intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu là: Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất BBVSH; Đánh giá một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả; Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả sử dụng đất BBVSH tỉnh Phú Thọ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG HỒNG TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Việt Hà NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018 Tác giả luận án Hoàng Thị Hương i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Cao Việt Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Quản lý đất đai, các nhà khoa học, các thầy cô khoa Quản lý đất đai đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT; Phòng TN&MT huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, TP Việt Trì... đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án này./. Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018 Tác giả luận án Hoàng Thị Hương ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ..................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi Danh mục bảng ......................................................................................................... viii Danh mục biểu đồ ........................................................................................................ x Danh mục hình ............................................................................................................ xi Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... xi Trích yếu luận án........................................................................................................ xii Thesis abstract ........................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................2 1.4. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................................3 Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông ...............................................4 2.1.1. Khái niệm về đất bãi bồi ven sông ......................................................................... 4 2.1.2. Quá trình hình thành, đặc điểm, phân loại và tính chất của đất bãi bồi ven sông.............. 5 2.1.3. Quản lý nhà nước đối với đất bãi bồi ven sông ...................................................... 9 2.1.4. Sử dụng đất bãi bồi ven sông ............................................................................... 13 2.1.5. Nội dung đánh giá quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông ................................ 20 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông trên thế giới và ở Việt Nam ................26 2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông trên thế giới .......................... 26 2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông ở Việt Nam .......................... 32 2.3. Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu .................................................................42 2.3.1. Nhận xét chung.................................................................................................... 42 2.3.2. Định hướng nghiên cứu ....................................................................................... 43 iii
  6. Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 44 3.1. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................................44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ .......................................... 44 3.1.2. Thực trạng quản lý đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ ............................... 44 3.1.3. Thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ .............................. 44 3.1.4. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng vào mục đích sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ................................................ 45 3.1.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ .................................. 45 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................45 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................. 45 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.................................................................... 45 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................... 46 3.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................... 47 3.2.5. Phương pháp theo dõi, đánh giá mô hình sử dụng đất nông nghiệp ..................... 49 3.2.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng đất .............................................. 49 3.2.7. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và xử lý số liệu.................................. 50 Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 52 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ .................................................52 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 52 4.1.2. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................... 56 4.1.3. Chất lượng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ ........................................... 59 4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 65 4.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng .................................................... 69 4.2. Thực trạng quản lý đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ ......................................70 4.2.1. Công tác ban hành các văn bản quản lý đất bãi bồi ven sông của tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................... 71 4.2.2. Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê ..................................................................... 76 4.2.3. Công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất .................................................... 81 4.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất ............................................................................ 83 4.2.5. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................................... 87 iv
  7. 4.2.6. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước .................................... 89 4.2.7. Tình hình thanh tra, kiểm tra ............................................................................... 90 4.2.8. Những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý đất bãi bồi ven sông tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................... 94 4.3. Thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ .....................................96 4.3.1. Thực trạng biến động diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ ............ 96 4.3.2. Thực trạng sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ .............................. 98 4.3.3. Hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ ............................... 103 4.3.4. Những hạn chế, bất cập trong sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................. 112 4.4. Kết quả theo dõı một số mô hình sử dụng đất bãı bồı ven sông Hồng vào mục đích sản xuất nông nghıệp của tỉnh Phú Thọ.............................................. 113 4.4.1. Mô hình trồng rau an toàn ................................................................................. 113 4.4.2. Mô hình trồng chuối .......................................................................................... 115 4.4.3. Mô hình trồng táo .............................................................................................. 118 4.4.4. Mô hình trồng cỏ ............................................................................................... 120 4.4.5. Đánh giá chung hiệu quả của các mô hình......................................................... 122 4.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ ...............................................123 4.5.1. Định hướng nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ ............................................................................................ 123 4.5.2. Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 126 Phần 5. Kết luận và kıến nghị ................................................................................ 133 5.1. Kết luận .......................................................................................................................133 5.2. Kıến nghị .....................................................................................................................135 Danh mục các công trình đã công bố ........................................................................ 136 Tàı lıệu tham khảo .................................................................................................... 137 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BBVS Bãi bồi ven sông BBVSH Bãi bồi ven sông Hồng BĐS Bất động sản BVTV Bảo vệ thực vật CAQ Cây ăn quả CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH Công nghiệp hóa CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CPTG Chi phí trung gian DT Diện tích ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐKĐĐ Đăng ký đất đai ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng GTNC Giá trị ngày công GTSX Giá trị sản xuất HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HQĐV Hiệu quả đồng vốn HQSD Hiệu quả sử dụng HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động LĐGĐ Lao động gia đình LUT Loại sử dụng đất NĐ Nghị định NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản PNN Phi nông nghiệp vi
  9. Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt QLĐĐ Quản lý đất đai SDĐ Sử dụng đất SXKD Sản xuất kinh doanh TN&MT Tài nguyên và Môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDT Tổng diện tích TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân VLXD Vật liệu xây dựng vii
  10. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ....... 48 3.2. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của loại sử dụng đất .................................... 48 3.3. Phương pháp phân tích đất ............................................................................... 50 4.1. Thống kê phân loại đất theo tiêu chuẩn quốc tế (FAO) tỉnh Phú Thọ ................ 57 4.2. Thành phần cơ giới của đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .............................................................................................. 60 4.3. Một số tính chất hóa học của đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 61 4.4. Thành phần cơ giới của đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 63 4.5. Một số tính chất hóa học của đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 64 4.6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................... 66 4.7. Dân số và lao động từ 15 tuổi đang làm việc tại Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 ..........68 4.8. Các văn bản liên quan đến quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông ..................... 72 4.9. Diện tích và cơ cấu các loại sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ 2015............................................................................................... 78 4.10. Diện tích và cơ cấu một số loại sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng năm 2015 tại vùng điều tra ............................................................................................... 80 4.11. Tình hình giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ năm 2015 .... 84 4.12. Tình hình giao, cho thuê đất bãi bồi ven sông Hồng vùng điều tra năm 2015 .... 85 4.13. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................................... 88 4.14. Số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vùng nghiên cứu ..... 88 4.15. Số cuộc kiểm tra, thanh tra đất bãi bồi ven sông Hồng trong 5 năm 2011-2015 tại địa bàn các huyện điều tra............................................................................ 90 4.16. Kết quả kiểm tra, thanh tra quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng ........... 92 4.17. Biến động diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015....96 viii
  11. 4.18. Biến động diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng theo mục đích sử dụng qua các năm 2010-2015 .......................................................................................... 97 4.19. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên bãi bồi ven sông Hồng tại các vùng nghiên cứu năm 2015 .....................................................................................................99 4.20. Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất vùng nghiên cứu ............................. 100 4.21. Các loại sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................................. 102 4.22. Hiệu quả kinh tế bình quân của 1 ha tính theo các LUT năm 2015 .................. 103 4.23. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tại vùng điều tra năm 2015 ........................................................................................... 104 4.24. Hiệu quả xã hội sử dụng bãi bồi ven sông Hồng vào mục đích sản xuất nông nghiệp tại vùng điều tra năm 2015 .................................................................. 106 4.25. Hiệu quả xã hội loại sử dụng bãi bồi ven sông Hồng vào mục đích chuyên dùng tại vùng điều tra năm 2015..................................................................... 108 4.26. Đánh giá mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất đối với môi trường ........ 109 4.27. Đánh giá chung các loại sử dụng đất nông nghiệp theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .............................................................. 111 4.28. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau tính cho 1ha ...................................... 114 4.29. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng chuối tính cho 1 ha.................................. 117 4.30. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng táo tính cho 1ha ...................................... 119 4.31. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cỏ tính cho 1ha ....................................... 121 4.32. Đánh giá định tính về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình sử dụng đất nông nghiệp................................................................................. 123 ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 4.1. Số liệu về lượng mưa bình quân tháng của 3 trạm khí tượng Minh Đài, Phú Hộ, Việt Trì trung bình 2001-2015 ................................................................... 54 4.2. Số liệu về nhiệt độ bình quân tháng của 3 trạm khí tượng Minh Đài, Phú Hộ, Việt Trì 2016 ............................................................................................. 54 4.3. Diện tích đất bãi bồi ven sông tỉnh Phú Thọ ..................................................... 58 4.4. Cơ cấu đất bãi bồi ven sông tỉnh Phú Thọ ......................................................... 58 4.5. Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ năm 2015 .................................................................................... 66 4.6. Cơ cấu diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng vùng điều tra, 2015 ....................... 79 4.7. Biểu đồ cơ cấu đối tượng giao, cho thuê sử dụng đất năm 2015 ........................ 87 4.8. Tỷ lệ hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu ............................................................................................... 89 4.9. Biểu đồ về biến động diện tích các loại sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 .................................................................. 98 4.10. Cơ cấu diện tích giữa các loại sử dụng đất tại vùng điều tra năm 2015............ 100 4.11. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất ................... 103 x
  13. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1. Quang cảnh phẫu diện và phẫu diện PT 20 ........................................................ 59 4.2. Cảnh quan phẫu diện và phẫu diện PT 185 ........................................................ 62 4.3. Mô hình sản xuất rau an toàn hộ Nguyễn Văn Thành....................................... 114 4.4. Quầy bán rau sạch xã Tân Đức TP.Việt Trì ..................................................... 115 4.5. Mô hình trồng chuối tại hộ Nguyễn Ngọc Toàn ............................................... 116 4.6. Mô hình trồng táo tại hộ Chu Văn Cầu ............................................................ 118 4.7. Mô hình trồng cỏ hộ Nguyễn Thị Lộc.............................................................. 120 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 2.1. Mô tả sự kết nối theo thời gian của chính sách, pháp luật ...................................... 35 3.1. Vùng nghiên cứu .................................................................................................. 46 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 52 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Hoàng Thị Hương Tên luận án: Nghiên cứu quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: (i) Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất BBVSH (ii) Đánh giá một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả. (iii) Định hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả sử dụng đất BBVSH tỉnh Phú Thọ. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chọn điểm nghiên cứu là 5/7 huyện, thành phố có đất BBVSH (Hạ Hòa, Tam Nông Cẩm Khê, Lâm Thao và TP Việt Trì) thuộc tỉnh Phú Thọ; mỗi địa phương chọn 02 xã để điều tra. Thu thập số liệu thứ cấp từ: UBND tỉnh, Sở TN&MT Phú Thọ, Phòng TN&MT, Phòng NN&PTNT trên địa bàn các huyện điều tra và từ các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước. Thu thập số liệu sơ cấp qua điều tra hộ về tình hình sử dụng đất nông nghiệp, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cán bộ cơ quan chuyên môn về tình hình quản lý đất BBVSH. Sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả SDĐ nông nghiệp theo các chỉ tiêu KT, XH, MT; Phương pháp theo dõi, đánh giá các mô hình sử dụng đất nông nghiệp; Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng đất; Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và xử lý số liệu. Kết quả chính và kết luận: - Phú Thọ có 1.180,35 ha đất BBVSH thuộc địa bàn 7 huyện, thành phố, trong đó tập trung ở 5 huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao và TP.Việt Trì với 1.013,56 ha. Đất BBVSH được khai thác, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: trồng trọt, bến bãi tập kết và sản xuất nguyên - vật liệu xây dựng, bến vận chuyển đường thủy... - Kết quả phân tích đánh giá thực trạng quản lý đất BBVSH của Phú Thọ đã có những phát hiện những hạn chế, bất cập chính sau: (i) Chưa thể hiện quan điểm rõ ràng về sử dụng đất BBVS (khai thác hoặc không khai thác)… tính toàn diện, kết nối chưa cao, tình hình quản lý, sử dụng đất BBVS trong thực tiễn đa dạng, phức tạp hơn nhiều so với văn bản quy định; văn bản hướng dẫn của tỉnh chưa cụ thể, kịp thời. (ii) Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê đất bãi bồi đến nay vẫn chưa hoàn thành, do gặp những vướng mắc,; (iii) Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Phú Thọ chưa thể hiện đất BBVS nói chung và đất BBVSH nói riêng; (iv) Thiếu thống nhất trong giao, cho thuê đất giữa các xã trong một huyện và giữa các huyện; thẩm quyền, thời hạn và đối tượng giao, cho thuê đất không giống nhau giữa các địa phương; không rõ ràng, minh bạch trong việc cho tổ chức, cá nhân thuê đất bãi bồi với diện tích lớn; (v) Công tác cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, mới cấp GCN cho xii
  15. 11,02% số hộ sử dụng đất nông nghiệp (92,01ha). (vi) Thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng đất BBVSH chưa được tỉnh Phú Thọ thực hiện thường xuyên. (vii) Chính quyền các địa phương chưa thực hiện hết trách nhiệm quản lý đối với đất BBVSH trên địa bàn được giao quản lý… - Đất BBVSH của tỉnh Phú Thọ khá ổn định về diện tích, tại vùng điều tra đất BBVSH sử dụng chủ yếu vào mục đích nông nghiệp 893,68ha (88,17%) với 5 loại hình: chuyên màu, rau - màu, cây ăn quả, mía và trồng cỏ trong đó loại hình sử dụng đất chuyên màu và chuyên rau - màu có diện tích lớn nhất là 508,02ha. 66,01ha được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp gồm: đất ở, đất chuyên dùng và đất cầu phà, bến bãi, sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, LUT rau - màu có hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo là cỏ, cây ăn quả và thấp nhất là trồng mía. Trong LUT 1, kiểu đất chuyên rau có hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX đạt 296,44 triệu đồng/ha/năm, TNHH là 234,94 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn đạt 3,82 lần. Hạn chế trong sử dụng đất là: (i) Vẫn tồn tại việc sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tự phát, một số nơi vi phạm Luật Đất đai, Đê điều, Môi trường; (ii) Cho tổ chức, cá nhân thuê sử dụng lâu dài với diện tích lớn, giá thuê thấp… nhưng không kiểm soát được mục đích sử dụng, cũng như chuyển nhượng; (iii) Chưa xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên quy mô lớn; kỹ thuật canh tác, cơ cấu giống chậm thay đổi nên hiệu quả sử dụng đất không cao; vấn đề sản xuất an toàn và bảo vệ môi trường trong nông nghiệp chưa được chú trọng. Đã xác định được 04 mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao có thể phát triển rộng trên địa bàn tỉnh là rau an toàn, chuối, táo và trồng cỏ. Về hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau an toàn đạt cao nhất với GTGT đạt 316,59 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn đạt 4,6 lần. Mô hình này tuy có giá trị ngày công thấp hơn 03 mô hình còn lại (299.000đ) nhưng vẫn là rất cao với mặt bằng chung của các loại sử dụng đất khác. Mặt khác, mô hình này sử dụng nhiều công lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương (1.340 công/ha/năm); - Để nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng đất BBVSH, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: (i) Bổ sung hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất BBVS; Tập trung triển khai thực hiện công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê; Nghiên cứu, bổ sung và thể hiện đất BBVS trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh; Rà soát hoạt động giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra. (ii) Phát triển các mô hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trên quy lớn, chú trọng công tác khuyến nông, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường đất và nước. Kiểm soát tốt việc quản lý sử dụng với đất chuyên dùng. xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Hoang Thi Huong Thesis title: Study on the administration and utilisation of alluvial soil along the Red riverside in Phu Tho province Major: Land Management Code: 9 85 01 03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objectives: (i) To assess the current status of land management and land use of alluvial soil along the Red riverside. (ii) To assess some effective agricultural land use models. (iii) To orient and propose solutions to improve the management effectiveness and land use efficiency in alluvia soil along the Red riverside in Phu Tho province. Materials and Methods: 5/7 districts and town having alluvial soil along the Red riverside were selected for study (Ha Hoa, Tam Nong, Cam Khe, Lam Thao, and Viet Tri city) in Phu Tho province. Two communes in each district/town were selected for survey. Secondary data was collected from Phu Tho province’s People Committee, Department of Natural resources and Environment, districts’ Chamber of Natural resources and Environment, Chamber of Agriculture and Rural development of the study area, and from international, national studies. Primary data was collected from household survey in current situation of agricultural land use; group discuss and thorough interview professional officers in the situation of alluvial soil along the Red riverside management. Method of assessment the agricultural land use efficiency (economic, social, environmental aspects) and alluvial soil along the Red riverside use model efficiency, method of soil sampling, method of soil quality analysis were used in this thesis. Methods of aggregation, comparison, analysis and data processing. Data was processed by Excel software. Main findings and conclusions: Phu Tho has 1,180.35 ha of alluvial soil along the Red riverside, located in 7 districts and city. In which, this area concentrated in 5 districts: Ha Hoa, Tam Nong, Cam Khe, Lam Thao, and Viet Tri city with 1,013.56 ha. Alluvial soil along the Red riverside was exploited and used in many purposes: farming, construction material gathering and production area, river terminals... - An assessment of land management status in Phu Tho province showed that the management had made significant progress, but there were some shortcomings: (i) The policy and legal system had not clearly expressed the viewpoint; low comprehensiveness and connectivity; the management and use of riverbed land in fact was more complicated and diversed than the written regulations; Documents and regulations of the province were not specific ally and timely issued. (ii) Land measurement, statistics and inventory were in question about authority, responsibility, method and implementation way, so this work was not completed; (iii) The land use plan of the province had not shown riverbed land and alluvial soil along Red river, although there were compulsory regulations; (iv) Lack of uniformity in land allocation or lease between communes in a district or between districts within province; (v) Unqualified land use right certificate granting, most of the land had not yet been xiv
  17. allocated. (vi) Financial obligations inconsistent among localities, unacceptable land rents, and revenue leakage; (vii) Inspection and examination of land management and use of alluvial soil along the Red riverside had not been carried out regularly in Phu Tho province and the province had only paid attention to the cases for non-agricultural land. - Assess the land use status: Land along the Red riverside was mainly used for agricultural purposes 893.68ha (88.17%), with 5 land use types (LUT): cash crop, vegetables – cash crop, fruit trees, sugar cane, and grass (508.02ha); non-agricultural land (66.01ha). In agricultural land, LUT of vegetables – cash crop had the highest economic efficiency, followed by LUT of grass, LUT of fruit trees, and the lowest was LUT of sugar cane. In LUT of vegetable – cash crop with highest economic efficiency, the production value was 246.36 million VND / ha / year, the value added was 190.84 million VND / ha / year, and the capital efficiency was 3.43 times. LUTs returned social efficiency and impact on the environment. Limitations in land use were: (i) Lack of land use planning so land utility was spontaneously and uncontrollable; (ii) Use of specialized land; Conversion to the purpose of residential land, land for production and exploitation of construction materials in some places has violated the laws: Land law, Dyke law, Environment law; (iii) Organizations and individuals hired for long-term use with large area... but without control the land use purpose as well as land transfer; (iv) Small and fragmented land use, traditional varities, medium economic value, etc. (v) Some localities leased individuals for long-term with large area but low prices, leading to not positive public opinion (vi) Farmers used chemical fertilizers, pesticides unproperly and without control for the most of the crops, resulted in soil and river water pollution. - Determine 04 agricultural production models which return high economic, social, and environmental effeciency and can be expanded in the province: safe vegetable, banana, apple, and grass. Model of safe vegetable got highest economic efficiency, with value added of 316.59 millions VND/ ha/year and capita effeciency of 4.6 times. Although this model had working day value lower than this of 03 left models (299,000 VND), it was still very high compared to general value of other land use types. In the other hand, this model used many labours, created jobs for local people (1,340 labours/ha/year); - Orientation for land use in Review in the of land allocation: To maintain and increase the structure of agricultural land; To review and limit the expansion or reduction of the area used in the production of raw materials, sand and gravel exploitation yards and to maintain them on a reasonable scale in non-agricultural land. To intensify the land reclamation and put into use the unused land area for agricultural production. - Solutions to improve land management and land use effectiveness of alluvial soil along the Red riverside in Phu Tho Province are: (i) Solutions to improve management, include: addition, completion, and implementation of the policy and legislation system relating to the management and use of riverbed land; Focusing on land measurement, statistics and inventory; Study, supplement and represent riverbed land in the province's land use planning; Review in the of land allocation, land lease, issuance of land use right certificates; Carrying out regularly inspections. (ii) Phu Tho authorities need to study and refer to these solutions and orientations in order to improve land management and land use effectiveness in alluvial soil along the Red riverside stably in coming time. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là quốc gia có diện tích đất bãi bồi ven sông (BBVS) khá lớn, (khoảng 2.541.500ha) được bồi tụ từ hệ thống sông, ngòi dày đặc và phân bố từ Bắc đến Nam (Nguyễn Bằng, 2010). Nhu cầu sử dụng đất của xã hội ngày càng cao trong khi đất đai đang trong tình trạng bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng bởi các nguyên nhân tự nhiên và con người. Trước tác động ngày càng mạnh của biến đổi khí hậu và sử dụng đất thiếu hợp lý, tình trạng xói lở đất bãi bồi trên cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng ngày càng nghiêm trọng làm diện tích đất bãi bồi dần bị thu hẹp. Trước đây, do điều kiện dân số chưa đông, kinh tế - xã hội khó khăn, kỹ thuật canh tác hạn chế, kèm theo vấn đề trị thủy không tốt nên đất BBVS ít được quan tâm cả về gốc độ quản lý và sử dụng. Những năm sau này, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, đất BBVS trở nên có giá trị hơn so với nhiều loại đất do được khai thác, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, du lịch sinh thái, bến bãi tập kết và sản xuất nguyên - vật liệu xây dựng, tham gia vào vận chuyển đường thủy... Để quản lý và sử dụng đất BBVS hợp lý, hiệu quả, ngoài những quy định chung của Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai với trách nhiệm của mình đã có các quy định cụ thể: từ năm 2013 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư số 09/2013/TT-BTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển); căn cứ văn bản chỉ đạo của trung ương, chính quyền các địa phương có đất BBVS cũng đã triển khai thực hiện... Nhìn chung, các hoạt động nêu trên đã tác động và làm cải thiện đáng kể công tác quản lý, sử dụng đất BBVS trong phạm vi cả quốc gia và từng địa phương. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay công tác quản lý và sử dụng đất BBVS vẫn đã và đang bộc lộ nhiều bất cập như: Công tác quản lý chưa theo kịp 1
  19. với yêu cầu cuộc sống cũng như những diễn biến thực tế ở địa phương; chưa luật hóa đầy đủ các quy định để điều chỉnh mối quan hệ liên quan đến quản lý, sử dụng đất; còn có những điểm chưa thống nhất về quản lý đất BBVS trong các luật (Luật Đất đai, Luật đê điều, Luật bảo vệ môi trường); các cơ chế, chính sách liên quan còn thiếu và chưa toàn diện. Những vấn đề trên đã dẫn đến hệ quả là công tác quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng còn lãng phí và kém hiệu quả. Nhiều nơi đất đai bị bỏ hoang, trong khi ở các khu vực khác lại bị khai thác, sử dụng quá mức gây tác động xấu đến môi trường. Nguồn thu ngân sách từ sử dụng đất bãi bồi chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất… Những hệ quả này không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương mà có lúc, có nơi đã ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phú Thọ là một trong chín tỉnh ở Việt Nam có sông Hồng chảy qua. Theo thống kê của Sở TN&MT Phú Thọ (2015), tổng diện tích đất bãi bồi ven sông Hồng (BBVSH) của tỉnh là 1.180,35ha đang được khai thác sử dụng cho các mục tiêu khác nhau. Đây là một tỉnh mang đầy đủ các đặc trưng, đặc điểm cả về quản lý cũng như sử dụng đất bãi BBVS của cả nước. Do vậy, yêu cầu về việc thực hiện một nghiên cứu sâu để nhận diện và luận giải một cách khoa học về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất BBVS là thực sự cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu tổng thể nào về quản lý đất bãi bồi ven sông phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương và bảo vệ nguồn tài nguyên đất. Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp thêm các luận cứ khoa học, nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất BBVS của cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông Hồng tỉnh Phú Thọ. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích thông tin, số liệu trong giai đoạn 2010-2015. Thời gian theo dõi mô hình, điều tra số liệu, điều tra nông hộ được tiến hành trong 2 năm 2015 và 2016. 2
  20. - Phạm vi về nội dung: + Đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai đề tài tập trung nghiên cứu 7 nội dung có liên quan trực tiếp tới quản lý đất bãi bồi ven sông Hồng (BBVSH): (i) Công tác ban hành văn bản về sử dụng đất BBVS của địa phương; (ii) Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê; (iii) Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (iv) Công tác giao đất, cho thuê đất; (v) Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (vi) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước; (vii) Công tác thanh tra, kiểm tra; + Đối với sử dụng đất đề tài tập trung nghiên cứu 3 nội dung: (i) Thực trạng biến động BBVSH tỉnh Phú Thọ; (ii) Thực trạng sử dụng đất BBVSH tỉnh Phú Thọ; (iii) Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên BBVSH của tỉnh. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đã phát hiện được một số hạn chế và bất cập trong công tác quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông: Còn thiếu các văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng đất bãi bồi ven sông theo tiềm năng đất đai; Thiếu thống nhất trong công tác giao đất, cho thuê đất giữa các địa phương trong tỉnh. Đã xác định được 4 mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao (cỏ, rau an toàn, táo và chuối) phù hợp với tiềm năng đất đai và đáp ứng được nhu cầu của người dân tỉnh Phú Thọ. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần bổ sung và làm rõ thêm cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất BBVS ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách đối với đất BBVSH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất BBVSH tỉnh Phú Thọ. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1