Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội
lượt xem 7
download
Luận án "Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng triển khai PPP trong lĩnh vực y tế tại các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh (thuộc Sở Y tế) trên địa bàn Thành phố Hà Nội dưới góc độ của quản lý nhà nước; Đề xuất các định hướng cơ bản và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HUY HOÀNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hà Nội - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HUY HOÀNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Đặng Khắc Ánh Người hướng dẫn 2: TS. Cao Viết Sinh Hà Nội - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng nghiên cứu này là của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đặng Khắc Ánh và TS. Cao Viết Sinh. Những số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực. Các số liệu và quan điểm của các tác giả khác được tôi trích dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận án Nguyễn Huy Hoàng
- i MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv DANH MỤC HỘP ................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ ................................................................................8 1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế .......................................................................................................8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hợp tác công - tư .................................................. 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế .........................................................................................................................................11 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế .....................................................................................................12 1.2.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về hợp tác công - tư................................12 1.2.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế 15 1.3. Khái quát những kết quả của các công trình nghiên cứu tổng quan và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ...........................................................................15 1.3.1. Những kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội .....................................15 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .................................................17 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ ................................................................................................................19 2.1. Cơ sở khoa học về hợp tác công - tư ..................................................................19 2.1.1. Quan niệm về hợp tác công - tư..........................................................................19 2.1.2. Đặc điểm của hợp tác công - tư ..........................................................................21 2.1.3. Hình thức của hợp tác công - tư .........................................................................21 2.2. Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế .................................................................23 2.2.1. Quan niệm về hợp tác trong lĩnh vực y tế ..........................................................23 2.2.2. Ý nghĩa của hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế .............................................26 2.2.3. Đặc điểm của hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế ..........................................27 2.2.4. Các hình thức triển khai hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam ....32
- ii 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai mô hình hợp tác công - tư trong cung ứng DVYT .....................................................................................................................38 2.3. QLNN về hoạt động hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế ..................................39 2.3.1. Khái quát chung về quản lý nhà nước đối với hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế. .........................................................................................................................................39 2.3.2. Nội dung QLNN đối với hoạt động hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế. .....42 2.4. Kinh nghiệm về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế ở một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam .........................................................48 2.4.1. Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế ở một số nước trên thế giới ...................48 2.4.2. Giá trị tham khảo cho triển khai hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam .........................................................................................................................................57 Chương 3. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................60 3.