intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang, Khánh Hòa

Chia sẻ: Elysale Elysale | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu xác định, bổ sung các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang, Khánh Hòa

  1. 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó kiểm soát, và quản lý. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi, các hình thức nuôi, luân canh xen vụ và tận dụng hệ thống ao đìa nuôi tôm đang bỏ hoang đưa vào nuôi cá biển. Do đó việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Mặt khác, nước ta có bờ biển dài hơn 3.260km, có nhiều đảo tạo nên nhiều vùng biển, eo biển, vũng vịnh kín gió, nhiều đầm phá rộng lớn, rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá biển. Đặc biệt là nuôi cá biển bằng lồng. Tuy nhiên, nghề nuôi cá biển chỉ mới đóng góp một phần nhỏ (dưới 1%) so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nghề cá nói chung. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa tập trung nghiên cứu các đối tượng cá nuôi nước lợ mặn. Nghề nuôi cá biển ở nước ta hiện nay chủ yếu là thu gom và nuôi giữ sống bằng lồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu. Các loài cá kinh tế đã và đang được nuôi, mặc dù đã nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, nhưng số lượng chưa nhiều, chủ yếu lấy giống từ tự nhiên và nhập ngoại. Số lượng và chất lượng không ổn định, chưa có quy trình nuôi cụ thể cho từng loài. Do đó việc sản xuất giống số lượng nhiều, cung cấp ổn định cho sự phát triển nuôi cá biển bền vững lâu dài sẽ còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Bên cạnh việc quy hoạch và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi như: cá mú (Epinephelus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng (Lutjanus erythropterus) cá hồng Mỹ (Scyaenops ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) cá cam (Seriola spp),…Một số đối tượng đã được đưa vào sản xuất trên qui mô lớn, góp phần vào việc tăng sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Các loài thuộc họ cá sơn biển (Centropomidae) mà điển hình là cá chẽm (Lates calcarifer) đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện đã có qui trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hoàn thiện. Cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) là loài phân bố tương đối rộng. Trên thế giới, cá hồng bạc phân bố dọc theo bờ biển các nước như: Ấn Độ,
  2. 2 Srilanca, vịnh Bengal, Bắc Australia, New Guinea, Indonesia, Philippine, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản… Ở Việt Nam, cá hồng bạc phân bố vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang. Nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng biển các tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và quần đảo Trường Sa. Giống như một số loài cá mú, cá chẽm mõm nhọn, cá hồng bạc cũng là loài cá rạn, sống chủ yếu ở những vùng biển có đáy rạn đá san hô, nhiều rong biển (Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, 1995). Cá hồng bạc có giá trị kinh tế cao, cỡ cá 600g đến 1,5kg/con, giá bán cá sống 120.000 đến 150.000đ/kg. Cá hồng bạc còn được xuất khẩu sang thị trường các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…và tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa. Tuy vậy ở Việt Nam hiện nay, những nghiên cứu về loài cá này chưa nhiều. Để cá hồng bạc trở thành đối tượng nuôi chính ở vùng nước lợ và nuôi lồng trên biển cùng với các loài cá biển có giá trị kinh tế khác, cần phải tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề. Trong đó nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển ở Việt Nam phát triển trong những năm tới, thực hiện theo quyết định: "Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" phê duyệt ngày 08 tháng 07 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho thực hiện đề tài luận án: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang, Khánh Hòa” MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN Luận án nghiên cứu xác định, bổ sung các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775).
  3. 3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN • Ý nghĩa khoa học Luận án đã thu được các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) tại Khánh Hòa, phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo kỹ thuật sản xuất giống cá biển. • Ý nghĩa thực tiễn + Luận án nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc, cung cấp các chỉ tiêu kỹ thuật trong việc nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, cho cá đẻ, ương cá bột, ương cá giống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo các loài cá hồng ở Việt Nam. + Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc, cung cấp cho nuôi thương phẩm, nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hóa các đối tượng nuôi và góp phần đẩy mạnh nghề nuôi cá biển ở Việt Nam. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN: 1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc 2. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá hồng bạc 3. Kỹ thuật ương nuôi cá bột mới nở đến cá giống cỡ 3-5cm ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN: 1. Nghiên cứu bổ sung các dẫn liệu về một số đặc điểm sinh học, đặc biệt là đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi dưỡng tại Khánh Hòa. 2. Công trình đầu tiên tại Việt Nam thành công trong việc nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ, và sinh sản nhân tạo cá hồng bạc 3. Công trình đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn, độ mặn, mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồng bạc giai đoạn mới nở đến 30 ngày tuổi và kỹ thuật ương nuôi cá bột, cá giống đối tượng này.
