Luận án Tiến sĩ: Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay
lượt xem 15
download
Luận án nhằm góp phần gia tăng hiệu quả phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đáp ứng yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tiến sĩ ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐOÀN ĐỨC KHÁNH PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CỦA NGHIÊN CỨU SINH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2015 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
- ĐOÀN ĐỨC KHÁNH PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CỦA NGHIÊN CỨU SINH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mã số: 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Phùng Văn Thiết 2. PGS, TS Bùi Mạnh Hùng HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với những công trình đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đoàn Đức Khánh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CỦA NGHIÊN CỨU SINH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ 27 1.1. Ý tưởng sáng tạo và thực chất phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự 27 1.2. Tính quy luật phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự 49 Chương 2 THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CỦA NGHIÊN CỨU SINH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ HIỆN NAY 69 2.1. Thực trạng và nguyên nhân phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay 69 2.2. Nhân tố tác động và yêu cầu phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay 93 Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO CỦA NGHIÊN CỨU SINH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ HIỆN NAY 119 3.1. Tiếp tục đổi mới các yếu tố cơ bản của đào tạo nhằm tạo động lực cho phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự 119 3.2. Xây dựng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự 135 3.3. Phát huy nhân tố chủ quan của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong phát triển ý tưởng sáng tạo 147 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHỤ LỤC 171
- 3 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Tên đề tài nghiên cứu của luận án: “Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay, được tác giả trăn trở suy nghĩ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đây là một công trình khoa học có tính mới, độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước. Cùng với ý tưởng của mình và sớm có sự định hướng, trao đổi với tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, tác giả quyết định lựa chọn đề tài này làm vấn đề nghiên cứu trong luận án, từ đó có thể đem lại những giá trị hữu ích cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý đào tạo sau đại học. Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số nội dung, đặc điểm và những vấn đề có tính quy luật phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh; phân tích làm rõ thực trạng, chỉ ra những nhân tố tác động và các yêu cầu, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Những vấn đề được trình bày trong luận án là sự kế thừa có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu trước đó của tập thể và cá nhân các nhà khoa học có liên quan đến đề tài luận án. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong xã hội thông tin hiện nay là trình độ tư duy, tri thức, tư tưởng của con người đang có những bước phát triển mạnh mẽ, theo hướng "tổ chức, quản lý, sáng tạo và đổi mới" dựa trên cơ sở của những ý tưởng mới lạ, độc đáo, hữu ích. Theo đó, vấn đề phát triển ý tưởng sáng tạo xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn đã và đang trở thành nhân tố chi phối, điều khiển và tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển đời sống con người trong xã hội hiện đại. Bởi vì “ý tưởng vừa là nền tảng phát triển vừa là yếu tố sản xuất” [112, tr.10], hầu hết các sản phẩm vật chất và tinh thần được làm ra trong thời đại ngày nay đều có xu hướng kết tinh, hội tụ trong đó hàm lượng tri thức, trí tuệ, chất xám ngày càng cao, vì thế vấn đề phát triển ý tưởng sáng tạo ngày càng được coi trọng và phát huy một cách tối đa. Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự có vai trò quan trọng tạo ra chất lượng mới về tư duy, trí tuệ, khả năng sáng tạo trong hoạt động lý luận và thực tiễn chính trị quân sự của người học ở hiện tại và tương lai. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu
- 4 cầu, nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ; làm tăng chất lượng nguồn nhân lực bậc cao cho Đảng, Nhà nước về khoa học xã hội và nhân văn quân sự, chuyên sâu về khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối quân sự của Đảng. Nhận thức rõ về vấn đề này, các chủ thể phát triển thường xuyên quan tâm, coi trọng sự phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn, phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự vẫn còn tồn tại hạn chế, bất cập về hàm lượng khoa học, tính mới, độc đáo và hữu ích còn chưa đậm độ, sự phá cách, tính đột phá chưa rõ ràng; việc tìm tòi, khám phá ra ý tưởng mới về hướng nghiên cứu, tiếp cận mới hoặc các quan điểm, giải pháp, cách diễn dịch mới còn hạn chế; vẫn còn hiện tượng trùng lặp khá rõ về nội dung, hình thức kết cấu trong các sản phẩm, công trình khoa học của nghiên cứu sinh làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiếp tục đặt ra cho khoa học xã hội và nhân văn quân sự cần làm sáng tỏ trên hai phương diện lý luận và thực tiễn về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, sức mạnh, phương thức bảo vệ Tổ quốc; nội dung xây dựng nền quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; quan điểm, phương châm xây dựng Quân đội về chính trị; bổ sung, phát triển, hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội; những vấn đề chính trị quân đội nước ngoài; đối ngoại quốc phòng, quân sự trong tình hình mới. Vì thế, nghiên cứu làm rõ sự phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự làm cơ sở cho xây dựng đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ tư duy lý luận cùng với khả năng vận dụng, sáng tạo tri thức mới, áp dụng vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, giáo dục bộ đội; giải quyết đúng đắn, kịp thời đòi hỏi từ thực tiễn hoạt động chính trị quân sự và cuộc sống; góp phần vào xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị trong tình hình mới là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết, được tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Góp phần gia tăng hiệu quả phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đáp ứng yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tiến sĩ ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ các vấn đề về ý tưởng, ý tưởng sáng tạo; lập luận, phân tích, khái quát về thực chất và tính quy luật phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. - Đánh giá thực trạng, nguyên nhân, chỉ ra yếu tố tác động, xác định các yêu cầu trong trong phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát huy nhân tố tích cực và khắc phục những hạn chế, bất cập trong phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. * Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học; đề tài sử dụng các tài liệu, số liệu điều tra, khảo sát chủ yếu là từ năm 2008 đến nay (chỉ tập trung vào nghiên cứu sinh là cán bộ, sĩ quan quân đội), không nghiên cứu, tìm hiểu nghiên cứu sinh dân sự. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận của luận án: là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết của Đảng uỷ quân sự Trung ương về giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ; về xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng và phát huy nguồn lực con người, các công trình khoa học có liên quan. * Cơ sở thực tiễn của luận án: là tình hình thực tiễn phát triển ý tưởng sáng tạo, các kết quả điều tra khảo sát của tác giả và những số liệu báo cáo, tổng kết của các cơ quan đơn vị có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.
- 6 * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài luận án vận dụng hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; hệ thống phương pháp nghiên cứu về tư duy (phức hợp, đột phá, tích cực, độc lập…); phương pháp luận nghiên cứu khoa học và các phương pháp khoa học liên ngành; ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống - cấu trúc, lô gích - lịch sử, phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học, phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia,v.v. 6. Những đóng góp mới của luận án Bổ sung, làm rõ đặc trưng ý tưởng và ý tưởng sáng tạo, xây dựng khái niệm ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh; chỉ ra đặc điểm và tính quy luật phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Đánh giá thực trạng, làm rõ nhân tố tác động, chỉ ra các yêu cầu có tính nguyên tắc; đề xuất giải pháp cơ bản, đồng bộ nhằm phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận: Với kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giải quyết làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự. * Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu luận án cung cấp cơ sở khoa học học trong việc thực hiện các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình triển ý tưởng sáng tạo của nghiên cứu sinh khoa học xã hội và nhân văn quân sự hiện nay; kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý đào tạo sau đại học ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của công trình gồm: phần mở đầu; tổng quan về vấn đề nghiên cứu; nội dung bố cục thành 3 chương (7 tiết); kết luận; các công trình khoa học đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
- 7 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến phát triển ý tưởng sáng tạo Tác giả S.E.Frost với tác phẩm “Những vấn đề cơ bản của triết học” [36], đã đề cập tới ý tưởng và tư duy, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các quan điểm của các nhà triết học thời cổ, trung đại đến cận đại như: Heraclitus, Socrates, Platon, Aristotle, Glile, Descartes, Spinoza, Locke, Kant, Hegel, Comte, Mill, James, Dewey. S.E.Frost đặt vấn đề: chúng ta có những ý tưởng từ đâu, bản chất của chúng là gì? Bằng cách nào có những kết luận và dựa vào đó để hành động? Căn cứ vào đâu có thể biết hành động này sẽ mang lại hạnh phúc còn hành động khác mang tới bất hạnh? Phải chăng chúng được sinh ra cùng với chúng ta và chúng có ý thức về thời gian hoặc phải chăng chúng ta có chúng từ những cảm nhận? Hay do các vị thần phát hiện ra chúng giúp chúng ta? Những quy luật tư duy là gì? Các nhà tư tưởng của mỗi thời đại nghiên cứu tư duy như thế nào? Tất cả những điều đó được S.E.Frost khái quát lại tư tưởng của các nhà triết học bàn về ý tưởng: Triết gia Hy Lạp, Platon (427 - 347 TCN) người đầu tiên trong lịch sử triết học bàn về ý tưởng, coi đó là một cái gì bất biến, vĩnh cửu, nguyên mẫu. Nhưng do xuất phát từ quan điểm duy tâm khách quan, Platon cho rằng: con người phải vượt qua những giác quan để đến với những ý tưởng, thứ không bắt nguồn từ cảm nhận và không phụ thuộc vào cảm nhận. Ông lý giải linh hồn đến với thế giới và mang theo cùng với nó những ý tưởng có thực. Những thứ này đã được tồn tại trong nó trước khi được sinh ra. Tri thức thực có được khi những ý tưởng này được nhớ lại và đặt trước ý thức. Đây là “tri thức nhận thức” khi được phân biệt với tri thức giác quan, thứ thực sự không phải là tri thức [36, tr.314]. Với sự khởi đầu của các quan điểm khoa học của thời kỳ Phục hưng, nhà triết học người Ý, Galieo (1546 - 1642) đại diện cho chủ nghĩa duy vật cơ giới đã cho rằng: “Ý tưởng của chúng ta nên dựa vào việc quan sát hoặc thử nghiệm. Nhưng họ cũng nên thêm vào những cảm nhận, hiểu biết. Họ nên xây dựng các ý tưởng nằm ngoài việc quan sát, thử nghiệm và suy nghĩ” [36, tr.320]. Khi đề cập đến ý tưởng, triết gia người Pháp, Descartes (1596 - 1650), với lập trường nhị nguyên luận đã thiết lập một nguyên tắc cơ bản về tất cả lối suy
- 8 nghĩ, thứ mà tất cả những ý tưởng đúng phải là rõ ràng và riêng biệt. Trí óc có những quy phạm về tính rõ ràng và riêng biệt của nó, những quy phạm được mang lại cho trí óc nhờ vào bản chất của nó. Descartes đã lập luận tri thức đến với con người không phải bởi việc tiếp nhận cảm giác mà là thông qua sự lý giải thận trọng từ những tiền đề căn bản; mỗi một ý tưởng có thể được chấp nhận nếu nó là rõ ràng và riêng biệt sau khi nó đã được lý giải [36, tr.321]. Nhà triết học duy vật người Hà Lan, Spinoza (1632 - 1677), đưa ra lập luận: tri thức đầy đủ, những ý tưởng rõ ràng và riêng biệt, tri thức hợp lý là kết quả từ việc lý giải những sự vật đã được biết đến; tri thức trực giác - loại tri thức tốt nhất và mang tới một sự thật không thể bị nghi ngờ. Ở đây không thể có một sai lầm nào[36, tr.322]; là người theo chủ nghĩa duy lý, Spinoza đã đề cao vai trò của trí tuệ và cho rằng trực giác là cơ sở sâu sắc nhất của năng lực sáng tạo tinh thần con người. Nếu như vai trò của Descartes là ở chỗ đã biến quan niệm về trực giác thần bí phi lí tính thành trực giác trí tuệ thông qua mối liên hệ tất yếu với nhận thức lôgic, còn trực giác theo Spinoza mặc dù vẫn là hình thức nhận thức cao nhất nhưng đó nguồn gốc và gắn liền với diễn dịch. Cùng đề cập đến ý tưởng, nhà triết học duy vật người Anh, John Locke (1632 -1704), với sự đề cao kinh nghiệm (tính duy cảm) là nguồn gốc của nhận thức, ông đã kết luận tất cả những ý tưởng đến với cá nhân thông qua cảm nhận của giác quan. Khi giao tiếp với môi trường thì kích thích những giác quan, gây ra những cảm giác, trí óc tiếp nhận và tổ chức những cảm giác này thành các ý tưởng và các khái niệm. Vì vậy, không có những ý tưởng bẩm sinh trong trí óc; tất cả những ý tưởng của nó đến từ bên ngoài. Những ý tưởng được tiếp nhận thông qua cảm nhận từ giác quan được Locke gọi là những ý tưởng đơn giản. Khi những ý tưởng đơn giản được tổ chức lại thì tạo ra những ý tưởng phức tạp [36, tr.322]. Đối với nhà triết học Kant (1724 - 1804) là người theo chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm đã tìm cách vượt qua những khó khăn của cả hai thái cực, bằng việc cho rằng chúng ta hoàn toàn nhận các cảm giác từ môi trường, từ “vật tự thân”, nhưng lại cho rằng trí óc thuộc về một bản chất như thế, nó định dạng những cảm giác này thành những ý tưởng. Trong đó ý tưởng của chúng ta là một kết quả của kiểu cơ quan suy nghĩ, thứ mà chúng ta có và được quyết định bởi bản chất của nó. Tất nhiên, chúng ta có thể đưa ý tưởng lại với nhau thành những ý tưởng lớn
- 9 và phổ biến và có thể hành động như thể những điều khái quát này là đúng. Thực tế, để thỏa mãn những bản chất đạo đức của mình thì chúng ta phải hành động. Nhưng ở đây chúng ta đang đề cập tới những sự đánh giá chứ không phải những ý tưởng có thể chứng minh được [36, tr.324 - 325]. Kant đã xem ý tưởng như là một chức năng của lý trí. Một trong những đại diện của nền triết học cổ điển Đức là Hegel với lập trường của chủ nghĩa duy tâm khách quan đã đưa ra quan điểm về ý tưởng rằng, những tiến trình của trí óc nhân loại và của tự nhiên là giống nhau. Hình thức cao nhất của tư duy là sự kết hợp hài hòa cả hai trong một sự tổng hợp đưa việc suy nghĩ lên một bước cao hơn. Trí óc con người không dừng lại cùng với các mặt đối lập mà cố gắng xóa bỏ chúng bằng việc tác động lên chúng một sự tổng hợp. Vậy thì chức năng cao nhất của trí óc là hoạt động đó khiến cho một người có thể nhìn thấy toàn bộ sự vật, nhìn thấy những mặt đối lập được hợp nhất. Ở đây, con người có khả năng đáp ứng tầm cao có thực về bản chất của mình. Suy nghĩ chuyển động từ những ý tưởng đơn giản cho đến những khái niệm phức tạp hơn, từ tính chất cá thể cho tới tính chất phong phú và đầy đủ. [36, tr.326 - 327]. Sau cùng, S.E.Frost đã đưa ra những nhận định rất khách quan: Tất cả mọi người đều biết tư duy. Tất cả chúng ta đều có những “ý tưởng” hoặc những tư duy, chúng ta nhìn thấy thế giới xung quanh và nhớ những gì chúng ta nhìn thấy. Chúng ta đưa ra những sự suy luận từ thực tế mà chúng ta cảm nhận, rút ra kết luận và biến chúng thành nền tảng cơ sở cho hành động của chúng ta. Chúng ta đã cho rằng “con người” là sinh vật sống biết tư duy. Như vậy, sự giải thích về ý tưởng và tư duy đã có hướng chắc chắn thoát khỏi siêu nhiên. Con người đã cố gắng giải thích tư duy theo tự nhiên, như một kết quả của những tiến hóa tự nhiên và phụ thuộc vào những quy luật tự nhiên [36, tr.310 - 311]. Hai tác giả Bobbi Deporter & Mike Hernacki trong các tác phẩm “Phương pháp tư duy siêu tốc” [5],“Phương pháp học tập siêu tốc” [6] và “Phương pháp ghi nhận siêu tốc” [7] đã khẳng định sáng tạo là một thuộc tính bản chất, kỹ năng phổ biến vốn có của con người, song nếu không được rèn luyện, củng cố thì sẽ mai một. Chúng ta muốn phát triển các kỹ năng sáng tạo thì phải luôn có sự tin tưởng và an toàn. Các ông cũng đã chỉ ra vai trò của môi trường sáng tạo và những quy tắc nhất định khi các chủ thể tiến hành hoạt động sáng tạo phải tuân
- 10 thủ theo chúng. Đồng thời, hai tác giả còn chỉ ra phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề sáng tạo: 1) nắm rõ mục tiêu của vấn đề; 2) đưa ra các ý tưởng; 3) xem xét, lựa chọn ý tưởng phù hợp; 4) kế hoạch hành động thực thi các ý tưởng; 5) đánh giá kết quả thực hiện các ý tưởng [5, tr.185 - 198]. Các ông khẳng định, muốn trở thành nhà tư tưởng sáng tạo, điều cần thiết là phải có trí tò mò, thích thể hiện, sẵn sàng mạo hiểm và ham muốn làm việc có hiệu quả. Dù bất luận thế nào thì khởi nguồn, tiền đề của ý tưởng sáng tạo đều xuất phát từ tri thức, kiến thức. Hai nhà sưu tập ý tưởng, Chip Health và Dan Health trong tác phẩm “Tạo ra thông điệp kết dính” [13] đã giải phẫu các ý tưởng và giải thích các phương pháp khiến cho ý tưởng mới nảy nở và trở nên hợp lý, hiệu quả hơn trong cuộc sống, bằng các nguyên tắc cơ bản: đơn giản, bất ngờ, cụ thể, tự tin, gợi cảm xúc, tích luỹ nhiều kinh nghiệm [13, tr.29 - 32]. Các ông còn chỉ ra sáng tạo là mang tính hệ thống, để ý tưởng sáng tạo của con người luôn nảy nở và phát triển thì phải được đào tạo, huấn luyện về các kỹ năng sáng tạo. Chip Health và Dan Health còn đề cao vai trò của sự nhận biết ý tưởng. Hoàn toàn không phải cứ "có tài năng sáng tạo bẩm sinh thì mới tạo ra ý tưởng vĩ đại"; điều quan trọng phải nhận ra sự sáng tạo có mối quan hệ tương tác, thế giới sẽ luôn luôn có nhiều ý tưởng xuất sắc khi chúng ta là những người nhận biết xuất sắc và phải luôn nỗ lực hết mình để các ý tưởng được hiện thực hoá vào cuộc sống. Tác giả Michael Michalko trong tác phẩm “Đột phá sức sáng tạo” [66], đã chỉ ra phương pháp tạo ra ý tưởng. Trên cơ sở, nghiên cứu, phân tích các thiên tài tư duy sáng tạo trong lịch sử nhân loại từ Leonardo da Vinci đến Walt Disney, Pablo Picasso đến Thomas Edison, nhà bác học Charles Darwin đến thiên tài Martha Graham. Michael đã giải thích quá trình phát triển ý tưởng của họ với các bước đơn giản, dễ theo dõi, bất cứ ai cũng có thể áp dụng để trở nên sáng tạo hơn. Ông đưa ra một số chiến lược tư duy sáng tạo và tổ chức lại tư duy trên cơ sở các chiến lược khởi phát ý tưởng. Mỗi chiến lược tư duy sáng tạo gồm nhiều kỹ thuật thực hành và chỉ dẫn chi tiết về cách thức áp dụng chúng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo Michael cần thay đổi cách thức xem xét, giải quyết các vấn đề của cuộc sống, đưa ra hệ thống các giải pháp cải tiến cụ thể cho những thách thức mà con người đang từng ngày phải đối mặt. Ronald Gross trong tác phẩm "Học tập đỉnh cao" [89] đã cung cấp những phương pháp, cách thức lập kế hoạch “học tập suốt đời” nhằm thành công trong
- 11 học tập và trong sự nghiệp. Ông đưa ra những chỉ dẫn thiết thực, hữu ích về xây dựng định hướng phát triển của mỗi cá nhân; mang lại những cái nhìn mới và cách nghĩ mới về việc học. Ronald Gross đã chú trọng phát triển óc phân tích, tư duy sáng tạo; cần học cách sử dụng toàn bộ khả năng của não bộ để tạo dựng ý tưởng thông qua việc học tập. Với một số chiến lược: quản lý tốt hơn vấn đề đang tìm hiểu; đặt những câu hỏi sâu sắc và sáng suốt xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân; khơi dậy dòng ý tưởng sáng tạo nhờ biện pháp tư duy dựa trên khái niệm như các liên kết hình thái học, mối liên hệ đa chiều; sắp xếp toàn bộ các khả năng của não bộ (tưởng tượng, trực giác, cảm giác) theo phương pháp kết hợp. Đặc biệt, ông đã nhấn mạnh sự loé sáng ý tưởng bằng tưởng tượng "sáng tạo thực sự có nghĩa là cho phép não bộ tạo ra càng nhiều ý tưởng" [89, tr.275 - 276]. Tác giả Thomas Amstrong trong tác phẩm “7 loại hình thông minh” [94], đã có những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu tư duy, trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người, chúng ta không nên quan niệm một cách định kiến, hạn hẹp về trí thông minh. Ông chỉ ra cách tiếp cận trí thông minh với các góc nhìn mới, đa chiều; ai cũng có trí thông minh ở dạng khởi phát hay tiềm ẩn hoặc không được khai thác, phát huy và mất đi vì lý do nào đó. Đồng thời, ông đưa ra chỉ dẫn muốn khám phá, phát triển các ý tưởng thì phải rèn luyện, trau dồi quá trình tư duy, tăng cường quan sát, rèn luyện trí tưởng tượng, liên tưởng; tạo ra sự thông thái, nhạy cảm của hệ thống thần kinh; thường xuyên ghi chép, đồ họa, lập biểu đồ, sử dụng nhật ký ý tưởng để lưu lại những suy nghĩ, ý nghĩ nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày [94, tr.93]. Do đó, phải thường xuyên luyện tập và giữ lấy những ý tưởng nảy sinh trong quá trình đó, học cách khái quát những ý tưởng, loại bỏ những khuôn mẫu nhận thức cũ, lỗi thời, tiến đến những cách thức nhận thức mới hơn, sáng tạo hơn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tác giả Tony Buzan nhà phát minh ra những sơ đồ tư duy, với các tác phẩm của ông: “10 cách đánh thức tư duy sáng tạo" [100],"Sơ đồ tư duy" [101] và “Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy” [102], “Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan” [103], đã chỉ ra cách thức giúp con người phát huy khả năng sáng tạo của tư duy, khám phá những ý tưởng mới và vẽ chúng bằng bản đồ. Ông chứng minh rằng, con người có thể điều khiển bản chất cũng như sự phát
- 12 triển của quá trình tư duy, xét về lý thuyết, khả năng sáng tạo của con người là vô hạn; cần xây dựng các kỹ năng để nâng cao trí tuệ, trí thông minh. Theo đó, muốn ý tưởng sáng tạo thăng hoa, phát triển, con người luôn có ước mơ, khát vọng trong sáng, kiên trì rèn luyện, nỗ lực học tập, có quyết tâm, mạo hiểm trong cuộc sống. Đặc biệt, phải có óc liên tưởng, tưởng tượng, sự thông suốt là điều kiện nảy sinh ý tưởng mới và giải phóng não bộ. Ông còn chỉ rõ phương cách và những yếu tố cấu thành sức sáng tạo, chính là hiệu suất, sức mạnh dung lượng, tốc độ trong sáng tạo; nõi rõ kỹ thuật lập sơ đồ tư duy, kết hợp cùng chương trình Bost, giúp người học ở mọi trình độ có thể tiếp cận phương pháp học tập tích cực, ông phân tích các trở ngại đối với việc học tập, hướng dẫn cách nạp năng lượng tối đa cho trí nhớ. Thông qua việc thực hành, chúng ta tự tin hơn, đồng thời phát huy tốt năng lực học tập, tạo dựng được nhiều ý tưởng mới. Tác giả Virender Kapoor trong tác phẩm “PQ - Chỉ Số Đam Mê” [115], đã chỉ ra không phải chỉ số thông minh (Intelligence Quotient - IQ) mà chính là chỉ số đam mê (Passion Quotient - PQ) mới tạo sức mạnh quyết định thành công của con người. “Chỉ số đam mê” là một thuật ngữ mới mà Virender Kapoor sáng tạo ra như là một cách nói mới về những gì chúng ta hay dùng để chỉ sự nhiệt huyết hay ngọn lửa trong lòng. Niềm đam mê của chúng ta là gì và nhận biết như thế nào về những thứ mình thích và không thích, chúng ta đã biết cách sử dụng niềm đam mê của mình như những người thành công chưa? Với PQ - Chỉ Số Đam Mê, tác giả đã loại bỏ ảo tưởng rằng bằng cấp và chỉ số IQ cao mới là những động lực thúc đẩy để đạt được thành công. Chỉ số IQ giống như một đoạn mạch AND vững chắc rất khó cải thiện. Còn chỉ số PQ là chất lửa trong mỗi con người, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh, phát triển làm thăng hoa sự đam mê học tập, nghiên cứu và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tác giả Michael J.Geblb trong sách “Khám phá thiên tài trong bạn” [65], gợi cho chúng ta những ý tưởng sáng tạo thông qua tìm hiểu các thiên tài trong lịch sử, ông đã chỉ ra, não bộ con người là một siêu máy tính với cấu trúc hơn 100 tỉ nơ ron thần kinh có năng lực tiếp thu cao, chứa đựng khả năng ghi nhớ, học tập và sáng tạo vô hạn. Do đó, tất cả chúng ta đều sinh ra với tiềm năng trở thành thiên tài, để tiềm năng này được bộc lộ trọn vẹn, bản thân mỗi người phải tìm cách phát huy nó. Nhưng quan trọng hơn, những nguyên lý tư duy tiến bộ là tinh
- 13 thần cầu thị, ham muốn phát triển năng lực tri giác, dấn thân khai phá, thay đổi thế giới quan hay trau dồi trí tuệ xúc cảm của Platon, Christopher, Copernicus, Shakespears, Thomas Jefferson, Charles Darwin, Mahatma Gandhi, Albert Einstein,…sẽ giúp chúng ta rèn luyện trí tuệ và không ngừng hoàn thiện bản thân. Tập thể tác giả Helga Nowotny - Peter Scott - Michael Gibbons với tác phẩm “Tư duy lại khoa học” [40], đã đưa ra ý tưởng, cách nghĩ mới và có những kiến giải sâu sắc về tiến đồ phát triển của khoa học trong giai đoạn hiện nay, khi thực tế tự nhiên, xã hội - các đối tượng nhận thức của chúng ta - đã và đang bộc lộ các đặc trưng phức tạp, hỗn độn và bất định, tầm nhìn và năng lực nhận thức của chúng ta còn vướng cản trong lối tư duy cơ giới, với niềm tin vào các quy luật nhân quả giản đơn, tuyến tính. Các tác giả nói, do tri thức được bối cảnh hóa, rất có thể không còn một khoa học độc lập, tự quản, sản xuất ra những tri thức khách quan, độc lập, thuần khiết, một cái lõi tri thức làm nòng cốt của tri thức luận. Bối cảnh hóa cũng có nghĩa là các bối cảnh khác nhau, tức là xã hội, tăng cường tác động đối đáp lại khoa học, tham gia tích cực vào sản xuất tri thức. Tiêu chí của những sản phẩm tri thức được tạo ra sẽ không chỉ là những tri thức đúng, những “chân lý khách quan”, mà còn phải kể đến những “tri thức tin cậy được”, những “tri thức thiết thực về mặt xã hội” (socially robust knowledge). Các thiết chế sản xuất tri thức, các trường đại học, các phòng nghiên cứu khoa học cũng có nhiều thay đổi theo yêu cầu của bối cảnh hóa. Xã hội tham gia tích cực vào việc sản xuất tri thức, có nghĩa việc làm khoa học, sáng tạo tri thức, không còn bó hẹp vào một số chuyên gia nghiên cứu trong các trường đại học và phòng nghiên cứu, mà mở rộng ngày càng nhiều cho “công chúng”. Việc sản xuất tri thức được “công chúng hóa” dần, có thể tiến đến một hình thức thảo luận dân chủ rộng rãi. Công chúng hóa việc sản xuất tri thức cũng sẽ đi kèm với một sự phân phối mới, rộng khắp hơn các “năng lực chuyên môn” trong xã hội. Các tác giả còn đưa đến cách nhìn, một cách hiểu mới về khoa học và khi ta nói “tư duy lại khoa học” thì điều đó không có nghĩa là nói về một khoa học hiện hữu “được tư duy lại”. Khoa học trong cách nhìn mới sẽ không còn là cái khoa học vốn có với quyền uy tối thượng sản xuất, ban phát các chân lý khách quan, định đoạt tính đúng sai của nhận thức và lý giải của con người, mà là khoa học trong tương lai, khoa học sẽ được phát triển trong sự tương tác thường xuyên với các bối cảnh của tự nhiên và xã hội, các bối cảnh luôn luôn trong tình trạng bị
- 14 tác động của những xáo trộn ngẫu nhiên, bất định, khó dự đoán trước. Khoa học mới, hệ thống sản xuất tri thức sẽ trong những mối tương tác qua lại phức tạp, phi tuyến, trong những trạng thái xa cân bằng, không ổn định. Thông qua các tiến trình như vậy, bằng các khả năng học và thích nghi có thể đạt đến những xuất hiện, những hợp trội với những chất lượng mới cho cả khoa học và xã hội. Hai tác giả Gordon Mace & Francois Petry trong tác phẩm “Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội” [38], đã đưa ra những ý tưởng mới, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, các kiến thức nền tảng của tiến trình phương pháp luận được trình bày, kiến giải giúp tổ chức quá trình tư duy, phát huy tính tự chủ, khả năng phân tích, tổng hợp trong nghiên cứu. Các ông đưa ra các giai đoạn, các khâu, các bước nghiên cứu: 1) lựa chọn đề tài nghiên cứu và xây dựng thư mục tham khảo: một số tiêu chí cần tôn trọng khi chọn đề tài; xây dựng và trình bày thư mục tham khảo của dự án nghiên cứu; cách thức trình bày thư mục tham khảo. 2) tại sao phải xác định một vấn đề nghiên cứu? khu biệt một vấn đề nghiên cứu tổng quát; nhận diện những yếu tố của vấn đề; phát biểu câu hỏi tổng quát và chọn lựa đề tài nghiên cứu. 3) là đặt giả thuyết: thế nào là một giả thuyết; vai trò, đăc trưng, cách kiểm chứng giả thuyết. 4) xây dựng khung phân tích: tại sao phải xây dựng khung phân tích; từ khái niệm đến biến số; phân biệt biến số với đơn vị phân tích; mối quan hệ lôgíc giữa các biến số; từ biến số đến chỉ báo; cơ sở lý luận của việc lựa chọn biến số và chỉ báo. 5) chọn lựa chiến lược kiểm chứng giả thuyết: đâu là bản chất và vai trò của chiến lược kiểm chứng giả thuyết; có những loại chiến lược kiểm chứng nào; tính hiệu lực của bằng chứng; nghiên cứu tương quan hay nghiên cứu trường hợp. 6) chọn lựa kỹ thuật thu thập thông tin: thu thập loại thông tin nào; sử dụng kỹ thuật để thu thập; những phương thức sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin; tiêu chí đánh giá các kỹ thuật thu thập thông tin. 7) xử lý dữ liệu: sắp xếp dữ liệu thông tin như thế nào; phân tích dữ liệu; cần làm rõ những điều gì đối với các phương thức sử dụng của công cụ phân tích. 8) phát biểu các kết luận: các vấn đề văn hóa, đạo đức trong nghiên cứu khoa học xã hội. 2. Những công trình khoa học tiêu biểu trong nước nghiên cứu về phát triển ý tưởng sáng tạo Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia “Giáo trình triết học Mác - Lênin” [46] đã khái quát, làm rõ quan điểm của các nhà sáng lập ra chủ
- 15 nghĩa Mác - Lênin khi đề cập đến ý tưởng, tư duy, nhận thức: Ý tưởng liên quan chặt chẽ với ý thức, chính là ở sự phản ánh năng động, sáng tạo của ý thức. Tính sáng tạo của phản ánh ý thức thể hiện ở chỗ ý thức có khả năng phản ánh bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng; ý thức con người có khả năng biến đổi hình ảnh (cảm tính và lý tính) của sự vật trong đầu óc của mình, tạo ra mô hình mới để từ đó biến đổi sự vật trong hoạt động thực tiễn. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo lại hiện thực, theo nhu cầu thực tiễn xã hội. Giữa ý tưởng, ý thức, nhận thức, thực tiễn có mối quan hệ biện chứng vừa quy định, dàng buộc vừa nương tựa nhau. Theo triết học Mác - Lênin, khi đề cập đến ý thức là bao hàm về nguồn gốc tự nhiên (bộ óc, giác quan, hệ thần kinh), nguồn gốc xã hội (lao động, ngôn ngữ, quan hệ); về bản chất (sự phản ánh năng động sáng tạo). “Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức, đó là tri thức. Tri thức là hành vi duy nhất của ý thức. Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức, chứng nào ý thức biết cái đó. Tri thức là quan hệ có tính chất đối tượng duy nhất của ý thức” [64, tr.236], trong đó tính sáng tạo của ý thức được thể hiện rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai (phản ánh vượt trước), có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học trừu tượng, khái quát cao. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của các mặt cơ bản: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin. Hai Là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình "sáng tác lại" hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Điều đó, càng nói lên tính năng động sáng tạo của ý thức [46, tr.199 - 202].
- 16 Trong ý tưởng cơ cấu hợp lý của nó là một hình thức của tư duy, các loại khái niệm có ý nghĩa đặc biệt liên hợp cả những kiến thức về thực tế hiện tại và mục tiêu chủ quan, với mục tiêu chuyển đổi của nó. Tính đặc thù của ý tưởng là khả năng xác định, đặc điểm quan trọng nhất của các quá trình khách quan tạo ra một tổng thể, hình ảnh chuẩn mực của các đối tượng trong nhận thức và sáng tạo; là sự kết hợp các khía cạnh lý thuyết và thực tế của mối quan hệ của con người với thế giới. Ý tưởng là cơ sở của một quá trình sáng tạo của con người. Ý tưởng có thể đúng hoặc sai. Tiêu chuẩn của chân lý là ý tưởng của thực tiễn xã hội và lịch sử. Giữa ý thức, nhận thức, tư duy, ý tưởng, thực tiễn luôn có mối quan hệ biện chứng, “Nhận thức là quá trình hiện thực khách quan bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức, trong bộ óc con người về hiện thực khách quan. Nhờ có nhận thức, con người mới có ý thức về thế giới; ý thức về cơ bản là kết quả của quá trình nhận thức thế giới. Thế giới vật chất tồn tại khách quan ở ngoài độc lập với ý thức của con người, tác động vào các giác quan sinh ra cảm giác, từ đó đi tới hình thành ý thức” [46, tr.344]. Quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và trở về với thực tiễn. Ph.Ăngghen đã viết “Cái mà tư duy của chúng ta có thể nhận thức được, là căn cứ cho chúng ta thấy tư duy đã nhận thức và hàng ngày đang nhận thức. Và như thế là đủ, cả về mặt lượng lẫn về chất” [1, tr.732]. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.“Chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cách cải biến tự nhiên” [1, tr.720]; cần quán triệt: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức” [52, tr.167]. Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia trong sách“Tư duy phát triển hiện đại: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn” [112], đã giới thiệu những ý tưởng về phát triển của tác giả Gerald M. Meier trong thời đại toàn cầu hóa và khi vai trò của kinh tế tri thức ngày càng tăng, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trong đó tri thức là sức mạnh nòng cốt của lực lượng sản xuất mới. Theo đó, những ý tưởng là mối quan tâm hàng đầu,
- 17 là những hàng hóa kinh tế cực kỳ quan trọng, trong một thế giới với những hạn chế vật chất, chính sự phát hiện ra các ý tưởng lớn, cùng với sự phát triển hàng triệu ý tưởng nhỏ sẽ khiến cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Các ý tưởng là lời chỉ dẫn cho phép chúng ta sử dụng những nguồn lực vật chất hạn chế luôn hiệu quả hơn. Mục đích cuối cùng là làm cho các ý tưởng thích hợp về sự phát triển được tiếp thu và thực thi, “việc thực hiện được ý tưởng là điều căn bản để nâng cao năng suất tổng nhân tố”, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế. Với ý nghĩa sâu sắc, những ý tưởng khoa học còn có thể thay đổi những giá trị của một xã hội và có thể hỗ trợ cho quá trình hiện đại hóa [112, tr.11 - 14]. Đồng tác giả Vũ Đình cự và Trần Xuân Sầm trong tác phẩm “Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức” [14], đưa ra những đặc điểm của lực lượng sản xuất mới hiện nay là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vì tất cả sản phẩm lao động đều là kết quả của quá trình vật hóa sức mạnh của tri thức, đến một mức độ phát triển nhất định của nền sản xuất thì tri thức khoa học có thể trực tiếp trở thành yếu tố đầu vào của sản xuất. Khoa học trong lực lượng sản xuất mới có nghĩa rộng, không chỉ bao hàm khoa học công nghệ mà còn nhiều ngành khoa học xã hội. Những tri thức kinh tế học, khoa học quản lý, tài chính, ngân hàng, tâm lý học, mỹ học, ngôn ngữ học.v.v. ngày càng trở thành yếu tố quan trọng của lực lượng sản suất mới. Tri thức được khẳng định là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành của nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức [14, tr.145 - 148]. Các tác giả chỉ ra phương thức phát triển nền kinh tế tri thức là xã hội học tập, học tập xuốt đời cho mọi người. Để có tri thức, mỗi người cần học tập thường xuyên hơn nữa, có tổ chức và dưới nhiều hình thức, mới, có thể tiếp thu và chuyển hóa tri thức chung thành kỹ năng, thành cái của mình. Việc học tập suốt đời trong nền kinh tế tri thức chẳng những giúp ta vượt qua thách thức của một thế giới biến động, đang đổi thay nhanh chóng, mà còn mở ra cơ hội thích nghi, tiếp cận trong không gian và thời gian hiện đại. Tác giả Phan Dũng với bộ sách "Sáng tạo và đổi mới" gồm 7 tác phẩm: "Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới" [16], "Thế giới bên trong con người sáng tạo" [17], "Tư duy lôgíc, biện chứng và hệ thống" [18], "Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản phần 1”[19], "Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo
- 18 cơ bản phần 2” [20], "Các phương pháp sáng tạo" [21], "Các quy luật phát triển hệ thống" hay (Các quy luật sáng tạo và đổi mới) [22], đưa đến cách nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn sáng tạo. Theo tác giả, sáng tạo là nhu cầu mang tính tự nhiên,"Sáng tạo (creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và ích lợi" [16, tr.21]; "Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới là hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể sử dụng phương pháp dùng để thực hiện sáng tạo và đổi mới" [16, tr.92] nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Công dụng của phương pháp luận sáng tạo và đổi mới nhằm trang bị các cách thức khác nhau trong nghiên cứu xem xét sự vật, hiện tượng; thấy được sự liên hệ, khuynh hướng, dự báo phát triển, nhận biết được sự tương đồng, thống nhất và các loại mâu thuẫn giữa các sự vật; các vấn đề nảy sinh; tăng tính nhạy bén của tư duy trong tiếp thu, đánh giá, xử lý thông tin; phát triển trí tượng tưởng; phát ra các ý tưởng; xây dựng và sử dụng các kiểu tư duy để giải quyết vấn đề sáng tạo. Tác giả đề cao vai trò nền tảng của tư duy lôgíc, tư duy biện chứng và tư duy hệ thống trong việc đáp ứng và phục vụ tốt nhất với tư cách là các kiến thức cơ sở của phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, đồng thời nhấn mạnh đến các yếu tố: tri thức, thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng đưa đến sự thành công trong sáng tạo và đổi mới. Để có ý tưởng sáng tạo, các yếu tố xúc cảm, thói quen, tính nhạy bén, trí nhớ, tưởng tượng, liên tưởng, linh cảm (trực giác); các cấp độ của ý thức, tiềm thức và vô thức [17, tr.178 - 194] hợp thành cơ chế tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành ý tưởng; ngoài ra sức ỳ, điều kiện, môi trường không thuận lợi sẽ là lực cản trong tư duy sáng tạo, làm ý tưởng khó nảy sinh và phát triển. Vì vậy, cần coi trọng phát hiện, bồi dưỡng năng lực sáng tạo, có môi trường thích hợp, để năng lực sáng tạo của các cá nhân có thể phát triển ở mức cao nhất. Theo tác giả, muốn điều khiển hành động và thế giới bên trong con người sáng tạo, phải hiểu lý thuyết và nắm chắc một số mô hình về hệ điều khiển và bị điều khiển, các mối quan hệ tương tác, nhân quả, phản hồi giữa các hệ điều khiển sáng tạo. Tác giả Nguyễn Đình Gấm với bài viết: “Sáng tạo - phẩm chất nhân cách hàng đầu của con người trong xã hội hiện đại” [37], đã đưa ra quan điểm coi sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có. Ở một góc độ nào đó khi nói đến sáng tạo là bao hàm trong đó ý
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
161 p | 326 | 92
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
0 p | 262 | 83
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay
239 p | 172 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 p | 60 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
0 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
212 p | 95 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của nông hộ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
165 p | 58 | 11
-
Bản thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án tiến sĩ: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 p | 110 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 33 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển chiến lược Marketing của các chuỗi siêu thị bán lẻ Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 75 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
198 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
232 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
35 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
27 p | 78 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
24 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn