intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc" là đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/--- ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ VUI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/--- ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ VUI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Ngƣời hƣớng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Minh Phƣơng Ngƣời hƣớng dẫn 2: TS. Lê Nhƣ Thanh Hà Nội – 2023
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 5 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ..................................................... 7 6. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 8 8. Cấu trúc của Luận án ......................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 9 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài ....................................................................................................................... 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo nghề ..... 9 1.1.2. Các nghiên cứu về dân tộc thiểu số, lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc.................................................................................................. 19 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ...................................................................... 24 1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ................................................................................................. 27 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được ............................................ 27 1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .............................................. 28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ................... 31 2.1. Khái quát về lao động dân tộc thiểu số, chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ................................................................................. 31 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của lao động dân tộc thiểu số ..................... 31 2.1.2. Vai trò của lao động dân tộc thiểu số ............................................... 34 2.1.3. Đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số .................................... 35 2.1.4. Chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ............. 39 2.2. Lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ............................................................................................................. 44 2.2.1. Quan niệm về thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ........................................................................................... 44 2.2.2. Chủ thể thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ........................................................................................................ 45 2.2.3. Vai trò của thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ................................................................................................... 45 2.2.4. Các hoạt động tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ............................................................................ 47 2.2.5. Khung đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ........................................................................................... 53 i
  4. 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ....................................................................................... 56 2.3.1. Các yếu tố khách quan ...................................................................... 57 2.3.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................... 60 2.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số và giá trị tham khảo đối với Tây Bắc ................................................ 64 2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ................................................................... 64 2.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................... 68 2.4.3. Một số giá trị tham khảo cho thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ..................................... 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 76 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC ..................................................................................................................... 78 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc và lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ..................................................... 78 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 78 3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội .................................................................. 79 3.1.3. Đặc điểm lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ............... 80 3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ..................................................... 86 3.2.1. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ...................... 86 3.2.2. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ............................... 90 3.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc.................................................................... 91 3.3.1. Các yếu tố đầu vào của thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao đông dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ........................................... 91 3.3.2. Thực trạng các hoạt động tổ chức thực hiện chính sách đào tọa nghề đối với LĐ dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc .................................. 101 3.3.3. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ............................................................... 112 3.3.4. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc .............. 125 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 132 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮC TỪ NĂM 2023 ĐẾN 2030 .............. 133 4.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc từ 2023-2030 ....................... 133 ii
  5. 4.1.1. Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước....................................................................................... 133 4.1.2. Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc phải bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhu cầu của thị trường lao động và xu thế việc làm của lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ....................................................................... 135 4.1.3. Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc cần thu hút các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa ............................................................................................................. 141 4.1.4. Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc gắn với bảo tồn và phát triển nghề truyền thống góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số Tây Bắc ................................................................................................. 142 4.2. Giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc từ năm 2023-2030 ..................... 143 4.2.1. Nâng cao nhận thức và sự quyết tâm trong thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ............................................... 143 4.2.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc .............................................. 143 4.2.3. Tiếp tục hoàn thiện các hoạt động tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao đông dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc .............. 146 4.2.4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số .............. 151 4.2.5. Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc ............................................................... 153 4.2.6. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp tại các tỉnh Tây Bắc, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp vào công tác đào tạo nghề ................................................. 158 4.2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong trong đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số .............................. 159 4.2.8. Phát triển các làng nghề truyền thống tại các tỉnh Tây Bắc gắn với hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số sau học nghề, giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số Tây Bắc ....................................................... 160 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................. 162 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 163 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Thị Vui iv
  7. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực hiện, luận án “Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc” đã đƣợc hoàn thành. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia trong quá trình tôi học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài của luận án. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Phƣơng và TS Lê Nhƣ Thanh đã tận tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi chân thành cảm ơn Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia và một số cơ quan nhà nƣớc ở các địa phƣơng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi cảm ơn gia đình, các bạn, đồng nghiệp và những ngƣời đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án này. Do thời gian, trình độ có hạn, vì vậy luận án không tránh khỏi những thiếu sót, tôi thực tâm mong tiếp tục nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý thầy cô, quý đồng nghiệp để luận án đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Thị Vui v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cán bộ, công chức, viên chức CBCCVC Chính sách công CSC Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNH-HĐH Công nghệ thông tin CNTT Cơ quan nhà nƣớc CQNN Dân tộc thiểu số DTTS Đào tạo nghề ĐTN Giáo dục nghề nghiệp GDNN Giáo dục thƣờng xuyên GDTX Hội đồng nhân dân HĐND Kinh tế - xã hội KT-XH Khoa học công nghệ KHCN Lao động LĐ Lao động nông thôn LĐNT Lực lƣợng lao động LLLĐ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội LĐTBXH Nghiên cứu sinh NCS Quản lý nhà nƣớc QLNN Uỷ ban nhân dân UBND vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích, dân số các tỉnh Tây Bắc ................................................... 79 Bảng 3.2. Tỉ lệ tham gia LLLĐ của DTTS từ 15 tuổi trở lên tại các tỉnh Tây Bắc ........................................................................................................................... 81 Bảng 3.3. Cơ cấu LĐ DTTS qua đào tạo tại các tỉnh Tây Bắc năm 2019 ........ 85 Bảng 3.4: Kinh phí thực hiện đào tạo nghề tại các tỉnh Tây Bắc từ 2009-2020 ........................................................................................................................... 98 Bảng 3.5. Số lƣợng LĐ DTTS đƣợc đào tạo nghề tại các tỉnh Tây Bắc theo từng giai đoạn từ 2009-2020 ................................................................... 113 Bảng 3.6. Thống kê số lƣợng LĐ DTTS tham gia đào tạo nghề phân theo lĩnh vực đào tạo giai đoạn 2009-2020 .................................................................... 114 Bảng 3.7. Thống kê số lƣợng cơ sở ĐTN tham gia ĐTN cho LD DTTS tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2009-2020 .................................................................. 115 Bảng 3.8. Thống kê việc làm sau học nghề của lao động phân theo lĩnh vực tại các tỉnh Tây Bắc từ năm 2009-2020 .......................................................... 119 Bảng 3.9. Thống kê thu nhập bình quân/ngƣời/tháng của các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2010-2020 ........................................................................................ 123 Bảng 3.10. Cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hoạt động kinh tế nông thôn các tỉnh Tây Bắc 2016-2020 ...................................................... 124 Bảng 3.11. Thống kê tỉ lệ hộ nghèo tại các tỉnh Tây Bắc từ 2016-2020 ........ 124 vii
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ 3.1. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của DTTS từ 15 tuổi trở lên theo độ tuổi tại Tây Bắc năm 2019........................................................................................ 81 Biều đồ 3.2. Cơ cấu việc làm phân theo ngành kinh tế của LĐ DTTS ............. 82 Biều đồ 3.3. Kinh phí ĐTN trình độ sơ cấp và dƣới 3 tháng tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2009-2020................................................................................... 99 Biều đồ 3.4. Số lƣợng LĐ DTTS tham gia đào tạo nghề tại các tỉnh Tây Bắc ......................................................................................................................... 113 Biều đồ 3.5. Thống kê LĐ đào tạo nghề theo trình độ sơ cấp nghề và dƣới 3 tháng tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2009-2020 ............................................. 115 Biều đồ 3.6. Thống kê số lƣợng LĐ có việc làm sau đào tạo nghề tại các ..... 118 Biều đồ 3.7. Đánh giá của LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc về tầm quan trọng ......................................................................................................................... 121 Biều đồ 3.8. Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của các vùng................ 122 Biều đồ 3.9. Kết quả khảo sát lí do của LĐ DTTS không tham gia học nghề tại các tỉnh Tây Bắc ......................................................................................... 126 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Công tác kiểm tra, giám sát quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề tại Sơn La ..................................................................................................................... 111 Hộp 3.2. Trích phỏng vấn Cán bộ lãnh đạo quản lý tại các tỉnh Tây Bắc về những khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS ở địa phƣơng .................................................................................................... 130 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình logic về kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số ...................................................................... 53 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS ........ 94 viii
  11. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Khung đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số Phụ lục 02: Các DTTS tại các tỉnh Tây Bắc Phụ lục 03: Việc làm của ngƣời dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên phân theo nghề nghiệp tại các tỉnh Tây Bắc Phụ lục 04: Tổng hợp văn bản chính sách do trung ƣơng ban hành liên quan đến đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số Phụ lục 05: Kết quả khảo sát đánh giá năng lực cán bộ, công chức trực tiếp triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số Phụ lục 06: Đánh giá của CBCC đang công tác trong CCQNN và ngƣời dân về năng lực CBCC trực tiếp triển khai chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc Phụ lục 07: Tổng hợp văn bản chính sách do địa phƣơng ban hành liên quan đến đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc Phụ lục 08: Một số chức năng nhiệm vụ của phòng dạy nghề/phòng giáo dục nghề nghiệp thuộc sở LĐTBXH Phụ lục 09: Thống kê kinh phí thực hiện Đề án 1956 tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2009-2020 Phụ lục 10: Thống kê lao động có việc làm sau tham gia đào tạo nghề tại các tỉnh Tây Bắc qua các năm Phụ lục 11: Kết quả phiếu khảo sát bằng phiếu hỏi đối với LĐ DTTS và CBCCVC tại các tỉnh Tây Bắc ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định đối với sự phát triển. Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn quan tâm đến nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Tại 3 kì Đại hội XI, XII và XIII, Đảng luôn khẳng định vai trò quan trọng của phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Tại Đại hội XI, Đảng nhấn mạnh quan điểm phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực “là một đột phá chiến lƣợc, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [24;tr.41]. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thông qua quan điểm: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm động lực chủ yếu”. Đại hội XII của Đảng cũng đƣa ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cần phải: “Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trƣờng cũng nhƣ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành” [25;tr.116]. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực” thực hiện phƣơng châm: “Đào tạo con ngƣời theo hƣớng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cƣơng, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, CNTT, công nghệ số, tƣ duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)” [27]. Trong quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, để đạt đƣợc các mục tiêu do Nhà nƣớc đề ra thì một trong những yếu tố quyết định chính là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề (ĐTN). Đào tạo nghề là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, là cách thức giúp trang bị, cập nhật kiến thức, kĩ năng về một ngành nghề nhất định qua đó giúp ngƣời LĐ gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm. Hoạt động ĐTN tạo điều kiện cho ngƣời LĐ thích nghi và phát triển trong môi trƣờng KT- XH mang tính cạnh tranh ngày càng cao, giúp Nhà nƣớc giải quyết các vấn đề xã hội 1
  13. nhƣ xóa đói giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội…; gia tăng năng suất LĐ; đƣa vị thế kinh tế - chính trị của Việt Nam lên tầm cao mới trong khu vực và quốc tế. Chính sách ĐTN là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nƣớc ta. Nhà nƣớc đề ra những mục tiêu và những giải pháp về ĐTN nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu học nghề và nâng cao tay nghề của ngƣời LĐ, qua đó giúp ngƣời LĐ từng bƣớc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiến trình phát triển KT-XH theo hƣớng CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Chu trình chính sách ĐTN bao gồm ba bƣớc: hoạch định chính sách; thực hiện chính sách và đánh giá chính sách. Trong đó, thực hiện chính sách ĐTN đƣợc coi là khâu then chốt, có vai trò quyết định sự thành bại của chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của Nhà nƣớc thành hiện thực nhằm đạt mục tiêu về ĐTN, là bƣớc hiện thực hóa chính sách, đƣa chính sách vào trong thực tiễn. Lao động dân tộc thiểu số (LĐ DTTS) là ngƣời DTTS đang trong độ tuổi LĐ, có khả năng LĐ nhằm tạo ra của cải, vật chất. Lao động DTTS thƣờng sinh sống ở những địa bàn có vị trí quan trọng chiến lƣợc về an ninh quốc phòng nhƣ biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Họ là một bộ phận nòng cốt, giữ vị trí vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc dựng nƣớc, giữ nƣớc cũng nhƣ giúp giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, giúp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đào tạo nghề có vai trò quan trọng đối với LĐ DTTS nhằm giúp trang bị kiến thức, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế, tăng thu nhập của LĐ DTTS đồng thời góp phần sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu LĐ và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tây Bắc là địa bàn chiến lƣợc đặc biệt quan trọng về KT-XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam và là nơi tập trung đông ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó tiểu vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình [82]. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2022, các tỉnh Tây Bắc kể trên có diện tích 37.308.700 km2 với dân số ƣớc tínhh 3,295 triệu ngƣời, chủ yếu là ngƣời DTTS. Tỷ lệ ngƣời DTTS chiếm khoảng 74.3% ở Hòa Bình và 84% ở Lai Châu trong cơ cấu dân số. Trong số đó, ngƣời DTTS đang trong độ tuổi LĐ là lực lƣợng đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện các chiến lƣợc, các kế hoạch phát triển KT-XH nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội; là đòn bẩy giúp các tỉnh Tây Bắc vƣợt qua những khó khăn, biến các lợi thế tiềm năng thành các thành tựu trên thực tế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ chính quyền tại các tỉnh Tây Bắc luôn quan tâm và đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao dân trí, gia tăng tỷ lệ ĐTN cho LĐ DTTS. 2
  14. Trong những năm qua đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời LĐ DTTS nói chung và các tỉnh Tây Bắc nói riêng đƣợc cải thiện rõ nét. Tỉ lệ thất nghiệp giảm, sinh kế của đồng bào dần đƣợc ổn định và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần đƣợc nâng cao. Đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ đó, một trong những nguyên nhân phải kể đến là hoạt động tổ chức thực hiện các chính sách phát triển KT-XH, trong đó có chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền quan tâm, triển khai một cách quyết liệt và hiệu quả. Tuy đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, quá trình thực hiện chính sách về ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc còn nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Các văn bản thực hiện chính sách chƣa hoàn thiện, công tác tuyên truyền chính sách chƣa thực sự hiệu quả, sự phối hợp giữa các CQNN trong triển khai chính sách ĐTN còn lúng túng, công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập…Do vậy, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ nhằm tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc. Vấn đề thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc mặc dù đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh nhất định, nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cấp độ luận án tiến sĩ về thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS ở phƣơng diện khoa học quản lý công. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc hiện nay là rất cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Do vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc” làm luận án tiến sĩ Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, tổng hợp và phân tích tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến chính sách ĐTN, thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS, từ đó chỉ ra những kết quả mà luận án kế thừa, những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 3
