm  Trichoderma  có thể  kìm hãm sự  sinh trưởng, phát  triển của nấm gây bệnh, giúp cây trồng phục hồi, sinh trưởng, phát triển. Nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các loại nấm  bệnh   hại   cây   trồng   gây   bệnh   xì   mủ,   vàng   lá   thối   rễ,   chết   yểu,   héo   rũ   như: Rhizoctonia   solani, Fusarium, Pythium, Phytophthora   sp.,  Sclerotium   rolfsii,…  Ngoài hiệu quả trừ nấm gây bệnh, làm giảm tỷ lệ  cây bị bệnh, chế phẩm từ nấm   Trichoderma  còn   có   tác   dụng   tốt   đối   với   cây   trồng.   Dùng   chế   phẩm   nấm  Trichoderma làm cho cây khỏe hơn, tăng sức đề kháng với vi sinh vật gây bệnh, tác   dụng kích thích sinh trưởng cây trồng [101], [111].  Nấm Trichoderma thương hi ̀ ẹn di ̂ ẹn ̂ ở vung xung quanh h ̀ ệ thông cua rê cay. ́ ̉ ̃ ̂   ̂ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̆ ̣ ́ ệnh   Đay la loai nâm hoai sinh co kha nang ky sinh va đôi khang tren nhiêu loai nâm b ́ ̀ ́ ́ ̂ ̀ cay trông. Nh ̂ ̀ ờ vạy, nhiêu loai  ̂ ̀ ̃ ̛ợc nghien c ̀ Trichoderma spp. đa đu ̂ ưu nhu la m ́ ̛ ̀ ọt tac ̂ ́  nhan phong tr ̂ ̀ ừ sinh hoc va đa đu ̣ ̀ ̃ ̛ợc thuong mai hoa thanh thuôc tr ̛ ̛ ̣ ́ ̀ ́ ừ bệnh sinh hoc, ̣   ̣ ̀ ́ ̉ ̣ phan sinh hoc va chât cai tao đât ̂ ́ [122].  ̛ ́ ́ ộng chinh cua nâm  Co chê tac đ ́ ̉ ́ Trichoderma la ky sinh va tiêt ra cac khang sinh ̀ ́ ̀ ́ ́ ́   ̂ ́ ̀ ́ ̂ ẹnh. Ngoai hi tren cac loai nâm gay b ̂ ̀ ẹu qua tr ̂ ̉ ực tiêp tren cac tac nhan gay b ́ ̂ ́ ́ ̂ ̂ ẹnh cay, ̂ ̂   nhiêu loai ̀ ̀ ̣ ̛ ở  bê m ̀  Trichoderma  con đinh cu  ̀ ặt rê cay giup thay đôi kha nang biên ̃ ̂ ́ ̉ ̉ ̆ ́  dưỡng cua cay, nhiêu dong nâm đa kich thich s ̉ ̂ ̀ ̀ ́ ̃ ́ ́ ự  tang tru ̆ ̛ơng cua cay, gia tang kha ̉ ̉ ̂ ̆ ̉  ̆ ́ ̣ nang hâp thu dinh du ̛ơng, cai thi ̃ ̉ ẹn nang suât cay va giup cay khang đu ̂ ̆ ́ ̂ ̀ ́ ̂ ́ ̛ợc bệnh [122]. ­ Ngăn chặn nấm bệnh trong đất Trichoderma có khả năng ngăn chặn những loại nấm bệnh cây trong đất, như  Rhizoctonia solani, Pythium  spp., vấn đề  này đã được công bố  rộng rãi trong các  nghiên cứu những năm gần đây [100], [161]. Khả năng thứ hai của nấm Trichoderma là kháng nấm. Trichoderma thamatum  có rất nhiều trong đất hữu cơ  tại vườn  ươm  ở  Colombia có khả  năng ngăn chặn   nấm Rhizoctonia solani [101] và Trichoderma hazianum có nhiều khi phân lập từ đất  tại Mexico có khả năng ngăn chặn nhiều loại nấm đất. Dưới nhiệt độ và tia phóng   xạ  gamma không thể  tiêu diệt được nấm   Rhizoctonia  solani, ngược lại trên môi  trường  Trichoderma   hazianum  diệt   được   nấm   này   đây   là   vai   trò   chính   của  Trichoderma trong phòng trừ sinh học.
  18. 18 Trichoderma đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy xác hữu cơ có trong  đất [132]. Chất hữu cơ được phân hủy nhanh hơn nhờ  các men phân hủy glucose,  cellulose do Trichoderma tiết ra trong hoạt động sống [75]. ­ Xử lý hạt giống Xử  lý Trichoderma vào hạt giống, đã  ảnh hưởng rõ đến khả  năng xâm nhập   của Trichoderma vào trong đất. Đây là một phương pháp rất có ý nghĩa trong việc  phòng trừ nấm gây bệnh ở giai đoạn hạt đến giai đoạn cây con. Trichoderma có hiệu quả nhất trong việc phòng trừ bệnh chết rạp cây con, với   khả  năng tăng sinh khối hệ  rễ, ngăn cản bệnh gây hại cây trồng bằng cách cạnh  tranh, ký sinh trên nấm hoặc kháng sinh nấm. Ngoài ra, chúng còn gây  ảnh hưởng   mạnh đến vi khuẩn và các loại nấm khác trong đất. Việc lựa chọn các chủng vi khuẩn đối kháng khác nhau với cơ chế phòng trừ  bệnh hiệu quả  để  sử  dụng trong phòng trừ  bệnh tổng hợp là giải pháp tốt trong  chiến lược phòng trừ bệnh. Việc sử dụng các tác nhân sinh học để xử lý hạt giống  hoặc tưới với đất đóng vai trò trong phòng trừ  bệnh hại do nấm gây ra do cơ  chế  trực tiếp đó là cạnh tranh dinh dưỡng, tiết ra các chất kháng sinh hoặc gián tiếp   bằng các cơ chế kích kháng [159]. ­ Kích thích tăng trưởng của cây trồng Những lợi ích mà những loài nấm Trichoderma mang lại đã được biết đến là  việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật, do việc kích thích sự hình   thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ  chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian  gần đây. Hiện nay, một số giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có  khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ  sâu   này giúp các loài cây như ngô hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán. Một khả  năng đáng chú ý nhất là những cây ngô có sự  hiện diện của nấm   Trichoderma dòng T22 ở rễ, thì có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những  cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ. 1.1.4.3. Cơ chế tác động của nấm Trichoderma ­ Cơ chế ký sinh nấm Ký sinh nấm là sự tấn công trực tiếp của một loài nấm trên loài nấm khác và 
  19. 19 thường được định nghĩa là sự  đối kháng trực tiếp [107], bao gồm 4 bước liên tiếp  [103].   Bước   đầu   tiên   được   gọi   là   sự   phát   triển   có   tính   chất   hướng   hóa  (chemotrophic growth), tức là tiết ra một tác nhân kích thích hóa học gây ra bởi nấm  ký chủ đã hấp dẫn chủng nấm ký sinh (nấm đối kháng) [ 102], [152]. Bước thứ hai  được gọi là sự  nhận diện đặc hiệu (specific recognition), tức chủng nấm ký sinh  nhận diện được bề mặt tế bào của nấm ký chủ [94]. Bước thứ ba bao gồm hai quá  trình tách biệt nhau. Quá trình thứ nhất được gọi là sự quấn (coiling), tức sợi nấm   ký sinh Trichoderma bao quanh sợi nấm ký chủ  [101], [139]. Quá trình thứ  hai bao  gồm sự tương tác và tiếp xúc sợi nấm gắn kết với nhau (intimate hyphal interaction   and contact), tức sợi nấm  Trichoderma  phát triển hoàn toàn dọc theo sợi nấm ký  chủ. Bước thứ tư và cũng là bước cuối cùng bao gồm sự tiết các enzyme phân giải   đặc biệt, chúng sẽ phân hủy vách tế bào của nấm ký chủ [103]. Các nghiên cứu cấu trúc siêu vi (ultrastructural) và mô hóa học (histochemical)   đã chứng minh rằng các enzyme của Trichoderma gây ra sự  phân giải vách tế  bào  nấm ký chủ tại vị trí tiếp xúc giữa sinh vật đối kháng và ký chủ [96], [97]. Sự hiện  diện của chitin và/hoặc các sợi  β­glucan, gắn chặt trong chất nền protein, trong   vách các tế bào nấm bệnh đề  xuất rằng sự phân giải hệ  sợi nấm của chúng trong  quá trình ký sinh có thể được thực hiện nhờ β­glucanase, chitinase và protease [140],  [141]. Sự  hình thành các enzyme này đã được nghiên cứu trong quá trình tương tác   vật ký sinh ­ ký chủ  giữa các loài Trichoderma spp. với một số nấm gây bệnh cây  trồng nhất định [120], cũng như dưới điều kiện mô phỏng nhân tạo của quá trình ký   sinh nấm (khi Trichoderma spp. được cho phát triển trên các môi trường có chứa hệ  sợi nấm vô trùng hoặc các vách tế  bào nấm bệnh) [98], [104], [114]. Nghiên cứu  cho thấy, hoạt động thủy phân của các chủng Trichoderma khảo sát đối với vách tế  bào nấm bệnh có tương quan với mức độ  mà chúng bị  ức chế [139]. Bên cạnh đó,  hoạt động phối hợp giữa các enzyme phân giải với chất kháng sinh là một nhân tố  khác có thể nâng cao khả năng ức chế mầm bệnh cây trồng của  Trichoderma [128],  [152]. ­ Cơ chế kháng sinh Kiểu tương tác này được định nghĩa là sự  đối kháng gián tiếp vì ở  đây sự  đối  kháng diễn ra mà không yêu cầu phải có sự tiếp xúc [ 107]. Người ta đã chứng minh  rằng Trichoderma có khả  năng tiết ra một lượng lớn các chất chuyển hóa thứ  cấp   khác nhau có thể  ức chế nấm và vi khuẩn. Cơ  chế  kháng sinh thường diễn ra phối  
  20. 20 hợp với ký sinh nấm [147]. Theo đó, các chất kháng sinh có thể ức chế sự tạo thành   vách tế  bào, làm gia tăng hoạt động của những enzyme thủy phân [135]. Các chất  kháng sinh cũng có thể tác động tới nấm mục tiêu thông qua một loạt các cơ chế khác   nhau, như kìm hãm sự  phát triển, sự  sản xuất các chất chuyển hóa, sự  hấp thu các   chất dinh dưỡng và sự hình thành bào tử [ 124], [160]. Cũng giống như cơ chế ký sinh  nấm, kháng sinh có đặc trưng cho từng loài và các loài Trichoderma khác nhau có khả  năng kiểm soát sinh học không giống nhau. Thậm chí, các chủng  Trichoderma khác  nhau trong cùng một loài cũng biểu hiện những hoạt tính tiêu diệt nấm mục tiêu khác   nhau [115], [125]. ­ Cơ chế cạnh tranh Tương tác cạnh tranh giữa Trichoderma và vi sinh vật đất có thể được xem là  sự đối kháng gián tiếp. Trichoderma có thể ức chế hoặc làm giảm sự phát triển của  mầm bệnh cây trồng thông qua việc cạnh tranh về  không gian, cơ  chất enzyme,   chất dinh dưỡng và oxygen [107]. Với bản chất phát triển nhanh và khả  năng sinh   trưởng tốt trên nhiều loại cơ  chất khác nhau Trichoderma chính là những sinh vật  chiếm lĩnh môi trường sống trong đất rất hiệu quả và có khả năng thay thế cho các  sinh vật có khả  năng xâm chiếm kém hơn [139]. Tuy nhiên, khả  năng xâm chiếm  của chúng bị   ảnh hưởng rất lớn bởi những nhân tố  môi trường đất, bao gồm pH,   nhiệt độ và nước [131]. ­ Cơ chế thúc đẩy sự phát triển và gia tăng sức đề kháng của cây trồng Trichoderma  thúc đẩy sự  phát triển của cây trồng thông qua việc kích thích   trực tiếp sự hấp thu các chất dinh dưỡng của chúng [130], [138] hoặc việc tiết các  chất chuyển hóa có khả  năng đẩy nhanh sự  phát triển cây trồng như  các hormone   tăng trưởng [161]. Với bản chất đối kháng nấm bệnh cây trồng của hầu hết các loài  Trichoderma, chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng một cách gián tiếp  thông qua việc ức chế các mầm bệnh và vì thế, làm gia tăng sự sinh trưởng của cây   trồng [109]. ­ Cơ chế tiết enzyme thủy phân của nấm Trichoderma Việc các loài  Trichoderma  có thể  phân giải nhanh và hiệu quả  đối với hầu   như bất kỳ loại hợp chất hữu cơ nào là nhờ vào lượng enzyme thủy phân mà chúng  có  khả   năng  tạo  ra.   Các   vật  liệu  hữu   cơ   bao  gồm  các   loại   đường,   hormon  và  heteropolysaccharide.   Vài   loại   enzyme   thủy   phân   của   các   loài  Trichoderma  đối  kháng khác nhau đã được tạo dòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2