  4. 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN 1.1.1. Trên thế giới Nghề nuôi cá biển trên thế giới tuy mới phát triển vào những năm 80 của thể kỷ XX, nhưng đã đạt được những kết quả khả quan và trở thành hướng mới rất quan trọng để phát triển nghề cá thế giới nói chung và của từng quốc gia có biển nói riêng. Hiện nay trên thế giới nghề nuôi cá biển phát triển mạnh nhất ở Tây Bắc Âu, Địa Trung Hải, Nam Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. + Khu vực Tây Bắc Âu: Đây là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển cả về sản lượng, trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đối tượng nuôi chủ yếu là cá hồi đại dương (Salmo salar). - Nauy là nước đang dẫn đầu thế giới về nuôi cá biển. Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Nauy đã chọn chiến lược mũi nhọn phát triển là nuôi cá biển phục vụ xuất khẩu. Tập trung nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, chế biến thức ăn công nghiệp, nghiên cứu các công nghệ nuôi tăng sản, cách phòng, chữa bệnh cho cá nuôi và các biện pháp bảo vệ môi trường. Thiết kế chế tạo các thiết bị nuôi cá công nghiệp như hệ thống lồng biển, các hệ thống trại ương cá giống, các máy móc cơ khí hóa và tự động hóa phục vụ nuôi cá. Sản lượng cá hồi nuôi của Nauy 3 thập kỷ gần đây tăng rất nhanh. Hiện nay Nauy chiếm 65% sản lượng cá hồi đại dương nuôi và chiếm 33% tổng sản lượng nuôi tất cả các loại cá hồi trên thế giới. Hình thức nuôi chủ yếu bằng lồng biển hoặc nuôi trong các bể bê tông xây sát biển. Năng suất đạt khoảng 10kg/m3 lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm khối lượng từ 2 – 4kg/con. Nghề nuôi cá biển của Nauy trở thành lĩnh vực sản xuất rất lớn và đạt hiệu quả cao. Năm 2010, sản lượng cá biển nuôi của Nauy hơn 1 triệu tấn, trong đó hơn một nửa là cá hồi, còn lại là cá tuyết, cá bơn và cá thu. Năm 2010, xuất khẩu cá hồi Nauy đạt mức cao kỷ lục 31,4 tỉ Krone Nauy, tức 5,4 tỉ USD, tăng 1,39 tỷ USD so với năm 2009. Chỉ trong tháng 12/2010, xuất khẩu cá hồi Nauy đạt tổng cộng 0,63 tỉ USD, mức cao kỷ lục trong một tháng. Về khối lượng, so với năm 2009, xuất khẩu cá hồi năm 2010 là 784.000 tấn tăng thêm 73.000 tấn.[78] - Anh Quốc đứng thứ 2 về nuôi cá hồi. Nghề nuôi cá hồi của Anh chủ yếu ở vùng biển thuộc Scotland. Hình thức nuôi công nghiệp, đạt trình độ cơ giới hóa và tự động hóa rất cao. Tất cả các cơ sở nuôi cá hồi đều được trang bị máy tính ngay từ thập kỷ 80
  5. 5 của thế kỷ XX. Tổng thể tích các lồng nuôi cá đạt 7,3 triệu m3. Mức tăng sản lượng gần đây đạt rất cao, trung bình 10% năm. Năng suất nuôi trung bình đạt 9,5kg/m3 lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm 2 – 2,5kg/con. Sản lượng năm 2009 là 144.000 tấn, đến năm 2020, người nuôi cá hồi ở Xcốtlen có thể tăng sản lượng lên mức 200.000 tấn. Ngoài ra nghề nuôi cá biển cũng đang phát triển mạnh ở Iceland, Ireland, Đan Mạch, Hà Lan và Phần Lan. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá hồi, cá bơn, cá tuyết, cá thu. Trong tương lai nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âu được coi là hướng mới đầy triển vọng. [31], [78] + Khu vực Địa Trung Hải: là khu vực nuôi cá vược (chẽm) châu Âu lớn nhất thế giới. Đến cuối thế kỷ XX, sản lượng cá vược nuôi ở đây đã đạt 100 nghìn tấn. Ngoài cá vược là chủ lực, nhiều nước đã phát triển nuôi cá hồi, cá tầm gốc Nga, cá ngừ vây xanh, cá chình và cá rô Phi, nhưng chỉ chiếm 3% sản lượng. Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha là các nước đang dẫn đầu về nuôi cá biển ở khu vực này. Các quốc gia Hồi giáo như: Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri…mãi tới năm 1994 – 1995 mới bắt đầu tiến hành nuôi cá biển, nhưng chỉ sau 2 năm đã đạt sản lượng vài nghìn tấn cá vược/mỗi nước. - Năm 1986, Hy Lạp mới bắt đầu thí nghiệm nuôi hai loài cá vược Địa Trung Hải đang có nhu cầu rất cao ở thị trường Italia, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…Hai đối tượng được chọn nuôi là cá vược châu Âu (Dicentrachus labrax) và cá tráp vàng (Sparus aurata) theo tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%. Hình thức nuôi công nghiệp bằng lồng biển, thức ăn tổng hợp chất lượng cao, phòng trừ bệnh tốt nên sản lượng tăng nhanh. Năm 2007, Hy Lạp đã trở thành quốc gia nuôi cá biển lớn nhất khu vực Địa Trung Hải và dẫn đầu Châu Âu về sản xuất cá vược, sản lượng đạt 98 nghìn tấn. Nuôi cá vược nhanh chóng trở thành lĩnh vực sản xuất mũi nhọn của nghề cá Hy Lạp. Xuất khẩu đạt 490 triệu USD năm 2007. - Nghề nuôi cá vược ở Italia cũng phát triển rất nhanh, đạt 26,5 nghìn tấn năm 2010, đứng thứ 3 ở khu vực Địa Trung Hải. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có sản lượng cá vược nuôi đứng thứ 2 ở khu vực Địa Trung Hải (năm 2010 đạt 40 nghìn tấn). Nghề nuôi cá vược của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển cả ở Địa Trung Hải và Hắc Hải. Công nghệ nuôi đạt trình độ cao, phương thức nuôi công nghệp bằng lồng biển. Năm 2010 sản lượng cá
  6. 6 vược nuôi của Pháp đạt 15 nghìn tấn. Tây Ban Nha 19 nghìn tấn . Ngoài ra họ còn nuôi nhiều loài khác như cá hồi, cá bơn, cá ngừ vây xanh. Các quốc gia Hồi giáo Bắc Phi như Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Angiêri cũng đang rất quan tâm phát triển nuôi cá biển, đặc biệt là cá vược. [78] + Khu vực Nam Mỹ: Gần đây, phong trào nuôi cá biển ở khu vực Nam Mỹ phát triển rất nhanh. Đặc biệt là Chile, chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành quốc gia nuôi cá biển hàng đầu Tây Bán Cầu và đứng thứ 2 thế giới. - Từ cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, Chile đã coi nuôi cá biển là hướng quan trọng không kém gì khai thác. Chỉ sau một thời gian ngắn, công nghiệp nuôi cá hồi lớn mạnh, sản lượng cá hồi nuôi năm 2010 (khoảng 400 nghìn tấn). Điều kiện tự nhiên của Chile rất lý tưởng cho việc phát triển nuôi cá hồi. Hệ thống các đầm, các eo ngách ven biển rất thuận lợi để xây dựng các trại sản xuất cá giống; vùng nước ven bờ khá trong sạch, có điều kiện nhiệt độ lý tưởng cho việc nuôi tăng sản cá hồi bằng lồng. Chile cũng có công nghiệp bột cá lớn thứ 2 thế giới, cung cấp đầy đủ bột cá chất lượng cao cho công nghiệp sản xuất thức ăn tổng hợp phục vụ nuôi cá. Chile đã mạnh dạn nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển tiên tiến nhất của Nauy, Nhật Bản, Canada, Mỹ…Năm 2010, Chile xuất khẩu lượng cá hồi tươi đóng thùng trị giá 1,5 tỉ USD, hơn 240 nghìn tấn. Gần đây phong trào nuôi cá biển ở các nước Peru, Argentina…cũng phát triển rất nhanh. [31] + Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Những năm gần đây, nghề nuôi cá biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có những bước phát triển khả quan. - Ngay từ những năm 50 – thế kỷ XX, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá biển. Đầu tiên là cá đối mục, sau đó là cá bơn, cá tráp đỏ, cá giò, cá mú... Từ những năm 80 đến giữa những năm 90 – thế kỷ XX, đã cho sinh sản nhân tạo thành công trên 40 loài, thuộc 14 họ. Trong đó sản xuất chủ yếu họ cá hồng Lutjanidae, cá mú Serranidae và họ cá nục heo Coryphaenidae... Ba họ có số lượng giống sản xuất ít hơn là họ cá tráp Sparidae, cá sạo Pomadasyidae và cá đù Sciaenidae, sản xuất đại trà con giống cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm cá biển khoảng 20 loài. Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá biển nuôi cao nhất trong khu vực. Cả nước hiện có trên 700 ngàn lồng, đối tượng nuôi trên 50 loài. Trung Quốc đã nghiên cứu thiết kế 4 loại lồng nuôi cá biển sâu tránh sóng gió, kết quả năng suất bình quân đạt 14,4 kg cá/m3 lồng.
  7. 7 Mỗi lồng nuôi đạt sản lượng 18.720kg tương đương với 60 lồng truyền thống cộng lại. Tỷ lệ sống của cá đạt 95% trở lên. Năm 2009 đạt 875 nghìn tấn, giá trị gần 01 tỷ USD. - Nhật Bản cũng là nước có công nghệ sản xuất giống cá biển hiện đại, trình độ cao và đứng hàng thứ 2 với 256.000 tấn sản lượng/năm, nhưng lại đứng đầu về giá trị với hơn 2 tỷ USD, vì đối tượng nuôi chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao. Nhật Bản hiện đang chiếm 22% tổng sản lượng cung cấp của toàn khu vực nhưng giá trị sản lượng cá biển của Nhật Bản chiếm đến gần 50%. Trong đó, chiếm ưu thế là cá cam (Seriola quinqueradiata), cá tráp đỏ (Chrysophrys major). Sản lượng cá biển nuôi ở Nhật Bản tăng từ 150.068 tấn năm 2004 lên 159.741 tấn năm 2005, và giá trị tương ứng tăng từ 1,276 tỷ USD lên 1,359 tỷ USD. - Hàn Quốc đứng thứ ba về giá trị tổng sản lượng cá biển nuôi 80.522 tấn, với 698 triệu USD (năm 2010). Đối tượng nuôi chủ yếu hiện nay ở Hàn Quốc cũng là cá cam (Seriola quinqueradiata). - Đài Loan nuôi trong điều kiện nhân tạo được hàng chục loài cá biển, trong đó nhiều loài có giá trị xuất khẩu như cá mú, cá hồng, cá chẽm…Đối tượng nuôi khá phong phú: cá chẽm (Lates calcarifer), cá tráp đen (Acanthopagrus macrocephalus) được nuôi rộng rãi với sản lượng 10 nghìn tấn/năm (2005). Giá cá sống 8-9 USD/kg. Cá mú (Epinephelus spp) có giá trị kinh tế cao, sản lượng 2 – 4 nghìn tấn/năm. Giá cá sống 20 – 22 USD/kg. Ngoài ra, còn nuôi cá hồng (Lutjanidae), sản lượng 190 tấn, cá tráp đỏ (Pagrus major) 110 tấn, cá tráp (Sparidae) 1,133 nghìn tấn (2006). Đài Loan đã tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển. Tính đến năm 2010 có khoảng 2.000 lồng với các kích cỡ khác nhau được đặt ở ven biển và ngoài khơi, trong đó trên 80% số lồng được sử dụng để nuôi cá giò (Rachycentron canadum). Còn lại nuôi một số loài khác như cá mú chấm cam (Epinephelus coioides), cá hồng (Lutjanus erythropterus), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá tráp đỏ (Pagrus major)…Sản lượng cá biển nuôi đạt trên 100 nghìn tấn/năm. - Đông Nam Á là khu vực có sản lượng nuôi cá biển rất lớn, nhưng sản phẩm chủ yếu là cá măng biển ít có giá trị xuất khẩu. Cá măng (Chanos chanos) hiện vẫn là đối tượng chủ yếu trong nghề nuôi cá biển của Indonesia và Philippines. Sản lượng nuôi cá măng tăng từ 514.666 tấn năm 2004 lên 542.842 tấn năm 2005. Thái Lan là nước có điều kiện thiên nhiên, môi trường biển thuận lợi, nghề nuôi cá biển đã phát triển hơn 2 thập kỷ qua, sản lượng tăng ổn định. Hai đối tượng nuôi chính
  8. 8 là cá chẽm (Lates calcarifer) và cá mú (Epinephelus spp). Khu vực nuôi cá chẽm chủ yếu ở vùng cửa sông và trong các đầm phá ven biển, còn khu vực nuôi cá mú là vùng biển ven bờ, trong các eo ngách, vũng vịnh để tránh bão và sóng lớn. Đối tượng quan trọng nhất hiện nay là cá chẽm (Lates calcarifer) được nuôi ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines…sản lượng 2.000 – 3.000 tấn/năm ở mỗi nước. Sản lượng nuôi cá chẽm năm 2005 tương đối ổn định ở mức 26.584 tấn, chỉ tăng nhẹ so với 25.399 tấn năm 2004. Cá mú (Epinephelus spp) tăng từ 59.146 tấn năm 2004 lên 65.362 tấn trong năm 2005, tỷ lệ tăng 11%. Trong giai đoạn 2004 – 2005, sản lượng cá giò nuôi tăng từ 20.461 tấn lên 22.745 tấn. Malaysia có nghề nuôi cá hồng xuất khẩu, chủ yếu là loài Lutjanus argentimaculatus đạt sản lượng khá, khoảng 3 nghìn tấn/năm (2005). Giá cá sống 6 – 6,5 USD/kg. Singapore đang liên doanh với một tập đoàn nuôi cá vược của Hy Lạp để đẩy mạnh, phát triển nuôi cá vược. Philippines liên doanh với Nhật thí nghiệm nuôi cá ngừ vây vàng bằng lồng đặt ở những vùng biển xa bờ. [34] - Australia cũng là nước có nghề nuôi cá biển phát triển và đã đạt được những bước tiến đáng kể. Đối tượng nuôi chính là cá hồi đại dương (Atlantic Salmon) (Salmo salar) và cá ngừ vây xanh (Southern Bluefin Tuna) (Thunnus maccoyii) với sản lượng 12.000 tấn, đạt xấp xỉ 150 triệu AUD hàng năm. Ngoài ra một số loài như cá hồi (Oncorhynchus mykiss), cá tráp (Pagrus auratus), cá hồng (Lutjanus erythropterus), cũng đang được nuôi lồng trên biển với sản lượng đạt 11,8 tấn năm 1998 (Gooley và ctv, 2000). Với tốc độ phát triển nhanh, năm 2010 Australia đạt 2,5 tỷ AUD từ nghề nuôi cá biển công nghiệp, trong đó nuôi cá hồi đạt 1 tỷ AUD và cá ngừ 300 triệu AUD. [31], [78] Từ những dẫn liệu trên, cho thấy nghề nuôi cá biển của nhiều nước trên thế giới - được xem như một "ngành công nghiệp dưới nước"- có tốc độ phát triển nhanh và đạt kết quả lớn từ nhiều năm nay. 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá biển So với nghề nuôi nước ngọt, nghề nuôi nước lợ, mặn ở nước ta chỉ mới hình thành những năm gần đây nhưng hứa hẹn một tương lai phát triển mạnh mẽ, vì tiềm năng phát triển nuôi biển là rất lớn. Nghề nuôi lồng trên biển ở Việt Nam chỉ bắt đầu vào những năm 90 của thế kỷ XX với các hình thức nuôi đơn giản thô sơ, năng suất thấp.
  9. 9 Những đối tượng cá biển bước đầu đưa vào nuôi là cá mú (Epinephelus bleekeri, E. akaara, E. sexfasciatus, E. malabaricus, E. coioides, E. merra và Cephalopholis miniata), cá chẽm (Lates calcarifer), cá cam (Seriola dumerili), cá giò (Rachycentron canadum), cá măng biển (Chanos chanos), cá hồng (Lutjanus erythropterus), cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis), cá chình cẩm thạch (Anguilla marmorata), cá ngựa (Hippocampus spp), …Con giống nuôi chủ yếu là giống tự nhiên (Lê Anh Tuấn, 1998). Những khu vực nuôi chủ yếu là vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, dọc theo bờ biển miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh ven biển Tây Nam Bộ. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhiều nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Trường Đại học Thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) trên các đối tượng như: cá mú (song) (Epinephelus spp), cá giò, cá hồng Mỹ, cá tráp vây vàng ở miền Bắc và cá chẽm ở miền Nam. Năm 1993, đề tài cấp nhà nước đầu tiên về sản xuất giống nhân tạo cá mú mỡ (Epinephelus tauvina) được triển khai và đã tiến hành cho đẻ thành công tại trại giống Lạch Miều – Quảng Ninh. Tuy nhiên tỷ lệ sống của ấu trùng còn thấp (
  10. 10 Trong các năm 1997 – 1998, Trung tâm Giống hải sản Cát Bà đã bắt đầu nghiên cứu và sản xuất thành công giống cá giò. Sau 50 ngày ương cá đạt cỡ 7,5 – 8,5cm. Trung tâm Giống hải sản Cát Bà cung cấp một phần giống cho khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên và Khánh Hoà. Gần đây một số doanh nghiệp Trung Quốc kết hợp với người dân địa phương cho cá giò đẻ tại bè bằng cách quây bạt tại các lồng nuôi. Cùng thời gian này, tại Khánh Hoà, công ty Hoằng Ký (Đài Loan) nhập trứng cá giò về ấp nở, ương cá bột, và ương giống. Tuy nhiên hiện nay, công ty này đã tuyển chọn đàn cá giò bố mẹ, nuôi vỗ thành thục và cho đẻ tại Nha Trang, Khánh Hòa. Năm 1998, Trại giống Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) được sự hướng dẫn của các chuyên gia SEAFDEC, đã sản xuất được giống cá chẽm bằng phương pháp sử dụng kích dục tố để kích thích cho cá đẻ. Tuy nhiên tỷ lệ sống còn thấp, số lượng cá giống ít. Năm 1998-2000, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam”, đã xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá mú mỡ (Epinephelus tauvina) và cá giò (Rachycentron canadum) (Đỗ Văn Khương, 2001). Năm 2000, Nguyễn Tuần và Ctv (2000) cũng đã báo cáo công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá chẽm (Lates calcarifer). Năm 2001, viện nghiên cứu NTTS II đã nghiên cứu sản xuất giống loài cá mú chấm nâu (Epinephelus coioides). Nuôi cá bố mẹ thành thục trong bể xi măng, cho đẻ và ương nuôi thành công loài cá này, và hiện đang tiếp tục nghiên cứu quy trình kỹ thuật ương nuôi ấu trùng, nâng cao tỷ lệ sống nhằm sản xuất giống đại trà, cung cấp và đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi (Nguyễn Tuần và ctv, 2002). Năm 2001, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I cũng đã nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công cá giò (Rachycentron canadum). Cá bố mẹ tuyển chọn có khối lượng 8-10 kg/con trở lên, tuổi 2+-3+, nuôi vỗ thành thục và cho đẻ bằng cách tiêm hormone LHRHa với liều lượng 10 µg/kg cá cái hoặc HCG: 500 UI/kg cá cái, thường tiêm vào gốc vây ngực hoặc cơ lưng, cá đực không cần tiêm. Sau 30-35 ngày ương cá đạt cỡ chiều dài 5-7cm (Lê Xân, 2001).
  11. 11 Năm 1998, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Thủy sản (nay là Trường Đại học Nha Trang) bắt đầu nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá chẽm (Lates calcarifer) bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Năm 2002 được sự tài trợ của dự án NUFU, đã nghiên cứu cho đẻ cá chẽm thành công bằng phương pháp tiêm hormone. [9], [13], [25]. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ được tiến hành bằng hai hình thức: Nuôi lồng trên biển và nuôi trong bể xi măng. Cá chẽm được cho đẻ bằng cách tiêm hormone LHRHa và Domperidone. Liều lượng tiêm 30-50µg LHRHa với 3-5 mg Dom/kg cá cái. Cá đực tiêm với liều lượng bằng ½ so với cá cái, 36-40g sau khi tiêm cá đẻ trứng. Sau 30-40 ngày ương cá đạt cỡ 1,5-2,0cm chiều dài. Tỷ lệ sống đạt được từ lúc cá mới nở đến cỡ 2 cm là 20-40%. [9], [13], [18], [25] Năm 2000-2004, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, Trường Đại học Nha Trang cũng đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm thành công loài cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valenciennes, 1882). Cá chẽm mõm nhọn tăng trưởng chậm hơn cá chẽm, khối lượng tối đa khoảng 2 kg/con nhưng có giá trị thương mại cao hơn. Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chẽm mõm nhọn cũng tương tự như cá chẽm. [18] Năm 1997 - 2004, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá bống bớp Bostrichthys sinensis (Lacépède,1801). Kết quả chọn cá bố mẹ có khối lượng từ 90 – 130g/con. Cho cá đẻ bằng việc sử dụng hormone LHRHa, HCG, Domperidone, Testosteron. Cá cái được tiêm 2 lần, lần 1 tiêm 5µg LHRHa/kg, lần 2 tiêm 10µg LHRHa + 1000UI HCG + 10mg Dom/kg. Khoảng cách giữa hai lần tiêm là 24 giờ. Cá đực tiêm 2ml Testosteron/kg, tiêm cùng với lần tiêm thứ 2 của cá cái. Sau khoảng 12 giờ cá bắt đầu đẻ trứng. Năm 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II được Bộ Thủy sản phê duyệt dự án: “Nhập công nghệ sản xuất giống cá măng Chanos chanos”. Kết quả đã tuyển chọn đàn bố mẹ có khối lượng 5 - 6kg, tỷ lệ cá thành thục trên 65%, cá thành thục tham gia sinh sản đều mỗi tháng (mùa sinh sản của cá măng bắt đầu từ tháng 4, 5). Dự án đã thành công với đợt ương cá bột đầu tiên, tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương đạt 30%, từ cá hương lên cá giống cỡ 5cm đạt 40%. Năm 2007 đã xuất ra thị trường 500.000 cá giống, cung cấp cho người nuôi. Năm 2006, Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã triển khai dự án: “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)”. Cá bố
  12. 12 mẹ đạt tuổi thành thục có khối lượng từ 2 – 6 kg/con được nhập từ Trung Quốc, nuôi vỗ bằng thức ăn cá tạp. Kết quả tỷ lệ sống của cá bố mẹ từ 2,5 – 25%, tỷ lệ thành thục 63,5%, kích thích sinh sản bằng hormone HCG 1.000 IU và 20µg LHRHa/kg cá, tỷ lệ cá đẻ 73,3%, tỷ lệ thụ tinh 15,3 – 80%, tỷ lệ nở 28 – 56%, tỷ lệ sống ương cá bột 31 – 35% và cá giống là 50 – 62,5% (Ngô Văn Hạnh, 2007). Năm 2008, Trường Đại học Nha Trang cũng đã nghiên cứu thành công sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng tại Khánh Hòa. Kết quả đạt tỷ lệ thành thục 81,54%, tỷ lệ thụ tinh 78,53%, tỷ lệ nở 75,30%. Ương cá bột đạt tỷ lệ sống 14,43% và cá giống 94,89%. Hiện nay đã sản xuất đại trà, khoảng 200.000 đến 300.000 con giống/năm, cung cấp cho người nuôi (Lại Văn Hùng, 2008). Năm 2008, Trường Cao đẳng Thuỷ sản Bắc Ninh thực hiện dự án: “Nhập công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá sủ đất Nibea diacanthus (Lacépède, 1802)”. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ đạt tỷ lệ thành thục 100%; tỷ lệ cá đẻ 100%. Năng suất trứng cá đẻ 61.200 trứng/kg cá cái; tỷ lệ thụ tinh còn thấp chỉ 21,5%; tỷ lệ nở 81,2%. Sau 55 ngày ương nuôi trong bể xi măng, tỷ lệ sống từ cá bột lên cá giống cỡ 4-5cm đạt 40%, ương trong ao đất cỡ 4-6cm đạt 35%,. Tổng số cá giống thu được trên 200.000 con. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất giống cá biển ở Việt Nam [12], [31] Số lượng cá giống Từ năm Từ 2006 đến Cơ quan, đơn vị sản Stt Đối tượng nuôi 2003 – 2006 nay xuất (nghìn con) (nghìn con/năm) Cá mú chấm nâu (E. coioides), cá mú mỡ (E. tauvina), cá mú cọp 200 200 – 300 (E. fuscoguttatus), cá mú chuột (Cromileptes Viện Nghiên cứu altivelis). 1 NTTS I Cá giò (Rachycentron 300 100 – 200 canadum) Cá chim vây vàng 300 – 500 (Trachinotus blochii) Cá hồng Mỹ 620 600 – 700 (Sciaenops ocellatus) 2 Trung tâm Giống cá Cá sủ đất Nibea Biển – Trường Cao diacanthus (Lacépède, 20 – 30 đẳng Thủy sản Bắc 1802), cá hồng Mỹ, cá Ninh giò, cá mú chấm nâu 3 Cơ sở sản xuất giống Cá chim vây vàng 50 – 100
  13. 13 cá biển Cửa Lò Nghệ Cá giò 50 An – Viện I 4 Trung tâm Giống hải Cá chẽm (Lates 1.500 1.000 – sản và Dịch bệnh, calcarifer) 2.000 Trường Đại học Nha Cá giò 10 – 20 Trang 5 Khoa Nuôi trồng Cá chim vây vàng 100 – 200 Thủy sản, Trường Cá hồng bạc (Lutjanus 5 – 10 Đại học Nha Trang argentimaculatus) 6 Trung tâm Quốc gia Cá mú chấm nâu 60 Giống hải sản miền Cá chẽm 1.000 – Trung, Viện Nghiên 2.000 cứu NTTS III. 7 Công ty TNHH Cá giò, 50 300 Hoằng Ký, Nha Cá mú mỡ, cá mú cọp, 30 – 40 50 – 100 Trang cá mú xanh (E. malabaricus) 8 Công ty TNHH Cá chẽm 1.000 – Cương Lan, Nha 3.000 Trang 9 Công ty TNHH Hải Cá chẽm 500 – 1.000 Tiến, Cam Ranh 10 Trung tâm Quốc gia Cá mú chấm nâu 20 – 30 Giống hải sản miền Cá chẽm 800 3.000 – Nam, Viện Nghiên 4.000 cứu NTTS II. Cá giò 30 – 40 Cá măng 10 – 20 11 Các cở sở tư nhân ở Cá mú chấm nâu 30 Bà Rịa – Vũng Tàu (6 Cá chẽm 500 – 1.000 10.000 – cơ sở) 15.000 Cá giò 50 – 60 12 Trại Ca-Det Bến Tre Cá chẽm 1.000 – 2.000 13 Trại Ba Hòn, Kiên Cá giò 20 – 30 Giang 14 Viện Hải Dương học Cá ngựa đen (H. kuda), 20 70 – 80 và các cơ sở ở Nha cá ngựa vằn (H. comes) Trang Tổng cộng: 2.500 – 19.135 – 4.530 31.860 Năm 2005, cả nước sản xuất được khoảng 3,3 triệu con giống cá biển các loại, chỉ đáp ứng được 11,8% nhu cầu con giống cho người nuôi (khoảng 28 triệu con). Hiện nay các cơ sở sản xuất giống cá biển ở nước ta đã nghiên cứu thành công hoặc nhập công nghệ sản xuất giống 15 loài cá biển kinh tế như các loài cá mú chấm cam
  14. 14 (Epinephelus coioides), cá mú mỡ (E. tauvina), cá mú cọp (E. guttatus), cá mú chuột (Cromileptes altivelis), cá mú đen (E. malabaricus), cá mú đỏ (E. akaara) (mới nghiên cứu số lượng giống chưa nhiều). Cá giò (Rachycentron canadum), cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus), cá sủ đất Nibea diacanthus (Lacépède, 1802), cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá ngựa đen (H. kuda), cá ngựa vằn (H. comes), cá ngựa ba chấm (H. trimaculatus) thể hiện ở bảng 1.1. Kết quả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ngư trường và công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống phục vụ nuôi thương phẩm” của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (Nguyễn Long, 2011), lần đầu tiên Việt Nam đánh bắt được cá ngừ đại dương giống và vận chuyển sống thành công 748 con về cơ sở nuôi tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Đây là tiền đề quan trọng cho việc hình thành nghề nuôi cá ngừ đại dương xuất khẩu. [31] 1.1.2.2. Tình hình nuôi cá biển thương phẩm Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, với các hình thức nuôi đăng chắn, lồng bè. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 17 loài cá biển được đưa vào nuôi với quy mô và hình thức khác nhau (bảng 1.2). Bảng 1.2: Các loài cá biển nuôi ở Việt Nam [3], [12] Tên địa Tên tiếng Hình thức TT Tên khoa học Nguồn giống phương anh nuôi 1 Cá mú (song) Grouper Epinephelus spp Lồng bè, Tự nhiên, nhân ao đất tạo, nhập ngoại 2 Cá giò (bớp) Cobia Rachycentron Lồng bè Nhân tạo, nhập canadum ngoại 3 Cá chẽm Seabass Lates calcarifer Lồng bè, Nhân tạo, nhập (vược) ao đất ngoại 4 Cá hồng Snapper Lutjanus spp Lồng bè, Tự nhiên, nhân ao đất tạo, nhập ngoại 5 Cá tráp (hanh) Yellowfin Sparus latus Lồng bè, Tự nhiên, nhập Seabream ao đất ngoại 6 Cá dìa công Golden Siganus guttatus Lồng bè, Tự nhiên, nhân Rabit fish ao đất tạo, nhập ngoại 7 Cá cam Yellowtail Seriola spp Lồng bè Tự nhiên
  15. 15 8 Cá ngựa Sea horse Hippocampus Bể xi măng Nhân tạo spp 9 Cá hồng Mỹ Red drum Sciaenops Lồng bè Nhân tạo ocellatus 10 Cá chẽm mõm Sandbass Psammoperca Lồng bè Tự nhiên, nhân nhọn waigiensis tạo 11 Cá chim vây Pompano Trachinotus Lồng bè, Nhân tạo, nhập vàng blochii ao đất ngoại Năm 1992 – 1995, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng đã nghiên cứu và nuôi cá mú thương phẩm bằng lồng bè trên biển đảo Cát Bà (Hải Phòng). Cỡ cá thả với chiều dài và khối lượng trung bình là 22,6 cm và 185g. Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt 600 – 1.400 g/con, tốc độ tăng trưởng 60 – 80g/tháng, hệ số thức ăn 8,3. [2], [31] Theo thống kê, năm 1995 cả nước có khoảng 636 lồng bè nuôi cá biển và sản lượng ước tính đạt khoảng 123 tấn. Đến năm 1999, sản lượng cá biển mới đạt 5.000 tấn và năm 2000 số lượng lồng bè trong cả nước khoảng 1.000 lồng với tổng sản lượng đạt khoảng 6.000 tấn. [31] Bảng 1.3: Số lượng lồng và sản lượng cá biển nuôi từ 2001 – 2010 Năm 2001 2003 2006 2007 2010 Số lượng lồng (chiếc) 3.990 7.880 23.382 30.012 36.889 Sản lượng (tấn) 2.150 4.060 11.728 15.000 18.957 Nhìn chung nuôi cá biển bằng lồng ở nước ta ngày càng phát triển. Năm 2001 tổng số lồng nuôi trên biển là 3.990 lồng, đến năm 2003 đã đạt 7.880 lồng, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 18,4%/năm. Trong khi đó, sản lượng cá biển nuôi năm 2001 đạt 2.150 tấn, năm 2003 là 4.060 tấn, năm 2006 có 23.382 lồng, đạt 11.728 tấn, tốc độ tăng 19,8%/năm, năm 2007 tăng lên 15.000 tấn, và có 30.012 lồng nuôi. Năm 2010 36.889 lồng, sản lượng đạt 18.957 tấn cá các loại . Các vùng nuôi biển tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An... với tổng số lồng nuôi các loại khoảng gần 15.200 lồng, hoặc các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận... với tổng số lồng nuôi khoảng gần 3.530 lồng các loại. Ở miền Nam nuôi chủ yếu khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu với khoảng 5.000 lồng và sản lượng đạt 3.500 tấn vào năm 2006. Đối tượng nuôi lồng chủ yếu của
  16. 16 phía Bắc là cá mú, cá giò, hồng Mỹ, tráp,... còn ở khu vực miền Trung, miền Nam là cá mú, cá giò, cá chẽm, cá chim... Ngoài ra, khu vực Tây Nam Bộ cũng bắt đầu nuôi cá biển bằng lồng bè với các đối tượng nuôi là cá mú, cá giò, tập trung chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang. Số lượng lồng nuôi cũng gia tăng khá nhanh, năm 2007 mới chỉ có 131 lồng, đạt sản lượng 90 tấn, tập trung ở vùng biển Hòn Tre xã Nam Du (huyện Kiên Hải), xã Hòn Nghệ và xã Sơn Hải (huyện Kiên Lương), xã Tiên Hải (thị xã Hà Tiên), Hòn Thơm, Gành Dầu (Phú Quốc) (VIFEP, 2007). Đến nay, số lượng lồng toàn tỉnh đã tăng lên gần 950 lồng, đạt sản lượng hơn 500 tấn cá các loại [31]. Nuôi cá biển đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, được đầu tư với quy mô lớn, hiện đại hơn. Từ năm 2008 hoạt động này được mở rộng ở các tỉnh có điều kiện thuận lợi nuôi cá biển như Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang [31]. Đặc biệt bước đầu Khánh Hòa đã triển khai nuôi cá biển bằng lồng tại vùng biển đảo Trường Sa. Việc phát triển nuôi cá biển ở huyện đảo Trường Sa có ý nghĩa rất lớn về mặt bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hơn nữa ở vùng biển quần đảo Trường Sa có tiềm năng và điều kiện để phát triển nuôi cá biển, cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho quân dân trên đảo, đồng thời góp phần tăng nguồn hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Ở Việt Nam hiện nay nuôi cá biển chủ yếu bằng hình thức nuôi lồng, tuy nhiên cũng có một vài công ty và một số tỉnh người dân đã đầu tư nuôi cá biển trong ao đất như ở Cam Ranh - Khánh Hòa, Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Kiên Giang…Thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp, mặc dù thức ăn viên cũng đã bắt đầu được sử dụng ở một vài cơ sở nuôi ở Cát Bà, Phú Yên và vịnh Vân Phong – Khánh Hòa. A B Hình 1.1: Lồng nuôi cá biển thương phẩm (A: lồng khung gỗ, B: lồng Nauy)
  17. 17 Nhìn chung, kỹ thuật nuôi cá biển ở Việt Nam còn đơn giản, nuôi theo kinh nghiệm của người dân là chủ yếu, chưa mang tính công nghiệp. Thức ăn nuôi cá biển chủ yếu là cá tạp, dễ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và không chủ động trong sản xuất (luôn bị động nguồn thức ăn), đồng thời gây áp lực lên nguồn lợi thuỷ sản. Mặc dù, hiện nay đã có những nghiên cứu thay thế thức ăn cá tạp bằng thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp như vùng biển Khánh Hòa, bán đảo Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu). Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao và chưa ổn định, chưa mở rộng quy mô sản xuất. Một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (Đài Loan, Liên Bang Nga, Nauy, Australia) đã và đang đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá biển theo hướng công nghiệp tại nước ta. [31] Tóm lại, những dẫn liệu trên có thể cho thấy, nghiên cứu cá biển ở nước ta, nhất là nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo chưa nhiều, chưa được ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu cá giống cho người nuôi. Trong những năm gần đây, Chính phủ cũng đã có những chính sách thích hợp nhằm khuyến khích ngành Nuôi trồng Thủy sản phát triển, đặc biệt là sự ưu tiên lớn cho nghiên cứu nuôi biển theo quyết định: "Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" phê duyệt ngày 08 tháng 07 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã mở ra một triển vọng lớn cho nghề nuôi cá biển ở nước ta. 1.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ CÁ HỒNG LUTJANIDAE 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài họ cá hồng Lutjanidae Kết quả nghiên cứu của Anderson (1987), cho thấy họ cá hồng có 17 giống và 103 loài, trong đó giống cá hồng Lutjanus có 65 loài (39 loài ở biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, 9 loài ở phía Đông Thái Bình Dương, 12 loài ở phía Tây Thái Bình Dương và 5 loài ở phía Đông Đại Tây Dương). Ở Thái Lan theo nghiên cứu của Banasopit (1968) đã xác định được 20 loài thuộc giống cá này. Fernando Martinez-Andrade (2003) đã dựa vào chiều dài thân tối đa, chia cá hồng làm 3 nhóm kích thước: nhóm có kích thước nhỏ (251 – 370mm) gồm các loài: L. quinquelineatus, L. lutjanus, L. fulviflamma, L.decussatus, L. notatus, L. adetii, L. vitta và L. kasmira; nhóm cá hồng có kích thước trung bình (418 – 698mm) như: L. apodus, L. buccanella, L. carponotatus, L. erythropterus, L. gibbus, L. griseus, L.
  18. 18 mahogoni, L. monostigma, L. russelli, L. stellatus, L. synagris, và L. vivanus; nhóm có kích thước lớn (736 – 1171 mm) như: L. analis, L. argentimaculatus, L. argentiventris, L. bohar, L. campechanus, L. cyanopterus, L. guttatus, L. jocu, L. johnii, L. malabaricus, L. peru, L. purpureus, L. rivulatus, L. sanguineus và L. sebae. Nhóm cá kích thước nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đến nhóm trung bình và chậm nhất là nhóm cá kích thước lớn. Nhóm cá hồng kích thước lớn thành thục muộn, trung bình 3 – 5,6 năm tuổi và kích thước thành thục với chiều dài trung bình 338 - 654mm. Nhóm cá hồng trung bình thành thục sớm hơn, khoảng 2 – 4,9 năm tuổi, với chiều dài trung bình 241 - 472mm. Tuy nhiên cá biệt có loài L. stellatus, tuổi thành thục lớn nhất (10,8 năm tuổi). Còn nhóm cá hồng kích thước nhỏ có tuổi thành thục sớm nhất, trung bình 1- 4,4 năm tuổi, với kích thước trung bình 139 - 200mm. Nhìn chung, kích thước thành thục lần đầu của cá hồng thuộc họ Lutjanidae là 350,74 ± 131,62mm chiều dài. Tuổi thành thục lần đầu là 3,47 ± 1,69 năm tuổi. Loài L. cyanopterus có kích thước tối đa và kích thước thành thục trung bình lớn nhất (1.171mm và 654mm). Loài L. campechanus có tuổi thọ và thời gian sinh sản trung bình cao nhất (31,2 năm và 26,8 năm) và loài có tuổi thành thục trung bình cao nhất (10,8 năm) là L. stellatus. (Phụ lục 33) Tuy nhiên cũng theo Fernando Martinez-Andrade (2003), cá sống ở các địa điểm, vùng biển khác nhau có sự khác nhau về một số chỉ tiêu sinh học như tuổi thọ, kích thước tối đa, kích thước thành thục, tuổi thành thục và thời gian sinh sản. Điều này có thể thấy qua kết quả nghiên cứu trên 03 loài L. argentimaculatus, L. erythropterus và L. johnii [81] (Phụ lục 34) Năm 2004, Olgam và ctv đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của 2 loài cá hồng Lutjanus campechanus và L. monostigma tại vịnh Iligan, Mindanao Phillipines. Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2004, tác giả thu thập được 5 cá thể Lutjanus campechanus (3 cái và 2 đực), 2 cá thể L. monostigma (1 đực và 1 cái). Chiều dài trung bình của các cá thể từ 16,9cm - 54,9cm, tương ứng với khối lượng giao động từ 172g – 2.100g. Khối lượng tuyến sinh dục đực 3,0 – 4,3g (GSI: Gonadosomatic index (hệ số thành thục) cao nhất đạt 0,71%), khối lượng tuyến sinh dục cái 6,0 – 67,7g (GSI cao nhất đạt 3,22%). Mô gan con đực có khối lượng 6,2- 8,4g (với HSI: Hepatosomatic index (chỉ số khối lượng gan) = 1,25%), mô gan con cái có khối lượng 3,4 – 29,3g (HSI = 1,6%).
  19. 19 Olgam quan sát buồng trứng dưới kính hiển vi, đã tìm ra những điểm nổi bật trong đặc điểm sinh học sinh sản như hình thái trứng, kích thước trứng, đồng thời dựa trên chỉ số GSI và HSI cũng như mối quan hệ giữa kích thước trứng (n = 100) và hình thái trứng cho thấy 2 loài này khó có thể sinh sản nhân tạo [104]. Năm 2004, Kamukuru và Mgaya đã nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá hồng chấm đen (L. fulviflamma) khai thác tại đảo Mafia, Tanzania. Các tác giả đã so sánh kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu, tỷ lệ đực cái, khả năng sinh sản và mùa vụ sinh sản của cá L. fulviflamma tại 2 địa điểm MIMP (Mafia Island Marine Park) và IFA (Intensively fished areas) từ tháng 5 năm 1999 đến tháng 4 năm 2001. Cá ở MIMP có kích thước thành thục lần đầu (cá cái: LM50 = 206,3mm, cá đực: LM50 =195,5mm) nhỏ hơn so với cá ở IFA (cá cái: LM50 = 216,7mm, cá đực: LM50 =212,1mm). Tại MIMP, tỷ lệ đực cái 1,03: 1; tại IFA tỷ lệ đực cái 0,9:1. Tại MIMP, cá cái có kích thước 207 – 293mm cho sức sinh sản tuyệt đối khoảng 45.200 – 430.200 trứng, mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau và đẻ rộ vào tháng 12. [89] Các chỉ tiêu sinh sản chủ yếu của một số loài cá hồng thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu sinh sản của một số loài cá hồng Loài Lutjanus Lutjanus Lutjanus Lutjanus Lutjanus Chỉ tiêu peru campechanus guttatus kasmira fulviflamma Kích cỡ 196 – 212 (♂) thành thục 409 ± 45 1,0 - 3,8kg - 200 – 250 206 – 217 (♀) (mm) Mùa vụ Tháng (T) T5 - T8 Quanh năm, đẻ Quanh năm, T9 - T3 năm sinh sản 5 – tháng rộ: T3 - T4 và đẻ rộ: sau. Đẻ rộ T12 (T) 8 T8 - T11 T11 - T12 Sức sinh sản tương 45.200 – 100.000 đối 430.200 (trứng/kg) Đường 440 ± 38 450 – 500 (IV) 780 – 850 kính trứng (IV) 783 ± 5 (trương (trương (µm) nước) nước) Tài liệu [67] [90] [93] [36] [89] tham khảo 1.2.1.2. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo một số loài họ cá hồng Lutjanidae Một số loài thuộc họ cá hồng Lutjanidae đã được nghiên cứu cho sinh sản tự nhiên và nhân tạo thành công ở các nước Đông Nam Á và Australia như: L. kasmira, L. stellatus, L. campechanus, L. griceus, L. analis, L. johnii, L. erythropterus và L.
  20. 20 argentimaculatus, nhưng kết quả ương nuôi và sản xuất con giống vẫn còn hạn chế, tỷ lệ sống thấp (Arnold, 1978; Cabrera, 1998; Emata, 2003). Năm 1969, Wiklund bắt đầu quan sát trực tiếp tập tính sinh sản và đẻ trứng của cá hồng Lutjanus synagris ở bãi đẻ của chúng tại Đông Nam Florida [134]. Những nghiên cứu về tập tính sinh sản loài L. campechanus ở vùng vịnh Mexico [42], [102] và L. kasmira ở Nhật Bản (Suzuki và Hioki, 1979) trong điều kiện nuôi nhốt đã cung cấp các thông tin quan trọng về tập tính đẻ trứng, trứng và cá bột của các loài trên [123]. Năm 1992, Hamamoto và ctv đã công bố nghiên cứu quan sát tập tính sinh sản, trứng và cá bột loài cá hồng chấm trắng (Lutjanus stellatus) trong bể nuôi. Trứng thụ tinh có hình cầu, trong, không có sắc tố và nổi trên mặt nước. Trứng có đường kính 800 - 850µm và chứa 1 giọt dầu (có đường kính khoảng 160 - 170µm). Trứng nở sau 30 giờ. Ngay sau khi nở cá bột đã có chiều dài khoảng 2,48 – 2,56mm và có 1 khối noãn hoàng lớn, giọt dầu nằm trên đỉnh của noãng hoàng. Giai đoạn cá bột của loài cá này được mô tả đến 3,5 ngày sau khi nở [124]. Cũng giống như khi kích thích cho đẻ các loài cá hồng khác, theo Lim et. al., (1985) cá hồng L. johnii, cá cái 4,0-6,0 kg đã đẻ trứng sau khi tiêm hormone kích thích sinh sản 37-38 giờ. Số lượng trứng là 1,96 triệu trứng/cá cái, và cá đã đẻ 4 đêm liên tục, nhưng số lượng trứng giảm dần theo ngày. Dumas và ctv, 2004 đã nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục của các cá thể trưởng thành cá hồng Lutjanus peru trong điều kiện nuôi nhốt. Cá nuôi được quan sát trong suốt 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5) khi nhiệt độ nước tăng lên từ 17 đến 220C, cá thành thục. Kích thích cho cá đẻ bằng cách tiêm hai lần kích dục tố đối với cá cái, một lần đối với cá đực. Lần thứ nhất tiêm kích dục tố HCG với liều lượng 500 UI/kg khối lượng cơ thể cá cái. Sau 24 giờ, tiêm lần thứ 2 với liều lượng 1.000 UI/kg khối lượng cơ thể. Cũng trong thời gian này cá đực được tiêm với liều lượng 500UI/kg khối lượng cơ thể. Sau khi tiêm kích dục tố khoảng 36 đến 40 giờ, cá đẻ trứng, đường kính trứng 400µm. Trứng thụ tinh được thu và ấp ở nhiệt độ 250C. trứng nở ra cá bột sau 28 giờ [67], [97]. Năm 2007, Leonardo và Neil đã thử nghiệm cho đẻ bằng phương pháp tiêm kích dục tố đối với loài Lutjanus guttatus đánh bắt ngoài tự nhiên. Nhóm tác giả đã thử nghiệm tiêm 4 liều hormone GnRHa trên 10 cá cái: 25, 50, 75, 100µg và lô đối chứng (không tiêm). Tất cả cá đều đẻ ngoại trừ cá ở lô đối chứng không đẻ. Tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở đạt cao nhất khi cá được tiêm liều 75µg hormone GnRHa (86.1 ± 7.5 và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2