Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
lượt xem 9
download
Nội dung của luận án tìm hiểu cơ sở khoa học về chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học; thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam; định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết 2. PGS.TS. Lê Danh Tuyên HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các thông tin, số liệu của luận án được trình bày trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố khi đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà nội, tháng 8 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Hồng Trường
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy cô là giảng viên của Học viện, các thầy cô công tác tại khoa Sau đại học, khoa Quản lý nhà nước về xã hội, đặc biệt là PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết và PGS.TS. Lê Danh Tuyên, những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, từ xây dựng đề cương, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực địa đến phân tích số liệu và báo cáo hoàn thành luận án. Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ Y tế (Viện Dinh dưỡng), Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Công tác học sinh, sinh viên), uỷ ban nhân dân các tỉnh nơi đề tài/khảo sát đã được thực hiện và sự giúp đỡ của các cơ quan y tế, cơ quan giáo dục, cơ sở giáo dục tiểu học tại các địa phương, đội ngũ nghiên cứu viên và bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý kiến qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp những nội dung của đề tài nghiên cứu. Luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và bản thân tác giả đã có nhiều nỗ lực, song không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện luận án, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực hiện chính sách dinh dưỡng học đường ở nước ta hiện nay. Hà Nội, tháng 08 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Hồng Trường
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ..........................................................8 1.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu về dinh dưỡng ..................................................8 1.1.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ........... 8 1.1.2. Các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở trong nước ......... 10 1.2. Các tài liệu, công trình nghiên cứu về chính sách y tế, chính sách dinh dưỡng ....19 1.2.1. Nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ............................................. 19 1.2.2. Nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở trong nước .............................................. 22 1.3. Một số nhận xét về tổng quan và vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án ......25 1.3.1. Nhận xét về kết quả nghiên cứu tổng quan........................................................... 25 1.3.2. Vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án ......................................................... 27 Kết luận Chương 1.........................................................................................................28 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ........................................................................................................29 2.1. Một số khái niệm liên quan đến chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học .....29 2.1.1. Giáo dục tiểu học và HSTH .................................................................................. 29 2.1.2. Dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng ................................................................. 32 2.1.3. Chính sách và chính sách dinh dưỡng cho HSTH ................................................ 39 2.2. Sự cần thiết của chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ..............................44 2.2.1. Thực hiện mục tiêu dinh dưỡng quốc gia về cải thiện thể lực và tầm vóc con người Việt Nam ......................................................................................................................... 44 2.2.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhu cầu dinh dưỡng cho HSTH ............ 46 2.2.3. Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho gia đình và nhà trường bảo đảm dinh dưỡng cho HSTH ....................................................................................................................... 46 2.3. Nội dung chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học.........................................47 2.3.1. Chính sách về bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho HSTH .......... 47 2.3.2. Chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH......................................... 51 2.3.3. Chính sách về ATTP cho học sinh tại các trường tiểu học bán trú ...................... 54 2.4. Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH .......56
- 2.4.1. Thiết lập chương trình nghị sự về chính sách dinh dưỡng cho HSTH ................. 57 2.4.2. Xây dựng chính chính sách dinh dưỡng cho HSTH ............................................. 57 2.4.3. Tổ chức thực hiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH ......................................... 59 2.4.4. Đánh giá chính sách dinh dưỡng cho HSTH ........................................................ 60 2.5. Các yếu tố tác động đến chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học .................63 2.5.1. Yếu tố chính trị, pháp lý ....................................................................................... 63 2.5.2. Hoạt động quản lý, điều hành ............................................................................... 64 2.5.3. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán ...................... 65 2.5.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất................................................................... 66 2.5.5. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và cộng tác viên thực hiện chuyên môn .... 67 2.6. Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở một số nước trên thế giới &và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...............................................................................68 2.6.1. Chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở một số nước trên thế giới .......................... 68 2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và tổ chức thực thi chính sách dinh dưỡng cho HSTH............................................................................................ 76 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM ..........................................................................................79 3.1. Thực trạng học sinh tiểu học và dinh dưỡng của học sinh tiểu học ở Việt Nam ...79 3.1.1. Thực trạng HSTH ở Việt Nam ............................................................................. 79 3.1.2. Thực trạng dinh dưỡng của HSTH ở Việt Nam ................................................... 80 3.2. Phân tích thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học tại Việt Nam.......89 3.2.1. Thực trạng chính sách về bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho học sinh tiểu học .................................................................................................................... 89 3.2.2. Thực trạng chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH ..................... 100 3.2.3. Thực trạng chính sách về ATTP cho học sinh tại các trường tiểu học bán trú .. 107 3.3. Đánh giá thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ......................113 3.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................................. 113 3.3.2. Hạn chế ............................................................................................................... 115 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................... 116 Kết luận Chương 3.......................................................................................................119 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM .............................120 4.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ..........120 4.1.1. Quan điểm của Đảng về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ...................... 120
- 4.1.2. Định hướng về phát triển ngành Y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân . 123 4.1.3. Định hướng chiến lược dinh dưỡng quốc gia và phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn đến 2030.................................................... 127 4.2. Nguyên tắc hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học .................129 4.2.1. Bảo đảm tính chính trị, tuân thủ hiến pháp, pháp luật của nhà nước ................. 129 4.2.2. Bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, gắn kết với các chính sách kinh tế, y tế với chính sách giáo dục và đào tạo ............................................................................................... 131 4.2.3. Bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong thực hiện chính sách dinh dưỡng ....... 131 4.2.4. Bảo đảm tính thực tiễn, hiệu quả và khả thi ....................................................... 132 4.3. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học133 4.3.1. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách sữa học đường cho HSTH ....................... 133 4.3.2. Xây dựng và ban hành chính sách bữa ăn bán trú học đường cho HSTH .......... 136 4.3.3. Xây dựng, ban hành chính sách kiểm soát thừa cân, béo phì ở HSTH .............. 141 4.3.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách can thiệp dinh dưỡng đối với HSTH ...................................................................................................................................... 144 4.3.5. Xây dựng chính sách giám sát dinh dưỡng đối với các cơ sở giáo dục tiểu học 147 4.5.6. Đưa mục tiêu dinh dưỡng học đường vào nghị quyết của Đảng ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ....................... 149 4.5.7. Tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học .................................................. 151 Kết luận Chương 4.......................................................................................................153 KẾT LUẬN ................................................................................................................154 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN PHIẾU PHỎNG VẤN
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á) ATTP An toàn thực phẩm CBQL Cán bộ quản lý CBYT Cán bộ y tế CLQGDD Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CSC Chính sách công Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức FAO Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) Global Alliance for Improved Nutrition (Liên minh toàn cầu về GAIN cải thiện dinh dưỡng) GVTH Giáo viên tiểu học HSTH Học sinh tiểu học NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ NNL Nguồn nhân lực PEM Protein energy malnutrition (Suy dinh dưỡng protein năng lượng) QLNN Quản lý nhà nước SDD Suy dinh dưỡng The South East Asian Nutrition Survey (Khảo sát về dinh dưỡng SEANUTS Đông Nam Á) TC-BP Thừa cân, béo phì UBND Ủy ban nhân dân UNICEF United Nations Children's Fund (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) KT-XH Kinh tế - xã hội WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) WB World Bank (Ngân hàng Thế giới) XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho trẻ 6 - 11 tuổi ..........................39 Bảng 3.1: Thống kê về số lượng, tỷ lệ HSTH theo vùng sinh thái đến 30/9/2016 .......79 Bảng 3.2: Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng dinh dưỡng của HSTH (thông qua phỏng vấn) tại 7 tỉnh, thành phố năm 2016 ...................................................................81 Bảng 3.3: Tỷ lệ trẻ nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và một số chất dinh dưỡng theo giới và khu vực sống ..................................................................................82 Bảng 3.4: Thống kê tỷ lệ SDD thấp còi trẻ em tại Hà Nội có độ tuổi từ 6 - 11 tuổi. ....83 Bảng 3.5: Thống kê về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em từ 6 - 11 tuổi theo vùng sinh thái .................................................................................................................................85 Bảng 3.6: Tỷ lệ thiếu máu và thiếu sắt, thiếu vitamin A, D theo nhóm tuổi, giới tính và vùng sinh thái.................................................................................................................88 Bảng 3.7: Khảo sát về thực trạng uống sữa ở trẻ em tiểu học .......................................94 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về tình hình tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường tiểu học trên 7 tỉnh, thành phố năm 2016. ...................................................................................98 Bảng 3.9: Thống kê khảo sát về đơn vị tổ chức bữa ăn bán trú cho HSTH ..................98 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về đơn vị xây dựng thực đơn bữa ăn bán trú...................99 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về nguồn gốc thực phẩm .................................................99 sử dụng cho bữa ăn bán trú học sinh .............................................................................99 Bảng 3.12: Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào bột dinh dưỡng trẻ em ...........102 Bảng 3.13: Quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng vào bột mì .....................................102 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát thực tiễn về các chương trình can thiệp và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH.................................................................................................106 Bảng 4.1: Khảo sát về tính cần thiết của chương trình sữa học đường tại 7 địa phương 2016 .............................................................................................................................133 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát ý kiến về tính cần thiết của việc xây dựng và ban hành chính sách bữa ăn học đường ở trường tiểu học....................................................................137 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các chính sách can thiệp ................145 dinh dưỡng đối với HSTH ...........................................................................................145
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Điều tra mức đáp ứng nhu cầu năng lượng và vi chất dinh dưỡng khẩu phẩn ăn của trẻ 6 - 11 tuổi tại 6 tỉnh, thành phố (2011) ................................................82 Biểu đồ 3.2: Thiếu vi chất dinh dưỡng lứa tuổi học đường tại 6 tỉnh (2011) ...............87 Biểu đồ 3.3: Các nguyên nhân dẫn đến chưa thực hiện được chính sách .....................94 sữa học đường tại các địa phương. ................................................................................94 Biểu đổ 3.4: Khảo sát chương trình can thiệp dinh dưỡng đối với HSTH 7 tỉnh, thành phố năm 2016 ..............................................................................................................105 Biểu đồ 3.5: Kết quả khảo sát về nguyên nhân dẫn đến chưa thực hiện tốt chính sách dinh dưỡng đối với HSTH. ..........................................................................................118 Biểu đồ 4.1: Khảo sát về tính cần thiết của chính sách kiểm soát TCBP ở HSTH .....142 Biểu đồ 4.2: Kết quả khảo sát ý kiến GVTH và CBYT về sự cần thiết của chính sách giám sát dinh dưỡng đối với các cơ sở giáo dục tiểu học. ..........................................148
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước, kể từ khi cách mạng Tháng 8 thành công cho đến nay, đây là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm, ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội”.[5] Nhằm thực hiện tốt mục tiêu trên, trong những năm qua, bên cạnh những chính sách phát triển chung, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách, chiến lược quan trọng về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nhiều chính sách, chương trình, dự án cụ thể trong lĩnh vực y tế, dinh dưỡng đã được ban hành và thực thi nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, tiêu biểu như: Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân; Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng; Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chương trình mục tiêu quốc gia về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi và một số chương trình, dự án khác. Nhờ đó công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuổi thọ trung bình của nhân dân đã được nâng lên, tình trạng dinh dưỡng của người dân ngày càng được cải thiện. Để xây dựng nguồn nhân lực (NNL) đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc nâng cao sức khỏe, trí tuệ và tầm vóc con người Việt Nam, trong đó yếu tố nền tảng dinh dưỡng là cần thiết và cấp bách. Nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã đặt ra các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của nhân dân ta đến năm 2020 “Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 15% vào năm 2020 và chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đạt 1m65 vào năm 2020 ”.[45] Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ cũng khẳng định: “Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng”.[116] Nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho, ngành y tế đã tổ chức triển khai lồng ghép chặt chẽ chiến lược dinh dưỡng với chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các chiến lược khác của ngành, đồng thời, phối hợp với 1
- nhiều bộ, ngành khác chỉ đạo các nội dung liên quan, huy động nguồn lực cho công tác dinh dưỡng. Qua 15 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 33.8 % năm 2000 đã giảm xuống dưới 15% năm 2014.[130] Tuy vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng (trong khi thiếu vi chất dinh dưỡng, SDD thể thấp còi ở trẻ em còn ở mức cao thì tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng), đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi học đường các hoạt động nghiên cứu và can thiệp chưa được quan tâm đúng mức nên ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của người Việt Nam khi trưởng thành. Chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 164,4cm, [131] thấp hơn 11,6 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153,4 cm[131], thấp hơn 8,6 cm so với chuẩn. Như vậy, so với tầm vóc của thanh niên các nước trong khu vực: Nhật Bản 171.5 cm, Singapore 170.6 cm, Thái Lan 167.5 cm, chiều cao của thanh niên nước ta còn chênh lệch khá xa.[131] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một trong những nguyên nhân được cho rằng có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này là do chế độ dinh dưỡng và chính sách dinh dưỡng cho người Việt Nam, đặc biệt là chính sách dinh dưỡng cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học chưa được thực hiện tốt trong những năm qua. Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, sự phát triển về trí tuệ và khả năng học tập của một con người được hình thành và phát triển đến hơn 50% ở những năm đầu tiên của cuộc đời (từ 0-3 tuổi). Khoảng 30% tiếp theo được phát triển cho đến khi trẻ được 8 tuổi[139,157], từ đó trí tuệ con người sẽ tiếp tục phát triển trong quá trình học tập và làm việc. Về thể lực, khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đã đạt được khi được 3 tuổi, 32% chiều cao phát triển đến tuổi 12 và 14% còn lại đến tuổi 18. Như vậy, giai đoạn từ khi sinh ra đến 12 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao chủ yếu của trẻ, đây là giai đoạn cần sự đáp ứng dinh dưỡng tối đa cho cơ thể. [139,157] Vì vậy, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em ở độ tuổi HSTH, góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc của của người Việt Nam trong tương lai, ngoài những can thiệp cụ thể cho các đối tượng, cần thiết phải có những chương trình, chính sách dinh dưỡng phù hợp cho độ tuổi HSTH ở cấp độ quốc gia. Từ những lý do trên cho thấy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, đưa ra những giải pháp và đề xuất về chính sách dinh dưỡng phù hợp cho học sinh tiểu học, thế hệ tương lai của đất nước ta hiện nay là cần thiết và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, là yêu cầu khách quan của công tác quản lý nhà nước. Đề tài: “Chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam” đã được thực hiện làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách dinh dưỡng đối với học sinh tiểu học ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những tài liệu, dữ liệu, thông tin có liên quan đến chủ đề của luận án - Thứ hai, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến chính sách dinh dưỡng, chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học. - Thứ ba, điều tra, khảo sát thực tiễn các chính sách dinh dưỡng hiện hành đối với học sinh tiểu học, nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam. - Thứ tư, tổng hợp các quan điểm, định hướng, nguyên tắc và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án có đối tượng nghiên cứu là chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học, bao gồm 3 chính sách cơ bản: chính sách về bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho học sinh tiểu học; chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH và chính sách về ATTP cho học sinh tại các trường tiểu học bán trú. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Định hướng hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam trong thời gian tới. - Về không gian: nghiên cứu, đánh giá chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học trên phạm vi cả nước. - Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng một số chính sách dinh dưỡng cơ bản cho HSTH ở Việt Nam, đó là: chính sách về bảo đảm năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng cho HSTH; chính sách về bổ sung vi chất dinh dưỡng cho HSTH và chính sách về ATTP cho học sinh tại các trường tiểu học bán trú. 3
- 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin về phép biện chứng duy vật và lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dinh dưỡng nhằm phát triển nguồn lực con người Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với từng nội dung luận đề của đề tài, các phương pháp nghiên cứu cơ bản đã được lựa chọn và vận dụng như sau: Các phương pháp thu thập thông tin, số liệu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu lý thuyết về chính sách, phát triển, chính sách phát triển, các văn bản nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; số liệu và báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án chính sách có liên quan. - Phương pháp điều tra xã hội học: đề tài xây dựng các mẫu phiếu điều tra xã hội học, thực hiện đối với các nhóm nhà khoa học, cán bộ quản lý nhà nước về y tế, giáo dục tại trung ương và một số tỉnh, thành phố; các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục tiểu học được chọn để thu thập thông tin, số liệu cho đề tài, luận án. Đối tượng và mẫu điều tra khảo sát: đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý y tế, giáo viên tiểu học, cán bộ y tế, phụ huynh học sinh; đối tượng khảo sát, phỏng vấn được tiến hành theo phương pháp xác suất. Mẫu điều tra khảo sát, gồm 1.153 giáo viên tiểu học, cán bộ y tế, phụ huynh học sinh và 46 cán bộ quản lý giáo dục, 46 cán bộ quản lý y tế. Điều tra khảo sát trên địa bàn của 7 tỉnh đại diện cho 6 vùng sinh thái (Lào Cai, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Gia Lai, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp). Những địa phương được lựa chọn có tính đại diện cho đặc điểm vùng sinh thái cao, được lựa chọn qua phương pháp chuyên gia. Các phương pháp xử lý thông tin, số liệu. - Thông tin số liệu thu thập được xử lý bằng các phần mềm SPSS và EXCEL để thu được các thông tin đầu ra hữu ích, phục vụ nghiên cứu, phân tích. Các phương pháp phân tích, đánh giá. - Phương pháp thống kê, phân tích: chủ yếu là thống kê mô tả, thống kê so sánh. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá chính sách. Các bảng, biểu số liệu, các sơ đồ, biểu đồ, số tuyệt đối, tương đối có liên quan. 4
- - Phương pháp nghiên cứu phân tích chính sách: áp dụng khi thực hiện xử lý số liệu lớn về chính sách không thể thực hiện được, từ đó phát hiện tính đặc thù, khác biệt, đơn lẻ nhưng vẫn được phân tích, đánh giá và có thể đưa ra được những nhận định có giá trị khoa học cao. Ngoài ra, trong một số khía cạnh, tác giả sử dụng thêm các phương pháp phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội, phân tích tác động đến chính sách. - Phương pháp đánh giá hệ thống chính sách: áp dụng phương pháp này dựa trên các tiêu chí về tính đồng bộ - hệ thống, tính hiệu lực - hiệu quả, tính kết nối và tương tác, tính kế thừa, phù hợp và công bằng giữa các chính sách. 5. Giả thuyết khoa học của đề tài luận án Theo báo cáo của ngành y tế và các tổ chức y tế quốc tế gần đây cho thấy: tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em ở Việt Nam còn khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của HSTH ở Việt Nam cũng là vấn đề cần được quan tâm, trong khi đó các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học những năm gần đây cho thấy HSTH bị thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ hệ thống chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam trong thời gian qua chưa được các ngành, các cấp quan tâm và hoàn thiện; chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của đối tượng HSTH. Việc nghiên cứu và tìm ra các định hướng giải pháp chính sách dinh dưỡng mới khoa học, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam sẽ khắc phục những tồn tại, yếu kém trong chính sách dinh dưỡng cho HSTH hiện nay, từng bước nâng cao khả năng chăm sóc dinh dưỡng cho HSTH trong tương lai, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội song song với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 6. Những đóng góp mới của đề tài luận án 6.1. Về lý luận Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và được tiếp cận một cách hệ thống, có cơ sở khoa học, luận án đã củng cố, bổ sung về học thuật các khái niệm về chính sách dinh dưỡng, chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam, làm rõ tính cần thiết của chính sách dinh dưỡng cho HSTH; các nội dung và quy trình của chính sách dinh dưỡng cho HSTH. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách dinh dưỡng cho HSTH; xác định nội hàm chính sách trên bao gồm cả chính sách tài chính, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm, cán bộ y tế trường học và bảo đảm quyền tự chủ trong phối hợp, thực thi các chính sách cho học sinh tại các trường tiểu học. 5
- 6.2. Về thực tiễn - Luận án đã nghiên cứu và khái quát hóa về thưc trạng về tình hình dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam gồm: Thực trạng về khẩu phần ăn, thực trạng về SDD và TCBP ở HSTH; thực trạng về tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng ở HSTH. - Điều tra, tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá thực tiễn các chính sách dinh dưỡng, chính sách dinh dưỡng cho HSTH hiện nay để làm rõ những ưu điểm, hạn chế bất cập và xác định các nguyên nhân cơ bản về thực trạng của những chính sách này, đồng thời trên cơ sở chọn lọc kinh nghiệm ở một số quốc gia để đề xuất các nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách về tài chính, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm, cán bộ y tế trường học và bảo đảm quyền tự chủ trong phối hợp, thực thi các chính sách cho học sinh tại các trường tiểu học trong giai đoạn tới. - Dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn và những quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước về dinh dưỡng và chính sách dinh dưỡng, luận án sẽ xây dựng những quan điểm về chính sách dinh dưỡng cho HSTH và các nguyên tắc để hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH phù hợp với điều kiện hiện nay; cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách dinh dưỡng cho HSTH phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và xu hướng phát triển về dinh dưỡng của các nước trên thế giới và mối liên quan, tác động của dinh dưỡng, chính sách dinh dưỡng đối với phát triển thể lực và trí tuệ của HSTH. - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho HSTH ở Việt Nam trong giai đoạn tới. - Bổ sung nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các doanh nghiệp về xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách về dinh dưỡng trong tiến trình hội nhập quốc tế. 7. Ý nghĩa của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống một cách cơ bản, có cơ sở khoa học, bổ sung các khái niệm, nội hàm về chính sách và mối quan hệ giữa chính sách dinh dưỡng với chính sách phát triển quốc gia. Đóng góp này không chỉ là nguồn tài liệu nhằm giúp cho nghiên cứu chính sách dinh dưỡng, nâng cao công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn là tài liệu khoa học cho các tổ chức, cá nhân tham khảo. - Luận án đã hệ thống và hoàn chỉnh thêm một bước về phương pháp bổ sung các tiêu chí đánh giá trong trường hợp nghiên cứu về chính sách dinh dưỡng. Đóng góp này giúp cho các công trình nghiên cứu về sau tham khảo và kế thừa. Luận án đã 6
- cung cấp thông tin về bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội chung tại một số vùng, miền của đất nước tại thời điểm nghiên cứu, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp và nhận diện những đặc thù riêng của các vùng, miền cần được quan tâm trong xây dựng và thực hiện chính sách. - Luận án đưa ra cách tiếp cận, phân loại hệ thống chính sách về dinh dưỡng trong thời kỳ mới; đề xuất xây dựng chính sách và các nhóm giải pháp đổi mới nội dung, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả chính sách cho các đối tượng ưu tiên (HSTH), trong đó đặc biệt là giải pháp đổi mới cách tiếp cận; thay đổi cách tiếp cận từ chính sách mang tính bao cấp chuyển dần sang xã hội hóa. - Luận án tổng hợp, làm rõ quan điểm của Đảng về chính sách dinh dưỡng, đề xuất các định hướng xây dựng và hoàn thiện chính sách và các nhóm giải pháp đổi mới nội dung, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách dinh dưỡng nói chung và đặc biệt là chính sách cho HSTH tại Việt Nam hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học Chương 2: Cơ sở khoa học về chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học Chương 3: Thực trạng chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam 7
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu về dinh dưỡng 1.1.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Theo cách ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2000, ở bất cứ nơi nào, khi tỷ lệ SDD thể thấp còi (stunting) > 20%, nơi đó được coi là thiếu kẽm có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm và một tỷ lệ lớn trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu kẽm.[169, tr.55] Một điều tra ở Mexico ở trẻ 1 - 11 tuổi năm 2006, kết quả cho thấy, thiếu kẽm vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở đất nước này với tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ 1 - 4 tuổi là 28,1% và trẻ 5 - 11 tuổi là 25,8%[146, tr.81; 147, tr.87]. Nghiên cứu trên trẻ em học đường 11 - 18 tuổi tại Delhi kết quả cũng cho thấy có 49,4% (50,8% nam và 48,2% nữ) bị thiếu kẽm.[151, tr.73]. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 1.375 trẻ em ở Trung Quốc cho thấy rằng: mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) đã giảm, nhưng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn còn tồn tại cao ở trẻ em. Tỷ lệ chung thiếu kẽm trong huyết thanh (38,2%) và sắt (24,3%). Trẻ em ở trường mầm non khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất, trong khi những ở khu vực thành thị có mức độ thiếu sắt cao hơn. Trẻ em sống trong các gia đình (≤3 người) có tỷ lệ thiếu kẽm trong huyết thanh cao hơn so với trẻ em ở các gia đình có số người lớn hơn (41,8% so với 34,1%).[158, tr.23] Những phát hiện của các nhà nghiên cứu cho thấy trong việc phát triển kinh tế - xã hội gần đây của Trung Quốc cần có sự giám sát liên tục các yếu tố dinh dưỡng và làm nổi bật tầm quan trọng của ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở trẻ em ngay cả trong khu vực phát triển. Năm 2010, một cuộc điều tra về tình hình thiếu kẽm ở 1.655 đối tượng trẻ em từ 6 - 60 tháng tuổi (836 nam và 819 nữ) tại một số bang ở Miền Bắc và Miền Nam Ấn Độ cho thấy, tỷ lệ thiếu kẽm chung của quốc gia là 43,8%. Tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất ở Orissa (51,3%), tiếp theo là Uttar Pradesh (48,1%), Gujarat (44,2%), Madhya Pradesh (38,9%) và Karnataka (36,2%).[154, tr72] Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có khoảng một tỷ người thiếu vitamin D hoặc hàm lượng vitamin D thấp,[147, tr.87; 148, tr.8] thiếu vitamin D ở trẻ em có thể gây chậm phát triển và có các dấu hiệu và triệu chứng kinh điển của còi xương.[147,148] Ở người lớn, thiếu vitamin D sẽ làm giảm quá trình tạo xương, làm trầm trọng bệnh loãng xương và làm tăng nguy cơ gẫy xương.[147,148] Các nghiên cứu trên trẻ em Đông Nam Á và 8
- thanh thiếu niên ở châu Phi, châu Mỹ cho thấy hậu quả của chế độ ăn nghèo canxi sẽ làm tăng dị hóa viatamin D, thiếu vitamin D và còi xương.[146,147] Nghiên cứu về vitamin D ở các nước trên thế giới và trong báo cáo kết quả nghiên cứu ở châu Á cho thấy, tình trạng thiếu vitamin D và vitamin D thấp vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm. Nghiên cứu ở Pakistan và Ấn Độ cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em rất cao.[138,151] Nghiên cứu cũng thấy rằng tỷ lệ thiếu vitamin D cao nhất ở Mông Cổ và Trung Quốc.[139, tr.75-87] Tỷ lệ thiếu vitamin D và vitamin D thấp ở phụ nữ Bắc Kinh, Hồng Kông, Indonesia,[179,144,] và ở trẻ em Malaysia, mặc dù họ đang sống ở gần xích đạo. Nghiên cứu tình trạng thiếu vitamin ở trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi tại Hàn Quốc cho thấy, trong 117 trẻ tham gia nghiên cứu có 48,7% số trẻ trong quần thể điều tra bị thiếu vitamin D. Những trẻ bú mẹ hoàn toàn có nồng độ vitamin D huyết thanh thấp hơn so với những trẻ được ăn thêm sữa công thức.[143, tr.3-14] 1.1.1.2. Nghiên cứu về thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em Kết quả điều tra về tình hình thiếu máu, thiếu sắt ở một số nước cho thấy, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em vẫn còn rất cao ở các nước phát triển 53%; ở Ấn Độ; 45%; ở Indonesia; 37,9% ở Trung quốc; và 31,8% ở Philipine. Ở các nước phát triển, tỷ lệ thiếu máu tương đối thấp, ở Mỹ khoảng từ 3 - 20%; Hàn quốc là 15%.[176,177] Tại Iran, nơi bổ sung sắt là một chính sách bắt buộc đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới hai tuổi, thì tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em 6 tháng đến 5 tuổi vẫn là 19,7%, cao hơn so với các nước phát triển.[153] Nghiên cứu ở Brazil thấy rằng, tỷ lệ thiếu máu là 60,4% ở trẻ 0 - 35,9 tháng và 54% ở trẻ 6 - 15,9 tháng.[163, tr.56-63] 1.1.1.3. Nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em Trước đây thừa cân, béo phì (TCBP) được xem như là đặc điểm riêng của các nước có thu nhập cao, nhưng gần đây TCBP đã tăng lên một cách kỷ lục ở cả những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhất là ở vùng đô thị. Năm 2009, khoảng 300 triệu người ở các nước có thu nhập thấp, hơn 200 triệu người ở các nước có thu nhập trung bình và dưới 100 triệu người ở các nước có thu nhập cao bị tử vong có liên quan tới TCBP. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong do các yếu tố liên quan đến béo phì cao hơn so với các yếu tố liên quan đến SDD, 65% dân số ở các nước có thu nhập trung bình và cao có tỷ lệ tử vong do căn nguyên béo phì cao hơn so với căn nguyên SDD. Trên phạm vi toàn cầu thì TCBP gây tử vong nhiều hơn thiếu cân.[140, tr.64;170, tr.57-65] Năm 2010, kết quả phân tích trên 450 cuộc điều tra cắt ngang về TCBP của trẻ em ở 144 nước trên thế giới cho thấy, có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị TCBP (35 triệu trẻ em từ các nước đang phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân. Tỷ lệ TCBP của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% (CI 9
- 95%: 3,2% - 5,2%) năm 1990 lên 6,7% (CI 95%: 5,6% - 7,7%) vào năm 2010. Với xu hướng này thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1% (CI 95%: 7,3% - 10,9%), tương đương với khoảng 60 triệu trẻ em bị TCBP. Tỷ lệ TCBP của trẻ em châu Phi là 8,5% năm 2010, ước tính năm 2020 sẽ là 12,7%, tỷ lệ béo phì ở các nước phát triển cao gấp 2 lần các nước đang phát triển.[140, tr.64] Hiện nay ở Mỹ, TCBP đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế và toàn xã hội. Theo nghiên cứu từ năm 1971 - 1974, tỷ lệ béo phì ở trẻ nam 6 - 11 tuổi là 18,2%, trẻ em nữ là 13,9%. Nhưng đến năm 1988 - 1991 thì tỷ lệ này đã là 22,3% và 22,7%. Đáng chú ý là thừa cân ở trẻ em gái 4 - 5 tuổi tăng từ 5,8% năm 1974, lên 10,8% năm 1994. Cũng ở Mỹ, vào năm 2004, TCBP ở học sinh 6 -17 tuổi rất cao, tới 35,1% (nam) và 36% (nữ).[142, tr.1723-1727] Tại châu Á, tỷ lệ TCBP lứa tuổi học sinh cũng gia tăng nhanh chóng, tại Trung Quốc các cuộc điều tra theo 4 giai đoạn khác nhau trong khoảng từ năm 1989 và 1997 cho thấy, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 2 - 6 tuổi tăng rất nhanh từ 15% lên 29%, đặc biệt ở các vùng đô thị.[159, tr.1-16] Ở Thái Lan, trong những năm 1990, tỷ lệ béo phì ở trẻ từ 6 - 12 tuổi tăng từ 12% lên 16 % chỉ trong vòng 2 năm.[134, tr.3-14] Hiện nay, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu Á và được xem như là một trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và y tế. Tại châu Phi, số lượng trẻ em bị TCBP tăng từ 4 triệu trẻ năm 1990 lên 13 triệu trẻ vào năm 2010. Ở châu Á, tuy tỷ lệ TCBP không cao như châu Phi, nhưng số lượng trẻ bị TCBP thì rất cao (tăng từ 13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010), cao nhất trong 3 châu lục. Ngoài việc phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của TCBP thì các quốc gia ở châu Á còn phải đối mặt với sự gia tăng nhanh của SDD thể còm còi, tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng.[143, tr.3-14] Châu Mỹ La tinh có khoảng 2,4 triệu trẻ thừa cân và 1.591 trẻ SDD còm còi; riêng các nước đang phát triển có khoảng 3,3 triệu trẻ thừa cân và 50.593 trẻ SDD còm còi.[168, tr.3009-3016] Ở châu Mỹ La tinh, thừa cân và SDD còm còi có liên quan tỷ lệ nghịch với nhau. Ở các nước có tỷ lệ SDD còm còi thấp, thì lại có tỷ lệ thừa cân cao. Ngược lại ở các nước có tỷ lệ SDD còm còi cao thì có tỷ lệ thừa cân thấp. Nhìn chung, tất cả các nước này đều phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, song song với vấn đề SDD còm còi là thừa cân của trẻ.[160, tr.73] 1.1.2. Các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân ở trong nước Nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra về tình hình dinh dưỡng cũng là một chủ đề được nhiều bác sỹ và các nhà quản lý y tế ở nước ta rất quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu đặc biệt là trong những năm gần đây, có thể nói đến một số công trình khoa học sau: 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 18 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn