intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Cẩm Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:241

64
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án chỉ ra thực trạng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học ở Việt Nam hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý hoạt động này. Đề xuất một số giải pháp quản lí đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay và thử nghiệm một giải pháp nhằm làm rõ tính khả thi và hiệu quả của giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ XUÂN HIẾU QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ XUÂN HIẾU QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 9 14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan Hà Nội - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Ngô Xuân Hiếu
  4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị Mai Lan, nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cám ơn sâu sắc Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Các thầy cô giáo Khoa Tâm lý – Giáo dục, các phòng ban của Học viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận án. Tôi xin cám ơn chân thành các thầy cô ở các cấp hội đồng đánh giá luận án đã chỉ bảo cho tôi những điều quý báu đề tôi hoàn thiện luận án. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Hà Nội, đơn vị công tác của tôi cùng gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2019 Tác giả luận án Ngô Xuân Hiếu
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................................................................................................................... 6 1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài về đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá tại các trường đại học ............................................................................................ 6 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về quản lý đánh giá hoạt động giáo dục tại các trường đại học ........................................................................ 18 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................... 25 2.1.Đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học ................................... 25 2.2.Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học ...................... 44 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học.................................................................................................... 54 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 61 3.1.Địa bàn, khách thể nghiên cứu ............................................................................ 61 3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 63 3.2.Thực trạng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................... 71 3.3.Thực trạng quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay........................................................................................... 88 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học ................................................................... 101 3.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay......................................................... 105 Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .... 110 4.1.Nguyên tắc xây dựng các giải pháp quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay..................................................... 110 4.2. Giải pháp quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên tại các trường đại học ở nước ta hiện nay ...................................................................................... 111 4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ............. 129 4.4. Thử nghiệm tác động ....................................................................................... 136 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 145 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đúng ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn
  7. DANG MỤC BẢNG Bảng 3.1: Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu chính thức (cán bộ quản lý, giảng viên) ................................................................................................. 61 Bảng 3.2: Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu chính thức (Sinh viên)......... 62 Bảng 3.3. Độ tin cậy của bảng hỏi sinh viên............................................................. 65 Bảng 3.4. Độ tin cậy của bảng hỏi của cán bộ quản lý và giảng viên ...................... 65 Bảng 3.5: Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của các chức năng đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ............................................................... 71 Bảng 3.6: Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của mục đích đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ...................................................................... 73 Bảng 3.7: Mức độ nhận thức về tác dụng của đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ............................................................................................. 75 Bảng 3.8: Mức độ nhận thức về tác dụng của đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học đối với nhiệm vụ quản lý sinh viên .................................... 76 Bảng 3.9: Mức độ nhận thức về các nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ............................................................................................. 77 Bảng 3.10: Mức độ phù hợp của nội dung đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học .................................................................................................... 79 Bảng 3.11: Mức độ phù hợp của khung điểm đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ............................................................................................. 81 Bảng 3.12: Mức độ phù hợp của việc phân loại kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ............................................................................................................ 82 Bảng 3.13: Mức độ phù hợp của quy trình đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học .................................................................................................... 84 Bảng 3.14: Mức độ phù hợp của thời gian đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học .................................................................................................... 85 Bảng 3.15: Mức độ phù hợp của việc sử dụng kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ............................................................................................................ 86 Bảng 3.16: Mức độ thực hiện nội dung quản lý mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ............................................................................ 88 Bảng 3.17: Mức độ thực hiện quản lý nội dung đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ............................................................................................. 90
  8. Bảng 3.18: Mức độ thực hiện quản lý sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ...................................................................... 92 Bảng 3.19: Mức độ thực hiện quản lý nội dung phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học .......................................... 94 Bảng 3.20: Mức độ thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học .......................................... 95 Bảng 3.21: Mối quan hệ giữa các nội dung quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên tại trường đại học ..................................................................... 97 Bảng 3.22: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học so sánh theo biến số giới tính .................................................... 99 Bảng 3.23: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học so sánh theo biến số khu vực ................................................... 100 Bảng 3.24: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học ............................. 101 Bảng 3.25: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học ............................. 103 Bảng 3.26: Mức độ thực hiện quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên ... 105 Bảng 3.27: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học .................................................................................... 106 Bảng 4.1: Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) ................................................. 132 Bảng 4.2: Mức độ khả thi của các giải pháp (%) .................................................... 134 Bảng 4.3: Mức độ tthực hiện nhiệm vụ phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các tổ chức, bộ phận trong và ngoài nhà trường đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên................................................................................................. 139 Bảng 4.4: Mức độ thực hiện nhiệm vụ phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các tổ chức, bộ phận trong và ngoài nhà trường đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên ....................................................................................................... 141
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Mức độ phù hợp của đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ...............67 Biểu đồ 2: Thực trạng mức độ quản lý .....................................................................67 Biểu đồ 3: Mức độ phù hợp của đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ...............68
  10. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong quá trình học tập tại trường đại học, một trong những nhiệm vụ quan trọng của sinh viên là hoạt động rèn luyện. Hoạt động rèn luyện tại trường đại học sẽ giúp cho sinh viên phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình, để họ trở thành một công dân có ích cho xã hội trong tương lai. Hoạt động rèn luyện sẽ giúp sinh viên hình thành ý thức và thái độ học tập đúng đắn. Nó cũng giúp sinh viên tham gia một cách đầy đủ và có trách nhiệm hơn các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong nhà trường. Đặc biệt, hoạt động rèn luyện sẽ giúp hình thành ở sinh viên một tinh thần vượt khó, tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập. Những khía cạnh trên sẽ giúp sinh viên có được một kết quả học tập tốt. Hoạt động rèn luyện của sinh viên tại trường đại học không chỉ giúp sinh viên phấn đấu và có ý thức học tập tốt mà còn giúp sinh viên hình thành ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định của nhà trường. Ở đây, hoạt động rèn luyện đã hình thành ý thức chấp hành các chuẩn mực của nhà trường đối với sinh viên. Đây là một khía cạnh quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của sinh viên. Hoạt động rèn luyện tại trường đại học còn giúp sinh viên hình thành ý thức công dân trong các quan hệ với cộng đồng, xã hội. Đó là giúp cho sinh viên chấp hành tốt đưỡng lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Mỗi sinh viên sẽ trở thành một người tuyên truyền đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước trong đời sống cộng đồng. Ở nước ta trong thời gian qua, hầu hết sinh viên có ý thức rèn luyện tốt, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên ý thức rèn luyện chưa tốt. Điều này thể hiện ở chỗ, một bộ phận sinh viên tham gia vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút ma túy, mại dâm, cờ bạc,... tham gia vào các tổ chức cá độ, đánh bạc, thậm chí một số sinh viên còn có hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, giết người. Đây là một vấn đề đáng báo động về ý thức rèn luyện của một bộ phận sinh viên hiện nay. Do vậy, việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học vô cùng quan trọng. Kết quả đánh giá giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sinh viên tích cực và tự giác rèn luyện, vươn lên trong học tập, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên. Nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà trường. Tuy nhiên, để hoạt động này trong nhà trường đại học hiện nay đạt được hiệu quả như mong muốn thì mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động này của chủ thể quản lý tại trường đại học có vai trò quyết định. Chủ thể quản lý hoạt động này tại trường đại học cần phải quản lý tốt mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, hình thức, phương pháp, quy trình đánh giá, sự phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nhà trường trong đánh 1
  11. giá và việc sử dụng kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên tại trường đại học sao cho phù hợp nhất với đặc thù của nhà trường, đặc điểm của sinh viên của nhà trường. Với những cách tiếp cận trên, chúng ta thấy quản lý đánh giá kết quả rèn luyện đối với sinh viên tại trường đại học ở nước ta hiện nay đã trở thành một nhiệm vụ có tính thời sự và tính thực tiễn cao. Quản lý tốt nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên sẽ giúp cho nhà quản lý, giảng viên, các bộ phận chức năng, các tổ chức đoàn thể trong trường đại học có những quan điểm, chính sách và biện pháp giúp sinh viên rèn luyện một cách phù hợp và hiệu quả hơn và cũng là động lực giúp sinh viên tích cực, chủ động rèn luyện tại trường đại học để có được thành tích rèn luyện tốt. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy một bức tranh chung về thực trạng quản lý hoạt động này trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học một cách phù hợp và hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay đề xuất một số giải pháp quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học. 2)Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học. 3) Chỉ ra thực trạng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học ở Việt Nam hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý hoạt động này. 4) Đề xuất một số giải pháp quản lí đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay và thử nghiệm một giải pháp nhằm làm rõ tính khả thi và hiệu quả của giải pháp. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ở nước ta hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học ở nước ta hiện nay. 2
  12. 3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu -Do điều kiện về thời gian và nguồn lực có hạn nên trước mắt luận án này chỉ tập trung vào việc nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học công lập, không nghiên cứu ở các trường đại học dân lập và chỉ tiến hành nghiên cứu trên 9 trường đại học thuộc 3 miền của đất nước, cụ thể như sau: (1) Miền Bắc: Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; (2) Miền Trung: Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng; (3) Miền Nam: Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh. -Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên tại trường đại học như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các phòng ban có liên quan, các khoa, các đoàn thể tại nhà trường và các tổ chức chính trị, xã hội tại cộng đồng địa phương nơi nhà trường đặt trụ sở. Tuy nhiên, trong luận án này chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng trường đại học, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp trong quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên ở nhà trường. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu -Tiếp cận hệ thống: Quản lý kết quả rèn luyện của sinh viên đại học chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau - yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, trong luận án này, quản lý kết quả rèn luyện của sinh viên đại học của Hiệu trưởng tại các trường đại học, trưởng phòng công tác sinh viên được xem xét như là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có yếu tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, có yếu tố tác động nhiều, có yếu tố tác động ít. Việc xác định đúng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là điều cần thiết. Vì vậy, trong nghiên cứu này, quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học của Hiệu trưởng tại các trường đại học được xem xét trong mối quan hệ về nhiều mặt. -Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của hiệu trưởng, quản lý của phòng công tác sinh viên và hoạt động rèn luyện của sinh viên để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng, trưởng phòng công tác sinh viên đối với vấn đề đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học. -Tiếp cận chức năng quản lý: Hoạt động quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học của hiệu trưởng các trường đại học được thực hiện thông qua các chức năng cơ bản của quản lý đó là: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá. 3
  13. -Tiếp cận quá trình giáo dục: Nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học theo tiếp cận các thành tố của quá trình giáo dục (mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, … cho quá trình đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trường đại học đạt hiệu quả tốt, khách quan và minh bạch. Các thành tố này có mối quan hệ gắn bó, tác động và ảnh hưởng qua lại với nhau. Tiếp cận quá trình định hướng cho việc xác định nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng các trường đại học đối với việc thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên (tất cả các thành tố của quá trình đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học) Trong nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng chính cách tiếp cận quá trình kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý để xác định các nội dung quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Để giải quyết được mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu mà đề tài luận án đề ra. Luận án sẽ sử dụng phối hợp đa dạng và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính dưới đây: + Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi + Phương pháp phỏng vấn sâu + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp quan sát + Phương pháp thử nghiệm + Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Mục đích, nội dung, cách thức thực hiện cụ thể của các phương pháp nêu trên sẽ được trình bày chi tiết tại chương 3 của luận án. 4.3. Giả thuyết khoa học Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay còn bộc lộ những hạn chế trong quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, phối hợp các lực lượng, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học dẫn đến hạn chế về chất lượng đào tạo sinh viên tại nhà trường. Nếu đề xuất và thử nghiệm giải pháp quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học theo tiếp cận quá trình kết hợp với chức năng quản lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học ở nước ta hiện nay. 4.4. Câu hỏi nghiên cứu 1) Việc nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận của quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học là gì? 4
  14. 2) Thực trạng quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học hiện nay là như thế nào? Nó có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này? 3) Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học hiện nay? Việc thử nghiệm giải pháp quản lý đề xuất có góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học ở nước ta hiện nay hay không? 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Về mặt lý luận: Nghiên cứu lý luận về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học và quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng chưa nhiều. Luận án đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, nội dung quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học. - Về mặt thực tiễn: Luận án đã xác định được thực trạng quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học và các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án góp phần bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học; quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học vào khoa học quản lý giáo dục. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay Chương 4: Giải pháp quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay. 5
  15. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài về đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá tại các trường đại học 1.1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài về đánh giá và đánh giá giáo dục tại các trường đại học Bàn về vấn đề đánh giá và quản lý đánh giá tại các trường đại học được nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài quan tâm. Trong đó, các nghiên cứu trên thế giới tập trung nhiều vào việc nghiên cứu đánh giá 3 chủ thể chính trong nhà trường đại học đó là: Đánh giá sinh viên, đánh giá giảng viên, đánh giá chủ thể quản lý. Các nghiên cứu theo hướng đánh giá về sinh viên thường chú trọng hơn vào việc nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học, những nghiên cứu về đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học cho đến nay khi tổng quan một số tài liệu về vấn đề này chúng tôi nhận thấy chưa thật nhiều, việc nghiên cứu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học được lồng ghép vào trong các nghiên cứu cụ thể về đánh giá sinh viên nói chung hoặc đánh giá kết quả học tập của sinh viên nói riêng. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra một số hướng nghiên cứu chính về vấn đề này như sau: -Hướng nghiên cứu chung về kiểm tra – đánh giá trong giáo dục Tác giả C.A Paloma và cộng sự của mình đã có công trình nghiên cứu lý thuyết chung về kiểm tra – đánh giá trong lớp học, đó là tác phẩm: “Assessing student competence in Accredited Disciplines – Pioneering approaches to Assessment in Higher Education, (Đánh giá năng lực học sinh được công nhận kỷ luật –phương pháp tiên phong để đánh giá trong giáo dục đại học). Trong tác phẩm của mình, tác giả và cộng sự đã bàn đến các phương pháp tiếp cận để đánh giá được thực hiện bởi các chương trình chuyên nghiệp theo định hướng tham gia kiểm định chuyên ngành. Các tác giả cũng bàn tới những nội dung như: Làm thế nào để kiểm định khuyến khích sự quan tâm đến việc đánh giá học tập của học sinh? Làm thế nào để giảng trên trường đáp ứng với những hành động của kiểm định? Những gì chúng ta có thể học hỏi từ các môn được công nhận về việc xác định kết quả học tập, thúc đẩy chu đáo lên kế hoạch cho việc đánh giá và nâng cao năng lực sinh viên trường? Trong cuốn sách này, các tác giả đã xem xét các khái niệm về thẩm quyền của sinh viên và đánh giá các bối cảnh lịch sử và chính trị trong đó đánh giá diễn ra. Xem xét việc thực hiện đánh giá, bao gồm vai trò quan trọng giảng viên và khả năng lãnh đạo của 6
  16. chủ thể quản lý hoạt động này. Bên cạnh đó, các tác giả cũng bàn tới việc sử dụng các đánh giá xác thực trong một số môn học trên một khuôn viên trường đại học duy nhất, và một chương riêng về chất lượng của Anh trong phong trào đảm bảo chất lượng [85]. Bên cạnh nghiên cứu nêu trên của tác giả C.A Paloma và cộng sự của mình chúng tôi còn nhận thấy một số nhà nghiên cứu cũng quan tâm tới vấn đề này. Trong số đó tác giả Robert L. Ebel đã xuất bản rất nhiều cuốn sách về đo lường thành tích trong giáo dục. Vào năm 1965, tác giả đã xuất bản cuốn sách “Measuring Educational Achievement” (Đo lường thành tích giáo dục) của Robert L. Ebel. Trong cuốn sách này tác giả đã mô tả rất chi tiết các phương pháp đo lường đánh giá định lượng kết quả học tập của học sinh. Tác giả cho rằng, để đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh cần phải nắm được các phương pháp đo lường định lượng kết quả học tập của học sinh một cách chính xác và khoa học. Nhiều trường học đã áp dụng thành công các phương pháp đo lường đánh giá định lượng kết quả học tập của học sinh theo hướng dẫn của tác giả được viết trong sách này. Tiếp đến năm 1972, tác giả cũng đã xuất bản cuốn sách: “Essentials of educational measurement (Prentice-Hall education series”, (Những vấn đề cốt yếu của đo lường trong giáo dục). Như vậy, vấn đề đo lường trong giáo dục đã được tác giả nghiên cứu trong nhiều năm liền, các chỉ báo để đo lường, cách thức đo lường, nội dung đo lường đều được tác giả bàn đến rất nhiều [69]. Bên cạnh 2 cuốn sách về đo lường trong giáo dục nêu trên, đi theo xu hướng nghiên cứu này tác giả cuốn sách “A teacher’s guide to Assessment” (Hướng dẫn giáo viên đánh giá) là 2 nhà nghiên cứu D.S. Frith và H.G. Macintosh. Nội dung cuốn sách đã viết rất cụ thể, chuyên sâu về những vấn đề lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá, cho điểm của giáo viên, … Cuốn sách này được xem như là cẩm nang trong đánh giá của giáo viên, được nhiều giáo viên sử dụng trong việc đánh giá học sinh của họ [73]. Nghiên cứu xu hướng đánh giá kết quả học tập như cuốn tài liệu thể hiện xu hướng đánh giá hiện đại đang thịnh hành của Anthony J. Nitko, Đại học Arizona (Mỹ) mang tên “Educational Assessment of Student” (đánh giá học sinh) đề cập đến rất nhiều nội của đánh giá kết quả học tập, bao gồm: phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá học sinh [dẫn theo 53]. Nghiên cứu về vai trò, tác động của đánh giá trong giáo dục và giáo dục đại học như các nghiên cứu của Dun, K.E & Mulvenson, S.W (2009) “A Critical Review of 7
  17. Research on Formative Assessment: The Limited Scientific Evidence of the Impact of Forrmative Assessment in Education”; Tarasa, M. (2009) “Summative Assessment: The Missing Link for Formative Assessment”; Fook, C.Y., Sidhu, G. K. (2010) “Authentic Assessment and Pedagogical Strategies in Higher Education” [72]. -Hướng nghiên cứu về các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục Đại diện cho hướng nghiên cứu này có công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: Thomas A. Agelo, K.Patricia Cross; Rick Stiggins; Rick Stiggins, Judith Arter, Jan Chappuis, Steve Chappuis,… Hai nhà khoa học Thomas A. Agelo, K.Patricia Cross, đã xuất bản cuốn sách “Classroom Assessment – Techiniques”, (Kỹ thuật đánh giá trên lớp học). Trong cuốn sách này các tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình về việc giáo viên ứng dụng các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trên lớp học trên cơ sở đó chỉ ra các phương pháp cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng để đánh giá trên lớp học và việc ra các quyết định khi sử dụng các kết quả đánh giá của mình [100]. Rick Stiggins (và các đồng nghiệp), đã nghiên cứu về đánh giá trên lớp học với các phương pháp, kỹ thuật cụ thể và đã cho xuất bản nhiều cuốn sách nghiên cứu về lĩnh vực này: năm 1994, xuất bản cuốn sách: “Student – centered classroom assessment”, (Sinh viên – Trung tâm của việc đánh giá trên lớp học; năm 2004 xuất bản cuốn sách: “Classroom assessment for student learning”, (Đánh giá trên lớp học đối với vấn đề học tập của sinh viên); năm 2006 tác giả Rick Stiggins và các cộng sự của mình Judith Arter, Jan Chappuis, Steve Chappuis tiếp tục xuất bản cuốn sách: “Classroom Assessment for Student Learning”, (Đánh giá trên lớp học đối với học sinh) và năm 2008 đã xuất bản cuốn: “Student – involved Assessment for Learning”, (Đánh giá liên quan đến học tập của sinh viên). Có thể nói, tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề lí luận và thực tiễn về đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trên lớp học. Trong đó, việc chỉ ra các phương pháp đánh giá cụ thể khách quan đã là cẩm nang cho chính giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường đại học tham khảo để đánh giá quá trình học tập trên lớp của họ [93]. Shirley Fletcher (1995) với “Competence – Based Assessment Techniques”, (Kĩ thuật đánh giá theo năng lực), đã xác định một số nguyên tắc cơ bản, gợi ý về các phương pháp cũng như lợi ích của kĩ thuật đánh giá theo năng lực; đưa ra một số hướng dẫn cho những người làm công tác đào tạo hướng tới việc đánh giá dựa trên công việc. Kĩ thuật đánh giá theo năng lực của tác giả đã được ứng dụng rộng dãi tại 8
  18. các trường đại học, kỹ thuật này cũng cho thấy tính hiệu quả nhất định trong quá trình đánh giá [71]. Robert L.Linn và Norman E.Gronlund (1995), đã xuất bản tác phẩm: “Measurement and Assessment in Teaching”, (Đo lường và đánh giá trong giảng dạy). Trong tác phẩm này, các tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá và đo lường trong dạy học; các hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá theo mục tiêu; kĩ thuật đưa thông tin phản hồi và phân tích, xử lý kết quả kiểm tra đánh giá người học để cải tiến việc dạy và học [81]. Phil Race, Sally Brown và Brenda Smith (2006), trong tác phẩm: “500 Tips on Assessment”, (500 lời khuyên về đánh giá), đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để đánh giá trong giáo dục đạt hiệu quả. Trong đó, tác giả cũng đã rất tập trung vào việc giới thiệu những hình thức đánh giá, cách đưa thông tin phản hồi và giám sát chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học và cao đẳng [90]. Một số tài liệu gần đây của Bộ Giáo dục Úc trình bày những kinh nghiệm điển hình của nước này về hướng dẫn đánh giá theo năng lực, về thiết kế công cụ đánh giá áp dụng cho mô hình gói đào tạo và các cơ sở đào tạo đã được kiểm định công nhận. Mặc dù mục đích của các tài liệu này chỉ nhằm cung cấp thông tin về cách chính sách và quy trình đánh giá cho các nhà thực hành và các bên liên quan trong giáo dục và đào tạo nghề ở bang Tây Úc nhưng đã giới thiệu sử dụng công cụ đánh giá năng lực rất hữu ích [66]. Tina Teodorescu (2006), trong tác phẩm: “Competence versus competency What is the difference?”, (Thẩm quyền so với năng lực khác biệt là gì?). Trong tác phẩm này tác giả đã phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ “năng lực – competency” và “competence” bằng các so sánh về định nghĩa, phạm vi trọng tâm, kết quả và áp dụng. Tác giả cũng đã mô tả hai mô hình competency và competence dựa trên kinh nghiệm của mình trong quá trình tư vấn tại Hiệp hội Quốc tế về Cải thiện hiệu suất làm việc [99]. Martin Johnson (2008), với bài viết đăng trên tạp chí có nhan đề: “Grading in competence – based qualifications – is it desirable and how might it affect validity?, đã giới thiệu và phân tích quan điểm của một số chuyên gia về xếp hạng trong đánh giá theo năng lực. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đánh giá xếp hạng phải chăng chỉ là đề xuất thay đổi hệ thống nhị nguyên (có năng lực hoặc không có năng lực) và có thể làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của kết luận đánh giá về năng lực. Đồng thời cách phân hạng thành tích học tập cũng dễ gây nên những tác động tiêu cực đối với nhóm có kết quả thấp [78]. 9
  19. 1.1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục đại học -Hướng nghiên cứu chung về quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục đại học: Tiếp cận hướng nghiên cứu này đã có nhiều nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu và bài báo khoa học bàn về quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu dẫn cụ thể một số nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả N. Postlethwaite (2004), đã xuất bản cuốn sách: “Monitering Educational Achievement”, (Giám sát thành tựu giáo dục). Cuốn Managing Evaluation in Educational (Quản lý đánh giá trong giáo dục) của Kath Aspinwall, Tim Simkins, John F. Wilkinson and M. John Mc Auley xuất bản năm 1992. Cuốn “mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả” của Jody Zall Kusek, Ray C.Rist (2005), Ngân hàng Thế giới,… Các cuốn tài liệu này đã chỉ cho người đọc thấy các nghiệp vụ quản lý cần thực hiện để quản lý hoạt động đánh giá giáo dục như thế nào cho hiệu quả [17]. Các tác giả Kath Aspinwall, Tim Simkins, John F. Wilkinson đã xuất bản cuốn sách Managing Evaluation in Education: A Handbook (Educational Management), (Quản lý đánh giá trong giáo dục: Một cuốn sổ tay (Quản lý giáo dục). Cuốn sách này cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đánh giá trong giáo dục. Các tác giả cuốn sách cho rằng, quản lý đánh giá trong giáo dục hiện nay được đặc biệt ưu tiên trong các trường cao đẳng, đại học. Việc phân cấp trong quản lý, đặc biệt là giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đáng kể cho các trường học và các trường đại học theo Đạo Luật Cải cách giáo dục cũng có những tác động cơ bản để đánh giá. "Quản lý đánh giá trong giáo dục" được thiết kế để đáp ứng nhu cầu này. Các tác giả cũng xem xét ý nghĩa của việc đánh giá và quản lý cũng như mối quan hệ giữa chúng. Nó xem xét bối cảnh trong đó đánh giá phải được quản lý trong các trường cao đẳng, đại học và giải quyết các câu hỏi về nhu cầu trên cơ sở giám sát và xem xét, trước khi tiến hành qua các giai đoạn của quá trình đánh giá, đưa ra xem xét đặc biệt đến vấn đề quản lý phát sinh tại từng giai đoạn [62]. Sofia Lerche Vieira với công bố: “Management, evaluation and school success: examples from Ceará’s path”, “Quản lý, thẩm định và thành công trong trường học: Ví dụ từ trường Ceará’s path”. Bài viết này phân tích chính sách giáo dục được thông qua bởi các trường học ở bang Ceará, Brazil, 1995-2006, tập trung vào giai đoạn 2003-2006. Các vấn đề chính được trình bày là quản lý giáo dục, đánh giá và học thành công. Bài viết này cũng tập trung vào việc trình bày ý tưởng về hệ thống 10
  20. đánh giá ở cấp tiểu bang và quốc gia; "Quản lý cho kết quả", việc sử dụng các chỉ số để xác định các ưu tiên; và khuếch tán của một nền văn hóa đánh giá trong giáo dục [103]. -Hướng nghiên cứu về tiêu chí quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục đại học Ở hầu hết các nước đều có cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học, nhất là ở các nền giáo dục đại học phát triển như Anh, Mỹ, Australia,… Ở các nước này, cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập từ rất sớm với những tiêu chí kiểm định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực khác nhau của giáo dục đại học, trong đó có kiểm tra, đánh giá nhằm định hướng cho đổi mới giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục. Dưới đây là các bộ tiêu chí đánh giá quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học trong giáo dục đại học ở một số nước. 1)Bộ tiêu chí của cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Anh (Quality Assurance Agency for Higher Education, viết tắt là QAA) Theo QAA, trong giáo dục đại học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm nhiều mục đích khác nhau như: Cung cấp thông tin phản hồi để thúc đẩy việc học tập của sinh viên, giúp họ nâng cao thành tích học tập; Đánh giá kiến thức, sự hiểu biết, khả năng và kĩ năng của sinh viên; Cho điểm dựa trên thành tích đạt được của sinh viên đồng thời đưa ra các nhận định về sự tiến bộ của sinh viên; Cung cấp thông tin cho xã hội và các nhà quản lý giáo dục đại học về mức độ đạt được của sinh viên có phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra hay không (chuẩn của trường và của quốc gia) [89]. Căn cứ mục đích đề ra, QAA xây dựng bộ tiêu chí bao gồm 15 tiêu chí đánh giá công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học liên quan đến nhiều khía cạnh, bao gồm: quy định, quy trình; quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan; việc phổ quy định và các thông tin liên quan đến cán bộ và sinh viên; phương pháp kiểm tra, đánh giá; số lượng kiểm tra, đánh giá và thời gian kiểm tra, đánh giá; việc lưu trữ thông tin, dữ liệu; việc công bố điểm cho sinh viên đảm bảo đánh giá hiệu quả kết quả học tập của sinh viên; đảm bảo tính chính xác, công bằng, minh bạch, trung thực và an toàn; khuyến khích được sinh viên nâng cao thành tích của mình đồng thời phải cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho sinh viên và không gây áp lực cho sinh viên. Bộ tiêu chí này là cơ sở để QAA kiểm định chất lượng của các trường đại học. 2)Bộ tiêu chí của Australia Bộ chỉ số đánh giá quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trường đại học ở Australia gồm 16 chỉ số đề cập đến các vấn đề sau : 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1