  15. Hai là, hệ thống hóa và phân tích làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ĐTN cho LĐ DTTS, nhƣ: các khái niệm liên quan, đặc điểm, vai trò, nội dung của thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS; xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS. Ba là, khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc. Bốn là, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hoạt động thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Thứ nhất, xuất phát từ tính chất của đào tạo thƣờng xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, thực hiện linh hoạt về chƣơng trình, thời gian, phƣơng pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của ngƣời học. Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm của LĐ DTTS, trình độ văn hóa, khả năng kinh tế của LĐ DTTS. Lao động DTTS chủ yếu sinh sống ở những địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển trong khi lại cần có việc làm có thu nhập để từng bƣớc giải quyết khó khăn về đời sống hàng ngày đồng thời từng bƣớc tích lũy kinh nghiệm và tài chính để từ đó có thể học nghề ở các cấp độ cao hơn. Thứ ba, do giới hạn về dung lƣợng và khuôn khổ luận án có hạn Do vậy luận án tập trung phân tích thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc ở trình độ đào tạo sơ cấp và dƣới 3 tháng. Với tính chất là luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công, luận án nghiên cứu thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tập trung các hoạt động tổ chức thực hiện chính sách, từ đó chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS. Phạm vi về không gian Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại 04 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình (thuộc tiểu vùng Tây Bắc). 4
  16. Phạm vi về thời gian: Luận án đánh giá việc thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc trong thời gian từ 2009 đến 2022. Trong đó năm 2009 là năm Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 có hiệu lực. Luận án đề xuất giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc giai đoạn từ năm 2023-2030 cần chú trọng theo hƣớng ĐTN mở và linh hoạt phù hợp với thực tiễn ở các tỉnh Tây Bắc, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 với chủ trƣơng sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hƣớng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam và hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về ĐTN và thực hiện chính sách ĐTN cho LĐ DTTS. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo, kết thừa các quan điểm, kết quả nghiên cứu trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn về ĐTN và thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. 4.2. Phương pháp tiếp cận Thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS có thể đƣợc tiếp cận theo nhiều hƣớng khác nhau. Từ góc độ quản lý công, luận án nghiên cứu hoạt động của cơ quan nhà nƣớc trong tổ chức thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS. Đồng thời, trong tổng thể chu trình chính sách công, thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS là khâu là khâu hiện thực hóa chính sách thành những kết quả trong thực tiễn thông qua hoạt động tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Do vấn đề nghiên cứu mang tính chất hệ thống, liên ngành nên luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành của các ngành khoa học khác nhau nhƣ quản lý công, chính sách công, luật học, giáo dục học… 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hƣớng đến, các phƣơng pháp nghiên cứu mang tính chất định tính, định lƣợng trong đề tài đƣợc sử dụng gồm: 5
  17. Thứ nhất, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS. Nguồn tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để nghiên cứu luận án bao gồm: Các văn bản của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thực hiện chính sách ĐTN đối với DTTS; Thông tin, số liệu, báo cáo, số liệu thống kê của Uỷ ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê, Bộ LĐTBXH, Ban Dân tộc, Sở LĐTBXH, các cơ sở ĐTN tại các tỉnh Tây Bắc. Thứ hai, phƣơng pháp phân tích tài liệu sơ cấp (điều tra xã hội học) trong luận án này để thu thập thông tin NCS tiến hành lựa chọn 04 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc (gồm Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình) là địa bàn nghiên cứu. Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế dạng bảng hỏi dành cho 02 đối tƣợng là LĐ DTTS và CBCCVC. i) Phiếu dành cho DTTS: Về cỡ mẫu: 500 phiếu phát ra, 396 phiếu thu về. Đặc điểm của mẫu khảo sát: Đối tƣợng đƣợc chọn để thu thập thông tin khảo sát là ngƣời LĐ DTTS đang sinh sống và làm việc tại địa bàn nghiên cứu. Về độ tuổi, ngƣời đƣợc khảo sát là ngƣời LĐ DTTS từ đủ 18 tuổi trở lên – ngƣời đã thành niên, có đầy đủ năng lực nhận thức và năng lực hành vi dân sự. Trong đó, nam giới chiếm 52,5%, nữ giới chiếm 47,5%; 72,2% là nông dân; 14,1% là công nhân; 13,1% là tự làm chủ; còn lại là các nghề khác. ii) Phiếu dành cho CBCCVC: Về cỡ mẫu: 650 phiếu phát ra, 520 phiếu thu về. Đặc điểm của mẫu khảo sát: Đối tƣợng đƣợc chọn để thu thập thông tin là CBCCVC đang làm việc trong trong CQNN tại địa bàn nghiên cứu. Trong đó, nam giới chiếm 62,3%, nữ giới chiếm 37,7%. Về vị trí việc làm: CBCCVC lãnh đạo, quản lý chiếm 23,0%; CBCCVC thực thi chiếm 77,0%. Về phƣơng pháp xử lý số liệu: phiếu khảo sát sau khi thu về đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và Excel. Nghiên cứu sinh tiến hành 21 cuộc phỏng vấn sâu các đối tƣợng là lãnh đạo, quản lý đang làm việc tại các CQNN tại địa bàn nghiên cứu có liên quan đến tổ chức thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS nhƣ Ban Dân tộc, Sở LĐTBXH, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn….. Thứ ba, các phƣơng pháp nghiên cứu khác: NCS kết hợp với phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để đƣa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng công tác thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS các tỉnh Tây Bắc. Phƣơng pháp diễn dịch và quy nạp đƣợc sử dụng khi tổng hợp, trình bày các thông tin, số liệu để đƣa ra 6
  18. kết luận, đánh giá. NCS cũng sử dụng phƣơng pháp đồ thị nhằm trình bày và phân tích các số liệu thống kê bằng biểu đồ, đồ thị nhằm phân tích một cách rõ nét và dễ dàng về thực trạng thực hiện chính sách. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS có vai trò quan trọng, góp phần quyết định hiệu quả của chính sách ĐTN cho LĐ DTTS. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề lý luận và thực tiễn của thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS, NCS đặt ra câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS bao gồm yếu tố nào? 2) Hoạt động tổ chức và kết quả thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS các tỉnh Tây Bắc hiện nay nhƣ thế nào? 3) Để tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc cần thực hiện những phƣơng hƣớng và giải pháp nào? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Để đánh giá thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS cần làm rõ các yếu tố đầu vào, các hoạt động tổ chức thực hiện chính sách, kết quả của thực hiện chính sách, các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách và các chủ thể tham gia thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS. - Giả thuyết 2: Thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc trong trong giai đoạn từ năm 2009-2022 đã đạt nhiều kết quả nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, cần phải có những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả thực hiện chính sách. - Giả thuyết 3: Để tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc cần nhận diện rõ đặc điểm của địa phƣơng, thách thức và kết quả đạt đƣợc trong đào tạo nghề của địa phƣơng trong giai đoạn 2009-2022; và phải dựa vào những phƣơng hƣớng mang tính toàn diện, hệ thống và những giải pháp mang tính đồng bộ về thể chế và cách thức tổ chức thực hiện chính sách. 6. Những đóng góp mới của đề tài Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện về thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS ở phƣơng diện lý luận, trong đó NCS đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS và các các yếu tố ảnh hƣởng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS, chỉ ra những yếu tố đầu vào, các hoạt động tổ chức triển khai và kết quả của thực hiện chính sách. 7
  19. Luận án đánh giá một cách toàn diện về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc, NCS đã chỉ ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS. Luận án góp phần phát triển khoa học chuyên ngành quản lý công, đặc biệt trong lĩnh vực thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS. 7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án đƣa ra những đánh giá mang tính khách quan về kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc; Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS tại các tỉnh Tây Bắc phù hợp với đặc thù của địa phƣơng. Với kết quả nghiên cứu của luận án, NCS hy vọng rằng luận án sẽ đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng có liên quan; cho các CQNN trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về ĐTN đối với LĐ DTTS. 8. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; Nội dung luận án bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc Chương 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc 8
  20. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo nghề 1.1.1.1. Các nghiên cứu về lí luận thực hiện chính sách Sách chuyên khảo “Chính sách công và những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Hữu Hải đã cung cấp những kiến thức lý luận chung nhất về chính sách công (CSC) nhƣ: quá trình phát triển khoa học chính sách; đặc điểm, vai trò và phân tích loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình CSC; nguyên tác, căn cứ, các bƣớc và phƣơng pháp, công cụ hoạch định CSC. Đặc biệt cuốn sách trang bị những kiến thức cơ bản về công tác thực thi chính sách. Theo đó, quy trình thực thi CSC gồm 5 bƣớc nhƣ sau: (1) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; (2) phổ biến tuyên truyền chính sách; (3) phân công, phối hợp thực hiện chính sách; (4) đôn đốc thực hiện chính sách; (5) đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm [40]. Sách chuyên khảo “Đại cương về chính sách công” của Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa đã đề cập đến những nội dung lý luận về chính sách công, các phƣơng pháp tiếp cận chính sách công và những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công hay thất bại của chính phủ trong quá trình sử dụng chính sách công nhƣ một biện pháp can thiệp vào thị trƣờng [46]. Cuốn sách “Đại Cương về chính sách công” của tác giả Ngô Hoài Sơn đã đi sâu phân tích về quy trình thực thi chính sách, mô hình triển khai chính sách và bốn yếu tố: động cơ, thông tin, quyền lực và sự tƣơng tác có tác động đến thực thi chính sách [79]. Sách chuyên khảo “Hoạch định và thực thi chính sách” của tác giả Lê Nhƣ Thanh và Lê Văn Hòa đề cập đến những nội dung lý luận sâu sắc về thực thi và quy trình thực thi chính sách. Các tác giả chỉ ra quy trình thực thi chính sách bao gồm 03 bƣớc bao gồm xây dựng và ban hành văn bản, chƣơng trình, dự án thực thi chính sách; tổ chức thực hiện văn bản, chƣơng trình, dự án thực thi chính sách và sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản, chƣơng trình, dự án thực thi chính sách [57;tr95]. NCS đã kế thừa các nội dung này khi phân tích về các hoạt động tổ chức thực hiện chính sách ĐTN đối với LĐ DTTS. Cuốn sách “Khoa học chính sách công” của Học viện Báo chí và Tuyên truyền do hai tác giả Dƣơng Xuân Ngọc, Đỗ Đức Minh đồng chủ biên bao gồm sáu chƣơng, trong đó các tác giả đề cập đến các nội dung nhƣ đối tƣợng, chức năng, nhiệm vụ và phƣơng pháp của khoa học chính sách công; Chủ thể, quy trình và phân tích chính 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2