Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc" có mục đích nghiên cứu, xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT, phát triển khung lí thuyết và đề xuất các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học môn Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ VĂN SƠN PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ VĂN SƠN PH¸T TRIÓN N¡NG LùC Sö DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN Vµ TRUYÒN TH¤NG TRONG D¹Y HäC TIN HäC CHO HäC SINH Dù BÞ §¹I HäC D¢N TéC Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật Công nghiệp Mã số: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Lê Huy Hoàng TS. Ngô Văn Hoan HÀ NỘI - 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Huy Hoàng và TS. Ngô Văn Hoan. Các kết quả và số liệu được trình bày trong luận án là của riêng tôi, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Lê Văn Sơn
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Lê Huy Hoàng và TS.Ngô Văn Hoan những người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và luôn động viên tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo trong khoa Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các đơn vị Phòng, Ban, cùng các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia, các thầy cô giáo, cùng bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh đã tham gia, hợp tác, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã luôn ở bên động viên, khuyến khích, giúp đỡ về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Lê Văn Sơn
- iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các từ viết tắt.................................................................................. vii Danh mục các bảng biểu ................................................................................ viii Danh mục các hình, sơ đồ ................................................................................ ix Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 5 8. Cấu trúc của luận án: ..................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC ............................................................................. 7 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................. 7 1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới.............................................. 7 1.1.2. Những kết quả nghiên cứu trong nước ............................................. 12 1.1.3. Những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án ..................... 15 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................ 16
- iv 1.2.1. Năng lực ............................................................................................ 16 1.2.2. Công nghệ thông tin và truyền thông ................................................ 17 1.2.3. Năng lực sử dụng CNTT&TT ........................................................... 19 1.2.4. Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT ........................................... 20 1.3 KHUNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT CỦA HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC................................................................................. 21 1.3.1 Cơ sở xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT ....................... 21 1.3.2 Phương pháp và quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT .................................................................................................. 23 1.3.3 Khung năng lực sử dụng CNTT&TT ..................................................... 26 1.3.4 Thang đo các mức năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc ............................................................................................. 27 1.3.5. Vai trò của khung lực sử dụng CNTT&TT ................................... 33 1.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC ........ 34 1.4.1 Định hướng nâng cao chất lượng dạy học tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc ........................................................................................ 34 1.4.2 Dạy học phát triển năng lực ............................................................... 36 1.4.3 Phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực ....................... 39 1.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT .. 43 1.4.5 Một số con đường để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc trong dạy học tin học ................................ 45 1.5 THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC .............................................................................................. 47 1.5.1 Thiết kế khảo sát ................................................................................ 47 1.5.2 Kết quả khảo sát ................................................................................. 48
- v 1.5.3 Kết luận về thực trạng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học của học sinh DBĐH dân tộc ................................... 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 58 Chương 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC ........... 60 2.1 ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC TIN HỌC Ở TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC ....................................................................................................... 60 2.1.1 Đặc điểm dạy học ở trường dự bị đại học dân tộc ............................. 60 2.1.2 Mục tiêu dạy học Tin học ở trường dự bị đại học ............................. 61 2.1.3 Nội dung dạy học tin học ở trường dự bị đại học .............................. 61 2.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP .......... 63 2.2.1. Định hướng xây dựng biện pháp ....................................................... 63 2.2.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ........................................................ 64 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DBĐH DÂN TỘC ....................................................................................................... 65 2.3.1. Biện pháp 1: Thiết kế bài dạy Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT .................................................................................................. 65 2.3.2. Biện pháp 2: Dạy học Tin học gắn với bối cảnh thực tiễn ............... 85 2.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức dạy học Tin học theo dự án học tập .............. 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 105 Chương 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................... 106 3.1. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ................. 106 3.1.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp, thời gian kiểm nghiệm ............................................................................................ 106 3.1.2. Kết quả kiểm nghiệm ...................................................................... 107
- vi 3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.... 112 3.2.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 112 3.2.2. Nội dung thực nghiệm ..................................................................... 112 3.2.3. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm ................ 112 3.2.4. Nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................... 113 3.2.5. Xử lý kết quả thực nghiệm .............................................................. 113 3.2.6. Tổ chức thực nghiệm vòng 1 .......................................................... 114 3.2.7. Tổ chức thực nghiệm vòng 2 .......................................................... 120 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 127 KẾT LUẬN .................................................................................................. 128 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 131 PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông CSDL Cơ sở dữ liệu CSVC-TB Cơ sở vật chất - thiết bị DBĐH Dự bị đại học ĐC Đối chứng GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HSSV Học sinh sinh viên TN Thực nghiệm THPT Trung học phổ thông
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT .......... 24 Bảng 1.2: Khung năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc ......................................................................................... 26 Bảng 1.3: Các mức phát triển năng lực của thang đo SOLO ...................... 28 Bảng 1.4: Mô tả chi tiết năng lực sử dụng CNTT&TT ............................... 29 Bảng 1. 5: So sánh dạy học tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực ............ 39 Bảng 1.6: Thang đo theo giá trị trung bình ................................................. 48 Bảng 1.7: Kết quả mức độ quan tâm của giáo viên tới năng lực sử dụng CNTT&TT thông qua bài giảng ................................................. 50 Bảng 1. 8: Mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học ............. 51 Bảng 1.9: Mức độ phù hợp của nội dung dạy học môn tin học .................. 52 Bảng 1.10: Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả .. 54 Bảng 1.11: Các con đường phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT............ 55 Bảng 2.1: Phân phối chương trình môn Tin học ......................................... 62 Bảng 2.2: Mô tả ngữ cảnh các môn học trong chương trình DBĐH .......... 90 Bảng 2.3: Dạy học dự án hình thành và phát triển năng lực học sinh ........ 95 Bảng 2. 4: Một số chủ đề dự án áp dụng trong dạy học tin học................... 98 Bảng 3.1: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha tính cần thiết của các biện pháp............................................................................. 107 Bảng 3.2: Kết quả phân tích nhân tố EFA về tính cần thiết của các biện pháp ........................................................................................... 107 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha về tính khả thi của các biện pháp............................................................................. 110 Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA về tính khả thi của các biện pháp ................................................................................... 110
- ix Bảng 3.5: Lớp TN và ĐC vòng 1 .............................................................. 114 Bảng 3.6. Kết quả học tập của học sinh nhóm TN và ĐC ........................ 114 Bảng 3.7: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu vào của thực nghiệm ................................... 115 Bảng 3.8: Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TN vòng 1 . 116 Bảng 3.9: Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 ............ 117 Bảng 3.10: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu ra của thực nghiệm...................................... 118 Bảng 3.11: Lớp TN và ĐC thực nghiệm vòng 2 ......................................... 120 Bảng 3.12: Kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trước khi thực nghiệm vòng 2 ......................................................................... 120 Bảng 3.13: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu vào thực nghiệm ......................................... 122 Bảng 3.14: Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TN vòng 2 . 123 Bảng 3.15: Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 2 ............ 123 Bảng 3.16: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu ra của thực nghiệm...................................... 124 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1: Các thành phần của năng lực CNTT&TT trong chương trình ....... 11 Hình 1.2: Tiến trình phát triển năng lực.......................................................... 37 Hình 2.1. Tiến trình thiết kế bài dạy ............................................................... 67
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1: Mức độ sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực ..... 52 Biểu đồ 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp .............................. 108 Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp .................... 111 Biểu đồ 3. 3: Kết quả điểm đầu vào trước thực nghiệm vòng 1 .................. 115 Biểu đồ 3.4: Tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm vòng 1 ........................................................................ 116 Biểu đồ 3.5: Tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm lớp TN và ĐC ............. 117 Biểu đồ 3. 6: Kết quả điểm đầu vào trước thực nghiệm vòng 2 .................. 121 Biểu đồ 3. 7: Tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC............. 123 Biểu đồ 3.8: Biểu diễn đường tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm lớp TN và ĐC sau khi thực nghiệm vòng 2 ............................................. 124
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI, loài người đã và đang bước vào kỷ nguyên của CNTT&TT cùng với nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa. CNTT&TT là chìa khóa, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, đã làm thay đổi cuộc sống, cách học tập, cách làm việc, nâng cao hiệu quả của việc học tập, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế bền vững. Việc sử dụng CNTT&TT là một bộ phận không tách rời của xã hội hiện đại, là “kỹ năng sống”, trở thành “yêu cầu và quyền” của mỗi con người. Ủy ban Châu âu xác định năng lực CNTT&TT là một trong tám năng lực chính để học tập suốt đời, đây là năng lực mà mọi người cần phải có để trang bị cho cá nhân, đảm bảo là công dân tích cực, gắn kết trong xã hội và làm việc trong xã hội tri thức [64]. Đối với Việt Nam, CNTT&TT giữ vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nước ta đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển sang nền kinh tế tri thức, với những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị 58 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ban hành ngày 17/10/2000 đã xác định: “Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại”. Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI [2] “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
- 2 móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Để người học đạt được yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thì phải tập trung vào dạy cách học, tăng cường tự học, chủ động chiếm lĩnh tri thức, thích ứng với những khoa học tiến bộ trên thế giới thì người học cần phải có năng lực sử dụng CNTT&TT. Đây là nền tảng thiết yếu cho việc học tập và hỗ trợ học tập, đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý thông tin và chuyển đổi thành tri thức. Giúp học sinh nhanh chóng hoà nhập, cải thiện được động lực và sự sáng tạo khi phải đối mặt với môi trường mới. Năng lực này cũng giúp học sinh có được công cụ đắc lực để tăng cường khả năng lĩnh hội tri thức, đáp ứng nhu cầu học tập, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và thích ứng với xã hội hiện đại. Đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm “Nhà nước thành lập trường DBĐH cho con em người dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần đào tạo nguồn cán bộ cho các vùng này” [7]. Trường DBĐH có nhiệm vụ bổ túc kiến thức, bồi dưỡng văn hoá cho học sinh người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT có đủ trình độ vào học đại học. Sau một năm học tập tại trường DBĐH, học sinh được hệ thống hoá kiến thức của chương trình THPT, đồng thời được bồi dưỡng nâng cao về phẩm chất, năng lực, cách học để tiếp tục học lên đại học, đây là nguồn cán bộ tương lai góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Trong hơn 40 năm qua, các trường DBĐH dân tộc đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh DBĐH dân tộc. Tuy nhiên,
- 3 kết quả vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu về tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số. Về cơ bản học lực của học sinh còn yếu, chưa thực sự tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện. Nguyên nhân do trình độ học sinh không đồng đều, đa dạng về dân tộc, sự giao thoa về ngôn ngữ, nên gặp khó khăn trong quá trình học tập. Năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh để tiếp cận với cách học ở đại học còn yếu. Kiến thức, kỹ năng môn Tin học trong quá trình học tập tại trường phổ thông còn rời rạc, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn còn hạn chế. Với những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT, phát triển khung lí thuyết và đề xuất các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học môn Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Tin học ở trường DBĐH dân tộc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Năng lực sử dụng CNTT&TT; - Các biện phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc trong dạy học Tin học tại trường DBĐH. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài khảo sát thực trạng về năng lực sử dụng CNTT&TT đối với học sinh DBĐH dân tộc, giáo viên môn Tin học tại 4 trường trong địa bàn nghiên cứu gồm: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương; Trường Dự bị
- 4 Đại học Dân tộc Sầm Sơn; Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh. - Thực nghiệm tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện được hệ thống các biện pháp trong dạy học Tin học theo định hướng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT phù hợp với loại hình trường DBĐH dân tộc, với đặc điểm học sinh người dân tộc thiểu số, thì sẽ phát triển được năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc. - Khảo sát thực trạng dạy học Tin học ở các trường DBĐH dân tộc theo định hướng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh. - Xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho đối tượng là học sinh DBĐH dân tộc. - Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc theo chuẩn khung năng lực đã xây dựng. - Kiểm nghiệm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá và phân loại các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến năng lực, phát triển năng lực, năng lực sử dụng CNTT&TT, khung năng lực, quy trình dạy học phát triển năng lực. Để xác định cơ sở lý luận của vấn đề phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
- 5 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Xây dựng hệ thống câu hỏi và phỏng vấn giáo viên, học sinh DBĐH dân tộc để tìm hiểu thực trạng dạy học Tin học, phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc. - Việc xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên môn Tin học trong quá trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT, đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tác giả giả sử dụng phương pháp chuyên gia để thực hiện. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, giao lưu giữa các trường DBĐH dân tộc, các trường đại học, cao đẳng để trao đổi, học tập kinh nghiệm. Mục đích là tìm hiểu, đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc. - Sử phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc 6.3. Các phương pháp khác - Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu như: Tỷ lệ %, số trung bình, hệ số tương quan... - Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, phần mềm SPSS để xử lý số liệu phần thực trạng, thực nghiệm sư phạm. 7. Đóng góp mới của đề tài Về lý luận: Hệ thống hóa và phát triển được cơ sở lí luận về phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh trong dạy học Tin học ở trường DBĐH dân tộc. Về thực tiễn: Phát triển được khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc; Đánh giá được thực trạng năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc; Đề xuất được ba biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc thông qua dạy học môn Tin học;
- 6 Đánh giá, khẳng định tính khả thi, hiệu quả của 3 biện pháp đề xuất thông qua phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm. 8. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc và nội dung luận án như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc. Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá
- 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới Lịch sử phát triển của CNTT&TT của nhân loại từ năm 1880, nhà phát minh người Mỹ Herman Hollerith chế tạo ra chiếc máy tính có thể tính toán, lưu trữ, thông tin trên phiếu đục lỗ, đây chính là tiền thân của máy tính hiện đại. Từ đó đến nay, với sự phát triển vượt bậc ngành CNTT&TT đã tạo ra kỷ nguyên văn minh trong lịch sử phát triển của loài người. Trong những năm 1960-1970 năng lực CNTT&TT tập trung vào việc vận hành, sử dụng máy vi tính [59]. Từ năm 1980-1990, năng lực CNTT&TT tập trung để làm ra các phần mềm ứng dụng phục vụ cuộc sống. Sau năm 1990 một lượng thông tin khổng lồ và sự phát triển bùng nổ của Internet. Mục đích chính của năng lực CNTT&TT là phát triển khả năng thu thập, xử lý thông tin dưới các hình thức số hóa khác nhau và kỹ năng tạo ra thông tin mới [70]. Cùng với tiến trình phát triển của CNTT&TT, các tổ chức EU, OECD, UNESCO đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu nhằm đề xuất khung năng lực, xây dựng hệ thống năng lực CNTT&TT cho nhiều đối tượng khác nhau. Từ năm 2005, EU triển khai nghiên cứu khung năng lực điện tử và ban hành các phiên bản 1.0, 2.0, 3.0 [65] [66] [67]. Khung năng lực điện tử này mô tả hệ thống năng lực CNTT&TT dành cho nhiều đối tượng, tổ chức khác nhau, trong đó có cả các cơ sở giáo dục và đào tạo. OECD (2008) nghiên cứu cách sử dụng, thái độ, niềm tin, mục đích, mức độ thành thạo trong sử dụng máy tính của học sinh đối với mỗi quốc gia như truy xuất thông tin, chơi trò chơi, tải phần mềm và nghe nhạc, trò chuyện
- 8 trực tuyến, soạn thảo văn bản, tạo trang web, tạo tài liệu trình chiếu, mức độ tự tin có thể tìm kiếm và sử dụng thông tin [74]. Năm 2012 OECD đưa ra năng lực CNTT&TT dành cho ba đối tượng: Chuyên gia CNTT (người có khả năng phát triển, vận hành và bảo trì các hệ thống CNTT&TT); Người dùng nâng cao (người có năng lực sử dụng các phần mềm nâng cao thường dùng cho ngành nghề); và người dùng cơ bản (có thể sử dụng bộ ứng dụng văn phòng, các công cụ liên quan đến Internet cần thiết cho xã hội thông tin, chính phủ điện tử và cuộc sống) [75]. UNESCO đã có những nghiên cứu năng lực CNTT&TT trong giáo dục. Năm 2002 UNESCO đưa ra hai mô hình phát triển năng lực CNTT&TT trong dạy và học. Mô hình thứ nhất là chuỗi liên tục các phương pháp tiếp cận để phát triển năng lực này trong trường học, gồm 4 phương pháp tiếp cận: Mới nổi; Áp dụng; Tích hợp; Chuyển đổi. Mô hình thứ 2 là các giai đoạn dạy và học thông qua CNTT&TT, gồm 4 giai đoạn chính: Khám phá, cách sử dụng, thời điểm và chuyên sâu sử dụng công cụ CNTT&TT. Đồng thời, UNESCO cũng đề xuất phát triển cấu trúc chương trình giảng dạy CNTT&TT cho giáo viên và học sinh để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực CNTT&TT gồm: Phổ biến CNTT&TT; Ứng dụng CNTT&TT trong các môn học; Tích hợp CNTT&TT vào giảng dạy; Chuyên sâu, nâng cao về CNTT&TT [79]. Năm 2008, UNESCO [80] đưa ra tiêu chuẩn năng lực CNTT&TT gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể như sau: - Kiến thức: Phát triển nền tảng cơ bản của kiến thức, nâng cao nhận thức, vai trò, chức năng của CNTT&TT. Kiến thức gồm 6 thành phần cốt lõi: (1). Thông thạo với điện thoại, máy tính, Internet và các thiết bị CNTT&TT khác; (2). Khả năng tìm hiểu CNTT&TT; (3). Hiểu được đặc trưng sử dụng cơ bản CNTT&TT; (4). Áp dụng công nghệ vào cuộc sống hàng ngày như: Gọi điện thoại, gửi tin nhắn SMS, xử lý văn bản, bảng tính, CSDL, lưu trữ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
161 p | 326 | 92
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay
239 p | 168 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 p | 60 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
0 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
212 p | 94 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của nông hộ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
165 p | 55 | 11
-
Bản thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án tiến sĩ: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 p | 110 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 33 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển chiến lược Marketing của các chuỗi siêu thị bán lẻ Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 74 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
198 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
232 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
35 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
27 p | 77 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
24 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn