Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực
lượt xem 7
download
Luận án "Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS Thành phố Hà Nội; đề xuất các giải pháp trong quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực, nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động đánh giá, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _______________________ NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _______________________ NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: - PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền - PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận án: Nguyễn Thị Hồng Thúy i
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................ xi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..................................................4 2.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ...................................................5 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................5 3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ..............................6 4.1. Phương pháp luận ........................................................................................6 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................7 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..............................................................8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.............................................................9 6.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................9 7. Cấu trúc của luận án............................................................................................9 Chương 1 ...................................................................................................................10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................................10 1.1. Nghiên cứu về xây dựng khung năng lực giáo viên ......................................10 1.2. Nghiên cứu về hoạt động đánh giá giáo viên theo tiếp cận năng lực ............13 1.2.1. Nghiên cứu về năng lực của giáo viên ...................................................13 1.2.2. Nghiên cứu về đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ..........19 ii
- 1.3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực .................................................................................................................23 1.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ........................................29 1.5. Nhận xét chung về vấn đề đã nghiên cứu và hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án ...................................................................................................................31 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC ........34 2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................34 2.1.1. Giáo viên trung học cơ sở .......................................................................34 2.1.2. Năng lực của giáo viên THCS ................................................................35 2.1.3. Khái niệm hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo hướng tiếp cận năng lực ............................................................................................................38 2.1.4. Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo hướng tiếp cận năng lực .....................................................................................................................39 2.1.5. Khái niệm về khung năng lực .................................................................40 2.2. Khung năng lực của giáo viên THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........41 2.2.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THCS ..41 2.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông ................................................43 2.2.3. Đặc điểm vùng miền, nhà trường, người học và yêu cầu đặt ra đối với năng lực giáo viên THCS .................................................................................44 2.2.4. Cách tiếp cận xây dựng khung năng lực giáo viên THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục ...............................................................................................45 2.3. Hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ........................46 2.3.1. Mục đích hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn và năng lực nghề nghiệp ...............................................................................................................47 2.3.2. Yêu cầu của hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và tiếp cận năng lực ...............................................................................................47 2.3.3. Nội dung đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ...................48 2.3.4. Hình thức và phương pháp đánh giá giáo viên theo tiếp cận năng lực ..50 iii
- 2.3.5. Quy trình của hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực .....................................................................................................................53 2.3.6. Lực lượng tham gia đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ..53 2.4. Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực............55 2.4.1. Chủ thể quản lý hoạt động đánh giá giáo viên .......................................55 2.4.2. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ............................................................................................................55 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo hướng tiếp cận năng lực ................................................................................62 Chương 3 ...................................................................................................................71 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC .....................................................................................................71 3.1. Khái quát giáo dục bậc học THCS thành phố Hà Nội ...................................71 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ......................................................................73 3.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................73 3.2.2. Nội dung điều tra khảo sát ......................................................................74 3.2.3. Thời gian, lộ trình khảo sát .....................................................................74 3.2.4. Địa bàn, khách thể khảo sát ....................................................................74 3.2.5. Phương pháp khảo sát thực trạng và công cụ xử lý số liệu ....................76 3.3. Thực trạng hoạt động đánh giá giáo viên THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ........................................................................................77 3.3.1. Thực trạng nhận thức về mục đích hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực .......................77 3.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ..............................................79 3.3.3. Thực trạng sử dụng các hình thức đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ..............................................80 3.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực...................................82 iv
- 3.3.5. Thực trạng thực hiện quy trình hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực...................................83 3.3.6. Thực trạng về lực lượng tham giá hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực .......................84 3.3.7. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đánh giá giáo viên THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ........................................................85 3.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ............................................................86 3.4.1. Thực trạng quản lý lực lượng đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ........................................................86 3.4.2. Thực trạng cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá năng lực giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực .......................87 3.4.3. Thực trạng quản lý quy trình hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực...................................89 3.4.4. Thực trạng quản lý quá trình đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ........................................................91 3.4.5. Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá để nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội ...................................97 3.5. So sánh các biến số trong thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ...................100 3.5.1. So sánh các nội dung quản lý theo biến số độ tuổi...............................100 3.5.2. So sánh các nội dung quản lý theo biến số trường học ........................102 3.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực.......................105 3.6.1. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo hướng tiếp cận năng lực ................................105 3.6.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo hướng tiếp cận năng lực.........................................106 3.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực .........................109 3.7.1. Ưu điểm ................................................................................................109 v
- 3.7.2. Hạn chế .................................................................................................110 3.7.3. Nguyên nhân .........................................................................................111 Chương 4 ................................................................................................................ 114 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC ........................................................................................................................ 114 4.1. Đề xuất khung năng lực giáo viên THCS ....................................................114 4.1.1. Cơ sở đề xuất khung năng lực ..............................................................114 4.1.2. Nội dung khung năng lực giáo viên THCS ..........................................115 4.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .......................................................................121 4.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý .........................................................121 4.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, khoa học .....................................122 4.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả ...................................122 4.2.4. Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa đánh giá và tự đánh giá, giữa đánh giá và phát triển .....................................................................................123 4.3. Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực ...............................................123 4.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ..........................................................123 4.3.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí của khung năng lực giáo viên THCS phù hợp với thực tế của ngành GD&ĐT thành phố Hà Nội .......126 4.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá cho đội ngũ giáo viên và lực lượng tham gia đánh giá ......................................................128 4.3.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo thực hiện đúng các yêu cầu của quy trình và phương pháp đánh giá giáo viên.....................................................................129 4.3.5: Giải pháp 5: Công khai, dân chủ, phát huy tính chủ động của lực lượng tham gia hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ...........131 4.3.6. Giải pháp 6: Sử dụng hợp lý kết quả đánh giá tạo động lực làm việc cho giáo viên .........................................................................................................133 vi
- 4.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ......................................................134 4.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .....................135 4.5.1. Mục đích khảo nghiệm .........................................................................135 4.5.2. Nội dung và cách tiến hành ..................................................................135 4.5.3. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp đề xuất .........................................136 4.6. Tổ chức thử nghiệm .....................................................................................139 4.6.1. Mục đích thử nghiệm............................................................................139 4.6.2. Giới hạn phạm vi thử nghiệm ...............................................................139 4.6.3. Nội dung, phương pháp và tiến trình thử nghiệm ................................140 4.6.4. Chọn đối tượng thử nghiệm và cách thức đối chứng ...........................140 4.6.5. Chuẩn bị các điều kiện để thử nghiệm .................................................140 4.6.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm................................................................141 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 150 PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN .................................................................................. 160 vii
- DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BCH TƯ Ban chấp hành Trung ương 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiên đại hóa 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CSVC Cơ sở vật chất 6 ĐNGV Đội ngũ giáo viên 7 F Giá trị kiểm định theo tiêu chuẩn Fisher 8 Fcrit Giá trị kiểm định tra bảng theo tiêu chuẩn Fisher 9 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 10 GDTHCS Giáo dục trung học cơ sở 11 HĐGD Hoạt động giáo dục 12 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế 13 LLGD Lực lượng giáo dục 14 Nxb Nhà xuất bản 15 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 16 P -value Xác suất phạm sai lầm khi bác bỏ giả thuyết H0 17 SEAMEO Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á 18 Sd Độ lệch chuẩn 19 SPSS Phần mềm phân tích thống kê 20 TP. HN Thành phố Hà Nội 21 THCS Trung học cơ sở 22 THPT Trung học phổ thông 23 t/2 Phân vị 2 phía 24 t Giá trị kiểm định giả thuyết theo phân phối Student 25 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc 26 XHCN Xã hội chủ nghĩa 27 xtb Giá trị trung bình mẫu viii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Quy mô, số trường THCS .........................................................................71 Bảng 3.2. Quy mô đội ngũ giáo viên bậc THCS.......................................................72 Bảng 3.3. Phạm vị và khách thể khảo sát..................................................................75 Bảng 3.4. Chuẩn đánh giá (theo điểm)......................................................................77 Bảng 3.5. Thực trạng nhận thức về mức độ quan trọng của mục đích đánh giá giáo viên ............................................................................................................................78 Bảng 3.6. Thực trạng thực hiện các nội dung đánh giá giáo viên .............................79 Bảng 3.7. Thực trạng sử dụng các hình thức đánh giá giáo viên ..............................81 Bảng 3.8. Thực trạng sử dụng các phương pháp đánh giá giáo viên ........................82 Bảng 3.9. Thực trạng thực hiện quy trình hoạt động đánh giá giáo viên ..................83 Bảng 3.10. Thực trạng về lực lượng tham gia đánh giá giáo viên ............................84 Bảng 3.11. Thực trạng quản lý lực lượng tham gia đánh giá giáo viên ....................86 Bảng 3.12. Thực trạng cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá để áp dụng đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ............................................................................88 Bảng 3.13. Thực trạng quản lý quy trình hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực .......................................................................................................90 Bảng 3.14. Thực trạng chỉ đạo và giám sát việc xác định mục đích đánh giá giáo viên THCS .........................................................................................................91 Bảng 3.15. Thực trạng hướng dẫn, chỉ đạo các nhà trường xây dựng, thực hiện nội dung đánh giá giáo viên dựa trên khung năng lực xác định......................................93 Bảng 3.16. Thực trạng tổ chức tập huấn, hỗ trợ các nhà trường xác định phương pháp đánh giá giáo viên.............................................................................................95 Bảng 3.17. Thực trạng chỉ đạo xác định các hình thức của hoạt động đánh giá giáo viên ..............................................................................................................96 Bảng 3.18. Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá đội ngũ giáo viên.........................98 Bảng 3.19. So sánh các nội dung quản lý theo biến số độ tuổi ...............................101 Bảng 3.20. So sánh các nội dung quản lý theo biến số trường học ........................103 Bảng 3.21. Tổng hợp ý kiến đánh giá những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đánh giá giáo viên .............................................................................105 ix
- Bảng 3.22. Tổng hợp ý kiến đánh giá những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội ..................106 Bảng 4.1. Đề xuất khung năng lực cho giáo viên THCS ........................................115 Bảng 4.2. Yêu cầu mức độ cần đạt về năng lực theo các chức danh ......................121 Bảng 4.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất...............136 Bảng 4.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất .................137 Bảng 4.5. Mức độ sử dụng các phương pháp đánh giá giáo viên THCS của cán bộ, giáo viên trước khi tham gia thử nghiệm ................................................................142 Bảng 4.6. Mức độ đạt được của cán bộ, giáo viên sau khi sử dụng các phương pháp đánh giá giáo viên THCS sau khi tham gia thử nghiệm .........................................142 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả trước và sau thử nghiệm ............................................143 x
- DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Sơ đồ quy trình hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực ..............................................................................................................................53 Biểu đồ 3.1. Tổng hợp kết quả về thực trạng hoạt động đánh giá giáo viên THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực.......................................................85 Biểu đồ 3.2. Tổng hợp kết quả về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực .........................................100 Biểu đồ 3.3. So sánh các nội dung quản lý theo biến số độ tuổi.............................102 Biểu đồ 3.4. So sánh các nội dung quản lý theo biến số trường học ......................104 Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất ..........136 Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất .............138 Biểu đồ 4.3. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất...............139 Biểu đồ 4.4. Tổng hợp kết quả trước và sau thử nghiệm ........................................144 xi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở bất kỳ quốc gia nào, đội ngũ giáo viên luôn đóng vai trò là nòng cốt của sự nghiệp giáo dục, là lực lượng quan trọng hàng đầu trong đổi mới giáo dục; bởi vì họ là nhân tố biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. UNESCO và ILO đã nói về vị thế quan trọng của nhà giáo như sau: “Sự tiến bộ trong giáo dục phụ thuộc phần lớn vào trình độ và năng lực của đội ngũ nhà giáo nói chung và phẩm chất về mặt nhân văn, sư phạm và kỹ thuật của các cá nhân nhà giáo” [53]. Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, vai trò của người giáo viên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và luôn là yếu tố quyết định chất lượng của giáo dục đào tạo. Vì vậy, đội ngũ giáo viên cần được nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu hết sức cấp thiết hiện nay. Từ kết quả đánh giá về thực trạng của đội ngũ giáo viên, đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để nâng cao đội ngũ nhà giáo, như: Chỉ thị 40-CT/TW về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước… Đảng và Nhà nước rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nảy sinh nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế về chất lượng đội ngũ khi triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cũng như cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản về việc đánh giá giáo viên, như: Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường THCS công lập; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp 1
- loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo [9], [14], [7]. Cùng với đội ngũ nhà giáo của cả nước, các nhà giáo của Thủ đô Hà Nội đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò. Với vị thế là một trong hai địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, Hà Nội đã dành sự quan tâm rất lớn trong việc phát triển mạng lưới trường, lớp và xây dựng đội ngũ giáo viên trên địa bàn Thành phố. Toàn Thành phố hiện có 2.874 trường mầm non, phổ thông; hơn 2,2 triệu học sinh và gần 123.000 giáo viên. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại. Đến tháng 10/2023, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 72,7%. Hà Nội là một trong 4 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Về nhiệm vụ đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá đội ngũ, giáo viên trong toàn thành phố Hà Nội đã được học tập, quán triệt nội dung, yêu cầu và cách tổ chức, đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được triển khai thực hiện từ năm học 2018-2019. Thực tiễn của công tác quản lý và theo dõi kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS nói riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội cho thấy đa số giáo viên về cơ bản đảm bảo các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và có những năng lực đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp; công tác quản lý hoạt động này đã đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, Chương trình giáo dục phổ thông mới (theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT) mới được triển khai áp dụng đối với các trường THCS từ năm học 2021-2022; với chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên cần phải nắm vững kiến thức môn học, nắm vững phương pháp dạy học, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp. Đồng thời vai trò của giáo viên phải chuyển mạnh từ vị trí là người dạy sang vị trí là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh; thực hiện hiệu quả hơn, triệt để hơn yêu cầu về phương pháp dạy; giáo viên cũng có những yêu cầu và 2
- chức năng mới, trước hết phải là nhà giáo dục, có phẩm chất nhân cách tốt đẹp để giáo dục học sinh bằng nhân cách của mình. Giáo viên cần phải hội tụ các năng lực, như: tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục; năng lực dạy học biểu hiện ở việc nắm vững kiến thức kỹ năng môn học, nắm vững phương pháp dạy học, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp các khoa học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học, tự nghiên cứu; năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học. Đó chính là những lĩnh vực cấu thành phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại. Vì thế giáo viên phải luôn không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng dạy học, giáo dục học sinh để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực của học sinh. Trước yêu cầu đó, một vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên để có những giải pháp ưu tiên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, giúp họ đảm trách được vai trò của người giáo viên thế kỉ XXI. Kết quả đánh giá giáo viên sẽ làm căn cứ để các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường thực hiện tốt vai trò quản lý, trong đó có xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong phát triển, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo, Hà Nội luôn coi trọng công tác nâng cao năng lực hướng đến chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo. Đó vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là giải pháp căn cơ của ngành nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao hướng tới xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo của Thủ đô. Tiếp tục nâng cao năng lực, chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên, từng bước chuẩn hóa về năng lực giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng mềm, giáo dục tiệm cận chuẩn quốc tế… Tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, năng lực hội nhập quốc tế, đổi mới chương trình dạy học, sách giáo khoa. Công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực phải được tổ chức thường xuyên để bảo đảm giáo viên được cập nhật kiến thức mới của 3
- các địa phương khác, khu vực và thế giới. Ngoài ra, cần trang bị cho giáo viên các phương pháp giảng dạy mới để giáo viên có khả năng hướng dẫn học sinh phải tự học, phát huy kiến thức, kỹ năng, năng lực sáng tạo. Bên cạnh đó, cần gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống cho giáo viên. Thực tế hiện nay ở các nhà trường nói chung, các trường THCS thành phố Hà Nội nói riêng việc đánh giá giáo viên chủ yếu dựa theo quy định về vị trí việc làm và chuẩn nghề nghiệp; chưa có hướng dẫn đánh giá cụ thể đối với giáo viên của từng cấp học, của từng chức danh nghề nghiệp; ngoài ra cũng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đánh giá giáo viên bậc THCS theo hướng tiếp cận năng lực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để có được sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực về chất lượng, về năng lực của đội ngũ và tiếp cận với các chuẩn quốc tế (đặc biệt là chuẩn giáo viên của các nước trong khu vực Asean), việc đổi mới phương thức đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực cho đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường trung học cơ sở Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ với mong muốn tìm ra các giải pháp thực tiễn và khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS Thành phố Hà Nội; luận án đề xuất các giải pháp trong quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực, nhằm góp phần 4
- nâng cao kết quả hoạt động đánh giá, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án, bao gồm các vấn đề về xây dựng khung năng lực cho giáo viên THCS, về đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực. - Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá giáo viên và quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo hướng tiếp cận năng lực. - Đánh giá thực trạng về hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực. - Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo hướng tiếp cận năng lực. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài đi sâu tìm hiểu các nội dung quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực. 3.2.2. Giới hạn về phạm vi địa bàn nghiên cứu Hiện tại Thành phố Hà Nội có 30 quận, huyện, thị xã trong đó có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện thuộc ngoại thành và có 648 trường THCS công lập và dân lập. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trên 5 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín và 2 quận: Hoàn Kiếm, Tây Hồ. 3.2.3. Giới hạn về phạm vi khách thể và thời gian điều tra, khảo sát của luận án Giới hạn về khách thể nghiên cứu, gồm: Cán bộ quản lý sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội, các phòng GD&ĐT ở 7 quận, huyện: Ba Đình, Ba Vì, Chương Mỹ, 5
- Quốc Oai, Tây Hồ, Thanh Oai, Thường Tín và cán bộ quản lý, giáo viên tại 20 trường THCS công lập. Thời gian điều tra, khảo sát: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023. 3.2.4. Giới hạn về chủ thể quản lý Chủ thể tham gia quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS bao gồm: sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng và các đoàn thể trong nhà trường. 3.2.5. Giới hạn về năng lực của giáo viên Năng lực giáo viên THCS đề cập trong nghiên cứu là năng lực nghề nghiệp, bao gồm: Năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn và năng lực bổ trợ. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Nghiên cứu quản lý hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS theo hướng tiếp cận năng lực, đề tài xuất phát từ các phương pháp luận sau: - Tiếp cận duy vật biện chứng: quản lý hoạt động đánh giá đội ngũ giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực là một nhiệm vụ thường xuyên, gắn liền với quá trình phát triển giáo dục và được xây dựng trong mối quan hệ biện chứng với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương và các nhà trường. - Tiếp cận thực tiễn: vận dụng quan điểm tiếp cận thực tiễn để thấy được thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên về năng lực, trình độ, số lượng, chất lượng và cơ cấu, mức độ theo yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo. Do đó, việc đánh giá chính xác thực trạng đội ngũ là cơ sở để đề xuất các pháp phù hợp. - Tiếp cận năng lực: bên cạnh hoạt động đánh giá giáo viên dựa trên chuẩn nghề nghiệp, luận án đề xuất khung năng lực giáo viên làm cơ sở để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu về năng lực của đội ngũ giáo viên trường THCS gắn với đặc điểm vùng miền, đặc điểm nhà trường và đặc điểm cá nhân, thích ứng tốt hơn với điều kiện thực tiễn. - Tiếp cận quản lý nhân sự: phát triển đội ngũ giáo viên theo tiếp cận phát triển nguồn nhân sự bao gồm những nội dung chủ yếu như: quy hoạch nguồn nhân 6
- lực; bố trí, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực; đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; đánh giá nhân lực và tạo môi trường cho nguồn nhân lực phát triển. Theo tiếp cận này, đánh giá nhân lực là một khâu, một bộ phận của quá trình quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Đánh giá nhân lực có mối quan hệ hữu cơ, tương tác với những khâu khác như quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và tạo môi trường cho phát triển. - Tiếp cận đánh giá toàn diện theo mô hình 360 độ: Đánh giá 360 độ, còn được gọi là đánh giá phản hồi nhiều người xếp hạng. Thuật ngữ đánh giá 360 độ xuất phát từ việc bao hàm tất cả các mức độ của một vòng tròn, tượng trưng cho tất cả các mối liên kết có liên quan của một người với môi trường làm việc của họ. Mô hình này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục làm cơ sở cho phản hồi, nâng cao chất lượng và cải tiến liên tục trong đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh, đó là việc dạy và học. - Tiếp cận theo chức năng quản lý: (1) Lập kế hoạch chiến lược và chi tiết để đạt được mục tiêu của cơ quan, bao gồm việc định rõ mục tiêu, phân công nhiệm vụ, xác định nguồn lực cần thiết và xây dựng lộ trình để đạt được kết quả mong muốn; (2) Tổ chức sắp xếp các nguồn lực, bao gồm con người, tài chính, vật chất và thông tin, một cách hợp lý để thực hiện kế hoạch đã đề ra; (3) Lãnh đạo trong việc hướng dẫn và động viên nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tích cực, định hướng cho nhân viên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân; (4) Kiểm soát, theo dõi, đánh giá quá trình tiến hành công việc và kết quả đạt được. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhằm thu thập, hệ thống hoá các thông tin có liên quan từ các nguồn tài liệu. Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng kết quả nghiên cứu vào xây dựng cơ sở lý luận của luận án. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhằm thu thập các cơ sở dữ liệu thự tế thông qua hoạt động điều tra. Từ đó phân tích hoạt động đánh giá giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội để xác định được thực trạng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên, cụ thể sử dụng một số phương pháp sau: 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 30 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 239 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 37 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn