Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) nuôi lồng tại vùng biển Khánh Hoà và các biện pháp phòng trị
lượt xem 4
download
Mục tiêu chính của luận án là xác định được các tác nhân chính gây nên một số bệnh chủ yếu ở tôm hùm bông nuôi lồng tại tỉnh Khánh Hòa. Đưa ra cơ sở khoa học và các phương pháp phòng, trị bệnh nhằm giảm thiểu tác hại của bệnh tới năng suất, sản lượng tôm hùm nuôi tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) nuôi lồng tại vùng biển Khánh Hoà và các biện pháp phòng trị
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ----------oOo---------- VÕ VĂN NHA NGHIEÂN CÖÙU MOÄT SOÁ BEÄNH THÖÔØNG GAËP ÔÛ TOÂM HUØM BOÂNG (PANULIRUS ORNATUS FABRICIUS, 1798) NUOÂI LOÀNG TAÏI VUØNG BIEÅN KHAÙNH HOØA VAØ CAÙC BIEÄN PHAÙP PHOØNG TRÒ Chuyên ngành: Nuôi thủy sản nước mặn, lợ Mã số: 62 62 70 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS ĐỖ THỊ HÒA 2. TS NGUYỄN HỮU DŨNG NHA TRANG – 2010
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Một phần số liệu sử dụng trong luận án được tập hợp từ các đề tài cấp Bộ do chính tôi làm chủ nhiệm đề tài: + Đề tài ”Nghiên cứu một số bệnh thường gặp do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa và các biện pháp phòng trị” (năm 2003 – 2004). + Đề tài ”Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm” (năm 2004 – 2007). + Đề tài ”Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng và trị bệnh tôm hùm” (năm 2008). Tác giả luận án Võ Văn Nha
- iii LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời biết ơn chân thành đến PGS.TS Đỗ Thị Hòa và TS Nguyễn Hữu Dũng - trường Đại học Nha Trang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu để hoàn thành bản luận án này. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến: PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III TS Hà Ký – Cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Bộ NN&PTNT TS Lý Thị Thanh Loan - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II TS Bùi Quang Tề - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã giúp tôi chỉnh sửa những thiếu sót để luận án được hoàn hảo. Xin gửi những lời biết ơn chân thành nhất đến quí thầy/cô: PGS.TS Lại Văn Hùng - Khoa NTTS - Đại học Nha Trang PGS.TS Nguyễn Đình Mão - Khoa NTTS - Đại học Nha Trang đã tận tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quí báu, giúp tôi chỉnh sửa những thiếu sót trong luận án. Xin gửi đến tất cả các những người thân trong gia đình: Ba mẹ, anh chị và người vợ hiền; anh chị em và các bạn đồng nghiệp những lời cảm ơn sâu sắc nhất. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâm Quốc gia Quan trắc, Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực miền
- iv Trung tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cho phép sử dụng các trang thiết bị sẵn có của Viện, Trung tâm để tôi phân tích các mẫu bệnh phẩm và triển khai nội dung luận án tại phòng thí nghiệm của đơn vị. Sở Thủy sản Khánh Hòa (nay là Sở NN & PTNT), phòng kinh tế các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thu thập các số liệu thứ cấp và tiếp cận được các điểm nuôi tôm hùm lồng để khảo sát, điều tra thu mẫu và phỏng vấn. Xin gửi lời cảm ơn đến: Các cán bộ thuộc Phòng nghiên cứu bệnh thủy sản và dự báo - Trung tâm Quốc gia Quan trắc, Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản khu vực miền Trung-những người đã phối hợp làm việc nhiệt tình và đầy trách nhiệm. Các em sinh viên: Khóa 42 và 43 - Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang; khóa 40 và 41- Khoa Thủy sản - Đại học Vinh và bà con nuôi tôm hùm tại Vạn Ninh, Nha Trang và Cam Ranh đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thu mẫu và cung cấp nguồn thông tin sơ cấp. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến: GS.TS Hideo Sekiguchi - Trường Đại học Mie (Nhật Bản) GS.TS Kwang Sik Choi - Trường Đại học Quốc gia JeJu (Hàn Quốc) đã giúp tôi kiến thức và tài liệu trong lĩnh vực nghiên cứu về sinh học và bệnh ở tôm hùm. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những sự giúp đỡ quí báu đó./.
- v MỤC LỤC trang Trang phụ bìa ............................................................................................................ i Lời cam đoan ............................................................................................................ ii Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii Mục lục ...................................................................................................................... v Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................... viii Danh mục các bảng ................................................................................................. ix Danh mục các hình vẽ, đồ thị ............................................................................... xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 1.1. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái phân bố của tôm hùm Panulirus spp. 4 1.1.1 Đặc điểm sinh học tôm hùm Panulirus spp............................................ 4 1.1.2 Sinh thái phân bố của tôm hùm Panulirus spp. ...................................... 8 1.2. Tình hình nuôi tôm hùm trong nước và thế giới ........................................... 10 1.2.1 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới ................................................. 10 1.2.2 Tình hình nuôi tôm hùm bằng lồng tại Việt nam ................................ 14 1.3. Các nghiên cứu về bệnh ở tôm hùm nuôi .................................................... 16 1.3.1 Một số phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu bệnh trên tôm hùm ........................................................................................ 16 1.3.2 Các nghiên cứu về bệnh ở tôm hùm trên Thế giới và Việt Nam.......... 18 Chương 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 36 2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu................................................. 36 2.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 37 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 37 2.3.1. Sơ đồ khối của luận án ........................................................................ 37 2.3.2. Phương pháp điều tra hiện trạng bệnh tôm hùm nuôi lồng .................. 40 2.3.3. Các phương pháp phân tích mẫu đã được sử dụng ............................. 41
- vi 2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm trị bệnh đen mang ở tôm hùm bông trong điều kiện thí nghiệm .................................................................. 58 2.3.5. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường................................. 59 2.3.6. Các phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 60 Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 61 3.1. Kết quả điều tra hiện trạng bệnh tôm hùm bông nuôi lồng tại Khánh Hòa đến năm 2006 ....................................................................................................... 61 3.1.1. Tình hình nuôi tôm hùm bằng lồng ở Khánh Hòa................................ 61 3.1.2. Những bệnh thường gặp trên tôm hùm nuôi lồng tại Khánh Hòa ........ 61 3.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng đỏ thân và hội chứng đen mang trên tôm hùm bông nuôi lồng tại Khánh Hòa ....................................... 64 3.1.4. Những biện pháp phòng, trị bệnh tôm của người nuôi hùm lồng tại Khánh Hòa. ........................................................................................... 73 3.2. Kết quả nghiên cứu về bệnh đen mang ở tôm hùm bông ............................ 74 3.2.1. Các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng ............................................................ 74 3.2.2. Các loại tác nhân là sinh vật tìm thấy trên tôm hùm bông bệnh đen mang .............................................................................................................. 76 3.2.3. Đặc điểm mô bệnh học ở tôm hùm bông bị bệnh đen mang ................ 80 3.2.4. Kết quả cảm nhiễm nấm trên tôm khỏe ................................................. 81 3.2.5. Một số đặc điểm hình thái, phân loại chủng nấm có tần số bắt gặp cao trên tôm hùm bông bệnh đen mang ..................................................... 83 3.2.6. Một số đặc điểm sinh thái của nấm có tần số bắt gặp cao trên tôm hùm bông bệnh đen mang ........................................................................... 89 3.3. Kết quả nghiên cứu về bệnh đỏ thân ở tôm hùm bông ................................ 92 3.3.1. Một số dấu hiệu bệnh lý đặc trưng ....................................................... 92 3.3.2. Các loại tác nhân gây bệnh là sinh vật tìm thấy trên tôm hùm bông bệnh đỏ thân................................................................................................... 93 3.3.3. Kết quả cảm nhiễm lên tôm khỏe dịch nghiền gan tụy tôm bệnh đỏ thân qua màng lọc 0,2 µ m .......................................................................... 102
- vii 3.3.4. Kết quả quan sát mẫu mô gan tụy và mô mang tôm hùm bông bị bệnh đỏ thân và tôm khỏe dưới kính hiển vi điện tử................................... 106 3.4. Kết quả thử nghiệm dùng thuốc và hóa chất hạn chế bệnh đen mang ở tôm hùm bông nuôi lồng trong điều kiện thí nghiệm ....................................... 109 3.4.1 Kết quả thử nghiệm hiệu quả của một số hóa chất và thuốc kháng nấm trong việc kìm hãm sự phát triển của nấm Fusarium solani gây bệnh đen mang ở tôm hùm trong điều kiện invitro ..................................... 109 3.4.2 Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh đen mang ở tôm hùm bông trong điều kiện thí nghiệm invivo ........................................................................ 114 3.5. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh tôm hùm bông nuôi lồng tại Khánh Hòa ... ............................................................................................................ 115 3.5.1. Biện pháp phòng tổng hợp bệnh đen mang và bệnh đỏ thân ............. 115 3.5.2. Biện pháp trị bệnh đen mang ở tôm hùm bông nuôi lồng ................... 119 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 120 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ............................... 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 123 PHỤ LỤC ....................................................................................................................
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CFU- Colony Forming Units: Đơn vị khuẩn lạc FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn MBV- Monodon Baculovirus: Bệnh vi rút gây còi trên tôm sú NL1, NL4- Nuclear large: Đoạn vật liệu di truyền ký hiệu NL1/NL4 NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS: Nuôi trồng thủy sản PaV1- Panulirus argus vi rút 1: Một loại vi rút tìm thấy trên tôm hùm P. argus PCR- Polymerase Chain Reaction: Phản ứng dây chuyền tổng hợp vật liệu di truyền TBE - Tris HCl - Boric acid- EDTA: dung dịch đệm dùng trong điện di TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam TCN: Tiêu chuẩn ngành TSV - Taura Syndrome Virus: Hội chứng vi rút Taura UI- International Units: Đơn vị quốc tế YHV - Yellow head vius: Vi rút gây bệnh đầu vàng WSSV- White Spot Syndrome Virus: Vi rút gây hội chứng đốm trắng
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Độ sâu và nền đáy của một số điểm điều tra có tôm hùm phân bố ở vùng biển miền Trung Bảng 1.2: Phân bố số lượng lồng nuôi (lồng) và sản lượng tôm hùm nuôi lồng (tấn/năm) tại Việt Nam qua các năm Bảng 1.3: Một số bệnh và hội chứng bệnh ở các loài tôm hùm khác nhau trên thế giới Bảng 1.4: Một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở tôm hùm bông nuôi lồng vùng biển Sông Cầu tỉnh Phú Yên năm 2001-2002 Bảng 2.1: Phân bố số lượng phiếu điều tra hiện trạng bệnh tôm hùm bông tại Khánh Hoà Bảng 2.2: Các thử nghiệm đặc tính sinh hoá của vi khuẩn theo API 20 NE Bảng 2.3: Các đặc điểm của nấm gây bệnh Bảng 2.4: Một số loại hóa chất/thuốc kháng nấm và nồng độ tương ứng dùng làm thí nghiệm Bảng 3.1: Một số hội chứng bệnh thường gặp ở tôm hùm bông nuôi lồng tại Khánh Hòa năm 2003-2004 trong 229 hộ nuôi được phỏng vấn Bảng 3.2: Phân bố của hội chứng đỏ thân và hội chứng đen mang trên tôm hùm bông theo mùa tại Khánh Hòa năm 2003-2004 Bảng 3.3: Phân bố của hội chứng đỏ thân/đen mang trên tôm hùm bông theo cỡ tôm nuôi khác nhau Bảng 3.4: Phân bố của hội chứng đỏ thân/đen mang trên tôm hùm bông theo các kiểu nuôi lồng khác nhau Bảng 3.5: Phân bố của hội chứng đỏ thân/đen mang trên tôm hùm bông theo mật độ nuôi khác nhau
- x Bảng 3.6: Ảnh hưởng của việc vệ sinh lồng bè nuôi đến sự xuất hiện của hội chứng đỏ thân/đen mang Bảng 3.7: Tần suất bắt gặp (%) những biện pháp phòng, trị bệnh tôm hùm của người nuôi tôm vùng biển Khánh Hòa năm 2003-2004 Bảng 3.8: Tần số bắt gặp các loại tác nhân là sinh vật tìm thấy trên tôm hùm bông khỏe và tôm hùm bông bệnh đen mang Bảng 3.9: Số lượng và tỷ lệ % tôm hùm bông chết trong thí nghiệm cảm nhiễm nấm Fusarium sp. bằng phương pháp tiêm trực tiếp vào tôm khỏe Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra bệnh lý đen mang ở tôm hùm bông sau thí nghiệm Bảng 3.11: Đặc điểm hình thái của chủng nấm phân lập được trên tôm hùm bông bị đen mang tại Khánh Hòa Bảng 3.12: Tần suất bắt gặp các loại tác nhân là sinh vật phân lập từ tôm hùm bông khỏe và tôm hùm bông Bảng 3.13:Tỷ lệ tôm chết và kết quả phân tích mô bệnh học của gan tụy tôm sau khi cảm nhiễm dịch nghiền gan tụy tôm bệnh qua lưới lọc 0,2 µ m Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra số tôm lột xác, tỷ lệ tôm khỏi bệnh và tôm còn nhiễm nấm ở mẫu mô mang tôm sau khi điều trị bằng Hydrogen peroxide, Formaline và Griseofulvine Bảng 3.15: Các yếu tố môi trường nước thích hợp cho việc chọn địa điểm nuôi tôm hùm
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Hình thái tôm hùm Panulirus spp.(nguồn: Carpenter & Niem) Hình 1.2: Chu kỳ sống của tôm hùm (nguồn: Phillip-CSIRO) Hình 2.1: Đặc điểm hình thái tôm hùm bông (Panulirus ornatus) Hình 2.2: Sơ đồ khối nghiên cứu của luận án Hình 2.3: Các vị trí nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh ở tôm hùm nuôi tại Khánh Hòa Hình 2.4: Sơ đồ nghiên cứu bệnh vi khuẩn Hình 2.5: Sơ đồ nghiên cứu nấm ở mẫu tôm hùm Hình 2.6: Sơ đồ cảm nhiễm nấm ở tôm hùm Hình 2.7: Sơ đồ tiến hành làm tiêu bản mô học mẫu tôm hùm Hình 2.8: Tiến hành kỹ thuật PCR theo tiêu chuẩn ngành thủy sản 28 TCN 202: 2004 Hình 2.9: Thí nghiệm đánh giá vai trò của virus với bệnh đỏ thân trên tôm hùm Hình 2.10: Sơ đồ nghiên cứu ký sinh trùng Hình 2.11: Sơ đồ điều trị bệnh đen mang ở tôm hùm bông trong điều kiện thí nghiệm Hình 3.1: Số lượng lồng và sản lượng tôm hùm nuôi lồng tại các vùng nuôi ở Khánh Hòa qua các năm Hình 3.2: Hình ảnh của tôm hùm bông khi bị các hội chứng bệnh thường gặp khác nhau: A- đỏ thân, B-đen mang, C- đầu to, D- long đầu, E-đóng sum/hà, F- dính vỏ, G- sữa, H- mòn đuôi Hình 3.3: Phân bố của hội chứng đỏ thân và hội chứng đen mang trên tôm hùm bông theo tháng tại Khánh Hòa năm 2003-2004 Hình 3.4: Các dạng lồng nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa: A- Lồng chìm; B-Lồng găm; C,D- Lồng nổi (bè nuôi)
- xii Hình 3.5: Một số chỉ tiêu môi trường nước (S2-, BOD5,, tổng số vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn Vibrio) tại các khu vực nuôi tôm hùm lồng (Vạn Ninh và Cam Ranh) qua các tháng trong năm 2003 Hình 3.6: Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đen mang ở tôm hùm bông. A-mang tôm khỏe, B-mang tôm có màu nâu đỏ, C-mang tôm bị thương tổn, D-mang tôm có chấm màu đen, E-mang tôm bị phá hủy hoàn toàn. F, G mang bị đen do mùn bả hữu cơ Hình 3.7: Các sợi nấm và bào tử nấm Fusarium sp. trên mang tôm bệnh đen mang Hình 3.8: Một số ký sinh trùng, động vật bám và nấm tìm thấy trên tôm hùm bông bệnh đen mang. A-Zoothamnium sp., B- Vorticella sp., C-Nematoda, D- Balanus sp., E- Pteria sp., F- nấm Fusarium sp. Hình 3.9: Mô học mang tôm hùm bông bệnh đen mang và tôm khỏe nhuộm H&E. A, C- tơ mang tôm khỏe cắt ngang và dọc, các vách ngăn phân chia và tế bào máu rõ; B- gốc tơ mang tôm bệnh đen mang, lát cắt ngang sợi nấm nằm bên trong tơ mang (đầu mũi tên đen); D- tơ mang tôm bệnh đen mang, lát cắt dọc sợi nấm nằm bên trong tơ mang (đầu mũi tên đen) và bào tử đính của nấm bên trong tơ mang (mũi tên đen) Hình 3.10: Một số đặc điểm hình thái nấm Fusarium sp. trên mang tôm hùm bông bệnh đen mang. A,B- đĩa nuôi cấy Fusarium sp. trên môi trường PDA; C,D- sợi nấm và bào tử đính nấm (độ phóng đại 200 lần); E- Đỉnh bào tử đính lớn có góc tù (độ phóng đại 400 lần); F- bào tử nấm Fusarium sp. nảy mầm ở một đầu bào tử trong nước biển vô trùng (độ phóng đại 200 lần). Hình 3.11: Cây quan hệ giống loài của các chủng nấm phân lập từ mẫu tôm hùm bông bệnh đen mang và các loài có mối quan hệ họ hàng gần dựa vào trình tự các vùng ITS (bao gồm cả trình tự 5.8 S rDNA)
- xiii Hình 3.12: Cây quan hệ giống loài của các chủng nấm phân lập từ mẫu tôm hùm bông bệnh đen mang và các loài có mối quan hệ họ hàng gần dựa vào trình tự đoạn D1/D2 rDNA 28S Hình 3.13: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của nấm Fusarium solani gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông nuôi lồng tại Khánh Hòa Hình 3.14: Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của nấm Fusarium solani gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông nuôi lồng tại Khánh Hòa Hình 3.15: Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của nấm Fusarium solani gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông nuôi lồng tại Khánh Hòa Hình 3.16: Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đỏ thân ở tôm hùm bông. A, B-mặt lưng và bụng tôm khỏe; C,D- mặt lưng và bụng tôm có màu đỏ nhạt, E-tôm đỏ toàn thân và cơ vùng giữa giáp đầu ngực và thân phình ra; F-mặt bụng tôm đỏ bầm Hình 3.17: Một số sinh vật ký sinh cơ hội đã phát hiện được ở tôm hùm bông bị bệnh đỏ thân: A- Tôm hùm bị giống sun (Balanus) bám trên bề mặt cơ thể; B- Khuẩn lạc vi khuẩn Vibrio alginolyticus trên TCBS; C- Tế bào vi khuẩn V. alginolyticus ở độ phóng đại 1000 lần (1000X); D- Zoothamnium sp. ký sinh trên mặt bụng của phần đầu ngực tôm đỏ thân Hình 3.18: Kết quả phân tích PCR hai bước mô mang tôm hùm bông nhiễm vi rút đốm trắng– WSSV: A– Kết quả PCR bước 1; B– Kết quả PCR bước 2; S1– mẫu tôm (-) với WSSV; S2– mẫu tôm nhiễm nhẹ virus WSSV; S3– mẫu tôm nhiễm nặng virus WSSV; C(+)– chứng dương; C(-)– chứng âm; M – thang DNA chuẩn Hình 3.19: Hình ảnh mô bệnh học của mang một số tôm hùm bông bị bệnh đỏ thân và không bị bệnh đỏ thân thể hiện những biến đổi mô bệnh học đặc
- xiv thù của sự nhiễm WSSV với sự hiện diện của các thể vùi hình cầu hay hình trứng (mũi tên), bắt màu tím của hematoxylin nằm trong nhân của tế bào mang ở độ phóng đại 400 lần (400X): A- Mô bệnh học của mang tôm đã bị nhiễm rất nặng WSSV;B- Mô bệnh học của mang tôm đã bị nhiễm nhẹ WSSV Hình 3.20: Mô bệnh học của tổ chức gan tụy tôm hùm bông khỏe (A) và tôm hùm bông bị bệnh đỏ thân (B) cho thấy các thể vùi (mũi tên) có màu tím của hematoxylin nằm ngoài nhân của các tế bào mô liên kết, nằm xen kẽ giữa các biểu mô gan tụy hình ống(độ phóng đại 400 lần) Hình 3.21: Mô bệnh học của tổ chức gan tụy tôm hùm bị bệnh đỏ thân cho thấy các thể vùi có màu tím của hematoxylin nằm ngoài nhân của các tế bào mô liên kết, nằm xen kẽ giữa các biểu mô gan tụy hình ống: A- Mô học của gan tụy bị nhiễm virusở độ phóng đại 100 lần; B- Các thể vùi có màu tím của hematoxylin, nằm ngoài nhân của tế bào mô liên kết trong tổ chức gan tụyở độ phóng đại 400 lần; C- Quan sát hình B nhưng ở độ phóng đại 1000 lần Hình 3.22: Sự biến đổi mô bệnh học trong mô liên kết của tổ chức gan tụy và mô mang tôm hùm bông bị bệnh đỏ và tôm hùm bông khỏe từ cảm nhiễm nhân tạo. A, B- Mô gan tụy tôm khỏe ở độ phóng đại 400 lần (A) và 1000 lần (B); C, D- Mô gan tụy tôm bệnh ở độ phóng đại 400 lần (C) và 1000 lần (D). E- Mô mang tôm khỏe ở độ phóng đại 400 lần; F- Mô mang tôm bệnh ở độ phóng đại 400 lần. Mũi tên () chỉ thể vùi của virus, bắt màu tím của hematoxylin, nằm ngoài nhân tế bào mô liên kết gan tụy và mang tôm
- xv Hình 3.23: Tế bào gan tụy tôm hùm bông bệnh đỏ thân (do cảm nhiễm nhân tạo) và tôm khỏe dưới kính hiển vi điện tử. A- mô gan tụy tôm khỏe; B, C- mô gan tụy tôm bệnh. D- ảnh phóng to của hình C chỉ đám hạt virus với dạng hình bầu dục ở trạng thái cắt dọc và cắt ngang; Nu (Nucleic)- nhân tế bào; Cyt (Cytoplasmic inclusion)- tiểu thể nguyên sinh chất Hình 3.24: Tế bào mang tôm hùm bông bệnh đỏ thân (do cảm nhiễm nhân tạo) và tôm khỏe dưới kính hiển vi điện tử. A- mô mang tôm khỏe; B, C, E- mô mang tôm bệnh; D, F- ảnh phóng to của hình C, E tương ứng với các đám hạt virus nằm trong các bọc bên ngoài nhân tế bào; Nu (Nucleic)- nhân tế bào Hình 3.25: Ảnh hưởng của Formalin đến sinh trưởng của nấm Fusarium solani. A- đưa trực tiếp Formalin vào môi trường nuôi cấy nấm; B-ngâm rìa khuẩn lạc nấm trong Formalin Hình 3.26: Ảnh hưởng của hydrogen peroxyde (H2O2) đến sinh trưởng của nấm Fusarium solani khi ngâm rìa khuẩn lạc nấm trong H2O2 Hình 3.27: Ảnh hưởng của Ketoconazol đến sinh trưởng nấm Fusarium solani. A- đưa trực tiếp thuốc vào môi trường nuôi cấy nấm; B-ngâm rìa khuẩn lạc nấm trong thuốc Hình 3.28: Ảnh hưởng của Griseofuvine đến sinh trưởng của nấm F. solani. A-đưa trực tiếp thuốc vào môi trường nuôi cấy nấm; B-ngâm rìa khuẩn lạc nấm trong thuốc Hình 3.29: Ảnh hưởng của Nistatin đến sinh trưởng nấm F. solani. A-đưa trực tiếp thuốc vào môi trường nuôi cấy nấm; B- ngâm rìa khuẩn lạc nấm trong thuốc Hình 3.30: Mô hình sinh thái học bệnh đỏ thân trên tôm hùm bông nuôi lồng Hình 3.31: Mô hình sinh thái học bệnh đen mang trên tôm hùm bông nuôi lồng
- 1 MỞ ĐẦU Tôm hùm là một loại đặc sản được nhiều nước trên thế giới như Úc, Ca-na- đa, Xing-ga-po, Trung Quốc,… quan tâm nghiên cứu nuôi lồng trong những thập niên gần đây. Cùng với nghiên cứu kỹ thuật nuôi, nghiên cứu về bệnh tôm hùm ở vùng ôn đới cũng được các tác giả: Fisher & cộng sự (1978) [75]; Alderman (1981) [37]; Evans (1994, 2003) [68], [69]; Shields & cộng sự (2000, 2004, 2006, 2007) [114], [115], [116], [117]; Li & cộng sự (2008) [92],… đề cập. Ở Việt Nam, đặc biệt là ven biển miền Trung, nhiều đảo ngầm, đảo nổi, rạn đá, san hô... là nơi ưa thích cho các loài tôm hùm cư trú, sinh sống và phát triển. Do hàm lượng dinh dưỡng cao và có giá trị mỹ nghệ, tôm hùm trở thành mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa rất được ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng, tôm hùm bị khai thác, kể cả tôm chưa đạt kích cỡ, tỷ lệ tôm nhỏ khai thác chiếm tới 30- 50% sản lượng tôm khai thác [8], [27]. Trước thực tế đó, việc nuôi tôm hùm từ nguồn giống khai thác tự nhiên chưa đạt kích cỡ thị trường được quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu thập niên 90 [26]. Đến nay, sản lượng tôm hùm xuất khẩu phần nhiều là do nghề nuôi tôm hùm bằng lồng cung cấp. Năm 2006 tổng số lồng nuôi tôm hùm cả nước khoảng 48.736 lồng, đạt sản lượng hơn 1.917 tấn. Trong đó, tỉnh Khánh Hoà có khoảng 29.206 lồng, chiếm 60 % số lượng lồng nuôi so với cả nước, với hai khu vực nuôi chính là huyện Vạn Ninh và huyện Cam Ranh, sản lượng hơn 1.140 tấn [22]. Các loài tôm hùm đang được nuôi hiện nay bao gồm: tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (P. homarus), tôm hùm đỏ (P. longipes), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), tôm hùm tre (P. polyphagus). Trong đó loài tôm hùm bông được nuôi nhiều hơn cả do giá trị kinh tế cao, lại có nguồn giống tự nhiên và thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, tăng trọng cơ thể nhanh hơn so với các loài tôm hùm khác [22], [27], [28]. Nghề nuôi tôm hùm đã và đang phát triển mạnh ở Khánh Hòa trong những năm gần đây và thực sự mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho địa phương. Tuy vậy, do sự phát triển mang tính tự phát, thiếu qui hoạch, thức ăn tôm là thức ăn tươi
- 2 sống với hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao, lên đến 28-29 [13]; một lượng thức ăn tươi rất lớn đã được dùng trong khu vực nuôi lồng tại huyện Cam Ranh và huyện Vạn Ninh là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát bệnh ở tôm hùm nuôi. Trong những năm qua, tôm hùm nuôi thường bị nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh đỏ thân, bệnh đen mang, bệnh mòn đuôi.... đã gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm thuộc huyện Cam Ranh và huyện Vạn Ninh. Cụ thể, vào năm 2001 và 2004 tôm hùm nuôi lồng chết từ rải rác đến hàng loạt gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho người nuôi. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường vùng nuôi và kỹ thuật nuôi chưa được tốt đã tạo cơ hội tốt cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Hơn nữa, hầu như chưa có những công trình nghiên cứu và tài liệu nói về bệnh ở tôm hùm nuôi lồng tại Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Do vậy, nghiên cứu các bệnh thường gặp trên tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa và đưa ra giải pháp phòng, trị bệnh đã thực sự là một nhu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất. Để hoàn thành chương trình đào tạo tiến sỹ, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi được trường Đại học Thủy sản (nay là trường Đại học Nha Trang) giao thực hiện luận án nghiên cứu sinh với đề tài: “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) nuôi lồng tại vùng biển Khánh Hoà và các biện pháp phòng trị” từ năm 2003 – 2007. * Mục tiêu: 1. Xác định được các tác nhân chính gây nên một số bệnh chủ yếu ở tôm hùm bông nuôi lồng tại tỉnh Khánh Hòa. 2. Đưa ra cơ sở khoa học và các phương pháp phòng, trị bệnh nhằm giảm thiểu tác hại của bệnh tới năng suất, sản lượng tôm hùm nuôi tại địa phương. * Nội dung nghiên cứu của luận án: 1. Điều tra thực trạng, phát hiện các bệnh chủ yếu ở tôm hùm bông nuôi lồng vùng biển Khánh Hòa (Cam Ranh và Vạn Ninh).
- 3 2. Nghiên cứu một số bệnh có tần số bắt gặp cao và gây tác hại cho tôm hùm bông nuôi lồng tại Khánh Hòa. 3. Thử nghiệm dùng thuốc và hóa chất để phòng trị bệnh ở tôm hùm bông nuôi lồng. * Tính mới của luận án: Đây là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về bệnh ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi lồng đầu tiên ở Khánh Hòa và Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu xác định các nguyên nhân gây bệnh và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng tôm hùm nuôi lồng ở Việt Nam, đặc biệt là tại Khánh Hòa. * Ý nghĩa khoa học của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu bệnh học trên giáp xác nuôi ở Việt Nam, đặc biệt đây là nghiên cứu sâu và có hệ thống đầu tiên về bệnh tôm hùm nuôi lồng ở Việt Nam. * Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của luận án được áp dụng vào phòng trị bệnh tôm hùm bông nuôi lồng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các giải pháp phòng trị bệnh cho tôm hùm ở Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, thông qua kết quả này giúp người nuôi tôm hùm lồng nhận biết sớm được các dấu hiệu chính của bệnh, có các biện pháp tổng hợp để xử lý kịp thời, tránh lây lan mầm bệnh trong khu vực nhằm từng bước ổn định và nâng cao hiệu quả của nghề nuôi tôm hùm lồng.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI PHÂN BỐ CỦA TÔM HÙM PANULIRUS SPP 1.1.1. Đặc điểm sinh học tôm hùm Panulirus spp 1.1.1.1. Hình thái Gốc anten II Nhánh anten I Chân bò 2 Chân Chân bò 3 bò 1 Chân bò 4 Gốc anten I Gai lớn Mắt Chiều dài giáp đầu ngực Chiều dài toàn thân Rãnh Các đốt bụng lưng Chiều dài phần bụng Chân bò 5 Quạt đuôi Đốt đuôi Telson Hình 1.1: Hình thái tôm hùm Panulirus spp (nguồn: Carpenter & Niem [50])
- 5 Theo quan điểm hình thái học, cơ thể tôm hùm Panulirus spp chia thành phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực gồm 14 đốt, mỗi đốt có một đôi phần phụ ngực; 6 đốt đầu tiên tạo nên phần đầu và 8 đốt còn lại tạo nên phần ngực. Các phần phụ trên phần đầu ngực gồm có: 5 đôi chân bò; 1 đôi mắt kép có thể cử động, bất động, hoặc co ngắn lại; có 2 đôi anten, anten thứ nhất có phân nhánh, anten thứ hai rất dài và có nhiều gai nhỏ; phần miệng có hàm trên, hàm dưới và các mảng chân hàm. Phần bụng gồm có 6 đốt, các đốt được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin ở cả phần lưng, phần bên và phần bụng. Từ đốt bụng thứ 2 đến thứ 5 có 4 đôi chân bơi, đốt bụng thứ 6 biến thành chân đuôi và telson rất cứng và chắc chắn (Hình 1.1) [50] 1.1.1.2. Phân loại Một số loài tôm hùm có giá trị kinh tế thuộc giống Panulirus gặp ở biển Việt Nam, theo hệ thống phân loại của George & Holthuis (1965) (trích dẫn bởi [27]) như sau: Ngành chân đốt (Arthropoda) Lớp giáp xác (Crustacea) Bộ mười chân (Decapoda) Họ tôm hùm gai (Palinuridae) Giống Panulirus Loài tôm hùm bông - Panulirus ornatus (Fabricius, 1798) Loài tôm hùm đá - Panulirus homarus (Linnaeus, 1758) Loài tôm hùm đỏ - Panulirus longipes (A. Milne Edwards, 1868) Loài tôm hùm sỏi - Panulirus stimpsoni Holthuis, 1963 Loài tôm hùm tre - Panulirus polyphagus (Herbst, 1793) Loài tôm hùm sen - Panulirus versicolor (Latreille, 1804) Loài tôm hùm ma - Panulirus penicillatus (Olivier, 1791) 1.1.1.3. Chu kỳ sống Chu kỳ sống của tôm hùm phản ánh sự phát triển ưu thế của giáp xác biển, trứng thụ tinh được tôm mẹ ôm ấp cho đến lúc kết thúc giai đoạn ấu trùng Nauplius, và khi nở ra ấu trùng đã có thể sống trôi nổi ngoài biển khơi [27], [62].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 473 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 362 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 242 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 215 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 246 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 250 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 207 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 175 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 154 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 158 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 258 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 140 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 27 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 175 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 143 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 123 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 117 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn