intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THCS TPHCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:298

28
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THCS TPHCM" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lí luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường THCS TPHCM, luận án đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS TPHCM, góp phần thực hiện tốt chương trình GDPT 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THCS TPHCM

  1. i ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN _________________________________________ PHAN VĂN QUANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
  2. ii ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN _________________________________________ PHAN VĂN QUANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9140114 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Dung PGS.TS. Mỵ Giang Sơn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. x MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ................... 11 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ......................................................................... 11 1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực người học. ................................................................................. 11 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực người học. .................................................................... 19 1.2. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ..................................... 26 1.2.1. Khái niệm hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở .............................................. 26 1.2.2. Sự cấp thiết của đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở ............................................................ 29 1.2.3. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở ............................................................ 32 1.2.4. Nội dung đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở................................................................... 33 1.2.5. Phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở ............................................................ 37
  4. iv 1.2.6. Hình thức đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở ............................................................ 38 1.2.7. Xử lí kết quả đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở ............................................................ 40 1.2.8. Các điều kiện thực hiện đánh giá kết quả học tập môn toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THCS ............................................................ 40 1.3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .................................................................................................................................... 42 1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở ........................................ 42 1.3.2. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THCS ........................................ 44 1.3.3. Kế hoạch hóa hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THCS ............................................................ 46 1.3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THCS ........................................ 48 1.3.5. Lãnh đạo thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THCS ........................................ 53 1.3.6. Kiểm tra việc thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THCS ............................................... 56 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS .................................................................................................................. 59 1.4.1. Yếu tố thuộc về cán bộ quản lý ................................................................. 59 1.4.2. Yếu tố thuộc về đội ngũ giáo viên Toán và giáo viên, nhân viên hỗ trợ ....... 62 1.4.3. Yếu tố thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ học sinh ................ 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 68
  5. v CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................................... 69 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................................................... 69 2.1.1. Tình hình giáo dục trung học nói chung .................................................... 69 2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở và tình hình môn Toán trung học cơ sở 70 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.......................................... 73 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ..................................................................................... 73 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 73 2.2.3. Địa bàn và mẫu khảo sát ........................................................................... 73 2.2.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 75 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH.................................................................... 82 2.3.1. Thực trạng nhận thức về sự cấp thiết của đánh giá kết quả học tập môn Toán THCS theo tiếp cận năng lực học sinh ............................................. 82 2.3.2. Thực trạng mức độ đạt được mục tiêu đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ................................................................ 85 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ........................................................................ 88 2.3.4. Thực trạng thực hiện phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh .............................................................................. 93 2.3.5. Thực trạng thực hiện hình thức đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh .............................................................................. 97 2.3.6. Thực trạng thực hiện việc xử lí kết quả đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ...................................................................... 99 2.3.7. Thực trạng các điều kiện thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh .......................................................... 104
  6. vi 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH ......................................... 106 2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THCS106 2.4.2. Thực trạng thực hiện chức năng kế hoạch hóa đối với hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ......................... 108 2.4.3. Thực trạng thực hiện chức năng tổ chức đối với hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ...................................... 112 2.4.4. Thực trạng thực hiện chức năng lãnh đạo đối với hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ............................... 116 2.4.5. Thực trạng thực hiện chức năng kiểm tra đối với hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Toán theo tiếp cận năng lực học sinh ............................... 120 2.5. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH .......................................................................................................................... 125 2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý ......................... 125 2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đội ngũ giáo viên Toán và giáo viên, nhân viên hỗ trợ .................................................................................. 126 2.5.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ học sinh ............................................................................................ 128 2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ..................................................................... 130 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 135 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................. 136 3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ....................................................................... 136 3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ........................................................ 137 3.2.1. Nhóm biện pháp tăng cường chức năng kế hoạch hóa ................................. 139 3.2.2. Nhóm biện pháp tăng cường chức năng tổ chức ......................................... 144
  7. vii 3.2.3. Nhóm biện pháp tăng cường chức năng lãnh đạo ....................................... 147 3.2.4. Nhóm biện pháp tăng cường chức năng kiểm tra ......................................... 151 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP ...................................................... 156 3.4. KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP .............................................................................................................. 156 3.4.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và khách thể khảo sát ............................. 156 3.4.2. Kết quả khảo sát ý kiến về mức độ cấp thiết của các biện pháp .................. 157 3.4.3. Kết quả khảo sát ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp ..................... 160 3.5. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP ......................................................................................... 162 3.5.1. Mô tả thực nghiệm ........................................................................................ 162 3.5.2. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 168 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 176 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 177 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................... 187 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................. 188
  8. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CBQL : Cán bộ quản lý 2. CNTT : Công nghệ thông tin 3. ĐC : Đối chứng 4. ĐLC : Độ lệch chuẩn 5. ĐTB : Điểm trung bình 6. GDPT : Giáo dục phổ thông 7. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo 8. GV : Giáo viên 9. HS : Học sinh 10. HT : Hiệu trưởng 11. KHBD : Kế hoạch bài dạy 12. KQHT : Kết quả học tập 13. NV : Nhân viên 14. PHT : Phó hiệu trưởng 15. QL : Quản lý 16. THCS : Trung học cơ sở 17. THPT : Trung học phổ thông 18. TN : Thực nghiệm 19. TTCM : Tổ trưởng chuyên môn 20. TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh 21. XH : Xếp hạng
  9. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Số Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 1.1 Bộ máy QL và thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn 53 Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS Biểu đồ 2.1 Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ thực hiện hoạt 103 động ĐG KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các chức Biểu đồ 2.2 năng QL của HT đối với hoạt động ĐG KQHT theo tiếp 124 cận năng lực HS Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các Biểu đồ 2.3 yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động ĐG KQHT theo tiếp 129 cận năng lực HS
  10. x DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng Trang Bảng 1.1 Các cấp độ phát triển năng lực toán học của HS được đánh giá 36 qua môn Toán Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp của GD trung học TPHCM năm học 2019- 69 2020 Bảng 2.2 Thống kê điểm tuyển sinh 10 môn Toán của TPHCM giai đoạn 72 2018-2020 Bảng 2.3 Mẫu khảo sát thực trạng 74 Bảng 2.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số 78 Cronbach’s Alpha Bảng 2.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 79 Bảng 2.6 Ý kiến của CBQL và GV Toán về sự cấp thiết của đánh giá 82 KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Bảng 2.7 Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ đạt được mục 85 tiêu đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Bảng 2.8 Kết quả khảo sát HS về mức độ đạt được mục tiêu đánh giá 86 KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS So sánh kết quả khảo sát CBQL, GV Toán và HS về mức độ Bảng 2.9 đạt được mục tiêu đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận 86 năng lực HS Bảng 2.10 Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ thực hiện nội 88 dung đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Bảng 2.11 Kết quả khảo sát HS về mức độ thường xuyên của các nội 90 dung đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ thực hiện Bảng 2.12 phương pháp đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng 93 lực HS Bảng 2.13 Kết quả khảo sát HS về mức độ thường xuyên của các phương 94 pháp đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Bảng 2.14 Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ thực hiện hình 97 thức đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Bảng 2.15 Kết quả khảo sát HS về mức độ thường xuyên của các hình 98 thức đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS
  11. xi Bảng 2.16 Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ thực hiện việc 99 xử lí kết quả đánh giá môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Bảng 2.17 Kết quả khảo sát HS về mức độ thường xuyên của việc thực 101 hiện xử lí kết quả môn Toán theo tiếp cận năng lực HS Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ đáp ứng của Bảng 2.18 các điều kiện thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn Toán 104 theo tiếp cận năng lực HS Ý kiến của CBQL và GV Toán về tầm quan trọng của QL hoạt Bảng 2.19 động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS tại 106 trường THCS Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ thực hiện Bảng 2.20 chức năng kế hoạch hóa đối với hoạt động ĐG KQHT môn 109 Toán theo tiếp cận năng lực HS Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ thực hiện Bảng 2.21 chức năng tổ chức đối với hoạt động ĐG KQHT môn Toán 112 theo tiếp cận năng lực HS Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ thực hiện Bảng 2.22 chức năng lãnh đạo đối với hoạt động ĐG KQHT môn Toán 116 theo tiếp cận năng lực HS Kết quả khảo sát CBQL và GV Toán về mức độ thực hiện Bảng 2.23 chức năng kiểm tra đối với hoạt động ĐG KQHT môn Toán 120 theo tiếp cận năng lực HS Bảng 2.24 Ý kiến của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng 125 của các yếu tố thuộc về CBQL Bảng 2.25 Ý kiến của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 126 thuộc về đội ngũ GV Toán và GV, nhân viên hỗ trợ Bảng 2.26 Ý kiến của CBQL và GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 128 thuộc về điều kiện làm việc, cấp trên và cha mẹ HS Các biện pháp QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo Bảng 3.1 tiếp cận năng lực HS đề xuất cho HT các trường THCS 138 TPHCM Ý kiến của CBQL và GV Toán về mức độ cấp thiết của các biện Bảng 3.2 pháp QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng 158 lực HS Ý kiến của CBQL và GV Toán về mức độ khả thi của các biện Bảng 3.3 pháp QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng 160 lực HS
  12. xii Bảng 3.4 Địa bàn và khách thể thực nghiệm và đối chứng 164 Bảng 3.5 So sánh kết quả các nhóm trước TN 168 Bảng 3.6 So sánh kết quả các nhóm sau TN 170 Bảng 3.7 So sánh kết quả các nhóm trước và sau TN 173
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục phổ thông của mọi quốc gia, Toán học là môn học quan trọng. Kiến thức toán học là nền tảng của nhiều khoa học, đóng vai trò quan trọng với khoa học và công nghệ. Mặt khác, kiến thức toán học được vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, để giải thích và tính toán chính xác trong giao dịch... Trong chương trình GDPT nói chung và GD THCS nói riêng, môn Toán là môn khoa học tự nhiên, kiến thức môn Toán vững chắc sẽ là nền tảng cho rất nhiều môn học khác, như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí… Trong quá trình dạy học các môn học và trong dạy học môn Toán, đánh giá kết quả học tập (KQHT) là một thành tố quan trọng. Đánh giá KQHT của HS giúp GV biết được những thành quả, tiến bộ của HS để phát huy và phát hiện những hạn chế, khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; mặt khác, đánh giá KQHT cũng giúp GV điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học và KQHT của HS, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung. Như vậy, đánh giá KQHT là một thành tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tất cả các thành tố khác của quá trình dạy học. Trong dạy học theo tiếp cận năng lực (dạy học tập trung vào đầu ra của quá trình dạy học, nhấn mạnh người học cần đạt được các năng lực nào sau khi hoàn tất chương trình học), đánh giá KQHT càng vô cùng quan trọng, vì sẽ giúp GV biết người học đã đạt được các năng lực trong chuẩn đầu ra ở mức độ như thế nào. Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực giúp GV kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức dạy học nhằm hình thành năng lực cho HS. Chính vì tầm quan trọng như trên của đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, công đoạn này cần được hiệu trưởng trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng quan tâm quản lý một cách khoa học. Giáo dục Việt Nam một thời gian dài theo hướng tiếp cận nội dung, tập trung nhiều vào các nội dung kiến thức, dẫn đến quá tải về nội dung. Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đang thay đổi từ giáo dục theo tiếp cận nội dung sang
  14. 2 giáo dục theo tiếp cận năng lực, đòi hỏi việc đánh giá KQHT cũng phải thay đổi theo hướng tiếp cận này. Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến đánh giá KQHT và giáo dục HS, như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương Đảng khóa XI (về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”) đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp, trong đó, nhiệm vụ thứ 3 nêu rõ: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi cử, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan; Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn soạn đề kiểm tra; Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GD&ĐT quy định cụ thể tại khoản 2, điều 7, chương 3 về các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra học kì; Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt, liên quan trực tiếp đến đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực HS, từ năm 2017 đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, như: Văn bản 4621/ BGDĐT –GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT hiện hành (2006) theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS (thực hiện từ năm học 2017-2018); Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 Ban hành chương trình GDPT, được xây dựng thep tiếp cận phẩm chất và năng lực HS, đòi hỏi phải đổi mới đánh giá KQHT các môn học, trong đó có môn Toán ở cấp THCS theo tiếp cận năng lực HS; Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và HS THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Gần đây nhất, đặc biệt quan trọng là Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 Quy định về đánh giá HS THCS và HS THPT, trong đó, các hình thức đánh giá thường xuyên và định kì được quy định, thể hiện rõ tiếp cận năng lực HS. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), ngay từ năm học 2019-2020, Sở
  15. 3 GD&ĐT cũng đã ban hành văn bản liên quan trực tiếp đến đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực HS: Văn bản 2741/GDĐT-TrH ngày 8 tháng 8 năm 2019 về hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2019 – 2020, yêu cầu các trường THPT, THCS phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra, đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực HS. Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của ngành Giáo dục, từ năm 2017 đến nay, việc đánh giá KQHT môn Toán THCS tại TPHCM đã được thực hiện theo hướng phát triển năng lực HS, đánh giá bằng nhiều hình thức đa dạng, như: trắc nghiệm khách quan, đánh giá thông qua thực hành, làm việc theo nhóm, dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu của HS... Ngay từ năm học 2016 - 2017, trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Sở GD&ĐT TPHCM đã bắt đầu đổi mới ra đề môn Toán theo tiếp cận năng lực HS. Từ đó đến nay, Sở GD&ĐT liên tục chỉ đạo ra đề tuyển sinh lớp 10 môn Toán theo tiếp cận năng lực với ma trận đề dành 5 điểm (thang điểm 10) cho các bài toán gắn với thực tế cuộc sống. Đánh giá KQHT môn Toán theo hướng phát triển năng lực HS, đổi mới ra đề môn Toán theo tiếp cận năng lực đã từng bước được thực hiện và đem lại những kết quả nhất định (Sở GD&ĐT TPHCM, Kế hoạch tuyển sinh 10 năm học 2017-2018). Tuy nhiên, tại các trường THCS của TPHCM thời gian vừa qua, việc đánh giá KQHT môn Toán vẫn chưa được thực hiện đồng bộ theo tiếp cận năng lực; đề kiểm tra định kì (giữa học kì, cuối học kì) còn mang tính hàn lâm, chứng minh, áp dụng theo công thức..., chưa có các dạng bài toán thực tế trong cuộc sống, hay giải quyết tình huống trong cuộc sống bằng những kiến thức toán học mà GV đã trang bị cho HS trong quá trình giảng dạy. Công tác quản lý của hiệu trưởng (HT) đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS tại một số trường THCS ở TPHCM chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, vẫn còn một số GV chưa thực sự đổi mới phương pháp và nội dung dạy học dựa trên năng lực HS. Mặt khác, công tác quản lý đối với hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS tại các trường THCS đôi khi thực hiện không đồng bộ, dẫn đến việc đánh giá giữa các trường chưa đảm bảo tính khách quan và công bằng. Một số HT chưa nắm vững quy trình QL, còn chủ
  16. 4 quan trong QL, từ khâu ra đề, duyệt đề, chưa quan tâm đến việc đánh giá theo năng lực của HS (Sở GD&ĐT TPHCM, Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019). Trong thời gian vừa qua, tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng trên cả nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về QL hoạt động GD&ĐT tại các trường THCS ở các địa phương khác nhau, tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp nào về QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS tại các trường THCS ở TPHCM. Những trình bày bên trên cho thấy vấn đề “Quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS TPHCM” là vấn đề quan trọng về mặt lí luận, đồng thời có tính cấp thiết, thời sự và tính mới trong thực tiễn hiện nay. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp xây dựng và phát triển lí luận liên quan đến đề tài, làm rõ thực trạng và tìm ra các biện pháp QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS tại TPHCM, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung ở các trường THCS TPHCM, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS và khảo sát, đánh giá thực trạng QL hoạt động này ở các trường THCS TPHCM, luận án đề xuất các biện pháp QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS TPHCM, góp phần thực hiện tốt chương trình GDPT 2018. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS TPHCM.
  17. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lí luận về QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS. 4.2. Khảo sát, phân tích thực trạng QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS TPHCM. 4.3. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS TPHCM. 4.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp QL được đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp để khẳng định hiệu quả. 5. Giả thuyết nghiên cứu Quản lý hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS TPHCM đã được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế. Nếu hệ thống và phát triển được lý luận về QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS và khảo sát, đánh giá chính xác, toàn diện thực trạng QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở các trường THCS TPHCM, sẽ đề xuất được các biện pháp QL hoạt động này một cách thiết thực, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn đặc thù của địa phương. 6. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS (tập trung ở việc phát triển năng lực Toán học) của chủ thể QL là hiệu trưởng trường THCS công lập. Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 13 quận, huyện của TPHCM, bao gồm 9 quận nội thành (Quận 1, 2, 3, 6, 10, 12, quận Tân Bình, quận Bình Tân, quận Thủ Đức thuộc TP Thủ Đức); và 4 huyện ngoại thành (Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn). Tại mỗi quận, huyện nêu trên, tiến hành khảo sát tại 02 trường THCS. Tổng cộng 26 trường THCS được khảo sát. Về khách thể khảo sát: Tại mỗi trường THCS, tiến hành khảo sát cán bộ QL (HT, Phó HT, tổ trưởng chuyên môn Toán) và 100% GV môn Toán của mỗi trường; HS khối 8 và khối 9 (chọn HS khối 8 và khối 9 vì lứa tuổi này có thể nhận thức tương đối đầy đủ khi trả lời bảng hỏi và phỏng vấn).
  18. 6 Về thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu được thu thập, khảo sát để mô tả và phân tích thực trạng trong luận án là dữ liệu từ 2018 đến 2021 (thuộc 2 năm học 2018-2019, 2019-2020 và học kì 1 của năm học 2020-2021). Thực nghiệm được thực hiện vào học kỳ I của năm học 2021-2022. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Đề tài xem xét đánh giá KQHT môn Toán là một thành tố quan trọng trong hệ thống các thành tố của hoạt động dạy học môn Toán. Về phần mình, đánh giá KQHT môn toán cũng là một hoạt động bao gồm các thành tố bộ phận ảnh hưởng lẫn nhau, quy định lẫn nhau (mục tiêu đánh giá KQHT, nội dung đánh giá KQHT, phương pháp đánh giá KQHT, hình thức đánh giá KQHT, xử lí kết quả đánh giá). QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS liên quan đến các đối tượng đa dạng và toàn diện: CBQL nhà trường (HT, phó HT phụ trách môn Toán, phó HT phụ trách các điều kiện hỗ trợ), tổ trưởng chuyên môn Toán, GV Toán, nhân viên hỗ trợ, HS. QL hoạt động đánh giá KQHT môn Toán theo tiếp cận năng lực HS ở trường THCS chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài nhà trường. 7.1.2. Quan điểm tiếp cận năng lực Tiếp cận năng lực là một xu thế mới của giáo dục hiện đại. Theo tiếp cận này, việc đánh giá KQHT để xác nhận sự phát triển năng lực người học thông qua việc người học vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào thực hiện các nhiệm vụ hoặc giải quyết các tình huống học tập gắn với bối cảnh thực tiễn. Đánh giá KQHT môn Toán THCS theo tiếp cận năng lực HS tập trung đánh giá những năng lực chung và năng lực riêng, cốt lõi của Toán học ở HS; đánh giá mức độ phát triển năng lực này (nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở cấp độ thấp, vận dụng ở cấp độ cao). 7.1.2. Quan điểm tiếp cận chức năng Bản chất của QL nói chung và QLGD nói riêng là phối hợp các nỗ lực của con người thông qua bốn chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, để đạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2