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và cung ứng DVYT trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................................................60 3.1.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội ........................................................................60 3.1.2. Tổng quan về cung ứng DVYT trên địa bàn Hà Nội ........................................64 3.2. Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội ..............69 3.2.1. Thực trạng pháp lý về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế nói chung và ở Hà Nội nói riêng ..................................................................................................................69 3.2.2. Về tổ chức bộ máy triển khai hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế ...................74 3.2.3. Thực trạng triển khai hoạt động hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế nói chung và ở Hà Nội nói riêng ....................................................................................................77 3.2.4. Đầu tư của nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội ..................................................................................................................................85 3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra các dự án hợp tác công - tư..................................89 3.3. Đánh giá về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế tại Thành phố Hà Nội ..........92 3.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................................92 3.3.2. Những hạn chế, khó khăn ...................................................................................96 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................................106 Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................118 4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành y tế Việt Nam nói chung và y tế Hà Nội nói riêng ........................................................118
- iii 4.1.1. Bối cảnh .............................................................................................................118 4.1.2. Quan điểm, định hướng quy hoạch phát triển ngành Y tế Thủ đô thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050. ............................................................................................119 4.2. Mục tiêu, nguyên tắc hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế tại Thành phố Hà Nội 123 4.2.1. Mục tiêu .............................................................................................................123 4.2.2. Nguyên tắc hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế tại Thành phố Hà Nội.......124 4.3. Các giải pháp tăng cường hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội ...................................................................................................126 4.3.1. Các giải pháp về thể chế, chính sách về PPP trong lĩnh vực y tế ...................126 4.3.2. Xây dựng chiến lược dài hạn phát triển PPP gắn với quy hoạch mạng lưới y tế của Thành phố Hà Nội.................................................................................................128 4.3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư PPP trong lĩnh vực y tế ........................................................................................................130 4.3.4. Thành lập đơn vị chuyên trách về hợp tác công - tư của Thành phố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác hợp tác công - tư của Thành phố ............131 4.3.5. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong hợp tác công - tư về y tế, ..........132 4.3.6. Nâng cao nhận thức và thông tin rộng rãi về cấc dự án hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tê (Hướng dẫn hỗ trợ giải quyết các vướng mắc về thủ tục cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án hợp tác công - tư khi đầu tư dự án hợp tác công - tư trong y tế) ..................................................................................................................................133 4.3.7. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các dự án hợp tác công - tư ......134 4.3.8. Tổng kết đánh giá về việc triển khai công tác quy hoạch, các dự án về hợp tác công - tư về y tế. Đề xuất mô hình PPP trong lĩnh vực y tế. .....................................135 KẾT LUẬN ............................................................................................................143 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .......................................................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................149 PHỤ LỤC ...............................................................................................................159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................178
- iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cán bộ công chức và viên chức nhận định lý do cần triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công - tư ............................................................................... 79 Biểu đồ 3.2: Hiểu biết của người được khảo sát về các hình thức hợp tác công - tư được triển khai tại các bệnh viện ở Hà Nội ................................................................. 84 Biểu đồ 3.3: Đánh giá của cán bộ công chức và viên chức về các quy định pháp lý về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư ...................................................................... 103 Biểu đồ 3.4: Đánh giá của cán bộ công chức và viên chức về thực trạng triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong y tế tại Hà Nội .......................................... 106 Biểu đồ 3.5: Đánh giá của cán bộ công chức và viên chức về các rào cản triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công - tư y tế trong thực tế ........................................ 107 Biểu đồ 3.6: Hiểu biết của cán bộ công chức quản lý và viên chức bệnh viện về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư ............................................................................. 109 Biểu đồ 4. 1: Đánh giá của cán bộ công chức và viên chức về mức độ cần thiết phải triển khai PPP trong lĩnh vực y tế ở Hà Nội trong tương lai .................................... 124 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: So sánh sự khác biệt giữa cách tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra so với cách tiếp cận dựa trên đầu vào truyền thống .....................................................................29 Hình 2. 2: Biểu hiện mức độ chia sẻ lợi ích và những rủi ro cho các bên tham gia hợp tác công - tư theo cơ chế đồng thuận ........................................................................31 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1: Hợp đồng cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại các bệnh viện của Thừa Thiên Huế ................................................................................................................................. 34 Hộp 3.1: Bất cập của việc tư nhân đầu tư trang thiết bị trong bệnh viện công ......... 89 Hộp 3.2. Những vi phạm pháp luật và trở ngại khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực y tế được phát hiện thông qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ................................................................................................. 89
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Từ tiếng Việt Chữ viết tắt Nội dung viết tắt CSYT Cơ sở y tế CTĐT Chủ trương đầu tư DVYT Dịch vụ y tế KTTT Kinh tế thị trường NĐT Nhà đầu tư NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước TMĐT Tổng mức đầu tư TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân 2. Từ tiếng Anh Nội dung viết tắt Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á Hợp đồng Xây dựng - Kinh BOT Build - Operation - Transfer doanh - Chuyển giao Hợp đồng Xây dựng - BT Build - Transfer Chuyển giao Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance PPP Public Private Partnership Hợp tác công tư
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án “Hợp tác công - tư (Public - Private Partnership - PPP) trong cung cấp dịch vụ công là một trong những xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam - Một quốc gia đã từng theo đuổi mô hình kinh tế “công hữu, kế hoạch hóa, phi thị trường”, ở đó Nhà nước độc quyền trong tất cả các khâu: đầu tư, quản lý, tổ chức hệ thống cung ứng hàng hóa, dịch vụ và chi trả phí… khi chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhu cầu tăng cường PPP ngày càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều nội dung chưa rõ về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải tập trung nghiên cứu, làm rõ.” “Trong gần 40 năm đổi mới, cùng với chủ trương thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta cũng từng bước nhận diện, hình thành, hoàn thiện chủ trương sử dụng PPP với tư cách là “phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP” [61].“Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi để từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, quy định về PPP của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện.”Bước đột phá trong thể chế hóa chủ trương của Đảng về PPP là việc Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Luật số: 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020), đã hình thành khung pháp lý thống nhất và sát hợp hơn với bối cảnh phát triển mới của đất nước. Luật đã quy định cụ thể về lĩnh vực đầu tư áp dụng hợp tác công - tư với 05 lĩnh vực thiết yếu, trong đó có lĩnh vực y tế, giáo dục. Tiếp tục chủ trương tạo thuận lợi cho hợp tác công - tư đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung, lĩnh vực y tế nói riêng, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải “Khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu” [36, Tr.137]. Những năm qua, Y tế luôn là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển… Tuy nhiên nhu cầu đầu tư cho y tế rất lớn cả về vật chất và con người, trong khi nguồn lực Nhà nước chưa thể đáp ứng, vì vậy thu hút nguồn lực xã hội qua hình thức xã hội hóa, đầu tư theo hình thức PPP là hướng đi đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp DVYT.
- 2 “Thành phố Hà Nội được xác định là đô thị đặc biệt, có 05 vị thế, chức năng cơ bản: (1) Là Thủ đô - trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia; (2) Trung tâm văn hóa lớn; (3) Trung tâm khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn; (4) Trung tâm kinh tế, tài chính lớn; (5) Trung tâm giao dịch quốc tế chính của cả nước và có uy tín trong khu vực. Với vị thế, chức năng là trung tâm y tế lớn, mục tiêu đến năm 2030 được xác định: “Hà Nội là trung tâm lớn về y tế, tiên tiến, hiện đại, trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận các nước tiên tiến trên thế giới. Đảm bảo 100% người dân được chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ trung bình khoảng 80 tuổi”. [71, Tr.2] “Nhất quan chủ trương, định hướng Hà Nội là trung tâm y tế lớn, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển lĩnh vực y tế trên địa bàn Hà Nội là: “Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khỏe nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài; gắn phát triển du lịch với chăm sóc sức khỏe”. [15, Tr.6] Hà Nội là nơi tập trung hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh dày đặc, hiện đại lớn nhất cả nước. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 19 bệnh viện tuyến trung ương, các bệnh viện này đều có quy mô từ 1.200 giường bệnh trở lên. Đây là nhóm các bệnh viện có quy mô lớn nhất, trình độ kỹ thuật hiện đại nhất Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội còn quản lý một hệ thống cơ sở y tế rất lớn gồm: 41 bệnh viện công lập (29 bệnh viện tuyến thành phố và 13 bệnh viện tuyến huyện); 42 bệnh viện tư nhân; 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 160 phòng khám đa khoa, 804 cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền và 2.949 phòng khám chuyên khoa tư nhân. Những năm qua, mạng lưới cơ sở y tế (CSYT) trên địa bàn Thủ đô không ngừng nỗ lực xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên, trước sức ép của một đô thị lớn, dân số liên tục tăng nhanh, mô hình bệnh tật đã và đang có sự thay đổi, diễn biến phức tạp khiến mạng lưới CSYT trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn, vướng
- 3 mắc, nhiều chỉ tiêu, mục tiêu đề ra chưa đạt, chưa thực hiện được. Một trong những nguyên nhân được xác định là nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn chế, công tác xã hội hóa, thu hút PPP còn nhiều vướng mắc, khó khăn nhất là về cơ chế, chính sách. Nghiên cứu sâu về PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường áp dụng mô hình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp DVYT trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Vì những lý do trên đây, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc phân tích lý luận về PPP và thực trạng triển khai mô hình PPP trong lĩnh vực y tế tại các CSYT trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận án nghiên cứu đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý và QLNN các dự án PPP tại các CSYT trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: - Hoàn chỉnh khung lý luận về PPP nói chung và PPP trong lĩnh vực y tế nói riêng, các nội dung QLNN đối với PPP trong lĩnh vực y tế. - Đánh giá thực trạng triển khai PPP trong lĩnh vực y tế tại các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh (thuộc Sở Y tế) trên địa bàn Thành phố Hà Nội dưới góc độ của QLNN. - Đề xuất các định hướng cơ bản và giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về PPP trong lĩnh vực y tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Lĩnh vực y tế có thể kể đến các nội dung: (1) Khám bệnh, chữa bệnh (2) Kiểm
- 4 soát bệnh tật (3) Dược (4) An toàn thực phẩm (5) Y Dược cổ truyền (6) Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em (7) Bảo hiểm Y tế (8) Dân số. Tuy nhiên nội dung khám và chữa bệnh đóng vai trò quan trọng và với phạm vi rộng trong lĩnh vực y tế, cùng với việc theo định hướng của Đảng và nhà nước thì y tế công lập sẽ đóng vai trò chủ đạo và nòng cốt trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, nên trong Luận án này, phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào các Bệnh viện công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong đó, nghiên cứu sinh tập trung vào nghiên cứu hoạt động PPP tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương (trực thuộc Bộ y tế) và tuyến tỉnh (trực thuộc Sở Y tế Hà Nội) trên địa bàn Thành phố Hà Nội, không khảo sát tại các bệnh viện tuyến huyện và các CSYT khác. Thời gian nghiên cứu của luận án là từ năm 2010 (từ khi có Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP) đến nay và tầm nhìn đến 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được biện chứng và toàn diện. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu Luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: được sử dụng để nghiên cứu lý luận về PPP và kinh nghiệm thực tiễn triển khai mô hình PPP nói chung và PPP trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam và trên thế giới. - Phương pháp điều tra xã hội học: việc điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi được sử dụng được sử dụng để thu thập số liệu phục vụ việc phân tích thực trạng triển khai các dự án PPP tại các CSYT lớn (các bệnh viện) trên địa bàn Thành phố Hà Nội thời gian qua. Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi được triển khai với 2 nhóm đối tượng: (1) cán bộ, công chức tại các đơn vị QLNN có liên quan tới việc triển khai PPP tại các bệnh viện như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội với 120 phiếu (số phiếu phát ra 138 phiếu, thu về 120 phiếu, đạt tỷ lệ 87%)
- 5 và đối tượng là viên chức tại 6 bệnh viện (chủ yếu là bác sĩ, y sĩ) với 640 phiếu (số phiếu phát ra 700 phiếu, thu về 640 phiếu, đạt tỷ lệ 91,4%) (xem Phụ lục kèm theo Luận án). - Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng phương pháp thống kê để đưa ra các số liệu cần thiết làm luận chứng cho các nhận định, đánh giá. Việc đánh giá tổng kết thực tiễn thông qua kết quả thống kê, báo cáo được sử dụng đồng thời trong quá trình nghiên cứu khảo sát, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi sẽ cho cái nhìn tổng quan về sự cần thiết, thực trạng PPP về y tế tại các CSYT trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này dựa trên nghiên cứu các báo cáo tổng kết của các bộ, ngành, bệnh viện, đơn vị chức năng để làm rõ cơ sở thực tiễn của triển khai các dự án PPP tại các bệnh viện; Trên cơ sở thông tin thu thập được, Luận án sử dụng việc so sánh, khái quát hóa để nghiên cứu các vấn đề lý luận, các tài liệu khoa học, các đề tài nghiên cứu liên quan đến luận án để tổng hợp cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu từ đó tiến hành phân tích thực trạng PPP trong lĩnh vực y tế thời gian qua từ thực tế của địa bàn Thành phố Hà Nội chỉ rõ các nguyên nhân tồn tại và tổng hợp thành những kinh nghiệm cho Việt Nam. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Hợp tác công - từ trong lĩnh vực y tế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố nào? Nội dung QLNN về hoạt động PPP trong lĩnh vực y tế gồm những nội dung gì? - Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng thành công mô hình PPP trong lĩnh vực y tế, những kinh nghiệm đó có phù hợp khi áp dụng ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng không? - Thực trạng triển khai PPP trong lĩnh vực y tế hiện nay như thế nào? Có những bất cập, hạn chế gì? Nguyên nhân gì của những bất cập, hạn chế đó là gì? - Cần triển khai những giải pháp nào để có thể tăng cường PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Hà Nội? - Những tác động không mong muốn của việc thực hiện PPP trong lĩnh vực y tế cần lưu ý, phòng tránh là gì? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Hợp tác công - từ trong lĩnh vực y tế chịu sự ảnh hưởng lớn nhất từ yếu tố
- 6 pháp lý (cơ chế, chính sách, pháp luật về PPP) - Xây dựng và tổ chức thực hiện VBQPPL về hoạt động PPP trong lĩnh vực y tế là nội dung quan trọng nhất trong QLNN về PPP trong lĩnh vực y tế trong giai đoạn hiện nay. - Thực trạng triển khai mô hình PPP trong lĩnh vực y tế hiện nay còn có những tồn tại hạn chế như: Chưa có định hướng chiến lược dài hạn, thống nhất, rõ ràng để thực hiện mô hình PPP; Khó khăn, vướng mắc về thể chế, quy định pháp luật; năng lực tổ chức triển khai các dự án PPP trong y tế còn hạn chế; chưa có bộ máy quản lý PPP chuyên trách trong y tế … - Nếu thực hiện tổng thể các giải pháp: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về PPP trong lĩnh vực y tế; Xây dựng chiến lược dài hạn triển khai PPP gắn với quy hoạch mạng lưới y tế trên địa bàn Hà Nội; Tăng cường xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư; Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, tổng kết đánh giá việc thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực y tế… thì PPP trong lĩnh vực y tế sẽ tăng cường được triển khai, giảm áp lực ngân sách thành phố Hà Nội vẫn phát triển được hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, chất lượng cung cấp DVYT ngày càng được nâng cao. 6. Những đóng góp mới của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện khung lý luận cơ chế PPP, xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn cho hoạt động QLNN đối với hình thức PPP trong lĩnh vực y tế nhất là những đặc thù về chăm sóc sức khỏe; - Phân tích một cách hệ thống những kết quả và vấn đề tồn tại khi triển khai các hình thức PPP trong lĩnh vực y tế ở thành phố Hà Nội nói riêng và thực tiễn nước ta nói chung. - Xác định được những giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với PPP trong lĩnh vực y tế nói chung và nâng cao chất lượng thực hiện các dự án PPP về y tế trên địa bàn Hà Nội nói riêng. - Đề xuất một số mô hình PPP trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Hà Nội nói riêng, toàn quốc nói chung. Đồng thời chỉ ra một số tác động không mong muốn của việc thực hiện PPP trong lĩnh vực y tế cần lưu ý, phòng tránh.
- 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận, từ đó đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế như: quan điể, ý nghĩa, đặc điểm, hình thức, các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước, luận án đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, xây dựng khung phân tích QLNN về hoạt động hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế. Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng việc triển khai các hình thức PPP tại các bệnh viện thuộc bộ, ngành quản lý và các bệnh viện thuộc sở y tế Hà Nội quản lý để đề xuất giải pháp kết hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ trong việc quy hoạch mạng lưới y tế đảm bảo tính cân đối đồng bộ kết nối, hiệu quả giữa bệnh viện thuộc sở y tế quản lý và bệnh viện thuộc bộ ngành, cơ quan Trung ương quản lý với các bệnh viện quốc tế. Công trình nghiên cứu là tài liệu giúp cho các cơ quan nhà nước xây dựng và ban hành chính sách về PPP trong lĩnh vực y tế trong giai đoạn tới. Ngoài ra, là tài liệu tham khảo chuyên sâu cho hoạt động đào tạo chuyên ngành Quản lý công, Chính sách công, Khoa học hành chính, Kinh tế học ở các bậc học, trước hết cho đối tượng sinh viên, học viên đang theo học tại Học viện Hành chính Quốc gia. 8. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, cụ thể: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế. Chương 2. Cơ sở khoa học về hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế. Chương 3. Thực trạng triển khai hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Chương 4. Giải pháp tăng cường hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân để cung cấp hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu của công dân và xã hội không phải là một nội dung mới trong lĩnh vực cải cách khu vực công trên phạm vi toàn cầu [6, tr. 29], [9, tr. 41 - 42]. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau đề cập tới vấn đề này cả ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, PPP vẫn đang còn là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới, hiện tại mới chỉ được đề cập và quan tâm tới chủ yếu như một giải pháp huy động các nguồn vốn của khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp các dịch vụ và hạ tầng cơ sở trong một vài năm gần đây. Trong số này, có thể chỉ ra một số nghiên cứu chủ yếu sau đây: 1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hợp tác công - tư - Ấn phẩm “Cẩm nang hợp tác công - tư” (dịch từ bản tiếng Anh Public - Private Partnership Handbook) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB) phát hành năm 2008 [86] định nghĩa khá rõ nét về PPP và cung cấp những nội dung tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và cách thức thực hiện mối quan hệ đối tác giữa các chủ thể nhà nước và các đơn vị trong khu vực tư nhân, trước hết trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.“Nghiên cứu đã chỉ ra việc thu hút các nguồn lực ở khu vực tư trong quá trình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân là không hề dễ dàng, đồng thời nhà nước cần nhận thức rõ về vai trò là nhà đầu tư cùng với tư nhân trong quá trình triển khai dự án, thay vì chỉ quan tâm đến vai trò QLNN của mình.” - Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội “PPP trong lĩnh vực an sinh xã hội” (Pubic - Private Partnership in Social Protection) do Đặng Kim Chung và Mathias Meissner thực hiện [26]. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan và tương đối hệ thống về mô hình PPP trong lĩnh vực an sinh xã hội qua việc chọn lựa xem xét một số mô hình điển hình. Báo cáo tổng quan của nghiên cứu này bên cạnh việc đề cập tổng quan tới lịch sử phát triển của mô hình PPP về an sinh xã hội
- 9 và xem xét vấn đề thiết kế mô hình PPP, đã tiến hành phân tích và đánh giá mô hình PPP trong từng lĩnh vực cụ thể của an sinh xã hội như bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và một số lĩnh vực khác trong hệ thống an sinh xã hội. Báo cáo đồng thời đã đưa ra các đánh giá về triển vọng của mô hình PPP trong lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. - Các tác giả Albert P.C. Chan, Patrick T.I. Lam, Daniel W.M. Chan, Esther Cheung và Yongjian Ke trong nghiên cứu “Critical success factors for PPPs in infrastructure developments: Chinese perspective” (tạm dịch: Các yếu tố cơ bản quyết định thành công đối với PPP trong phát triển hạ tầng cơ sở: Kinh nghiệm của Trung Quốc) công bố trên Journal of Construction Engineering and Management (Volume 136, Issue 5, 2010) [84] đã phân tích điều kiện để triển khai các dự án PPP và xác định các yếu tố chủ yếu để thực hiện thành công một dự án PPP trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở trên cơ sở đánh giá các dự án hạ tầng cơ sở đã và đang được triển khai ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy 18 yếu tố quan trọng có thể được nhóm thành 5 yếu tố cơ bản bao gồm: (1) Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; (2) Sự chia sẻ trách nhiệm giữa khu vực công và khu vực tư nhân; (3) Quy trình mua sắm minh bạch và hiệu quả; (4) Môi trường chính trị và xã hội ổn định; và (5) Sự kiểm soát hiệu quả của chính phủ. - Rolf G. Heinze và Christoph Strünck (1998), khi nghiên cứu về PPP trong Cẩm nang cải cách hành chính (Handbuch zur Verwaltungsreform - tiếng Đức), [106] đã tập trung phân tích sự ra đời của mô hình PPP trên thế giới nói chung và ở Cộng hòa Liên bang Đức nói riêng; chỉ ra những lợi ích mà PPP có thể mang lại và những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện các dự án PPP. Nhóm tác giả cũng khẳng định việc triển khai các dự án PPP ở các quốc gia khác nhau trong những thời điểm khác nhau sẽ không giống nhau và mỗi quốc gia cần có sự nghiên cứu, xem xét cẩn thận trước khi quyết định triển khai mô hình này. Cộng đồng châu Âu (European Commission) trong Guidelines for successful public-private partnerships (tạm dịch là: Sổ tay hướng dẫn thực hiện thành công các dự án PPP) xuất bản tại Brussels (tháng 3/2003) (European Commission, 2003) [93] và Hammami, Mona/Ruhashyankiko, Jean-Francois/Yehoue, Etiene B. trong Báo cáo Determinants of Public - Private Partnerships in Infrastructure (tạm dịch là: Các yếu tố quyết định tới PPP trong lĩnh vự hạ tầng cơ sở) (IMF Working Paper, tháng 4/2006)
- 10 [92] bên cạnh việc xác định khung lý thuyết cho PPP đã có những hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện các dự án PPP trong thực tế. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình triển khai các dự án PPP và chia sẻ kinh nghiệm để khắc phục. - Sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008, các chuyên gia tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa PPP và khủng hoảng, điển hình như nghiên cứu của Plum (2009), Micheal (2010), Yelin (2010), Lyer và Mohammed (2010). Các nghiên cứu đều đi đến kết luận: với các điều kiện của thị trường kinh tế hiện nay thì loại hình PPP sẽ không thể bị loại trừ, đồng thời với những bài học sau khủng hoảng tài chính thì hình thức PPP ngày sẽ càng phù hợp hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo với các báo cáo mang tính tổng quan, đưa ra các nhận định quan trọng và tạo lập diễn đàn trao đổi về PPP ở Việt Nam, điển hình như: - Hội thảo “Quan hệ đối tác công, tư trong việc cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cho người nghèo ở Việt Nam” do ADB tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (2006). Hội thảo đã phân tích tương đối rõ nét vai trò và thực tiễn triển khai các dự án PPP trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho xóa đói, giảm nghèo ở nước ta do ADB tài trợ. - Hội thảo “Phát triển và cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng đô thị” do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) tổ chức tại Hà Nội ngày 19/4/2012; - Hội thảo “Thực hiện đối tác công, tư: Kinh nghiệm và đề xuất” do Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Sài gòn Truyền thông tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/7/2012; - Để có những cách tiếp cận khoa học về việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, Bộ Tài chính Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD), WB, ADB và một số đối tác quốc tể tổ chức hội thảo “Đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng”, Hội thảo tổ chức tại Ninh Bình vào ngày 17/5/2017. Tham dự Hội thảo có đại diện của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và các tổ chức quốc tế (OECD, ADB) đã tham dự hội thảo. Trong Hội thảo đã có nhiều thảo luận về các hình thức PPP, cũng như đề xuất
- 11 nhiều giải pháp huy động sự tham gia cho các dự án cơ sở hạ tầng; các kinh nghiệm phát triển dự án PPP và cơ chế phân bổ rủi ro của các dự án PPP cũng được đề cập và thảo luận… Những nghiên cứu nêu trên đây đã phản ánh được mối quan tâm của giới nghiên cứu hành chính và các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đối với vấn đề PPP. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các dự án/lĩnh vực đơn lẻ, chưa bao quát vấn đề lý luận về PPP, do đó việc nghiên cứu tiếp tục vấn đề này ở tầm lý luận là điều cần thiết và cấp bách. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế “Tại Hội thảo quốc tế của IPSA “PPPs in health care services of less developed countries” (tạm dịch là: PPP trong DVYT tại các nước kém phát triển) tại Quebec (Canada) năm 2008 [88], tác giả Bjorkman, James Warner đã mô tả rõ ràng các hình thức PPP trong lĩnh vực y tế, đồng thời xác định một số yếu tố và điều kiện cần thiết để cải thiện khi triển khai các dự án PPP trong lĩnh vực y tế ở các nước kém phát triển.” Nghiên cứu của GIZ (Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc tế Đức) vào tháng 6/2018 “The health sector in Vietnam: Investment and PPP environment” (tạm dịch: Lĩnh vực y tế ở Việt Nam: Đầu tư và môi trường cho PPP) [95] đã tiến hành phân tích lĩnh vực y tế ở Việt Nam và xác định y tế là một lĩnh vực có tiềm năng lớn để triển khai mô hình PPP ở Việt Nam. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, mặc dù có tiềm năng to lớn nhưng việc triển khai các dự án PPP trong y tế ở Việt Nam vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân và trong thực tế cũng chưa được triển khai mạnh mẽ. Môi trường đầu tư cho hình thức đầu tư này cũng đã được thiết lập ở Việt Nam và đang dần được hoàn thiện nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn và cũng còn nhiều bất cập. Báo cáo của Economist Intelligance Unit năm 2014 “Evaluating the environment for Public-Private Partnerships in Asia-Pacific” (tạm dịch: Đánh giá môi trường cho PPP ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) đã đưa ra các đánh giá về môi trường pháp lý cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội để thực hiện các dự án PPP cũng như phân tích thực trạng triển khai mô hình PPP ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, trong đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai các dự án loại này tại các nước trong phạm vi nghiên cứu. Các tham luận trong Hội thảo “Phối hợp công - tư trong lĩnh vực y tế: Kinh
- 12 nghiệm thực tế và thực tiễn Việt Nam” do Quỹ Rockefeller phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tháng 2/2011 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã phản ánh khá rõ nét thực trạng triển khai PPP ở Việt Nam nói chung và PPP trong lĩnh vực y tế nói riêng. Báo cáo của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế trình bày tại Hội thảo này đã đánh giá tương đối rõ nét thực trạng chuyển đổi từ mô hình y tế thuần công sang mô hình tổ chức y tế hỗn hợp công - tư ở Việt Nam và nêu một số giải pháp nhằm tăng cường phối hợp công - tư trong lĩnh vực y tế. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế Ở Việt Nam, những nghiên cứu về PPP xuất hiện nhiều trong những năm gần đây, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo hình thức PPP và nhất là sau khi Quốc hội ban hành Luật đầu tư theo hình thức PPP, trong đó tiêu biểu có thể kể tới các công trình: 1.2.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về hợp tác công - tư “Trong Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chủ đề “Quan hệ đối tác giữa Nhà nước với khu vực tư nhân trong cung cấp một số loại dịch vụ công cơ bản: Kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt và ý nghĩa ứng dụng cho Việt Nam”[28], tác giả Nguyễn Thị Kim Dung đã có những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về hình thức PPP dựa trên những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đồng thời gợi mở ra những khả năng ứng dụng và đẩy mạnh triển khai các dự án PPP phù hợp với điều kiện Việt Nam.” “Nghiên cứu về “Mô hình PPP - giải pháp tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môi trường ở Việt Nam” (2011) [38], tác giả Hồ Công Hòa đã phân tích nhu cầu và thực trạng môi trường ở Việt Nam và những đặc trưng của mối quan hệ PPP để xác định sự cần thiết triển khai các dự án hạ tầng về môi trường ở Việt Nam theo hình thức PPP.” “Trong đề tài “Hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác giữa nhà nước và tư nhân” của Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện năm 2011, đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về việc hệ thống các quy định về sự hợp tác giữa nhà nước - tư nhân trong đầu tư phát triển hạ tầng và việc thực hiện các quy định về đầu tư phát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 31 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 39 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay
182 p | 30 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của các doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn